Xây dựng mô hình du lịch homestay ở tỉnh hậu giang
Trang 1Cần Thơ, 2008
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
MSSV: 4043507 Lớp: QTDL – K30
Trang 2Trang
CHƯƠNG1: GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1.1 Sự cần thiết của đề tài: 1
1.1.2 Căn Cứ Khoa Học Và Thực Tiễn 2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 3
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 4
1.3.1Các Giả Thuyết Cần Kiểm Định 4
1.3.2 Câu Hỏi Nghiên Cứu 4
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CÚU: 5
1.4.1 Về không gian: tỉnh Hậu Giang 5
1.4.2 Về thời gian: 5
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu: 5
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 6
2.1.1 Mô Hình Nghiên Cứu 6
2.1.2 Các Khái Niệm 6
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.2.1 Phương Pháp Thu Thập Số Liệu 11
2.2.2 Phương Pháp Phân Tích Số Liệu 12
CHƯƠNG 3: DU LỊCH HẬU GIANG VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 15
3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH 15
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 15
3.1.3 Hệ thống dịch vụ xã hội 21
3.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 22
3.2.1 Điều kiện kinh tế xã hội 22
3.2.2 Nguồn nhân lực 25
Trang 3GVHD: Lê Quang Viết Trang ii SVTH: Nguyễn Văn Công
4.2.1 Đánh giá chung về du lịch Hậu Giang 54
4.2.2 Các yếu tố đánh giá về du lịch Hâu Giang 56
4.3 MÔ HÌNH DU LỊCH HOMESTAY Ở HẬU GIANG 59
4.3.1 Về vận chuyển: 59
4.3.2 Điều kiện về tài nguyên du lịch: 61
4.3.3 Cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ cho lưu trú: 64
4.3.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ăn uống: 64
4.3.5 Cơ sở phục vụ vui chơi, giải trí: 66
4.3.6 Các dịch vụ phục vụ du khách: 66
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH HOMESTAY Ở TỈNH HẬU GIANG 68
5.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CĂN CỨ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẬU GIANG 68
5.2 CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH HOMESTAY Ở HẬU GIANG 71
Trang 4vườn 71
5.2.2 Các giải pháp xây dựng mô hình homestay của ngành du lịch 72
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
6.1 KẾT LUẬN 75
6.2 KIẾN NGHỊ 76
Trang 5GVHD: Lê Quang Viết Trang iv SVTH: Nguyễn Văn Công
Trang
Bảng 1: Chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, văn hoá 23
Bảng 2: Các chỉ tiêu về kinh tế của tỉnh Hậu Giang 24
Bảng 3: Các chỉ tiêu về xã hội của tỉnh Hậu Giang 25
Bảng 4: Số lượng du khách đến Hậu Giang từ 2004 đến 2007 27
Bảng 5: Chỉ tiêu doanh thu du lịch từ năm 2004 đến 2007 29
Bảng 6: Chỉ tiêu GDP qua các năm từ 2005 đến 2007 30
Bảng 7: Tình hình đầu tư và phát triển du lịch qua 3 năm 2005 – 2007 32
Bảng 8: Cơ sở lưu trú tại Hậu Giang từ năm 2003 đến 2007 33
Bảng 9.1 : Độ tuổi của khách du lịch 47
Bảng 9.2 Nghề nghiệp của khách du lịch 48
Bảng 9.3 Thu nhập của khách đến Hậu Giang 48
Bảng 10: Thời gian thường đi du lịch của du khách 49
Bảng 11: Đối tượng đi du lịch với du khách 50
Bảng 12: Số lượng du khách biết đến du lịch Hậu Giang 50
Bảng 13: Dự định và kỳ vọng của du khách về du lịch Hậu Giang 52
Trang 6Trang
Bảng 1: Chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, văn hoá 23
Bảng 2: Các chỉ tiêu về kinh tế của tỉnh Hậu Giang 24
Bảng 3: Các chỉ tiêu về xã hội của tỉnh Hậu Giang 25
Bảng 4: Số lượng du khách đến Hậu Giang từ 2004 đến 2007 27
Bảng 5: Chỉ tiêu doanh thu du lịch từ năm 2004 đến 2007 29
Bảng 6: Chỉ tiêu GDP qua các năm từ 2005 đến 2007 30
Bảng 7: Tình hình đầu tư và phát triển du lịch qua 3 năm 2005 – 2007 32
Bảng 8: Cơ sở lưu trú tại Hậu Giang từ năm 2003 đến 2007 33
Bảng 9.1 : Độ tuổi của khách du lịch 47
Bảng 9.2 Nghề nghiệp của khách du lịch 48
Bảng 9.3 Thu nhập của khách đến Hậu Giang 48
Bảng 10: Thời gian thường đi du lịch của du khách 49
Bảng 11: Đối tượng đi du lịch với du khách 50
Bảng 12: Số lượng du khách biết đến du lịch Hậu Giang 50
Bảng 13: Dự định và kỳ vọng của du khách về du lịch Hậu Giang 52
Trang 7CHƯƠNG1: GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết của đề tài:
Du lịch ngày càng trở thành ngành kinh tế quan trọng vì hoạt động du lịch không những mang lại lợi ít kinh tế to lớn mà còn đem lại hiệu quả xã hội tích cực, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo Điều này lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn khi Hậu Giang là tỉnh vừa mới chia tách từ tỉnh Hậu Giang từ tháng 1 năm 2004 đời sống KT-XH còn kém phát triển tuy nhiên có nhiều tiềm năng phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái miệt vườn, một loại hình du lịch ngày càng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước
Xuất phát từ những nhận định trên tỉnh Uỷ, Hội Đông Nhân Dân và Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hậu Giang đã có chủ trương xây dựng chiến lược phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo tại tỉnh vừa đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế của tỉnh vừa góp phần gìn giữ cảnh quang môi trường
Hậu Giang có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên mang đậm tính chất đặc trưng của khu vực ĐBSCL có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, có hai mùa mưa nắng rõ rệt trong năm, có địa hình đồng bằng phù sa châu thổ thấp, chịu tác động trực tiếp của các ýếu tố sông với quá trình chính là sự bồi lắng của phù sa từ đó làm nên một vườn cây cối tươi tốt, vườn cây ăn quả bốn mùa xanh tươi và một hệ thống sông ngòi chằng chịt Bên cạnh đó Hậu Giang còn có nhiều tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long, cuộc sống ở đây thanh bình yên ả làm sao! Với những con người chất phát, thật thà, với những cách đồng vàng rực mùa lúa chín, với những dòng sông tắm mát quanh năm Tất cả đã làm nên một bức tranh quê hương tươi đẹp
Ngày nay khi mà quá trình đô thị hoá ngày càng nhanh và sâu sắc đã làm cho đời sống của con người thay đổi nhanh chóng nhưng ở Hậu Giang những nét đẹp về cuộc sống sinh hoạt của người vẫn nguyên vẹn, đặc trưng của con người nam bộ
Hậu Giang có vị trí vệ tinh và chịu ảnh hưởng lớn của Cần Thơ, là một điạ bàn trọng điểm phát triển du lịch miền Tây Nam Bộ đóng vai trò quan trọng đối với du lịch cả nước
Trang 8Hậu Giang nằm cách Thành Phố Hồ Chí Minh khoảng 230km về phía Tây Nam trên tuyến du lịch quan trọng của khu vực từ trung tâm du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh đến Cà Mau, có sông Hậu là một trong tuyến du lịch Mê Kông của quốc gia
Có vị trí thuận lợi, có tài nguyên du lịch phong phú cộng với lượng khách ngày càng tăng nhưng thực tế du lịch Hậu Giang chưa được phát triển một cách có bài bản và có chiến lược lâu dài Bên cạnh đó các cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, kĩ thuật phục vụ cho du khách còn nhiều yếu kém đặc biệt là khách sạn (Hậu Giang chưa có khách sạn đạt chuẩn sao) mà nếu đầu tư vào lĩnh vực này trong nhất thời đòi hỏi phải có nguồn ngân sách rất lớn Chính vì những ly do đó để thực hiện chiến lược lâu dài và bền vững phù hợp với tình hình kinh tế địa
phương nên em chọn đề tài nghiên cứu “Du lịch homestay ở tỉnh Hậu Giang”
để làm đề tài luận văn tốt nghiệp; nhằm tạo ra hướng du lịch mới lạ làm hài lòng khách du lịch và tìm ra những tiềm năng du lịch còn ẩn giấu của Hậu Giang Là người con của Đồng Bằng Sông Cửu Long em mong muốn được góp sức đưa du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long phát triển nói chung và Hậu Giang nói riêng đến đỉnh cao sánh ngang cùng các tỉnh bạn trong khu vực
1.1.2 Căn Cứ Khoa Học Và Thực Tiễn 1.1.2.1Căn cứ khoa học:
Tại hội nghị du lịch diễn ra ở Quebec (Canada), tổ chức WTO nhấn mạnh năm 2007 sẽ là một năm điểm của ngành du lịch sinh thái nhằm tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển bền vững và tiến đến mục tiêu chống nghèo đói ĐBSCL với thế mạnh du lịch sinh thái miệt vườn, trong đó, Tỉnh Hậu Giang với vai trò là điểm của khu vực, sẽ thu hút được khách du lịch từ nhiều vùng trong cả nước đến tham quan
Đồng bằng sông Cửu Long hứa hẹn sẽ là nơi thu hút một lượng khách du lịch khá lớn trong tương lai Những yếu tố tự nhiên về khí hậu mát mẻ, trong lành, các hoạt động trên vùng sông nước, đồng quê rất đặc trưng cho vùng đất Nam Bộ trù phú, sẽ là nơi lý tưởng phục vụ du khách, nhất là các dịp nghỉ dưỡng, mùa hè, du lịch chuyên đề
Trang 91.1.2.2Căn cứ thực tiễn
Qua thực tiễn nhận thấy rằng lợi ích kinh tế do du lịch đem về cho quốc gia khá lớn, nó có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước Nhưng hiện nay để duy trì và phát triển lợi ích cao hơn nữa đối với du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Hậu Giang nói riêng là một thách thức lớn vì hiện nay du lịch Việt Nam đang xảy ra hiện tượng khách du lịch đến Việt Nam một lần không trở lại lần hai Nhất là đối với du lịch ĐBSCL vì có nhận định cho rằng đi du lịch sinh thái ở một tỉnh của đồng bằng sẽ biết được sinh thái ở các tỉnh còn lại Sở dĩ có những nhận định như thế là vì cách thức tổ chức du lịch ở các tỉnh đồng bằng không có nét đặc trưng riêng của mỗi vùng trong khi đó tài nguyên du lịch của mỗi địa phương là khác nhau Điều này đã gây nên bất lợi cho du lịch đồng bằng- nơi mà tài nguyên du lịch có thể là vô tận
Xét riêng về du lịch Hậu Giang, tuy có đầy đủ điều kiện để phát triển mạnh du lịch nhưng hiện nay nhìn chung du lịch homestay ở Hậu Giang là yếu nhất so với các tỉnh đồng bằng khác vì du lịch homestay ở Hậu Giang vẫn còn mới lạ thiếu tính đặc sắc
ð Trước thực tiễn đó em tiến hành nghiên cứu đề tài du lịch Homestay ở
Hậu Giang Với mong muốn tạo ra nhiều sự khác biệt thú vị hấp dẫn mang nét đặc trưng riêng và có thể giữ chân du khách đến với Hậu Giang lâu hơn
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng du lịch Hậu Giang trong thời gian qua từ đó đánh giá, xem xét để xây dựng mô hình du lịch homestay ở tỉnh Hậu Giang, tạo thêm một loại hình du lịch hấp dẫn ở tỉnh Hậu Giang góp phần công cuộc xoá đói giảm nghèo ở địa phương
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thực trạng du lịch ở Hậu Giang trong 3 năm qua
+ Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với các loại hình dịch vụ du lịch ở Hậu Giang
+ Đánh giá tổng quan về cơ sở vật chất kỹ thuật ở Hậu Giang
+ Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với tài nguyên du lịch của tỉnh Hậu Giang
Trang 10- Xây dựng mô hình du lịch homestay ở tỉnh Hậu Giang + Các cơ sở căn cứ để phát triển du lịch homestay + Đưa ra mô hình du lịch homestay cho tỉnh Hậu Giang
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1Các Giả Thuyết Cần Kiểm Định
- Giả thuyết 1 : Khách du lịch đến Hậu Giang đều rất hài lòng về các loại hình
dịch vụ du lịch nơi đây
ð Giả thuyết này sẽ được kiểm định bằng phương pháp Willingness To Pay
- Giả thuyết 2 : Khách du lịch đều rất hài lòng đối với cơ sở vật chất kỹ thuật
khi đi du lịch đến Hậu Giang
ð Giả thuyết này sẽ được kiểm định bằng phương pháp tính tần số - Giả thuyết 3 : Khách du lịch đều rất hài lòng đối với tài nguyên du lịch nơi đây
ð Giả thuyết này được kiểm định bằng phương pháp Phân tích Cross – Tabulation
1.3.2 Câu Hỏi Nghiên Cứu
- Du khách đến Hậu Giang với mục đích gì và thời điểm họ thường đến ? - Nơi họ đã đến và muốn đến tham quan ở Hậu Giang là nơi nào ?
- Họ thường lưu trú lại Hậu Giang vài ngày hay về trong ngày ? - Họ biết đến du lịch Hậu Giang qua nguồn thông tin nào ? - Loại hình du lịch họ đã tham gia khi đi du lịch ?
- Họ có đánh giá tổng hợp như thế nào về các điểm du lịch ở Hậu Giang ? - Cho biết mức độ hài lòng của du khách về các yếu tyố khi đi du lịch Hậu
- Những điều khách hài lòng/ không hài lòng về du lịch Hậu Giang ? - Xin đề xuất ý kiến và góp ý để phát triển du lịch Hậu Giang ?
- Du khách mong muốn tìm kiếm lợi ích gì khi đi du lịch ở Hậu Giang ?
Trang 111.4 PHẠM VI NGHIÊN CÚU:
1.4.1 Về không gian: tỉnh Hậu Giang 1.4.2 Về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp được thu thập từ các sở, ban, ngành du lịch tỉnh Hậu Giang trong 3 năm từ 2005-2007
+Số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2008
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu: + Các điểm du lịch ở Hậu Giang
+ Du khách đến du lịch ở Hậu Giang
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1 TS.Lê Trọng Bình - Viện trưởng, Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch, Tổng
cục Du Lịch- Bài phát biểu trong Hội nghị Fesival Mekong tổ chức tại An Giang,
ngày 24/02/2006 Bài viết : “Tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch sinh
thái-văn hóa khu vực ĐBSCL” cho cái nhìn về du lịch ĐBSCL, hội tụ nhiều điều
kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa
2 Phạm Lê Hồng Nhung (2006) Đánh giá khả năng phát triển loại hình du lịch
Home – Stay ở Tiền Giang, luận văn tốt nghiệp khoa Kinh tế & Quản trị kinh
doanh trường đại họcTỉnh Hậu Giang Trên cơ sở phân tích tình hình du lịch ở Tiền Giang, các nguồn tài nguyên du lịch, các điều kiện để phục vụ cho loại hình du lịch homestay ở Tiền Giang, tác giả còn phân tích đặc điểm và mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch homestay tại Tiền Giang
3 Phạm Thị Ngọc – TPHCM – Tháng 4.2004 – Góp phần nghiên cứu định
hướng qui hoạch du lịch sinh thái vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: Đề tài nghiên cứu phân vùng địa lý tự nhiên, kiểm kê, đánh giá, xếp hạng và phân loại tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thành bảy cụm du lịch sinh thái và một trung tâm là Thành phố Cần Thơ Từ đó, tác giả đề xuất qui hoạch các điểm, tuyến, cụm du lịch trên cơ sở xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái đặc sắc, đa dạng, cung cấp cho các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững ở địa phương mình
Trang 12CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Mô Hình Nghiên Cứu
Với các mục tiêu đề ra đề tài nghiên cứu được thiết kế theo nghiên cứu mô tả kết hợp với nghiên cứu nhân quả
+ Nghiên cứu mô tả : là nghiên cứu dùng để mô tả những đặc tính và chức năng của thị trường, đánh giá hiện trạng, vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về thị trường Phạm vi nghiên cứu rộng, tốn nhiều thời gian
+ Nghiên cứu nhân quả : được sử dụng để tìm ra những bằng chứng của mối quan hệ nhân quả
Mục đích của nghiên cứu nhân quả là :
• Để hiểu rõ những nhân tố nào là nhân tố nguyên nhân (các biến độc lập) ảnh hưởng đến nhân tố kết quả (biến phụ thuộc)
• Xác định bản chất mối quan hệ giữa các nhân tố nguyên nhân và nhân tố kết quả phục vụ mục đích dự báo
2.1.2 Các Khái Niệm
Cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch, các khái niệm về du lịch cũng có sự nhìn nhận sâu sắc hơn, ngoại diện được mở rộng, nội hàm được hiểu
sâu hơn Đến nay,Tổ chức Du lịch Thế giới đã thống nhất các khái niệm: 2.1.2.1 Du lịch
“Du lịch là tổng hoà các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước với mục đích hoà bình Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ”(theo định nghĩa của Hội nghị Liên
Hợp Quốc về du lịch ở Roma năm 1963)
Bên cạnh đó, theo điều 10 của pháp lệnh du lịch Việt Nam số
11/1999/PL-UBTVQH: “Du lịch được hiểu là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
Trang 132.1.2.2 Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch thiên nhiên được thực hiện ở những nơi thiên nhiên còn tương đối nguyên vẹn với mục đích chính là chiêm ngưỡng và làm phong phú hơn kiến thức, sự hiểu biết của du khách Du lịch sinh thái còn bao hàm trách nhiệm hướng tới nơi đến, tổ chức điều hành du lịch và du khách để lại cho nền kinh tế địa phương, cuối cùng là giảm thiểu và tránh những tác động tiêu cực đến khu vực được thăm viếng Du lịch sinh thái phải góp phần bảo tồn các nơi thiên nhiên cũng như để lại cho nền kinh tế địa phương và nâng cao ý thức của du khách và dân cư về sinh thái
Nói cách khác, du lịch sinh thái là một loại hình của du lịch bền vững, là một dạng đề cao giá trị của thiên nhiên, là những chuyến đi có ánh nắng mặt trời, biển và cát và tất cả những hoạt động từ thể thao, tự nhiên, sức khỏe, những ngày nghĩ cho tới những hoạt động về văn hóa hay có tính chất mạo hiểm như leo núi, lên rừng, lội suối…Du lịch sinh thái là cầu nối giữa con người với thiên nhiên Trên thực tế, loại hình du lịch này đã phát triển từ những năm 1800, nhưng trong những năm gần đây nó mới thực sự được con người quan tâm và số lượng du khách dạng này cũng tăng lên nhanh chóng
2.1.2.3 Khách du lịch (tourist)
Khách du lịch là khách thăm viếng (visitor), lưu trú tại một quốc gia hay một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ lại qua đêm tại đó với mục đích như tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, tham dự hội nghị, tôn giáo, công tác, thể thao, học tập,
2.1.2.4 Khái niệm sản phẩm du lịch:
Có rất nhiều khái niệm liên quan đến sản phẩm du lịch
● "Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch." - Sản phẩm du lịch hữu hình: phòng ngủ khách sạn và các tiện nghi, các món đồ ăn đồ uống của nhà hàng,…
-Sản phẩm du lịch vô hình: điều kiện thiên nhiên ở nơi nghỉ mát, chất lượng phục vụ của các công ty vận chuyển khách (hàng không, tàu hỏa, tàu thủy, ô tô,…)
Trang 14Trong nhiều trường hợp, sản phẩm du lịch là sự kết hợp cả yếu tố hữu hình và yếu tố vô hình
● Theo tiến sĩ Thu Trang Công Thị Nghĩa – Tiến sĩ sử học, Ủy viên Đoàn Chủ Tịch Hội người Việt Nam tại Pháp: "Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm tiêu dùng đáp ứng cho nhu cầu của du khách, nó bao gồm di chuyển, ăn ở và giải trí." - Di chuyển tức là nhu cầu cần thiết sử dụng mọi phương tiện giao thông như máy bay, xe lửa, tàu biển, mô tô và các phương tiện vận chuyển truyền thống như lạc đà, xe ngựa, voi, thuyền rồng,…
- Lưu trú liên quan đến loại hình và cơ sở lưu trú
- Nghệ thuật ăn uống đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng con người và cũng là một nghệ thuật, nó tạo nền văn hóa ẩm thực của các quốc gia, các vùng
- Loại sản phẩm đặc trưng cho giải trí đó là các tuyến du lịch dài ngày hay ngắn ngày
● Theo các nhà du lịch Trung Quốc, sản phẩm du lịch bao gồm 2 mặt chính: - Xuất phát từ điểm đến, sản phẩm du lịch là chỉ toàn bộ dịch vụ của nhà kinh doanh du lịch dựa vào vật thu hút du lịch và khởi sự du lịch cung cấp cho du khách để thỏa mãn nhu cầu hoạt động du lịch
- Xuất phát từ góc độ người du lịch là chỉ quá trình du lịch một lần do du khách bỏ thời gian, chi phí và sức lực nhất định để đổi được
Từ các định nghĩa trên có thể đưa ra một định nghĩa bao quát và ngắn gọn
hơn: "Sản phẩm du lịch là sự kết hợp các hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lí tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch."
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + hàng hóa và dich vụ du lịch
2.1.2.5 Các đặc tính của sản phẩm du lịch
- Sản phẩm du lịch mang tính trừu tượng, vô hình do đó nó khó bán hơn các sản phẩm khác Thực sự nó là một kinh nghiệm hơn là một món hàng vật chất cụ thể mà khách hàng có thể kiểm tra trước khi mua Khả năng phi cụ thể này khiến cho các sản phẩm du lịch rất dễ bị đối thủ cạnh tranh bắt chước, đây chính là thách thức chủ yếu đối với những nhà cung ứng du lịch
- Sản phẩm du lịch được bán cho du khách trước khi họ thấy và hưởng thụ nó Đối với các sản phẩm khác người tiêu dùng được nhìn thấy sản phẩm và chọn
Trang 15lựa sản phẩm vừa ý thì họ mới trả tiền Còn đối với sản phẩm du lịch du khách phải trả tiền trước mặc dù họ không biết được chất lượng sản phẩm cho tới khi họ sử dụng nó
- Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản xuất ra chúng Do đó, để thực hiện quá trình tiêu thụ sản phẩm người mua hàng được đưa đến nơi sản xuất và tiêu dùng tại chỗ Đây cũng chính là lí do làm cho sản phẩm du lịch mang tính độc quyền và không thể so sánh giá của sản phẩm du lịch này với giá của sản phẩm du lịch kia một cách tùy tiện
- Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm tổng hợp các ngành kinh doanh khác (như hàng không, khách sạn, nhà hàng, tụ điểm vui chơi giải trí,…)
- Các sản phẩm du lịch thường ở xa nơi khách hàng thường trú Do đó phải cần đến một hệ thống phân phối thông qua việc sử dụng các đơn vị trung gian (như cơ quan và đại lí du lịch) tức là những đơn vị có khả năng ảnh hưởng đến du khách tiềm tàng
- Sản phẩm du lịch không thể tồn kho Sản phẩm du lịch như chỗ ngồi hành khách trên máy bay, phòng khách sạn, chỗ ngồi của khách ăn trong nhà hàng, vé vào cửa của các tụ điểm vui chơi, vé tàu tốc hành thì không thể tồn kho được, bởi vì mỗi một ghế trống trên máy bay, một phòng trống trong khách sạn, một chỗ ngồi trong nhà hàng, một vé vào cửa hay vé tàu tốc hành không bán được chính là phần doanh thu bị mất đi
- Trong một thời gian ngắn, không có cách nào gia tăng lượng cung cấp sản phẩm du lịch Lượng cung cấp này vốn dĩ cố định, ví dụ một khách sạn chỉ có bấy nhiêu phòng và một máy bay chỉ có bấy nhiêu chỗ ngồi
- Sản phẩm du lịch mang tính thời vụ rõ rệt và có chu kì sống ngắn Trong thời gian ngắn, cho dù lượng cung cấp sản phẩm là cố định nhưng nhu cầu khách thì không, nó thay đổi nhanh chóng (ví dụ nguyên do bởi thời tiết) Đối với các cơ quan cung ứng cũng có mùa cao điểm đông khách và cũng có mùa không có khách
- Khách mua sản phẩm du lịch thường ít trung thành và không trung thành với một nhãn hiệu, do đó tạo ra sự bất ổn về nhu cầu của khách
- Nhu cầu của khách hàng dễ bị thay đổi vì sự giao động của tỷ giá tiền tệ, tình hình kinh tế bất ổn, biến động chính trị tại các nước có chính phủ không ổn định hay những tình huống tương tự
Trang 162.1.2.6 Homestay
Đây là loại hình du lịch dành cho những người thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập quán của nhiều nền văn hóa khác nhau Đúng nghĩa với homestay, có nghĩa là khách sẽ ở tại nhà dân, cùng ăn, cùng tham gia lao động với người dân trong một không gian miệt vườn, đơn giản, vui vẻ và thân thiện Chính vì thế mà du khách sẽ thấy mình được về với thiên nhiên và cảm nhận những điều thú vị từ cuộc sống dân dã
2.1.2.7 Các đặc trưng của du lịch Homestay:
Du lịch dạng homestay ở Việt Nam phát triển ở các vùng Mai Châu, Buôn Ma Thuột, Sa Pa và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Điểm đến nổi bật trong các chương trình tour homestay gần đây là đồng bằng sông Cửu Long
Gần đây, mô hình "homestay" của Việt Nam đang thực sự tạo ấn tượng thân thiện với bạn bè quốc tế trong những chuyến giao lưu Riêng đối với du khách nước ngoài, họ đã tìm thấy nhiều điều thú vị từ tour du lịch này Phần lớn số khách này đến từ châu Âu, ở lứa tuổi trung niên và có mức sống khá giả, muốn thử sức mình ở môi trường du lịch mang tính khám phá Họ đặc biệt thích thú khi tham dự những bữa cơm thân mật với gia đình người Việt, thưởng thức các món ăn Nam Bộ, theo những người trong gia đình đi gặt lúa, giăng câu, bắt cá hoặc thu hoạch trái cây trong vườn Phong cảnh và nếp sống đặc trưng của vùng đất "miệt vườn sông nước" được chính họ khám phá dần trong những dịp sinh hoạt chung với gia đình người Việt, những buổi ngồi nghe đờn ca tài tử với bà con trong xóm hoặc được chủ nhà cho đi chợ bằng ghe máy Người dân miệt vườn không giỏi tiếng Anh nhưng vốn hiếu khách nên họ nói rất nhiều mặc khách hiểu hay không, vì vậy xảy ra nhiều chuyện buồn cười giữa họ với khách, nhưng bằng "ngôn ngữ" cử chỉ và ánh mắt, khoảng cách chủ - khách khác quốc tịch bị xóa bỏ
Loại hình tour homestay không chỉ thu hút du khách quốc tế mà còn nhận được nhiều đơn đặt hàng của du khách trong nước.Với nét đặc thù sông nước, không gian dân dãýên bình miệt vườn, sự tiếp đón thân thiện, cuộc sống thường ngày của người dân miền Tây… hấp dẫn không chỉ những vị khách phương Tây quen nếp sống hiện đại, mà cả những vị khách thành phố muốn tìm một không
gian yên ả để xả stress!
Trang 172.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương Pháp Thu Thập Số Liệu
2.2.1.1 Số liệu thứ cấp
- Nghiên cứu số liệu sẵn có của các sở, ban ngành có liên quan như tài liệu
thống kê của sở du lịch Tỉnh Hậu Giang, tổng cục thống kê …
- Thu thập thông tin từ cộng đồng địa phương, từ các tổ chức kinh doanh du
lịch trên địa bànTỉnh Hậu Giang, từ các bài viết trên sách báo, tạp chí, Internet
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp
Thu thập bằng cách lập bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp khách du lịch đến với Tỉnh Hậu Giang, cụ thể :
a) Đối tượng phỏng vấn
Lý do chọn đối tượng phỏng vấn cho đề tài là tất cả du khách đang đi du lịch ở Tỉnh Hậu Giang không phân biệt du khách đã đi du lịch hay chưa là nhằm đánh giá mức độ hài lòng của du khách khi đi du lịch ở Tỉnh Hậu Giang và nhằm khảo sát nhu cầu đi du lịch và ý kiến của du khách về các loại hình du lịch của Hậu Giang Đề tài cũng không phân biệt khách mua tour hay khách lẻ vì tiêu chí chọn đối tượng phỏng vấn của đề tài là “số lượng khách đếnTỉnh Hậu Giang” và trong những năm gần đây do lượng khách du lịch đến với Hậu Giang là quá ít và đa phần là khách nội địa nên:
Đề tài được tiến hành phỏng vấn tập trung vào đối tượng là khách nội địa đi du lịch ở Tỉnh Hậu Giang (bao gồm cả những du khách đã và đang đi du lịch ở Tỉnh Hậu Giang ) Và đối tượng phỏng vấn đựợc phân theo khu vực địa lý, có thể chia làm 2 nhóm khách sau :
Nhóm 1 : khách du lịch trong nước (là khách đến từ các tỉnh thành khác trong lãnh thổ Việt Nam)
Nhóm 2 : khách du lịch địa phương (là khách đến từ các quận, huyện của Tỉnh Hậu Giang )
b) Phương pháp chọn mẫu
Trong du lịch thường có sự phân định rõ ràng các nhóm đối tượng khách khác nhau, mỗi nhóm đối tượng khách sẽ có những nhu cầu và sở thích khác nhau Do vậy đề tài chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng Theo phương pháp này mẫu được chọn ra có tính đại diện cho tổng thể cao hơn;
Trang 18giảm đáng kể sai số trong nghiên cứu; có thể chọn ít mẫu để tiết kiệm thời gian và chi phí và ưu điểm nổi bật là đáp ứng tốt mục đích nghiên cứu Cơ cấu mẫu được xác định là 60 mẫu theo cơ cấu của các nhóm khách là đi du lịch đến với Tỉnh Hậu Giang
c) Cỡ mẫu
Đặc điểm du lịch là khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập quán của người dân tại địa phương, du khách sẽ ở tại nhà dân, cùng ăn, cùng tham gia lao động với người dân trong một không gian miệt vườn, đơn giản, vui vẻ và thân thiện., cho nên trong phạm vi đề tài nghiên cứu này em chỉ chọn đại diện một vài điểm du lịch để thực hiện phỏng vấn
Do thời gian phỏng vấn có hạn, mà cỡ mẫu có ý nghĩa là từ 30 mẫu trở lên nên em xác định cỡ mẫu cho đề tài là 60 mẫu Trong đó cơ cấu mẫu theo từng nhóm khách được xác định dựa vào số lượng du khách đến Tỉnh Hậu Giang qua 3 năm từ năm 2005 đến năm 2007
2.2.2 Phương Pháp Phân Tích Số Liệu
- Đối với mục tiêu 1 : Sử dụng các thông tin thứ cấp phân tích tình hình
hoạt động du lịch ở Tỉnh Hậu Giang trong 3 năm gần đây Sử dụng các thông tin điều tra từ việc phỏng vấn trực tiếp để đánh giá sự hài lòng của du khách thông qua phương pháp phân tích bảng chéo (Cross-Tabulation)
Ø Phương pháp phân tích Cross-Tabulation
Ý nghĩa: Cross – Tabulation là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba
biến cùng lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt Kỹ thuật này được sử dụng rất rộng rãi trong nghiên cứu Marketing thương mại vì: (1) Chuỗi phân tích này cung cấp những kết luận sâu hơn trong các trường hợp phức tạp; (2) Cross – Tabulation có thể làm giảm bớt các vấn đề của các ô (cells) và (3) Phân tích Cross – Tabulation tiến hành đơn giản Trong đề tài này chúng ta sẽ sử dụng phân tích Cross – Tabulation hai biến
Trang 19Tiến trình phân tích Cross – Tabulation hai biến:
Bảng phân tích Cross – Tabulation hai biến còn được gọi là bảng tiếp liên (Contigency table), mỗi ô trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của hai biến
Việc phân tích các biến theo cột hay theo hàng là tuỳ thuộc vào việc biến đó được xem xét như là biến độc lập hay biến phụ thuộc Thông thường khi xử lý, biến xếp theo cột là biến độc lập và biến xếp theo hàng là biến phụ thuộc
Trong phân tích Cross – Tabulation, ta cũng cần quan tâm đến giá trị kiểm định Ở đây phân phối “chi bình phương” cho phép ta kiểm định mối quan hệ giữa các biến
Giả thuyết H0 trong kiểm định có nội dung sau: H0: Không có mối quan hệ giữa các biến H1: Có mối quan hệ giữa các biến
Giá trị kiểm định χ2
trong kết quả phân tích sẽ cung cấp mức ý nghĩa của kiểm định (P-value) Nếu mức ý nghĩa này nhỏ hơn hoặc bằng α (mức ý nghĩa phân tích ban đầu) thì kiểm định hoàn toàn có ý nghĩa, hay nói cách khác bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là các biến có liên hệ với nhau Ngược lại thì các biến không có liên hệ nhau
Phương pháp phân tích tần số (frequency distribution)
Bước đầu tiên để mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một mẫu số liệu thô là lập bảng phân phối tần số
v Bảng phân phối tần số (frequency table)
+ Ý nghĩa: bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp thành từng tổ khác nhau
Để lập một bảng phân phối tần số trước hết là phải sắp xếp dữ liệu theo một thứ tự nào đó – tăng dần hoặc giảm dần Sau đó thực hiện các bước sau:
Ÿ Bước 1: Xác định số tổ của dãy số phân phối (number of classes) Số tổ (m) = [(2)x số quan sát x (n)]0,3333
Chú ý: số tổ chỉ nhận giá trị nguyên dương
Ÿ Bước 2: Xác định khoảng cách tổ (k) (class interval)
mK = Xmax-Xmin
Trong đó Xmax là lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối
Trang 20Xmin là lượng biến nhỏ nhất của dãy số phân phối
Ÿ Bước 3: Xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ (class boundaries)
Một cách tổng quát: giới hạn dưới của tổ đầu tiên sẽ là lượng biến nhỏ nhất của dãy số phân phối, sau đó lấy giới hạn dưới cộng với khoảng cách tổ (k) sẽ được giá trị của giới hạn trên, lần lượt như vậy cho đến tổ cuối cùng Giới hạn trên của tổ cuối cùng là lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối
Ÿ Bước 4: Xác định tần số của mỗi tổ (frequency)
Xác định tần số của mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó Cuối cùng, trình bày kết quả trên biểu bảng và sơ đồ
MÔ HÌNH MA TRẬN SWOT Ô này luôn luôn để
Liệt kê những cơ hội
Tối thiểu hóa những điểm yếu và tránh khỏi
các mối đe dọa
Việc phân tích sản phẩm kết hợp với ma trận SWOT, được xem như một công cụ quan trọng giúp chúng ta có chiến lược phát triển tốt nhất Vì vậy, phân tích ma trận SWOT sẽ giúp ta rất nhiều trong việc đưa ra các giải pháp đúng đắn để phát triển du lịch
-Đối với mục tiêu 2 : Tổng hợp các phương pháp phân tích trên đưa ra mô hình
xây dựng du lịch homstay ở tỉnh Hậu Giang
Trang 21CHƯƠNG 3: DU LỊCH HẬU GIANG VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH 3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Hậu Giang được tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ năm 2004, có tọa độ địa lý 105o20’ - 105o55’ kinh độ Đông và 9o35’ - 10o00’ vĩ độ Bắc, diện tích tự nhiên là 1.607,72 km2 Trung tâm của tỉnh là thị xã Vị Thanh, các huyện lỵ bao gồm: Phụng Hiệp, Vị Thuỷ, Long Mỹ, Châu Thành A, Châu Thành và thị xã Ngã Bảy Ranh giới hành chính của tỉnh được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp TP Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long - Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng
- Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu - Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang
Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính, gồm 2 thị xã và 5 huyện:
Trang 223.1.1.2 Địa hình, diện mạo, thổ nhưỡng
Về địa hình, đồng bằng châu thổ của Tỉnh chiếm 95% diện tích, bằng phẳng có xu thế thấp dần theo hướng ra sông Hậu với một số vũng trũng cục bộ (Phương Ninh) Hậu Giang có dạng địa hình đồng bằng phù sa châu thổ thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam, chiều cao trung bình khoảng 1,2m, độ dốc thấp, chịu tác động trực tiếp của các yếu tố sông với quá trình chính là bồi lắng Sự bồi đắp của phù sa làm cho cây cối, vườn cây ăn trái quanh năm tươi tốt, phong cảnh hoang sơ, có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái.Trên địa bàng Tỉnh Hậu Giang có ba nhóm đất chính là nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và nhóm đất lập liếp
3.1.1.3 Khí hậu
Kết quả quan trắc nhiều năm tại khu vực cho thấy, đặc điểm khí hậu của Hậu Giang mang đặc tính của toàn bộ khu vực đồng bằng sông Cửu Long là khí hậu nóng ẩm chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Trong năm, khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
* Chế độ nhiệt, giờ nắng
Nhiệt độ trung bình hàng năm của khu vực Hậu Giang là 27oC Tháng 4 là tháng nóng nhất có nhiệt độ trung bình tháng là 28,5oC, tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất - 25,3oC Biên độ nhiệt chênh lệch của 2 thời điểm nóng nhất và lạnh nhất khoảng 2oC cho thấy chế độ nhiệt của khu vực phù hợp với sức khỏe của con người và như vậy khá thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động du lịch ngoài trời Số giờ nắng trung bình mỗi ngày trong năm là 7,1 giờ Thời gian có số giờ nắng trung bình lớn trong năm kéo dài từ tháng 1 đến tháng 5
* Chế độ mưa, độ ẩm
Mang đặc điểm khí hậu chung của cả khu vực, Hậu Giang có 2 mùa mưa, nắng trong 1 năm Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 5 Tuy nhiên, chênh lệch về lượng mưa giữa 2 mùa và các tháng trong năm không nhiều Tháng 10 là tháng có mưa nhiều nhất trong năm, lượng mưa trung bình là 276mm, tháng 2 là tháng có mưa ít nhất - 2mm Tổng lượng mưa trung bình năm là 1650mm Lượng mưa toàn năm tập trung vào mùa mưa chiếm 85% lượng mưa trong năm Độ ẩm trung bình năm của khu vực là
Trang 2382% Tháng 2 là tháng có độ ẩm trung bình nhỏ nhất - 77%, tháng 9 có độ ẩm trung bình lớn nhất - 86%
* Chế độ gió
Chế độ gió của khu vực khá rõ rệt theo 2 hướng Đông - Đông Nam và Tây - Tây Nam Từ tháng 5 đến tháng 9 hướng gió chủ yếu là Tây Nam - Tây Tây Nam, tháng 10 hướng gió chuyển dần sang hướng Bắc, từ tháng 11 đến tháng 3 gió chuyển sang hướng Đông - Đông Nam, tháng 4 gió chuyển hướng sang hướng Nam để tiếp tục chuyển dần sang hướng Tây - Tây Nam Tốc độ gió trung
Nguồn: Qui hoạch tổng thể du lịch Hậu Giang đến năm 2020
Thích hợp nhất đối với sức khỏe con người và hoạt động du lịch
Tương đối thích hợp đối với sức khỏe con người và hoạt động du lịch
3.1.1.4 Thuỷ văn
Cũng như hầu hết các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Hậu Giang có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo nên những tuyến giao thông thuỷ nội tỉnh và nối liền với các tỉnh trong khu vực Địa bàn tỉnh Hậu Giang chịu ảnh hưởng của hai hệ thống dòng chảy:
- Hệ thống sông Hậu: chịu ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều không đều
của biển Đông; lưu lượng và biên độ triều lớn, mật độ sông rạch phân nhánh dày và chịu tác động tương tác giữa lũ và triều
- Hệ thống sông Cái Lớn: chịu ảnh hưởng bởi chế độ nhật triều của biển
Tây; lưu lượng và biên độ triều thấp, mật độ kênh rạch phân nhánh trung bình , chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn và cũng là trục tải lũ từ sông Hậu ra biển Tây
ü û
Trang 24Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống các kênh, rạch chuyển nước từ sông Hậu về biển Tây và bán đảo Cà Mau theo hướng Đông Bắc và Tây Nam với các kênh chính là; kênh Xà No, Nàng Mau, Cái Côn - Quản Lộ - Phụng Hiệp Tỉnh Hậu Giang đã đầu tư các tuyến kênh trục chính (mặt cắt ngang từ 20-40 m) Hệ thống kênh cấp 2 (mặt cắt ngang từ 10 - 20 m) dài gần 4.500km, đã nạo vét hơn 3.000 km, đạt trên 65%
Hệ thống ngăn mặn: Vùng phía Tây huyện Long Mỹ và một phần xã Hoả Tiến (thị xã Vị Thanh) hàng năm bị nước mặn xâm nhập vào mùa khô theo các sông Ngan Dừa và Nước Trong, nhờ hệ thống cống ngăn mặn Mỹ Phước khá hoàn chỉnh và tuyến đê ngăn mặn dài 56 km cặp sông Xẻo Chít, Nước Trong, sông Cái Tư, tình hình nhiễm mặn ở khu vực này được cải thiện rõ rệt, cơ bản giải quyết được việc chống xâm nhập mặn cho trên 10.000 ha Hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nông nội đồng được xây dựng khá dày đặc, hiệu quả khá rõ nét trong sản xuất nông nghiệp Diện tích canh tác có thuỷ lợi cơ sở đạt trên 75.000 ha, trong đó diện tích có chủ động tưới tiêu là 66.000 ha, chiếm gần 90% diện tích canh tác nói trên
3.1.1.5 Sinh vật
Trước đây, Hậu Giang có các hệ sinh thái ngập nước khá phong phú;
riêng khu vực Lung Ngọc Hoàng được xem là vùng trũng chứa nước ngọt lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long Đây là nơi di trú và tập trung nhiều loại thuỷ sản ngọt vào mùa khô để tái sinh sản vào mùa mưa năm sau Hệ động vật trên cạn chỉ còn các loài chim như gà nước, le le ; nhóm bò sát như trăn, rắn, rùa rất phong phú tập trung ở vùng rừng ngập nước Hệ thuỷ sinh vật tương đối đa dạng với 173 loài cá, 14 loài tôm, 198 loài thực vật nổi, 129 loài động vật nổi, 43 loài động vật đáy; trong đó đáng lưu ý nhất là loài cá đặc sản Thác Lác đã bắt đầu hình thành thương hiệu của địa phương Ngoài ra với tính chất nhiễm lợ nhẹ và lưu lượng nguồn nước mùa khô khá ổn định của sông Cái Lớn, khu vực Long Mỹ có thể hình thành vùng nuôi giống tôm càng xanh quan trọng cho khu vực
Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có Khu bảo tồn sinh thái Lung Ngọc Hoàng và khu bảo tồn nghiên cứu khoa học Hoà An-VH10 (Phụng Hiệp) đang từng bước khôi phục và bảo tồn hệ động thực vật tự nhiên rừng ngập nước và trũng nước ngọt
Trang 25Nhìn chung với tài nguyên đất đai khá đa dạng, chế độ thuỷ văn dễ điều tiết, địa hình bằng phẳng rất thuận lợi cho phát triển các vườn cây trái, các loại rau quả bốn mùa và các loại đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long Nhiều vùng sinh thái đặc trưng ở đây có điều kiện thuận lợi để xây dựng các khu bảo tồn kết hợp với nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái
3.1.2 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
3.1.2.1 Giao thông
Mạng lưới đường bộ: Hiện nay tuyến Quốc lộ từ Thị Xã Vị Thanh(tỉnh Hậu Giang) đi TP Cần Thơ và các tỉnh lân cận như Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau,… đã được nâng cấp và mở rộng Hệ Thống các tuyến đường liên huyện và đường đô thị dài 3.253km phần lớn đã được rải nhựa, còn một số đường đang xây dựng mới và có một số cải tạo, nâng cấp và mở rộng thêm
Với hệ thống giao thông như hiện nay tạo thuận tiện cho tỉnh Hậu Giang nối liền mạch giao thông giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tạo khả năng giao lưu và thúc đẩy phát triển kinh tế - xá hội tại các tỉnh vùng Nam sông Hậu nói riêng và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung
Mạng lưới đường thuỷ: Tỉnh Hậu Giang là tỉnh có rất nhiều sông, kênh rạch với tổng chiều dài khoảng 860 km sông, kênh, rạch cấp I đến cấp IV, trong đó các cấp quản lý bao gồm:
- Trung ương quản lý các tuyến như; sông Hậu, Cái Nhúc, Cái Tư, kênh Xà No, Cái Côn, kênh Quản lộ - Phụng Hiệp với tổng chiều dài khoảng 100 km
- Tỉnh quản lý gồm 5 tuyến cấp IV, tổng chiều dài gần 300 km
- Hệ thống kênh, rạch do huyện quản lý 470 km đã hình thành mạng lưới đường thuỷ chằng chịt trải đều trên địa bàn tỉnh đảm bảo cho việc vận chuyển đường thuỷ thuận lợi
3.1.2.2 Cấp điện
Nguồn cung cấp điện từ hệ thống điện lưới quốc gia Miền Nam và đường dây 500KV Bắc – Nam Lưới 230KV, đường dây 230KV Phú Lâm – Trà Nóc – Kiên Giang - Hậu Giang Lưới phân phối điện có cấp điện áp 110KV/22KV Mạng lưới trung thế kéo đến trung tâm các xã vùng sâu, vùng xa, nhiều xã đã
Trang 26được điện khí hoá Tỷ lệ dân sử dụng điện toàn tỉnh trên 90%, khu vực nông thôn 86% Hệ thống điện nước được các cấp, ngành trong tỉnh quan tâm đầu tư mở rộng theo hướng xã hội hoá
3.1.2.3 Cấp thoát nước
- Cấp thoát nước thành thị: tại thị xã, các thị trấn, cụm kinh tế - xã hội đều có trạm cấp nước như; thị xã Vị Thanh công suất 5.000m3/ngày đêm, Long Mỹ 1.000 m3/ngày đêm, Phụng Hiệp 1.000 m3/ngày đêm, Cây Dương 480 m3/ngày đêm, Tân Bình 480 m3/ ngày đêm, Hoà MỸ 240 m3/ngày đêm và một số nhà máy nước khác ở các trung tâm đô thị mới thành lập, đang được mở rộng và xây dựng mới
- Cấp nước tại nông thôn: hệ thống cấp nước tập trung tại các cụm kinh tế - xã hội đang phát triển, công suất trung bình 20 m3/h, tại các cụm dân cư đều có hệ thống nhỏ cung cấp nước sạch phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho bà con nông dân Hiện tại toàn tỉnh tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sach chiếm 75% tổng số hộ, trong đó khu vực nông thôn là 64% Tỉnh Hậu Giang đang có chủ trương đầu tư các công trình cấp nước nhằm nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch
3.1.2.4 Bưu chính viễn thông
So với các tỉnh trong khu vực, ngành Bưu chính viễn thông của tỉnh Hậu Giang đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh đáp ứng được nhu cầu kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Hiện nay các huyện, thị trong tỉnh đều được trang bị tổng đài tự động liên lạc thông suốt trong nước và quốc tế Đến năm 2005 trên địa bàn tỉnh có 01 bưu cục nằm ở trung tâm thị xã và 6 bưu cục cấp huyện, 48 bưu cục khu vực và 14 đại lý bưu điện phục vụ tại các xã, phường trên địa bàn tỉnh, trong đó có 30 bưu cục văn hoá Tổng số máy điện thoại là 34.118 máy, mật độ bình quân 4,32 máy/người Chât lượng và sản lượng ngày càng được nâng cao, các bưu cục được bố trí rộng khắp trên địa bàn nên công việc phát triển các dịch vụ như thư báo và việc phục vụ thông tin liên lạc cho nhân dân ngày càng được đảm bảo
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của ngành bưu điện rất nhanh, hàng năm tăng 30% Tuy nhiên ngành vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn do địa bàn rộng mạng lưới bưu cục chưa được bố trí hợp lý, bán kính bình quân phục vụ và khai thác còn nhiều hạn chế
Trang 273.1.3 Hệ thống dịch vụ xã hội 3.1.3.1 Y tế
Hệ thống y tế của Hậu Giang tuy chưa được hình thành rộng khắp 3 tuyến, riêng tuyến tỉnh mới được nâng cấp lên từ tuyến huyện sau khi Hậu Giang được tách tỉnh
Toàn tỉnh hiện có 6 bệnh viện đa khoa, 9 phòng khám đa khoa khu vực, 2 nhà bảo sanh khu vực và 54/60 trạm y tế phường, xã Ngoài ra ở các trung tâm huyện thị còn có các phòng mạch tư, hiệu thuốc và các đại lý thuốc tân dược và y học dân tộc, phòng trồng răng,… góp phần đáng kể vàơ việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân
Toàn hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh có 785 giường, số ngày phục vụ của 01 giường tại trạm y tế chỉ vào khoảng 14ngày/tháng trong khi tại các trung tâm y tế là 32 ngày/tháng do tình hình trang thiết bị và các y bác sĩ còn thiếu Một số bệnh nhân ở xã chuyển lên tuyến thị xã, nhất là bệnh viện Hậu Giang, tạo ra tình trạng mất cân đối trong hoạt động ngành y
Nhìn chung ngành y tế của tỉnh Hậu Giang đã phủ kín nhưng đa số cơ sở y y tế đều nhỏ bé, không đạt tiêu chuẩn, nhiều nơi quá tải như Phụng Hiệp, Long Mỹ,… còn thiếu nhiều chuyên khoa, trang thiết bị cũ kỹ, thiếu thốn, chắp vá, về nhân sự còn thiếu hoặc chưa đủ tiêu chuẩn, chức năng chủ yếu là khám bệnh bán thuốc và thực hiện các chương trình mục tiêu do Nhà nước đề ra
3.1.3.2 Các cơ sở văn hoá thông tin, phát thanh truyền hình, thể thao - Văn hoá, thông tin: Mặc dù mới tách tỉnh nhưng hoạt động văn hoá trên
địa bàn tỉnh Hậu Giang khá nhộn nhịp, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân Hiện nay trung tâm văn hoá của tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động và loại hình văn hoá cho nhiều đối tượng khác nhau Toàn tỉnh cớ 4 đội tuyên truyền, xe văn hoá xã, các đội đờn ca tài tử ở các huyện như: Châu Thành, Châu Thành a, Long Mỹ, tổ chức phục vụ cho nhân dân vào các dịp lễ Tết và các chương trình mục tiêu do Nhà nước đề ra Toàn tỉnh có 1 thư viện tỉnh và 5 thư viện huyện, thị với tổng số sách là 22.963 quyển; ngoài ra các trường còn có thư viện riêng, chủ yếu là trưng bày sách giáo khoa phục vụ cho giáo viên, học sinh; mỗi xã cũng có tủ
Trang 28sách pháp luật, nhưng cơ sở nhỏ hẹp, chưa đủ tiêu chuẩn, số bản sách chưa phong phú về thể loại
- Phát thanh, truyền hình: Đài phát thanh - truyền hình Hậu Giang chưa có trụ sở chính đặt tại thị xã Vị Thanh, mặc dù còn gặp những khó khăn về mọi mặt nhưng đài đã cố gắng khắc phục và dần dần đưa ra những chương trình hay, hấp dẫn đáp ứng được nhu cầu giải trí của khán giả xem đài
Nhìn chung hiện nay các huyện thị đều có đài phát thanh và đi đến tận xã,phường và được bố trí một cán bộ có trình độ chuyên môn thông qua đào tạo ngắn hạn hoạt động thống nhất về nghiệp vụ Các trạm truyền thanh xã, phường còn tạm bợ nằm chung trong các nơi làm việc của xã phường
3.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 3.2.1 Điều kiện kinh tế xã hội
Hậu Giang được tách ra từ từ Tỉnh Cần Thơ cũ vào năm 2004 và từ đó đến nay Hậu Giang đã nỗ lực phấn đấu vươn lên đạt nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội
Hậu Giang phấn đấu ngay trong năm đầu tiên thành lập tỉnh (năm 2004) đạt các mục tiêu chủ yếu để tạo đà cho các năm tiếp theo như: Thu ngân sách phấn đấu đạt 108 tỉ 800 triệu đồng và tổng chi ngân sách là 506 tỉ 700 triệu đồng, GDP bình quân đầu người trên 5.000.000 đồng/năm Để từng bước hình thành tỉnh Hậu Giang là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật mới ở tiểu vùng Tây Sông Hậu, đòi hỏi tỉnh phải đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ít nhất là 10%/năm và có bước chuyển biến mạnh về chất lượng tăng trưởng, để tăng hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao mức sống các tầng lớp dân cư trong tỉnh
Trang 29Bảng 1: Chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, văn hoá
STT Chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, 4 Số học sinh phổ thông (các loại) 137.791 130.707 127.585 5 Số lượng trẻ em được đi học các trường phổ thông - 117.388 127.585
7 Số xã, phường có trường trung học cơ sở 46 46 48
14 Số xã, phường có trung tâm sinh hoạt cộng đồng, thư viện
16 Số xã, phường có đường ô tô đến trung tâm 50 53 57 17 Số trụ sở xã, phường được xây dựng mới - 3 4
Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang
Trang 30Bảng 2: Các chỉ tiêu về kinh tế của tỉnh Hậu Giang
6 Tổng đầu tư toàn tỉnh (triệu đồng) 1.833.000 2.230.000 2.460.000 7 Đầu tư Trung ương cơ bản 60.000 110.000 150.000 8 Đầu tư địa phương 508.059 647.893 700.000
10 Đầu tư khu vực tư nhân (triệu
Trang 31Bảng 3: Các chỉ tiêu về xã hội của tỉnh Hậu Giang
STT Chỉ tiêu về xã hội ĐVT Năm chia
Tổng số: 772.239 người, trong đó: Nam: 379.069 người; nữ: 393.170
người; Người kinh: chiếm 96,44%; Người Hoa: chiếm 1,14%; Người Khơ-me: 2,38%; Các dân tộc khác chiếm 0,04% Khu vực thành thị: 115.851 người; nông thôn; 656.388 người
3.2.2.2 Lao động:
Tổng số: 470.130 người Trong đó, lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế: 382.035 người; lao động dự trữ: 88.095 người
Trang 323.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY (2004 - 2007)
3.3.1 Khách du lịch
Theo thống kê của Tổng cục du lịch Vệt Nam trong những năm gần đây do đời sống con người ngày một được nâng cao, nhu cầu đi du lịch của du khách cũng tăng theo.Tuy nhiên theo thống kê của sở du lịch Hậu Giang cho rằng số lượng khách đến với Hậu Giang ngày càng giảm Năm 2005, tổng số khách du lịch đến Hậu Giang chỉ đạt là 73.051 lượt người, giảm 19,33% so với năm 2004 Nguyên nhân của sự giảm sút này là do ảnh hưởng của tuyến QL 61 đang thi công trong thời gian này đã làm ảnh hưởng cho việc đi lại của du khách Năm 2006 tổng số du khách đến Hậu Giang là 65.325 lượt khách, giảm 10,67% so với năm 2005 Nguyên nhân cũng là do tuyến quốc lộ 61 đang thi công đang trong tình trạng dang dở.Năm 2007 tổng số khách đến với Hậu Giang là 62.000 lượt khách, giảm 5.09% so với 2006 Nhìn chung số lượng khách đến với Hậu Giang giảm qua các năm gần đây là do hệ thống giao thông của tỉnh còn yếu, chưa thông suốt với các tỉnh lân cận.Cơ sở hạ tầng du lịch hầu như không có Mặc đù có nhiều khu di tích văn hoá, di tích lịch sử nhưng chưa thu hút được du khách do quy mô còn nhỏ, các hoạt động còn chưa đa dạng
Khách du lịch đến Hậu Giang chủ yếu là khách du lịch nội địa với mục đích chính là tham quan các di tích lịch sử như: căn cứ tỉnh uỷ tại huyện Phụng Hiệp, Khu trù mật Vị Thanh Hoả Lựu tại thị xã Vị Thanh Tuy nhiên, hiện tại các di tích lịch sử của tỉnh chưa được đầu tư đúng mức nên hầu hết chưa thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, do đó khách đi tham quan các di tích còn khiêm tốn Ngoài ra, còn một lượng lớn khách đến Hậu Giang thông qua việc buôn bán tại chợ Nổi Ngã Bảy
Trang 33Bảng 4: Số lượng du khách đến Hậu Giang từ 2004 đến 2007
Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang
Xét về cơ cấu nguồn thu thì doanh thu du lịch của tỉnh Hậu Giang có nhiều sự tương đồng với các tỉnh trong cả nước và đặc biệt với một số tỉnh trong tiểu vùng, chủ yếu vẫn là doanh thu từ khách du lịch nội địa
Về cơ cấu doanh thu nhưng xét về lĩnh vực, có thể nhận thấy doanh thu du lịch của tỉnh Hậu Giang chủ yếu vẫn từ dịch vụ cho thuê phòng và ăn uống Điều
Trang 34này cho thấy, du lịch Hậu Giang hiện nay mới chỉ cung cấp chủ yếu các dịch vụ về ăn uống và lưu trú, các lĩnh vực bổ sung khác còn thiếu và yếu Cơ cấu này là chưa phù hợp với xu thế của du lịch hiện đại Các chuyên gia của Tổ chức Du lịch thế giới đã chỉ ra: nhu cầu loại 1 (ăn, ngủ) của khách du lịch là có giới hạn nên việc doanh thu thông qua tăng chi tiêu về ăn ngủ gặp nhiều hạn chế; còn nhu cầu loại 2 (như chăm sóc sức khoẻ, vui chơi giải trí, tham quan di tích ) thì hầu như không có giới hạn và thường hay xuất hiện tuỳ thuộc vào trạng thái tâm lý và khả năng cung ứng, du khách lại rất sẵn lòng chi trả cao cho các dịch vụ này Do vậy, ở nhiều nước có ngành du lịch phát triển, các nhà kinh doanh du lịch thường đưa ra hệ thống các sản phẩm, dịch vụ du lịch rất phong phú và các khoản thu từ những dịch vụ này lớn hơn nhiều so với khoản thu từ dịch vụ ăn uống và lưu trú
Sau khi tách tỉnh, doanh thu từ du lịch Hậu Giang năm 2004 chỉ đạt 1,7 tỷ VNĐ, điều này phản ảnh một thực tế là đóng góp doanh thu của du lịch Hậu Giang là rất nhỏ trong tổng doanh thu trước khi tách tỉnh, so với các tỉnh trong vùng là rất khiêm tốn Năm 2005 mức doanh thu đạt 1,778 tỷ tăng 4% so với 2004 điều này chứng tỏ du lịch Hậu Giang có bước tiến khả quan, nhưng đến 2006 mức doanh thu chỉ còn 1,647 tỷ giảm 7.37% , mức giảm rất đáng kể, do cơ sở hạ tầng đang được phục hồi, giao thông đang được nâng cấp làm giảm số lượng du khách Năm 2007 mức doanh thu đạt 2 tỷ tăng 17,65% so với năm 2006 Tuy lượng du khách có giảm so với năm 2006 nhưng doanh thu lại tăng là do thị trường biến động giá cả các mặt đồng loạt tăng giá hơn so với năm 2006 đồng thời du khách chấp nhận chi trả với mức giá cao hơn Và theo nghiên những năm gần đây mức độ chi tiểu tung bình của khách có xu hướng tăng lên
Trang 35Bảng 5: Chỉ tiêu doanh thu du lịch từ năm 2004 đến 2007
Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang
Biểu đồ 2: Doanh thu từ du lịch Hậu Giang từ năm 2005 đến 2007
Trang 363.3.2.2 GDP du lịch
Là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá sức sản xuất gia tăng giá trị của một năm GDP ngành du lịch thể hiện cụ thể hơn khả năng sản xuất của ngành du lịch trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân
Theo số liệu thống kê của tỉnh, cơ cấu GDP của các khu vực trong tổng GDP của tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2005-2007 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 6: Chỉ tiêu GDP qua các năm từ 2005 đến 2007
Nguồn: Sở Thương Mại-Du lịch Hậu Giang
Nhìn chung, mức tăng trưởng GDP của ngành theo từng khu vực không đồng đều, nhưng tổng GDP vẩn tăng lên đáng kể Năm 2006 mức GDP là
3.914.107 tăng so với mức GDP 2005(3.524.001) là 11,07% Năm 2007 mức GDP là 4.384.191 tăng so với GDP 2006 là 12.01%
3.3.2.3 Đầu tư phát triển du lịch
Là một tỉnh vừa được tách từ tỉnh có ngành du lịch phát triển khá so với cả nước, du lịch Hậu Giang đã nhận thấy: sự thiếu hụt các cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, các điểm du lịch không được đầu tư xây dựng và sử dụng đúng
tiềm năng, các di tích lịch sử, văn hoá lâu ngày chưa được trùng tu, tu bổ
Năm 2005 và năm 2006, các dự án đầu tư vào du lịch đã được triển khai với tổng số vốn là 14.908,779 triệu VNĐ, toàn bộ là nguồn vốn trong nước Nguồn vốn đầu tư được tập trung toàn bộ vào lĩnh vực dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ,
Trang 37khách sạn, các hoạt động vui chơi giải trí, các khu du lịch và cơ sở hạ tầng Tổng vốn đầu tư như trên chưa đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của Hậu Giang, bởi sau khi tách tỉnh Hậu Giang gần như chưa có cơ sở vật chất đáng kể để phục vụ phát triển du lịch, hơn nữa lại thiếu các điểm du lịch hoặc có nhưng chưa được đầu tư, tôn tạo tu bổ để thu hút khách Với cơ cấu nguồn vốn như trên, Hậu Giang thể hiện là chưa có biện pháp gì để thu hút nguồn vốn nước ngoài, đây là một nguồn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội nói chung và của ngành du lịch nói riêng.Hơn nữa, việc phân bổ nguồn vốn đầu tư chưa thật hợp lý, đi theo lối mòn của hầu hết các tỉnh trong nước, nguồn vốn không phân bổ đều vào các lĩnh vực khác như siêu thị để phục vụ mua sắm, hay phương tiện vận chuyển, hay đầu tư khai thác các điểm vui chơi giải trí, công tác maketing, phát triển sản phẩm bởi tỷ trọng nguồn thu từ các lĩnh vực này càng lớn, thì càng thể hiện một ngành du lịch phát triển phù hợp với xu hướng của du lịch hiện đại Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư được phân bố chưa theo kế hoạch phát triển trọng tâm mà tỉnh đề ra như tôn tạo, tu bổ các điểm di tích lịch sử, khu vui chơi giải trí; xây dựng thị trấn Phương Bình thành khu du lịch sinh thái hay như tổ chức lại
hoạt động du lịch tại chợ Nổi Ngã Bảy
Trang 38Bảng 7: Tình hình đầu tư và phát triển du lịch qua 3 năm 2005 – 2007 Dự án giao thông khu du lịch sinh thái rừng Tràm Vị Thuỷ
Trang 39Theo kế hoạch đầu tư năm 2007, tổng lượng vốn ngân sách đầu tư vào du lịch giảm so với năm 2006 chỉ đạt tương ứng là 10.070 triệu VNĐ so với 11.558,779 triệu VNĐ, không đảm bảo được nhu cầu về vốn để phát triển ngành Song vốn đã được phân bổ đều khu du lịch sinh thái và cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch và đã được thực hiện theo kế hoạch phát triển ngành của tỉnh Một vấn đề tiếp theo mà du lịch Hậu Giang cần tập trung thực hiện đó là việc huy động nguồn vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư, hiện tại hầu như các dự án có nguồn vốn đều ngân sách nhà nước, vốn tư nhân có nhưng còn
rất nhỏ bé và đầu tư tự phát, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nhà hàng, nhà trọ 3.3.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
3.3.2.4.1 Cơ sở lưu trú
Cơ sở lưu trú là tiện nghi quan trọng không thể thiếu của mỗi điểm du lịch và thường chiếm tỷ trọng lớn vốn đầu tư Cơ sở lưu trú rất đa dạng và phong phú về loại hình, quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường khách du lịch khác nhau Việc phát triển các loại hình cơ sở lưu trú không những tạo nét độc đáo của khu du lịch mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư Sau đây là bảng tổng hợp các loại hình lưu trú, qui mô trên địa bàn tỉnh
Bảng 8: Cơ sở lưu trú tại Hậu Giang từ năm 2003 đến 2007
Trang 40Ghi chú:(*): là năm mà tỉnh Hậu Giang đã chia tách )
Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang
Sau khi chia tách tỉnh, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang chỉ có 01 khách sạn, 02 khu du lịch, với 93 phòng và 170 giường phục vụ khách du lịch Với cơ sở như hiện có, vừa thiếu lại vừa yếu cả về số lượng lẫn chất lượng dẫn đến việc thu hút khách du lịch đến Hậu Giang rất hạn chế, từ đó sẽ làm giảm nguồn doanh thu từ du lịch do không giữ chân được khách du lịch Việc sớm có kế hoạch xây dựng các nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn để phục vụ phát triển du lịch Hậu Giang trong thời gian tới là cần thiết
3.3.2.4.2 Phương tiện vận chuyển
Khách đến Hậu Giang bằng nhiều đường, tuy nhiên tập trung chủ yếu là bằng đường bộ và đường thuỷ Chuyên chở hàng hoá và hành khách bằng đường bộ chủ yếu tập trung trên Quốc lộ 61 và Quốc lộ 1A; về đường thuỷ chủ yếu trên