1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf

129 1,9K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang

Trang 1

Cần Thơ - 2008

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH -˜ & ™ -

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI DU LỊCH SINH

THÁI TỈNH HẬU GIANG

Châu Thị Lệ DuyênPhạm Thị Thanh

MSSV: 4043639

Lớp: QT du lịch_ Dịch vụ K30

Trang 2

Đánh Giá Mức Độ Thỏa Mãn Của Khách Nội Địa Đối Với Du Lịch Sinh Thái Tỉnh Hậu Giang

LỜI CẢM TẠ

šš™˜››

Hơn ba tháng nghiên cứu và làm đề tài luận văn tốt nghiệp, em đã gặp rất nhiều khó khăn và thử thách, đến nay em cũng đã hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình Được kết quả như ngày hôm nay cũng là nhờ công ơn của thầy cô khoa

Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình dạy

dỗ và cung cấp kiến thức cho em trong suốt bốn năm học qua, những kiến thức đó đã đóng góp rất nhiều trong đề tài nghiên cứu này Đặc biệt, em chân thành

cảm ơn Cô CHÂU THỊ LỆ DUYÊN, nhờ sự nhiệt tình chỉ dẫn và giúp đỡ của

Cô trong thời gian qua em mới vượt qua được khó khăn và thử thách

Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc toàn thể Quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên suốt chặng đường giáo dục

Ngày 09 tháng 05 năm 2008 Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Thanh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

šš™˜››

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề

tài nghiên cứu khoa học nào

Ngày 09 tháng 05 năm 2008 Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Thanh

Trang 4

Đánh Giá Mức Độ Thỏa Mãn Của Khách Nội Địa Đối Với Du Lịch Sinh Thái Tỉnh Hậu Giang

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 6

Đánh Giá Mức Độ Thỏa Mãn Của Khách Nội Địa Đối Với Du Lịch Sinh Thái Tỉnh Hậu Giang

MỤC LỤC

›š™˜››

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1.1 Sự Cần Thiết Nghiên Cứu 1

1.1.2 Căn Cứ Khoa Học Và Thực Tiễn 2

1.2- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4

1.2.1- Mục Tiêu Chung 4

1.2.2- Mục tiêu cụ thể 4

1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 4

1.3.1 Các Giả Thuyết Cần Kiểm Định 4

1.3.2 Câu Hỏi Nghiên Cứu 5

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5

1.5- LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

2.1- PHƯƠNG PHÁP LUẬN 7

2.1.1 Các Khái Niệm Liên Quan 7

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

2.2.1- Phương Pháp Chọn Vùng Nghiên Cứu 12

2.2.2- Phương Pháp Thu Thập Số Liệu 12

2.2.3- Phương Pháp Phân Tích Số Liệu 13

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH HẬU GIANG 19

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH 19

3.1.1 Điều Kiện Tự Nhiên 19

3.1.2 Hệ Thống Hạ Tầng Kỹ Thuật 23

3.1.3 Hệ Thống Dịch Vụ Xã Hội 25

3.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 26

3.2.1 Điều Kiện Kinh Tế Xã Hội 26

Trang 7

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH TẠI CÁC ĐIỂM VƯỜN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH HẬU

4.1.6 Thói Quen Đi Du Lịch 49

4.2 PHÂN TÍCH SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH 55

4.2.1 Đánh Giá Chung Về Mức Độ Hài Lòng 55

4.2.2 Phân tích mức độ hài lòng của du khách 57

4.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THỎA MÃN CŨA DU KHÁCH THÔNG QUA CHI PHÍ 64

4.3.1 Thực Trạng Chi Tiêu Của Du Khách Tại Các Điểm DLST Tỉnh Hậu Giang 64

4.3.2 Mức Độ Thõa Mãn Của Du Khách Về Chi Phí 70

4.4 DỰ ĐỊNH ĐI DU LỊCH HẬU GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA

5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 80

5.2 CƠ SỞ ĐƯA RA GIẢI PHÁP 80

Trang 8

Đánh Giá Mức Độ Thỏa Mãn Của Khách Nội Địa Đối Với Du Lịch Sinh Thái Tỉnh Hậu Giang

5.2.1 Định Hướng Chung Cho Phát Triển DLST Hậu Giang 80

5.2.2 Mức Dộ Hấp Dẫn Của Các Hoạt Động Và Loại Phương Tiện Đối Với Du Khách 81

5.2.3 Đề Nghị Phát Triển DLST Hậu Giang Của Du Khách 84

5.2.4 Phân Tích Mô Hình SWOT 86

5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HẬU

6.2.3 Kiến Nghị Với UBND Tỉnh 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 1 97

PHỤ LỤC 2 101

Trang 9

DANH MỤC BIỂU BẢNG

›š™˜››

Bảng 3.1: CHỈ TIÊU VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG, GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HÓA 27

Bảng 3.2: CÁC CHỈ TIÊU VỀ KINH TẾ CỦA TỈNH HẬU GIANG 28

Bảng 3.3: CÁC CHỈ TIÊU VỀ XÃ HỘI CỦA TỈNH HẬU GIANG 28

Bảng 3.4: SỐ LƯỢNG DU KHÁCH ĐẾN HẬU GIANG TỪ 2004 ĐẾN

Bảng 3.8: CƠ SỞ LƯU TRÚ TẠI HẬU GIANG TỪ NĂM 2004 ĐẾN 2005 37

Bảng 4.1: PHÂN LOẠI DU KHÁCH VÀ NƠI Ở CỦA DU KHÁCH 46

Bảng 4.2: THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA KHÁCH DLST ĐẾN HẬU

GIANG 49

Bảng 4.3: MỤC ĐÍCH VÀ THỜI GIAN LƯU TRÚ BÌNH QUÂN CỦA KHÁCH DU LỊCH 50

Bảng 4.4: THÓI QUEN ĐI DU LỊCH CỦA DU KHÁCH HẬU GIANG 51

Bảng 4.5: PHƯƠNG TIỆN DU KHÁCH ĐẾN HẬU GIANG 54

Bảng 4.6: MỨC THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CHO DU LỊCH HÀNG NĂM 54

Bảng 4.7: ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CỦA DU KHÁCH VỀ DLST HẬU

Bảng 4.11: SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐỘ TUỔI ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦ DU KHÁCH VỀ CUNG CÁCH PHỤC VỤ CỦA NHÂN VIÊN 60

Bảng 4.12: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH VỀ HOẠT ĐỘNGVUI CHƠI GIẢI TRÍ TẠI ĐIỂM 60

Trang 10

Đánh Giá Mức Độ Thỏa Mãn Của Khách Nội Địa Đối Với Du Lịch Sinh Thái Tỉnh Hậu Giang

Bảng 4.13: SỰ PHỤ THUỘC CỦA GIỚI TÍNH ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA

DU KHÁCH VỀ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 61

Bảng 4.14: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH VỀ MÓN ĂN 62

Bảng 4.15: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH VỀ QUÀ LƯU NIỆM 63

Bảng 4.16: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH ĐỐI VỚIMỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH VỀ AN TOÀN 63

Bảng 4.17: THỰC TRẠNG CHI TIÊU TRONG DU LỊCH CỦA DU KHÁCH TẠI HẬU GIANG 64

Bảng 4.18: CHI PHÍ VẬN CHUYỂN TRUNG BÌNH/KHÁCH 66

Bảng 4.19: CHI PHÍ ĂN UỐNG TRUNG BÌNH/NGƯỜI THEO TỪNG ĐỐI

Bảng 4.22: CHI PHÍ VÉ VÀO CỔNG VÀ NHÂN VIÊN PHỤC VỤ TRUNG BÌNH/NGƯỜI THEO TỪNG ĐỐI TƯỢNG KHÁCH 69

Bảng 4.23: MỨC ĐỘ THỎA MÃN CỦA KHÁCH DU LỊCH 71

Bảng 4.24: MỨC ĐỘ THỎA MÃN VỀ CHI PHÍ THEO TỪNG NHÓM KHÁCH 73

Bảng 4.25: BẢNG TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG NHÂN TỐ 76

Bảng 4.26: MA TRẬN NHÂN TỐ ĐÃ CHUẨN HÓA 77

Bảng 4.27: BẢNG TÍNH ĐIỂM CỦA CÁC NHÂN TỐ 78

Bảng 5.1: MỨC ĐỘ HẤP DẪN CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI DU

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

››™˜››

Hình 2.1: Ma Trận SWOT 18

Hình 3.1: Số Lượng Khách Đến Hậu Giang Qua 4 Năm 2004 – 2007 30

Hình 3.2: Nguồn Vốn Đầu Tư cho Du Lịch Qua 3 Năm 2004- 2006 36

Hình 4.1: Biểu Đồ Độ Tuổi Du Khách 46

Hình 4.2: Biểu Đồ Giới Tính Khách DLST Hậu Giang 47

Hình 4.3: Biểu Đồ Nghề Nghiệp Du Khách 48

Hình 4.4:Thời Điểm Đi Du Lịch Của Du Khách 51

Hình 4.5: Phương Tiện Thông Tin Du Khách Biết Đến Hậu Giang 52

Hình 4.6: Biểu Đồ Chi Tiêu Du Lịch Của Du Khách Trong 1 Năm 54

Hình 4.7: Biểu Đồ Đánh Giá Tổng Hợp Của Du Khách Về DLST 56

Hình 4.8: Cơ Cấu Chi Tiêu Trong Du Lịch Của Du Khách 65

Hình 4.9: Cơ Cấu Chi Tiêu Của Khách Địa Phương 69

Hình 4.10: Cơ Cấu Chi Tiêu Của Khách Trong Nước 70

Hình 4.11: Biểu Đồ Dự Định Quay Lại Hậu Giang Của Khách 74

Hình 5.1: Ma Trận Phân Tích SWOT Về DLST Hậu Giang 89

Trang 12

Đánh Giá Mức Độ Thỏa Mãn Của Khách Nội Địa Đối Với Du Lịch Sinh Thái Tỉnh Hậu Giang

v AFTA: ASEAN Free Trade Area (Khu vực thương mại tự do) v GDP: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa) v APEC: A Perfect Excuse to Chat (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế

Châu Á - Thái Bình Dương)

Trang 13

TÓM TẮT

›™˜›

Hậu Giang là một tỉnh ở tiểu vùng Tây Sông Hậu, có lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên phong phú và đa dạng rất thuận lợi để phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái Từ khi được chia tách từ tỉnh Cần Thơ củ (2004), Hậu Giang cũng đã quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, thế nhưng ngành du lịch Hậu Giang vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng và tụt hậu so với các

tỉnh khác trong khu vực và cả nước Đề tài “Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái Tỉnh Hậu Giang” hy vọng sẽ đóng góp

một phần cho sự phát triển của du lịch Hậu Giang

Đề tài nghiên cứu được trình bày bao gồm 6 chương, trong đó:

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch sinh thái Tỉnh Hậu Giang

Chương 4: Phân tích và đánh giá sự hài lòng của du khách tại các điểm vườn du lịch sinh thái Tỉnh Hậu Giang

Chương 5: Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái Hậu Giang Chương 6: Kết luận và kiến nghị

Tuy nhiên, do năng lực và thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những sai sót

Trang 14

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự Cần Thiết Nghiên Cứu

Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay, du lịch là một phần của nền văn minh hiện đại, là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội của các nước Con người đang tìm cách chi tiêu quỹ thời gian nhàn rỗi của mình, mà thời gian này càng ngày càng tăng

Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO) trong những năm tới rất khả quan, WTO dự báo đến năm 2010, lượng khách du lịch quốc tế sẽ đạt gần 1 tỉ lượt người, thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoản 9.000 tỉ USD, chủ yếu ở Châu Á Thái Bình Dương, trong đó khu vực Đông Nam Á có vị trí quan trọng, chiếm khoảng 34% lượng khách và 38% thu nhập du lịch của toàn khu vực Mặt khác, ngành du lịch còn là một trong ba ngành kinh tế dẫn đầu về giá trị xã hội Là một ngành kinh tế tổng hợp, du lịch đóng vai trò thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển như ngành giao thông, xây dựng, bưu chính viễn thông, ngân hàng…Bên cạnh ý nghĩa về mặt kinh tế du lịch còn có ý nghĩa to lớn đối với chính trị, xã hội, môi trường sinh thái

Đối với nước ta, trong nhiều năm qua “ngành công nghiệp không khói này” đã mang về cho ngân sách Nhà nước một lượng doanh thu đáng kể Chính phủ cũng đang có những chính sách nhằm khuyến khích và đầu tư cho ngành du lịch Việt Nam phát triển Hơn nữa, Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển ngành du lịch: lãnh thổ nằm ở vị trí chiến lược, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nền chính trị ổn định, giàu truyền thống văn hóa, con người Việt Nam nhiệt tình, hiếu khách….Từ nhiều năm qua ngành du lịch Việt Nam đã có nhiều bước tiến, nhiều khu du lịch mới mọc lên thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước – du lịch đang là ngành mũi nhọn trong nền kinh tế Việt Nam.Với những lợi thế đó, Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát huy tiềm năng du lịch của mình

Trang 15

Riêng Tỉnh Hậu Giang, là một tỉnh được tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ năm 2004 Sau 4 năm thành lập, Tỉnh Hậu Giang đã đi vào thế ổn định vững chắc Kinh tế - xã hội phát triển bền vững, văn hóa - giáo dục đi vào nền nếp Đời sống nhân dân ngày càng ổn định Tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm đạt trên 11%, thu nhập bình quân đầu người từ 342 USD năm 2003 lên 535 USD năm 2007; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng Riêng năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,01%, tăng 8,49% so với năm 2006 và đạt 96,08% so với Nghị quyết tỉnh Đảng bộ 5 năm (2005 - 2010) Về du lịch, Hậu Giang cũng đã có sự chuyển mình Tuy nhiên xét về khía cạnh, Hậu Giang được tách ra từ một tỉnh có ngành du lịch phát triển khá so với cả nước thì du lịch Hậu Giang vẫn chưa thật sự phát triển đúng với tiềm năng du lịch của mình Nguyên nhân ở đâu? Đó còn là một câu hỏi lớn

Với đề tài nghiên cứu về “Đánh giá mức độ thỏa mãn của khách nội địa đối với du lịch sinh thái Tỉnh Hậu Giang” sẽ giúp chúng ta trả lời phần nào của

câu hỏi lớn này Và cũng với đề tài này, tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ cho sự phát triển của du lịch Hậu Giang nói riêng và của cả nước nói chung

1.1.2 Căn Cứ Khoa Học Và Thực Tiễn 1.1.2.1 Căn cứ khoa học

Theo dự đoán của các nhà nghiên cứu du lịch thì mức tăng trưởng hàng năm của ngành này trên thế giới 3,4% và doanh thu sẽ đạt xấp xỉ 9.000 tỉ đô la Mỹ vào năm 2010 Số lượng khách quốc tế đi du lịch trên thế giới dự kiến sẽ tăng gấp đôi từ 673 triệu lượt người năm 2000 sẽ tăng lên 1602 triệu lượt người năm 2020 Theo tính toán của Tổ chức du lịch thế giới (WTO) thì số khách đến thăm khu vực Đông Á – Thái Bình Dương sẽ tăng lên gấp 4 lần, tỉ lệ phần trăm riêng phần này trong khu vực sẽ tăng từ 15,6% năm 2000 đến gần 30% vào năm 2020

Bên cạnh đó, mô hình du lịch sinh thái (DLST) ở Việt Nam ngày càng được các chuyên gia về du lịch quan tâm hơn Bởi nguồn tài nguyên DLST phong phú và dồi dào ở Việt Nam rất thích hợp phát triển loại hình DLST thái này Theo GS.TS Võ Quý, Đại học Quốc gia Hà Nội, người từng đoạt giải

thưởng “Hành tinh xanh”, nhận định: “Rồi đây, DLST ngày càng phát triển Xu thế mọi người là tìm đến thiên nhiên, những nơi còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ”

Còn theo Giáo sư Ross Dowling, ủy viên hội đồng Tổ chức Du lịch Ấn Độ

Trang 16

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD

Dương (IOTO), đã khẳng định “DLST đang phát triển rầm rộ trên thế giới và đây là một cơ hội lớn cho việc phát triển ngành du lịch tại Việt Nam” tại hội thảo "Phát triển ngành công nghiệp du lịch VN" Chính vì vậy, loại hình DLST cần

thiết phải được nghiên cứu và quan tâm nhiều hơn, để phát triển tốt hơn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mà cụ thể là Tỉnh Hậu Giang

1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn

Xét về mặt thực tiễn, ĐBSCL là một vùng kinh tế - chính trị - văn hoá đặc biệt quan trọng của Việt Nam Đây là vùng đất màu mỡ, trù phú, phì nhiêu nhất nước ta, là trọng điểm của chiến lược an ninh lực lượng quốc gia Mặt khác bên cạnh những ngành kinh tế truyền thống của khu vực, du lịch ĐBSCL đang dần nổi lên như một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt đối với chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng phát triển và xoá đói giảm nghèo

Nói tới ĐBSCL, suy nghĩ đầu tiên của du khách là những cánh đồng phì nhiêu, những vườn cây trái xum xuê, là sông nước đồng bằng với kênh gạch chằng chịt, với những khu chợ nổi sôi động mỗi ban mai Nhưng càng đi sâu khám phá, ĐBSCL càng mở ra như một cuốn sách lịch sử địa lí vô cùng kì thú và hấp dẫn Đó là những vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên, những hệ sinh thái đặc thù của vùng sông nước…

Có thể nói, ĐBSCL là một vùng sinh thái quý báu của cả nước, trong đó có Tỉnh Hậu Giang, rất thích hợp để phát triển loại hình DLST Mặc dù du lịch Hậu Giang cũng có nhiều bước tiến trong những năm qua nhưng do sản phẩm du lịch của tỉnh này còn tương đối nghèo nàn và trùng lắp với các tỉnh của vùng lân cận nên không tạo được sự khác biệt Do đó, không níu chân được du khách phương xa trong thời gian dài Hơn nữa, Hậu Giang được tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ nhưng tốc độ phát triển du lịch của tỉnh này còn quá xa so với tốc độ phát triển du lịch Cần Thơ Vùng đất Hậu Giang còn rất nhiều tiềm năng tự nhiên chưa được khai thác hết, là nơi mưa thuận gió hoà thích hợp phát triển nền kinh tế nông nghiệp, thuận lợi cho phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, phát triển đô thị và khu dân cư tập trung Miền đất Hậu Giang còn lưu giữ và bảo tồn nhiều di tích lịch sử, văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, rất thuận lợi cho phát triển du lịch Do đó nghiên cứu nhu cầu du lịch Hậu Giang là một vấn đề cần thiết.

Trang 17

1.2- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1- Mục Tiêu Chung

Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu và đánh giá mức độ thoả mãn của khách nội địa tại các khu, điểm, vườn DLST trên địa bàn Tỉnh Hậu Giang, kết hợp với đánh giá thực trạng DLST của vùng Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những mặt tiêu cực đồng thời phát huy những mặt tích cực của

2) Đánh giá mức độ thoả mãn của khách nội địa khi tham quan các khu,

điểm, vườn DLST trên địa bàn Tỉnh Hậu Giang

3) Đánh giá các yếu tố quan trọng khi đi du lịch của du khách

4) Các giải pháp nhằm khắc phục những mặt tiêu cực, phát huy những mặt

tích cực để níu chân khách phương xa trong thời gian tới

1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Các Giả Thuyết Cần Kiểm Định

Để đánh giá thực trạng về mức độ thỏa mãn của khách nội địa về du lịch sịnh thái của Tỉnh Hậu Giang, đề tài dựa trên một số giả thuyết sau:

v Giả thuyết 1:

H0: Du khách không thoả mãn về các dịch vụ được cung cấp tại các khu du lịch, các điểm vườn DLST trên địa bàn

H1: Du khách thực sự thoả mãn về các dịch vụ được cung cấp tại các khu

du lịch, các điểm vườn DLST trên địa bàn

v Giả thuyết 2:

H0: Mức độ thoả mãn của du khách không phụ thuộc vào thái độ phục vụ của nhân viên, món ăn, cảnh quan môi trường…

H1: Mức độ thoả mãn của du khách phụ thuộc vào thái độ phục vụ của nhân viên, món ăn, cảnh quan môi trường…

v Giả thuyết 3:

Trang 18

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD

H0: Khách du lịch không thoả mãn với mức chi phí chi ra khi đi DLST

ở Hậu Giang

H1: Khách du lịch thoả mãn với mức chi phí chi ra khi đi DLST ở Hậu Giang

1.3.2 Câu Hỏi Nghiên Cứu

Để thoả mãn các mục tiêu của đề tài, cần phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

1) Du lịch sinh thái Hậu Giang đã và đang phát triển như thế nào? 2) Các nhân tố nào thực sự ảnh hưởng đến mức độ thoả mãn của du khách?

3) Những điểm nào du khách hài lòng và chưa hài lòng?

4) Du khách có thực sự hài lòng về mức chi phí mà mình bỏ ra khi đi du lịch trên địa bàn này không?

5) Các giải pháp nào để DLST Hậu Giang phát triển?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn Tỉnh Hậu Giang, chủ yếu là tại các khu, điểm, vườn DLST của vùng Thời gian nghiên cứu được bắt đầu từ

11.02.2008 đến 05.2008 Với đối tượng nghiên cứu là các khu DLST Tỉnh Hậu

Giang

1.5- LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

o Tác giả: Dương Quế Nhu – Cần Thơ – Tháng 4.2003 – “Đánh giá mức độ hài lòng của du khách quốc tế đối với du lịch Cần Thơ”: Để đánh giá về mức

độ hài lòng của du khách về loại hình DLST Cần Thơ, tác giả đã sử dụng hai

phương pháp chính đó là: phương pháp Willingness To Pay (WTP) và phương

pháp Travelling Cost Qua đó tác giả đã đánh giá được mức độ hài lòng của du

khách còn bị phụ thuộc bởi nhiều yếu tố và tác động của các nhân tố đến nhu cầu đi du lịch của du khách

o Tiềm năng phát triển du lịch ĐBSCL và cơ hội đầu tư- Kỷ yếu hội thảo- Cần Thơ, 10/2003 Đánh giá và phân tích những tiềm năng phát triển du lịch của khu vực ĐBSCL, đưa ra các thuận lợi, khó khăn cũng như cơ hội và thách thức của du lịch vùng đồng bằng và đề ra các giải pháp để phát triển

Trang 19

Qua những đề tài nghiên cứu trên, tôi rút ra kết luận:

Để đánh giá mức độ hài lòng của du khách về các dịch vụ cấu thành nên sản phẩm du lịch thì vấn đề thiết yếu là phải tìm hiểu trao đổi với du khách đã và đang sử dụng các dịch vụ để thu thập thông tin Từ những thông tin được thu thập ta sử dụng những phương pháp phù hợp để xử lý phân tích và đánh giá Ở

đây phương pháp phù hợp và cần thiết cho đề tài này là Willingness To Pay, Travelling Cost….Khi đánh giá được mức độ hài lòng của du khách, muốn đưa ra

các giải pháp để duy trì và phát triển du lịch thì vấn đề tiếp theo sẽ là nghiên cứu nhu cầu du khách, khả năng nội lực của ngành và xu hướng phát triển du lịch của vùng và của cả nước Đó là những cơ sở giúp cho việc đưa ra các giải pháp thật sự khả thi và phù hợp nhất

Hiện nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào đánh giá về mức độ hài lòng của du khách đối với DLST Hậu Giang Vì vậy tôi sẽ vận dụng những phương pháp mà các tác giả trên đã sử dụng để phân tích và đánh giá cho đề tài nghiên cứu của mình Tuy nhiên, khác với tác giả Dương Quế Nhu là sử dụng phương pháp xếp hạng để đánh giá các yếu tố quan trọng khi đi du lịch của du khách, ở đây tôi sử dụng phương pháp phân tích nhân tố cho phần đánh giá này

Trang 20

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD

Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chổ nhận thức về giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng

Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rãnh của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại chổ về thế giới xung quanh

Việc nhận định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch Cho đến nay không ít người, thậm chí ngay cả các cán bộ, nhân viên làm việc trong ngành du lịch chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh tế Do đó mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc vận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh Trong khi đó du lịch còn là một hiện tượng xã hội Nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tình đoàn kết…Chính vì vậy toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển

b) Du lịch sinh thái Ø Định nghĩa

Theo luật du lịch Việt Nam, DLST được định nghĩa:

Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc

văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững

Du lịch sinh thái còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như là:

Trang 21

Ÿ Du lịch thiên nhiên (Natural Tourism)

Ÿ Du lịch dựa vào thiên nhiên (Natural-Based Tourism) Ÿ Du lịch môi trường (Environmental Tourism)

Ÿ Du lịch đặc thù (Particular Tourism) Ÿ Du lịch xanh (Green Tourism)

Ÿ Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism) Ÿ Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism)

Ÿ Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism) Ÿ Du lịch nhạy cảm (Sensetized Tourism)

Ÿ Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism) Ÿ Du lịch bền vững (Sustainable Tourism)

Ø Nhiệm vụ

Loại hình DLST có nhiệm vụ:

- Bảo tồn tài nguyên của môi trường tự nhiên

- Bảo tồn đối với du khách về các đặc điểm của môi trường tự nhiên mà họ đang chiêm ngưỡng

- Thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng người dân bản địa trong việc quản lý bảo vệ và phát triển du lịch đang triển khai thực hiện trong điểm du lịch, khu du lịch v.v

Ø Tài nguyên DLST

Tài nguyên DLST là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các tuyến

hoặc các khu DLST; bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, giá trị nhân văn, các công trình sáng tạo của nhân loại có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn cho nhu cầu về DLST

c) Các loại hình du lịch

Hoạt động du lịch có thể được phân thành các nhóm khác nhau tuỳ thuộc tiêu chí đưa ra Các tiêu chí được đưa ra phụ thuộc vào mục đích việc phân loại và quan điểm chủ quan của tác giả

Ở đây, nếu hoạt động du lịch phân loại theo mục đích chuyến đi thì có các loại hình du lịch sau:

o Du lịch sinh thái (Đã được đề cập ở trên)

Trang 22

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD

o Du lich văn hoá: là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống

o Du lịch MICE: Mục đích chính của loại hình du lịch này là nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó Với mục đích này, khách du lịch đi tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo, kỹ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc gặp gỡ, các cuộc triễn lãm, hội chợ

o Du lich khám phá, phiêu lưu, mạo hiểm: Dựa trên nhu cầu tự thể hiện mình, tự rèn luyện mình và tự khám phá bản thân của con người, đặc biệt là giới trẻ Khám phá thế giới xung quanh là nhằm mục đích nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh Các chuyến đi có mục đích khám phá cũng được coi là thuần tuý du lịch

o Du lich nghỉ dưỡng: Là loại hình du lịch mà ở đó có không khí trong lành, khí hậu dễ chịu, phong cảnh ngoạn mục như các bãi biển, các vùng ven bờ nước, vùng núi, vùng nông thôn…

o Du lịch thể thao: Có thể phân thành du lịch thể thao chủ động và du lịch thể thao bị động

o Du lịch thể thao chủ động là loại hình du lịch mà du khách tham gia trực tiếp vào một hay nhiều môn thể thao, trong đó có cả các môn thể thao mạo hiểm, nhằm mục đích thể hiện bản thân, rèn luyện sức khoẻ…như leo núi, lướt ván, săn bắn, câu cá, trượt tuyết…

Du lich thể thao thụ động là các chuyến đi để xem các cuộc thi đấu thể thao mà du khách ưa thích Trong trường hợp này các cổ động viên chính là du khách

o Du lịch tôn giáo: Là các chuyến đi của du khách chủ yếu để thoã mãn nhu cầu thực hiện các lễ nghi tôn giáo cuả tín đồ, hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo của người dị giáo Điểm đến của các luồng du khách này là chùa chiền, nhà thờ, thánh đia…

o Du lịch lễ hội: Là loại hình du lịch nhằm biểu dương lực lượng, biểu dương tình đoàn kết của cộng đồng…

Trang 23

o Du lịch chữa bệnh: Mục đích của chuyến đi là để điều trị hoặc phòng ngừa một căn bệnh tiềm tàng nào đó dựa vào từng loại tài nguyên cụ thể và hoạt động du lịch phù hợp

2.1.1.2 Du khách (Excursionist)

Có không ít định nghĩa về du khách, tuy nhiên do hoàn cảnh thực tế ở mỗi nước, dưới lăng kính khác nhau của các học giả, các định nghĩa đưa được ra không phải hoàn toàn như nhau Trước hết trong hầu hết các định nghĩa, du khách điều được coi là: người từ nơi khác đến nhằm mục đích thẩm nhận tại chổ những giá trị vật chất, tinh thần vô hình hay hữu hình của thiên nhiên và của cộng đồng xã hội Về phương diện kinh tế, du khách là người sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch như lữ hành, lưu trú, ăn uống…

Tại nhiều nước trên thế giới thường thấy có sự phân biệt giữa du khách trong nước và du khách nước ngoài Ở nước ta, theo điều 20 chương IV pháp lệnh du lịch, những người được thống kê là du khách quốc tế phải có các đặc trưng cơ bản sau:

-Là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch

-Là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch

Mục đích chuyến đi của họ là tham quan, thâm thân, tham dự hội nghị, khảo sát thị trường, công tác, chửa bệnh, thể thao, hành hương, nghỉ ngơi…

Đối với du khách trong nước có thể phân biệt thành hai nhóm:

Nhóm 1: Gồm những người vì mục đích đi du lịch thuần túy, trong nhóm

này, có thể có người không sử dụng dịch vụ các dịch vụ của ngành du lịch, song vì mục đích chuyến đi của họ quá rõ ràng nên họ vẫn được coi là du khách

Nhóm 2: Là những người sử dụng các dịch vụ của ngành du lịch Trong số

này có những người không phải là du khách thực sự vì mục đích chuyến đi của họ có thể không liên quan đến du lịch song họ sử dụng các dịch vụ du lịch nên họ được đưa vào danh sách thống kê

Trang 24

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD

Phân loại du khách:

2.1.1.3 Khách tham quan (Visitor)

Là người đến với mục đích nâng cao nhận thức tại chổ có kèm theo những giá trị tinh thần, vật chất hay dịch vụ, song không lưu lại qua đêm tại một cơ sở lưu trú của ngành du lịch

2.1.1.4 Hướng dẫn viên du lịch (Tour Guide)

Hướng dẫn viên du lịch là người thực hiện hướng dẫn khách du lịch trong các chuyến tham quan du lịch hay tại các điểm du lịch nhằm đáp ứng được những nhu cầu được thoả thuận của khách trong thời gian nhất định và thay mặt cho tổ chức kinh doanh du lịch giải quyết những phát sinh trong chuyến du lịch với phạm vi và khả năng của mình

2.1.1.5 Khu du lịch

Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường

Trang 25

2.1.1.7 Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của

khách du lịch trong chuyến đi du lịch

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện được tốt các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng ta phải có một phương pháp nghiên cứu thích hợp Phương pháp nghiên cứu của đề tài được cụ thể như sau:

2.2.1- Phương Pháp Chọn Vùng Nghiên Cứu

Vùng nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo vùng địa giới (vùng cấp 1) Nghĩa là sẽ chọn những khu, điểm DLST trọng tâm của tỉnh Hậu Giang để nghiên cứu, sau đó suy rộng kết quả cho cả địa bàn tỉnh

Tỉnh Hậu Giang có các khu, điểm, vườn DLST trọng tâm sau:

Khu vui chơi sinh thái Tây Đô Vườn Bưởi Năm Roi

Làng DLST Tầm Vu Làng khóm Cầu Đúc

Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng Lâm Trường Mùa Xuân

Khu DLST vườn Tràm huyện Vị Thuỷ Vườn Cò Long Mỹ

Viên Lang Bãi Bồi Hồ Đại Hàn

Chợ nổi Ngã Bảy

Tuy nhiên, khi tiến hành phỏng vấn tôi sẽ phỏng vấn ở các điểm như: Khu DLST Tây Đô, chợ nổi Ngã Bảy vì các điểm này có lượng du khách đến nhiều nhất

2.2.2- Phương Pháp Thu Thập Số Liệu

Đề tài nghiên cứu được tiến hành dựa trên việc phân tích kết hợp giữa số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp:

2.2.2.1 Số liệu thứ cấp

Các số liệu mang tính chất lý thuyết về du lịch sẽ được lấy từ: Các giáo

Trang 26

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD

sẽ được lấy từ: Sở du lịch tỉnh Hậu Giang, các trang web du lịch và sách báo về du lịch

2.2.2.2 Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được lấy thông qua quá trình phỏng vấn trực tiếp khách du lịch tại các điểm du lịch, vì luận văn sẽ tiến hành trên cơ sở nghiên cứu thị hiếu khách du lịch, nên cần thiết phải tiến hành những cuộc phỏng vấn khách du lịch và phân tích các số liệu đó

a) Đối tượng phỏng vấn:

Đối tượng phỏng vấn được xác định là khách du lịch nội địa và khách du lịch địa phương vì đề tài này nhắm tới việc đánh giá mức độ thỏa mãn khách du lịch đến Hậu Giang

v Khách du lịch nội địa: Là du khách đến từ các tỉnh khác trong nước, ngoại trừ tỉnh Hậu Giang

v Khách du lịch địa phương: Là du khách sống tại tỉnh Hậu Giang

Tuy nhiên, các nguồn thông tin thứ cấp thu thập được không phân chia rõ giữa lượng khách trong nước và khách địa phương nên đề tài tiến hành khảo sát ngẫu nhiên giữa hai đối tượng này

b) Phương pháp chọn mẫu

Dựa vào việc phân loại đối tượng phỏng vấn ở phần trên, đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên

c) Cỡ mẫu

Vì thời gian nghiên cứu đề tài có hạn và do đặc điểm du lịch của Hậu Giang (những ngày bình thường khách du lịch đến Hậu Giang rất ít) nên em sẽ thu thập là 60 mẫu phỏng vấn

d) Phương pháp tiếp cận mẫu phỏng vấn

Phỏng vấn sẽ được tiến hành tại các điểm vườn sinh thái Hậu Giang, phỏng vấn trực tiếp và ngẫu nhiên

2.2.3- Phương Pháp Phân Tích Số Liệu

Số liệu sau khi thu thập sẽ được tiến hành xử lí, mỗi mục tiêu sẽ áp dụng một phương pháp phân tích số liệu khác nhau:

Mục tiêu 1: Để đánh giá thực trạng DLST của vùng đề tài sẽ áp dụng

Trang 27

Mục đích của phương pháp này là so sánh giữa hai mức độ của cùng một chỉ tiêu nào đó ở hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau Đề tài nghiên cứu áp dụng phương pháp này để tìm hiểu về tình hình hoạt động của ngành du lịch ở tỉnh Hậu Giang, kiểm chứng mức độ tăng giảm (℅) du khách qua các năm Từ đó đánh giá hiệu quả và tìm ra những nguyên nhân và giải pháp nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển của ngành:

y1: lượng du khách đến của năm nghiên cứu

y0: lượng du khách đến của năm làm móc so sánh

+ Nếu T> 0:lượng du khách năm y1 tăng T% so với năm y0

+ Nếu T< 0: lượng du khách năm y1 giảm T% so với năm y0

+ Nếu T = 0: lượng du khách năm y1 = lượng du khách năm y0

Mục tiêu 2: Đánh giá mức độ thoả mãn của khách nội địa khi tham quan các

khu, điểm, vườn DLST trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Giá trị thoả mãn của du khách sẽ được đo lường bằng một giá trị cụ thể Ở đây chúng ta sẽ áp dụng

phương pháp Willingness To Pay (WTP) để đo lường giá trị cụ thể này

Ø Phương pháp Willingness To Pay (WTP)

Trong đó:

Mức độ thỏa mãn của khách hàng (B) chính là sự thỏa mãn về mặt lợi ích, đó là sự chênh lệch giữa giá trị mà khách hàng thu được (độ ưa thích của khách hàng đối với sản phẩm DLST miệt vườn ở Hậu Giang) với mức thực chi của khách hàng (đó chính là phần chi phí mà khách hàng phải trả cho các khoản chi tiêu tại các điểm, khu du lịch ở Hậu Giang)

Mức độ thỏa mãn của khách hàng (C) chính là sự thỏa mãn về mặt chi phí của du khách, đó chính là sự chênh lệch giữa mức chi phí mà du khách hàng sẵn

Trang 28

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD

sàng chi trả (Willing to Pay – WTP) với mức thực chi của du khách Đây chính là mức độ thỏa mãn thật sự của du khách

Ngoài ra, trong mục tiêu này còn áp dụng 2 phương pháp để hỗ trợ phân

tích là: Phân tích bảng chéo (Cross – Tabulation) và phân phối tần số tích lũy (Cumulative frequency distibution)

Ø Phân tích bảng chéo (Cross – Tabulation)

Cross – Tabulation là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba biến cùng lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt

Cross – Tabulation được sử dụng rất rộng rãi trong nghiên cứu Marketing thương mại bởi vì:

- Phân tích Cross – Tabulation và kết quả của nó có thể được giải thích và hiểu một cách dễ dàng đối với những nhà quản lý không có chuyên môn thống kê

- Sự rõ ràng trong việc giải thích cung cấp một sự kết hợp chặt chẽ giữa kết quả nghiên cứu và quyết định trong quản lý

- Chuỗi phân tích Cross – Tabulation cung cấp những kết luận sâu hơn trong các trường hợp phức tạp

- Cross – Tabulation có thể làm giảm bớt các vấn đề của các ô (cells) - Phân tích Cross – Tabulation tiến hành đơn giản

Phân tích Cross – Tabulation 2 biến: còn được gọi là bảng tiếp liên (contigency table), mỗi ô trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của hai biến

Ø Phân phối tần số tích lũy (Cumulative frequency distibution)

Phân phối tần số là việc lập, tóm tắt các dữ liệu và trình bày các dữ liệu thành bảng hoặc biểu đồ Phân phối tần số tích lũy (hay tần số cộng dồn) đáp ứng 1 mục đích khác của phân tích thống kê là khi thông tin được đòi hỏi muốn biết số quan sát mà giá trị của nó ít hơn một giá trị cho sẵn nào đó

Mục tiêu 3: Đối với mục tiêu này sẽ áp dụng phương pháp Phân tích nhân

tố (Factor Analysis)

Mục tiêu của phương pháp này là để rút gọn và tóm tắt dữ liệu Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có mối quan hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt

Trang 29

xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng được Liên hệ giữa các nhóm biến có mối liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản

Phân tích nhân tố được sử dụng trong các trường hợp sau

v Nhận dạng các khía cạnh hay nhân tố giải thích được các liên hệ tương quan trong một tập hợp biến

v Nhận diện một tập hợp gồm một số lượng biến mới tương đối ít không có tương quan nhau để thay thế tập hợp biến gốc có tương quan nhau để thực hiện một phân tích đa biến tiếp theo sau

v Để nhận ra một tập hợp gồm một số ít các biến nổi trội từ một tập hợp nhiều biến để sử dụng trong các phân tích đa biến kế tiếp

Nếu các biến được chuẩn hóa thì mô hình nhân tố được thể hiện bằng phương trình:

Xi = Ai1F1 + Ai2F2 + … + AimFm + ViUi

Trong đó:

Xi : biến được chuẩn hóa thứ i

Aij: hệ số hồi quy bội của biến được chuẩn hóa thứ i trên nhân tố chung j F: nhân tố chung

Vi: hệ số hồi quy của biến chuẩn hóa i trên nhân tố duy nhất i Ui: nhân tố duy nhất của biến i

m: số nhân tố chung

Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau với các nhân tố chung Bản thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả những kết hợp tuyến tính của các biến qun sát:

Fi = wi1x1 + wi2x2 + … + wikxk

Trong đó:

Fi: ước lượng nhân tố thứ i

wi: trọng số hay hệ số điểm nhân tố k: số biến

Chúng ta có thể chọn các quyền số hay trọng số nhân tố sao cho nhân tố thứ nhất giải thích được phần biến thiên nhiều nhất trong toàn bộ biến thiên Sau

Trang 30

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD

đó ta chọn một tập hợp các quyền số thứ hai sao cho nhân tố thứ hai giải thích được phần lớn biến thiên còn lại, và không có tương quan với nhân tố thứ nhất

Nguyên tắc này được áp dụng như vậy để tiếp tục chọn các quyền số cho các nhân tố tiếp theo

Mục tiêu 4: Đối với mục tiêu cuối cùng sẽ áp dụng phân tích mô hình

SWOT

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh SWOT được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ, Trong đó Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại của công ty, còn Opportunities và Threats là các nhân tố tác động bên ngoài SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của công ty SWOT thường được kết hợp với PEST (Political, Economic, Social, Technological analysis), mô hình phân tích thị trường và đánh giá tiềm năng thông qua yếu tố bên ngoài trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ Phân tích theo mô hình SWOT là việc đánh giá các dữ liệu được sắp xếp theo dạng SWOT dưới một trật tự logic, dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định

Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản:

(1) SO (Strengths - Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường

(2) WO (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường

(3) ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường

(4) WT (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường

Trang 32

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH HẬU GIANG

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH 3.1.1 Điều Kiện Tự Nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Tỉnh Hậu Giang là trung tâm của tiểu vùng phía Tây sông Hậu, đầu mối trung chuyển giữa vùng Tây sông Hậu và bán đảo Cà Mau qua hệ thống giao thông thủy bộ như quốc lộ 61, đường nối Vị Thanh - Cần Thơ, tuyến đường thủy Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Giang

Tỉnh Hậu Giang được tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ năm 2004, có tọa độ địa lý 105o20’ - 105o55’ kinh độ Đông và 9o35’ - 10o00’ vĩ độ Bắc, diện tích tự nhiên là 1.607,72 km2 Trung tâm của tỉnh là thị xã Vị Thanh, các huyện lỵ bao gồm: Phụng Hiệp, Vị Thuỷ, Long Mỹ, Châu Thành A, Châu Thành và thị xã Ngã Bảy Ranh giới hành chính của tỉnh được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp TP Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long - Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng

- Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu - Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang

Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính, gồm 2 thị xã và 5 huyện:

Thị xã Vị Thanh cũng có thế mạnh về phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; vừa có lợi thế so sánh về mối quan hệ liên vùng kinh tế, vừa có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế và quốc phòng - an ninh của tiểu vùng Tây sông Hậu

Trang 33

3.1.1.2 Địa hình, diện mạo, thổ nhưỡng

Về địa hình, đồng bằng châu thổ của Tỉnh chiếm 95% diện tích, bằng phẳng có xu thế thấp dần theo hướng ra sông Hậu với một số vũng trũng cục bộ (Phương Ninh) Hậu Giang có dạng địa hình đồng bằng phù sa châu thổ thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam, chiều cao trung bình khoảng 1,2m, độ dốc thấp, chịu tác động trực tiếp của các yếu tố sông với quá trình chính là bồi lắng Sự bồi đắp của phù sa làm cho cây cối, vườn cây ăn trái quanh năm tươi tốt, phong cảnh hoang sơ, có nhiều tiềm năng cho phát triển DLST Trên địa bàn Tỉnh Hậu Giang

có ba nhóm đất chính là nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và nhóm đất lập liếp 3.1.1.3 Khí hậu

Kết quả quan trắc nhiều năm tại khu vực cho thấy, đặc điểm khí hậu của Hậu Giang mang đặc tính của toàn bộ khu vực ĐBSCL là khí hậu nóng ẩm chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Trong năm, khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô

* Chế độ nhiệt, giờ nắng

Nhiệt độ trung bình hàng năm của khu vực Hậu Giang là 27oC Tháng 4 là tháng nóng nhất có nhiệt độ trung bình tháng là 28,5oC, tháng 1 là tháng có nhiệt

Trang 34

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD

độ trung bình thấp nhất - 25,3o

C Biên độ nhiệt chênh lệch của 2 thời điểm nóng nhất và lạnh nhất khoảng 2oC cho thấy chế độ nhiệt của khu vực phù hợp với sức khỏe của con người và như vậy khá thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động du lịch ngoài trời Số giờ nắng trung bình mỗi ngày trong năm là 7,1 giờ Thời gian có số giờ nắng trung bình lớn trong năm kéo dài từ tháng 1 đến tháng 5.

* Chế độ mưa, độ ẩm

Mang đặc điểm khí hậu chung của cả khu vực, Hậu Giang có 2 mùa mưa, nắng trong 1 năm Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 5 Tuy nhiên, chênh lệch về lượng mưa giữa 2 mùa và các tháng trong năm không nhiều Tháng 10 là tháng có mưa nhiều nhất trong năm, lượng mưa trung bình là 276mm, tháng 2 là tháng có mưa ít nhất - 2mm Tổng lượng mưa trung bình năm là 1650mm Lượng mưa toàn năm tập trung vào mùa mưa chiếm 85% lượng mưa trong năm Độ ẩm trung bình năm của khu vực là 82% Tháng 2 là tháng có độ ẩm trung bình nhỏ nhất - 77%, tháng 9 có độ ẩm trung bình lớn nhất - 86%

* Chế độ gió

Chế độ gió của khu vực khá rõ rệt theo 2 hướng Đông - Đông Nam và Tây - Tây Nam Từ tháng 5 đến tháng 9 hướng gió chủ yếu là Tây Nam - Tây Tây Nam, tháng 10 hướng gió chuyển dần sang hướng Bắc, từ tháng 11 đến tháng 3 gió chuyển sang hướng Đông - Đông Nam, tháng 4 gió chuyển hướng sang hướng Nam để tiếp tục chuyển dần sang hướng Tây - Tây Nam Tốc độ gió trung

Trang 35

Thích hợp nhất đối với sức khỏe con người và hoạt động du lịch

Tương đối thích hợp đối với sức khỏe con người và hoạt động du lịch

3.1.1.4 Thuỷ văn

Cũng như hầu hết các tỉnh ở ĐBSCL, Hậu Giang có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo nên những tuyến giao thông thuỷ nội tỉnh và nối liền với các tỉnh trong khu vực Địa bàn tỉnh Hậu Giang chịu ảnh hưởng của hai hệ thống dòng chảy:

- Hệ thống sông Hậu: chịu ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều không đều

của biển Đông; lưu lượng và biên độ triều lớn, mật độ sông rạch phân nhánh dày và chịu tác động tương tác giữa lũ và triều

- Hệ thống sông Cái Lớn: chịu ảnh hưởng bởi chế độ nhật triều của biển

Tây; lưu lượng và biên độ triều thấp, mật độ kênh rạch phân nhánh trung bình , chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn và cũng là trục tải lũ từ sông Hậu ra biển Tây

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống các kênh, rạch chuyển nước từ sông Hậu về biển Tây và bán đảo Cà Mau theo hướng Đông Bắc và Tây Nam với các kênh chính là; kênh Xà No, Nàng Mau, Cái Côn - Quản Lộ - Phụng Hiệp Tỉnh Hậu Giang đã đầu tư các tuyến kênh trục chính (mặt cắt ngang từ 20-40 m) Hệ thống kênh cấp 2 (mặt cắt ngang từ 10 - 20 m) dài gần 4.500km, đã nạo vét hơn 3.000 km, đạt trên 65%

Hệ thống ngăn mặn: Vùng phía Tây huyện Long Mỹ và một phần xã Hoả

Tiến (thị xã Vị Thanh) hàng năm bị nước mặn xâm nhập vào mùa khô theo các sông Ngan Dừa và Nước Trong, nhờ hệ thống cống ngăn mặn Mỹ Phước khá hoàn chỉnh và tuyến đê ngăn mặn dài 56 km cặp sông Xẻo Chít, Nước Trong, sông Cái Tư, tình hình nhiễm mặn ở khu vực này được cải thiện rõ rệt, cơ bản giải quyết được việc chống xâm nhập mặn cho trên 10.000 ha Hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nông nội đồng được xây dựng khá dày đặc, hiệu quả khá rõ nét trong sản xuất nông nghiệp Diện tích canh tác có thuỷ lợi cơ sở đạt trên 75.000 ha, trong đó diện tích có chủ động tưới tiêu là 66.000 ha, chiếm gần 90% diện tích canh tác nói trên

ü û

Trang 36

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD

3.1.1.5 Sinh vật

Trước đây, Hậu Giang có các hệ sinh thái ngập nước khá phong phú;

riêng khu vực Lung Ngọc Hoàng được xem là vùng trũng chứa nước ngọt lớn nhất vùng ĐBSCL Đây là nơi di trú và tập trung nhiều loại thuỷ sản ngọt vào mùa khô để tái sinh sản vào mùa mưa năm sau Hệ động vật trên cạn chỉ còn các loài chim như gà nước, le le ; nhóm bò sát như trăn, rắn, rùa rất phong phú tập trung ở vùng rừng ngập nước Hệ thuỷ sinh vật tương đối đa dạng với 173 loài cá, 14 loài tôm, 198 loài thực vật nổi, 129 loài động vật nổi, 43 loài động vật đáy; trong đó đáng lưu ý nhất là loài cá đặc sản Thác Lác đã bắt đầu hình thành thương hiệu của địa phương Ngoài ra với tính chất nhiễm lợ nhẹ và lưu lượng nguồn nước mùa khô khá ổn định của sông Cái Lớn, khu vực Long Mỹ có thể hình thành vùng nuôi giống tôm càng xanh quan trọng cho khu vực

Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có Khu bảo tồn sinh thái Lung Ngọc Hoàng và khu bảo tồn nghiên cứu khoa học Hoà An-VH10 (Phụng Hiệp) đang từng bước khôi phục và bảo tồn hệ động thực vật tự nhiên rừng ngập nước và trũng nước ngọt

Nhìn chung với tài nguyên đất đai khá đa dạng, chế độ thuỷ văn dễ điều tiết, địa hình bằng phẳng rất thuận lợi cho phát triển các vườn cây trái, các loại rau quả bốn mùa và các loại đặc sản của vùng ĐBSCL Nhiều vùng sinh thái đặc trưng ở đây có điều kiện thuận lợi để xây dựng các khu bảo tồn kết hợp với nghiên cứu khoa học, DLST

3.1.2 Hệ Thống Hạ Tầng Kỹ Thuật 3.1.2.1 Giao thông

Mạng lưới đường bộ: Hiện nay tuyến Quốc lộ từ Thị Xã Vị Thanh (tỉnh

Hậu Giang) đi TP Cần Thơ và các tỉnh lân cận như Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau,… đã được nâng cấp và mở rộng Hệ Thống các tuyến đường liên huyện và đường đô thị dài 3.253km phần lớn đã được rải nhựa, còn một số đường đang xây dựng mới và có một số cải tạo, nâng cấp và mở rộng thêm

Với hệ thống giao thông như hiện nay tạo thuận tiện cho tỉnh Hậu Giang nối liền mạch giao thông giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tạo khả năng giao lưu và thúc đẩy phát triển kinh tế - xá hội tại các tỉnh vùng Nam sông Hậu nói riêng và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung

Trang 37

Mạng lưới đường thuỷ: Tỉnh Hậu Giang là tỉnh có rất nhiều sông, kênh

rạch với tổng chiều dài khoảng 860 km sông, kênh, rạch cấp I đến cấp IV, trong đó các cấp quản lý bao gồm:

- Trung ương quản lý các tuyến như; sông Hậu, Cái Nhúc, Cái Tư, kênh Xà No, Cái Côn, kênh Quản lộ - Phụng Hiệp với tổng chiều dài khoảng 100 km

- Tỉnh quản lý gồm 5 tuyến cấp IV, tổng chiều dài gần 300 km

- Hệ thống kênh, rạch do huyện quản lý 470 km đã hình thành mạng lưới đường thuỷ chằng chịt trải đều trên địa bàn tỉnh đảm bảo cho việc vận chuyển đường thuỷ thuận lợi

3.1.2.2 Cấp điện

Nguồn cung cấp điện từ hệ thống điện lưới quốc gia Miền Nam và đường dây 500KV Bắc – Nam Lưới 230KV, đường dây 230KV Phú Lâm – Trà Nóc – Kiên Giang - Hậu Giang Lưới phân phối điện có cấp điện áp 110KV/22KV Mạng lưới trung thế kéo đến trung tâm các xã vùng sâu, vùng xa, nhiều xã đã được điện khí hoá Tỷ lệ dân sử dụng điện toàn tỉnh trên 90%, khu vực nông thôn 86% Hệ thống điện nước được các cấp, ngành trong tỉnh quan tâm đầu tư mở rộng theo hướng xã hội hoá

3.1.2.3 Cấp thoát nước

- Cấp thoát nước thành thị: tại thị xã, các thị trấn, cụm kinh tế - xã hội đều có trạm cấp nước như; thị xã Vị Thanh công suất 5.000m3/ngày đêm, Long Mỹ 1.000 m3/ngày đêm, Phụng Hiệp 1.000 m3/ngày đêm, Cây Dương 480 m3/ngày đêm, Tân Bình 480 m3

/ ngày đêm, Hoà MỸ 240 m3/ngày đêm và một số nhà máy nước khác ở các trung tâm đô thị mới thành lập, đang được mở rộng và xây dựng mới

- Cấp nước tại nông thôn: hệ thống cấp nước tập trung tại các cụm kinh tế - xã hội đang phát triển, công suất trung bình 20 m3/h, tại các cụm dân cư đều có hệ thống nhỏ cung cấp nước sạch phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho bà con nông dân Hiện tại toàn tỉnh tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sach chiếm 75% tổng số hộ, trong đó khu vực nông thôn là 64% Tỉnh Hậu Giang đang có chủ trương đầu tư các công trình cấp nước nhằm nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch

Trang 38

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD

3.1.2.4 Bưu chính viễn thông

So với các tỉnh trong khu vực, ngành Bưu chính viễn thông của tỉnh Hậu Giang đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh đáp ứng được nhu cầu kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Hiện nay các huyện, thị trong tỉnh đều được trang bị tổng đài tự động liên lạc thông suốt trong nước và quốc tế Đến năm 2005 trên địa bàn tỉnh có 01 bưu cục nằm ở trung tâm thị xã và 6 bưu cục cấp huyện, 48 bưu cục khu vực và 14 đại lý bưu điện phục vụ tại các xã, phường trên địa bàn tỉnh, trong đó có 30 bưu cục văn hoá Tổng số máy điện thoại là 34.118 máy, mật độ bình quân 4,32 máy/người Chấtt lượng và sản lượng ngày càng được nâng cao, các bưu cục được bố trí rộng khắp trên địa bàn nên công việc phát triển các dịch vụ như thư báo và việc phục vụ thông tin liên lạc cho nhân dân ngày càng được đảm bảo

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của ngành bưu điện rất nhanh, hàng năm tăng 30% Tuy nhiên ngành vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn do địa bàn rộng mạng lưới bưu cục chưa được bố trí hợp lý, bán kính bình quân phục vụ và khai thác còn nhiều hạn chế

3.1.3 Hệ Thống Dịch Vụ Xã Hội 3.1.3.1 Y tế

Hệ thống y tế của Hậu Giang tuy chưa được hình thành rộng khắp 3 tuyến, riêng tuyến tỉnh mới được nâng cấp lên từ tuyến huyện sau khi Hậu Giang được tách tỉnh

Toàn tỉnh hiện có 6 bệnh viện đa khoa, 9 phòng khám đa khoa khu vực, 2 nhà bảo sanh khu vực và 54/60 trạm y tế phường, xã Ngoài ra ở các trung tâm huyện thị còn có các phòng mạch tư, hiệu thuốc và các đại lý thuốc tân dược và y học dân tộc, phòng trồng răng,… góp phần đáng kể vàơ việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân

Toàn hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh có 785 giường, số ngày phục vụ của 01 giường tại trạm y tế chỉ vào khoảng 14ngày/tháng trong khi tại các trung tâm y tế là 32 ngày/tháng do tình hình trang thiết bị và các y bác sĩ còn thiếu Một số bệnh nhân ở xã chuyển lên tuyến thị xã, nhất là bệnh viện Hậu Giang, tạo ra tình trạng mất cân đối trong hoạt động ngành y

Nhìn chung ngành y tế của tỉnh Hậu Giang đã phủ kín nhưng đa số cơ sở y y tế đều nhỏ bé, không đạt tiêu chuẩn, nhiều nơi quá tải như Phụng Hiệp, Long

Trang 39

Mỹ,… còn thiếu nhiều chuyên khoa, trang thiết bị cũ kỹ, thiếu thốn, chắp vá, về nhân sự còn thiếu hoặc chưa đủ tiêu chuẩn, chức năng chủ yếu là khám bệnh bán thuốc và thực hiện các chương trình mục tiêu do Nhà nước đề ra

3.1.3.2 Các cơ sở văn hoá thông tin, phát thanh truyền hình, thể thao

- Văn hoá, thông tin: Mặc dù mới tách tỉnh nhưng hoạt động văn hoá trên

địa bàn tỉnh Hậu Giang khá nhộn nhịp, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân Hiện nay trung tâm văn hoá của tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động và loại hình văn hoá cho nhiều đối tượng khác nhau Toàn tỉnh cớ 4 đội tuyên truyền, xe văn hoá xã, các đội đờn ca tài tử ở các huyện như: Châu Thành, Châu Thành a, Long Mỹ, tổ chức phục vụ cho nhân dân vào các dịp lễ Tết và các chương trình mục tiêu do Nhà nước đề ra Toàn tỉnh có 1 thư viện tỉnh và 5 thư viện huyện, thị với tổng số sách là 22.963 quyển; ngoài ra các trường còn có thư viện riêng, chủ yếu là trưng bày sách giáo khoa phục vụ cho giáo viên, học sinh; mỗi xã cũng có tủ sách pháp luật, nhưng cơ sở nhỏ hẹp, chưa đủ tiêu chuẩn, số bản sách chưa phong phú về thể loại

- Phát thanh, truyền hình: Đài phát thanh - truyền hình Hậu Giang chưa có

trụ sở chính đặt tại thị xã Vị Thanh, mặc dù còn gặp những khó khăn về mọi mặt nhưng đài đã cố gắng khắc phục và dần dần đưa ra những chương trình hay, hấp dẫn đáp ứng được nhu cầu giải trí của khán giả xem đài

Nhìn chung hiện nay các huyện thị đều có đài phát thanh và đi đến tận xã, phường và được bố trí một cán bộ có trình độ chuyên môn thông qua đào tạo ngắn hạn hoạt động thống nhất về nghiệp vụ Các trạm truyền thanh xã, phường còn tạm bợ nằm chung trong các nơi làm việc của xã phường

3.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 3.2.1 Điều Kiện Kinh Tế Xã Hội

Hậu Giang được tách ra từ từ Tỉnh Cần Thơ cũ vào năm 2004 và từ đó đến nay Hậu Giang đã nỗ lực phấn đấu vươn lên đạt nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội

Hậu Giang phấn đấu ngay trong năm đầu tiên thành lập tỉnh (năm 2004) đạt các mục tiêu chủ yếu để tạo đà cho các năm tiếp theo như: Thu ngân sách phấn đấu đạt 108 tỉ 800 triệu đồng và tổng chi ngân sách là 506 tỉ 700 triệu đồng, GDP

Trang 40

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD

Hậu Giang là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật mới ở tiểu vùng Tây Sông Hậu, đòi hỏi tỉnh phải đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ít nhất là 10%/năm và có bước chuyển biến mạnh về chất lượng tăng trưởng, để tăng hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao mức sống các tầng lớp dân cư trong tỉnh

Bảng 3.1: CHỈ TIÊU VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG, GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HÓA

Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang

STT Chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng, giáo dục, y

tế, văn hoá Năm chia tách

Năm đầu sau

khi chia tách Năm 2006

2 Số trường phổ thông (các loại) 219 224 235 3 Số lớp học phổ thông (các loại) 4.510 4.402 4.337 4 Số học sinh phổ thông (các loại) 137.791 130.707 127.585

5 Số lượng trẻ em được đi học các trường phổ thong

-

117.388 127.585

6 Số xã, phường có trường tiểu học 60 63 67 7 Số xã, phường có trường trung học cơ sở 46 46 48

13 Số xã, phường có trạm truyền thanh 60 63 67

14 Số xã, phường có trung tâm sinh hoạt cộng đồng, thư viện

7

15 Số máy điện thoại/100 dân 3.24 5.68 7.43

16 Số xã, phường có đường ô tô đến trung

17 Số trụ sở xã, phường được xây dựng mới - 3 4

Ngày đăng: 28/09/2012, 09:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3.1.1.2. Địa hình, diện mạo, thổ nhưỡng - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
3.1.1.2. Địa hình, diện mạo, thổ nhưỡng (Trang 33)
Bảng 3.1: CHỈ TIÊU VỀ CƠ SỞ HẠT ẦNG, GIÁO DỤC, YT Ế, VĂN HÓA - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 3.1 CHỈ TIÊU VỀ CƠ SỞ HẠT ẦNG, GIÁO DỤC, YT Ế, VĂN HÓA (Trang 40)
Bảng 3.1: CHỈ TIấU VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG, GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HểA - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 3.1 CHỈ TIấU VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG, GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HểA (Trang 40)
Bảng 3.2: CÁC CHỈ TIÊU VỀ KINH TẾ CỦA TỈNH HẬU GIANG - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 3.2 CÁC CHỈ TIÊU VỀ KINH TẾ CỦA TỈNH HẬU GIANG (Trang 41)
Bảng 3.2: CÁC CHỈ TIÊU VỀ KINH TẾ CỦA TỈNH HẬU GIANG - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 3.2 CÁC CHỈ TIÊU VỀ KINH TẾ CỦA TỈNH HẬU GIANG (Trang 41)
Bảng 3.4: SỐ LƯỢNG DU KHÁCH ĐẾN HẬU GIANG TỪ 2004 ĐẾN 2007 - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 3.4 SỐ LƯỢNG DU KHÁCH ĐẾN HẬU GIANG TỪ 2004 ĐẾN 2007 (Trang 43)
Bảng 3.4: SỐ LƯỢNG DU KHÁCH ĐẾN HẬU GIANG TỪ 2004 ĐẾN 2007 - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 3.4 SỐ LƯỢNG DU KHÁCH ĐẾN HẬU GIANG TỪ 2004 ĐẾN 2007 (Trang 43)
Bảng 3.6: CHỈ TIÊU GDP NĂM  2004 VÀ 2005 - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 3.6 CHỈ TIÊU GDP NĂM 2004 VÀ 2005 (Trang 46)
Bảng 3.7: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUA 3 N ĂM 2004 – 2006  - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 3.7 TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUA 3 N ĂM 2004 – 2006 (Trang 48)
Hình 3.2: Nguồn Vốn Đầu Tư cho Du Lịch Qua 3 Năm 2004- 2006 - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Hình 3.2 Nguồn Vốn Đầu Tư cho Du Lịch Qua 3 Năm 2004- 2006 (Trang 49)
Hình 3.2: Nguồn Vốn Đầu Tư cho Du Lịch Qua 3 Năm 2004- 2006 - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Hình 3.2 Nguồn Vốn Đầu Tư cho Du Lịch Qua 3 Năm 2004- 2006 (Trang 49)
Bảng 3.8: CƠ SỞ LƯU TRÚ TẠI HẬU GIANG TỪN ĂM 2004 ĐẾN 2005 - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 3.8 CƠ SỞ LƯU TRÚ TẠI HẬU GIANG TỪN ĂM 2004 ĐẾN 2005 (Trang 50)
Bảng 3.8: CƠ SỞ LƯU TRÚ TẠI HẬU GIANG TỪ NĂM 2004 ĐẾN 2005 - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 3.8 CƠ SỞ LƯU TRÚ TẠI HẬU GIANG TỪ NĂM 2004 ĐẾN 2005 (Trang 50)
Bảng 4.1: PHÂN LOẠI DU KHÁCH VÀ NƠI Ở CỦA DU KHÁCH - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 4.1 PHÂN LOẠI DU KHÁCH VÀ NƠI Ở CỦA DU KHÁCH (Trang 59)
Bảng 4.1: PHÂN LOẠI DU KHÁCH VÀ NƠI Ở CỦA DU KHÁCH - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 4.1 PHÂN LOẠI DU KHÁCH VÀ NƠI Ở CỦA DU KHÁCH (Trang 59)
Hình 4.3: Biểu Đồ Nghề Nghiệp Du Khách - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Hình 4.3 Biểu Đồ Nghề Nghiệp Du Khách (Trang 61)
Bảng 4.2: THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA KHÁCH DLST - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 4.2 THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA KHÁCH DLST (Trang 62)
Bảng 4.2: THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA KHÁCH DLST  ĐẾN HẬU GIANG - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 4.2 THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA KHÁCH DLST ĐẾN HẬU GIANG (Trang 62)
Bảng 4.3: MỤC ĐÍCH VÀ THỜI GIAN LƯU TRÚ BÌNH QUÂN CỦA KHÁCH DU L ỊCH  - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 4.3 MỤC ĐÍCH VÀ THỜI GIAN LƯU TRÚ BÌNH QUÂN CỦA KHÁCH DU L ỊCH (Trang 63)
Bảng 4.3: MỤC ĐÍCH VÀ THỜI GIAN LƯU TRÚ BÌNH QUÂN CỦA  KHÁCH DU LỊCH - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 4.3 MỤC ĐÍCH VÀ THỜI GIAN LƯU TRÚ BÌNH QUÂN CỦA KHÁCH DU LỊCH (Trang 63)
Bảng 4.4: THÓI QUEN ĐI DU LỊCH CỦA DU KHÁCH HẬU GIANG - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 4.4 THÓI QUEN ĐI DU LỊCH CỦA DU KHÁCH HẬU GIANG (Trang 64)
Bảng 4.4: THểI QUEN ĐI DU LỊCH CỦA DU KHÁCH HẬU GIANG - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 4.4 THểI QUEN ĐI DU LỊCH CỦA DU KHÁCH HẬU GIANG (Trang 64)
Hình 4.5: Phương Tiện Thông Tin Du Khách Biết Đến Hậu Giang - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Hình 4.5 Phương Tiện Thông Tin Du Khách Biết Đến Hậu Giang (Trang 65)
Hình 4.5: Phương Tiện Thông Tin Du Khách Biết Đến Hậu Giang - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Hình 4.5 Phương Tiện Thông Tin Du Khách Biết Đến Hậu Giang (Trang 65)
Bảng 4.5: PHƯƠNG TIỆN DU KHÁCH ĐẾN HẬU GIANG - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 4.5 PHƯƠNG TIỆN DU KHÁCH ĐẾN HẬU GIANG (Trang 67)
Bảng 4.5: PHƯƠNG TIỆN DU KHÁCH ĐẾN HẬU GIANG - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 4.5 PHƯƠNG TIỆN DU KHÁCH ĐẾN HẬU GIANG (Trang 67)
Bảng 4.7: ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CỦA DU KHÁCH VỀ DLST  HẬU GIANG - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 4.7 ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CỦA DU KHÁCH VỀ DLST HẬU GIANG (Trang 68)
Hình 4.7: Biểu Đồ Đánh Giá Tổng Hợp Của Du Khách Về DLST ÄĐánh giá chung về mức độ hài lòng  - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Hình 4.7 Biểu Đồ Đánh Giá Tổng Hợp Của Du Khách Về DLST ÄĐánh giá chung về mức độ hài lòng (Trang 69)
Hình 4.7: Biểu Đồ Đánh Giá Tổng Hợp Của Du Khách Về DLST  ÄĐánh giá chung về mức độ hài lòng - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Hình 4.7 Biểu Đồ Đánh Giá Tổng Hợp Của Du Khách Về DLST ÄĐánh giá chung về mức độ hài lòng (Trang 69)
Bảng 4.11: SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐỘ TUỔI ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦ DU KHÁCH V Ề CUNG CÁCH PHỤC VỤ CỦA NHÂN VIÊN  - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 4.11 SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐỘ TUỔI ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦ DU KHÁCH V Ề CUNG CÁCH PHỤC VỤ CỦA NHÂN VIÊN (Trang 73)
Nguồn: Tổng hợp từ 60 mẫu phỏng vấn(Bảng 14.7 phần phụ lục2) - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
gu ồn: Tổng hợp từ 60 mẫu phỏng vấn(Bảng 14.7 phần phụ lục2) (Trang 76)
Tổng hợp từ 60 mẫu phỏng vấn(Bảng 20 phần phụ lục2) - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
ng hợp từ 60 mẫu phỏng vấn(Bảng 20 phần phụ lục2) (Trang 82)
Hình 4.9: Cơ Cấu Chi Tiêu Của Khách Địa Phương - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Hình 4.9 Cơ Cấu Chi Tiêu Của Khách Địa Phương (Trang 82)
Hình 4.10: Cơ Cấu Chi Tiêu Của Khách Trong Nước - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Hình 4.10 Cơ Cấu Chi Tiêu Của Khách Trong Nước (Trang 83)
Hình 4.10: Cơ Cấu Chi Tiêu Của Khách Trong Nước - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Hình 4.10 Cơ Cấu Chi Tiêu Của Khách Trong Nước (Trang 83)
Bảng 4.24: MỨC ĐỘ THỎA MÃN VỀ CHI PHÍ THEO T ỪNG NHÓM KHÁCH  - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 4.24 MỨC ĐỘ THỎA MÃN VỀ CHI PHÍ THEO T ỪNG NHÓM KHÁCH (Trang 86)
Bảng 4.24: MỨC ĐỘ THỎA MÃN VỀ CHI PHÍ THEO  TỪNG NHểM KHÁCH - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 4.24 MỨC ĐỘ THỎA MÃN VỀ CHI PHÍ THEO TỪNG NHểM KHÁCH (Trang 86)
Hình 4.11: Biểu Đồ Dự Định Quay Lại Hậu Giang Của Khách - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Hình 4.11 Biểu Đồ Dự Định Quay Lại Hậu Giang Của Khách (Trang 87)
Bảng 4.25: BẢNG TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG NHÂN TỐ - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 4.25 BẢNG TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG NHÂN TỐ (Trang 89)
Bảng 4.26: MA TRẬN NHÂN TỐ ĐÃ CHUẨN HÓA CÁC Y ẾU TỐNHÂN TỐ 1  - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 4.26 MA TRẬN NHÂN TỐ ĐÃ CHUẨN HÓA CÁC Y ẾU TỐNHÂN TỐ 1 (Trang 90)
Bảng 4.26: MA TRẬN NHÂN TỐ ĐÃ CHUẨN HểA  CÁC YẾU TỐ  NHÂN TỐ 1 - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 4.26 MA TRẬN NHÂN TỐ ĐÃ CHUẨN HểA CÁC YẾU TỐ NHÂN TỐ 1 (Trang 90)
Bảng 4.27: BẢNG TÍNH ĐIỂM CỦA CÁC NHÂN TỐ - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 4.27 BẢNG TÍNH ĐIỂM CỦA CÁC NHÂN TỐ (Trang 91)
Bảng 5.3: ĐỀ NGHỊ PHÁT TRIỂN DLST HẬU GIANG CỦA DU KHÁCH - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 5.3 ĐỀ NGHỊ PHÁT TRIỂN DLST HẬU GIANG CỦA DU KHÁCH (Trang 98)
O5: Loại hình du lịch sinh thái đang có xu hướng phát  triển mạnh ở Việt Nam  - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
5 Loại hình du lịch sinh thái đang có xu hướng phát triển mạnh ở Việt Nam (Trang 102)
Hình 5.1: Ma Trận Phân Tích SWOT Về DLST Hậu  Giang - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Hình 5.1 Ma Trận Phân Tích SWOT Về DLST Hậu Giang (Trang 102)
Bảng 1: Nơi ở của du khách - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 1 Nơi ở của du khách (Trang 114)
Bảng 1: Nơi ở của du khách - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 1 Nơi ở của du khách (Trang 114)
Bảng 4: Nghề nghiệp - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 4 Nghề nghiệp (Trang 115)
Bảng 5: Thu nhập - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 5 Thu nhập (Trang 115)
Bảng 4: Nghề nghiệp - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 4 Nghề nghiệp (Trang 115)
Bảng 14: Sự hài lòng của du khách về các yếu tố đi du lịch - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 14 Sự hài lòng của du khách về các yếu tố đi du lịch (Trang 119)
Bảng 14.7: Quà lưu niệm - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 14.7 Quà lưu niệm (Trang 122)
Bảng 23: Dự định quay lại của du khách - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 23 Dự định quay lại của du khách (Trang 124)
Bảng 22: Chi phí thực chi và mong muốn chi theo từng nhóm khách - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 22 Chi phí thực chi và mong muốn chi theo từng nhóm khách (Trang 124)
Bảng 24.2: Ma trận nhân tố đã chuẩn hóa - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 24.2 Ma trận nhân tố đã chuẩn hóa (Trang 125)
Bảng 24.3: Bảng tính điểm các nhân tố - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 24.3 Bảng tính điểm các nhân tố (Trang 126)
Bảng 24.3: Bảng tính điểm các nhân tố - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 24.3 Bảng tính điểm các nhân tố (Trang 126)
Bảng 26: Mức độ hấp dẫn của các phương tiện  Descriptive Statistics - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Bảng 26 Mức độ hấp dẫn của các phương tiện Descriptive Statistics (Trang 127)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w