1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện gia lộc, tỉnh hải dương

139 27 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 3,6 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỖ VĂN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIAO TIẾP SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ VĂN THIỆN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

NĂNG LỰC GIAO TIẾP SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ VĂN THIỆN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

NĂNG LỰC GIAO TIẾP SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHÙNG THỊ HẰNG

THÁI NGUYÊN - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu trong đề tài này là do tôi thu thập trong quá trình điều tra, khảo sát Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố trên bất kì phương tiện thông tin nào Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi chú và chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2021

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đỗ Văn Thiện

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Tâm lí giáo dục trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã luôn giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Phùng Thị Hằng đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên đang công tác tại Trường THPT Gia Lộc; Trường THPT Gia Lộc II; Trường THPT Đoàn Thượng huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn khoa học này.

Xin chân thành cảm ơn các anh, chị học viên lớp cao học khóa 27, chuyên ngành Quản lý giáo dục đã chia sẻ tinh thần, tình cảm cho tôi trong suốt khóa học.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2021

Tác giả

Đỗ Văn Thiện

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ v

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIAO TIẾP SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 6

1.1 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 6

1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước 7

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 9

1.2.1 Quản lý 9

1.2.2 Bồi dưỡng, hoạt động bồi dưỡng giáo viên 10

1.2.3 Năng lực, năng lực giao tiếp sư phạm của giáo viên 12

1.2.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên 16

1.3 Hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở trường trung học phổ thông 17 1.3.1 Tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho

Trang 6

1.3.2 Cấu trúc năng lực giao tiếp sư phạm của giáo viên trung học phổ thông 18

1.3.3 Nội dung bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở trường trung học phổ thông 25

1.3.4 Phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở trường trung học phổ thông 26

1.3.5 Nguồn lực tham gia bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở trường trung học phổ thông 31

1.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo giáo viên ở trường trung học phổ thông 32

1.4.1 Hiệu trưởng trường trung học phổ thông với vai trò quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên 32

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở trường trung học phổ thông 33

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở trường trung học phổ thông 40

1.5.1 Yếu tố chủ quan 40

1.5.2 Yếu tố khách quan 41

Kết luận chương 1 43

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIAO TIẾP SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG 44

2.1 Khái quát về các trường trung học phổ thông ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

44 2.1.1 Khái quát chung về tình hình kinh tế, chính trị xã hội huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 44

2.1.2 Khái quát chung về tình hình đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh các trường trung học phổ thông ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 45

2.2 Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát 46

2.2.1 Mục đích khảo sát 46

2.2.2 Nội dung khảo sát 46

Trang 7

2.3 Thực trạng về hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên

ở các trường trung học phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 472.3.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung họcphổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 472.3.2 Thực trạng năng lực giao tiếp sư phạm của giáo viên ở các trường trunghọc phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 492.3.3 Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ởcác trường trung học phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 522.3.4 Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáoviên ở các trường trung học phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 542.3.5 Thực trạng hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm chogiáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 562.3.6 Thực trạng kiểm tra và đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnhHải Dương 572.4 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáoviên ở các trường trung học phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 582.4.1 Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáoviên ở các trường trung học phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 582.4.2 Tổ chức bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 612.4.3 Chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm chogiáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 632.4.4 Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạmcho giáo ở các trường trung học phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 66

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyệnGia Lộc, tỉnh Hải Dương 682.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Gia

Trang 8

2.6.1 Ưu điểm 69

2.6.2 Hạn chế 70

2.6.3 Nguyên nhân của những hạn chế 72

Kết luận chương 2 73

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIAO TIẾP SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG 74

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 74

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống 74

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 75

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 75

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 75

3.2 Nội dung và mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên trung học phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 75

3.2.1 Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về năng lực giao tiếp sư phạm và bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 75

3.2.2 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương phù hợp với tình hình thực tế 78

3.2.3 Chỉ đạo Tổ chuyên môn phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên cốt cán trong việc triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 80

3.2.4 Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức hoạt động tổ chức bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 83

3.2.5 Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 85

Trang 9

3.2.6 Chỉ đạo phối hợp các nguồn lực để thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện

Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 89

3.2.7 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 92

3.3 Khảo nghiệm tính khả thi và tính cần thiết của biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Gia Lộc 92

3.3.1 Mục đích khảo nghiệm 92

3.3.2 Nội dung và phương pháp khảo nghiệm 92

3.3.3 Kết quả khảo nghiệm 93

3.3.4 Mối tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 98

Kết luận chương 3 100

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 101

1 Kết luận 101

2 Khuyến nghị 102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 PHỤ LỤC

Trang 11

năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường THPT huyệnGia lộc, tỉnh Hải Dương 48Bảng 2.3 Đánh giá của CBQL, GV về năng lực giao tiếp sư phạm của giáo viên ở

các trường THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải

Dương 50

Bảng 2.4 Đánh giá của CBQL, GV về nội dung bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư

phạm cho giáo viên ở các trường THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải

Dương 52

Bảng 2.5 Đánh giá của CBQL, GV về phương pháp bồi dưỡng năng lực giao

tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường THPT huyện Gia Lộc, tỉnhHải Dương 55Bảng 2.6 Đánh giá của CBQL, GV về hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực

giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường THPT huyện Gia Lộc,tỉnh Hải Dương 56Bảng 2.7 Đánh giá của CBQL, GV về xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động bồi

dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trunghọc phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 59Bảng 2.8 Đánh giá của CBQL, GV về tổ chức bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư

phạm cho giáo viên ở các trường THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 62

Bảng 2.9 Đánh giá của CBQL, GV về chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng

năng lực giao tiếp sư phạm cho GV ở các trường THPT huyện GiaLộc, tỉnh Hải Dương 64Bảng 2.10 Đánh giá của CBQL, GV về Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi

dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trunghọc phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 66Bảng 2.11 Đánh giá của CBQL, GV về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt

động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 68Bảng 3.1 Đánh giá của CBQL, GV về tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt

động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 94

Bảng 3.2 Đánh giá của CBQL, GV về tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi

dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung

Trang 12

Biểu đồ 3.1 Mối tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 98

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục là một quá trình giao tiếp, tương tác giữa giáo viên (GV) với họcsinh (HS), giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với các lực lượng giáo dụckhác Hiệu quả giáo dục không chỉ phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và khả năng

sử dụng các phương pháp dạy học, giáo dục mà còn nằm ở phong cách, thái độ ứng

xử của giáo viên đối với học sinh Tác động giáo dục của giáo viên sẽ có sức cảm hóalớn nhờ phong cách giao tiếp ứng xử thuyết phục, công bằng và khéo léo với học sinh

ở từng tình huống cụ thể Vì vậy giao tiếp và ứng xử sư phạm là một yếu tố quantrọng trong cấu trúc năng lực sư phạm của người giáo viên

Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, ngành Giáo dục đã triển khai các nộidung đổi mới từ mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục, đến chuyển mạnh từđịnh hướng nội dung sang định hướng năng lực và phẩm chất người học; học đi đôivới hành, lý luận gắn liền với thực tiễn Phát triển giáo dục và đào tạo gắn với pháttriển kinh tế - xã hội Đứng trước đòi hỏi ngày càng cao của ngành cùng với sự bùng

nổ cách mạng công nghệ 4.0 đòi hỏi việc quản lý năng lực giao tiếp của giáo viên cónhững điều chỉnh nhất định

Thực hiện quan điểm chỉ đạo nêu trên, ngày 22/8/2018, Bộ Giáo dục - Đào tạo

đã ban hành Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT “Ban hành quy định chuẩn nghề

nghiệp giáo viên cơ sở gáo dục phổ thông” (Thay thế Thông tư số

30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban

hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông) Theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT, chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở

gáo dục phổ thông gồm 5 tiêu chuẩn với 15 tiêu chí trong đó năng lực giao tiếp sưphạm góp phần không nhỏ quyết định giáo viên có đáp ứng được các tiêu chí trên Ví

dụ, như tại khoản 5, Điều 5, Chương II của thông tư 20/2018:

“Tiêu chí 7 Tư vấn và hỗ trợ học sinh

a) Mức đạt: Hiểu các đối tượng học sinh và nắm vững quy định về công tác tưvấn và hỗ trợ học sinh; thực hiện lồng ghép hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong

Trang 14

b) Mức khá: Thực hiện hiệu quả các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp vớitừng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;

c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quảhoạt động tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục.”

Hơn thế nữa, theo chương trình phổ thông 2018, năng lực giao tiếp và hợp tác

là một trong ba năng lực cốt lõi chung được hình thành, phát triển thông qua tất cảcác môn học và hoạt động giáo dục cho học sinh

Ngày 15/9/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư 32/2020: “Ban

hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học” Tại khoản 2, Điều 31 của thông tư 32 chỉ rõ: “Ngôn ngữ ứng xử của giáo viên, nhân viên phải đảm bảo tính sư phạm, đúng mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh”.

Việc đổi mới giao tiếp đã được triển khai song còn nhiều bất cập do nhiềunguyên nhân khác nhau, vì vậy cần thiết phải có những nghiên cứu mới về giao tiếp

sư phạm để tìm ra các biện pháp nâng cao năng lực giao tiếp cho giáo viên phù hợpvới thời đại mới

Các trường trung học phổ thông của huyện Gia Lộc đã có nhiều cố gắng nângcao năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên, toàn huyện có 03 trường THPT trong

đó có 2 trường đã được công nhận trường chuẩn quốc gia cấp độ 2, 01 trường côngnhận chuẩn quốc gia mức độ 1 Tuy nhiên, với cương vị là phó hiệu trưởng trực tiếpchỉ đạo công tác giáo dục, từ thực tiễn công tác của mình, với góc nhìn khoa học quản

lý, tôi nhận thấy hoạt động giao tiếp của giáo viên trường THPT trên địa bàn huyệnGia Lộc vẫn còn những vấn đề bất cập: giao tiếp giữa giáo viên - giáo viên còn cónhững rào cản nhất định nên vẫn ngại trao đổi; giao tiếp giữa giáo viên với học sinhnhiều khi còn áp đặt - mệnh lệnh, nhiều học sinh còn e ngại giao tiếp với giáo viên;hoặc do thói quen sử dụng mạng xã hội mà ít để ý đến khía cạnh cảm xúc trong giaotiếp với người khác; trong giao tiếp với lãnh đạo nhà trường, một số giáo viên ngại traođổi trực tiếp, chỉ nhắn tin hoặc phát ngôn thiếu kiểm soát tạo ra những dư luận khôngtốt… Để khắc phục những điều này trước hết cần phải có những nghiên cứu cụ thể Do

vậy, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương” làm đề tài

Trang 15

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số biện phápquản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trườngTHPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, góp phần nâng cao năng lực giao tiếp sưphạm cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Gia Lộc

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở cáctrường trung học phổ thông

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở cáctrường THPT huyện Gia lộc, tỉnh Hải Dương

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở trường THPT

4.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp

sư phạm cho giáo viên ở các trường THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

4.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạmcho giáo viên ở các trường THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

5 Giả thuyết khoa học

Hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trườngTHPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đã được quan tâm thực hiện và thu được nhữngkết quả nhất định Tuy nhiên, trong bối cảnh thực hiện đổi mới hiện nay vẫn còn tồntại những bất cập, hạn chế Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động bồidưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường THPT huyện Gia Lộc,tỉnh Hải Dương khoa học, phù hợp với yêu cầu giáo dục và tình hình thực tiễn thì sẽnâng cao năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáodục

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lý của Hiệu

Trang 16

trường THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (thể hiện ở giao tiếp giữa giáo viên với học sinh trong trường học).

6.2 Giới hạn về khách thể điều tra

- Về địa bàn khảo sát: Khảo sát tại 03 trường THPT trên địa bàn huyện GiaLộc, tỉnh Hải Dương, gồm: trường THPT Gia Lộc, trường THPT Gia Lộc II, trườngTHPT Đoàn Thượng

- Về khách thể điều tra: Gồm 103 người, trong đó có 35 cán bộ quản lý (Bangiám hiệu nhà trường; Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn; Chủ tịch Công đoàn trường;

Bí thư Đoàn thanh niên) và 68 GV thuộc 03 trường THPT được khảo sát ở huyện GiaLộc, tỉnh Hải Dương

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tư liệu, số liệu sẵn

có về khoa học giáo dục, khoa học quản lý giáo dục và các tài liệu có liên quan đếngiao tiếp sư phạm; nghiên cứu Thông tư 32/2020; các tài liệu bồi dưỡng triển khaichương trình giáo dục 2018;… để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Xây dựng các mẫu phiếu điều tra đối với cán bộ quản lý và giáo viên ở cáctrường THPT được khảo sát nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng, đề xuất các giảipháp về năng lực giao tiếp sư phạm và bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm chogiáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

7.2.2 Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn một số cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ở các trường THPTđược khảo sát để làm rõ hơn các kết quả khảo sát về thực trạng năng lực giao tiếp sưphạm và bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường THPT trênđịa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

7.2.3 Phương pháp quan sát

Quan sát cách thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm chogiáo viên ở các trường THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương; quan sát hoat động giao

Trang 17

7.2.4 Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý về việc đánh giá thực trạng, đềxuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáoviên ở các trường trung học phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

7.2.5 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Tham khảo các bản kế hoạch năm học, báo cáo tổng kết năm học của cáctrường, của ngành và một số báo cáo hội thảo về công tác bồi dưỡng giáo viên nhằmtổng kết các kinh nghiệm quản lý có liên quan đến bồi dưỡng năng lực giao tiếp sưphạm cho giáo viên, bổ sung thêm thông tin thực tiễn cho đề tài

7.3 Các phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Dùng các phần mềm thống kê để tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu thu được

từ nhiều nguồn khác nhau

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu; Kết luận và khuyến nghị; Tài liệu tham khảo và Phụ lục,luận văn được trình bày trong ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp

sư phạm cho giáo viên ở trường trung học phổ thông

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm

cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm

cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

NĂNG LỰC GIAO TIẾP SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Hiện nay ở các nước, vấn đề bồi dưỡng giáo viên nói chung, trong đó có bồidưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên đã và đang được các quốc gia quantâm nghiên cứu Chẳng hạn:

Ở Pháp, Chính phủ tiến hành tổ chức sát hạch trình độ giáo viên, qua đó cấpthẻ giáo viên cho những người đạt chuẩn [25]

Ở Thái Lan (ngay từ năm 1988) việc bồi dưỡng giáo viên được tiến hành ở cáctrung tâm học tập cộng đồng; Úc, New Zeland, Canada,… đã thành lập các cơ sởchuyên bồi dưỡng giáo viên nhằm thực hiện giáo dục cơ bản, huấn luyện kĩ năngnghề nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên học tập nhằm không ngừng nângcao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ [8, tr.43] (trong đó, năng lực giao tiếp sư phạm làmột năng lực được quan tâm nhiều trong cấu trúc năng lực sư phạm của người GV)

Ở Singapore, Chính phủ quan tâm việc bồi dưỡng giáo viên bằng cách ấn địnhkinh phí công tác bồi dưỡng giáo viên hàng năm và định mức kinh phí cụ thể chotừng nội dung bồi dưỡng Căn cứ vào trình độ hiện tại của từng giáo viên (theo quyđịnh của văn bằng, chứng chỉ), các nhà trường rà soát những nội dung còn thiếu vàcấp kinh phí trực tiếp cho giáo viên để bồi dưỡng Giáo viên sau đó hoàn thànhchương trình bồi dưỡng theo nội dung và thời gian đã đăng ký [25]

Theo báo cáo của Viện giáo dục quốc gia Singapore, trong mô hình người giáoviên thế kỷ XXI, kĩ năng giao tiếp được xem là một trong những kĩ năng cơ bản màngười giáo viên cần phải có Chính những kĩ năng này đã giúp giáo viên có được mộttrong các năng lực cốt lõi, đó là biết mình biết người: biết điều chỉnh bản thân, hiểu

và tôn trọng người khác, linh hoạt và có khả năng thích ứng… [14]

Trong công trình nghiên cứu “Hoạt động phát triển bồi dưỡng giáo viên trên thế

Trang 19

triển chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên được xem là vấn đề trọng tâm đểnâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường Các nước này cho rằng, bồi dưỡnggiáo viên một cách liên tục để rèn tay nghề cho giáo viên và các nhân viên phục vụhoạt động giáo dục, dạy học trong nhà trường là việc làm hết sức cần thiết Bởi lẽ,

GV không chỉ là người giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ mà còn phải làngười có khả năng tự học suốt đời Vì vậy, giáo viên phải tự xác định được các điểmmạnh, điểm yếu và các nhu cầu bồi dưỡng của bản thân [14]

Như vậy, các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục và quản lý giáo dục trên thếgiới đã và đang quan tâm nghiên cứu vấn đề bồi dưỡng giáo viên nói chung Trong

đó, vấn đề bồi dưỡng năng lực giao tiếp, giao tiếp sư phạm được xem như một nộidung cụ thể Các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng, việc bồi dưỡng năng lực chogiáo viên là một hoạt động thường xuyên và cần được đánh giá theo những yêu cầu

và chuẩn mực nhất định, có cơ sở pháp lý rõ ràng

1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước

- Về vấn đề bồi dưỡng giáo viên: Có nhiều công trình nghiên cứu hoặc

luận văn thạc sĩ đề cập đến vấn đề bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,trong đó có những nghiên cứu về bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở các trường phổthông, trường trung cấp và dạy nghề, mầm non, đại học và cao đẳng Chẳng hạn:

Về hình thức bồi dưỡng, tác giả Trần Bá Hoành cho rằng: cần phải đa dạng,phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của giáo viên và nhà trường Có nhiều hình thứcbồi dưỡng như: bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng từ xa, bồi dưỡngtrực tuyến và tự bồi dưỡng Để tinh thông nghề nghiệp người giáo viên cần phải được

bổ sung kiến thức, trong đó tự bồi dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định

sự thành đạt của mỗi giáo viên Quá trình đào tạo ở trường sư phạm chỉ là đào tạo banđầu, đặt cơ sở cho quá trình đào tạo tiếp tục [17]

Về phương pháp bồi dưỡng giáo viên, có một số tác giả cho rằng nên làphương pháp thuyết trình gắn với hình thức bồi dưỡng tập trung; một số khác lại chorằng cần phải được đổi mới theo hướng phát huy năng lực người học và được vậndụng sáng tạo theo các hình thức bồi dưỡng khác nhau Đổi mới phương pháp bồidưỡng trong nhà trường phải bắt đầu từ người giáo viên, điều này có nghĩa là phương

Trang 20

pháp bồi dưỡng cũng cần phải được đổi mới một cách tích cực và hiệu quả [13].

Ngoài ra, có thể kể đến một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề bồidưỡng giáo viên Chẳng hạn, công trình nghiên cứu của Lưu Hải Tiền (2012): “Quản

lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường THPT Ngô Quyền thành phố HạLong, tỉnh Quảng Ninh theo chuẩn nghề nghiệp”; công trình nghiên cứu của tác giả

Lê Thị Tích (2014): “Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường Mầm non thànhphố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh theo chuẩn nghề nghiệp”; công trình nghiên cứu củaMạch Quý Dương (2011): “Biện pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũchuyên viên trường Đại học Công nghệ Thông tin về Truyền thông - Đại học TháiNguyên”; công trình nghiên cứu của Bùi Khiếu Ngọc Lệ Hằng (2012): “Thực trạng kĩnăng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở thành phố Cà Mau ” trườngĐại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh…

Những công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến vấn đề bồi dưỡng giáoviên phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, vấn đề chuẩn hóa đội ngũ giáoviên, từ đó khẳng định cần phải bồi dưỡng toàn diện cho giáo viên, cụ thể bồi dưỡng vềchuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp và kĩ năng hànhnghề …

- Về giao tiếp sư phạm và vấn đề bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm

cho giáo viên: Trước hết phải kể đến một số tài liệu, cuốn sách có liên quan đến lĩnhvực này Chẳng hạn, tác giả Ngô Công Hoàn với cuốn sách “Giao tiếp sư phạm”(1987), “Một số vấn đề tâm lí học về giao tiếp sư phạm” (1995); tác giả TrươngQuang Học (2003) với tác phẩm “ Nâng cao khả năng giao tiếp cho học viên đào tạocán bộ chính trị cấp quân đội”…

Bên cạnh đó, có thể kể đến một số luận văn thạc sĩ, một số công trình nghiêncứu đề cập đến vấn đề giao tiếp sư phạm, kĩ năng giao tiếp sư phạm và bồi dưỡng kĩnăng giao tiếp sư phạm cho giáo viên Chẳng hạn, tác giả Bùi Thị Nguyên Hảo(2013), nghiên cứu đề tài “ Thực trạng kĩ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên Mầmnon với trẻ ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương”; tác giả Châu Thúy Kiều (2010) nghiêncứu đề tài “ Kĩ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm, trường Cao đẳng Sư phạm CầnThơ”; tác giả Nguyễn Huy Toàn (2011) nghiên cứu đề tài “ Kĩ năng giao tiếp của học

Trang 21

công trình nghiên cứu “ Một số giải pháp bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp sư phạm chogiáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”…

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã tập trung phân tích vai tròcủa giao tiếp nói chung, đặc biệt là giao tiếp sư phạm trong trường học Một số côngtrình bước đầu nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp sư phạmcho giáo viên…Tuy nhiên, về phương diện quản lý, vẫn còn thiếu những công trìnhnghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về bồi dưỡng năng lực giao tiếp sưphạm và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viênTHPT Chúng tôi cho rằng đây chính là vấn đề cần tiếp tục được quan tâm nghiêncứu một cách đầy đủ hơn

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

- Quản lý là quá trình thực hiện các công việc: xây dựng kế hoạch hành động(bao gồm cả xác định mục tiêu cụ thể, chế định kế hoạch, quy định tiêu chuẩn đánhgiá và thể chế hóa), sắp xếp tổ chức (bố trí tổ chức, phối hợp nhân sự, phân côngcông công việc, điều phối nguồn lực tài chính và kĩ thuật…), chỉ đạo điều hành, kiểmsoát và đánh giá kết quả, sửa chữa sai sót (nếu có) để đảm bảo hoàn thành mục tiêucủa tổ chức đã đề ra [12]

- Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý(người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể quản lý (đối tượng quản lý) về các mặtchính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, cácnguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điềukiện cho sự phát triển của đối tượng [26]

Trang 22

- Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (ngườiquản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổchức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [18].

- Quản lý là bảo đảm sự hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến đổiliên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển hệ thống tới trạng thái mới thích ứngvới hoàn cảnh mới [18]

Theo M.I Kon Đa Kốp, tác giả của học thuật quản lý theo khoa học thì: "Quản

lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ

đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất" [20]

Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý như đã nêu ở trên, nhưngchúng ta có thể nhận thấy điểm chung về quản lý mà các khái niệm đã đề cập, đó là:

+ Quản lý bao giờ cũng có mục tiêu Hoạt động quản lý được thực hiện vớimột tổ chức hay một nhóm xã hội Đây là điểm hội tụ cho những hoạt động cùngnhau của nhiều người

+ Quản lý là thực hiện những tác động hướng đích từ chủ thể đến đối tượngquản lý Yếu tố con người, trong đó người quản lý và người bị quản lý, giữ vai tròtrung tâm trong hoạt động quản lý

+ Quản lý không chỉ thể hiện ý chí của chủ thể mà còn là sự nhận thức và thựchiện hoạt động theo những quy luật khách quan Lao động quản lý là loại lao động rấtquan trọng để xã hội loài người tồn tại, vận hành và phát triển

Từ những dấu hiệu đặc trưng kể trên, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động hợp

quy luật của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng tổ hợp những cách thức, phương pháp nhằm khai thác và sử dụng tối đa các tiềm năng, năng lực, cơ hội của

cá nhân cũng như của tổ chức, để đạt được mục tiêu đã đề ra.

1.2.2 Bồi dưỡng, hoạt động bồi dưỡng giáo viên

1.2.2.1 Khái niệm bồi dưỡng

Tổ chức UNESCO đã nêu ra quan niệm về bồi dưỡng rất cụ thể Đó là quátrình cập nhập, bổ sung kiến thức, kĩ năng, thái độ để nâng cao năng lực, trình độ,phẩm chất của người lao động về một lĩnh vực hoạt dộng mà người lao động có trình

độ năng lực chuyên môn nhất định qua một hình thức đào tạo nào đó [30]

Trang 23

Xét từ góc độ khác thì bồi dưỡng với ý nghĩa nâng cao năng lực nghề nghiệp,quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc

kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp

Theo tác giả Nguyễn Minh Đường, bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhậphóa kiến thức do còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặccủng cố thêm kĩ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề Các hoạt động này nhằm tạođiều kiện cho người lao động có cơ hội để củng cố và mở mang một cách có hệ thốngnhững tri thức, kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ sẵn có để lao động nghề nghiệp mộtcách có hiệu quả hơn và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ [13]

Trên thế giới, người ta quan niệm bồi dưỡng là quá trình đào tạo nối tiếp, thểhiện quá trình đào tạo liên tục trước và trong khi làm việc (chất lượng nguồn nhân lực

= đào tạo + bồi dưỡng) Vì vậy cũng như đào tạo, có nhiều cách tiếp cận quá trình bồi dưỡng và mỗi cách có những hình thức, quan niệm,… bồi dưỡng khác nhau

Tiếp cận từ góc độ bản thân người được bồi dưỡng (chủ thể được bồi dưỡng)thì trong quá trình bồi dưỡng, chủ thể có thể được bồi dưỡng thông qua người kháchoặc là tự bồi dưỡng

Từ các quan niệm trên, ta thấy:

- Đối tượng được bồi dưỡng là những người đã được đào tạo và có trình độchuyên môn nhất định

- Bồi dưỡng thực chất là quá trình bổ sung tri thức, kĩ năng để nâng cao trình

độ trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn nào đó nhằm đáp ứng yêu cầu mới củachuyên môn Bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn để ngườilao động có cơ hội củng cố, mở mang, phát triển hệ thống kiến thức, kĩ năng chuyênmôn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc đang làmdưới tác động của khoa học - công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội đất nước

Bồi dưỡng vừa được xem như một quá trình, vừa được xem như một hoạt động.Hoạt động bồi dưỡng có mục đích, nội dung rõ ràng, đồng thời được triển khai theonhững hình thức cụ thể với những phương pháp và phương tiện cụ thể, có tính khoahọc Hoạt động bồi dưỡng có hai chủ thể: chủ thể bồi dưỡng và chủ thể được bồi dưỡng

Từ những luận điểm trên, chúng tôi cho rằng: Bồi dưỡng (hoạt động bồi dưỡng)

là quá trình bổ sung, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động

Trang 24

1.2.2.2 Hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Hoạt động bồi dưỡng GV cũng giống như hoạt động bồi dưỡng các nghềnghiệp nói chung nhưng có nét đặc thù Thuật ngữ này chỉ việc nâng cao, hoàn thiệntrình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho các GV đang dạy học Trên thế giới,hoạt động bồi dưỡng GV được xem là việc đào tạo lại, đổi mới, cập nhập kiến thức,

kĩ năng nghề nghiệp Ở nước ta, hoạt động bồi dưỡng GV cũng được xem như là đàotạo tiếp nối đào tạo gốc, đó là quá trình đào tạo trong khi đang làm việc - dạy học

Cũng có thể xem hoạt động bồi dưỡng GV nằm trong phạm trù của giáo dụcliên tục mà đối tượng là người trưởng thành có tính đặc thù nghề nghiệp Bởi lẽ, sảnphẩm lao động của họ hết sức đặc biệt - tạo nên “con người cá nhân” và “con người

xã hội” Vì vậy hoạt động bồi dưỡng GV không chỉ bổ sung cập nhập kiến thức, kĩnăng mới nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị như các ngànhkhác mà còn phải bồi dưỡng cho họ có một tầm hiểu biết toàn diện và các năng lựcthích ứng với đối tượng nghề nghiệp thường xuyên biến động

Như vậy: Hoạt động bồi dưỡng GV là quá trình bổ sung, cập nhập, trang bị

thêm kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất nghề nghiệp cho GV một cách thường xuyên, giúp họ đáp ứng những yêu cầu mới của hoạt động dạy học và giáo dục.

1.2.3 Năng lực, năng lực giao tiếp sư phạm của giáo viên

1.2.3.1 Năng lực

Có nhiều quan niệm khác nhau về năng lực Cụ thể:

- Theo phương diện Tâm lí học, năng lực được hiểu là “Tổng hợp các thuộc

tính độc đáo của nhân cách phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho các hoạt động đó đạt kết quả” [11] Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả

của hoạt động Năng lực vừa là điều kiện cho hoạt động đạt kết quả nhưng đồng thờinăng lực cũng phát triển ngay trong chính hoạt động ấy (kinh nghiệm, trải nghiệm)

Năng lực chia thành hai loại chính:

Năng lực chung: Là năng lực có thể hỗ trợ trong nhiều ngành, lĩnh vực khácnhau, trong đó có thể là năng lực tư tưởng, năng lực về khái quát hóa, năng lực nhậnxét về tư duy lao động,…

Trang 25

Năng lực chuyên môn: Là loại năng lực đặc trưng cần thiết trong một lĩnh vựcnhất định, ví dụ như năng lực toán học, năng lực hội họa, năng lực kinh doanh,…

Trong đó năng lực chuyên môn và năng lực chung có mối quan hệ qua lại lẫnnhau, năng lực chung chính là cơ sở hỗ trợ để đạt năng lực chuyên môn Theo đó,năng lực chuyên môn ở một điều kiện thuận lợi nhất định lại tác động tới sự hìnhthành phát triển năng lực chung

- Các ngành dịch vụ khu vực ASEAN hiện nay đã và đang xây dựng Tiêuchuẩn năng lực chung (ASEAN Common Competency Standards - ACCS) với địnhnghĩa năng lực cho từng lĩnh vực bao gồm 3 loại năng lực theo phân công lao động:năng lực cốt lõi, năng lực chung và năng lực chức năng/chuyên môn Biểu hiện củacác loại năng lực này đều thông qua kiến thức, kĩ năng và thái độ/hành vi [25]

- Theo Từ điển năng lực của Đại học Harvard thì năng lực, theo thuật ngữchung nhất, là “những thứ” mà một người phải chứng minh có hiệu quả trong việclàm, vai trò, chức năng, công việc, hoặc nhiệm vụ Định nghĩa này ám chỉ trực tiếp vềtác nghiệp/ hành nghề khi diễn giải “những thứ” này bao gồm hành vi phù hợp vớiviệc làm (những gì mà một người nói hoặc làm tạo ra kết quả bằng sự thực hiện tốthay tồi), động cơ (một người cảm thấy thế nào về việc làm, về tổ chức hoặc vị trí địalý), và kiến thức/kĩ năng kỹ thuật (những gì mà một người biết/chứng thực về sự kiện,công nghệ, nghề nghiệp, quy trình thủ tục, việc làm, tổ chức, ) Năng lực được xácđịnh thông qua các nghiên cứu về việc làm và vai trò công việc [27]

- Bộ Giáo dục Quebec Canada, trong cuốn Công nghệ Giáo dục kỹ thuật vàdạy nghề (nguyên bản tiếng Pháp đã được dịch sang tiếng Việt), định nghĩa năng lực

là “khả năng thực hiện một nhiệm vụ trọn vẹn, đạt chuẩn kĩ năng tương ứng vớingưỡng quy định” [25] Chỉ khi một người có một năng lực tương ứng với một hànhđộng hay một công việc nào đó thì người đó được công nhận là có năng lực, đượcphép giải quyết công việc đó Ngược lại, ai đó muốn giải quyết được một công việc

và muốn được người khác thừa nhận là có năng lực giải quyết công việc đó thì họphải chứng minh, thể hiện được là mình có đủ năng lực để thực hiện được công việc

ấy Như thế, năng lực không thể bất định - khả năng có thể xảy ra hoặc không xảy ra

mà phải biểu hiện ra trong thực tại, tức là hiện thực hóa khả năng, tiềm năng và phải

Trang 26

cho thấy chứng cứ Bất cứ năng lực nào cũng đều tích hợp kiến thức, kĩ năng và thái

độ nhưng cũng không phải cứ đơn giản có ba thành tố trên là thành năng lực (cho dù

là “tổ hợp hữu cơ” hay “kết hợp nhuần nhuyễn”)

- Trong đào tạo nghề, năng lực được xem như một tổ hợp thuộc tính tâm lí vàtrình độ chuyên môn đã được chứng thực/chứng tỏ là hoàn thành một hoặc nhiềucông việc theo các tiêu chuẩn tương ứng trong bối cảnh hoạt động thực tế của nghề.Quá trình hình thành năng lực phải gắn với luyện tập, thực hành và trải nghiệm cáccông việc thuộc nghề nào đó và bảo đảm thực hiện có hiệu quả Nó bao gồm cả khảnăng chuyển tải kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm và thói quen làm việc vào các tìnhhuống trong phạm vi của nghề Nó cũng bao gồm cả sự tổ chức thực hiện, sự thayđổi, cách tân và tính hiệu quả cá nhân cần có để làm việc với đồng nghiệp, với ngườilãnh đạo, quản lý cũng như với khách hàng của mình

Ngoài bộ ba then chốt: kiến thức - kĩ năng - thái độ, năng lực còn phải phụthuộc vào một số yếu tố chủ quan khác như thể chất - sinh lý và yếu tố khách quannhư bối cảnh và điều kiện làm việc

- Tác giả Đặng Thành Hưng, trong bài viết “Năng lực và giáo dục theo tiếp

cận năng lực”, Tạp chí Quản lý giáo dục, số 43- Tháng 12/2012 còn nhấn mạnh thêm:

Về mặt thực hiện, kĩ năng phản ánh năng lực làm, tri thức phản ánh năng lực nghĩ vàthái độ phản ánh năng lực cảm nhận; Năng lực là “tổ hợp những hành động vật chất

và tinh thần tương ứng với dạng hoạt động nhất định dựa vào những thuộc tính cánhân (sinh học, tâm lí và giá trị xã hội) được thực hiện tự giác và dẫn đến kết quả phùhợp với trình độ thực tế của hoạt động”

- Theo OECD: Năng lực là khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêucầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể

- Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 [9]: Năng lực là thuộctính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rènluyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộctính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạtđộng nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể

Trang 27

Từ những điều phân tích nêu trên, chúng tôi cho rằng: Năng lực (Competency)

là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và thái

độ thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định để giải quyết hiệu quả vấn đề hay có cách hành xử phù hợp trong bối cảnh thực Năng lực được đánh giá thông qua kết quả hoạt động.

1.2.3.2 Năng lực giao tiếp sư phạm của giáo viên

- Giao tiếp sư phạm:

Hoạt động sư phạm là quá trình dạy học và giáo dục (sau đây gọi chung là giáodục), bao gồm trong đó hoạt động của thầy (hoạt động dạy) và hoạt động của trò(hoạt động học) Giao tiếp giữa GV với HS; giữa GV với GV; giữa GV, HS với cáclực lượng giáo dục trong hoạt động sư phạm gọi là giao tiếp sư phạm

Hoạt động sư phạm điển hình phải là hoạt động xảy ra trong nhà trường, trong

đó chủ yếu là sự giao tiếp giữa GV và HS GV là người tổ chức, điều khiển quá trìnhgiáo dục trong nhà trường gọi là chủ thể giao tiếp với nghĩa chung nhất còn HS làngười lĩnh hội tri thức khoa học, kĩ năng, kỹ xảo nghề nghiệp… do GV truyền đạt,với nghĩa này HS là đối tượng (khách thể) giao tiếp trong hoạt động sư phạm GVkhông chỉ giao tiếp với HS qua nội dung bài giảng mà còn giao tiếp với HS trong mọitình huống diễn ra ở nhà trường, điều này đòi hỏi GV phải là một tấm gương sángmẫu mực về nhân cách Tuy nhiên, để hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao, HS khôngphải là khách thể thụ động mà trong những tình huống nhất định, các em sẽ là chủ thểhoạt động tích cực, chủ động để chiếm lĩnh tri thức do GV muốn truyền dạy

Như vậy, có thể hiểu: Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc tâm lí giữa GV và HS

nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn sống, vốn kinh nghiệm, kĩ năng, kỹ xảo, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở HS.

- Năng lực giao tiếp sư phạm của GV:

Dựa trên các khái niệm: năng lực, giao tiếp sư phạm đã nêu ở trên, chúng ta có

Trang 28

phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép GV tạo ra sự tiếp xúc tâm lí tích cực giữa GV và HS dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ trong giao tiếp nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn sống, vốn kinh nghiệm, kĩ năng, kỹ xảo, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở HS.

Trong cấu trúc năng lực sư phạm của người GV, năng lực giao tiếp sư phạmđược xem như một năng lực quan trọng Năng lực giao tiếp sư phạm của người GVthể hiện ở kiến thức về giao tiếp sư phạm, các kĩ năng giao tiếp sư phạm và các thái

độ phù hợp trong giao tiếp sư phạm

1.2.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên

Từ các khác niệm: Bồi dưỡng, năng lực giao tiếp sư phạm của GV đã trình bày

ở trên, chúng ta có thể hiểu: Bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho GV là quá

trình bổ sung, nâng cao năng lực giao tiếp sư phạm của GV để đáp ứng được nhiệm

vụ được giao trước yêu cầu mới của ngành, của xã hội.

Từ các khác miệm: Quản lý, bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho GV đã

trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao

tiếp sư phạm cho GV là sự tác động hợp quy luật của hiệu trưởng đến hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho GV bằng tổ hợp những cách thức, phương pháp giúp cho hoạt động này đạt kết quả tốt, đáp ứng yêu cầu về mục tiêu quản lý đã

đề ra.

Chủ thể quản lý (hiệu trưởng) triển khai việc quản lý hoạt động bồi dưỡngnăng lực giao tiếp sư phạm cho GV thông qua các chức năng quản lý như: Lập kếhoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm; tổ chức thực hiện hoạt độngbồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm; chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng nănglực giao tiếp sư phạm; kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động bồi dưỡng năng lựcgiao tiếp sư phạm cho GV

Các chức năng nêu trên có mối quan hệ mật thiết trong quá trình quản lý củahiệu trưởng

Trang 29

1.3 Hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở trường trung học phổ thông

1.3.1 Tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở trường trung học phổ thông

Hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho GV THPT nhằm cungcấp, cập nhật kiến thức về giao tiếp sư phạm cho GV; bổ sung, bù đắp những thiếuhụt, hạn chế của GV về các kĩ năng giao tiếp sư phạm; củng cố ở GV những thái độgiao tiếp, ứng xử phù hợp Đồng thời, khắc phục những tồn tại, phát huy ưu điểm,giúp GV đáp ứng tốt hơn những yêu cầu về giao tiếp sư phạm trong xu thế đổi mớigiáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS Qua đó góp phần giúp

GV nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng để hoàn thiện về nhân cách, đáp ứng tốtcác yêu cầu của việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018

Bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho GV có vai trò quan trọng trong việcgóp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường THPT Thông quahoạt động bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ quản lý và GV kịp thời cập nhật được các quanđiểm đổi mới giáo dục phổ thông, các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực củangười GV THPT hiện nay khi mà toàn ngành giáo dục đang tích cực triển khaichương trình giáo dục phổ thông mới và luật giáo dục 2019 đã bắt đầu có hiệu lực

Về phương diện quản lý giáo dục, cùng với việc xác định, cập nhật các kiếnthức, phẩm chất cơ bản, cần thiết để phát triển năng lực giao tiếp sư phạm cho độingũ GV, nhà quản lý còn xác định được các nguyên tắc cần thiết định hướng cho việcxây dựng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng, các chínhsách phù hợp để việc bồi dưỡng vừa kế thừa những thành quả đã đạt được vừa phát

huy, bổ sung những kiến thức mới theo tinh thần “quản lý sự thay đổi” Nhờ đó mà

năng lực giao tiếp nói chung, năng lực quản lý cũng như năng lực tổ chức hoạt độngbồi dưỡng GV ngày càng hoàn thiện ở nhà quản lý, giúp nhà quản lý đáp ứng tốt cácyêu cầu của việc đổi mới quản lý giáo dục ở trường THPT

Hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho GV ở trường THPT còngóp phần tạo ra môi trường giáo dục tích cực, trong sáng và lành mạnh trong trườnghọc Ở đó các chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử giữa GV và HS được hiện thực hóa

Trang 30

năng lực, vừa chuẩn mực về phẩm chất đạo đức, có kĩ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp, đáp ứng tốt yêu cầu của giáo dục THPT.

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và THPTnói riêng, đòi hỏi các cấp quản lý giáo dục và các nhà trường phải có kế hoạch triểnkhai hiệu quả hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực giaotiếp,… cho đội ngũ GV vì chính họ là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục Trong

đó cần quan tâm đến các khía cạnh như: mục tiệu bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng,phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng…

1.3.2 Cấu trúc năng lực giao tiếp sư phạm của giáo viên trung học phổ thông

Để có năng lực giao tiếp sư phạm, người GV THPT cần đáp ứng các yêu cầu

về kiến thức, kĩ năng và thái độ Cụ thể:

1.3.2.1 Về kiến thức

Người GV cần có những hiểu biết cơ bản về lĩnh vực giao tiếp sư phạm Điềunày được thể hiện ở những khía cạnh cơ bản sau đây:

- Hiểu biết về bản chất của giao tiếp, giao tiếp sư phạm:

Giao tiếp là một hiện tượng tâm lí hết sức phức tạp và nhiều mặt Người GVcần hiểu bản chất của giao tiếp: Giao tiếp là hoạt động đặc thù của con người, là sựtiếp xúc có định hướng, có mục địch, có nội dung và phải sử dụng những phươngpháp, phương tiện nhất định nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, vốn sống,vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm của cá nhân

Giao tiếp sư phạm là giao tiếp giữa GV và HS Giao tiếp sư phạm có nhữngbiểu hiện mang tính đặc thù: Trong giao tiếp sư phạm, GV phải là tấm gương sáng,mẫu mực về nhân cách đúng với đòi hỏi của xã hội đã qui định cho HS noi theo; GVdùng các biện pháp giáo dục tình cảm, thuyết phục, vận động đối với HS, nghiêmcấm những hành vi xâm phạm thân thể và danh dự HS…

- Hiểu biết về nguyên tắc giao tiếp sư phạm: Trong quá trình giao tiếp với HS,

GV cần đảm bảo các nguyên tắc như: đảm bảo tính mô phạm trong giao tiếp; tôntrọng nhân cách đối tượng giao tiếp; có thiện chí trong giao tiếp; đồng cảm trong giaotiếp Đây là những yêu cầu cơ bản giúp giao tiếp sư phạm của người GV diễn ra mộtcách có hiệu quả

Trang 31

- Hiểu biết về phong cách giao tiếp sư phạm: Nói tới phong cách giao tiếp sư

phạm là nói tới hệ thống những phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng, hànhđộng… của GV trong quá trình tiếp xúc Người GV phải nắm vững đặc điểm củatừng loại phong cách và vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp Có 3 loại phong cáchGTSP cơ bản: Phong cách dân chủ, phong cách độc đoán và phong cách tự do

- Hiểu biết về kĩ năng giao tiếp sư phạm: Kĩ năng giao tiếp sư phạm là khả

năng vận dụng linh hoạt những kiến thức và thái độ phù hợp trong giao tiếp vào cáctình huống giao tiếp sư phạm cụ thể để đạt được mục đích giao tiếp Thực chất đó là

sự phối hợp rất phức tạp nhưng lại rất cá nhân của các thao tác, cử chỉ, điệu bộ, sựvận động của cơ mặt, ánh mắt, nụ cười (vận động môi miệng), tư thế đầu, cổ vànhững cử động của các ngón tay, bàn tay, cổ tay,… cùng với ngôn ngữ nói của GVnhằm đạt được mục đích giáo dục Kĩ năng giao tiếp sư phạm của GV phản ánh khảnăng nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những diễn biến tâm líbên trong của HS và bản thân, đồng thời biết sử dụng hợp lý các phương tiện ngônngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức, điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếpnhằm đạt mục đích giáo dục

Để tiến hành giao tiếp sư phạm có hiệu quả, người GV cần rèn luyện cho mìnhnhững kĩ năng giao tiếp cần thiết như: Kĩ năng tìm hiểu đối tượng, môi trường giaotiếp; kĩ năng tự chủ cảm xúc và hành vi; kĩ năng thấu cảm; kĩ năng tạo ấn tượng banđầu trong giao tiếp…

- Hiểu biết về đặc điểm tâm lí giao tiếp của HS cấp THPT: Trong giao tiếp sư

phạm, HS được xem như một chủ thể tích cực, chủ động và sáng tạo HS có nhữngđặc điểm riêng về tính cách, nhu cầu, xu hướng, nguyện vọng, vốn hiểu biết…, đồngthời có hoàn cảnh sống, môi trường giao tiếp gia đình khác nhau Tất cả những điềunày có ảnh hưởng đến nội dung giao tiếp, kĩ năng giao tiếp, phong cách giao tiếp…của HS Người GV cần phải nắm được những đặc điểm này ở HS để lựa chọn cáchthức giao tiếp phù hợp sao cho đạt được hiệu quả giáo dục

1.3.2.2 Về kĩ năng

Trong giao tiếp sư phạm, người GV cần vận dụng các kĩ năng cơ bản sau đây:

- Kĩ năng tìm hiểu môi trường giao tiếp: Kĩ năng tìm hiểu môi trường giao tiếp

Trang 32

kiện nơi diễn ra quá trình giao tiếp Từ đó, có thể tiến hành quá trình giao tiếp đạt hiệu quả.

Môi trường giao tiếp là toàn bộ những điều kiện, hoàn cảnh nơi diễn ra quátrình giao tiếp Môi trường giao tiếp bao gồm: Không gian, thời gian, địa điểm giaotiếp, số người hiện diện, mối tương quan giữa các chủ thể giao tiếp, đặc điểm tâmsinh lý của đối tượng giao tiếp; các điều kiện, phương tiện hỗ trợ; khí hậu, ánh sáng,tiếng ồn, đồ vật xung quanh… ở nơi diễn ra quá trình giao tiếp Môi trường giao tiếp

có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây cản trở cho quá trình giao tiếp Vì thế, để đạtđược mục đích giao tiếp, người GV phải nắm được đặc điểm của môi trường giaotiếp, khắc phục tối đa những hạn chế do môi trường giao tiếp gây ra

Giao tiếp giữa GV với HS nói riêng luôn tồn tại trong một ngữ cảnh, một môitrường nhất định Muốn giao tiếp thành công, người GV phải học cách làm chủ thờigian, không gian, tình huống giao tiếp Thông qua hoạt động giao tiếp, nhờ vốn kinhnghiệm sống, sự hiểu biết về đặc điểm của môi trường, người GV sẽ có kĩ năng vàkinh nghiệm xử lý thích hợp

Kĩ năng tìm hiểu môi trường giao tiếp đòi hỏi người GV trước hết phải xácđịnh được không gian, thời gian, địa điểm và các phương tiện hỗ trợ cho quá trìnhgiao tiếp, số lượng người tham gia giao tiếp, đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng giaotiếp, khoảng thời gian giao tiếp được xác định…Tùy theo mục đích giao tiếp màngười GV có thể lựa chọn và sử dụng không gian, thời gian, địa điểm giao tiếp chophù hợp…

- Kĩ năng tìm hiểu đối tượng giao tiếp: Kĩ năng tìm hiểu đối tượng giao tiếp là

khả năng nhận thức, nắm bắt được những đặc điểm tâm, sinh lý (sức khỏe, thể chất,nhu cầu, nguyện vọng, tính cách, năng lực, tình cảm, ý chí…), những đặc điểm vềhoàn cảnh sống, điều kiện hoạt động của đối tượng giao tiếp Từ đó, có cách giaotiếp, ứng xử phù hợp, đạt hiệu quả cao

Đối tượng giao tiếp là cá nhân hay nhóm người mà chúng ta thực hiện việcgiao tiếp hoặc có thể hiểu đối tượng giao tiếp là người tiếp nhận thông điệp của chủthể giao tiếp Có thể phân loại đối tượng giao tiếp theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp,trình độ vùng miền, địa vị xã hội, kiểu tính cách, kiểu khí chất Muốn giao tiếp thành

Trang 33

công, chủ thể giao tiếp cần tìm hiểu và nắm bắt được những đặc điểm về đối tượng giao tiếp Tùy đối tượng giao tiếp mà có cách ứng xử cho phù hợp.

Kĩ năng tìm hiểu đối tượng giao tiếp là kĩ năng cần thiết đối với chủ thể giaotiếp trước khi tiếp xúc với bất kỳ đối tượng giao tiếp nào Để có kĩ năng này đòi hỏingười GV khi tiếp xúc với HS cần tìm hiểu nắm bắt được những điều kiện, hoàn cảnhgia đình từng em; nắm được đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi HS; những ưu điểm,hạn chế, trình độ nhận thức, năng lực,… của từng HS Trên cơ sở đó, người GV cócách ứng xử phù hợp với đối tượng đem lại hiệu giao tiếp quả cao

- Kĩ năng tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp: Kĩ năng tạo ấn tượng ban đầu

trong giao tiếp là khả năng tạo ra hình ảnh ban đầu tốt đẹp với đối tượng giao tiếptrong lần tiếp xúc đầu tiên

Ấn tượng ban đầu trong giao tiếp là hình ảnh về đối tượng giao tiếp được hìnhthành trong lần gặp gỡ đầu tiên Hình ảnh về đối tượng giao tiếp đó là sự nhận xét,đánh giá và thái độ của GV về HS trong lần đầu tiếp xúc

Để có kĩ năng tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp, người GV cần lưu ý:

+ Tạo bầu không khí thân mật, hữu nghị khi giao tiếp với HS, giúp HS cảmthấy yên tâm, tin tưởng, tức là GV đã xây dựng được hình ảnh tích cực về mình.Muốn làm được điều này, GV cần chú ý đến những biểu hiện bề ngoài của mình như:ánh mắt, nét mặt, nụ cười, lời nói, khoảng cách trong giao tiếp…

+ Trao đổi với HS về những vấn đề HS quan tâm, xác định được chủ đề mà

HS muốn trao đổi Điều này đòi hỏi GV phải có sự nhạy cảm và tinh tế

+ Nắm vững thời cơ và giây phút quyết định của cuộc giao tiếp, lựa chọn thờiđiểm để nêu ra những vấn đề mà mình quan tâm, đồng thời khéo léo cùng HS tìmcách giải quyết

- Kĩ năng lắng nghe: Kĩ năng lắng nghe là khả năng tập trung chú ý một cách

có mục đích để tiếp nhận thông tin và thấu hiểu đối tượng

Lắng nghe là một nghệ thuật trong giao tiếp, lắng nghe không phải chỉ là thunhận thông tin mà lắng nghe là tập trung chú ý, tập trung suy nghĩ, phân tích, suyluận, cảm thụ một âm thanh hoặc một loại tín hiệu Có thể hiểu lắng nghe là nghe mộtcách tập trung và có mục đích để thu nhận thông điệp

Trang 34

Để có kĩ năng lắng nghe trong giao tiếp sư phạm, người GV cần lưu ý nhữngkhía cạnh sau đây:

+ Tư thế và cử chỉ thể hiện sự chăm chú, tập trung và tôn trọng HS; khi lắngnghe, cần hướng ánh mắt về phía HS, nghiêng người về phía trước để cho HS thấy sựquan tâm và thích thú, đồng thời cần phải có cử chỉ đúng mực, lịch sự, gật đầu hoặclắc đầu khi cần thiết…

+ Duy trì cuộc nói chuyện bằng cách đặt câu hỏi, tìm kiếm từ HS nhiều thôngtin hơn bằng cách nhắc lại một số câu HS đã nói

+ Phản hồi một cách tích cực và thích hợp, đồng thời quan sát thái độ, phảnứng của đối tượng để có được sự phản hồi từ phía HS

+ Không ngắt lời HS mà phải chọn đúng thời điểm hợp lý, tránh tạo ức chếcho HS; sử dụng sự im lặng để khuyến khích HS nói, kích thích sự quan tâm của HSvào cuộc nói chuyện

- Kĩ năng thấu cảm: Kĩ năng thấu cảm trong giao tiếp sư phạm là khả năng

biết đặt mình vào vị trí của HS để hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về tâm tư, tình cảm củaHS; biết cảm thông, chia sẻ đối với HS

Để có kĩ năng này đòi hỏi GV phải thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp với HS,nắm bắt được những quy luật trong đời sống tâm lí của con người, của lứa tuổi, giớitính…; chú ý, lắng nghe và tôn trọng nhân cách của HS; biết đưa ra những câu hỏi, ýkiến phản hồi phù hợp, biết khích lệ, động viên HS bộc lộc những tâm tư, nguyệnvọng, cảm xúc của các em, đặt mình vào vị trí của các em để xem xét sự việc…

- Kĩ năng thuyết phục: Kĩ năng thuyết phục trong giao tiếp sư phạm là khả

năng tác động, cảm hóa HS, khiến HS tin tưởng, nghe theo và làm theo; đưa ra những

tình tiết, sự kiện để phân tích, giải thích, đánh giá làm cho HS thấy đúng, thấy hay màtin theo, làm theo

Yêu cầu của kĩ năng thuyết phục:

+ GV cần biết cách tác động đến HS để tạo ra sự tin tưởng và hướng hoạt độngcủa HS theo mục đích nhất định Người GV cần tạo không khí bình đẳng, tôn trọng

và lắng nghe HS; lý lẽ đưa ra phải rõ ràng và có cơ sở; lời nói phải nhã nhặn, lịch sự,ngắn gọn, có trọng tâm và không dài dòng,…

Trang 35

+ Cần phải tác động đồng thời đến cả nhận thức, tình cảm và ý chí của HStrong quá trình giao tiếp.

- Kĩ năng phản hồi: Kĩ năng phản hồi trong giao tiếp sư phạm là khả năng vận

dụng tri thức, kinh nghiệm của người GV vào việc trao đổi với HS, nhằm phản ánhlại những gì đã nghe, cảm nhận được từ HS trong quá trình giao tiếp

Những yêu cầu đối với kĩ năng phản hồi:

+ Đưa phản hồi kịp thời; phản hồi cụ thể, rõ ràng mà không chung chung;không đưa ra lời khuyên khi phản hồi; phản hồi một cách chân thành

+ Tập trung vào hành vi mà không nhận xét thái độ hay tính cách của HS vìđiều này dễ khiến HS có cảm giác là mình đang bị công kích cá nhân

+ Khuyến khích HS đưa ra các ý kiến phản hồi bằng cách nhắc lại những gì

GV đã nhận được phản hồi

-Kĩ năng tự chủ cảm xúc hành vi: Kĩ năng tự chủ cảm xúc, hành vi trong giao

tiếp sư phạm là khả năng làm chủ được trạng thái xúc cảm, hành vi của bản thân, biết

tự kiềm chế, che dấu được tâm trạng của bản thân khi cần thiết; biết tạo ra hứng thú,xúc cảm tích cực cho bản thân mình; biết điều khiển, điều chỉnh các diễn biến tâm lícủa mình và các phương pháp tiến hành giao tiếp sao cho phù hợp với hoàn cảnh, đốitượng mà vẫn đạt được mục đích của quá trình giao tiếp

Để có kĩ năng này, GV cần chú ý những yêu cầu sau:

+ Nhận biết được biểu hiện của sự căng thẳng, một số tình huống tạo nên căngthẳng, tác động của nó đối với cuộc sống và nhận thức được tầm quan trọng của kĩnăng tự chủ cảm xúc, hành vi của bản thân GV

+ Có thái độ tích cực với những tình huống gây căng thẳng, tìm ra những cáchứng phó tích cực trong tình huống gây căng thẳng giữa GV và HS; biết cách giải tỏacảm xúc và kiểm soát, làm chủ cảm xúc, hành vi của bản thân và HS

+ Có thể vận dụng được kĩ thuật kiểm soát/làm chủ cảm xúc, hành vi của bảnthân trong các tình huống thực tiễn để tránh làm tổn thương HS

- Kĩ năng xử lý tình huống sư phạm: Kĩ năng xử lý tình huống sư phạm là khả

năng vận dụng tri thức sư phạm (tâm lí học, giáo dục học, giao tiếp sư phạm…),

Trang 36

những kinh nghiệm sư phạm, những kinh nghiệm ứng xử để giải quyết một cách hợp

lý tình huống sư phạm nảy sinh trong quá trình dạy học và giáo dục

Nội dung của kĩ năng xử lý tình huống sư phạm được thể hiện qua các bướcnhư: Bước 1: Biểu đạt vấn đề cần giải quyết; bước 2: Nêu tất cả các cách giải quyếttình huống đó; bước 3: Chọn cách giải quyết hay nhất và giải thích cơ sở khoa họccủa cách giải quyết đó; bước 4: Rút kinh nghiệm giáo dục

Yêu cầu đối với kĩ năng xử lý tình huống sư phạm:

+ Hiểu đặc điểm tâm lí, quy luật tâm lí nguyên tắc và phương pháp ứng xửgiao tiếp theo đúng yêu cầu của giáo dục và dạy học

+ Nắm được quy trình giải quyết một tình huống sư phạm cả về mặt lý thuyết,

1.3.2.3 Về thái độ trong giao tiếp sư phạm

- Đảm bảo tính mô phạm, tôn trọng HS trong quá trình giao tiếp: GV luôn thể

hiện sự mẫu mực trong cách ứng xử, giao tiếp; yêu thương, tôn trọng sự khác biệt của

HS trong giao tiếp; luôn thể hiện tính trung thực, trách nhiệm của bản thân trong giaotiếp để phát huy tính hiệu quả trong giao tiếp đồng thời chiếm được niềm tin và sựtôn trọng của HS

- Khéo léo, linh hoạt trong việc xử lý các tình huống sư phạm: Các tình huống

giao tiếp sư phạm rất phong phú và đa dạng, do đó GV cần vận dụng linh hoạt cácnguyên tắc, phong cách, kĩ năng giao tiếp sư phạm; khéo léo trong việc xử lý các tìnhhuống giao tiếp sao cho đạt được hiệu quả giáo dục, đồng thời rút ra những bài họccho bản thân

- Tích cực tự học và tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực giao tiếp sư phạm của bản thân: GV cần xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng; biết khai

thác các nguồn thông tin, tài liệu, học liệu để nâng cao năng lực giao tiếp sư phạmcho bản thân

Trang 37

Có thể hình dung Cấu trúc năng lực giao tiếp sư phạm của GV THPT quabảng sau:

Bảng 1.1 Cấu trúc năng lực giao tiếp sư phạm của giáo viên trung học

phổ thông

Kiến

thức

1 Hiểu biết về bản chất của giao tiếp, giao tiếp sư phạm

2 Hiểu biết về nguyên tắc giao tiếp sư phạm

3 Hiểu biết về phong cách giao tiếp sư phạm

4 Hiểu biết về kĩ năng giao tiếp sư phạm

5 Hiểu biết về đặc điểm tâm lí - giao tiếp của học sinh cấp THPT

năng

1 Kĩ năng tìm hiểu môi trường giao tiếp

2 Kĩ năng tìm hiểu đối tượng giao tiếp

3 Kĩ năng tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp

1 Đảm bảo tính mô phạm, tôn trọng HS trong quá trình giao tiếp

2 Khéo léo, linh hoạt trong việc xử lý các tình huống giao tiếp sư phạm

3 Tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực giao tiếp sư phạmcủa bản thân

1.3.3 Nội dung bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở trường trung học phổ thông

Căn cứ vào các yêu cầu cụ thể về năng lực giao tiếp sư phạm của GV THPT,nội dung bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho GV ở trường THPT bao gồm cáckhía cạnh cụ thể sau đây:

- Về kiến thức: Bồi dưỡng GV các kiến thức cơ bản về giao tiếp, giao tiếp sư

phạm như: Kiến thức về bản chất của giao tiếp, giao tiếp sư phạm; nguyên tắc giao tiếp

sư phạm; phong cách giao tiếp sư phạm; đặc điểm tâm lí- giao tiếp của HS cấp THPT

Trang 38

- Về kĩ năng: Bồi dưỡng GV về các kĩ năng cơ bản trong giao tiếp sư phạm

như: Kĩ năng tìm hiểu môi trường giao tiếp; kĩ năng tìm hiểu đối tượng giao tiếp; kĩnăng tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp; kĩ năng lắng nghe; kĩ năng thấu cảm; kĩnăng thuyết phục; kĩ năng phản hồi; kĩ năng tự chủ cảm xúc hành vi; kĩ năng xử lýtình huống sư phạm

Những kĩ năng trên xuất phát từ những yêu cầu cụ thể của quá trình giao tiếp

sư phạm Trong quá trình bồi dưỡng, cần hình thành một cách đồng bộ các kĩ nănggiao tiếp sư phạm cho GV

- Về thái độ: Bồi dưỡng cho GV các thái độ cần thiết, chủ yếu trong giao tiếp

sư phạm như: Đảm bảo tính mô phạm, tôn trọng HS trong quá trình giao tiếp; khéoléo, linh hoạt trong việc xử lý các tình huống giao tiếp sư phạm; tích cực tự học, tựbồi dưỡng để nâng cao năng lực giao tiếp sư phạm của bản thân

Các nội dung bồi dưỡng phân tích ở trên có mối quan hệ mật thiết với nhautrong cấu trúc năng lực giao tiếp sư phạm của người GV Những nội dung này đượctriển khai linh hoạt và phù hợp theo các hình thức bồi dưỡng như: bồi dưỡng theochuẩn chức danh nghề nghiệp; bồi dưỡng theo chuyên đề; bồi dưỡng thường xuyên;bồi dưỡng theo nhu cầu, theo đề xuất nguyện vọng của từng nhà trường và đội ngũGV… Các nhà trường cần chủ động lựa chọn nội dung bồi dưỡng và hình thức bồidưỡng phù hợp với đặc trưng, điều kiện, nhu cầu cụ thể của mình

1.3.4 Phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở trường trung học phổ thông

1.3.4.1 Phương pháp bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở trường trung học phổ thông

Để bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho GV THPT, có thể sử dụng một

số phương pháp cơ bản sau đây:

- Phương pháp vấn đáp, trao đổi kinh nghiệm: Phương pháp vấn đáp, trao đổi

kinh nghiệm là phương pháp báo cáo viên đặt câu hỏi và học viên trả lời câu hỏinhằm rút ra những kết luận, những tri thức mà người học cần nắm được, hoặc tổngkết, củng cố, kiểm tra mở rộng, đào tạo sâu những tri thức mà học viên đã học

Trang 39

Vận dụng phương pháp này trong bồi dưỡng GV sẽ làm tăng sự tương tác giữabáo cáo viên và học viên thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về mộtchủ đề nhất định được báo cáo viên đặt ra Mỗi học viên có ưu điểm nhất định về kiếnthức và trình độ, mỗi ngành nghề có đặc trưng riêng; vì vậy sử dụng phương phápnày trong bồi dưỡng GV sẽ giúp học viên trao đổi, học hỏi ưu điểm của nhau giúpnâng cao hiệu quả, chất lượng kết quả bồi dưỡng.

Để xây dựng được hệ thống câu hỏi nhằm phát huy năng lực của học viên, báocáo viên phải xác định mục tiêu bài học và những năng lực mà học viên cần đạt đượcsau quá trình học tập, bồi dưỡng Từ đó, lựa chọn những câu hỏi phù hợp với nănglực cần hình thành Mục tiêu dạy học được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giáđược, định lượng được thể hiện được mức độ tiến bộ của học viên một cách liên tục.Mặt khác, hệ thống câu hỏi giúp cho báo cáo viên biết được năng lực giao tiếp củahọc viên và chất lượng bài giảng để có kế hoạch hiệu quả và phù hợp cho việc ôn tập/củng cố, hoặc những buổi bồi dưỡng khác, những lớp khác của quá trình bồi dưỡng.Báo cáo viên phải luôn thống kê và phân loại hệ thống câu hỏi trước và sau khi dạy

để rút kinh nghiệm cho những giờ dạy sau

Phương pháp vấn đáp, trao đổi kinh nghiệm là phương pháp quen thuộc tronghoạt động dạy học Tuy nhiên trong hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp cho GV,báo cáo viên cần lưu ý đặc điểm tâm lí của một số GV lớn tuổi hoặc một số GV cònhạn chế về kinh nghiệm dạy học, giáo dục và giao tiếp sư phạm Những GV nàythường ngại trao đổi, ngại thảo luận và tương tác nhóm học tập

- Phương pháp thuyết trình: Phương pháp thuyết trình là phương pháp trình

bày một vấn đề trước nhiều người, ở đó báo cáo viên sử dụng lời nói và hành động(ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ) để trình bày mục tiêu bài giảng tới học viên nhằm thựchiện thành công nhiệm vụ bồi dưỡng

Khi vận dụng phương pháp thuyết trình trong bồi dưỡng GV, báo cáo viêntrình bày nội dung cần truyền đạt cho học viên kết hợp với đặt câu hỏi (nêu vấn đề)theo nội dung yêu cầu, sau đó phân tích, giải thích, lấy ví dụ dẫn chứng, chứng minhnhững nội dung cần truyền đạt để học viên lĩnh hội Quá trình này chủ yếu diễn ra

Trang 40

theo một chiều từ phía báo cáo viên, học viên nghe và ghi chép, sau đó về học bài Trong quá trình giảng rất ít có sự phản hồi thông tin ngược chiều của học viên.

Sử dụng phương pháp thuyết trình trong bồi dưỡng GV có nhiều ưu điểm:Trong một thời gian ngắn báo cáo viên có thể chuyển tải được khối lượng lớn thôngtin cho học viên Nhưng nếu chỉ sử dụng phương pháp này trong giảng bài sẽ làm chohọc viên trở thành đối tượng thụ động, không phát huy được tính chủ động sáng tạo,đôi khi gây ức chế về mặt tâm lí, học viên cảm thấy mệt mỏi và không tập trung vàonội dung của bài giảng

- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề: Phương pháp nêu và giải quyết vấn

đề là phương pháp bồi dưỡng trong đó báo cáo viên đưa ra các tình huống (giả địnhhoặc thực tế) buộc người học tìm cách giải quyết Đứng trước một tình huống thường

có nhiều cách xử lý khác nhau, yêu cầu học viên phải biết vận dụng các cơ sở lý luận,vốn kinh nghiệm của bản thân, để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả

Khi vận dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề trong bồi dưỡng GV, báocáo viên đặt ra những tình huống có vấn đề và điều khiển, hướng dẫn học viên độclập giải quyết các vấn đề học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lĩnh hội tri thứcmới và hành động mới, từ đó hình thành năng lực tư duy sáng tạo cho học viên Báocáo viên đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học viên,còn học viên là người tích cực, chủ động chiếm lĩnh nội dung tri thức, từ đó mà hìnhthành và phát triển năng lực giao tiếp sư phạm cho bản thân

- Phương pháp thảo luận nhóm: Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp

bồi dưỡng, trong đó báo cáo viên chia người học thành các nhóm nhỏ và tổ chức,hướng dẫn, điều khiển và điều chỉnh các nhóm thảo luận, tranh luận để giải quyết cácnhiệm vụ học tập đề ra Khi vận dụng phương pháp này, GV có thể sử dụng nhiều kĩthuật dạy học một cách linh hoạt như: Kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật ổ bi, kĩ thuật bể

Ngày đăng: 23/10/2021, 20:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Có thể hình dung Cấu trúc năng lực giao tiếp sư phạm của GV THPT qua bảng sau: - Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện gia lộc, tỉnh hải dương
th ể hình dung Cấu trúc năng lực giao tiếp sư phạm của GV THPT qua bảng sau: (Trang 37)
2.1.2. Khái quát chung về tình hình đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh các trường trung học phổ thông ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương - Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện gia lộc, tỉnh hải dương
2.1.2. Khái quát chung về tình hình đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh các trường trung học phổ thông ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 57)
Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường THPT - Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện gia lộc, tỉnh hải dương
Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường THPT (Trang 60)
Điểm trung bình của bảng 2,12 - Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện gia lộc, tỉnh hải dương
i ểm trung bình của bảng 2,12 (Trang 62)
Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, GV về nội dung bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương - Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện gia lộc, tỉnh hải dương
Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, GV về nội dung bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 65)
Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV về phương pháp bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương - Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện gia lộc, tỉnh hải dương
Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV về phương pháp bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 68)
Từ bảng 2.5 ta thấy: CBQL và GV đánh giá hiệu quả của phương pháp bồi dưỡng năng  lực  giao  tiếp  sư phạm  cho  GV  các  trường trung  học  phổ  thông  ở  mức trung bình, với  = 2,02 - Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện gia lộc, tỉnh hải dương
b ảng 2.5 ta thấy: CBQL và GV đánh giá hiệu quả của phương pháp bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho GV các trường trung học phổ thông ở mức trung bình, với = 2,02 (Trang 68)
Kế hoạch bồi dưỡng thông qua các hình thức:  sinh  hoạt  tổ  chuyên  môn;  giao  lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các GV - Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện gia lộc, tỉnh hải dương
ho ạch bồi dưỡng thông qua các hình thức: sinh hoạt tổ chuyên môn; giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các GV (Trang 73)
Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV về tổ chức bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương - Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện gia lộc, tỉnh hải dương
Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV về tổ chức bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 76)
Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL, GV về chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho GV ở các trường THPT - Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện gia lộc, tỉnh hải dương
Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL, GV về chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho GV ở các trường THPT (Trang 78)
Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên - Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện gia lộc, tỉnh hải dương
Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên (Trang 82)
Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức tổ - Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện gia lộc, tỉnh hải dương
h ỉ đạo đa dạng hóa các hình thức tổ (Trang 108)
Từ hai bảng 3.1; 3.2 và biểu đồ 3.1 ta nhận thấy: - Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện gia lộc, tỉnh hải dương
hai bảng 3.1; 3.2 và biểu đồ 3.1 ta nhận thấy: (Trang 112)
Kế hoạch bồi dưỡng thông qua các hình thức: sinh hoạt  tổ  chuyên  môn;  giao  lưu học  hỏi  kinh  nghiệm  giữa các GV - Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện gia lộc, tỉnh hải dương
ho ạch bồi dưỡng thông qua các hình thức: sinh hoạt tổ chuyên môn; giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các GV (Trang 124)
TT Hình thức - Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện gia lộc, tỉnh hải dương
Hình th ức (Trang 132)
11 Kế hoạch bồi dưỡng thông qua các hình thức: sinh hoạt tổ chuyên môn; giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các GV 12 Kế hoạch tự bồi dưỡng của GV - Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện gia lộc, tỉnh hải dương
11 Kế hoạch bồi dưỡng thông qua các hình thức: sinh hoạt tổ chuyên môn; giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các GV 12 Kế hoạch tự bồi dưỡng của GV (Trang 133)
Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực  giao  tiếp  sư phạm  cho  giáo  viên  ở  các  trường THPT - Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện gia lộc, tỉnh hải dương
h ỉ đạo đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường THPT (Trang 138)
Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng năng  lực  giao  tiếp  sư phạm  cho  giáo  viên  ở  các  trường THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. - Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện gia lộc, tỉnh hải dương
h ỉ đạo đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở các trường THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 139)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w