PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG KHI Đ

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf (Trang 87 - 93)

Ở phần này tôi sẽ phân tích và đánh giá các yếu tố quan trọng để lựa trọn đi DLST ở Hậu Giang của du khách. Trong thực tế có rất nhiều yếu tố quan trọng tác động đến nhu cầu và thị hiếu của du khách nhưng những yếu tố nào là quan

Lu n v n t t nghi p Khoa Kinh T & QTKD

trọng nhất, tác động nhiều nhất đến du khách thì sẽ được phân tích rõ trong phần này. Quá trình phân tích được trình bày tuần tự theo 5 bước, cụ thể như sau :

Bước 1 : Đặt vn đề

Khi phỏng vấn trực tiếp, dựa vào cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch của du khách tôi đưa ra 13 yếu tố với thang đo khoảng từ 1-7 điểm(12)

nhưng sau khi tổng hợp lại thì chỉ có 12 yếu tố (X1 – X12) được du khách trả lời trên 30 lần. Vì vậy để đảm bảo về mặt ý nghĩa tôi chỉ phân tích 12 yếu tố này, mỗi yếu tố ứng với một biến:

Biến Yếu tố

X1: Món ăn

X2: Nhà nghỉ, khách sạn sang trọng

X3: Nhà nghỉ trong vườn sinh thái

X4: Nhà dân

X5: Cảnh quan, kiến trúc nơi đến

X6: Môi trường tự nhiên, khí hậu

X7: Hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ

X8 : Phương tiện vận chuyển

X9: Hoạt động vui chơi giải trí

X10: An toàn (cả tính mạng lẫn thực phẩm)

X11: Giá tour và giá dịch vụ bổ sung

X12: Các cơ sở chăm sóc và hồi phục sức khỏe, nghỉ dưỡng

Bước 2: Lp ma trn tương quan

Quá trình phân tích được dựa trên ma trận tương quan giữa các biến. Để phân tích nhân tố thì các biến nhân tố phải có liên hệ với nhau. Nếu hệ số tương quan giữa các biến nhỏ thì phân tích nhân tố có thể không phù hợp. Ngược lại hệ số tương quan giữa các biến gần bằng 1 thì các biến có tương quan chặt chẽ với nhau.

Trước khi phân tích tôi đặt giả thuyết là:

H0: Các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể H1: Các biến có tương quan nhau trong tổng thể

Kiểm định Bartlett test với P.value = 0.000 < α= 5% (Bảng 24.4 phần phụ lục 2). Nghĩa là bác bỏ giả thuyết H0 hoàn toàn và chấp nhận giả thuyết H1. Như vậy các biến có tương quan nhau trong tổng thể.

Bước 3: Xác định s nhân t:

Xử lý số lượng nhân tố cho ta kết quả như sau:

Bảng 4.25: BẢNG TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG NHÂN TỐ

Nguồn: Tổng hợp từ 60 mẫu phỏng vấn (Bảng 24.1 phần phụ lục 2)

Trong đó:

Total: Phương sai tổng hợp của từng nhân tố

% of Variance: Phương sai của từng nhân tố

Cumulative %: Phương sai tích lũy

Có nhiều cách để xác định số nhân tố phù hợp, nhưng trong đề tài này sẽ dựa vào phần trăm phương sai của từng nhân tố (cột 2). Số nhân tố được chọn vào mô hình phải có tổng phương sai tích lũy giữa các nhân tố lớn hơn 60%.

Qua bảng 4.26, ta thấy: tổng của 3 nhân tố đầu: 36,95%+13,93%+10,31%= 61,19%

Như vậy số lượng nhân tố phù hợp trong mô hình này là 3

Bước 4: Gii thích các nhân t:

Kiểm định Bartlett cho ta kết quả của ma trận nhân tố đã chuẩn hóa như sau: CÁC YẾU TỐ Initial Eigenvalues Total (1) % of Variance (2) Cumulative % (3) X1 4.434 36.95 36.95 X2 1.672 13.93 50.88 X3 1.237 10.31 61.19 X4 .863 7.19 68.38 X5 .805 6.71 75.09 X6 .670 5.58 80.67 X7 .618 5.15 85.82 X8 .449 3.74 89.56 X9 .424 3.53 93.09 X10 .343 2.86 95.96 X11 .299 2.5 98.45 X12 .186 1.55 100.00

Lu n v n t t nghi p Khoa Kinh T & QTKD

Bảng 4.26: MA TRẬN NHÂN TỐĐÃ CHUẨN HÓA CÁC YẾU TỐ NHÂN TỐ 1 (F1) NHÂN TỐ 2 (F2) NHÂN TỐ 3 (F3) X1 0.38 0.43 0.35 X2 0.43 0.08 0.71 X3 0.14 0.08 0.72 X4 -0.40 -0.02 0.75 X5 0.86 0.14 0.17 X6 0.84 0.17 0.08 X7 0.36 0.37 0.58 X8 0.74 0.25 0.05 X9 0.47 0.56 0.20 X10 0.23 0.70 -0.07 X11 0.19 0.57 0.13 X12 -0.04 0.83 0.09 Nguồn: Tổng hợp từ 60 mẫu phỏng vấn (Bảng 24.2 phần phụ lục 2)

Ma trận trên thể hiện mối tương quan giữa ba nhân tố với 12 biến:

o Ta thấy rằng nhân tố F1 tương quan với 10 biến (trừ X4 và X12) nhưng chỉ có các biến X5 (cảnh quan kiến trúc nơi đến), X6 (môi trường tự nhiên) và X8 (phương tiện vận chuyển) là có hệ số tương quan cao, các biến này thể hiện về điều kiện để tiếp cận điểm đến. Như vậy, nhân tố F1 đặt tên là “Điều kiện tiếp cận điểm đến”.

o Nhân tố F2 liên quan đến các biến có hệ số tương quan cao như X1 (món ăn), X9 (hoạt động vui chơi giải trí), X10 (an toàn), X11 (giá tour và giá dịch vụ bổ sung) và X12 (các cơ sở chăm sóc và hồi phục sức khỏe, nghỉ dưỡng), nhân tố này được đặt tên là “Lợi ích hưởng thụ”.

o Và cuối cùng là nhân tố F3 tương quan với các biến X2 (nhà nghỉ khách sạn sang trọng), X3 (nhà nghỉ trong vườn sinh thái, X4 (nhà dân) và X7 (hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ. Đặt tên cho nhân tố này là “Cơ sơ lưu trú”.

Như vậy, qua kết quả xử lý có 3 loại nhân tố quan trọng trong việc lựa chọn điểm tham quan của du khách là: điều kiện tiếp cận điểm đến, lợi ích thụ hưởng và cơ sở lưu trú.

Bước 5: Xác định đim nhân t và chn nhân t thay thế

Bảng 4.27: BẢNG TÍNH ĐIỂM CỦA CÁC NHÂN TỐ CÁC YẾU TỐ NHÂN TỐ 1 (F1) NHÂN TỐ 2 (F2) NHÂN TỐ 3 (F3) X1 0.043 0.134 0.1 X2 0.118 -0.138 0.332 X3 -0.018 -0.072 0.366 X4 -0.253 -0.005 0.443 X5 0.357 -0.142 -0.006 X6 0.349 -0.107 -0.057 X7 0.025 0.076 0.234 X8 0.284 -0.029 -0.073 X9 0.071 0.208 -0.004 X10 -0.056 0.388 -0.141 X11 -0.06 0.293 -0.017 X12 -0.228 0.511 -0.043 Nguồn: Tổng hợp từ 60 mẫu phỏng vấn (Bảng 24.3 phần phụ lục 2)

Mô hình nhân tố với các biến chuẩn hóa (F) có các điểm nhân tố được lấy từ ma trận hệ số điểm. Trong mô hình sẽ có ba nhân tố chung F1, F2 và F3, trong đó F1 có ba biến liên quan, F2 có năm biến liên quan và F3 có bốn biến liên quan.

Cụ thể ước lượng mô hình của 3 nhân tố như sau : F1 = 0,357X5 + 0,349 X6 + 0,284 X8 (1)

F2= 0,134X1 + 0,208X9 + 0,388X10 + 0,293 X11 + 0,511 X12 (2) F3 = 0,332X2 + 0,366X3 + 0,443 X4 + 0,234 X7 (3)

Trong 3 phương trình trên, X12 (các cơ sở chăm sóc và hồi phục sức khỏe) có hệ số cao nhất (0,511) vì vậy tác động đến nhân tố chung nhiều nhất và thấp nhất là X1 (món ăn) với điểm hệ số là 0,134. Như vậy, yếu tố quan trọng nhất du khách chọn đi du lịch là các cơ sở chăm sóc và hồi phục sức khỏe và thấp nhất là

món ăn.

v Nhân tốđiều kiện tiếp cận điểm đến:

F1 = 0,357X5 + 0,349 X6 + 0,284 X8 (1)

Điều kiện tiếp cận điểm đến bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cảnh quan, kiến trúc nơi đến với hệ số W = 0,357 cao nhất trong nhân tố này; kế đến là môi trường tự nhiên, khí hậu W = 0,349; thấp nhất là phương tiện vận chuyển W = 0,284. Như vậy để thu hút du khách thì vấn đề quan tâm hàng đầu là phải đầu tư xây dựng cảnh quan tại các điểm du lịch thật sự hấp dẫn.

Lu n v n t t nghi p Khoa Kinh T & QTKD

Hiện tại cảnh quan DLST Hậu Giang còn hoang sơ chưa được đầu tư khai thác nhiều. Các điểm du lịch thì lại giống nhau về diện mạo. Khảo sát điểm du lịch sinh thái Tây Đô. Diện tích khu du lịch này khá rộng, khách đến đây có thể đi ngắm vườn cây ăn trái (chủ yếu là nhãn), câu cá, tham quan vườn ươm...Tuy nhiên, các hạng mục như trên lại được đầu tư quá rời rạc và nhàm chán, không thể nào đủ để kéo chân du khách từ xa đến. Như vậy, để khắc phục tình trạng này thì những nhà làm du lịch cần phải quan tâm đầu tư xây dựng tạo cho DLST Hậu Giang thật sự hấp dẫn và có một nét riêng biệt nhất, có như vậy DLST Hậu Giang mới có khả năng cạnh tranh với các vùng du lịch trong và ngoài nước.

v Nhân tố lợi ích thụ hưởng:

Hàm nhân tố:

F2= 0,134X1 + 0,208X9 + 0,388X10 + 0,293 X11 + 0,511 X12 (2)

Trong nhân tố lợi ích thụ hưởng thì các cơ sở chăm sóc và hồi phục sức khỏe, nghỉ dưỡng có ảnh hưởng nhiều nhất với hệ số W = 0,511; kế đến là an toàn (W =0,388); giá tour và giá các dịch vụ bổ sung (W =0,293); hoạt động vui chơi giải trí (0,208) và cuối cùng thấp nhất là món ăn (W =0,134).

v Nhân tố cơ sở lưu trú:

Hàm nhân tố:

F3 = 0,332X2 + 0,366X3 + 0,443 X4 + 0,234 X7 (3)

Đối với nhân tố cơ sở lưu trú thì nhà dân (W =0,443) có ảnh hưởng cao nhất và thấp nhất là hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ (W =0,234)

Từ những đặc điểm đã phân tích ở trên, DLST Hậu Giang nên cố gắng giữ gìn, bảo vệ môi trường, cảnh quan tự nhiên để ngày càng thu hút khách. Mặt khác, chúng ta cũng phải quan tâm đầu tư phát triển các hoạt động, dịch vụ chưa đa dạng, nhân viên phục vụ chưa chuyên nghiệp, ngoại ngữ yếu, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật chưa tốt. Những yếu kém này sẽ gây nhiều khó khăn cho việc phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Do đó, ta cần có biện pháp để khắc phục, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH HẬU GIANG

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)