3.2.2.1. Dân số:
Tổng số: 772.239 người, trong đó: Nam: 379.069 người; nữ: 393.170 người; Người kinh: chiếm 96,44%; Người Hoa: chiếm 1,14%; Người Khơ-me: 2,38%; Các dân tộc khác chiếm 0,04%. Khu vực thành thị: 115.851 người; nông thôn; 656.388 người.
3.2.2.2. Lao động:
Tổng số: 470.130 người. Trong đó, lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế: 382.035 người; lao động dự trữ: 88.095 người.
3.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY (2004 - 2007)
3.3.1 Khách du lịch
Theo thống kê của Tổng cục du lịch Vệt Nam trong những năm gần đây do
đời sống con người ngày một được nâng cao, nhu cầu đi du lịch của du khách cũng tăng theo.Tuy nhiên theo thống kê của sở du lịch Hậu Giang cho rằng số
lượng khách đến với Hậu Giang ngày càng giảm. Năm 2005, tổng số khách du lịch đến Hậu Giang chỉđạt là 73.051 lượt người, giảm 19,33% so với năm 2004. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do ảnh hưởng của tuyến QL 61 đang thi công trong thời gian này đã làm ảnh hưởng cho việc đi lại của du khách. Năm 2006 tổng số du khách đến Hậu Giang là 65.325 lượt khách, giảm 10,67% so với năm 2005. Nguyên nhân cũng là do tuyến quốc lộ 61 đang thi công đang trong tình trạng dang dở.Năm 2007 tổng số khách đến với Hậu Giang là 62.000 lượt khách, giảm 5.09% so với 2006. Nhìn chung số lượng khách đến với Hậu Giang giảm qua các năm gần đây là do hệ thống giao thông của tỉnh còn yếu, chưa thông suốt với các tỉnh lân cận.Cơ sở hạ tầng du lịch hầu như không có. Mặc đù có nhiều khu di tích văn hoá, di tích lịch sử nhưng chưa thu hút được du khách do quy mô còn nhỏ, các hoạt động còn chưa đa dạng.
Khách du lịch đến Hậu Giang chủ yếu là khách du lịch nội địa với mục đích chính là tham quan các di tích lịch sử như: căn cứ tỉnh uỷ tại huyện Phụng Hiệp, Khu trù mật Vị Thanh Hoả Lựu tại thị xã Vị Thanh. Tuy nhiên, hiện tại các di tích lịch sử của tỉnh chưa được đầu tư đúng mức nên hầu hết chưa thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, do đó khách đi tham quan các di tích còn khiêm tốn. Ngoài ra, còn một lượng lớn khách đến Hậu Giang thông qua việc buôn bán tại chợ Nổi Ngã Bảy.
Bảng 4: Số lượng du khách đến Hậu Giang từ 2004 đến 2007 ĐVT: Lượt người Năm 2004(*) 2005(*) 2006(*) 2007 Tổng lượng khách 90.563 73.051 65.325 62.000 Khách quốc tế - - - Tỷ lệ (%) - - - Ngày lưu trú TB - - -
Chi tiêu TB /ngày VNĐ) - - -
Khách nội địa 90.563 73.051 65.325
Tỷ lệ (%) - - -
Ngày lưu trú TB - - -
Chi tiêu TB /ngày (VNĐ) - - -
Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang
55000 60000 65000 70000 75000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng lượng khách
Biểu đồ 1: Số lượng du khách đến với Hậu Giang qua 3 năm 2005-2007 3.3.2 Doanh thu và GDP du lịch
3.3.2.1. Doanh thu từ du lịch
Xét về cơ cấu nguồn thu thì doanh thu du lịch của tỉnh Hậu Giang có nhiều sự tương đồng với các tỉnh trong cả nước và đặc biệt với một số tỉnh trong tiểu vùng, chủ yếu vẫn là doanh thu từ khách du lịch nội địa
Về cơ cấu doanh thu nhưng xét về lĩnh vực, có thể nhận thấy doanh thu du lịch của tỉnh Hậu Giang chủ yếu vẫn từ dịch vụ cho thuê phòng và ăn uống. Điều
này cho thấy, du lịch Hậu Giang hiện nay mới chỉ cung cấp chủ yếu các dịch vụ
vềăn uống và lưu trú, các lĩnh vực bổ sung khác còn thiếu và yếu. Cơ cấu này là chưa phù hợp với xu thế của du lịch hiện đại. Các chuyên gia của Tổ chức Du lịch thế giới đã chỉ ra: nhu cầu loại 1 (ăn, ngủ) của khách du lịch là có giới hạn nên việc doanh thu thông qua tăng chi tiêu vềăn ngủ gặp nhiều hạn chế; còn nhu cầu loại 2 (như chăm sóc sức khoẻ, vui chơi giải trí, tham quan di tích ...) thì hầu như không có giới hạn và thường hay xuất hiện tuỳ thuộc vào trạng thái tâm lý và khả năng cung ứng, du khách lại rất sẵn lòng chi trả cao cho các dịch vụ này. Do vậy, ở nhiều nước có ngành du lịch phát triển, các nhà kinh doanh du lịch thường
đưa ra hệ thống các sản phẩm, dịch vụ du lịch rất phong phú và các khoản thu từ
những dịch vụ này lớn hơn nhiều so với khoản thu từ dịch vụ ăn uống và lưu trú. Sau khi tách tỉnh, doanh thu từ du lịch Hậu Giang năm 2004 chỉđạt 1,7 tỷ
VNĐ, điều này phản ảnh một thực tế là đóng góp doanh thu của du lịch Hậu Giang là rất nhỏ trong tổng doanh thu trước khi tách tỉnh, so với các tỉnh trong vùng là rất khiêm tốn. Năm 2005 mức doanh thu đạt 1,778 tỷ tăng 4% so với 2004 điều này chứng tỏ du lịch Hậu Giang có bước tiến khả quan, nhưng đến 2006 mức doanh thu chỉ còn 1,647 tỷ giảm 7.37% , mức giảm rất đáng kể, do cơ
sở hạ tầng đang được phục hồi, giao thông đang được nâng cấp làm giảm số
lượng du khách. Năm 2007 mức doanh thu đạt 2 tỷ tăng 17,65% so với năm 2006. Tuy lượng du khách có giảm so với năm 2006 nhưng doanh thu lại tăng là do thị trường biến động giá cả các mặt đồng loạt tăng giá hơn so với năm 2006
đồng thời du khách chấp nhận chi trả với mức giá cao hơn. Và theo nghiên những năm gần đây mức độ chi tiểu tung bình của khách có xu hướng tăng lên.
Bảng 5: Chỉ tiêu doanh thu du lịch từ năm 2004 đến 2007 Đvt: T ỷđồng Chỉ tiêu 2004* 2005* 2006* 2007 1. Tổng doanh thu 1,7 1,778 1,647 2 - Từ khách quốc tế - - - Tỷ trọng (%) - - - - Từ khách nội địa - - - Tỷ trọng (%) - - -
2.Cơ cấu doanh thu 1,7 1,778 1,265 2
- Thuê phòng 0,28 0,171 - 0.49 Tỷ trọng (%) 16,47 9,61 - 24.5 - Ăn uống 0,764 0,831 - 0.073 Tỷ trọng (%) 44,94 46,73 - 3.65 - Mua bán hàng hoá 0,124 0,155 - 0.086 Tỷ trọng (%) 7,29 8,71 - 4.3 - Các dịch vụ lữ hành,vận chuyển, vui chơi giải trí
0,151 0,284 - 0.972
Tỷ trọng (%) 8,88 15,97 - 48.6
- Các hoạt động khác 0,381 0,337 - 0.379 Tỷ trọng (%) 22,42 18,98 - 18.95
Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang
Biểu đồ 2: Doanh thu từ du lịch Hậu Giang từ năm 2005 đến 2007
0 0.5 1 1.5 2 tỷ đồng Doanh thu Doanh thu 1.778 1.647 2 2005 2006 2007
3.3.2.2. GDP du lịch
Là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng đểđánh giá sức sản xuất gia tăng giá trị của một năm. GDP ngành du lịch thể hiện cụ thể
hơn khả năng sản xuất của ngành du lịch trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân. Theo số liệu thống kê của tỉnh, cơ cấu GDP của các khu vực trong tổng GDP của tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2005-2007 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 6: Chỉ tiêu GDP qua các năm từ 2005 đến 2007
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 GDP 3.524.001 3.914.107 4.384.191 - Khu vực 1 1.577,600 1.717.510 1.663.800 Tỷ trọng (%) 43,88 43,88 37,95 - Khu vực 2 1.108,200 1.120.608 1.459.497 Tỷ trọng (%) 28,72 28,63 33,29 - Khu vực 3 849.400 1.075.988 1.260.893 Tỷ trọng (%) 27,4 27,49 28,76
Nguồn: Sở Thương Mại-Du lịch Hậu Giang
Nhìn chung, mức tăng trưởng GDP của ngành theo từng khu vực không
đồng đều, nhưng tổng GDP vẩn tăng lên đáng kể. Năm 2006 mức GDP là
3.914.107 tăng so với mức GDP 2005(3.524.001) là 11,07%. Năm 2007 mức GDP là 4.384.191 tăng so với GDP 2006 là 12.01%.
3.3.2.3. Đầu tư phát triển du lịch
Là một tỉnh vừa được tách từ tỉnh có ngành du lịch phát triển khá so với cả
nước, du lịch Hậu Giang đã nhận thấy: sự thiếu hụt các cơ sở hạ tầng phục vụ
phát triển du lịch, các điểm du lịch không được đầu tư xây dựng và sử dụng đúng tiềm năng, các di tích lịch sử, văn hoá lâu ngày chưa được trùng tu, tu bổ ...
Năm 2005 và năm 2006, các dự án đầu tư vào du lịch đã được triển khai với tổng số vốn là 14.908,779 triệu VNĐ, toàn bộ là nguồn vốn trong nước. Nguồn vốn đầu tưđược tập trung toàn bộ vào lĩnh vực dịch vụăn uống, nhà nghỉ,
khách sạn, các hoạt động vui chơi giải trí, các khu du lịch và cơ sở hạ tầng. Tổng vốn đầu tư như trên chưa đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của Hậu Giang, bởi sau khi tách tỉnh Hậu Giang gần như chưa có cơ sở vật chất đáng kể để phục vụ phát triển du lịch, hơn nữa lại thiếu các điểm du lịch hoặc có nhưng chưa được đầu tư, tôn tạo tu bổ để thu hút khách. Với cơ cấu nguồn vốn như trên, Hậu Giang thể hiện là chưa có biện pháp gì để thu hút nguồn vốn nước ngoài,
đây là một nguồn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội nói chung và của ngành du lịch nói riêng.Hơn nữa, việc phân bổ nguồn vốn đầu tư chưa thật hợp lý, đi theo lối mòn của hầu hết các tỉnh trong nước, nguồn vốn không phân bổ đều vào các lĩnh vực khác như siêu thịđể phục vụ mua sắm, hay phương tiện vận chuyển, hay đầu tư khai thác các điểm vui chơi giải trí, công tác maketing, phát triển sản phẩm ... bởi tỷ trọng nguồn thu từ các lĩnh vực này càng lớn, thì càng thể hiện một ngành du lịch phát triển phù hợp với xu hướng của du lịch hiện đại. Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư được phân bố chưa theo kế hoạch phát triển trọng tâm mà tỉnh đề ra như tôn tạo, tu bổ các điểm di tích lịch sử, khu vui chơi giải trí; xây dựng thị trấn Phương Bình thành khu du lịch sinh thái hay như tổ chức lại hoạt động du lịch tại chợ Nổi Ngã Bảy...
Bảng 7: Tình hình đầu tư và phát triển du lịch qua 3 năm 2005 – 2007 Đvt : triệu đồng Lĩnh vực đầu tư Tổng số Dịch vụ ăn uống, nhà trọ, khách sạn Vui chơi giải trí KDL sinh thái Cơ sở hạ tầng Địa điểm đầu tư
Năm 2005 3.350 Xã TânBình-Phụng Hiệp 1.000 1.000 Thị trấn Ngã Châu Thành 1.000 1.000 Thị trấn nàng Mau 1.350 1.350 Năm 2006 11.558,779 KDL ST Rừng tràm Vị Thuỷ 11.000 11.000 Làng DLST vườn Tầm Vu 312,065 312,065 Phường 4, Thị xã Vị Thanh 246,714 246,714 Năm 2007 10.070
Dự án khu du lịch sinh thái rừng Tràm Vị Thuỷ
Làng du lịch sinh thái Tầm Vu Dự án giao thông khu du lịch sinh thái rừng Tràm Vị Thuỷ
Tổng cộng 24.978,779 1.000 1.000 1.908,779 11.000
Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 2005 2006 2007 Tổng vốn đầu tư
Theo kế hoạch đầu tư năm 2007, tổng lượng vốn ngân sách đầu tư vào du lịch giảm so với năm 2006 chỉ đạt tương ứng là 10.070 triệu VNĐ so với 11.558,779 triệu VNĐ, không đảm bảo được nhu cầu về vốn để phát triển ngành. Song vốn đã được phân bổ đều khu du lịch sinh thái và cơ sở hạ tầng phục vụ
phát triển du lịch và đã được thực hiện theo kế hoạch phát triển ngành của tỉnh. Một vấn đề tiếp theo mà du lịch Hậu Giang cần tập trung thực hiện đó là việc huy
động nguồn vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đểđầu tư, hiện tại hầu như các dự án có nguồn vốn đều ngân sách nhà nước, vốn tư nhân có nhưng còn rất nhỏ bé và đầu tư tự phát, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nhà hàng, nhà trọ.
3.3.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 3.3.2.4.1. Cơ sở lưu trú
Cơ sở lưu trú là tiện nghi quan trọng không thể thiếu của mỗi điểm du lịch và thường chiếm tỷ trọng lớn vốn đầu tư. Cơ sở lưu trú rất đa dạng và phong phú về loại hình, quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường khách du lịch khác nhau. Việc phát triển các loại hình cơ sở lưu trú không những tạo nét độc
đáo của khu du lịch mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư. Sau
đây là bảng tổng hợp các loại hình lưu trú, qui mô trên địa bàn tỉnh
Bảng 8: Cơ sở lưu trú tại Hậu Giang từ năm 2003 đến 2007
Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004(*) 2005(*) 2006 2007
1. Tổng số cơ sở 71 7 10
2. Tổng số phòng phòng 1.767 93 162
3. Số lượng giường giường 3.219 170 290
3. Loại hình CSLT cơ sở - Khách sạn Nt 66 01 02 - Nhà khách, nhà nghỉ Nt 2 04 05 - Biệt thự Nt - - - Làng du lịch Nt 1 - - Khu du lịch Nt 2 02 03 4. Theo sở hữu cơ sở - Nhà nước Nt 18 - 01
- Tư nhân Nt 52 07 09
- LD trong nước Nt 1 - -
- LD nước ngoài Nt 1 - -
- Cổ phần Nt - - -
5. Theo quy mô cơ sở - -
- Dưới 10 phòng Nt - 03 03 - Từ 10-19 phòng Nt 35 03 04 - Từ 20-99 phòng Nt 36 01 03 - Từ 100-299 phòng Nt 1 - - - Trên 300 phòng Nt - - - 6. Phân theo hạng cơ sở - Chưa xếp hạng Nt 20 - 08 - KS đạt tiêu chuẩn Nt 38 01 02 - 01 sao Nt 2 - - - 02 sao Nt 5 - - - 03 sao nt 4 - - - 04 sao nt 2 - - - 05 sao nt - - -
Ghi chú:(*): là năm mà tỉnh Hậu Giang đã chia tách )
Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang
Sau khi chia tách tỉnh, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang chỉ có 01 khách sạn, 02 khu du lịch, với 93 phòng và 170 giường phục vụ khách du lịch. Với cơ sở
như hiện có, vừa thiếu lại vừa yếu cả về số lượng lẫn chất lượng dẫn đến việc thu hút khách du lịch đến Hậu Giang rất hạn chế, từđó sẽ làm giảm nguồn doanh thu từ du lịch do không giữ chân được khách du lịch. Việc sớm có kế hoạch xây dựng các nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn để phục vụ phát triển du lịch Hậu Giang trong thời gian tới là cần thiết.
3.3.2.4.2. Phương tiện vận chuyển
Khách đến Hậu Giang bằng nhiều đường, tuy nhiên tập trung chủ yếu là bằng đường bộ và đường thuỷ. Chuyên chở hàng hoá và hành khách bằng đường bộ chủ yếu tập trung trên Quốc lộ 61 và Quốc lộ 1A; vềđường thuỷ chủ yếu trên
các kênh Xà No, kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp, kênh Nàng Mau, kênh Lái Hiếu và kênh KH 9. Hiện tại, Hậu Giang có khoảng 208 xe vận tải với năng lực tổng cộng là 415 tấn và có khoảng 4.248 xe khách có 12.421 ghế chở khách và khoảng 1.031 ghe vận tải có năng lực 21.648 tấn và 1.248 ghe thuyền có 13.676 ghế chở
khách. Tuy nhiên sốđầu xe chuyên phục vụ cho du lịch còn ít, không đa dạng và còn thô sơ chỉ vào khoảng 200 đầu xe, chất lượng vận chuyển còn kém, không
đáp ứng yêu cầu của du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Về vận chuyển khách cần có sự thống nhất quản lý và tổ chức thành các công ty hay hợp tác xã để quản lý chung về giá cả, chất lượng và độ an toàn tạo cảm giác yên tâm, thoải mái cho du khách khi sử dụng các phương tiện vận chuyển, đặc biệt là vận chuyển trên sông nước.
Mạng lưới đường bộ: Hiện nay tuyến QL từ Thị Xã Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) đi TP.Cần Thơ và các tỉnh lân cận như: Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau…đã được nâng cấp và mở rộng. Hệ thống các tuyến đường liên huyện và
đường đô thị dài 3.253 km phần lớn đã được rải nhựa, còn một sốđang xây dựng mới và có một số cải tạo, nâng cấp và mở rộng thêm. Đặc biệt tuyến đường bộ