Thực Trạng Chi Tiêu Của Du Khách Tại Các Điểm DLST Tỉnh Hậu

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf (Trang 77)

Phần lớn khách du lịch đến Hậu Giang là khách lẻ, một phần là khách đi theo đoàn của các cơ quan, xí nghiệp tổ chức; không có khách đi theo tour. Vì vậy trong phần đánh giá về chi phí tôi không phân loại đối tượng khách mà phân tích với tính chất chung là khách đi lẻ và phân thành hai nhóm là khách địa phương và khách trong nước.

Cơ cấu chi tiêu trong du lịch của du khách có các thành phần chính sau: - Chi phí vận chuyển: được tính trên phương tiện phục vụ trong chuyến

đi du lịch

- Chi phí ăn uống - Chi phí ở

- Chi phí mua quà lưu niệm - Chi phí vé vào cổng

- Chi phí cho nhân viên phục vụ

Tất cả các loại chi phí này được tính du khách chi tiêu trong lĩnh vực du lịch tại Hậu Giang.

4.3.1.1. Thực trạng chi tiêu của du khách

Ta có bảng tổng hợp chi tiêu trong du lịch của du khách như sau:

Bảng 4.17: THỰC TRẠNG CHI TIÊU TRONG DU LỊCH CỦA DU KHÁCH TẠI HẬU GIANG ĐVT: đồng CHI PHÍ THỰC CHI TB/KHÁCH (đồng)(9) Vận chuyển 77.400 Ăn uống/ngày 134.700 Ở/ ngày 78.800

Quà lưu niệm 77.700

Vé vào cổng 9.100

Hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ 33.000

Tổng 410.700

Lu n v n t t nghi p Khoa Kinh T & QTKD

Từ kêt quả đó ta có cơ cấu chi tiêu của du khách:

Hình 4.8: Cơ Cấu Chi Tiêu Trong Du Lịch Của Du Khách Nhận xét:

Dựa vào biểu đồ trên ta thấy, khách du lịch đến Hậu Giang chi tiêu không nhiều và cơ cấu chi tiêu không cân đối. Bình quân mỗi khách chi tiêu khoảng 410.700 đồng. Điều này làm cho doanh thu từ du lịch của Hậu Giang thấp hơn so với các tỉnh khác. Được biết du khách chi tiêu ít vì họ nhận xét rằng Hậu Giang chỉ có được một hai điểm tham quan nhưng những điểm này cũng không có gì hấp dẫn, hoạt động giải trí ít và đơn điệu và vì thế không có gì kích thích để họ chi tiêu.

Trong đó:

- Chi tiêu cho lưu trú còn rất thấp: Chi tiêu lưu trú bình quân là 78.800 đồng, chỉ đạt 19,18% trong tổng cơ cấu chi tiêu. Trong khi đó mức dự báo chi tiêu cho loại dịch vụ này giai đoạn 2010 là 28,6% trong cơ cấu chi tiêu du lịch (Quy Hoạch Tổng Thể Phát Triển Ngành Du Lịch Tỉnh Hậu Giang đến năm 2020). Ta thấy du khách chi tiêu cho khoản này chỉ <100.000 đồng, điều này cho thấy du lịch Hậu Giang chưa hấp dẫn du khách nên không kích thích họ ở lại lâu hơn.

- Chi phí mua quà lưu niệm là 77.700 đồng, chiếm 18,93% trong cơ cấu chi tiêu, thấp hơn mức dự báo của sở đưa ra (dự báo là 34,3%). Mặc dù cơ cấu thấp nhưng xét về khoản du khách bỏ ra thì như vậy là cũng khá cao.

- Chi phí ăn uống/ngày của mỗi du khách là 134.700 đồng, chiếm 32,81% trong cơ cấu. Họ chi tiêu nhiều nhất trong tổng cơ cấu chi tiêu. Như đã đánh giá ở trên mức độ hài lòng của du khách về yếu tố này 3,42 điểm nghĩa là du khách

hài lòng, tuy nhiên họ có hài lòng về khoản chi phí mà họ bỏ ra cho nó hay không thì sẽ được biết rõ ở phần sau.

- Chi phí vận chuyển là 77.400 đồng, chiếm đến 18,84% trong cơ cấu, cao hơn rất nhiều so với dự báo ( dự báo là 4,3%). Ở đây em không đánh giá mức cao thấp của chi phí vì nó còn phụ thuộc vào nơi ở của du khách và phương tiện mà du khách đã đi, phần này sẽ được đánh giá ở phần sau. Tuy nhiên nếu xét trong cơ cấu chi tiêu thì khoản này du khách bỏ ra là khá lớn để đến được các điểm tham quan ở Hậu Giang. Nếu như du khách cảm thấy không hài lòng về các dịch vụ khác thì khả năng du khách không hài lòng về chi phí vận chuyển là rất cao.

- Chi phí dịch vụ khác là 10,24% (nhân viên phục vụ 8,03% và chi phí vé vào cổng 2,21%). Chi phí vé vào cổng bình quân là 9.100 đồng/người, nhân viên phục vụ là 33.000 đồng. Vì không có khách đi theo tour nên chi phí phần hướng dẫn viên không có, ở đây chi phí cho nhân viên phục vụ là phần chi phí do khách bo thêm cho nhân viên.

Đó là phần tổng quát về thực trạng chi tiêu của du khách, bây giờ tôi sẽ đi sâu vào từng chỉ tiêu đơn lẻ:

a) Chi phí vận chuểyn trung bình/khách

Nếu xét theo vùng lãnh thổ ta thấy, du khách đến từ mỗi vùng khác nhau sẽ có khoản chi cho chi phí vận chuyển khác nhau, do khoảng cách đến các điểm du lịch là không bằng nhau. Tuy nhiên ở đây ta cũng xem chi phí vận chuyển của du khách còn phụ thuộc vào yếu tố nào khác hay không? Theo số liệu thu thập được, tôi có được mức chi phí vận chuyển của 5 vùng như sau:

Bảng 4.18: CHI PHÍ VẬN CHUYỂN TRUNG BÌNH/KHÁCH

VÙNG TỈNH KHOẢNG CÁCH (km) CHI PHÍ VẬN CHUYỂN TB/KHÁCH (Đồng)(2)

Vùng 1 Hậu Giang, Kiên Giang < 59 86.200

Vùng 2 Cần thơ, Cà Mau 59 - < 93 79.300

Vùng 3 Sóc Trăng, Vĩnh Long, An Giang 93 - < 127 48.600

Vùng 4 Bạc Liêu, Đồng Tháp 127 - < 161 65.000

Vùng 5 Bến Tre, TP.Hồ Chí Minh > 161 85.000

Nguồn: Tổng hợp từ 60 mẫu phỏng vấn(Bảng 16 phần phụ lục 2)

Lu n v n t t nghi p Khoa Kinh T & QTKD

Ở đây ta thấy không có sự cân xứng giữa chi phí vận chuyển và khoảng cách vùng của du khách: vùng 1 khoảng cách gần nhất nhưng mức chi phí cho vận chuyển lại cao hơn các vùng khác, thậm chí còn cao hơn cả vùng 5. Như đã phân tích ở trên thì chỉ có du khách vùng 1 và vùng 2 là đến Hậu Giang bằng phương tiện ô tô do đó khoảng chi phí vận chuyển mà du khách vùng này bỏ ra là cao nhất. Tuy nhiên, nếu xét về khoảng cách và số lượng thì vùng 2 có số lượng khách đi ô tô và xe gắn máy nhiều hơn vùng1 nhưng khoảng chi phí của vùng 2 lại thấp hơn. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào hành vi tiêu dùng của du khách, vào đặc điểm kinh tế và xã hội của mỗi khu vực. Riêng các vùng 3, 4 và 5 thì với giá xăng hiện nay thì số tiền chi phí vận chuyển bỏ ra như vậy là hợp lý.

b) Chi phí ăn uống/ngày/khách

Nhìn chung khách trong nước chi tiêu về ăn uống cao hơn khách địa phương, tuy nhiên mức cao này là không đáng kể (5.500 đồng/người). Trong đó, khách địa phương chi tiêu là 130.700 đồng/người/ngày và khách trong nước là 136.200 đồng/người/ngày. Du khách hài lòng về yếu tố này vì vậy họ chi tiêu nhiều nhất.

Bảng 4.19: CHI PHÍ ĂN UỐNG TRUNG BÌNH/NGƯỜI THEO TỪNG

ĐỐI TƯỢNG KHÁCH ĐVT:đồng Nhóm khách Khách địa phương Khách trong nước

Chi phí ăn uống

trungbình ngày/khách (3) 130.700 136.200

Nguồn: Tổng hợp từ 60 mẫu phỏng vấn (Bảng 17 phần phụ lục 2)

c) Chi phí ở trung bình/ khách/ngày

Ở đây ta thấy có sự chênh lệch rất lớn về khoản chi tiêu lưu trú của du khách. Khách trong nước chi tiêu về khoản này cao hơn du khách địa phương, và khoảng cao hơn là 67.100 đồng/khách/ngày. Có khoảng 10% du khách đến Hậu Giang là đi 1 ngày, 1 đêm; 3,3% là đi hơn 1 ngày 1 đêm và đến 86,7% là đi trong ngày. Như vậy khoản chênh lệch này là do du khách trong nước đến Hậu Giang ở lại đêm và tiêu thụ dịch vụ này nhiều hơn.

Bảng 4.20: CHI PHÍ Ở TRUNG BÌNH/NGƯỜI THEO TỪNG ĐỐI TƯỢNG KHÁCH ĐVT:đồng Nhóm khách Khách địa phương Khách trong nước Chi phí ở trung bình ngày/khách(4) 20.000 87.100 Nguồn: Tổng hợp từ 60 mẫu phỏng vấn (Bảng 18 phần phụ lục 2)

d) Chi phí mua quà lưu niệm trung bình/khách

Chi phí mua quà lưu niệm cũng có sự khác nhau giữa 2 nhóm khách. Khách trong nước chi tiêu khoản này nhiều hơn khách địa phương và khoản chênh lệch này là 21.800 đồng/khách. Ta thấy về quà lưu niệm khách chi tiêu cũng tương đối cao nhưng theo đánh giá ở phần trên thì đây là yếu tố mà du khách ít hài lòng nhất, như vậy có thể nhận xét rằng dù không hài lòng nhưng do nhu cầu cao nên họ vẫn phải mua, nhưng khoản chi phí mà họ bỏ ra như vậy họ có cảm thấy hài lòng không thì sẽ được đánh giá ở phần sau.

Bảng 4.21: CHI PHÍ MUA QUÀ LƯU NIỆM TRUNG BÌNH/NGƯỜI THEO TỪNG ĐỐI TƯỢNG KHÁCH ĐVT:đồng Nhóm khách Khách địa phương Khách trong nước

Chi phí mua quà lưu niệm trung bình/khách(5)

62.900 84.700

Nguồn: Tổng hợp từ 60 mẫu phỏng vấn (Bảng 19 phần phụ lục 2)

e) Chi phí dịch vụ khác (nhân viên phục vụ và vé vào cổng)

Trong phần chi phí dịch vụ khác thì ta thấy khoản chi này rất thấp, chỉ có 46.200 đồng/khách đối với khách nội địa và 40.200 đồng/khách đối với khách trong nước. khách địa phương chi tiêu cao hơn khách trong nước và khoản cao hơn là 6.000 đồng.

(4)

Lu n v n t t nghi p Khoa Kinh T & QTKD

Bảng 4.22: CHI PHÍ VÉ VÀO CỔNG VÀ NHÂN VIÊN PHỤC VỤ TRUNG BÌNH/NGƯỜI THEO TỪNG ĐỐI TƯỢNG KHÁCH

ĐVT:đồng

Nguồn:

Tổng hợp từ 60 mẫu phỏng vấn (Bảng 20 phần phụ lục 2)

Qua những phân tích ở trên ta có cơ cấu chi tiêu của khách địa phương và khách trong nước như sau:

Hình 4.9: Cơ Cấu Chi Tiêu Của Khách Địa Phương

(6)

: Chi phí vé vào cổng trunh bình/khách=Tổng chi phí vé vào cổng/Tổng số khách

Nhóm khách Khách địa phương Khách trong nước Chi phí vé vào cổng trunh bình/khách(6) 11.200 8.500 Chi phí nhân viên phục

vụ trung bình/khách(7) 35.000 31.700

Hình 4.10: Cơ Cấu Chi Tiêu Của Khách Trong Nước

Tóm lại, khách du lịch Hậu Giang chi tiêu tương đối thấp và không cân đối trong cơ cấu chi tiêu.Như vậy du lịch Hậu Giang cần phải phấn đấu rất nhiều để thu hút du khách chi tiêu ngày càng nhiều hơn, góp phần chuyển dịch trong cơ cấu chi tiêu hợp lý hơn. Việc chuyển dịch cơ cấu chi tiêu của khách cho hợp lý là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh du lịch. Ngoài những chi phí tối thiểu cần thiết cho lưu trú và ăn uống, muốn tăng nguồn thu thì điều quan trọng là hướng cho khách chi tiêu nhiều hơn vào mua sắm hàng hóa, vui chơi giải trí, vận chuyển và các dịch vụ khác. Như vậy, cần phải xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch; đầu tư cho việc sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm cho khách du lịch là cần thiết.

4.3.2. Mức Độ Thỏa Mãn Của Du Khách Về Chi Phí

Ở đây tôi sẽ sử dụng phương pháp Willingness To Pay để đo lường mức độ thỏa mãn của du khách. Mức độ thỏa mãn của du khách được đo lường bằng một giá trị cụ thể:

Mức độ thõa mãn = Sẵn lòng chi trả - Thực chi

Lu n v n t t nghi p Khoa Kinh T & QTKD Bảng 4.23: MỨC ĐỘ THỎA MÃN CỦA KHÁCH DU LỊCH LOẠI CHI PHÍ SỐ MẪU (Người) THỰC CHI TB (1.000 Đồng)(9) SẴN SÀNG CHI TB (1.000 Đồng)(10) MỨC ĐỘ THỎA MÃN (Đồng)(11) Vận chuyển(1) 60 77.4 72.5 -4.9 Ăn uống/ngày(2) 58 134.7 115.8 -19.0 Ở/ ngày(3) 8 78.8 67.5 -11.3

Quà lưu niệm(4) 22 77.7 91.8 14.1

Vé vào cổng(5) 55 9.1 9.5 0.4

Chi phí tổng(I)8

410.7 402.1 -8.6

Nguồn: Tổng hợp từ 60 mẫu phỏng vấn (Bảng 21 phần phụ lục 2)

Dựa vào Bảng 24 ta thấy mức độ thỏa mãn chung của du khách là -8.600 đồng <0, như vậy du khách không thỏa mãn với mức chi phí mà họ chi ra khi đi DLST Hậu Giang. Nguyên nhân của kết quả này là do du khách không hài lòng về chi phí vận chuyển (-4.900 đồng), chi phí ăn uống (-19.000 đông), Chi phí ở (-11.300 đồng). Như vậy, theo du khách chi phí về các dịch vụ này cao so với chất lượng của nó vì vậy họ mong muốn trả với mức giá thấp hơn. Ở đây du khách chỉ hài lòng về chi phí quà lưu niệm (14.100 đồng), chi phí vé vào cổng (400 đồng) và chi phí cho nhân viên phục vụ do đó họ mong muốn trả với mức giá cao hơn.

Đúng như dự đoán ở trên, du khách không hài lòng về các dịch vụ khác thì sẽ không hài lòng về chi phí vận chuyển. Nguyên nhân là du khách bỏ ra khoản tiền nhiều cho vận chuyển để đến Hậu Giang tham quan giải trí, nhưng các dịch vụ nơi đây không làm họ hài lòng nên họ cảm thấy không thỏa mãn về khoản chi phí này.

Du khách hài lòng về ăn uống (mức hài lòng 3,42 điểm) và chi tiêu cho dịch vụ này là cao nhất trong cơ cấu chi tiêu (32,81%). Nhưng theo du khách thì mức giá của nó như vậy là không hợp lý và họ cho rằng mức giá hợp lý là phải thấp hơn 19.000 đồng/người.

Mặc dù chi tiêu cho lưu trú của du khách là ít (78.800 đồng) nhưng theo du khách mức giá như vậy cũng khá cao so với cơ sở hạ tầng và chất lượng của

các cơ sở lưu trú, vì vậy họ mong muốn mức giá này phải thấp hơn 11.300 đồng/người/ngày.

Du khách mong muốn chi trả thêm cho vé vào cổng là 400 đồng/người, mức chi trả thêm không cao. Như vậy theo du khách vé vào cổng như vậy là cũng khá hợp lý và họ cho rằng nên để mức giá vào cổng thấp để thu hút du khách vào tham quan.

Mặc dù quà lưu niệm du khách đánh giá là ít hài lòng nhất nhưng lại chi tiêu khá nhiều cho khoản này và cũng thỏa mãn với mức chi phí mà mình bỏ ra. Họ cũng mong muốn chi trả thêm cho dịch vụ này là 14.100 đồng, cao nhất trong các dịch vụ. Như vậy quà lưu niệm ở Hậu Giang dần dần cũng hấp dẫn được du khách và kích thích họ tiêu dùng về nó, tuy nhiên nó vẫn chưa đa dạng về chũng loại và bán có ít ở các điểm du lịch.

Như đánh giá ở trên, du khách khá hài lòng về cung cách phục vụ của nhân viên. Mặc dù khoản chi phí này là không bắt buộc nhưng du khách sẵn sàng chi trả cho nhân viên vì họ cho rằng nhân viên phục vụ rất tốt, đây được coi là khoản tiền bo của du khách.

Đó là phần đánh giá chung, bây giờ chúng ta sẽ đi sâu vào từng nhóm khách:

Lu n v n t t nghi p Khoa Kinh T & QTKD

Bảng 4.24: MỨC ĐỘ THỎA MÃN VỀ CHI PHÍ THEO TỪNG NHÓM KHÁCH

ĐVT:1.000 đồng

Nguồn: Tổng hợp từ 60 mẫu phỏng vấn (Bảng 22 phần phụ lục 2)

Ở đây ta thấy có sự khác nhau giữa hai nhóm khách:

Khách địa phương thì cảm thấy thỏa mãn với mức chi phí mình bỏ ra và mức thỏa mãn này là 24.000 đồng. Trong khi đó khách trong nước lại không cảm thấy thỏa mãn và mức không thỏa mãn của họ là -24.000 đồng. Nguyên nhân du khách trong nước ít thỏa mãn hơn là vì họ phải bỏ ra khoản tiền nhiều hơn nhưng những cái họ nhận lại không làm họ thật sự hài lòng.

Tóm lại, tùy vào từng loại khách mà mỗi du khách sẽ có những nhận xét khác nhau. Thông thường khách địa phương sẽ cảm thấy hài lòng hơn khách trong nước. Tuy nhiên, mức độ hài lòng của nhóm khách này vẫn không cao.

4.4. DỰ ĐỊNH ĐI DU LỊCH HẬU GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA DU KHÁCH DU KHÁCH

Phân tích Cross-Tablation kết hợp giữa hai biến nhóm kháchdự định quay lại Hậu Giang của khách, kết quả kiểm định cho Sig.=6,6%<α=10% nên giữa hai biến có mối quan hệ(Bảng 23 phần phụ lục 2).

9

: Thực chi trung bình = Tổng thực chi/Tổng lượng khách

10

: Sẵn sàng chi trung bình = Sẵn sàng chi/Tổng lượng khách

CHI PHÍ

KHÁCH ĐỊA PHƯƠNG KHÁCH TRONG NƯỚC Thực chi trung bình(9) Sẵn sang chi TB(10) Mức độ thỏa mãn(11) Thực chi TB(9) Sẵn sang chi TB(10) Mức độ thỏa mãn(11) Vận chuyển 59 56 -3 83 78 -5 Ăn uống/ngày 131 104 -27 136 120 -16

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf (Trang 77)