Phân Tích Mô Hình SWOT

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf (Trang 99 - 103)

Trước khi phân tích ma trận SWOT, em xin đề ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà ngành DLST Hậu Giang gặp phải:

5.2.4.1 Điểm mạnh

o Hậu Giang ở trung tâm tiểu vùng Tây nam Sông Hậu, có vị trí trung gian nối các tỉnh thượng lưu sông Hậu với các tỉnh nằm ở vùng ven biển Đông (Sóc Trăng, Bạc Liêu) nên có vị trí thuận lợi để giao lưu kinh tế, thương mại và du lịch. Từ đây có thể nối các tuyến du lịch liên hoàn trong vùng ĐBSCL, và xa hơn là nối các tuyến du lịch quốc gia.

o Tài nguyên DLST phong phú, đa dạng với nhiều vườn cây ăn trái xum xuê, sông ngòi, hệ sinh thái thực vật phong phú. Đáng chú ý là khu bảo tồn sinh thái Lung Ngọc Hoàng vẫn còn tự nhiên chưa khai thác

o Được du khách đánh giá có môi trường tự nhiên sạch sẽ và an toàn

5.2.4.2. Điểm yếu

Bên cạnh các điểm mạnh thì du lịch Hậu Giang còn có các điểm yếu sau: o Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, trùng lắp, chưa được khai thác hết tiềm năng. Chất lượng dịch vụ còn quá kém không đem lại cho du khách sự hài lòng

o Cơ sở hạ tầng còn thấp, cơ sở lưu trú còn quá ít, đặc biệt là thiếu các khách sạn, nhà hàng tiêu chuẩn sao.

o Trên địa bàn hiện nay chưa có được doanh nghiệp chuyên trách về lữ hành và vận chuyển khách, vì vậy đã hạn chế khả năng đón tiếp cũng như quảng bá du lịch Hậu Giang ra thị trường trong nước và quốc tế.

o Việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ du lịch còn nhiều bất cập và chồng chéo. Nhiều cấp, nhiều ngành cùng tham gia quản lý và khai thác một điểm tài nguyên. Việc xây dựng quy hoạch, việc đầu tư tôn tạo và bảo vệ tài nguyên, môi trường chưa được quan tâm thỏa đáng.

o Việc quảng bá du lịch chưa sâu rộng trên nhiều phương tiện truyền thông o Các điểm du lịch hoạt động còn rời rạc, thiếu liên kết. Chỉ được một vài điểm tham quan nhưng chưa hình thành những điểm tham quan thật sự thu hút.

o Hệ thống ngân hàng, bưu chính viễn thông chưa phát triển mạnh o Thiếu đội ngũ nhân viên quản lý có trình độ và chuyên môn nghiệp vụ

Lu n v n t t nghi p Khoa Kinh T & QTKD

5.2.4.3. Cơ hội

a) Trong phạm vi cả nước

o Chính sách “đổi mới, mở cửa và hội nhập” của Đảng và Nhà nước tiếp tục phát huy có hiệu quả, đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển.

o Việt Nam là đất nước có chế độ chính trị hòa bình, ổn định; công tác giữ gìn an ninh trật tự xã hội luôn được đảm bảo là nhân tố quan trọng đảm bảo cho phát triển du lịch. Theo đánh giá, Việt Nam là một điểm du lịch rất an toàn trong khu vực.

o Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược, thuận lợi phát triển kinh tế-xã hội, là đầu mối giao thông giữa các nước.

o Việt Nam nằm trong khu vực phát triển năng động, và là điểm du lịch còn mới trên bản đồ du lịch thế giới với tiềm năng tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú

o Con người Việt Nam nhiệt tình và hiếu khách

o Nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu đi du lịch của ngày càng tăng.

b) Trong phạm vi tỉnh Hậu Giang

o Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban nhân dân Tỉnh rất quan tâm chú trọng phát triển du lịch. Đã có những chính sách và sự đầu tư thích đáng cho phát triển du lịch.

o Tốc độ tăng trưởng kinh tế Hậu Giang tương đối cao (tăng trung bình 12,1% năm 2007, hơn 1,36 lần bình quân cả nước). Hệ thống cơ sở hạ tầng đang được đầu tư nâng cấp, phát triển.

Đây là những điều kiện thuận lợi để du lịch Hậu Giang phát triển.

5.2.4..4. Thách thức

o Chiến tranh, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh đang diễn biến khó lường trên phạm vi toàn cầu.

o Du lịch trong khu vực và trên thế giới ngày càng cạnh tranh gay gắt, đặc biệt sẽ đẩy lên ở mức cao trong điều kiện toàn cầu hóa, khu vực hóa và biến động khó lường của khủng hoảng tài chính, năng lượng, thiên tai…Trong khi đó khả

năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hậu Giang nói riêng còn rất hạn chế. Ngay cả trong vùng ĐBSCL cũng sẽ diển ra cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các sản phẩm du lịch của các địa phương vì nhìn chung các sản phẩm du lịch trong vùng đều tương đối giống nhau. Với Hậu Giang, việc xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù có khả năng cạnh tranh cao sẽ là một thách thức lớn đối ngành du lịch của Tỉnh.

o Mức sống của người dân nhìn chung còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước do đó đã ảnh hưởng đến quan hệ “cung - cầu” đối với phát triển du lịch.

o Nhận thức xã hội về ngành kinh tế du lịch của toàn dân vẫn còn yếu. Việc khuyến khích và hỗ trợ cho cộng đồng dân cư – nơi có tài nguyên du lịch tham gia vào các hoạt động du lịch còn yếu

o Quốc lộ 61 đang còn trong tình trạng dở dang làm ảnh hưởng đến sự tiếp cận các điểm du lịch của du khách.

Tổng hợp tất cả những phân tích và thực trạng trên, tôi đưa ra ma trận SWOT như sau:

Lu n v n t t nghi p Khoa Kinh T & QTKD

NHỮNG ĐIỂM MẠNH (S) NHỮNG ĐIỂM YẾU (W)

S1: Hệ thống cơ sở hạ tầng đang được đầu tư nâng cấp

S2: Vị trí thuận lợi

S3: An ninh ổn định, môi trường sạch sẽ

S4: Tài nguyên sinh thái phong phú, đa dạng

S5: Có lợi thế về giao thông đường thủy W1: Cơ sở hạ tầng còn thấp W2: Chất lượng dịch vụ kém W3: Trình độ quản lý trong du lịch còn kém W4: Chưa có doanh nghiệp lữ hành và vận chuyển khách W5: Công tác marketing còn quá yếu W6: Hệ thống ngân hàng, bưu chính viễn thông chưa phát triển

CÁC CƠ HỘI (O) CÁC CHIẾN LƯỢC SO CÁC CHIẾN LƯỢC WO

O1: Nền kinh tế Việt Nam mở cửa (gia nhập WTO, AFTA, APEC)

O2: Nhu cầu du lịch ngày càng tăng cao O3: Chính trị Viêt Nam ổn định O4: Tốc độ tăng trưởng GDP O5: Loại hình du lịch sinh thái đang có xu hướng phát triển mạnh ở Việt Nam

S1S2S3S4S5+O1O2O3O4O5: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển loại hình DLST

S1S2S3S4S5+O1O4:Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch

W1W6+O1O4: Kêu gọi đầu tư nâng cấp cở sở hạ tầng

W2W4+O1O3O4O5: Thu hút đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển lớn mạnh hệ thống ngân hàng, bưu chính viễn thông

CÁC MỐI ĐE DỌA (T) CÁC CHIẾN LƯỢC ST CÁC CHIẾN LƯỢC WT

T1: Sự phát triển du lịch lớn mạnh của các vùng lân cận

T2: Khả năng quay lại của du khách không cao

T3: Sự không hài lòng của du khách về các dịch vụ

T4: Mức sống của người dân không cao, kiến thức về du lịch còn thấp.

T1 T2+ S4S5: Phát triển loại hình DLST với đặc trưng riêng của tỉnh Hậu Giang

W1W2W4+ T1T2T3: Nâng cao chất lượng dịch vụ W5+T1T2: Đẩy mạnh công tác marketing, cần có những chiến lược marketing phù hợp

W3+T4: Đạo tạo lại đội ngũ nhân viên quản lý có trình độ và chuyên môn nghiệp vụ. Nâng cao ý thức của người dân.

Hình 5.1: Ma Trận Phân Tích SWOT Về DLST Hậu Giang

Ä Tóm lại, những định hướng phát triển; cơ hội và thách thức; điểm mạnh

và điểm yếu của du lịch Hậu Giang; đề nghị phát triển và thói quen thị hiếu của du khách cũng như những phân tích về chất lượng dịch vụ sản phẩm DLST Hậu

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)