Phương Pháp Phân Tích Số Liệu

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf (Trang 26 - 32)

Số liệu sau khi thu thập sẽ được tiến hành xử lí, mỗi mục tiêu sẽ áp dụng một phương pháp phân tích số liệu khác nhau:

Mc tiêu 1: Để đánh giá thực trạng DLST của vùng đề tài sẽ áp dụng phương pháp Thống kê mô tả, cụ thể là Phương pháp so sánh số tương đối.

Mục đích của phương pháp này là so sánh giữa hai mức độ của cùng một chỉ tiêu nào đó ở hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau. Đề tài nghiên cứu áp dụng phương pháp này để tìm hiểu về tình hình hoạt động của ngành du lịch ở tỉnh Hậu Giang, kiểm chứng mức độ tăng giảm (℅) du khách qua các năm. Từ đó đánh giá hiệu quả và tìm ra những nguyên nhân và giải pháp nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển của ngành:

T = 0 0 1 y y y − *100 Trong đó:

y1: lượng du khách đến của năm nghiên cứu

y0: lượng du khách đến của năm làm móc so sánh

+ Nếu T> 0:lượng du khách năm y1 tăng T% so với năm y0

+ Nếu T< 0: lượng du khách năm y1 giảm T% so với năm y0

+ Nếu T = 0: lượng du khách năm y1 = lượng du khách năm y0

Mc tiêu 2: Đánh giá mức độ thoả mãn của khách nội địa khi tham quan các khu, điểm, vườn DLST trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Giá trị thoả mãn của du khách sẽ được đo lường bằng một giá trị cụ thể. Ở đây chúng ta sẽ áp dụng phương pháp Willingness To Pay (WTP) để đo lường giá trị cụ thể này

Ø Phương pháp Willingness To Pay (WTP)

Trong đó:

Mức độ thỏa mãn của khách hàng (B) chính là sự thỏa mãn về mặt lợi ích, đó là sự chênh lệch giữa giá trị mà khách hàng thu được (độ ưa thích của khách hàng đối với sản phẩm DLST miệt vườn ở Hậu Giang) với mức thực chi của khách hàng (đó chính là phần chi phí mà khách hàng phải trả cho các khoản chi tiêu tại các điểm, khu du lịch ở Hậu Giang).

Mức độ thỏa mãn của khách hàng (C) chính là sự thỏa mãn về mặt chi phí của du khách, đó chính là sự chênh lệch giữa mức chi phí mà du khách hàng sẵn

Mức độ thỏa mãn của khách hàng

(B)

Giá trị khách hàng

thu được Thực chi

= – Mức độ thỏa mãn của khách hàng (C) Thực chi Mức chi phí khách hàng sẵn sàng chi trả (WTP) = –

Lu n v n t t nghi p Khoa Kinh T & QTKD

sàng chi trả (Willing to Pay – WTP) với mức thực chi của du khách. Đây chính là mức độ thỏa mãn thật sự của du khách.

Ngoài ra, trong mục tiêu này còn áp dụng 2 phương pháp để hỗ trợ phân tích là: Phân tích bảng chéo (Cross – Tabulation) và phân phối tần số tích lũy (Cumulative frequency distibution)

Ø Phân tích bng chéo (Cross – Tabulation)

Cross – Tabulation là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba biến cùng lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt.

Cross – Tabulation được sử dụng rất rộng rãi trong nghiên cứu Marketing thương mại bởi vì:

- Phân tích Cross – Tabulation và kết quả của nó có thể được giải thích và hiểu một cách dễ dàng đối với những nhà quản lý không có chuyên môn thống kê.

- Sự rõ ràng trong việc giải thích cung cấp một sự kết hợp chặt chẽ giữa kết quả nghiên cứu và quyết định trong quản lý.

- Chuỗi phân tích Cross – Tabulation cung cấp những kết luận sâu hơn trong các trường hợp phức tạp.

- Cross – Tabulation có thể làm giảm bớt các vấn đề của các ô (cells) - Phân tích Cross – Tabulation tiến hành đơn giản.

Phân tích Cross – Tabulation 2 biến: còn được gọi là bảng tiếp liên (contigency table), mỗi ô trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của hai biến

Ø Phân phi tn s tích lũy (Cumulative frequency distibution)

Phân phối tần số là việc lập, tóm tắt các dữ liệu và trình bày các dữ liệu thành bảng hoặc biểu đồ. Phân phối tần số tích lũy (hay tần số cộng dồn) đáp ứng 1 mục đích khác của phân tích thống kê là khi thông tin được đòi hỏi muốn biết số quan sát mà giá trị của nó ít hơn một giá trị cho sẵn nào đó.

Mc tiêu 3: Đối với mục tiêu này sẽ áp dụng phương pháp Phân tích nhân tố (Factor Analysis)

Mục tiêu của phương pháp này là để rút gọn và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có mối quan hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt

xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng được. Liên hệ giữa các nhóm biến có mối liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản.

Phân tích nhân tố được sử dụng trong các trường hợp sau.

v Nhận dạng các khía cạnh hay nhân tố giải thích được các liên hệ tương quan trong một tập hợp biến.

v Nhận diện một tập hợp gồm một số lượng biến mới tương đối ít không có tương quan nhau để thay thế tập hợp biến gốc có tương quan nhau để thực hiện một phân tích đa biến tiếp theo sau.

v Để nhận ra một tập hợp gồm một số ít các biến nổi trội từ một tập hợp nhiều biến để sử dụng trong các phân tích đa biến kế tiếp.

Nếu các biến được chuẩn hóa thì mô hình nhân tố được thể hiện bằng phương trình:

Xi = Ai1F1 + Ai2F2 + … + AimFm + ViUi Trong đó:

Xi : biến được chuẩn hóa thứ i

Aij: hệ số hồi quy bội của biến được chuẩn hóa thứ i trên nhân tố chung j F: nhân tố chung

Vi: hệ số hồi quy của biến chuẩn hóa i trên nhân tố duy nhất i Ui: nhân tố duy nhất của biến i

m: số nhân tố chung

Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau với các nhân tố chung. Bản thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả những kết hợp tuyến tính của các biến qun sát:

Fi = wi1x1 + wi2x2 + … + wikxk Trong đó:

Fi: ước lượng nhân tố thứ i

wi: trọng số hay hệ số điểm nhân tố k: số biến

Chúng ta có thể chọn các quyền số hay trọng số nhân tố sao cho nhân tố thứ nhất giải thích được phần biến thiên nhiều nhất trong toàn bộ biến thiên. Sau

Lu n v n t t nghi p Khoa Kinh T & QTKD

đó ta chọn một tập hợp các quyền số thứ hai sao cho nhân tố thứ hai giải thích được phần lớn biến thiên còn lại, và không có tương quan với nhân tố thứ nhất.

Nguyên tắc này được áp dụng như vậy để tiếp tục chọn các quyền số cho các nhân tố tiếp theo.

Mc tiêu 4: Đối với mục tiêu cuối cùng sẽ áp dụng phân tích mô hình SWOT

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ,... Trong đó Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại của công ty, còn Opportunities và Threats là các nhân tố tác động bên ngoài SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của công ty. SWOT thường được kết hợp với PEST (Political, Economic, Social, Technological analysis), mô hình phân tích thị trường và đánh giá tiềm năng thông qua yếu tố bên ngoài trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ. Phân tích theo mô hình SWOT là việc đánh giá các dữ liệu được sắp xếp theo dạng SWOT dưới một trật tự logic, dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định

Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản:

(1) SO (Strengths - Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường.

(2) WO (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường.

(3) ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.

(4) WT (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.

Hình 2.1: Ma Trận SWOT NHỮNG ĐIỂM MẠNH (S) NHỮNG ĐIỂM YẾU (W) 1. S1 1. W1 2. S2 2. W2 3. S3 3. W3 4. S4 4. W4 5. S5 5. W5 … …

CÁC CƠ HỘI (O)

CÁC CHIẾN LƯỢC SO CÁC CHIẾN LƯỢC WO 1. O1 1. S1, S3 + O1 1. W1, W3 + O2, O4 2. O2 2. S2 + O2, O3 2. W2 + O3 3. O3 3. …… 3. …… 4. O4 Phát triển, Tận dụng, 5. O5 đầu tư khắc phục …

CÁC MỐI ĐE DỌA (T) CÁC CHIẾN LƯỢC ST CÁC CHIẾN LƯỢC WT 1. T1 1. W3 + T1 1. W2 + T1, T2 2. T2 2. S1, S3 + T4 2. W4 + T1, T3 3. T3 3. …… 3. …… 4. T4 Duy trì, Khắc phục, 5. T5 khống chế né tránh …

Lu n v n t t nghi p Khoa Kinh T & QTKD

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH HẬU GIANG

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH 3.1.1. Điều Kiện Tự Nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)