1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá tiềm năng du lịch và xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở hậu giang.pdf

101 1,5K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 862,48 KB

Nội dung

đánh giá tiềm năng du lịch và xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở hậu giang

Trang 1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH 

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH SINH THÁI VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG KẾT HỢP VỚI THAM QUAN, HỌC TẬP VÀ

NGHIÊN CỨU Ở HẬU GIANG

Mã số SV:4043501

Lớp: QTKD DL&DV K30

Cần Thơ, 05/2008

Trang 2

Trong suốt bốn năm học ở trường Đại học Cần Thơ, dưới sự giảng dạy tận tình của quý Thầy Cô, em đã tiếp thu được phần nào những kiến thức bổ ích để phục vụ cho công việc của em sau này Trên hành trình truyền đạt ấy, quý Thầy Cô đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục Em tin rằng đó chính là nền tảng cho em bước vào

đời, và em sẽ luôn ghi nhớ công ơn của tập thể Thầy Cô khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh của trường Đại Học Cần Thơ, là những

người đã đồng hành với em trong suốt quá trình học, giúp em thực hiện được ước mơ của mình, để sau này giúp ích nhiều hơn cho xã hội

Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Phạm Tuyết Anh đã

nhiệt tình chỉ dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình

Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo khoa, cùng toàn thể quý Thầy Cô khoa Kinh tế - Quản trị Kinh Doanh của trường Đại học Cần Thơ, Ban Giám đốc, các Cô Chú, Anh Chị ở Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang, khu du lịch sinh thái Tây Đô, đã tạo điều

kiện thuận lợi cho em bằng cách này hay cách khác trong suốt quá trình thực tập và thu thập số liệu để thực hiện luận văn tốt nghiệp này Mặc dù công việc bận rộn nhưng các cô chú, anh chị vẫn tranh thủ thời gian để chỉ dẫn, giúp đỡ em

Em chân thành kính chúc quý Thầy Cô, cùng toàn thể các Cô

Chú, Anh Chị ở Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang, khu du lịch sinh thái Tây Đô dồi dào sức khỏe và công tác tốt

Ngày 10 tháng 5 năm 2008 Sinh viên thực hiện

Vương Tuấn Anh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Ngày 10 tháng 5 năm 2008 Sinh viên thực hiện

Vương Tuấn Anh

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: GiỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Các giả thiết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu 2

1.3.1 Các giả thiết cần kiểm định 2

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3

1.4.1 Giới hạn về không gian 3

1.4.2 Giới hạn về thời gian 3

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan 4

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 8

b) Du lịch cá nhân 7

2.1.3 Tiềm năng du lịch là gì? 7

2.1.4 Thế nào là du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng? 7

2.1.5 Vai trò của cộng đồng địa phương đối với du lịch sinh thái văn hóa 7

2.1.6 Các nguyên tắc cơ bản trong việc phát triển du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng 8

2.1.7 Những hình thức tham gia của cộng đồng làm du lịch 9

2.2 Phương pháp nghiên cứu 10

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 10

? Mô tả phương pháp xử lý số liệu 12

a) Phương pháp phân tích tần số (frequency distribution) 12

b) Phương pháp phân tích bảng chéo (Cross-Tabulation) 13

c) Phương pháp WTP (Willingness To Pay) 14

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẬU GIANG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 15

3.1.Vị trí và đặc điểm của du lịch 15

3.1.1 Vị trí của ngành du lịch 15

3.1.1.1 Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước và vùng Đồng bằng sông Cửu Long 15

3.1.1.2 Trong chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 15

3.1.2 Đặc điểm của du lịch 16

3.2 Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch 16

3.2.1 Điều kiện và tài nguyên du lịch tự nhiên 16

Trang 9

3.2.1.1 Vị trí địa lí 16

3.2.1.2 Các điểm du lịch sinh thái chủ yếu của 17

a) Khu vui chơi sinh thái Tây Đô 17

b) Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng 17

c) Khu du lịch sinh thái rừng Tràm huyện Vị Thuỷ 18

d) Chợ Nổi Ngã Bảy 18

3.2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện và tài nguyên du lịch tự nhiên 18

3.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 19

3.2.2.1 Điều kiện kinh tế xã hội 19

3.2.2.2 Các di tích lịch sử văn hóa 22

a) Khu di tích chiến thắng 75 tiểu đoàn địch và di tích lịch sử văn hoá đền thờ Bác Hồ thuộc huyện Long Mỹ 22

b) Về Khu căn cứ Phương Bình 22

c) Đền thờ Bác Hồ 23

3.2.2.3 Đánh giá chung về tiềm năng du lịch nhân văn 24

3.2.3 Những mặt mạnh và tồn đọng của tài nguyên du lịch 24

3.2.3.1 Những mặt mạnh cần phát huy của du lịch Hâu Giang 24

3.3.4.2 Phương tiện vận chuyển và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 36

a) Phương tiện vận chuyển 36

b) Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 36

Trang 10

3.3.7 Đánh giá chung về hiện trạng phát triển ngành 39

3.4 Thực trạng tham gia của cộng đồng vào thực trạng phát triển du lịch 41

3.4.1 Các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương đến cộng đồng làm du lịch 41

3.4.2 Tình hình tham gia của cộng đồng làm du lịch trong những năm gần đây 41

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH HẬU GIANG VỀ DU LỊCH SINH THÁI VĂN HÓA Ở HẬU GIANG VÀ TÌM HIỂU NHU CẦU CỦA DU KHÁCH HẬU GIANG, DU KHÁCH NỘI ĐỊA 43

4.1 Phân tích và đánh giá mức độ hài lòng của du khách về du lịch Hậu Giang 43

4.1.1 Phân tích đặc điểm của du khách 43

4.1.1.1 Đặc điểm về độ tuổi của khách du lịch 43

4.1.1.2 Đặc điểm về nghề nghiệp của du khách 44

4.1.1.3 Đặc điểm về thu nhập của du khách 45

4.1.1.4 Thời điểm khách thường đi du lịch 45

4.1.2 Phân tích mục đích du lịch của khách 46

4.1.3 Tìm hiểu về thông tin du lịch Hậu Giang qua kênh thông tin 47

4.1.4 Phương tiện vận chuyển đến các điểm du lịch Hậu Giang 48

4.1.5 Sở thích của khách đi du lịch 48

4.1.6 Phân tích mức độ quay lại của du khách 49

4.1.7 Phân tích thời gian lưu trú của khách 50

4.1.8 Đánh giá sự hài lòng của du khách về du lịch Hậu Giang 51

4.1.8.1 Về cảnh quan thiên nhiên 51

4.1.8.2 Về dịch vụ 52

a) Dịch vụ ăn uống và vệ sinh an toàn thực phẩm 52

b) Về các hoạt động vui chơi giải trí 52

4.1.8.3 Hàng Lưu Niệm 53

4.1.8.4 Về Hệ Thống Khách Sạn, nhà hàng 54

4.1.8.5 Về nhân viên phục vụ 55

4.1.9 Mức Độ Thỏa Mãn Của Du Khách Về Chí Phí 56

Trang 11

4.2 Phân tích nhu cầu của khách đi du lịch sinh thái văn hóa 57

4.2.1 Phân tích nhu cầu của khách du lịch Hậu Giang 57

4.2.1.1 Quan điểm của du khách về các yếu tố khi đi du lịch Hậu Giang 57

f) Môi trường khí hậu 60

g) Hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ 61

h) Phương tiện vận chuyển 61

i) Hoạt động vui chơi giải trí 62

j) An toàn 63

k) Giá tour và dịch vụ bổ sung 63

l) Các cơ sở chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng 64

4.2.1.2 Nhu cầu của khách về phương tiện vận chuyển tại điểm du lịch 64

4.2.1.3 Các hoạt động vui chơi giải trí tại điểm được du khách yêu thíc 65

4.2.2 Phân tích nhu cầu của khách du lịch ở các tỉnh khác (khách du lịch ở Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và Tiền Giang)66 4.2.2.1 Nhận định của khách về các yếu tố khi đi du lịch 66

4.2.2.2 Các loại hình du lịch mà du khách thích nhất 68

4.2.2.3 Các hoạt động mà du khách đã từng tham gia khi đi du lịch 68

4.2.2.4 Mức độ hấp dẫn của các phương tiện vận chuyển tại điểm 70

CHƯƠNG 5 XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH SINH THÁI VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG KẾT HỢP VỚI THAM QUAN, HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU Ở HẬU GIANG 71

5.1 Những căn cứ để xây dựng mô hình 71

5.2 Mô hình du lịch sinh thái -văn hoá cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở Hậu Giang 72

Trang 12

5.3.1 Về các điểm tham quan tự nhiên 73

5.3.2 Về các khu di tích lịch sử, văn hóa và các làng nghề truyền thống 76

5.3.3 Về các hoạt động vui chơi giải trí 77

5.3.4 Về các dịch vụ lưu trú nghỉ dưỡng 78

5.4 Phân tích lợi ích của mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng 79

5.4.1 Đối với người dân 79

5.4.2 Đối với du lịch Hậu Giang 79

5.4.3 Đối với nhà đầu tư 79

CHƯƠNG 6: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DU LỊCH SINH THÁI VĂN HOÁ CỘNG ĐỒNG KẾT HỢP VỚI THAM QUAN, HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU Ở HẬU GIANG 80

6.1 Định hướng phát triển du lịch Hậu Giang 80

6.2 Giải pháp phát triển mô hình du lịch sinh thái văn hoá cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở Hậu Giang 80

6.2.1 Giải pháp đối với mô hình du lịch sinh thái văn hoá kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu 80

6.2.2 Giải pháp thu hút sự tham gia của cộng đồng làm du lịch 85

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86

7.1 Kết luận 86

7.2 Kiến nghị 87

7.2.1 Đối với chính quyền địa phương 87

7.2.2 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành 88

7.2.3 Đối với các điểm du lịch, điểm phục vụ lưu trú và ăn uống 88

7.2.4 Đối với cộng đồng địa phương 89

Trang 13

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Đánh giá tiềm năng du lịch và xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở Hậu Giang Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá những điểm mạnh cũng như những yếu kém để đưa ra các giải pháp phát triển du lịch sinh thái văn hóa ở Hậu Giang, nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc phát triển mô hình du lịch sinh thái văn hóa kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu của tỉnh Hậu Giang

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu và đánh giá tiềm năng du lịch để thấy được những mặt mạnh cần phát huy và những yếu kém phải khắc phục nhằm giúp ngành du lịch Hậu Giang có những hướng phát triển mới

- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của du lịch Hậu Giang trong những năm qua

- Tìm hiểu về thực trạng loại hình du lịch sinh thái văn hóa có sự tham gia của cộng đồng làm du lịch

- Đánh giá mức độ hài lòng của du khách Hậu Giang về du lịch sinh thái văn hóa ở Hậu Giang

- Tìm hiểu nhu cầu của du khách Hậu Giang và khách du lịch nội địa (khách du lịch ở Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và Tiền Giang) để xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu cho phù hợp

- Đề xuất một số giải pháp phát triển mô hình du lịch sinh thái văn hóa kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở Hậu Giang, nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác bảo tồn các giá trị tự nhiên và duy trì các giá trị văn hóa bản địa

1.3 Các giả thiết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1 Các giả thiết cần kiểm định

Trang 14

- Giả thiết 2: Các yếu tố tự nhiên và nhân văn có ảnh hưởng lớn đến loại hình du lịch sinh thái văn hóa

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Chính quyền địa phương đã có chính sách hỗ trợ quan tâm đến cộng đồng địa

- Du lịch Hậu Giang đã phát triển tương xứng với tiềm năng chưa? - Loại hình du lịch nào được du khách tham gia nhiều nhất?

1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1.4.1 Giới hạn về không gian

Khi cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao, họ không còn phải lo ăn, lo mặc như ngày xưa và có nhu cầu đi du lịch ngày càng nhiều Ngoài thời gian đi mua sắm, nấu ăn, xem TV… họ còn muốn khám phá các tour du lịch sinh thái – văn hóa để hiểu biết thêm về văn hóa, lịch sử con người Việt Nam Do đó đề tài chỉ nghiên cứu về loại hình du lịch sinh thái văn hóa kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở Hậu Giang có sự tham gia của cộng đồng địa phương làm du lịch

1.4.2 Giới hạn về thời gian

- Thời gian thu thập số liệu: Từ 11/2/2008 đến 25/3/2008 - Thời gian xử lý và chỉnh sửa: Từ 26/3/2008 đến 10/5/2008

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập chung nghiên cứu loại hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở Hậu Giang thông qua sự đóng góp ý kiến của những người làm trong ngành du lịch và những khách du lịch đã và đang đi du lịch ở Hậu Giang và các tỉnh lân cận, cũng như ý kiến của cộng đồng địa phương tham gia làm du lịch

Trang 15

1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan

Để thực hiện luận văn này, đề tài đã dựa vào một số tài liệu sau:

- Giáo trình “Báo cáo tổng hợp – quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Hậu Giang đến năm 2020”(2007) Tài liệu nói về du lịch phát triển trong những năm qua, nêu ra những định hướng và giải pháp phát triển du lịch trong giao đoạn tới

- Tạp chí du lịch Việt Nam (số 3/2008) giới thiệu về những loại hình du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng địa phương làm du lịch, đồng thời chỉ ra xu hướng phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân

- Sách “Du lịch và du lịch sinh thái” của tác giả Bùi Hoàng Nhân (2006), bàn về du lịch và du lịch sinh thái văn hóa, đồng thời cũng đưa ra một số mô hình du lịch sinh thái điển hình khắp trong cả nước, cũng như vai trò, lợi ích của hoạt động du lịch đối với nền kinh tế

- Luận văn tốt nghiệp của tác giả Huỳnh Nhựt Phương – Cần Thơ, tháng 06/2005 – Du lịch sinh thái và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thành phố Cần Thơ Thông qua các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp Willingness To Pay, phương pháp xếp hạng, tác giả đã tìm hiểu được những yếu tố bị tác động xung quanh sự thay đổi giữa mùa cao điểm và mùa thấp điểm và các nguyên nhân tạo nên tính thời vụ của du lịch sinh thái từ đó đề ra các biện pháp hạn chế tính thời vụ trong du lịch sinh thái

- Luận văn tốt nghiệp của tác giả Dương Quế Nhu – Cần Thơ, tháng 06/2004 - Đánh giá mức thỏa mãn nhu cầu khách quốc tế của du lịch Cần Thơ và một số biện pháp thu hút khách du lịch đến Cần Thơ Tác giả đã vận dụng chủ yếu phương pháp phân tích Travelling Cost và phương pháp So Sánh Lợi Ích Chi Phí để đánh giá mức thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch quốc tế

- Bài viết: “Tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch sinh thái-văn hóa khu vực ĐBSCL” cho cái nhìn về du lịch ĐBSCL, hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để

Trang 16

Lịch, Tổng cục Du Lịch- Bài phát biểu trong Hội nghị Fesival Mekông tổ chức tại An Giang, ngày 24/02/2006)

- Bài viết: “ĐBSCL còn thiếu những sản phẩm hấp dẫn” bài của Phương Nghi báo du lịch ngày 10/07/2006 So với khu vực miền Bắc, miền Trung đang ăn nên làm ra… thì ĐBSCL vẫn chưa có nhiều sản phẩm hấp dẫn để thu hút du khách

Trang 17

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp luận

2.1.1 Khái niệm về du lịch

Trong pháp lệnh Du lịch của Việt Nam, tại Điều 10 thuật ngữ “Du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

2.1.2 Các loại hình du lịch

Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau có thể phân du lịch thành các loại hình du lịch khác nhau

2.1.2.1 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của tuyến du lịch

a) Du lịch quốc tế là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến

của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau Ở hình thức này khách du lịch phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch

b) Du lịch nội địa là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của

khách nằm trong lãnh thổ của một quốc gia

2.1.2.2 Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch

a) Du lịch chữa bệnh là loại hình mà khách đi du lịch do nhu cầu điều trị các

bệnh tật về thể xác và tinh thần của họ Du lịch chữa bệnh lại được phân thành: chữa bệnh bằng khí hậu, chữa bệnh bằng nước khoáng, bằng bùn, bằng hoa quả

b) Du lịch nghỉ ngơi, giải trí là loại hình du lịch nhằm phục hồi lại thể lực

và tinh thần cho du khách sau những ngày làm việc căng thẳng Đây là loại hình có tác dụng giải trí, thư giãn, làm cuộc sống thêm đa dạng và giải thoát con người ra khỏi công việc hằng ngày

c) Du lịch văn hóa nhằm nâng cao hiểu biết cá nhân về mọi lĩnh vực như:

lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa, chế độ xã hội, cuộc sống của người dân cùng các phong tục, tập quán của đất nước du lịch

Trang 18

d) Du lịch sinh thái là loại hình tham quan cảnh quan sinh thái tự nhiên như:

vườn trái cây, ao cá, chợ Nổi trên sông… nhằm đem lại sự gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, sông nước nhiều hơn

2.1.2.3 Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi

a) Du lịch theo đoàn thường do các công ty lữ hành, các hãng vận tải hoặc

các tổ chức du lịch khác (khách sạn) tổ chức

b) Du lịch cá nhân là loại hình mà cá nhân đi du lịch theo kế hoạch định

trước, họ không theo sự chỉ đạo, sắp xếp của các tổ chức kinh doanh du lịch

2.1.3 Tiềm năng du lịch là gì?

Tiềm năng du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tiềm năng này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch (PTS Nguyễn Minh Tuệ - Địa lý du lịch)

2.1.4 Thế nào là du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng?

Du lịch sinh thái cộng đồng là loại hình dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, đồng thời có sự tham gia của cộng đồng địa phương làm du lịch Ngoài ý nghĩa kinh tế, phát triển du lịch sinh thái còn góp phần tích cực vào bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, tạo công ăn việc làm và đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, tham gia vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là vùng sâu vùng xa Hiện nay nhiều nước trên thế giới đang đầu tư phát triển du lịch sinh thái, coi đây là biện pháp tốt nhất để phát triển du lịch bền vững (Nguyễn Mạnh Cường - Tạp chí du lịch, số 11/2007)

2.1.5 Vai trò của cộng đồng địa phương đối với du lịch sinh thái văn hóa

- Cộng đồng địa phương chính là những người chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên Họ là những người hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình Vì vậy, sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường du lịch là hết sức quan trọng Sự tham gia của cộng đồng không những có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách mà còn góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức của chính họ trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường

Trang 19

- Vai trò của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển của du lịch rất quan trọng, cách thức mà cộng đồng cư dân tham gia vào các hoạt động du lịch sẽ có vai trò quyết định tới sự bền vững của quá trình phát triển Từ kinh nghiệm thực tiễn của nhiều địa phương trong nước và quốc tế cho thấy, công tác bảo vệ môi trường chỉ thành công khi huy động được sự tham gia của tất cả các ngành, các cấp, tổ chức quần chúng, cơ quan, đơn vị và mỗi người dân Sự tham gia của các lực lượng xã hội sẽ tạo ra tiếng nói đồng thuận, tạo dư luận xã hội và tạo thêm nguồn lực cho các địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường Đối với lĩnh vực du lịch, sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường càng có ý nghĩa thiết thực và vô cùng quan trọng

Chính vì vậy, chúng ta cần làm tốt công tác này, trước hết là ở từng địa phương, từng khu, điểm du lịch và sau đó là trong phạm vi toàn quốc Đây là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch trước mắt cũng như lâu dài Đặc biệt trong ngành Du lịch, môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và ngược lại, phát triển du lịch cũng có tác động lớn đến môi trường Du lịch cần hướng tới sự phát triển bền vững với sự tham gia và đóng góp của tất cả các bên liên quan: các nhà quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, khách du lịch và cộng đồng dân cư địa phương Khi du lịch được phát triển tại các khu vực không phải là trung tâm thương mại của đất nước và đặc biệt ở các khu vực nông thôn, thì nó có thể góp phần xóa đói nghèo thông qua tạo việc làm và thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương

2.1.6 Các nguyên tắc cơ bản trong việc phát triển du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng

Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định: “Phát triển du lịch bền vững, theo định hướng du lịch văn hóa-lịch sử và du lịch sinh thái, đảm bảo sự tăng trưởng liên tục, góp phần tích cực trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, bản sắc văn hóa dân

Trang 20

trong khu vực và thế giới”, có 3 nguyên tắc liên quan đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch bao gồm:

- Cần có sự tham gia của cộng đồng vào các quy định liên quan đến phát triển du lịch cùng với sự quan tâm đặc biệt đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống bản địa

- Phát triển du lịch phải gắn với việc cải thiện đời sống của cộng đồng địa phương nơi có tài nguyên du lịch thông qua sự tham gia tích cực của cộng đồng

- Cần tạo mọi cơ hội để cộng đồng địa phương, đặc biệt là phụ nữ tham gia vào hoạt động phát triển du lịch, qua đó góp phần tăng cường sinh kế cho cộng đồng

Đứng từ góc độ bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái văn hóa có sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc họ sẽ có được công việc với thu nhập tương đối ổn định thay vì một cuộc sống bấp bênh dựa vào khai thác các giá trị tự nhiên Với những gì có được từ công việc mới mà du lịch đem lại, họ sẽ ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên trong đó có các giá trị tự nhiên và môi trườngđể du lịch tồn tại, để cuộc sống của họ sẽ được đảm bảo và cải thiện

Như vậy, có thể thấy sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch là yếu tố rất quan trọng góp phần thực hiện thành công các mục tiêu được đưa ra tại Quyết định số 79/2007/QĐ – TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

2.1.7 Những hình thức tham gia của cộng đồng làm du lịch

Thực tế hoạt động du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng ở nhiều tỉnh trong cả nước cũng như ở đồng bằng sông Cửu Long cho thấy những hình thức chủ yếu mà cộng đồng có thể tham gia vào hoạt động phát triển du lịch và du lịch sinh thái ở các chợ Nổi, khu du lịch sinh thái và khu di tích lịch sử - văn hóa bao gồn:

Một là, tham gia vào quá trình quy hoạch phát triển du lịch: đây là yếu tố rất quan trọng đảm bảo cho quy hoạch du lịch đi vào cuộc sống với sự ủng hộ, giám sát của cộng đồng địa phương

Trang 21

Hai là, nếu được hướng dẫn, cộng đồng hoàn toàn có thể là nhà cung cấp đáng tin cậy cho các doanh nghiệp du lịch những nguyên vật liệu có tính truyền thống của địa phương cần thiết cho việc xây dựng các công trình cung cấp dịch vụ thực phẩm tươi sống, hoặc đã qua sơ chế (rau, hoa, quả, thịt, cá, đặc sản ), hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của địa phương

Ba là, cộng đồng có thể tham gia các hoạt động tác nghiệp giản đơn như: nấu ăn, giặt là Trong một số trường hợp cộng đồng có thể tham gia hoạt động lữ hành với tư cách là hướng dẫn viên, thuyết minh viên địa phương Ở các chợ Nổi, các khu du lịch sinh thái văn hoá sự hiểu biết và kinh nghiệp của cộng đồng sẽ giúp du khách hiểu rõ hơn về các giá trị cảnh quan, phong tục tập quán ở khu vực

Bốn là, người dân sống ở chợ Nổi, khu du lịch sinh thái, khu di tích lịch sử văn hoá sẽ ủng hộ việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch khi họ có được lợi ích từ hoạt động du lịch Việc bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường du lịch sẽ không thể có hiệu quả nếu thiếu sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương

Năm là, trực tiếp cung ứng các dịch vụ đến du khách, cộng đồng có khả năng tự tổ chức cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch như: lưu trú tại nhà, vận chuyển khách (thuyền, xe thô sơ ), dịch vụ ăn uống, bán hàng thủ công mỹ nghệ Tuy nhiên, để có thể thực hiện được các dịch vụ này, cộng đồng cần được huấn luyện với những hiểu biết tối thiểu về giao tiếp, về các quy định nghiệp vụ

Sáu là, trực tiếp cung cấp các sản phẩm du lịch văn hoá mang bản sắc truyền thống, bao gồm những buổi biểu diễn nghệ thuật dân gian truyền thống, hoạt động trình diễn sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống hoặc đơn giản là các sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày mà ở đó cộng đồng là chủ thể, là những nghệ nhân

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1.1 Số liệu sơ cấp

a) Đối tượng phỏng vấn

Trang 22

du lịch ở Hậu Giang và các tỉnh lân cận, không phân biệt du khách đã đi du lịch sinh thái hay chưa là nhằm đánh giá mức độ hài lòng của du khách khi đi du lịch ở Hậu Giang và nhằm khảo sát nhu cầu đi du lịch sinh thái văn hóa với ý kiến của du khách về loại hình du lịch này

b) Phương pháp chọn mẫu

Trong du lịch thường có sự phân định rõ ràng các nhóm đối tượng khách khác nhau, mỗi nhóm đối tượng khách sẽ có những nhu cầu và sở thích khác nhau Do vậy đề tài chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng Cơ cấu mẫu được xác định theo cơ cấu của các nhóm khách đến Hậu Giang và các tỉnh lân cận

c) Cỡ mẫu

Đặc điểm du lịch sinh thái văn hóa ở Hậu Giang là sông nước, tham quan vườn trái cây, các di tích lịch sử văn hoá, chợ Nổi…, cho nên trong phạm vi đề tài nghiên cứu này em chỉ chọn đại diện một vài điểm du lịch mang nét sinh thái đặc trưng của vùng để thực hiện phỏng vấn

Do thời gian phỏng vấn có hạn, mà cỡ mẫu có ý nghĩa là từ 30 mẫu trở lên nên em xác định cỡ mẫu cho đề tài là 125 mẫu, trong đó có 60 mẫu du khách Hậu Giang và 65 mẫu du khách nội địa (bao gồm khách du lịch ở Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và Tiền Giang) Bên cạnh đó em sẽ tìm hiểu thêm về thực trạng, cũng như nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém phát triển của du lịch Hậu Giang thông qua việc trao đổi với những chuyên gia trong ngành du lịch, khách đi du lịch Hậu Giang và người quản lý ở các khu du lịch

2.2.1.2 Số liệu thứ cấp

- Nghiên cứu số liệu sẵn có của các Sở, ban ngành có liên quan như tài liệu thống kê của Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang, tổng cục thống kê …

- Thu thập thông tin từ cộng đồng địa phương, từ các tổ chức kinh doanh du lịch trên địa bàn Hậu Giang, từ các bài viết trên sách báo, tạp chí, Internet

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu sau khi thu thập sẽ được sàng lọc và phân loại theo những chỉ tiêu nghiên cứu cụ thể Sử dụng phần mềm Excel và SPSS để chạy số liệu và sử dụng phương pháp thống kê mô tả (phân tích tần số, phân tích bảng chéo) để

Trang 23

đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch sinh thái văn hóa ở tỉnh Hậu Giang và nhu cầu của du khách nội địa Ngoài ra sử dụng phương pháp Willingness To Pay (WTP) để phân tích về mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách Cần phải phân tích dựa trên cơ sở chi phí du khách phải bỏ ra và cái mà du khách đạt được

? Mô tả phương pháp xử lý số liệu

a) Phương pháp phân tích tần số (frequency distribution)

Bước đầu tiên để mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một mẫu số liệu thô là lập bảng phân phối tần số

v Bảng phân phối tần số (frequency table)

+ Ý nghĩa: bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp thành từng tổ khác nhau

Để lập một bảng phân phối tần số trước hết là phải sắp xếp dữ liệu theo một thứ tự nào đó – tăng dần hoặc giảm dần Sau đó thực hiện các bước sau:

Ÿ Bước 1: Xác định số tổ của dãy số phân phối (number of classes) Số tổ (m) = [(2)x số quan sát x (n)]0,3333

Chú ý: số tổ chỉ nhận giá trị nguyên dương

Ÿ Bước 2: Xác định khoảng cách tổ (k) (class interval)

mK = Xmax-Xmin

Trong đó Xmax là lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối Xmin là lượng biến nhỏ nhất của dãy số phân phối

Ÿ Bước 3: Xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ (class boundaries)

Một cách tổng quát: giới hạn dưới của tổ đầu tiên sẽ là lượng biến nhỏ nhất của dãy số phân phối, sau đó lấy giới hạn dưới cộng với khoảng cách tổ (k) sẽ được giá trị của giới hạn trên, lần lượt như vậy cho đến tổ cuối cùng Giới hạn trên của tổ cuối cùng là lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối

Ÿ Bước 4: Xác định tần số của mỗi tổ (frequency)

Trang 24

Xác định tần số của mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó Cuối cùng, trình bày kết quả trên biểu bảng và sơ đồ

b) Phương pháp phân tích bảng chéo (Cross-Tabulation)

+ Ý nghĩa: Cross-tabulation là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba biến

cùng lúc và bảng kết quả phản ảnh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt Kỹ thuật này được sử dụng rất rộng rãi trong nghiên cứu Marketing thương mại vì: (1) chuỗi phân tích này cung cấp những kết quả sâu hơn trong các trường hợp phức tạp (2) croos-tabulation có thể làm giảm bớt các vấn đề của các ô (cells) (3) phân tích cross-tabulation tiến hành đơn giản Trong đề tài này chúng ta sẽ sử dụng phân tích Cross-tabulation hai biến

+ Tiến trình phân tích Cross-tabulation hai biến

Bảng phân tích cros-tabulation hai biến còn được gọi là bảng tiếp liên, mỗi ô trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của hai biến

Việc phân tích các biến theo cột hay theo hàng là tùy thuộc vào việc biến đó được xem xét là biến độc lập hay biến phụ thuộc Thông thường khi xử lý, biến xếp theo cột là biến độc lập và biến xếp theo hàng là biến phụ thuộc

Trong phân tích Cross-tabulation, ta cũng cần quan tâm đến giá trị kiểm định

) cho phép ta kiểm định mối quan hệ giữa các biến

Giả thuyết H0 trong kiểm định có nội dung như sau:

H1: có mối quan hệ giữa các biến

) trong kết quả phân tích sẽ cung cấp mức ý nghĩa của kiểm định (P-value) nếu mức ý nghĩa này nhỏ hơn hoặc bằng

khác bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là các biến có liên hệ nhau Ngược lại, các biến không có liên hệ nhau

Trang 25

c) Phương pháp WTP (Willingness To Pay)

w Ý nghĩa: Đánh giá mức độ thỏa mãn của du khách khi đến một điểm hoặc một tour nào đó Sự thỏa mãn của khách hàng có thể đo lường bằng một giá trị cụ thể, giá trị đó được thể hiện qua công thức:

Trong đó:

w Mức độ thỏa mãn của khách hàng (Benefits) chính là sự thỏa mãn về mặt lợi

ích, đó là sự chênh lệch giữa giá trị mà khách hàng thu được (độ ưa thích của khách hàng đối với các điểm du lịch tại Hậu Giang) với mức thực chi của khách hàng (đó chính là phần chi phí mà khách hàng phải trả cho toàn bộ hoạt động của mình tại điểm vườn) Tuy nhiên, do độ ưa thích của khách đối với các dịch vụ tại điểm rất khó qui đổi ra cùng đơn vị tính với mức thực chi nên việc tính toán sẽ rất phức tạp Do vậy trong phương pháp này, ta sẽ không thực hiện theo công thức (1) mà chủ yếu đo lường mức độ thỏa mãn dựa trên chi phí khách sẵn sàng chi trả

w Mức độ thỏa mãn của khách hàng (Cost) chính là sự thỏa mãn về mặt chi phí

của du khách, đó chính là sự chênh lệch giữa mức chi phí mà khách hàng sẵn sàng chi trả (Willing to Pay- WTP) với mức thực chi của khách Đây chính là mức độ thỏa mãn thật sự của du khách

Đề tài sẽ sử dụng công thức (2) việc xác định mức độ thỏa mãn của khách

Như vậy, từ hai phương pháp trên ta có thể xác định được các khoản chi phí bỏ ra và cái mà khách thu được, tất cả đều được cụ thể hóa bằng con số nên việc xử lý và phân tích sẽ trở nên dễ dàng hơn, từ đó những kết luận về mức độ hài lòng sẽ có sức thuyết phục hơn

Trang 26

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẬU GIANG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

3.1 Vị trí và đặc điểm của du lịch 3.1.1 Vị trí của ngành du lịch

3.1.1.1 Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước và vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh Hậu Giang nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, một khu vực có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và có vị trí quan trọng trong chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước Trong những năm gần đây, khu vực này đã đạt mức tăng trưởng khá so với các khu vực kinh tế trọng điểm khác của cả nước với sự đóng góp đáng kể của ngành thương mại dịch vụ (trên 12%) Vùng đồng bằng sông Cửu Long có địa thế hết sức thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng Phía Đông và phía Nam của vùng giáp biển Đông là cầu nối quan trọng giữa Đông Á và Nam Á cũng như với châu Úc và các quần đảo khác trong khu vực Thái Bình Dương Vị trí này lại càng thuận lợi nếu như kênh đào nối vịnh Thái Lan với Ấn Độ Dương được thực hiện và đây sẽ là vị trí chiến lược trong giao thông và du lịch đường biển

3.1.1.2 Trong chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam

Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001 – 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22 tháng 7 năm 2002 và Dự thảo Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 đều xác định về phân vị lãnh thổ du lịch, Hậu Giang thuộc vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ, Á vùng du lịch Nam Bộ, tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ Vì vậy, các định hướng phát triển du lịch của không những phải đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội do Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân đề ra mà còn phải phù hợp với định hướng phát triển du lịch của tổ chức không gian phát triển ngành

Do có vị trí địa lí sát với Cần Thơ – trung tâm của tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ nên có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu với các tỉnh còn lại trong khu vực và với các lãnh thổ du lịch khác để nhanh chóng phát triển du lịch trong giai đoạn sắp

Trang 27

tới Với điểm mạnh về tài nguyên tự nhiên là có sông Hậu nối liền các tỉnh miền Tây với Thành phố Hồ Chí Minh - một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước và lớn nhất ở phía Nam nên rất thuận lợi trong việc tổ chức tour, truyến du lịch Mặt khác, trong chiến lược cũng như trong Dự thảo điều chỉnh quy hoạch tổng thể của cả nước đều xác định là nằm trong khu vực khuyến khích phát triển các loại hình du lịch gắn với thiên nhiên, xoá đói và giảm nghèo, đẩy mạnh hợp tác trong phát triển du lịch với khu vực tiểu vùng Mêkông mở rộng thông qua hành lang du lịch đường sông qua sông Hậu Chính lợi thế này tạo điều kiện thuận lợi trong hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư đối với du lịch

3.1.2 Đặc điểm của du lịch

Đặc trưng của du lịch đồng bằng sông Cửu Long nói chung và du lịch nói riêng là loại hình du lịch sinh thái miệt vườn sông nước kết hợp với các di tích lịch sử, văn hoá Theo xu hướng phát triển du lịch hiện đại, du lịch đang tích cực khai thác các tiềm năng du lịch vốn có để phát triển loại hình du lịch sinh thái văn hoá ở một số điểm như: khu du lịch sinh thái Tây Đô, khu chợ Nổi Ngã Bảy, khu căn cứ Phương Bình, khu di tích lịch sử văn hoá Tầm Vu, khu đền thờ Bác Hồ…Do tiếp giáp với Thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh – là hai trung tâm kinh tế xã hội lớn của khu vực phía Nam, nên ngành du lịch sẽ kế thừa, phát huy những lợi thế vốn có, đồng thời cũng thu hút được lượng khách du lịch đến từ hai trung tâm này cũng như các tỉnh lân cận

3.2 Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch

3.2.1 Điều kiện và tài nguyên du lịch tự nhiên 3.2.1.1 Vị trí địa lí

Thanh Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ; phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu.Thị xã Vị Thanh cách Thành phố Cần Thơ khoảng 60 km Địa hình khá bằng phẳng

Trang 28

Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính, gồm 2 thị xã và 5 huyện: Thị xã Vị Thanh, tỉnh lỵ Thị xã Ngã Bảy, đổi tên từ Tân Hiệp tháng 11 năm 2006 Huyện Châu Thành, Huyện Châu Thành A, Huyện Long Mỹ, Huyện Phụng Hiệp, Huyện Vị Thủy

3.2.1.2 Các điểm du lịch sinh thái chủ yếu của Hậu Giang a) Khu vui chơi sinh thái Tây Đô

Khu vui chơi sinh thái Tây Đô thuộc địa bàn xã Tân Bình huyện Phụng Hiệp, cách trung tâm Thành phố Cần Thơ khoảng 30km, quy mô diện tích 20ha, đang có kế hoạch mở rộng lên 50ha Khu du lịch sinh thái Tây Đô được khai thác vào cuối năm 2001 và xây dựng với nhiều nhóm như: đảo Khỉ, Nai, Voi và nhiều loài chim quý hiếm cùng với hệ sinh thái cây ăn trái nhiệt đới được tuyển chọn Khu được trang bị đầy đủ tiện nghi như: nhà nghỉ, hội trường, các trò vui chơi giải trí, không gian thoáng mát, yên tĩnh thích hợp cho du khách đến tham quan Du khách đến đây có thể dạo chơi dưới những vườn nhãn bạt ngàn hoặc bơi thuyền ra các đảo nhỏ giữa hồ xem những chú khỉ đùa nghịch tranh nhau ăn, hoặc ngắm những loại chim muông lạ, trông rất hấp dẫn

Ở đây có những căn nhà nghỉ với nhiều kiến trúc khác nhau, tạo nên một sự phong phú, du khách tha hồ lựa chọn nghỉ ngơi sau những ngày lao động căng thẳng Khách có thể ăn ở các nhà hàng với những món ăn đặc sản đồng quê bình dân nhưng ngon miệng

b) Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng

Lung Ngọc Hoàng là tên gọi của một vùng trũng ngập nước nổi tiếng thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp Thảm thực vật tại Lung Ngọc Hoàng mang nét đặc thù hoang dã bởi các loài thực vật ngập nước theo mùa với các loài động vật nước phong phú như: rùa, rắn, cua, các loài chim

nước và cá nước ngọt nổi tiếng Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng với diện tích hơn 2.800ha Bao quanh khu bảo tồn là vùng đệm rộng gần 900ha chuyển tiếp giữa khu bảo tồn với vùng

Trang 29

kinh tế Những nét độc đáo sinh hoạt, sản xuất sẽ được tôn tạo nhằm phục vụ du lịch như nghề thủ công mỹ nghệ từ gỗ, tre, lá ở địa phương; nghề gác kèo ong lấy mật và sáp; ca nhạc tài tử Nam bộ; phục chế các loại hầm ngầm, chiến hào của khu căn cứ cách mạng qua các thời kỳ quật khởi của vùng đồng bằng sông Cửu Long

c) Khu du lịch sinh thái rừng Tràm huyện Vị Thuỷ

Khu du lịch sinh thái rừng Tràm huyện Vị Thuỷ nằm trên địa bàn huyện Vị Thuỷ, có diện tích khoảng 140ha, đến đây du khách có dịp được thư giãn, nghỉ ngơi, thưởng thức những món ăn đặc sản của địa phương

d) Chợ Nổi Ngã Bảy

Đây là chợ nổi lớn nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long và họp tại nơi hội tụ của 7 dòng sông Tại chợ nổi trên sông, hàng hoá rất đa dạng Chợ ở trên mặt đất có những thứ gì, thì chợ Ngã Bảy cũng đủ những thứ mà du khách cũng như người dân ở đây cần Tại Chợ, việc mua bán nông sản hàng hoá

diễn ra tấp nập, sầm uất trên ghe xuồng nên gọi là chợ nổi và cách tiếp thị rất mộc mạc độc đáo là treo các hàng hoá muốn bán lên cây sào cắm mũi Qua chợ nổi là đến làng đóng ghe xuồng có lịch sử hình thành từ lâu đời “Xuồng ” năm lá mà người dân miền Tây quen thuộc có xuất xứ từ chính làng nghề này

3.2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện và tài nguyên du lịch tự nhiên

Hậu Giang được tách ra từ tỉnh Cần Thơ (cũ), có vị trí địa lí giáp với Thành phố Cần Thơ – trung tâm kinh tế chính trị văn hoá xã hội của toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long nên có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng Ngoài ra, có vị trí gần với Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những trọng điểm du lịch lớn nhất của cả nước, mặt khác để đến với Hậu Giang có thể theo nhiều phương thức: đường bộ, đường thuỷ và các hệ thống giao thông này hiện nay cũng khá phát triển nên việc phát triển du lịch có nhiều thuận lợi hơn

Về tài nguyên du lịch tự nhiên, có lợi thế trong việc thu hút khách du lịch là

Trang 30

do đó rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và phát huy tốt vai trò trung chuyển khách đi các tỉnh đối với các tour liên kết Đặc biệt tại có khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, một khu vực được xem là tập trung các tài nguyên thiên nhiên đặc sản có cự ly gần nhất đối với Cần Thơ – trung tâm của cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch gắn với thiên nhiên trong chương trình du lịch tổng hợp như tham quan, giáo dục bảo vệ môi trường, vui chơi giải trí trên sông, nghỉ dân dã

3.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 3.2.2.1 Điều kiện kinh tế xã hội

đã trải qua không ít những khó khăn, thử thách nhưng cũng có những thuận lợi nhất định: sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của trung ương, sự đoàn kết nhất trí cao trong hệ thống chính trị, đặc biệt là được các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ Nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng đã có chuyển biến tích cực, lĩnh vực văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng đạt những thành tựu quan trọng, nổi bật nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và điều hành trực tiếp của bộ máy chính quyền có những đổi mới, sáng tạo; luôn bám sát nhiệm vụ chủ yếu, xác định được trọng tâm, trọng điểm để chỉ đạo, tạo được sự chuyển biến, mang lại hiệu quả trên nhiều lĩnh vực luôn xác định chủ trương đột phá hằng năm cho phù hợp với điều kiện của tỉnh: Năm 2004, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông; xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách, nhà tình thương cho hộ nghèo và hộ đồng bào Khơ-me, năm 2005 tập trung "xóa đói, giảm nghèo"; xây dựng nhà tình thương, năm 2006 đầu tư cho giáo dục - đào tạo, năm 2007 chỉ đạo xây dựng khu, cụm công nghiệp, thu hút đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí

Bốn năm qua, kinh tế - xã hội của tỉnh không ngừng phát triển, tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm đạt trên 11%, thu nhập bình quân đầu người từ 342 USD năm 2003 lên 535 USD năm 2007; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng Riêng năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,01%, tăng 8,49% so với năm 2006 và đạt

Trang 31

96,08% so với Nghị quyết tỉnh Đảng bộ 5 năm (2005 - 2010) Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị năm 2007 đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, kinh tế tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu nông nghiệp có bước chuyển biến tích cực, thu ngân sách tăng khá, xây dựng cơ bản có nhiều tiến bộ; sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội được chăm lo ngày càng tốt hơn; giữ vững thế trận an ninh quốc phòng, hệ thống chính trị luôn được củng cố, kiện toàn; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng lên

Sản xuất nông nghiệp, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, sản lượng lúa đạt năng suất 1 triệu tấn/năm; cơ cấu nông nghiệp có bước chuyển biến tích cực Khuyến nông, khuyến ngư tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất tăng thu nhập đáng kể Hiện toàn tỉnh có 9.562 mô hình làm kinh tế có hiệu quả, với mức thu nhập từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên, trong đó 979 mô hình có thu nhập trên 100 triệu/ha/năm

Sản xuất công nghiệp và thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp tăng nhanh Điểm đột phá của trong thời gian qua là thu hút được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, với tổng vốn đăng ký 23.385 tỉ đồng (tương đương 1,461 tỷ USD) Bên cạnh đó, áp dụng các giải pháp đồng bộ trong chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội, với việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn; chủ động và năng động trong việc tìm nguồn vốn đầu tư; tranh thủ sự hỗ trợ của trung ương và các tỉnh, thành trong cả nước Để thu hút các nhà đầu tư lớn, tỉnh chủ động trong việc giao đất cho nhà đầu tư, giải quyết các vướng mắc nhanh, gọn - tạo được ấn tượng tốt về hình ảnh của Điển hình như việc bàn giao mặt bằng nhà máy đóng tàu chỉ trong 20 ngày; Nhà máy giấy tại khu công nghiệp sông Hậu của Tập đoàn sản xuất Giấy Lee & Man (Hồng Công), đã khởi công xây dựng với tổng vốn đầu tư 1,2 tỉ USD; đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái rừng tràm Vị Thủy

Định hướng đầu tư của tỉnh trong thời gian tới chủ yếu là phát huy tiềm năng và thế mạnh của địa phương Đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các huyện, thị, tạo sự phát triển đồng bộ Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

Trang 32

các khu đô thị mới, khu dân cư - thương mại, trường học, bệnh viện, trường dạy nghề và các khu giải trí từng bước đưa phát triển tương xứng với vị trí trong vùng

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo, văn hóa - xã hội có những tiến bộ mới đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đồng thời giữ vững kết quả giáo dục phổ cập trung học cơ sở và đã triển khai thực hiện giáo dục phổ cập bậc trung học Tỷ lệ huy động học sinh đến trường tăng hằng năm ở tất cả các cấp, bậc học (đạt trên 90% kế hoạch) Tiếp tục triển khai công trình kiên cố hóa trường, lớp học, chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng lên Đầu tư xây dựng Trường cao đẳng cộng đồng; Trường dân tộc nội trú; sáp nhập Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp thị xã Vị Thanh vào Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh; thành lập nhiều trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, phường, thị trấn; liên kết mở Trường đại học dân lập

Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, từng bước đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở, chăm lo sức khỏe cho nhân dân Chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày càng hiệu quả hơn

Các chính sách xã hội được thực hiện và chăm lo đúng mức Triển khai các chương trình xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã khó khăn, vùng đồng bào dân tộc Khơ-me (năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo còn 16,34%) Thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với các đối tượng chính sách Hỗ trợ nhà ở, đất ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc Khơ-me nghèo, đời sống khó khăn đạt 100% kế hoạch đã đề ra

Công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội những năm qua tiếp tục được giữ vững, hệ thống chính trị luôn được củng cố, kiện toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong 4 năm qua, vẫn còn nhiều khó khăn: đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là vùng sâu, xa, vùng đồng bào dân tộc, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao; tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khá nhưng tính bền vững chưa cao; an ninh trật tự an toàn xã hội và chính trị tuy ổn định nhưng vẫn còn tiềm ẩn những bất ổn trong tình hình mới

Trang 33

3.2.2.2 Các di tích lịch sử văn hóa

a) Khu di tích chiến thắng 75 tiểu đoàn địch thuộc huyện Long Mỹ

Long Mỹ là vùng đất ở giữa vùng đất U Minh (thuộc Kiên Giang) và vùng sông nước Cách đây khoảng 200 năm, đây là vùng rừng tràm Đến năm 1920 Long Mỹ mới bắt đầu được khai thác để ngày nay trở thành vùng quê trù phú, đồng lúa bạt ngàn, cây trái trĩu quả.Trong hai cuộc kháng chiến

chống Pháp và chống Mỹ, Long Mỹ là vùng chiến địa giành nhau từng tấc đất giữa ta và địch

b) Về Khu căn cứ Phương Bình

Khu căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ (xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp), được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia (ngày 27-4-1990), hiện đang là địa chỉ đến của nhiều du khách

Khu căn cứ Phương Bình cách thị xã Vị Thanh 24 km và cách TP.Cần Thơ 44 km Du khách có thể đi đến đây bằng cả hai đường thủy và bộ Đây là loại di tích lưu niệm, căn cứ cách mạng Trong kháng chiến, căn cứ lập nên để đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Tỉnh Đảng bộ Cần Thơ Toàn bộ khu này được xây dựng trên khoảng đất vườn rộng 6 ha và được bao bọc bởi chiến hào: kinh xáng Lái Hiếu; kinh Cả Cường; kinh Cũ và kinh Bà Bái Trung tâm di tích là hội trường, nơi diễn ra Hội nghị đánh phá kế hoạch bình định của địch Hội trường được xây dựng dã chiến, vật liệu chính là tràm, đước, sắn và mù u Bên hông hội trường là 2 căn hầm nổi được thiết kế hình chữ A cao 1,4 mét, dài 7,2 mét và 4 cửa ra vào Qua nhiều lần trùng tu và xây mới, nên toàn bộ cột hội trường và hầm tránh pháo được đúc bằng bê tông cốt sắt, nhưng hình dáng, màu sắc và quy cách giống như hiện vật gốc

Đến căn cứ, du khách còn được tìm hiểu một số hình ảnh, hiện vật của quân

Trang 34

không chỉ giữ lại cây dừa, một bằng chứng tội ác của Mỹ - Ngụy, mà còn giữ lại những hố bom, các đợt càn quét của địch Ông Trần Văn Thư, phụ trách khu di tích, cho biết, hàng năm, khu di tích lịch sử này thu hút khoảng 80 đoàn đến tham quan Để phục vụ cho Năm du lịch Quốc gia năm nay, Khu căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ được đầu tư mới và tôn tạo thêm một số hạng mục như: tạo mới ma-nơ-canh phục vụ cho hạng mục nhà: thường vụ, điện đài, văn thư; tái tạo lại một số hạng mục gồm: hầm tránh pháo, hầm bí mật Sắp tới đây, khu di tích này có kế hoạch được mở rộng, xây dựng thêm một số hạng mục mới để phục vụ khách tham quan

c) Đền thờ Bác Hồ

Đền thờ Bác Hồ được xây dựng tại ấp 3, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, khánh thành đưa vào sử dụng vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Bác vào năm 1990 Ngày nay, di tích này được xem là “địa chỉ đỏ” thu hút du khách vào các ngày lễ, đặc biệt là dịp sinh nhật Bác 19-5 Ở đây còn thích hợp cho

các chuyến dã ngoại về nguồn Thế nên, hàng năm đón tiếp rất nhiều đoàn học sinh, sinh viên, đoàn thanh niên

Đền thờ Bác Hồ được xây dựng theo kiến trúc kiểu đình, miếu thuần Việt, vừa trang trọng, uy nghiêm, nhưng cũng không kém phần giản dị, ấm áp Bên trong trưng bày khá phong phú tư liệu, hiện vật liên quan đến cuộc đời hoạt động của Bác với những phần chính như Thời thơ ấu và cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bác Hồ với miền Nam, miền Nam với Bác Hồ Đây là một trong những đền thờ lớn ở đồng bằng sông Cửu Long, thu hút nhiều lượt khách đến tham quan Đến đây, mọi người được hưởng không khí thoáng mát, yên lành bởi khuôn viên phủ bóng cây xanh; được nghe lại những câu chuyện cảm động về tấm lòng người dân nơi đây trong chiến tranh và cả thời bình quyết giữ, tôn tạo đền thờ Bác, để thể hiện sự yêu kính, đồng thời nhắc nhở, hun đúc trong lòng thế hệ trẻ hôm nay phải sống sao cho xứng với công ơn của Người

Trang 35

Vào các dịp lễ, hội ở đây tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật, triển lãm sách, tranh ảnh và tổ chức các trò chơi, cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, phục vụ bà con Ông Trương Văn Ưa, Trưởng ban Quản lý đền thờ, cho biết: “Mặc dù đền thờ nằm ở xã vùng sâu, nhưng lượng khách trong và ngoài tỉnh về tham quan ngày một đông Chỉ trong tháng 2 năm nay, đã có trên 8.000 lượt khách” Chị Nguyễn Ngọc Tuyết, một du khách đến từ quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, cho biết: “Về thăm đền thờ Bác, tôi càng hiểu sâu hơn về cuộc đời của Bác, lòng vô cùng xúc động càng tôn kính Bác”

3.2.2.3 Đánh giá chung về tiềm năng du lịch nhân văn

Về tiềm năng du lịch nhân văn, còn lưu giữ và bảo tồn nhiều di tích lịch sử - cách mạng mang đậm nét đặc trưng cho truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và nói riêng nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch tham quan, giáo dục truyền thống, đặc biệt là với thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên

3.2.3 Những mặt mạnh và mặt yếu của tài nguyên du lịch Hậu Giang 3.2.3.1 Những mặt mạnh cần phát huy của du lịch Hâu Giang

Bây giờ, xu hướng của khách du lịch trong nước lẫn quốc tế là tìm về với thiên nhiên, với miệt vườn sông nước, với rừng, núi, biển càng hoang sơ, ruộng đồng heo hút Thế nên, có thể thấy chợ nổi, rừng tràm tạo sự hứng khởi để du khách khám phá và tìm sự bình yên, có cả hai yếu tố này Chợ nổi - nét đặc trưng miền sông nước nổi tiếng không phải chỉ trong nước Rừng tràm, một dự án lớn đang khởi công, dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2009 Những nét văn hóa miệt vườn khác

Bên cạnh tiềm năng đó, các làng nghề truyền thống ở cũng đa dạng và phong phú Đây chính là nơi lưu truyền nét văn hóa đặc sắc của vùng đất, con người Theo thống kê chưa đầy đủ, có gần 30 làng nghề truyền thống - thế mạnh du lịch không nhỏ Đặc sản về cây ăn trái của cũng là một tiềm năng Khóm Cầu Đúc, bưởi Phú Hữu, quít đường Long Trị đã luôn tạo sự chú ý cho du khách muốn thưởng thức đặc sản của nơi mình đi qua

Trang 36

chiến thắng Tầm Vu, Cái Sình, Nam Kỳ khởi nghĩa Tất cả đã đi vào lịch sử, thơ, ca, nhạc Hàng năm, mỗi khi có dịp lễ lộc, du khách các nơi tìm về không ít Theo thống kê chưa đầy đủ, thì vài chục ngàn người khắp các tỉnh thành về viếng đền thờ Bác vào dịp 19-5, ngày quốc khánh là chuyện thường niên Ngoài ra, còn có các lễ hội, đặc biệt là lễ hội đua ghe ngo truyền thống thu hút khá nhiều địa phương tham gia, khách đến xem

3.2.3.2 Những mặt yếu cần khắc phục

Có thể khẳng định, cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Hậu Giang có nhiều tiềm năng thuận lợi để phát triển du lịch, nhưng chưa được phát huy Một phần do khó khăn về kinh phí đầu tư và chưa có kinh nghiệm Phần khác là, bởi tỉnh chưa có tạo sự kết nối một dây chuyền một cách chuyên nghiệp từ ngành du lịch đến các trung tâm trực tiếp tổ chức hoạt động du lịch, chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng Dù có nhiều cố gắng, đến hôm nay, vẫn có rất ít tua, tuyến du lịch, vẫn chưa có một đơn vị chính thức, hợp pháp nào đứng ra tổ chức tour, tuyến, hay chí ít cũng là nối tua, để có thể giới thiệu với du khách, mà do Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Du lịch “kiêm nhiệm” trong mấy năm qua Khó khăn này, ông Đoàn Quốc Việt, Phó Giám đốc Sở Thương mại - Du lịch khẳng định: Ngành du lịch đã nhìn thấy và từng bước củng cố lực lượng để bắt tay vào thực hiện một cách bài bản, hiệu quả, đã ký kết hợp tác về du lịch với Thành phố Hồ Chí Minh và Kiên Giang Năm nay, sẽ tận dụng cơ hội năm du lịch quốc gia để quảng bá tối đa hình ảnh của bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, tin rằng sẽ thu hút được khách du lịch

Song song với việc thu hút khách du lịch bằng những dự án, việc tổ chức tour, tuyến trong và ngoài nước được quan tâm Ông Nguyễn Văn Hùng – phó giám đốc Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang cho biết, nhu cầu du lịch theo tour, tuyến ở không cao, chủ yếu phục vụ cho bộ phận cán bộ công chức Chỉ cần 3 hướng dẫn viên có thể đáp ứng được yêu cầu Năm 2007, ngành đã tổ chức các tour trong nước được cho khoảng 300 khách Năm nay, sẽ có một công ty du lịch tư nhân đi vào hoạt động tại Chắc chắn sẽ tạo bước chuyển mới cho ngành du lịch của tỉnh về tổ chức những tour, tuyến du lịch nhiều hơn, từng bước đáp ứng nhu cầu của du khách

Trang 37

3.3 Thực trạng phát triển du lịch trong những năm gần đây 3.3.1 Khách du lịch

Khách du lịch là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiện trạng phát triển của ngành du lịch Số lượng khách ngày một tăng là một biểu hiện rõ ràng nhất về chất lượng dịch vụ du lịch cũng như sự phong phú, đa dạng của sản phẩm du lịch Từ đó sẽ làm tăng thu nhập của ngành du lịch, góp phần làm tăng giá trị đóng góp của du lịch đối với GDP toàn tỉnh

Hậu Giang là tỉnh vừa được chia tách từ tỉnh Cần Thơ cũ, nên việc phát triển ngành du lịch trong những năm qua còn phải dựa vào những cơ sở đã được đầu tư từ trước Cùng với chuyển biến của nền kinh tế nói chung, du lịch cũng đã có sự chuyển mình, lượng khách du lịch có xu hướng ngày một tăng lên Năm 2004, tổng lượng khách du lịch nội địa đến tỉnh là 90.563 lượt khách, trong đó khách tham quan là 84.334 lượt, chiếm 93% tổng lượng khách trong nước Năm 2005, tổng số khách du lịch đến chỉ đạt là 73.051 lượt người, giảm 19,33% so với năm 2004 Nguyên nhân của sự giảm sút này là do ảnh hưởng của tuyến quốc lộ 61 đang thi công trong thời gian này đã làm ảnh hưởng cho việc đi lại của du khách

Nếu so sánh lượng khách du lịch đến các tỉnh thuộc tiểu vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và hơn nữa là so với Trung tâm Du lịch thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận thì lượng khách đến chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn Song trong tương lai, cùng với sự phát triển chung về kinh tế-xã hội của cả tiểu vùng, đặc biệt là đang ngày càng được quan tâm để phát triển thành trung tâm hành chính của miền Tây – Nam Bộ thì lượng khách đến sẽ ngày càng một nhiều hơn và theo đó thì sẽ trở thành vệ tinh quan trọng trong phát triển chung của toàn vùng và cũng sẽ thu hút được lượng lớn khách du lịch

Trang 38

Bảng 3.1 Lượng khách du lịch của so với một số địa phương trong vùng

Nguồn: Tổng hợp số liệu của các sở

Ghi chú: (*) Năm 1994, 2000 số liệu khi chưa tách tỉnh

Nguồn: Sở Thương mại - Du lịch Ghi chú: (*) Số liệu sau khi tách tỉnh

Khách du lịch đến chủ yếu là khách du lịch nội địa với mục đích chính là tham quan các di tích lịch sử như: căn cứ tỉnh Ủy tại huyện Phụng Hiệp, khu trù mật Vị Thanh Hoả Lựu tại thị xã Vị Thanh Tuy nhiên, hiện tại các di tích lịch sử của tỉnh chưa được đầu tư đúng mức nên hầu hết chưa thành sản phẩm du lịch hấp dẫn,

Trang 39

do đó khách đi tham quan các di tích còn khiêm tốn Ngoài ra, còn một lượng lớn khách đến thông qua việc buôn bán tại chợ Nổi Ngã Bảy

Cuối năm 2004, sau một năm tách tỉnh, lượng khách nội địa đến theo thống kê chỉ đạt 90.563 lượt người, năm 2005 lượt khách du lịch giảm xuống còn 73.051 lượt, trong khi đó chưa có số liệu thống kê về lượng khách quốc tế đến trong hai năm này

3.3.1.1 Khách du lịch quốc tế

Từ khi chưa tách tỉnh đến nay, lượng khách du lịch quốc tế đến còn hạn chế, chủ yếu theo từng nhóm riêng lẻ nhằm mục đích đi tham quan các di tích lịch sử, các thắng cảnh đặc trưng của vùng sông nước miệt vườn, thưởng thức bầu không khí trong lành…Trong đó có một số là đi công vụ kết hợp với nghiên cứu, tìm hiểu di tích lịch sử, phong tục tập quán của người dân miền Tây Nam Bộ, với nền văn hoá Khmer đặc trưng Hiện nay mức chi tiêu và ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế còn thấp, nguyên nhân là do chất lượng các dịch vụ cũng như những sản phẩm du lịch của chưa đáp ứng được nhu cầu của họ Trong thời gian tới để có thể kéo dài thời gian lưu trú và kích thức mức chi tiêu của khách quốc tế, đòi hỏi ngành du lịch cần phải có những giải pháp để nâng cao về chất lượng các dịch vụ cũng như làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch

3.3.1.2 Khách du lịch nội địa

Khách du lịch nội địa là thị trường chính của khách du lịch Hậu Giang Năm 2004, sau khi đã tách tỉnh được một năm, lượng khách du lịch của chủ yếu là khách nội địa đạt 90.563 lượt Năm 2005, tổng lượng khách du lịch chỉ đạt 73.051 lượt người, vì vậy lượng khách nội địa cũng đã giảm so với năm 2004 Khách nội địa đến Hậu Giang tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam như Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố, thị trấn mà người dân có thu nhập khá cao Sau những ngày làm việc trong tuần, các gia đình tổ chức đi nghỉ cuối tuần ở các miệt vườn sinh thái, thưởng thức bầu không khí sông nước miền Tây Ngoài ra, lượng khách nội địa từ các tỉnh lân cận đến còn thông qua giao lưu buôn bán tại các chợ nổi hay đến các lễ hội của người Khmer Trong đó cũng phải kể đến lượng khách đi công vụ, hội nghị kết hợp

Trang 40

Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Ghi chú: (*) Số liệu sau khi tách tỉnh

Xét về cơ cấu nguồn thu thì doanh thu du lịch của tỉnh có nhiều sự tương đồng với các tỉnh trong cả nước và đặc biệt với một số tỉnh trong tiểu vùng, chủ yếu vẫn là doanh thu từ khách du lịch nội địa

Về cơ cấu doanh thu nhưng xét về lĩnh vực, có thể nhận thấy doanh thu du lịch của tỉnh chủ yếu vẫn từ dịch vụ cho thuê phòng và ăn uống Điều này cho thấy, du lịch hiện nay mới chỉ cung cấp chủ yếu các dịch vụ về ăn uống và lưu trú, các

Ngày đăng: 28/09/2012, 09:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Thị Hải Yến (2006). Quy hoạch du lịch, Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch du lịch
Tác giả: Bùi Thị Hải Yến
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2006
2. GS.TS.Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hòa (2004). Giáo trình kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế du lịch
Tác giả: GS.TS.Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hòa
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội
Năm: 2004
3. Tổng cục du lịch Việt Nam (2007). Non nước Việt Nam, Nhà xuất bản văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Non nước Việt Nam
Tác giả: Tổng cục du lịch Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản văn hóa thông tin
Năm: 2007
4. PTS. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh (1995). Giáo trình tâm lý và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh du lịch. NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh du lịch
Tác giả: PTS. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1995
6. Tổng cục du lịch Việt Nam (2006). Hội thảo “Phát triển du lịch sinh thái – văn hóa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển du lịch sinh thái – văn hóa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả: Tổng cục du lịch Việt Nam
Năm: 2006
5. Sở thương mại – du lịch Hậu Giang (2007). Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 Khác
7. Sở thương mại – du lịch Hậu Giang (2007). Báo cáo tổng quan đề tại khoa học và công nghệ, đề tài “phát triển mô hình du lịch sinh thái – văn hóa theo hướng liên kết vùng gắn với xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Hậu Giang Khác
8. Tạp chí du lịch Việt Nam (số 12/2007), trang 41 9. Tạp chí du lịch Việt Nam (số 3/2008), trang 3 10. Tham khảo từ các trang Website sau:• www.vietnamtourism.gov.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.3. Thu nhập từ du lịch và cơ cấu doanh thu của du lịch - đánh giá tiềm năng du lịch và xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở hậu giang.pdf
Bảng 3.3. Thu nhập từ du lịch và cơ cấu doanh thu của du lịch (Trang 40)
Bảng 3.4. GDP của tỉnh  giai đoạn 1995 – 2005 - đánh giá tiềm năng du lịch và xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở hậu giang.pdf
Bảng 3.4. GDP của tỉnh giai đoạn 1995 – 2005 (Trang 42)
Bảng 3.6. Cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Hậu Giang   Năm - đánh giá tiềm năng du lịch và xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở hậu giang.pdf
Bảng 3.6. Cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Năm (Trang 45)
Hình 6. Biểu đồ biểu diễn độ tuổi của du  khách - đánh giá tiềm năng du lịch và xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở hậu giang.pdf
Hình 6. Biểu đồ biểu diễn độ tuổi của du khách (Trang 54)
Bảng 4.2. Nghề nghiệp của khách du lịch - đánh giá tiềm năng du lịch và xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở hậu giang.pdf
Bảng 4.2. Nghề nghiệp của khách du lịch (Trang 55)
Bảng 4.11. Mức độ hài lòng của du khách về thắng cảnh tự nhiên - đánh giá tiềm năng du lịch và xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở hậu giang.pdf
Bảng 4.11. Mức độ hài lòng của du khách về thắng cảnh tự nhiên (Trang 62)
Bảng 4.14. Mức độ hài lòng của du khách về hàng lưu niệm - đánh giá tiềm năng du lịch và xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở hậu giang.pdf
Bảng 4.14. Mức độ hài lòng của du khách về hàng lưu niệm (Trang 65)
Bảng 4.17. Đánh giá mức độ thỏa mãn của du khách - đánh giá tiềm năng du lịch và xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở hậu giang.pdf
Bảng 4.17. Đánh giá mức độ thỏa mãn của du khách (Trang 67)
Bảng 4.18. Mức độ quan trọng của món ăn - đánh giá tiềm năng du lịch và xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở hậu giang.pdf
Bảng 4.18. Mức độ quan trọng của món ăn (Trang 68)
Bảng 4.21. Mức độ quan trọng của nhà dân - đánh giá tiềm năng du lịch và xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở hậu giang.pdf
Bảng 4.21. Mức độ quan trọng của nhà dân (Trang 70)
Bảng 4.27. Mức độ quan trọng về an toàn - đánh giá tiềm năng du lịch và xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở hậu giang.pdf
Bảng 4.27. Mức độ quan trọng về an toàn (Trang 74)
Bảng 4.29. Mức độ quan trọng của các cơ sở chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng - đánh giá tiềm năng du lịch và xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở hậu giang.pdf
Bảng 4.29. Mức độ quan trọng của các cơ sở chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng (Trang 75)
Bảng 4.33. Loại hình du lịch khách yêu thích - đánh giá tiềm năng du lịch và xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở hậu giang.pdf
Bảng 4.33. Loại hình du lịch khách yêu thích (Trang 79)
Bảng 4.35. Mức độ hấp dẫn của các phương tiện vận chuyển - đánh giá tiềm năng du lịch và xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở hậu giang.pdf
Bảng 4.35. Mức độ hấp dẫn của các phương tiện vận chuyển (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w