Du lịch sinh thái, miệt vườn

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình du lịch homestay ở tỉnh hậu giang.pdf (Trang 43 - 47)

Du lịch sinh thái là một trong những hình thức du lịch phổ biến ở Miền Tây (tức là Đồng Bằng Sông Cửu Long) có thể do nơi đây được ưu đãi về điều kiện tự nhiên phù hợp với hình thức du lịch này, Hậu Giang cũng không nằm ngoài khu vực, tuy nhiên hiện tại du lịch sinh thái của Hậu Giang đã được đầu tư và thu hoạch như thế nào những năm qua?

Theo tiêu chí đánh giá tuyến điểm du lịch chúng ta có thể đánh giá thông qua bốn tiêu chí sau: Điểm thu hút khách du lịch, phương tiện tiếp cận, sự tiện nghi và các dịch vụ phụ thuộc

- Đim thu hút khách du lch

Nhìn chung cảnh quang thiên nhiên ở những điểm du lịch sinh thái miệt vườn của Hậu Giang vẫn còn nguyên sơ, chưa được đầu tư nhiều, một số nơi còn tồn tại hoạt động tự phát du lịch sinh thái, tuy nhiên môi trường và không khí nơi

đây rất trong lành và còn vẫn còn giữđược sự tự nhiên vốn có. Với những vườn trái cây, du khách được khám phá được nhìn thấy tận mắt cách thức trồng, chăm sóc và thu hoạch một số loại trái cây đặc trưng vùng sông nước. Cuộc sống của người dân nơi đây vẫn giữđược nét bình dị, chất phát, hiếu khách.

- Phương tin tiếp cn:

Đa phần các điểm du lịch này đều nằm ở vùng nông thôn sâu, hệ thống

đường bộ chưa thuận tiện cho lưu thông nhất là đối với phương tiện xe lớn. Tuy nhiên nơi đây có hệ thống sông ngòi nhiều, các con sông đan xen và có sự liên kết nhau tạo thành mạng lưới đường thuỷ vừa thuận tiện vừa đẹp mắt, điều đó thật sự

tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông bằng đường thủy nếu Hậu Giang chú trọng khai thác nét đặc thù này để kết hợp phát triển du lịch sông nước thật sự. Một số nhánh sông có lòng sông rộng chảy đến tận điểm du lịch, tuy nhiên một số khác lại bị hạn chế bởi lòng sông hẹp chưa thuận tiện trong lưu thông.

- S tin nghi:

Đối với yếu tố tiện nghi chúng ta có thể thấy rõ ràng hầu hết các điểm du lịch ở Hậu Giang không đảm bảo được yếu tố này. Minh chứng cho điều khẳng

định trên là các điểm du lịch sinh thái miệt vườn có rất ít các dịch vụ kèm theo như cung cấp thực phẩm, thức uống, chưa có các dịch vụ viễn thông ngân hàng, các loại hình vui chơi giải trí tại điểm kém.

- Các dch v ph thuc:

Công tác quảng bá xúc tiến du lịch chưa rộng khắp, sự liên kết giữa các ban ngành để thúc đẩy sự phát triển của du lịch còn chưa được thực hiện triệt để. Sự lên kết giữa các tuyến điểm du lịch chưa rõ ràng, thuận tiện và tạo nên sựđộc

đáo vho du lịch Hậu Giang.

® Khu vui chơi sinh thái Tây Đô (xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp,Hậu Giang)

Khu vui chơi sinh thái Tây Đô thuộc địa bàn xã Tân Bình huyện Phụng Hiệp, quy mô diện tích 20 ha, đang có kế hoạch mở rộng lên 50ha. Khu du lịch

được xây dựng với nhiều nhóm như; đảo Khỉ, Nai, Voi và nhiều loài chim quý hiếm cùng với vườn cây ăn trái, nhiệt đới được tuyển chọn. câu cá, tham quan vườn ươm... Tuy nhiên các hạng mục trên lại được đầu tư quá rời rạc và nhàm chán không đủđể kéo chân du khách từ xa đến.

® Vườn Bưởi Năm Roi (Ấp Phú Lễ A, xã Phú Hữu, Châu Thành, An Giang) Hiện nay, xung quanh khu vực ẤP Phú Lễ có rất nhiều hộ trồng bưởi Năm Roi với diện tích tương đối lớn nhưng chưa được huy hoạch thành điểm du lịch hoàn chỉnh.

® Làng du lịch sinh thái Tầm Vu (Ấp Xẻo Cao, xã Thạnh Xuân huyện Châu Thành A, Hậu Giang)

Có rất nhiều nhà vườn đầu tư phát triển thành vườn cây ăn trái phục vụ

khách du lịch, nhưng đều nhỏ lẻ, kinh doanh tự phát, chưa tạo được nét đặc sắc thu hút du khách.

® Làng khóm Cầu Đúc (Xã Hoả Tiến, Thị xã Vị Thanh, Hậu Giang) Nơi đây tập trung một số động người dân chuyên trồng khóm, thêm vào

đó sự thích hợp của đất làm cho khóm có vị ngon ngọt riêng mà những nơi khác không có.

® Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (Huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang): Lung Ngọc Hoàng là tên gọi của một vùng trũng ngập nước nổi tiếng thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp. Nơi đây vốn là vùng đồng bằng ngập nước rộng lớn trải dài từ phía Tây của Sông Hậu tới tận U Minh và được đánh giá là một trong những điểm quan trọng trên bản đồđất ngập nước của Việt Nam. Tổng diện tích của khu bảo tồn là 280.535ha và được quy hoạch thành 4 phân khu: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 976,28ha; Phân khu phục hồi sinh thái tự

nhiên 963,45ha; Phân khu hành chính dịch vụ du lịch là 404,72ha; Phân khu thực nghiệm nghiên cứu khoa học 461,03ha. Khu bảo tồn còn là nơi quy tụ các loài sinh vật quý hiếm, phong phú, nhiều chủng loại gồm: 330 loài thực vật và 206 loài động vật quý, ngoài ra còn có 77 loài thuỷ sản.

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng thật sự là nơi phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ các loài sinh vật bản địa, đặc biệt là các loài

động vật quý hiếm, tái tạo các mẫu sinh cảnh cuối cùng còn sót lại của vùng đồng bằng ngập nước Tây Sông Hậu. Cung cấp nguồn

giống sinh vật tự nhiên cho các tỉnh phụ cận… Trong tương lai khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng sẽ là nơi nghỉ ngơi, giải trí… cho du khách tham quan trọng trong và ngoài nước. Tuy nhiên việc khai thác tiềm năng du lịch phải gắn liền với công tác bảo tồn nghiêm ngặt.

® Lâm Trường Mùa Xuân (Xã Tân Phước Hưng, Huyện Phụng HIệp, Hậu Giang)

Trước đây đã được đầu tư thành điểm du lịch sinh thái, nhưng hiện nay đã

đóng cửa không hoạt động nữa. Qua khảo sát thực tế cảnh quang hiện tại không tạo ấn tượng, thiếu sự chăm sóc.

® Khu du lịch sinh thái vườn Tràm huyện Vị Thuỷ

Khu du lịch sinh thái rừng Tràm huyện Vị Thuỷ nằm trên địa bàn huyện Vị Thuỷ, có diện tích khoảng 140 ha.

® Vườn Cò Long Mỹ (Xã Xà Phiên, Long Mỹ, Hậu Giang)

Vườn cò được hình thành từ năm 1986 tại xã Xà Phiên, với hàng chục ngàn con cò các loại cùng 30 loài chim đặc trưng của sông nước miền Nam.

® Viên Lang Bãi Bồi (Xã Lương Tâm và xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, Hậu Giang)

Khu viên lang có diện tích trên 1.000 ha nằm trên địa phận của 2 xã Lương Tâm, Vĩnh Viễn. Đây là vùng đất hoang hóa chủ yếu là tràm nhưng vẫn bị

ngập mặn hàng năm. Gần đây, Sở NN&PTNT đã có dự án nuôi cá đồng dưới tán rừng tràm mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể, đang có chiều hướng nhân rộng trong thời gian tới

® HồĐại Hàn (Phường 4, Thị xã Vị Thanh, Hậu Giang)

Nơi đây chỉ là quy hoạch cho tương lai, hiện tại Hồ này chưa hình thành và chưa thể phát triển du lịch tại đây.

® Chợ nổi Ngã Bảy (Ấp Đông An A1, xã

Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang)

Đây là chợ nổi lớn nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long và họp tại nơi hội tụ của 7 dòng

sông. Tại chợ nổi trên sông, hàng hoá rất đa dạng. Chợ ở trên mặt đất có những thứ gì, thì chợ Ngã Bảy cũng đủ những thứ mà du khách cũng như người dân ở đây cần. Tại Chợ, việc mua bán nông sản hàng hóa diễn ra tấp nập, sầm uất trên ghe xuồng nên gọi là chợ nổi và cách tiếp thị rất mộc mạc độc đáo là treo các hàng hóa muốn bán lên cây sào cắm mũi.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình du lịch homestay ở tỉnh hậu giang.pdf (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)