đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

95 1.5K 11
đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn

Trang 1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG DU LỊCH HẬU GIANG VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH SINH THÁI - VĂN

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

-b & a -

Tôi xin cam đoan đề tài này là chính tôi thực hiện Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực Đề tài này không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Cần thơ, ngày 15 tháng 5 năm 2008 Sinh viên thực hiện

Phạm Ngọc Thơm

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

-b & a -

Để hoàn thành đề tài Luận văn tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy Cô Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại Học Cần Thơ đã trang bị cho em vốn kiến thức quý báu trong suốt bốn năm học vừa qua

Em xin chân thành cảm ơn Cô Võ Hồng Phượng, Cô Phạm Lê Hồng Nhung đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện luận văn này

Em xin chân thành cảm ơn các Anh chị, Cô chú Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang và Trung tâm điều hành Du lịch Hậu Giang đã nhiệt tình cung cấp số liệu cho em

Tôi cũng cảm ơn các bạn bè đã giúp đỡ tôi cũng như động viên tôi suốt thời gian qua

Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thiện Luận văn này nhưng có thể đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót, vì vậy em mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn sinh viên nhằm góp phần nâng cao giá trị của đề tài luận văn này hơn

Cuối cùng, em xin kính chúc các Thầy Cô Trường Đại Học Cần Thơ, các Thầy Cô Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh, Cô Võ Hồng Phượng, Cô Phạm Lê Hồng Nhung và các Anh Chị, Cô Chú Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang và Trung tâm điều hành Du lịch Hậu Giang được dồi dào sức khỏe và đạt nhiều thành công tốt đẹp trong công việc của mình

Cần Thơ, ngày 15 tháng 5 năm 2008 Sinh viên thực hiện

Phạm Ngọc Thơm

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Trang 5

œš{œ•

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4

1.2.1 Mục tiêu chung 4

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4

1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu 4

1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định 4

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 4

1.4 Phạm vi nghiên cứu 4

1.4.1 Giới hạn về không gian 4

1.4.2 Giới hạn về thời gian 5

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 5

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

2.1 Phương pháp luận 6

2.1.1 Các khái niệm cơ bản về du lịch 6

2.1.2 Đặc điểm của loại hình du lịch về nguồn 10

2.1.3 Đặc điểm của khách du lịch sinh thái – văn hóa 10

2.2 Phương pháp nghiên cứu 11

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 11

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 12

2.3 Sơ lược các phương pháp nghiên cứu 12

2.3.1 Phương pháp phân tích tần số 12

2.3.2 Phương pháp phân tích nhân tố (Factor Analysis) 13

2.3.3 Phương pháp phân tích ma trận SWOT 15

Trang 6

3.1 Khái quát về tỉnh Hậu Giang 18 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 18 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 20 3.1.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật 22 3.2 Đánh giá thực trạng hoạt động của du lịch Hậu Giang 23

3.2.2 Tình hình hoạt động du lịch tại Hậu Giang 23 3.3.3 Đầu tư phát triển du lịch 26 3.2.3 Đánh giá của du khách về du lịch Hậu Giang 29 3.3.4 Đánh giá chung 29

CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH SINH THÁI VĂN HÓA VỀ NGUỒN 31

4.1 Cơ sở xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa về nguồn 31 4.1.1 Điều kiện về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn 31 4.1.2 Nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch 31 4.2.4 Các điểm tham quan du lịch sinh thái và văn hóa 44

4.2.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch 48 4.2.6 Dịch vụ vui chơi giải trí và bán quà lưu niệm 50 4.2.7 Mô hình du lịch sinh thái văn hóa về nguồn 51

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP 53

5.1 Cơ sở đưa ra giải pháp 53 5.1.1 Định hướng phát triển ngành du lịch của tỉnh 53 5.1.2.Dự báo lượng khách du lịch đến Hậu Giang giai đoạn 2010 – 2020

53 5.1.3 Phân tích SWOT đối với việc xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa về nguồn tại Hậu Giang 56

Trang 7

tại Hậu Giang 57 5.2.1 Đầu tư xây dựng các điểm du lịch 58 5.2.2 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 59

5.2.2.1 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 59 5.2.3 Phát triển nguồn nhân lực 60 5.2.4 Thực hiện chiến lược liên kết hợp tác với các tỉnh trong vùng để khai thác tiềm năng du lịch. 60

5.2.5 Đẩy mạnh công tác quảng cáo và xúc tiến du lịch 61 5.2.6 Bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch 61 5.2.7 Đảm bảo anh ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội 61

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63

6.1 Kết luận 63 6.2 Kiến nghị 64 6.2.1 Đối với Sở Thương mại và Du lịch Hậu Giang 64 6.2.2 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang 64 6.2.3 Đối với các khu, điểm kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 65

6.2.4 Đối với người dân bản địa 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 PHỤ LỤC 68

Trang 8

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 1: Số lượng du khách và doanh thu du lịch từ 2005 đến 2007 24

Bảng 2: Tình hình đầu tư du lịch qua 3 năm 2005 - 2007 27

Bảng 3: Đánh giá tổng hợp du lịch Hậu Giang 29

Bảng 4: Đặc điểm của du khách 32

Bảng 5: Thời gian thường đi du lịch của du khách 34

Bảng 6: Thời gian lưu trú của khách du lịch 34

Bảng 7: Mục đích đến Hậu Giang của du khách 35

Bảng 8: Kênh thông tin du lịch 35

Bảng 9: Ma trận đã chuẩn hóa các biến 37

Bảng 10: Bảng tính điểm nhân tố 38

Bảng 11: Mức độ hấp dẫn của các phương tinệ vận chuyển 40

Bảng 12: Mức độ hấp dẫn của các hoạt động khi đi du lịch 40

Bảng 13: Cơ sở lưu trú tại Hậu Giang từ năm 2005 đến 2007 49

Bảng 14: Dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình lượng khách du lịch đến Hậu Giang đến năm 2020 55

Bảng 15: Dự báo lượng khách du lịch đến Hậu Giang đến năm 2020 55

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Tiến trình phân tích nhân tố 15 Hình 2 Sơ đồ phân tích ma trận SWOT 17 Hình 3: Ma trận phân tích SWOT 57

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 1: Số lượng du khách đến Hậu Giang qua 3 năm 2005 - 2007 24 Đồ thị 2: Doanh thu từ du lịch Hậu Giang từ năm 2005 đến 2007 26 Đồ thị 3 : Nguồn vốn đầu tư cho du lịch qua 3 năm 2005 - 2007 27

Trang 10

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến, là cầu nối hữu nghị, phương tiện giữ gìn hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, là một nhu cầu không thể thiếu của con người, nó được coi là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng cuộc sống… không chỉ ở các nước có nền kinh tế phát triển mà còn cả ở các nước có nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam

Trong xu hướng phát triển kinh tế thế giới hiện nay, du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng, có tốc độ phát triển nhanh và được xem là một “ngành công nghiệp không khói”, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao cho các quốc gia Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, Đảng và Nhà nước đã nhận thức kịp thời xu hướng chung này và trong nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra đường lối: “Phát triển du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch trong khu vực…”

Cùng với xu thế phát triển của cả nước thì tỉnh Hậu Giang mặc dù là tỉnh mới tách ra nhưng vẫn đang không ngừng đổi mới và phát triển, đặc biệt là lĩnh vực du lịch Hậu Giang có tiềm năng phát triển du lịch như khu bảo tồn Lung Ngọc Hoàng, khu du lịch sinh thái Tây Đô, chợ nổi Phụng Hiệp Chủ yếu là các sản phẩm du lịch: du lịch tham quan, nghiên cứu nét văn hóa Hậu Giang; du lịch sinh thái, đa dạng sinh học; du lịch miệt vườn làng quê; du lịch văn hóa lễ hội; du lịch thương mại, công vụ

Mặc dù có rất nhiều thuận lợi về cả tài nguyên thiên nhiên lẫn tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch nhưng cho đến nay du lịch Hậu Giang vẫn chưa

Trang 11

chức, xây dựng các điểm du lịch cũng như thiết kế các chương trình tour chưa đem lại kết quả như mong muốn Bên cạnh đó ngành du lịch Hậu Giang vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm ra hướng đi đúng đắn để có thể thu hút được nhiều du khách và đưa du lịch Hậu Giang bước sang một trang mới

Chính vì vậy để du lịch Hậu Giang có thể phát triển ngang tầm với tiềm năng, thế mạnh theo hướng du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng thì Hậu Giang cần xây dựng cho mình những loại hình du lịch mang nét đặc trưng của tỉnh, tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch quốc tế và du lịch nội địa; góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giữ gìn an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội….Muốn làm được điều này chỉ có thể thông qua việc phân tích đánh giá những gì mà du lịch Hậu Giang đã và đang làm được, từ đó sẽ xây dựng những mô hình du lịch mang đặc trưng riêng, đồng thời đưa ra những biện pháp để thực hiện mô hình, nâng cao hiệu quả hoạt động của du lịch Hậu Giang lên một tầm cao mới

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

Căn cứ khoa học: Phát triển du lịch sinh thái được coi là công cụ để phát

triển du lịch bền vững trên thế giới Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch thế giới WTO, tại các nước đang phát triển đa số lượng khách du lịch trong nước lẫn quốc tế là tìm về với thiên nhiên, về với miệt vườn sông nước, với rừng, núi, biển càng hoang sơ, ruộng đồng heo hút ngày càng tăng Ở Việt Nam ngành du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Đặc biệt là du lịch sinh thái đang là một ngành kinh doanh sinh lợi và nhiều triển vọng, nó được xem là một loại hình du lịch đặc thù, có tiềm năng Tuy nhiên cho đến nay việc phát triển loại hình du lịch này còn nhiều hạn chế đặc biệt là du lịch sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu du lịch ngày càng cao của con người Vì vậy việc nghiên cứu và xây dựng những mô hình du lịch kết hợp đa dạng là một việc rất cần thiết để góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và của tỉnh Hậu Giang nói riêng

Trang 12

Căn cứ thực tiễn: Hiện nay loại hình du lịch sinh thái văn hóa là loại hình

du lịch chủ yếu của Hậu Giang Chợ nổi, rừng tràm là những khung cảnh tạo sự hứng khởi để du khách khám phá và tìm sự bình yên Chợ nổi – nét đặc trưng miền sông nước nổi tiếng trong nước lẫn quốc tế Rừng tràm, một dự án lớn đang được khởi công, dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2009, và những nét văn hóa miệt vườn khác

Hậu Giang còn có một thế mạnh là sở hữu rất nhiều di tích lịch sử Trong đó, có khu căn cứ Tỉnh ủy, Đền thờ Bác Hồ, khu di tích Chiến thắng 75 tiểu đoàn, chiến thắng Tầm Vu, Cái Sình, Nam Kỳ khởi nghĩa Tất cả đã đi vào lịch sử, thơ, ca, nhạc Hàng năm, mỗi khi có dịp lễ lộc, du khách các nơi tìm về không ít Theo thống kê chưa đầy đủ, thì vài chục ngàn người khắp các tỉnh thành về viếng đền thờ Bác vào dịp 19-5, ngày quốc khánh là chuyện thường niên Ngoài ra, còn có các lễ hội, đặc biệt là lễ hội đua ghe ngo truyền thống thu hút khá nhiều địa phương tham gia, khách đến xem.

Bên cạnh tiềm năng đó, các làng nghề truyền thống ở Hậu Giang cũng đa dạng và phong phú Đây chính là nơi lưu truyền nét văn hóa đặc sắc của vùng đất, con người Theo thống kê chưa đầy đủ, Hậu Giang có gần 30 làng nghề truyền thống - thế mạnh du lịch không nhỏ Đặc sản về cây ăn trái của Hậu Giang cũng là một tiềm năng Khóm Cầu Đúc, bưởi Phú Hữu, quít đường Long Trị đã luôn tạo sự chú ý cho du khách muốn thưởng thức đặc sản của nơi mình đi qua Chưa hết, Hậu Giang còn có đặc sản về thủy sản Nếu như đến vùng An Giang, du khách thưởng thức các món đặc sản từ cá ba sa, về Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang là những món ăn mặn mà hương vị biển, thì đến Hậu Giang, khó ai có thể quên với hương vị của cá thát lát được chế biến nhiều món rất ngon, đặc biệt là các loại rau vườn, rau rừng

Ä Có thể khẳng định, cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong khu vực

ĐBSCL, Hậu Giang có nhiều tiềm năng thuận lợi để phát triển du lịch (Theo

www.baohaugiang.com.vn)

Trang 13

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng du lịch Hậu Giang và xây dụng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa về nguồn ở Hậu Giang, đồng thời đưa ra những giải pháp phương hướng phát triển hợp lý cho mô hình nhằm thu hút khách du lịch đến với Hậu Giang

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Phân tích thực trạng du lịch tỉnh Hậu Giang

Xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn

Đưa ra những giải pháp phương hướng phát triển hợp lý cho mô hình nhằm thu hút khách du lịch tham gia vào mô hình du lịch sinh thái – văn hóa ở Hậu Giang

1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định

Từ những mục tiêu đưa ra thì giả thuyết cần kiểm định là:

Các nhân tố như điểm du lịch hấp dẫn, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn là những nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của họ

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Các nhân tố như thu nhập, độ tuổi và các đặc điểm kinh tế xã hội của du

khách ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch của họ như thế nào?

- Ý kiến của du khách về mô hình du lịch sinh thái – văn hóa về nguồn?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Giới hạn về không gian

Vì đề tài nghiên cứu và xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa ở tỉnh Hậu Giang nên địa bàn nghiên cứu là tỉnh Hậu Giang Do thời gian nghiên cứu có hạn và du lịch Hậu Giang vẫn còn mới mẻ và xa lạ với nhiều du khách nên rất khó khăn trong việc lựa chọn địa điểm phỏng vấn Bên cạnh đó du khách đến Hậu Giang thường đến những địa điểm nổi tiếng được bạn bè và người thân giới thiệu, mang đặc trưng nổi bậc về du lịch sinh thái – văn hóa nên em chọn những địa điểm như khu du lịch sinh thái Tây Đô và chợ nổi Phụng Hiệp để

Trang 14

phỏng vấn thu thập số liệu sơ cấp cho đề tài nghiên cứu của mình Để không mất quá nhiều thời gian của du khách khi đến tham quan tại các địa điểm và khu du lịch, đồng thời để đảm bảo tính đại diện và số liệu thu thập được chính xác nên mỗi đoàn khách em sẽ phỏng vấn một hoặc hai du khách

1.4.2 Giới hạn về thời gian

Số liệu thứ cấp: phân tích số liệu từ năm 2005 đến 2007

Số liệu sơ cấp: số liệu được thu thập từ 28/03/2008 đến 13/04/2008

Do thời gian nghiên cứu và phỏng vấn có hạn nên đề tài còn nhiều hạn chế trong việc phân tích và chọn mẫu vì các điểm du lịch thường bị ảnh hưởng bởi tính thời vụ trong năm

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa – về nguồn Khách du lịch nội địa đã và đang đi du lịch ở Hậu Giang

Trang 15

Du lịch là sản phẩm của sự phát triển kinh tế - xã hội tới một giai đoạn lịch sử nhất định Nhịp điệu cuộc sống ngày càng sôi động thì con người càng cần sự nghỉ ngơi, thư giãn khiến việc du lịch trở thành nhu cầu xã hội, khoa học kỹ thuật tiến bộ, phương tiện giao thông và thông tin phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch

Khái niệm về du lịch theo Tổ chức Du lịch thế giới IUOTO (International

Union of Offical Travel Oganization) đó là hành động du hành tới một nơi nào

đó khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống

Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định (Theo Điều 10 của pháp lệnh Du lịch Việt Nam)

Như vậy du lịch là hoạt động xã hội của con người hướng tới nhu cầu hưởng thụ và phát triển, là một bộ phận trong sinh hoạt văn hóa của con người nhằm tìm tòi những giá trị mới, được thay đổi môi trường, có ấn tượng và cảm xúc mới, thoả mãn được trí tò mò, đồng thời mở mang kiến thức, đáp ứng lòng ham hiểu biết, do đó góp phần hình thành phương hướng đúng đắn trong ước mơ sáng tạo, trong việc hoàn thiện nhân cách bản thân Du lịch tạo khả năng cho con người mở mang hiểu biết lẫn nhau về lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán, đạo đức, chế độ xã hội, kinh tế Du lịch còn làm giàu và phong phú thêm khả năng thẩm mỹ của con người khi họ được tham quan kho tàng nghệ thuật của một địa phương, một đất nước; là phương tiện giáo dục lòng yêu nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc Du lịch còn có ý nghĩa lớn trong việc góp phần khai

Trang 16

thác, bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, góp phần bảo vệ và phát triển môi trường thiên nhiên, xã hội

b Phân loại du lịch

Ngày nay dựa vào các tiêu thức khác nhau có thể phân du lịch thành các loại hình du lịch khác nhau Trong đề tài này chỉ nêu cách phân loại du lịch căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành những loại hình sau :

− Du lịch chữa bệnh: do nhu cầu điều trị các bệnh tật về thể xác và tinh thần của họ Du lịch chữa bệnh bao gồm: chữa bệnh bằng khí hậu, chữa bệnh bằng nước khoáng, chữa bệnh bằng bùn, chữa bệnh bằng hoa quả, chữa bệnh bằng sữa

− Du lịch nghỉ ngơi giải trí: đây là loại hình du lịch có tác dụng làm giải trí, làm cuộc sống thêm đa dạng và giải thoát con người ra khỏi công việc hằng ngày, giúp con người có thể nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần

− Du lịch thể thao: khách du lịch có thể trực tiếp tham gia (du lịch leo núi, trượt tuyết, du lịch câu cá ) hoặc không tham gia vào các hoạt động thể thao như đi du lịch để xem các cuộc thi thể thao quốc tế, các thế vận hội olympic

− Du lịch văn hóa: nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân về mọi lĩnh vực như: kiến trúc, kinh tế, hội họa, chế độ xã hội, cuộc sống của người dân cùng các phong tục, tập quán của đất nước du lịch

− Du lịch công vụ: là nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó

− Du lịch thương gia: mục đích chính của loại hình du lịch này là đi tìm hiểu thị trường, nghiên cứu dự án đầu tư, ký kết hợp đồng

− Du lịch tôn giáo: loại hình du lịch này nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các đạo giáo khác nhau

− Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương: xuất phát từ nhu cầu của những người xa quê hương đi thăm hỏi bà con họ hàng, bạn bè thân quen, đi dự lễ cưới

− Du lịch quá cảnh: nảy sinh do nhu cầu đi qua lãnh thổ của một nước nào đó trong thời gian ngắn để đến nước khác

Trang 17

2.1.1.2 Khái niệm du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào việc khai thác các giá trị tự nhiên gắn với bản sắc văn hóa địa phương, có giáo dục môi trường, có sự tham gia và hỗ trợ phát triển cộng đồng, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững

Du lịch sinh thái có thể còn được hiểu dưới những tên gọi khác như: - Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism)

- Du lịch dựa vào thiên nhiên (Natourism – Based Tourism) - Du lịch môi trường (Enviromental Tourism)

- Du lịch đặc thù ( Particular Tourism) - Du lịch xanh (Green Tourism)

- Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism) - Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism)

- Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism ) - Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism)

- Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism) - Du lịch bền vững (Sustainable Tourism)

Loại hình du lịch sinh thái có nhiệm vụ :

− Bảo tồn tài nguyên của môi trường tự nhiên

− Bảo đảm đối với du khách về các đặc điểm của môi trường tự nhiên mà họ đang chiêm ngưỡng Thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng người dân bản địa trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển du lịch đang triển khai thực hiện trong điểm du lịch, khu du lịch

2.1.1.3 Khái niệm du lịch văn hóa

a Khái niệm

Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch được hình thành từ nhu cầu ham muốn hiểu biết của con người đối với cái đẹp, cái tinh tuý của văn hóa một tộc người, một địa phương và một đất nước Mục đích chính là nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân về mọi lĩnh vực như: lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa, chế độ xã hội, cuộc sống của người dân cùng các phong tục, tập quán của đất nước du lịch là hình thức hoạt động xã hội và hoạt động văn hóa đặc thù Du lịch văn

Trang 18

hóa được sinh ra và phát triển cùng với hoạt động du lịch vì vậy nó có những đặc trưng cơ bản như:

Tính đa ngành: sản phẩm du lịch văn hóa có chất lượng cao được tạo nên

bởi sự khai thác nhiều đối tượng để phục vụ du lịch văn hóa như cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống, văn hóa văn nghệ dân gian, bản sắc dân tộc, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo

Tính đa phần: du khách tham gia du lịch văn hóa, các tổ chức Nhà nước

và tư nhân, các doanh nhân trong và ngoài nước đầu tư vào du lịch rất đa dạng, người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương gồm nhiều thành phần trong xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động du lịch văn hóa, vì vậy tính đa phần còn bao hàm cả tính xã hội hóa cao

Tính đa mục tiêu: du lịch văn hóa mang lại lợi ích nhiều mặt như bảo tồn

thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, duy trì và phát triển văn hóa phi vật thể, nâng cao chất lượng phục vụ du khách, nâng cao đời sống của người phục vụ du lịch, mở rộng giao lưu văn hóa, kinh tế và ý thức trách nhiệm cho cộng đồng

Tính liên vùng: du lịch văn hóa nâng cao nhận thức của du khách về văn

hóa, thẩm mỹ Vì vậy nên có sự liên kết giữa các cơ sở du lịch, các vùng văn hóa với nhau trong việc hoạch định các tour du lịch văn hóa phục vụ du khách

Tính mùa vụ: thể hiện ở số lượng du khách thường tập trung rất đông ở

những tuyến điểm du lịch văn hóa vào những ngày cuối tuần, nghỉ hè, nghỉ đông (du khách nước ngoài), nghỉ lễ Vì vậy phải có những chương trình thu hút du khách ở những mùa còn lại nhằm khai thác nhiều hơn sản phẩm du lịch văn hóa

Tính chi phí: du lịch văn hóa mang lại giá trị tinh thần cao cho du khách vì

vậy phải nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa để du khách cảm thấy chi phí của họ khi tham gia du lịch là xứng đáng

Du lịch văn hóa là hoạt động có tính giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn, qua đó tạo nên ý thức xã hội tham gia vào việc bảo tồn Du khách sau khi rời khỏi nơi tham quan sẽ có sự nhận thức cao hơn về các giá trị văn hóa và như vậy sẽ thay đổi hành vi, có những ứng xử tích cực hơn trong việc bảo vệ, phát huy, phát triển những giá trị về tự nhiên, môi trường và bản sắc văn hóa Du lịch văn hóa hướng đến việc huy

Trang 19

động tối đa sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương, qua đó tạo thêm việc làm, tăng thu nhập để người dân ít bị phụ thuộc vào việc khai thác tự nhiên và nhận thấy lợi ích của việc phát huy tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn vào hoạt động du lịch văn hóa để từ đó chính họ sẽ là những người bảo vệ trung thành nhất các giá trị tự nhiên và văn hóa nơi họ sinh sống

b Phân loại

Du lịch văn hóa được chia làm hai loại :

− Du lịch văn hóa với mục đích cụ thể : khách du lịch thuộc thể loại này thường đi với mục đích đã định sẵn, thường họ là các cán bộ khoa học, sinh viên và các chuyên gia

− Du lịch văn hóa với mục đích tổng hợp : gồm đông đảo những người ham thích mở mang kiến thức về thế giới và thỏa mãn những tò mò của mình

2.1.2 Đặc điểm của loại hình du lịch về nguồn

Loại hình du lịch về nguồn nhằm để khơi gợi, giáo dục sâu đậm cho mọi thế hệ, nhất là thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng kháng chiến, cứu nước oanh liệt của nhân dân ta Tại Hậu Giang phục vụ cho loại hình du lịch này có: Đền thờ Bác Hồ (huyện Long Mỹ), trụ sở Liên Hiệp đình chiến Nam Bộ, khu căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ (huyện Phụng Hiệp), di tích chiến thắng Tầm Vu (huyện Châu Thành A), khu trù mật Vị Thanh – Hỏa Lựu, di tích lịch sử địa điểm chiến thắng Vàm Cái Sình (thị xã Vị Thanh)…Khi tham gia loại hình du lịch này, du khách sẽ được tham quan di tích lịch sử, thăm lại chiến trường xưa, ôn lại chiến công hào hùng của quân và dân Hậu Giang, nhớ ơn anh hùng, liệt sĩ, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa… Bên cạnh đó du khách còn được tham quan thắng cảnh thiên nhiên và tìm hiểu nét văn hóa tại địa phương

2.1.3 Đặc điểm của khách du lịch sinh thái – văn hóa

a Khái niệm khách du lịch

Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam năm 2005 thì “ Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”

Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế

Trang 20

b Đặc điểm của khách du lịch sinh thái – văn hóa

Điều khác biệt của du lịch sinh thái – văn hóa với các loại hình du lịch khác là có thị trường khách lựa chọn Khách du lịch sinh thái – văn hóa thường là :

− Những người trưởng thành, có trình độ, có thu nhập ổn định, yêu và gắn bó với thiên nhiên, mong muốn khám phá những công trình kiến trúc lâu đời, những nơi tương phản với nơi ở thường xuyên của họ và được đóng góp bảo tồn các giá trị văn hóa và thiên nhiên

− Họ thích lưu trú trong điều kiện tự nhiên với những hình thức lưu trú mang tính hoang dã, mạo hiểm

− Họ thích sử dụng các dịch vụ, thức ăn và vật dụng mang đặc điểm của địa phương, thích tham gia vào các hoạt động thường nhật và văn hóa dân gian của cư dân bản địa

− Họ sẵn sàng trả nhiều tiền để được hưởng kinh nghiệm, được hoạt động thiên nhiên, được góp phần vào sự nghiệp bảo tồn hay sự phát triển của cộng đồng địa phương.( Nguồn Tạp chí Khoa học Thương Mại )

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

− Số liệu thứ cấp: thu thập thông tin và số liệu từ sở, ban ngành, sách báo, internet…

− Số liệu sơ cấp: Sản phẩm du lịch về cơ bản là vô hình và không cụ thể Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thường chiếm 80 – 90% về mặt giá trị) hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ Do vậy, việc đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch rất khó khăn, vì thường mang tính chủ quan và phần lớn không phụ thuộc vào người kinh doanh mà phụ thuộc vào khách du lịch Chất lượng sản phẩm du lịch được xác định dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lượng của khách du lịch

Vì vậy, để đánh giá được hiện trạng du lịch Hậu Giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn em đã chọn hình thức phỏng vấn trực tiếp khách du lịch tại các điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất ở Hậu Giang bao gồm khách du lịch quốc tế, khách du lịch trong nước và khách du lịch địa

Trang 21

phương Tuy nhiên theo số liệu thống kê của sở Thương mại và Du lịch Hậu Giang, đa số khách du lịch đến Hậu Giang đều là khách nội địa bao gồm khách địa phương và khách ở các tỉnh khác Vì vậy em chỉ tiến hành phỏng vấn khách du lịch nội địa đã và đang đi du lịch ở Hậu Giang

Cỡ mẫu: để đảm bảo tính chính xác cao đồng thời số mẫu có ý nghĩa là từ

30 mẫu trở lên nên em xác định số mẫu cần thu thập là 60 mẫu

Phương pháp chọn mẫu: số mẫu tiến hành điều tra theo phương pháp

chọn mẫu phi xác suất theo kiểu thuận tiện tại các điểm du lịch Đây là phương pháp chọn dựa vào cơ hội thuận tiện dễ dàng trong quá trình chọn mẫu Việc chọn lựa đối tượng để phỏng vấn được giao phó cho phỏng vấn viên Dựa trên tính dễ tiếp xúc, cơ hội thuận tiện nhất để họ tiếp cận với đáp viên Ưu điểm của phương pháp này là rất thuận lợ cho việc lựa chọn đáp viên, tiết kiệm được thời gian, tiến hành thu dữ liệu rất nhanh chóng và do vậy sẽ tiết kiệm được chi phí điều tra

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Đối với mục tiêu thứ nhất là đánh giá hiện trạng du lịch Hậu Giang sẽ sử

dụng phương pháp phân tích, so sánh các số liệu thứ cấp được cung cấp từ các sở ban ngành du lịch ở Hậu Giang

Đối với mục tiêu thứ hai là xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa

về nguồn sử phương pháp thống kê mô tả như: phân tích tần số, phân tích nhân tố Dữ liệu dùng để phân tích là số liệu sơ cấp được phỏng vấn trực tiếp du khách tại các điểm du lịch

Đối với mục tiêu thứ ba là đề ra các giải pháp để xây dựng mô hình du

lịch và thu hút khách đến Hậu Giang sẽ sử sụng phương pháp phân tích ma trận SWOT để có thể đưa ra những giải pháp chính xác và cụ thể hơn

2.3 SƠ LƯỢC CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phương pháp phân tích tần số

a) Bảng phân phối tần số (frequency table)

Ý nghĩa: bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp thành từng tổ khác nhau

Trang 22

Để lập một bảng phân phối tần số trước hết là phải sắp xếp dữ liệu theo một thứ tự nào đó – tăng dần hoặc giảm dần Sau đó thực hiện các bước sau:

Ÿ Bước 1: Xác định số tổ của dãy số phân phối (number of classes) Số tổ (m) = [(2)x số quan sát(n)]0,3333

Chú ý: số tổ chỉ nhận giá trị nguyên dương Ÿ Bước 2: Xác định khoảng cách tổ (k) (class interval)

mK = Xmax-Xmin

Trong đó Xmax là lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối Xmin là lượng biến nhỏ nhất của dãy số phân phối

Ÿ Bước 3: Xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ (class boundaries)

Một cách tổng quát: giới hạn dưới của tổ đầu tiên sẽ là lượng biến nhỏ nhất của dãy số phân phối, sau đó lấy giới hạn dưới công với khoảng cách tổ (k) sẽ được giá trị của giới hạn trên, lần lượt như vậy cho đến tổ cuối cùng Giới hạn trên của tổ cuối cùng là lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối

Ÿ Bước 4: Xác định tần số của mỗi tổ (frequency)

Xác định tần số của mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó Cuối cùng, trình bày kết quả trên biểu bảng và sơ đồ

* Phân phối tần số tích lũy (Cumulative frequency distibution)

Ý nghĩa: phân phối tần số ở trên là việc lập, tóm tắt các dữ liệu và trình bày các dữ liệu thành bảng hoặc biểu đồ phân phối tần số tích lũy (hay tần số cộng dồn) đáp ứng 1 mục đích khác của phân tích thống kê là khi thông tin được đòi hỏi muốn biết số quan sát mà giá trị của nó ít hơn một giá trị cho sẵn nào đó

2.3.2 Phương pháp phân tích nhân tố (Factor Analysis)

a) Khái niệm

Phân tích nhân tố được sử dụng để rút gọn và tóm tắt dữ liệu Trong nghiên cứu Marketing, có thể có rất nhiều biến để nghiên cứu, hầu hết chúng có quan hệ tương quan với nhau và thường được rút gọn để có thể dễ dàng quản lý Mối quan hệ giữa những bộ khác nhau của nhiều biến được xác định và đại diện bởi một vài nhân tố (hay nói cách khác một nhân tố đại diện cho một số biến) Trong phân tích ANOVA hay hồi quy, tất cả các biến nghiên cứu thì có một biến phụ

Trang 23

thuộc còn lại là các biến độc lập, nhưng đối với phân tích nhân tố thì không có sự phân biệt này Phân tích nhân tố có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các biến trong đó mối quan hệ phụ thuộc này được xác định Vì những lý do trên, phân tích nhân tố thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

1 Nhận dạng các nhân tố để giải thích mối quan hệ giữa các biến

2 Nhận dạng các biến mới thay thế cho các biến gốc ban đầu trong phân tích đa biến (hồi quy)

3 Nhận dạng một bộ có số biến ít hơn cho việc sử dụng phân tích đa biến b) Mô hình phân tích nhân tố

Mô hình phân tích nhân tố giống như phương trình hồi quy nhiều chiều mà trong đó mỗi biến đặc trưng cho mỗi nhân tố Những nhân tố này thì không được quan sát một cách riêng lẻ trong mô hình Nếu các biến được chuẩn hoá mô hình nhân tố có dạng như sau:

Xi = Ai1F1 + Ai2F2 + … + AimFm + ViUi Trong đó:

Xi : biến được chuẩn hóa thứ i

Aij: hệ số hồi quy bội của biến được chuẩn hóa thứ i trên nhân tố chung j F: nhân tố chung

Vi: hệ số hồi quy của biến chuẩn hóa i trên nhân tố duy nhất i Ui: nhân tố duy nhất của biến i

m: số nhân tố chung

Mỗi nhân tố duy nhất thì tương quan với mỗi nhân tố khác và với các nhân tố chung Các nhân tố chung có sự kết hợp tuyến tính của các biến được quan sát

Fi = wi1x1 + wi2x2 + … + wikxk

Trong đó:

Fi: ước lượng nhân tố thứ i

wi: trọng số hay hệ số điểm nhân tố k: số biến

Trong phân tích này có thể chọn trọng số (hay hệ số điểm nhân tố) để nhân tố thứ nhất có tỷ trọng lớn nhất trong tổng phương sai Các nhân tố có thể được

Trang 24

ước lượng điểm nhân tố của nó Theo ước lượng này, nhân tố thứ nhất có điểm nhân tố cao nhất, nhân tố thứ hai có điểm nhân tố cao thứ hai…

Tiến trình phân tích nhân tố

Hình 1: TIẾN TRÌNH PHÂN TÍCH NHÂN TỐ

Trong phân tích nhân tố, để xác định các biến có tương quan như thế nào, ta sử dụng kiểm định Barlett’s để kiểm định giả thuyết:

Ho: Các biến không có tương quan H1: Có tương quan giữa các biến

Các biến có tương quan với nhau khi giả thuyết Ho được chấp nhận Điều này có được khi giá tri P sau khi kiểm định phải nhỏ hơn mức ý nghĩa xử lý (α)

Tiến trình phân tích nhân tố trong phần mềm SPSS: Nhập dữ liệu - chọn

menu Analyze - chọn Data Reduction - chọn Factor - chọn các chi tiết trong hộp thoại như Descriptives, Extraction, Rotation, Scores and options, - chọn Ok, sau đó ta có bảng kết quả

2.3.3 Phương pháp phân tích ma trận SWOT

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào Viết

Trang 25

tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh SWOT được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ, Trong đó Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại của công ty, còn Opportunities và Threats là các nhân tố tác động bên ngoài SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của công ty SWOT thường được kết hợp với PEST (Political, Economic, Social, Technological analysis), mô hình phân tích thị trường và đánh giá tiềm năng thông qua yếu tố bên ngoài trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ Phân tích theo mô hình SWOT là việc đánh giá các dữ liệu được sắp xếp theo dạng SWOT dưới một trật tự logic, dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản:

(1) SO (Strengths - Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường

(2) WO (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường

(3) ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường

(4) WT (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường

Trang 27

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU TỈNH HẬU GIANG

3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG 3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí tự nhiên

Hậu Giang là tỉnh nằm về phía Nam sông Hậu, thuộc vùng trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long Tỉnh có tọa độ địa lý là 9o

35’ - 10o00’ vĩ độ Bắc và 105o20’ - 105o55’ kinh độ Đông Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ; phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng

Diện tích tự nhiên là 1.607,72 km2, chiếm khoảng 4% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long và chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự nhiên nước Việt Nam

Tính đến năm 2007, Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, có 67 xã phường và thị trấn bao gồm:

Trang 28

Địa hình khá bằng phẳng là đặc trưng chung của đồng bằng sông Cửu Long Trên địa bàn tỉnh có hai trục giao thông huyết mạch quốc gia là quốc lộ 1A, quốc lộ 61; trục giao thông thủy quốc gia là kênh Xà No, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp

3.1.1.3 Khí hậu

Là một tỉnh ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long nên đặc điểm khí hậu của Hậu Giang mang đặc tính của toàn bộ khu vực đồng bằng sông Cửu Long là khí hậu nóng ẩm chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Trong năm, khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô

Mức độ ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết đến sức khỏe con người và hoạt động du lịch

THÁNG T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Hậu Giang ü ü ü û û ü ü ü û û ü ü

Nguồn: Qui hoạch tổng thể du lịch Cần Thơ đến năm 2020

Thích hợp nhất đối với sức khỏe con người và hoạt động du lịch

Tương đối thích hợp với sức khỏe con người và hoạt động du lịch

3.1.1.4 Thủy văn

Cũng như hầu hết các tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No, kênh Xáng Nàng

ü û

Trang 29

Mau… với tổng chiều dài khoảng 2.300 km, tạo nên nhiều tuyến giao thông trong tỉnh và nối liền các tỉnh trong khu vực

Do điều kiện địa lý của vùng, chế độ thủy văn của tỉnh Hậu Giang vừa chịu ảnh hưởng của chế độ nguồn nước sông Hậu, vừa chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều biển Đông, biển Tây và chế độ mưa nội tỉnh

3.1.1.5 Sinh vật

Nằm ở giữa đồng bằng sông Cửu Long, phần lớn diện tích tỉnh Hậu Giang trong quá khứ thuộc về vùng sinh thái ngập nước, trong đó khu vực Lung Ngọc Hoàng được xem là vùng trũng chứa nước ngọt lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long Đây là vùng sinh thái có năng suất sinh học, đa dạng sinh học cao Hệ động vật ở trên cạn chỉ còn các loài chim như gà nước, le le ; nhóm bò sát như trăn, rắn, rùa…rất phong phú tập trung ở vùng rừng ngập nước Hệ thuỷ sinh vật tương đối đa dạng với 173 loài cá, 14 loài tôm, 198 loài thực vật nổi, 129 loài động vật nổi, 43 loài động vật đáy; trong đó đáng lưu ý nhất là loài cá đặc sản Thác Lác đã bắt đầu hình thành thương hiệu của địa phương

Ä Nhìn chung với tài nguyên đất đai khá đa dạng, chế độ thuỷ văn dễ điều tiết, địa hình bằng phẳng rất thuận lợi cho phát triển các vườn cây trái, các loại rau quả bốn mùa và các loại đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long Nhiều vùng sinh thái đặc trưng ở đây có điều kiện thuận lợi để xây dựng các khu bảo tồn kết hợp với nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Sau 4 năm thành lập, tỉnh Hậu Giang đã đi vào thế ổn định vững chắc và không ngừng phát triển Kinh tế - xã hội phát triển bền vững, văn hoá – giáo dục đi vào nề nếp Đời sống nhân dân ngày càng ổn định Tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm đạt trên 11%, thu nhập bình quân đầu người từ 342 USD năm 2003 lên 535 USD năm 2007; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng Riêng năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,01%, tăng 8,49% so với năm 2006 và đạt 96,08% so với Nghị quyết tỉnh Đảng bộ 5 năm (2005-2010) Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị năm 2007 đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, kinh tế tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu nông nghiệp có bước chuyển biến tích cực, thu ngân sách tăng khá, xây dựng cơ bản

Trang 30

có nhiều tiến bộ; sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội được chăm lo ngày càng tốt hơn; giữ vững thế trận an ninh quốc phòng, hệ thống chính trị luôn được củng cố, kiện toàn; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng lên

Sản xuất nông nghiệp, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, sản lượng lúa đạt năng suất 1 triệu tấn/năm; cơ cấu nông nghiệp có bước chuyển biến tích cực Khuyến nông, khuyến ngư tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất tăng thu nhập đáng kể Hiện toàn tỉnh có

9.562 mô hình làm kinh tế có hiệu quả, với mức thu nhập từ 50 triệu

đồng/ha/năm trở lên, trong đó 979 mô hình có thu nhập trên 100 triệu/ha/năm

Sản xuất công nghiệp và thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp tăng nhanh Điểm đột phá của Hậu Giang trong thời gian qua là thu hút được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước với tổng số vốn đăng ký là 23.385 tỉ đồng (tương đương 1,461 tỉ USD) Bên cạnh đó, áp dụng các giải pháp đồng bộ trong chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế xã hội, với việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn; chủ động và năng động trong việc tìm nguồn vốn đầu tư; tranh thủ sự hỗ trợ của trung ương và các tỉnh, thành trong cả nước Để thu hút các nhà đầu tư lớn, tỉnh chủ động giao đất cho các nhà đầu tư, giải quyết các vướng mắc nhanh, gọn – tạo được ấn tượng tốt về hình ảnh của Hậu Giang Điển hình như việc bàn giao mặt bằng cho nhà máy đóng tàu Hậu Giang chỉ trong 20 ngày; Nhà máy giấy tại khu công nghiệp sông Hậu của Tập đoàn sản xuất giấy Lee & Man (Hồng Kông), đã khởi công xây dựng với tổng vốn đầu tư 1,2 tỉ

USD; đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái rừng tràm Vị Thuỷ…(Bảng 1,2,3

phần Phụ lục)

Định hướng đầu tư của tỉnh trong thời gian tới chủ yếu là phát huy tiềm năng và thế mạnh của địa phương Đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các huyện, thị, tạo sự phát triển đồng bộ Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân; xây dựng các khu đô thị mới, khu dân cư - thương mại, trường học, bệnh

Trang 31

viện, trường dạy nghề và các khu giải trí…từng bước đưa Hậu Giang phát triển tương xứng với vị trí trong vùng

3.1.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật 3.1.3.1 Giao thông

Mạng lưới đường bộ: Hiện nay tuyến Quốc lộ từ Thị Xã Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) đi thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận như Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau,… đã được nâng cấp và mở rộng Hệ Thống các tuyến đường liên huyện và đường đô thị dài 3.253km phần lớn đã được rải nhựa, còn một số đường đang xây dựng mới và có một số cải tạo, nâng cấp và mở rộng thêm

Với hệ thống giao thông như hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Hậu Giang nối liền mạch giao thông với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tạo khả năng giao lưu và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các tỉnh vùng Nam sông Hậu nói riêng và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung

Mạng lưới đường thuỷ: Tỉnh Hậu Giang là tỉnh có rất nhiều sông, kênh rạch với tổng chiều dài khoảng 860 km sông, kênh, rạch cấp I đến cấp IV tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa

3.1.3.2 Cấp điện

Nguồn cung cấp điện từ hệ thống điện lưới quốc gia miền Nam và đường dây 500KV Bắc – Nam Lưới 230KV, đường dây 230KV Phú Lâm – Trà Nóc – Kiên Giang - Hậu Giang Tỷ lệ dân sử dụng điện toàn tỉnh trên 90%, khu vực nông thôn 86% Hệ thống điện nước được các cấp, ngành trong tỉnh quan tâm đầu tư mở rộng theo hướng xã hội hóa Mạng lưới trung thế kéo đến trung tâm

các xã vùng sâu, vùng xa và nhiều xã đã được điện khí hóa

3.1.2.3 Cấp thoát nước

- Cấp thoát nước thành thị: tại thị xã, các thị trấn, cụm kinh tế - xã hội đều

có trạm cấp nước như: thị xã Vị Thanh, Long Mỹ, Phụng Hiệp….và một số nhà máy nước khác ở các trung tâm đô thị mới thành lập, đang được mở rộng và xây dựng mới

- Cấp nước tại nông thôn: hệ thống cấp nước tập trung tại các cụm kinh tế

- xã hội đang phát triển, công suất trung bình 20 m3/h, tại các cụm dân cư đều có hệ thống nhỏ cung cấp nước sạch phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho bà con

Trang 32

nông dân Hiện tại toàn tỉnh tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch chiếm 75% tổng số hộ, trong đó khu vực nông thôn là 64% Tỉnh Hậu Giang đang có chủ trương đầu tư các công trình cấp nước nhằm nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch

3.1.2.4 Bưu chính viễn thông

So với các tỉnh trong khu vực, ngành Bưu chính viễn thông của tỉnh Hậu Giang đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh đáp ứng được nhu cầu kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Hiện nay các huyện, thị trong tỉnh đều được trang bị tổng đài tự động liên lạc thông suốt trong nước và quốc tế Đến năm 2005 trên địa bàn tỉnh có 01 bưu cục nằm ở trung tâm thị xã và 6 bưu cục cấp huyện, 48 bưu cục khu vực và 14 đại lý bưu điện phục vụ tại các xã, phường trên địa bàn tỉnh, trong đó có 30 bưu cục văn hoá Tổng số máy điện thoại là 34.118 máy, mật độ bình quân 4,32 người/máy Chất lượng và sản lượng ngày càng được nâng cao, các bưu cục được bố trí rộng khắp trên địa bàn nên công việc phát triển các dịch vụ như thư báo và việc phục vụ thông tin liên lạc cho nhân dân ngày càng được đảm bảo

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của ngành bưu điện rất nhanh, hàng năm tăng 30% Tuy nhiên ngành vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn do địa bàn rộng mạng lưới bưu cục chưa được bố trí hợp lý, bán kính bình quân phục vụ và khai thác còn nhiều hạn chế

3.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DU LỊCH HẬU GIANG

3.2.2 Tình hình hoạt động du lịch tại Hậu Giang

3.2.2.1 Tình hình khách du lịch và doanh thu trong ngành du lịch tỉnh Hậu Giang từ 2005 đến 2007

Hậu Giang là tỉnh vừa được chia tách từ tỉnh Cần Thơ (cũ) nên việc phát triển ngành du lịch trong những năm qua còn phải dựa vào những cơ sở đã được đầu tư từ trước Tuy những năm đầu còn gặp nhiều khó khăn nhưng cho đến nay du lịch Hậu Giang cũng đã có sự chuyển mình, lượng khách du lịch có xu hướng ngày một tăng lên làm cho doanh thu cũng tăng lên Điều này được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Trang 33

Bảng 1: SỐ LƯỢNG DU KHÁCH VÀ DOANH THU DU LỊCH

Trang 34

Năm 2006, tổng số khách du lịch đến Hậu Giang chỉ đạt là 65.325 lượt người, giảm 11,83% so với năm 2005 Nguyên nhân của sự giảm sút này là do ảnh hưởng của tuyến Quốc lộ 61 đang thi công trong thời gian này đã làm ảnh hưởng đến việc đi lại của du khách Bên cạnh đó do Hậu Giang không có điểm du lịch nào thật sự hấp dẫn được du khách nên tổng lượt khách đến Hậu Giang sau hai năm chia tách tỉnh giảm xuống một cách đáng kể Năm 2007 tổng số du khách đến Hậu Giang là 68.639 lượt khách, tăng 4,83% so với năm 2006 Đây là tín hiệu phấn khởi cho Hậu Giang vì đây là lần đầu tiên số khách đến đây tăng lên so với năm trước Nguyên nhân của sự gia tăng này là do các hệ thống cơ sở hạ tầng các tuyến giao thông chính nối liền với các tỉnh trong vùng đã cơ bản hoàn thành, tạo điều kiện cho việc đi lại được thuận tiện và nhanh chóng

Khách du lịch đến Hậu Giang chủ yếu là khách du lịch nội địa với mục đích chính là tham quan các di tích lịch sử như: căn cứ tỉnh uỷ tại huyện Phụng Hiệp, Khu trù mật Vị Thanh Hoả Lựu tại thị xã Vị Thanh Khách du lịch nội địa là thị trường chính của du lịch Hậu Giang Khách nội địa đến Hậu Giang tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố, thị trấn mà người dân có thu nhập khá cao Ngoài ra, lượng khách nội địa từ các tỉnh lân cận đến Hậu Giang còn thông qua giao lưu buôn bán tại các chợ nổi Ngã Bảy hay đến các lễ hội của người Khmer Trong đó cũng phải kể đến lượng khách đi công vụ, hội nghị kết hợp với du lịch, tham quan các di tích lịch sử kháng chiến Tuy nhiên, hiện tại các di tích lịch sử của tỉnh chưa được đầu tư đúng mức nên hầu hết chưa thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, do đó khách đi tham quan các di tích còn khiêm tốn

Trang 35

3.2.2.2 Tình hình thu nhập trong ngành du lịch tỉnh Hậu Giang

Doanh thu du lịch của tỉnh Hậu Giang chủ yếu vẫn là doanh thu từ khách du lịch nội địa

Đồ thị 2: Doanh thu từ du lịch Hậu Giang từ năm 2005 đến 2007

So với năm 2005 mức doanh thu năm 2006 chỉ còn 1,265 triệu đồng giảm 40,55% , mức giảm rất đáng kể, do cơ sở hạ tầng đang được phục hồi, giao thông đang được nâng cấp làm giảm số lượng du khách vì vậy mà làm cho doanh thu từ du lịch cũng giảm theo Đến năm 2007 doanh thu đã tăng lên 1,826 triệu đồng tăng 30,34% so với năm 2006, điều này chứng tỏ du lịch Hậu Giang đã có những bước tiến đáng kể, thu hút được một lượng khách đến với các điểm du lịch ở Hậu Giang Sự gia tăng đáng kể này là do trong năm 2007 ngành du lịch Hậu Giang sau bốn năm chia tách đã dần dần phục hồi, đồng thời xây dựng và tôn tạo lại các điểm du lịch để đưa ra các chương trình du lịch thật sự hấp dẫn đối với du khách

3.3.3 Đầu tư phát triển du lịch

Đầu tư là đòn bẩy thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển trong đó có du lịch Trong những năm qua đầu tư du lịch Hậu Giang còn ít so với nhu cầu phát triển của ngành Là một tỉnh vừa được tách từ tỉnh có ngành du lịch phát triển khá so với cả nước, du lịch Hậu Giang đã nhận thấy: sự thiếu hụt các cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, các điểm du lịch không được đầu tư xây dựng và

Trang 36

Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang

Trang 37

Năm 2005, các dự án đầu tư vào du lịch đã được triển khai với tổng số vốn là 3.350 triệu VNĐ, toàn bộ là nguồn vốn trong nước Nguồn vốn đầu tư được tập trung toàn bộ vào lĩnh vực dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ và khách sạn Trong hai năm 2006 và 2007 tổng số vốn đầu tư đã tăng lên đáng kể, cụ thể là: năm 2006 đầu tư khoảng 11.558,779 triệu VNĐ, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2005 và năm 2007 tổng số vốn đầu tư dự kiến đã tăng lên rất nhiều với là 800.000 triệu VNĐ Tổng vốn đầu tư trong những năm 2005 và 2006 chưa đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của Hậu Giang, bởi sau khi tách tỉnh Hậu Giang gần như chưa có cơ sở vật chất đáng kể để phục vụ phát triển du lịch, hơn nữa lại thiếu các điểm du lịch hoặc có nhưng chưa được đầu tư, tôn tạo tu bổ để thu hút khách Với cơ cấu nguồn vốn như trên, Hậu Giang thể hiện là chưa có biện pháp gì để thu hút nguồn vốn nước ngoài, đây là một nguồn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và của ngành du lịch nói riêng Hơn nữa, việc phân bổ nguồn vốn đầu tư chưa thật hợp lý, đi theo lối mòn của hầu hết các tỉnh trong nước, nguồn vốn không phân bổ đều vào các lĩnh vực khác như siêu thị để phục vụ mua sắm, hay phương tiện vận chuyển, hay đầu tư khai thác các điểm vui chơi giải trí, công tác maketing, phát triển sản phẩm bởi tỷ trọng nguồn thu từ các lĩnh vực này càng lớn, thì càng thể hiện một ngành du lịch phát triển phù hợp với xu hướng của du lịch hiện đại Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư được phân bố chưa theo kế hoạch phát triển trọng tâm mà tỉnh đề ra như tôn tạo, tu bổ các điểm di tích lịch sử, khu vui chơi giải trí; xây dựng thị trấn Phương Bình thành khu du lịch sinh thái hay như tổ chức lại hoạt động du lịch tại chợ nổi Ngã Bảy Vì vậy mà trong năm 2007 nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực du lịch ở Hậu Giang đã được phân bố theo kế hoạch phát triển trọng tâm mà tỉnh đề ra như tôn tạo, tu bổ các điểm di tích lịch sử, khu vui chơi giải trí như làng du lịch sinh thái vườn Tầm Vu, khu du lịch Hồ Đại Hàn (dự kiến), khu du lịch sinh thái Lung Ngọc Hoàng (dự kiến) và tổ chức lại hoạt động du lịch tại chợ nổi Ngã Bảy

Trang 38

3.2.3 Đánh giá của du khách về du lịch Hậu Giang

Bảng 3: ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP DU LỊCH HẬU GIANG

Nguồn: Phân tích từ 60 mẫu phỏng vấn

Theo kết quả phân tích đa số khách đi du lịch Hậu Giang đều cho rằng du lịch Hậu Giang chỉ đạt mức trung bình và không thu hút được nhiều du khách đến với các điểm du lịch ở Hậu Giang Nguyên nhân chính là do hầu hết các điểm du lịch ở Hậu Giang đều chưa được đầu tư để phục vụ du khách, thêm vào đó là cơ sở hạ tầng giao thông mặc dù đã cơ bản hoàn thành nhưng chỉ là những tuyến đường chính vì vậy mà chưa thật sự thuận lợi để đến các điểm du lịch của tỉnh Đây là vấn đề mà ngành du lịch Hậu Giang đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm ra hướng đi mới cho du lịch Mặt khác trong thời gian tới Hậu Giang cần đẩy mạnh công tác thu hút vốn đầu tư vào các điểm du lịch đồng thời cần có biện pháp liên kết các điểm du lịch lại với nhau tạo ra một tour du lịch thật sự hấp dẫn đối với du khách

3.3.4 Đánh giá chung

Nhìn chung cho đến nay ngành du lịch Hậu Giang đã cơ bản hoàn thiện và bước đầu đã có được những tín hiệu đáng mừng đó là lượng khách năm 2007 đã tăng lên, hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh cơ bản đã hoàn thành, đặc biệt là tuyến giao thông đường bộ đã tạo điều kiện cho việc đi lại được thuận tiện và nhanh chóng Mặt khác, hệ thống sông ngòi nhiều, các con sông đan xen và có sự liên kết nhau tạo thành mạng lưới đường thuỷ vừa thuận tiện vừa đẹp mắt, điều đó thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông bằng đường thủy nên Hậu Giang chú trọng khai thác nét đặc thù này để kết hợp phát triển du lịch sông nước

Tuy nhiên du lịch Hậu Giang chỉ đạt ở mức trung bình và không tạo được sự hấp dẫn đối với du khách Nguyên nhân là là do các điểm du lịch ở Hậu Giang vẫn còn khá mới mẻ và chưa được đầu tư để phục vụ du khách, không có những sản phẩm du lịch đặc trưng để thu hút du khách khi đến du lịch tại Hậu Giang

Trang 39

Công tác quảng bá xúc tiến du lịch chưa rộng khắp, sự liên kết giữa các ban ngành để thúc đẩy sự phát triển của du lịch còn chưa được thực hiện triệt để Sự liên kết giữa các tuyến điểm du lịch chưa rõ ràng, thuận tiện và chưa tạo nên sự độc đáo cho du lịch Hậu Giang

Trang 40

4.1.1 Điều kiện về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn

Hiện nay tỉnh Hậu Giang có rất nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên mang đậm tính chất đặc trưng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long như: chợ nổi Ngã Bảy, khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, khu du vui chơi sinh thái Tây Đô, làng du lịch sinh thái Tầm Vu, làng khóm Cầu Đúc Bên cạnh đó Hậu Giang còn có các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia: Khu di tích Tỉnh ủy Hậu Giang (xã Phú Hữu), di tích Nam Kỳ khởi nghĩa (xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành), trụ sở Liên hiệp đình chiến Nam Bộ, khu căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ (xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp), di tích chiến thắng Tầm Vu (xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A), đền thờ Bác Hồ (xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ), di tích chiến thắng 75 Tiểu đoàn ngụy (xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ) Ngoài ra còn có “Khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu, di tích tội ác Mỹ - Diệm tàn sát đồng bào” và di tích lịch sử Địa điểm chiến thắng Vàm Cái Sình ở phường 7 (thị xã Vị Thanh) Đây là thuận lợi lớn cho sự phát triển của du lịch Hậu Giang – tiềm năng cho loại hình du lịch về nguồn

4.1.2 Nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch

Tính đến cuối năm 2007 toàn tỉnh Hậu Giang có khoảng 500 lao động chính thức tham gia vào hoạt động du lịch, trong đó lao động có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm khoảng 30% chủ yếu tập trung tại các bộ phận quản lý, số lao động còn lại đã được đào tạo nghiệp vụ thông qua các lớp đào tạo nghiệp vụ

ngắn hạn (Nguồn Sở Thương Mại – Du Lịch Hậu Giang) Ngoài số lao động

trực tiếp trong các cơ sở kinh doanh du lịch còn có một số lao động gián tiếp

4.1.3 Cơ sở hạ tầng

Cho đến nay hầu hết các tuyến giao thông bằng đường thủy và đường bộ nối liền Hậu Giang với các tỉnh lân cận về cơ bản đã được nâng cấp và mở rộng,

Ngày đăng: 28/09/2012, 09:00

Hình ảnh liên quan

Hình 1: TIẾN TRÌNH PHÂN TÍCH NHÂN TỐ - đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

Hình 1.

TIẾN TRÌNH PHÂN TÍCH NHÂN TỐ Xem tại trang 24 của tài liệu.
Hình 2. SƠ ĐỒ MA TRẬN PHÂN TÍCH SWOT - đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

Hình 2..

SƠ ĐỒ MA TRẬN PHÂN TÍCH SWOT Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 1: SỐ LƯỢNG DU KHÁCH VÀ DOANH THU DU LỊCH TỪ 2005 ĐẾN 2007    - đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

Bảng 1.

SỐ LƯỢNG DU KHÁCH VÀ DOANH THU DU LỊCH TỪ 2005 ĐẾN 2007 Xem tại trang 33 của tài liệu.
3.2.2.2 Tình hình thu nhập trong ngành du lịch tỉnh Hậu Giang - đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

3.2.2.2.

Tình hình thu nhập trong ngành du lịch tỉnh Hậu Giang Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 3: ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP DU LỊCH HẬU GIANG - đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

Bảng 3.

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP DU LỊCH HẬU GIANG Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 4: ĐẶC ĐIỂM CỦA DU KHÁCH Số mẫu  T ỷ  l ệ - đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

Bảng 4.

ĐẶC ĐIỂM CỦA DU KHÁCH Số mẫu T ỷ l ệ Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 6: THỜI GIAN LƯU TRÚC ỦA KHÁCH DU LỊCH Thời gian Số mẫu Tỷ lệ (%)  - đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

Bảng 6.

THỜI GIAN LƯU TRÚC ỦA KHÁCH DU LỊCH Thời gian Số mẫu Tỷ lệ (%) Xem tại trang 43 của tài liệu.
Mặt khác phân lớn khách du lịch chọn hình thức tham quan vào dịp cuối tuần (32 người, chiếm 53,3%), tham quan vào dịp lễ tết cũng chiếm một tỷ  l ệ  khá  cao  (19  nười,  chiếm  31,7%)  và  vào  dịp  nghỉ  hè  chỉ  chiếm  20% - đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

t.

khác phân lớn khách du lịch chọn hình thức tham quan vào dịp cuối tuần (32 người, chiếm 53,3%), tham quan vào dịp lễ tết cũng chiếm một tỷ l ệ khá cao (19 nười, chiếm 31,7%) và vào dịp nghỉ hè chỉ chiếm 20% Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 8: KÊNH THÔNG TIN DU LỊCH - đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

Bảng 8.

KÊNH THÔNG TIN DU LỊCH Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 9: MA TRẬN ĐÃ CHUẨN HOÁ CÁC BIẾN Rotated Component  - đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

Bảng 9.

MA TRẬN ĐÃ CHUẨN HOÁ CÁC BIẾN Rotated Component Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 10: BẢNG TÍNH ĐIỂM NHÂN TỐ - đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

Bảng 10.

BẢNG TÍNH ĐIỂM NHÂN TỐ Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 11: MỨC ĐỘ HẤP DẪN CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN - đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

Bảng 11.

MỨC ĐỘ HẤP DẪN CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN Xem tại trang 49 của tài liệu.
Khi tham gia vào loại hình du lịch này du khách sẽ được tham quan các thắng cảnh thiên nhiên, tham quan các di tích lịch sử cách mạ ng và tìm hi ể u nét  văn háo của địa phương:  - đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

hi.

tham gia vào loại hình du lịch này du khách sẽ được tham quan các thắng cảnh thiên nhiên, tham quan các di tích lịch sử cách mạ ng và tìm hi ể u nét văn háo của địa phương: Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng 15: DỰ BÁO KHÁCH DU LỊCH ĐẾN HẬU GIANG ĐẾN NĂM 2020 - đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

Bảng 15.

DỰ BÁO KHÁCH DU LỊCH ĐẾN HẬU GIANG ĐẾN NĂM 2020 Xem tại trang 64 của tài liệu.
5.1.3. Phân tích SWOT đối với việc xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa về nguồn tại Hậu Giang  – văn hóa về nguồn tại Hậu Giang   - đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

5.1.3..

Phân tích SWOT đối với việc xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa về nguồn tại Hậu Giang – văn hóa về nguồn tại Hậu Giang Xem tại trang 65 của tài liệu.
5.1.3. Phân tích SWOT đối với việc xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa về nguồn tại Hậu Giang  – văn hóa về nguồn tại Hậu Giang   - đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

5.1.3..

Phân tích SWOT đối với việc xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa về nguồn tại Hậu Giang – văn hóa về nguồn tại Hậu Giang Xem tại trang 65 của tài liệu.
Hình 3: MA TRẬN PHÂN TÍCH SWOT - đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

Hình 3.

MA TRẬN PHÂN TÍCH SWOT Xem tại trang 66 của tài liệu.
CÁC BIỂU BẢNG SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI š ›{œ •  - đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf
CÁC BIỂU BẢNG SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI š ›{œ • Xem tại trang 82 của tài liệu.
BẢNG 2: CÁC CHỈ TIÊU VỀ KINH TẾ CỦA TỈNH HẬU GIANG - đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

BẢNG 2.

CÁC CHỈ TIÊU VỀ KINH TẾ CỦA TỈNH HẬU GIANG Xem tại trang 83 của tài liệu.
Bảng 4: GIỚI TÍNH - đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

Bảng 4.

GIỚI TÍNH Xem tại trang 84 của tài liệu.
Bảng 5: NGHỀ NGHIỆP - đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

Bảng 5.

NGHỀ NGHIỆP Xem tại trang 85 của tài liệu.
Bảng 7: ĐỘ TUỔI - đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

Bảng 7.

ĐỘ TUỔI Xem tại trang 86 của tài liệu.
Bảng 10: KÊNH THÔNG TIN DU LỊCH - đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

Bảng 10.

KÊNH THÔNG TIN DU LỊCH Xem tại trang 87 của tài liệu.
Bảng 11: PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ quan trọng CỦA CÁC YẾU TỐ KHI ĐI DU LỊCH Correlation Matrix  - đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

Bảng 11.

PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ quan trọng CỦA CÁC YẾU TỐ KHI ĐI DU LỊCH Correlation Matrix Xem tại trang 88 của tài liệu.
Bảng 13: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HẤP DẪN CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG - đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

Bảng 13.

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HẤP DẪN CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG Xem tại trang 93 của tài liệu.
Bảng 12: THỜI GIAN LƯU TRÚ - đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

Bảng 12.

THỜI GIAN LƯU TRÚ Xem tại trang 93 của tài liệu.
Bảng 14: ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP DU LỊCH HẬU GIANG - đánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf

Bảng 14.

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP DU LỊCH HẬU GIANG Xem tại trang 95 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan