MỤC LỤC
Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO) trong những năm tới rất khả quan, WTO dự báo đến năm 2010, lượng khách du lịch quốc tế sẽ đạt gần 1 tỉ lượt người, thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoản 9.000 tỉ USD, chủ yếu ở Châu Á Thái Bình Dương, trong đó khu vực Đông Nam Á có vị trí quan trọng, chiếm khoảng 34% lượng khách và 38% thu nhập du lịch của toàn khu vực. Hơn nữa, Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển ngành du lịch: lãnh thổ nằm ở vị trí chiến lược, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nền chính trị ổn định, giàu truyền thống văn hóa, con người Việt Nam nhiệt tình, hiếu khách….Từ nhiều năm qua ngành du lịch Việt Nam đã có nhiều bước tiến, nhiều khu du lịch mới mọc lên thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước – du lịch đang là ngành mũi nhọn trong nền kinh tế Việt Nam.Với những lợi thế đó, Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát huy tiềm năng du lịch của mình.
Tuy nhiên xét về khía cạnh, Hậu Giang được tách ra từ một tỉnh có ngành du lịch phát triển khá so với cả nước thì du lịch Hậu Giang vẫn chưa thật sự phát triển đúng với tiềm năng du lịch của mình. Chính vì vậy, loại hình DLST cần thiết phải được nghiên cứu và quan tâm nhiều hơn, để phát triển tốt hơn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mà cụ thể là Tỉnh Hậu Giang. Căn cứ thực tiễn. Xét về mặt thực tiễn, ĐBSCL là một vùng kinh tế - chính trị - văn hoá đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Đây là vùng đất màu mỡ, trù phú, phì nhiêu nhất nước ta, là trọng điểm của chiến lược an ninh lực lượng quốc gia. Mặt khác bên cạnh những ngành kinh tế truyền thống của khu vực, du lịch ĐBSCL đang dần nổi lên như một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt đối với chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng phát triển và xoá đói giảm nghèo. Nói tới ĐBSCL, suy nghĩ đầu tiên của du khách là những cánh đồng phì nhiêu, những vườn cây trái xum xuê, là sông nước đồng bằng với kênh gạch chằng chịt, với những khu chợ nổi sôi động mỗi ban mai. Nhưng càng đi sâu khám phá, ĐBSCL càng mở ra như một cuốn sách lịch sử địa lí vô cùng kì thú và hấp dẫn. Đó là những vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên, những hệ sinh thái đặc thù của vùng sông nước…. Có thể nói, ĐBSCL là một vùng sinh thái quý báu của cả nước, trong đó có Tỉnh Hậu Giang, rất thích hợp để phát triển loại hình DLST. Mặc dù du lịch Hậu Giang cũng có nhiều bước tiến trong những năm qua nhưng do sản phẩm du lịch của tỉnh này còn tương đối nghèo nàn và trùng lắp với các tỉnh của vùng lân cận nên không tạo được sự khác biệt. Do đó, không níu chân được du khách phương xa trong thời gian dài. Hơn nữa, Hậu Giang được tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ nhưng tốc độ phát triển du lịch của tỉnh này còn quá xa so với tốc độ phát triển du lịch Cần Thơ. Vùng đất Hậu Giang còn rất nhiều tiềm năng tự nhiên chưa được khai thác hết, là nơi mưa thuận gió hoà thích hợp phát triển nền kinh tế nông nghiệp, thuận lợi cho phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, phát triển đô thị và khu dân cư tập trung. Miền đất Hậu Giang còn lưu giữ và bảo tồn nhiều di tích lịch sử, văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Do đó nghiên cứu nhu cầu du lịch Hậu Giang là một vấn đề cần thiết. Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu và đánh giá mức độ thoả mãn của khách nội địa tại các khu, điểm, vườn DLST trên địa bàn Tỉnh Hậu Giang, kết hợp với đánh giá thực trạng DLST của vùng. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những mặt tiêu cực đồng thời phát huy những mặt tích cực của vùng. Để đạt được mục tiêu chung đó, đề tài cần đạt được các mục tiêu cụ thể sau:. 1) Đánh giá thực trạng DLST của vùng. 2) Đánh giá mức độ thoả mãn của khách nội địa khi tham quan các khu, điểm, vườn DLST trên địa bàn Tỉnh Hậu Giang. 3) Đánh giá các yếu tố quan trọng khi đi du lịch của du khách. 4) Các giải pháp nhằm khắc phục những mặt tiêu cực, phát huy những mặt tích cực để níu chân khách phương xa trong thời gian tới.
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu và đánh giá mức độ thoả mãn của khách nội địa tại các khu, điểm, vườn DLST trên địa bàn Tỉnh Hậu Giang, kết hợp với đánh giá thực trạng DLST của vùng. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những mặt tiêu cực đồng thời phát huy những mặt tích cực của vùng. Để đạt được mục tiêu chung đó, đề tài cần đạt được các mục tiêu cụ thể sau:. 1) Đánh giá thực trạng DLST của vùng. 2) Đánh giá mức độ thoả mãn của khách nội địa khi tham quan các khu, điểm, vườn DLST trên địa bàn Tỉnh Hậu Giang. 3) Đánh giá các yếu tố quan trọng khi đi du lịch của du khách. 4) Các giải pháp nhằm khắc phục những mặt tiêu cực, phát huy những mặt tích cực để níu chân khách phương xa trong thời gian tới. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU. H0: Khách du lịch không thoả mãn với mức chi phí chi ra khi đi DLST ở Hậu Giang. H1: Khách du lịch thoả mãn với mức chi phí chi ra khi đi DLST ở Hậu Giang. Câu Hỏi Nghiên Cứu. Để thoả mãn các mục tiêu của đề tài, cần phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:. 1) Du lịch sinh thái Hậu Giang đã và đang phát triển như thế nào?. 2) Các nhân tố nào thực sự ảnh hưởng đến mức độ thoả mãn của du khách?. 3) Những điểm nào du khách hài lòng và chưa hài lòng?. 4) Du khách có thực sự hài lòng về mức chi phí mà mình bỏ ra khi đi du lịch trên địa bàn này không?. 5) Các giải pháp nào để DLST Hậu Giang phát triển?.
Sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. sẽ được lấy từ: Sở du lịch tỉnh Hậu Giang, các trang web du lịch và sách báo về du lịch. Số liệu sơ cấp. Số liệu sơ cấp được lấy thông qua quá trình phỏng vấn trực tiếp khách du lịch tại các điểm du lịch, vì luận văn sẽ tiến hành trên cơ sở nghiên cứu thị hiếu khách du lịch, nên cần thiết phải tiến hành những cuộc phỏng vấn khách du lịch và phân tích các số liệu đó. a) Đối tượng phỏng vấn:. Đối tượng phỏng vấn được xác định là khách du lịch nội địa và khách du lịch địa phương vì đề tài này nhắm tới việc đánh giá mức độ thỏa mãn khách du lịch đến Hậu Giang. v Khách du lịch nội địa: Là du khách đến từ các tỉnh khác trong nước, ngoại trừ tỉnh Hậu Giang. v Khách du lịch địa phương: Là du khách sống tại tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiờn, cỏc nguồn thụng tin thứ cấp thu thập được khụng phõn chia rừ giữa lượng khách trong nước và khách địa phương nên đề tài tiến hành khảo sát ngẫu nhiên giữa hai đối tượng này. b) Phương pháp chọn mẫu. Mức độ thỏa mãn của khách hàng (B) chính là sự thỏa mãn về mặt lợi ích, đó là sự chênh lệch giữa giá trị mà khách hàng thu được (độ ưa thích của khách hàng đối với sản phẩm DLST miệt vườn ở Hậu Giang) với mức thực chi của khách hàng (đó chính là phần chi phí mà khách hàng phải trả cho các khoản chi tiêu tại các điểm, khu du lịch ở Hậu Giang).
Hệ thống ngăn mặn: Vùng phía Tây huyện Long Mỹ và một phần xã Hoả Tiến (thị xã Vị Thanh) hàng năm bị nước mặn xâm nhập vào mùa khô theo các sông Ngan Dừa và Nước Trong, nhờ hệ thống cống ngăn mặn Mỹ Phước khá hoàn chỉnh và tuyến đê ngăn mặn dài 56 km cặp sông Xẻo Chít, Nước Trong, sụng Cỏi Tư, tỡnh hỡnh nhiễm mặn ở khu vực này được cải thiện rừ rệt, cơ bản giải quyết được việc chống xâm nhập mặn cho trên 10.000 ha. Toàn tỉnh có 1 thư viện tỉnh và 5 thư viện huyện, thị với tổng số sách là 22.963 quyển; ngoài ra các trường còn có thư viện riêng, chủ yếu là trưng bày sách giáo khoa phục vụ cho giáo viên, học sinh; mỗi xã cũng có tủ sách pháp luật, nhưng cơ sở nhỏ hẹp, chưa đủ tiêu chuẩn, số bản sách chưa phong phú về thể loại.
Các chuyên gia của Tổ chức Du lịch thế giới đã chỉ ra: nhu cầu loại 1 (ăn, ngủ) của khách du lịch là có giới hạn nên việc doanh thu thông qua tăng chi tiêu về ăn ngủ gặp nhiều hạn chế; còn nhu cầu loại 2(như chăm sóc sức khoẻ, vui chơi giải trí, tham quan di tích ..) thì hầu như không có giới hạn và thường hay xuất hiện tuỳ thuộc vào trạng thái tâm lý và khả năng cung ứng, du khách lại rất sẵn lòng chi trả cao cho các dịch vụ này. Do vậy, ở nhiều nước có ngành du lịch phát triển, các nhà kinh doanh du lịch thường đưa ra hệ thống các sản phẩm, dịch vụ du lịch rất phong phú và các khoản thu từ những dịch vụ này lớn hơn nhiều so với khoản thu từ dịch vụ ăn uống và lưu trú. Sau khi tách tỉnh, doanh thu từ du lịch Hậu Giang năm 2004 chỉ đạt 1,7 tỷ VNĐ, điều này phản ảnh một thực tế là đóng góp doanh thu của du lịch Hậu Giang là rất nhỏ trong tổng doanh thu trước khi tách tỉnh, so với các tỉnh trong vùng là rất khiêm tốn. GDP du lịch. Là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá sức sản xuất gia tăng giá trị của một năm. GDP ngành du lịch thể hiện cụ thể hơn khả năng sản xuất của ngành du lịch trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân. Theo số liệu thống kê của tỉnh, cơ cấu GDP của các khu vực trong tổng GDP của tỉnh Hậu Giang 2004-2005 được thể hiện ở bảng sau:. Nguồn: Sở Thương Mại-Du lịch Hậu Giang. Nhìn chung, mức tăng trưởng GDP của ngành theo từng khu vực không đồng đều, nhưng tổng GDP vẫn tăng lên đáng kể. Đầu tư phát triển du lịch. Là một tỉnh vừa được tách từ tỉnh có ngành du lịch phát triển khá so với cả nước, du lịch Hậu Giang đã nhận thấy: sự thiếu hụt các cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, các điểm du lịch không được đầu tư xây dựng và sử dụng đúng tiềm năng, các di tích lịch sử, văn hoá lâu ngày chưa được trùng tu, tu bổ .. Nguồn vốn đầu tư được tập trung toàn bộ vào lĩnh vực dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ và khách sạn. Tổng vốn đầu tư như trên chưa đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của Hậu Giang, bởi sau khi tách tỉnh Hậu Giang gần như chưa có cơ sở vật chất đáng kể để phục vụ. đầu tư, tôn tạo tu bổ để thu hút khách. Với cơ cấu nguồn vốn như trên, Hậu Giang thể hiện là chưa có biện pháp gì để thu hút nguồn vốn nước ngoài, đây là một nguồn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Hơn nữa, việc phân bổ nguồn vốn đầu tư chưa thật hợp lý, đi theo lối mòn của hầu hết các tỉnh trong nước, nguồn vốn không phân bổ đều vào các lĩnh vực khác như siêu thị để phục vụ mua sắm, hay phương tiện vận chuyển, hay đầu tư khai thác các điểm vui chơi giải trí, công tác maketing, phát triển sản phẩm .. bởi tỷ trọng nguồn thu từ các lĩnh vực này càng lớn, thì càng thể hiện một ngành du lịch phát triển phù hợp với xu hướng của du lịch hiện đại. Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư được phân bố chưa theo kế hoạch phát triển trọng tâm mà tỉnh đề ra như tôn tạo, tu bổ các điểm di tích lịch sử, khu vui chơi giải trí; xây dựng thị trấn Phương Bình thành khu DLST hay như tổ chức lại hoạt động du lịch tại chợ Nổi Ngã Bảy.. LĨNH VỰC ĐẦU TƯ Tổng số. Dịch vụ ăn uống, nhà trọ, khách. KDL sinh thái. Cơ sở hạ tầng. Địa điểm đầu tư. KDL ST Rừng tràm Vị. Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang. Nguồn vốn đầu tư. Song vốn đã được phân bổ đều hơn về các lĩnh vực vui chơi giải trí, khu DLST và cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch và đã được thực hiện theo kế hoạch phát triển ngành của tỉnh. Một vấn đề tiếp theo mà du lịch Hậu Giang cần tập trung thực hiện đó là việc huy động nguồn vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư, hiện tại hầu như các dự án có nguồn vốn đều ngân sách nhà nước, vốn tư nhân có nhưng còn rất nhỏ bé và đầu tư tự phát, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nhà hàng, nhà trọ. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch a) Cơ sở lưu trú. Cơ sở lưu trú là tiện nghi quan trọng không thể thiếu của mỗi điểm du lịch và thường chiếm tỷ trọng lớn vốn đầu tư. Cơ sở lưu trú rất đa dạng và phong phú về loại hình, quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường khách du lịch khác nhau. Việc phát triển các loại hình cơ sở lưu trú không những tạo nét độc đáo của khu du lịch mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư. Sau đây là bảng tổng hợp các loại hình lưu trú, qui mô trên địa bàn tỉnh. Loại hình CSLT cơ sở. Theo sở hữu cơ sở. Phân theo hạng cơ sở. Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang. Với cơ sở như hiện có, vừa thiếu lại vừa yếu cả về số lượng lẫn chất lượng dẫn đến việc thu hút khách du lịch đến Hậu Giang rất hạn chế, từ đó sẽ làm giảm nguồn doanh thu từ. du lịch do không giữ chân được khách du lịch. Việc sớm có kế hoạch xây dựng các nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn để phục vụ phát triển du lịch Hậu Giang trong thời gian tới là cần thiết. b) Phương tiện vận chuyển. Khách đến Hậu Giang bằng nhiều đường, tuy nhiên tập trung chủ yếu là bằng đường bộ và đường thuỷ. Chuyên chở hàng hoá và hành khách bằng đường bộ chủ yếu tập trung trên Quốc lộ 61 và Quốc lộ 1A; về đường thuỷ chủ yếu trên các kênh Xà No, kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp, kênh Nàng Mau, kênh Lái Hiếu và kênh KH 9. Tuy nhiên số đầu xe chuyên phục vụ cho du lịch còn ít, không đa dạng và còn thô sơ chỉ vào khoảng 200 đầu xe, chất lượng vận chuyển còn kém, không đáp ứng yêu cầu của du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Về vận chuyển khách cần có sự thống nhất quản lý và tổ chức thành các công ty hay hợp tác xã để quản lý chung về giá cả, chất lượng và độ an toàn tạo cảm giác yên tâm, thoải mái cho du khách khi sử dụng các phương tiện vận chuyển, đặc biệt là vận chuyển trên sông nước. c) Các cơ sở ăn uống. Hiện tại Hậu Giang có khoảng 282 điểm ăn uống nằm cả trong và ngoài khách sạn, thực đơn của các nhà hàng không đa dạng, chủ yếu là các món ăn của Việt Nam, chưa có nhà hàng phục vụ được đa nhu cầu của các thị trường khách du lịch. Nhìn chung các nhà hàng ăn uống còn thiếu về chủng loại và số lượng, nhiều cơ sở kinh doanh có chất lượng kém. Trong tương lai, Hậu Giang cần phát triển thêm các loại hình tiện nghi ăn uống cho phong phú hơn, đa dạng hơn với các món ăn, đồ uống và phù hợp hơn với nhu cầu của các thị trường khách du lịch. Các tiện nghi ăn uống cần chú ý đến bài trí, trang hoàng, chất lượng vệ sinh và cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên để tạo cảm giác nghỉ ngơi thư giãn sau một ngày đi lại mệt mỏi, được hít thở không khí trong lành của miền sông nước. d) Các cơ sở vui chơi giải trí. Hiện nay hoạt động tiêu khiển chính của du khách khi đến Hậu Giang chủ yếu dựa vào thiên nhiên, đi thuyền trên các dòng kênh và tham quan chợ nổi Ngã Bảy, tham quan các di tích lịch sử, và vui chơi giải trí ở các khu du lịch như Tây Đô, Ngã Sáu, Lan Hà.. Quy mô của các cơ sở còn nhỏ bé, chất lượng chưa đồng đều, đa số các khu du lịch đều bị trùng lắp về các loại hình vui chơi, vì vậy chưa có tính hấp dẫn và thu hút khách du lịch. Nhìn chung, Hậu Giang còn thiếu các điểm tham quan, các loại hình vui chơi giải trí và các hoạt động tiêu khiển độc đáo, hấp dẫn có sức cạnh tranh với các khu du lịch của các tỉnh trong vùng. Vì vậy, phát triển các tiện nghi vui chơi giải trí là hết sức cần thiết vì nó làm tăng sự hấp dẫn đối với du khách, tăng mức chi tiêu của khách và giúp kéo dài thời gian lưu trú của khách tại các khu du lịch. e) Hệ thống các cửa hàng. Tuy nhiên nơi đây có hệ thống sông ngòi nhiều, các con sông đan xen và có sự liên kết nhau tạo thành mạng lưới đường thuỷ vừa thuận tiện vừa đẹp mắt, điều đó thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông bằng đường thủy nếu Hậu Giang chú trọng khai thác nét đặc thù này để kết hợp phát triển du lịch sông nước thật sự.
Túm lại du lịch Hậu Giang chưa được đầu tư nhiều, chưa thể hiện rừ ràng được du lịch Hậu Giang là như thế nào, cảnh quan hiện tại nơi đây vẫn chưa được đầu tư, khai thác, môi trường vẫn còn nguyên sơ thiên nhiên, với hiện tại đó có thể là thực trạng đáng buồn cho Hậu Giang. Bởi vì du lịch Hậu Giang hiện nay được ví như tờ giấy trắng chỉ có một vài đường kẻ, nét mực trên tờ giấy ấy và chúng ta có thể viết lại, vẽ thêm lên tờ giấy du lịch Hậu Giang một cách thật đẹp mà không sợ những vết mực nghệch ngoặt trước đó làm xấu đi.
Phần lớn khách có sở thích đi du lịch với bạn bè, hàng xóm, sở thích này chiếm tỉ lệ 65%; kế tiếp là sở thích đi với gia đình, chiếm 48,8% trên tổng số mẫu điều tra; tỉ lệ đi cùng đồng nghiệp cũng khá cao 21,7%, điều này cũng không có gì lạ vì hiện nay các cơ quan, xí nghiệp đều có xu hướng tổ chức cho nhân viên của mình đi du lịch vào các kỳ nghỉ nhằm giúp cho nhân viên của họ giảm bớt căng thẳng sau thời gian dài làm việc và cũng để khuyến khích họ làm việc ngày càng hiệu quả hơn. Chẳng hạn như công ty cổ phần Dược Hậu Giang, hàng năm đều tổ chức cho nhân viên đi dã ngoại, vừa qua họ tổ chức cho 250 nhân viên công ty đi du lịch ở Hậu Giang, qua cuộc phỏng vấn với trưởng ban tổ chức, ông nói rằng: “…nhằm giúp cho họ nghỉ ngơi, thoải mái hơn sau một quá trình làm việc, khuyến khích họ làm việc hăng say hơn.
Sau khi áp dụng phương pháp Cross-Tabulation nhằm để phân tích, kết hợp giữa biến đánh giá tổng hợp DLST Hậu Giang với các biến nhóm khách, giới tính và độ tuổi, các bảng kiểm định Chi-Square Tests đều cho kết quả Sig >10% nên giữa các biến không có mối liên hệ với nhau, vì vậy tôi sử dụng phương pháp phân tích tần số để đánh giá. Ở đây mức độ hài lòng của du khách về khách sạn, nhà hàng không bị phụ thuộc vào các yếu tố như giới tính, độ tuổi, nhóm khách, thu nhập, nghề nghiệp,…Một phần là do du khách thường đi trong ngày nên số tiêu thụ yếu tố này có ít nên việc phân tích về sự hài lòng về khách sạn, nhà hàng chưa đảm bảo về mặt ý nghĩa.
Trong khi đó mức dự báo chi tiêu cho loại dịch vụ này giai đoạn 2010 là 28,6% trong cơ cấu chi tiêu du lịch (Quy Hoạch Tổng Thể Phát Triển Ngành Du Lịch Tỉnh Hậu Giang đến năm 2020). Ta thấy du khách chi tiêu cho khoản này chỉ <100.000 đồng, điều này cho thấy du lịch Hậu Giang chưa hấp dẫn du khách nên không kích thích họ ở lại lâu hơn. Mặc dù cơ cấu thấp nhưng xét về khoản du khách bỏ ra thì như vậy là cũng khá cao. trong cơ cấu. Họ chi tiêu nhiều nhất trong tổng cơ cấu chi tiêu. Như đã đánh giá ở trên mức độ hài lòng của du khách về yếu tố này 3,42 điểm nghĩa là du khách. hài lòng, tuy nhiên họ có hài lòng về khoản chi phí mà họ bỏ ra cho nó hay không thỡ sẽ được biết rừ ở phần sau. Ở đây em không đánh giá mức cao thấp của chi phí vì nó còn phụ thuộc vào nơi ở của du khách và phương tiện mà du khách đã đi, phần này sẽ được đánh giá ở phần sau. Tuy nhiên nếu xét trong cơ cấu chi tiêu thì khoản này du khách bỏ ra là khá lớn để đến được các điểm tham quan ở Hậu Giang. Nếu như du khách cảm thấy không hài lòng về các dịch vụ khác thì khả năng du khách không hài lòng về chi phí vận chuyển là rất cao. Vì không có khách đi theo tour nên chi phí phần hướng dẫn viên không có, ở đây chi phí cho nhân viên phục vụ là phần chi phí do khách bo thêm cho nhân viên. Đó là phần tổng quát về thực trạng chi tiêu của du khách, bây giờ tôi sẽ đi sâu vào từng chỉ tiêu đơn lẻ:. a) Chi phí vận chuểyn trung bình/khách. Nếu xét theo vùng lãnh thổ ta thấy, du khách đến từ mỗi vùng khác nhau sẽ có khoản chi cho chi phí vận chuyển khác nhau, do khoảng cách đến các điểm du lịch là không bằng nhau. Tuy nhiên ở đây ta cũng xem chi phí vận chuyển của du khách còn phụ thuộc vào yếu tố nào khác hay không? Theo số liệu thu thập được, tôi có được mức chi phí vận chuyển của 5 vùng như sau:. Bảng 4.18: CHI PHÍ VẬN CHUYỂN TRUNG BÌNH/KHÁCH. CHI PHÍ VẬN CHUYỂN TB/KHÁCH. Ở đây ta thấy không có sự cân xứng giữa chi phí vận chuyển và khoảng cách vùng của du khách: vùng 1 khoảng cách gần nhất nhưng mức chi phí cho vận chuyển lại cao hơn các vùng khác, thậm chí còn cao hơn cả vùng 5. Như đã phân tích ở trên thì chỉ có du khách vùng 1 và vùng 2 là đến Hậu Giang bằng phương tiện ô tô do đó khoảng chi phí vận chuyển mà du khách vùng này bỏ ra là cao nhất. Tuy nhiên, nếu xét về khoảng cách và số lượng thì vùng 2 có số lượng khách đi ô tô và xe gắn máy nhiều hơn vùng1 nhưng khoảng chi phí của vùng 2 lại thấp hơn. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào hành vi tiêu dùng của du khách, vào đặc điểm kinh tế và xã hội của mỗi khu vực. Riêng các vùng 3, 4 và 5 thì với giá xăng hiện nay thì số tiền chi phí vận chuyển bỏ ra như vậy là hợp lý. b) Chi phí ăn uống/ngày/khách. Ta thấy về quà lưu niệm khách chi tiêu cũng tương đối cao nhưng theo đánh giá ở phần trên thì đây là yếu tố mà du khách ít hài lòng nhất, như vậy có thể nhận xét rằng dù không hài lòng nhưng do nhu cầu cao nên họ vẫn phải mua, nhưng khoản chi phí mà họ bỏ ra như vậy họ có cảm thấy hài lòng không thì sẽ được đánh giá ở phần sau.
Qua những phần phân tích phía trên cho thấy nguyên nhân du khách không muốn quay lại là do DLST Hậu Giang còn quá nghèo nàn và yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí cho du khách, không làm hài lòng du khách khi đến đây tham quan. Đối với khách du lịch sẵn sàng quay lại Hậu Giang để đi tham quan du lịch, ta cần có những biện pháp giữ chân khách, tạo điều kiện để họ chi tiêu cho hoạt động du lịch nhiều hơn nữa để tạo nguồn thu cho việc nâng cao chất lượng du lịch Hậu Giang.
Du khách đến với Hậu Giang có thể sẽ chỉ được du lịch bằng phương tiện đường thuỷ là chủ yếu, du khách sẽ được trãi nghiệm thật sự bằng sự trãi nghiệm mà Hậu Giang mang lại, du khách có thể thưởng thức cá thác lát dưới nhiều hình thức mà không nơi nào có được, du khách sẽ được giải khát bằng khóm Cầu Đúc, và du khách cũng sẽ được tráng miệng cùng món bưởi năm roi thật ngon và tốt cho sức khoẻ. Đây là điểm thuận lợi cho DLST Hậu Giang bởi vì cảnh quan thiên nhiên ở những điểm DLST miệt vườn của Hậu Giang vẫn còn tự nhiên chưa được khai thác nhiều, Hậu Giang có hệ thống sông ngòi chằn chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn với các loại trái cây nổi tiếng như: Khóm (làng khóm Cầu Đúc), bưởi (bưởi Phú Hữu), dâu, xoài, măng cục….Từ những đặc điểm này DLST Hậu Giang dễ dàng đưa các loại hình hoạt động này vào các mô hình du lịch để hấp dẫn du khách.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho DLST Hậu Giang phát triển sánh bước cùng khu vực và cả nước, đồng thời khai thác hợp lý và phát huy mạnh mẽ tương xứng với tiềm năng sẵn có thì việc áp dụng các giải pháp phù hợp nhằm phát triển DLST Hậu Giang trong tình hình hiện nay là vấn đề cần thiết và cấp bách. Trong những năm trở lại đây sau khi chia tách từ tỉnh Cần Thơ củ, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với sự nỗ lực của các ban ngành địa phương, ngành du lịch Hậu Giang cũng đã có sự chuyển biến tích cực, đóng góp phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng ĐBSCL và của cả nước.
Anh (Chị) vui lòng cho biết mức độ quan trọng của các yếu tố khi đi du lịch sinh thái Hậu Giang?. Xin Anh (Chị) vui lòng cho biết Anh (Chị) dành ra bao nhiêu tiền cho việc đi du lịch trong 1 năm.