1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf

104 636 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ ĐỐI VỚI VIỆC ÁP DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT MỚI………...42 4.2.1.. Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng phân t

Trang 1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC

KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ,

TỈNH HẬU GIANG

MSSV: 4054277LỚP : KTNN 1- K31Khóa : 31

Cần Thơ, 5 - 2009

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

Trong suốt quá trình học tập vừa qua được sự hướng dẫn của Quý thầy côKhoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ em đã tiếp thuđược rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực hiện Luận văn tốtnghiệp

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Bá Trí đãtạo điều kiện cho em thực hiện đề tài này

Em xin gởi lời cám ơn chân thành đến các Cô Chú cán bộ xã Xà Phiên, cácchú ở phòng Nông Nghiệp huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã tạo điều kiệnthuận lợi cho em khảo sát và thu thập số liệu tại xã và nông hộ

Sau cùng, em xin gởi lời cám ơn đến gia đình đã khuyến khích, động viên,tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và sự hỗ trợ, giúp

đỡ của các bạn Lớp Kinh tế Nông Nghiệp 1 khóa 31 trong học tập cũng như lúcthực hiện Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện

Thị Thơm

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên Thị Thơm, cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện Các

số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài này là trung thực, đề tài nàykhông trùng với đề tài nghiên cứu khoa học khác

Sinh viên thực hiện

Thị Thơm

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Long Mỹ, ngày……tháng……năm 2009

Thủ trưởng đơn vị

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên Giáo viên Hướng dẫn:

Học vị:

Chuyên ngành:

Cơ quan công tác:

MSSV:

Chuyên ngành:

Tên đề tài:

NỘI DUNG NHẬN XÉT 1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:

2 Hình thức:

3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn, tính cấp thiết của đề tài:

4 Độ tin cậy của số liệu, tính hiện đại của luận văn:

Trang 6

5 Nội dung và kết quả đạt được:

6 Các nhận xét khác:

7 Kết luận:

Cần Thơ, ngày … tháng 5 năm 2009

Giáo viên hướng dẫn

Trang 7

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2009

Giáo viên phản biện

Trang 8

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 GIẢ THUYẾT KIỂM ĐỊNH 2

1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU……….3

1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU……….………3

1.5.1 Phạm vi về không gian 3

1.5.2 Phạm vi về thời gian 3

1.6 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5

2.1.1 Kinh tế ngành sản xuất nông nghiệp 5

2.1.1.1 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 5

21.1.2 Vai trò của sản xuất nông nghiệp đối với nền kinh tế 7

2.1.2 Một số khái niệm 7

2.1.2.1 Kinh tế nông hộ 7

2.1.2.2 Sản xuất theo kiểu độc canh 8

2.1.2.3 Sản xuất theo kiểu luân canh 8

2.1.2.4 Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội 8

2.1.2.5 Hiệu quả sản xuất 9

2.1.2.6 Hiệu quả kinh tế của tiến bộ khoa học kỹ thuật 10

.2.9 Nguồn lực nông hộ 10

Trang 9

2.1.3 Các mô hình khoa học kỹ đang được áp dụng 11

2.1.3.1 Mô hình giống mới 11

2.1.3.2 Mô hình IPM 11

2.1.3.3 Mô hình 3 giảm 3 tăng 11

2.1.3.4 Mô hình sạ hàng (máy sạ lúa theo hàng) 12

2.1.3.5 Mô hình kết hợp lúa - thủy sản 13

2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 13

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 14

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 14

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 14

2.2.3.1 Bảng thống kê mô tả 14

2.2.3.2 Hồi qui tương quan 15

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 16

3.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 16

3.1.1 Khái quát về huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang 16

3.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên 16

3.1.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Long Mỹ trong các năm vừa qua 17

3.1.1.3 Những yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp 19 3.1.2.4 Tình hình sản xuất lúa trong những năm gần đây 19

3.1.2.5 Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cây lúa 22

3.1.3 Khái quát về xã Xà Phiên, huyện long Mỹ, tỉnh Hậu Giang 23

3.1.3.1 Đặc điểm tự nhiên 23

3.1.3.2 Đặc điểm văn hóa xã hội 24

3.1.3.3 Tình hình sản xuất lúa trong những năm gần đây 25

3.1.3.4 Tình hình chuyển giao khoa học kỹ thuật mới đến xã Xà Phiên các năm qua 27

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA 29

4.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC HỘ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊNCỨU 29

Trang 10

4.1.1 Nguồn lực lao động 29

4.1.1.1 Số nhân khẩu 29

4.1.1.2 Lao động trực tiếp tham gia sản xuất 30

4.1.1.3 Trình độ học vấn của nông hộ 31

4.1.2 Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất lúa 32

4.1.3 Nguồn lực đất đai canh tác 33

4.1.4 Kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp 34

4.1.4.1 Năm kinh nghiệm 34

4.1.4.2 Tham gia tập huấn kỹ thuật 36

4.1.4.3 Áp dụng mô hình sản xuất 37

4.1.5 Nguồn thông tin về khoa học kỹ thuật mới 39

4.1.6 Các chính sách liên quan đến việc hỗ trợ nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật mơi 39

4.1.6.1 Chính sách tín dụng 39

4.1.6.2 Cơ sở hạ tầng 40

4.1.6.3 Chính sách thị trường 41

4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ ĐỐI VỚI VIỆC ÁP DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT MỚI……… 42

4.2.1 Tình hình sản xuất chung của các nông hộ 42

4.2.2 Đối với hộ không áp dụng khoa học kỹ thuật mới 43

4.2.3 Đối với hộ áp dụng khoa học kỹ thuật mới 44

4.2.4 So sánh hiệu quả sản xuất của hộ nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật và hộ nông dân không áp dụng khoa học kỹ thuật mới 46

4.2.5 So sánh hiệu quả kinh tế của hộ nông dân áp dụng và hộ nông dân không áp dụng khoa học kỹ thuật mới 50

4.2.6 Nhận xét chung 55

4.2.7 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất trong từng vụ 55

4.2.7.1 Vụ Đông Xuân không áp dụng khoa học kỹ thuật mới 56

4.2.7.2 Vụ Đông Xuân có áp dụng khoa học kỹ thuật mới 58

4.2.7.3 Vụ hè thu không áp dụng khoa học kỹ thuật mới 60

Trang 11

4.2.7.4 Vụ hè thu có áp dụng khoa học kỹ thuật mới 62

4.2.7.5 Viết và giải thích phương trình hồi quy tương quan cho bảng 25, bảng 27, bảng 39 và bảng 31 64

4.2.8 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập ròng (lợi nhuận) trong từng vụ 64

4.2.8.1 Vụ Đông Xuân không áp dụng khoa học kỹ thuật mới 64

4.2.8.2 Vụ đông xuân áp dụng khoa học kỹ thuật mới 67

4.2.8.3 Vụ hè thu không áp dụng khoa học kỹ thuật mới 70

4.2.8.4 Vụ hè thu áp dụng khoa học kỹ thuật mới 72

4.2.9 Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp 75

4.2.9.1 Thuận lợi 75

4.2.9.2 Khó khăn 76

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN 80

5.1 Kỹ thuật 80

5.2 Vốn 81

5.3 Thông tin 81

5.4 Thị trường 81

5.5 Cơ sở hạ tầng 82

5.6 Đối với nông dân 82

5.7 Các cơ quan ban ngành 82

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

6.1 KẾT LUẬN 84

6.2 KIẾN NGHỊ 85

6.2.1 Đối với nông dân 85

6.2.2 Đối với chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành 86

6.1.3 Đối với Nhà nước 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các khu vực 18

Bảng 2: Tình hình sản xuất lúa của huyện giai đoạn 2006 – 2008 20

Bảng 3: Tình hình sản xuất lúa của xã Xà Phiên giai đoạn 2006 – 2008 26

Bảng 4: Thống kê nguồn lực lao động của nông hộ 29

Bảng 5: Tỷ trọng số nhân khẩu của hộ 30

Bảng 6: Lao động gia đình tham gia sản xuất lúa 30

Bảng 7: Trình độ học vấn của nông hộ 31

Bảng 8: Nhu cầu vốn sản xuất của nông hộ trong một vụ trên một công 33

Bảng 9: Diện tích đất trồng lúa của nông hộ 34

Bảng 10: Kinh nghiệm sản xuất trong nông nghiệp 35

Bảng 11: Tổng hợp các hộ tham gia tập huấn kỹ thuật 36

Bảng 12: Tổng hợp các mô hình kỹ thuật mới được các hộ áp dụng 37

Bảng 13: Nơi vay khi nông hộ thiếu vốn sản xuất 39

Bảng 14: Đánh giá về cơ sở hạ tầng của nông hộ 40

Bảng 15: Các khâu cần đầu tư để phục vụ tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp 41

Bảng 16: Thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào 42

Bảng 17: Chi phí, thu nhập và thu nhập ròng của nông hộ không áp dụng khoa học kỹ thuật mới 43

Bảng 18: Các tỷ số tài chính của các hộ không áp dụng khoa học kỹ thuật mới 44

Bảng 19: Chi phí, thu nhập và thu nhập ròng của nông hộ áp dụng khoa học kỹ thuật mới 45

Bảng 20: Các tỷ số tài chính của các hộ áp dụng khoa học kỹ thuật mới 46

Bảng 21: So sánh các chi phi, năng suất, thu nhập và thu nhập ròng giữa hộ áp dụng và không áp dụng khoa học kỹ thuật mới cho từng vụ 47

Bảng 22: So sánh các chi phi, thu nhập và thu nhập ròng giữa hộ áp dụng và không áp dụng khoa học kỹ thuật mới 51

Bảng 23: So sánh các tỷ số tài chính giữa hộ không và có áp dụng khoa học kỹ thuật mới 54

Trang 13

Bảng 24: Tổng hợp các chỉ số 56Bảng 25: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trong phương trình hồiqui của vụ đông xuân không áp dụng khoa học kỹ thuật mới 57Bảng 26: Tổng hợp các chỉ số 58Bảng 27: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trong phương trình hồiqui của vụ đông xuân áp dụng khoa học kỹ thuật mới 59Bảng 28: Tổng hợp các chỉ số 60Bảng 29: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trong phương trình hồiqui của vụ Hè Thu không áp dụng khoa học kỹ thuật mới 61Bảng 30: Tổng hợp các chỉ số 62Bảng 31: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trong phương trình hồiqui của vụ Hè Thu có áp dụng khoa học kỹ thuật mới 63Bảng 32: Tổng hợp các chỉ số 65Bảng 33: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng trong phương trìnhhồi qui của vụ đông xuân không áp dụng khoa học kỹ thuật mới 66Bảng 34: Tổng hợp các chỉ số 67Bảng 35: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng trong phương trìnhhồi qui của vụ đông xuân áp dụng khoa học kỹ thuật mới 68Bảng 36: Tổng hợp các chỉ số 70Bảng 37: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng trong phương trìnhhồi qui của vụ hè thu không áp dụng khoa học kỹ thuật mới 71Bảng 38: Tổng hợp các chỉ số 72Bảng 39: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng trong phương trìnhhồi qui của vụ hè thu áp dụng khoa học kỹ thuật mới 73

Trang 14

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 1: Cơ cấu lao động tham gia sản xuất 31

Đồ thị 2: Cơ cấu trình độ học vấn của nông dân 32

Đồ thị 3: Cơ cấu kinh nghiệm sản xuất 35

Đồ thị 4: Cơ cấu nông hộ tham gia học lớp tập huấn 36

Đồ thị 5: So sánh các chi phí sản xuất giữa hộ không áp dụng và hộ có áp dụng khoa học kỹ thuật mới vụ đông xuân 48

Đồ thị 6: So sánh các chi phí sản xuất giữa hộ không áp dụng và hộ có áp dụng Khoa học kỹ mới vụ hè thu 49

Đồ thị 7: So sánh năng suất giữa hộ không áp dụng và hộ áp dụng khoa học kỹ thuật mới 50

Đồ thi 8: So sánh các chi phí giữa hộ không và có áp dụng khoa học kỹ thuật mới 53

Đồ thị 9: So sánh các chi phí, thu nhập, thu nhập ròng giữa hộ áp dụng và không áp dụng khoa học kỹ thuật mới 54

Trang 16

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

Từ tình hình thực tế, chúng ta phải biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng vùng để

từ đó lựa chọn được mô hình sản xuất thích hợp, với những giống cây trồng, vật

nuôi mang lại hiệu quả tối ưu Và đặc biệt là trong những năm gần đây do xu thế

phát triển của các hoạt động kinh tế đã và đang dẫn đến việc đô thị hóa các vùngnông thôn chuyên sản xuất nông nghiệp Điều này làm giảm diện tích đất canh tác

ở một số vùng trong cả nước cũng như ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Do vậy, để có thể duy trì mức sản lượng nông sản, đặc biệt là lúa gạo để đảmbảo an ninh lương thực quốc gia cũng như ổn định mức sản lượng gạo xuất khẩuthì các nước sản xuất nông nghiệp đều xem việc áp dụng kỹ thuật mới theo hướngsản xuất bền vững là một trong những giải pháp ưu tiên được chọn trong quá trìnhsản xuất nông nghiệp và ở Việt Nam cũng vậy, điều này cũng đang được thựchiện; đặc biệt là ở vùng ĐBSCL nói chung và xã Xà phiên nói riêng Bên cạnh đó,

xã Xà Phiên là một trong những xã nghèo ở huyện Long Mỹ, trồng trọt là mộtngành nghề truyền thống gắn chặt với người dân trong xã, sự phát triển của trồngtrọt là một tất yếu sẽ nâng cao mức sống của người dân Nhưng để nâng cao năngsuất cũng như chất lượng đời sống của người dân, chúng ta cần biết được điểmmạnh diểm yếu của từng vùng để có kế hoạch phát mô hình phù hợp đạt năng suấtcao Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng phân tích hiệu quả sản xuất là một trongnhững vấn đề cần thiết, nhằm mục đích chỉ ra những mặt tích cực cũng như mặthạn chế về nguồn lực, chính sách trong quá trình triển khai và cuối cùng là đưa racác đề xuất thiết thực trong việc áp dụng kỹ thuật phù hợp mang lại hiệu quả kinh

tế đối với nông hộ Xuất phát từ hoạt động sản xuất thực tiễn và những định

Trang 17

hướng sản xuất mang tính bền vững trong tương lai với nông hộ sản xuất nông

nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nên em đã chọn đề tài: “Phân tích

tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang”.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài là phân tích tác động khoa học kỹ thuật đến hiệu quảsản xuất lúa, xác định những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất cũngnhư trong quá trình triển khai và ứng dụng khoa học kỹ thuật, trên cơ sở đó đềxuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho nông hộ tại địaphương

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Mô tả thực trạng sản xuất lúa của nông hộ liên quan đến nguồn lực sẵn có

- Đánh giá hiệu sản xuất và hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất lúa củanông hộ đối với việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới

- Đề xuất các giải pháp phát huy các mặt tích cực và khắc phục những hạnchế trong quá trình sản xuất cũng như trong quá trình triển khai và ứng dụng kỹthuật đối với nông hộ sản xuất

1.3 GIẢ THUYẾT KIỂM ĐỊNH

Bài viết dựa vào hai giả thuyết sau:

- H0: θ1 = θ2 = θ3 = θ4 = θ5 = θ6 = θ7 = θ8 = θ9 = θ10 = 0 tức là 10 yếu tố cácloại chi phí như: giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu, gieo sạ, gậm, chăm sóc, thuhoạch và vận chuyển,lãi suất, năng suấtvà giá bán không ảnh hưởng đến thu nhậpròng

- H0: θ1 = θ2 = θ3 = θ4 = θ5 = θ6 = θ7 = θ8 = θ9 = θ10 = 0 tức là các loại chi phígiống, phân bón, thuốc, gieo sạ, giậm, làm đất, chăm sóc, tưới tiêu và các yếu tốdiện tích gieo trồng, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất và số lần tham giahọc lớp tập huấn của nông hộ không ảnh hưởng đến năng suất lúa

Trang 18

1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Việc sản xuất lúa của nông hộ có đạt hiêu quả kinh tế hay không?

- Nông dân thường gặp những thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình sảnxuất, kinh doanh

- Yếu tố nào có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và hiệu quả sản xuất?

- Sản xuất lúa ở mô hình nào sẽ mang lai hiệu quả cao?

- Giải pháp nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế và hiệu quả sản xuất lúa cho nông

+ Tại xã Xà phiên có 8 ấp nhưng chỉ tiến hành nghiên cứu tại ba ấp, đó làcác ấp: ấp 2, ấp 4, ấp 5 thuộc xã Xà phiên, huyện Long Mỹ, Tỉnh Hậu Giang Ba

ấp này là 3 ấp có diện tích sản xuất lúa lớn nhất tại xã nên nó có tính đại diện cao.+ Chỉ tập trung vào các mô hình mà 3 ấp thuộc xã Xà phiên đang áp dụngphổ biến nhất

+Giới hạn khác: trước đây việc trồng lúa trong năm có 3 vụ nhưng từ năm

2008 trở lại đây trong vùng nghiên cứu chỉ trồng 2 vụ lúa luân phiên nhau trongmột năm và do tính đặc trưng của đề tài nên chỉ tập trung vào vụ nông dân mớithu hoạch gần đây nhất (khi đó người dân mới nhớ rõ các khoảng chi phí mà mình

đã bỏ ra cho vụ lúa) đó là vụ lúa Hè Thu (thu hoạch tháng 5/2008) và vụ lúa ĐôngXuân (mới thu hoạch xong trong tháng 03/2009) nên không so sánh hiệu quả vớicác vụ khác trong năm một cách chính xác được

1.5.2 Phạm vi về thời gian

- Các số liệu phân tích của huyện Long Mỹ và xã Xà Phiên lấy từ giai đoạn

năm 2006 – 2008 Còn phỏng vấn trực tiếp nông hộ thì lấy số liệu thực tế phátsinh cụ thể vào cuối 2008 và đầu năm 2009 rồi so sánh lại với những vụ trước đó

- Đề tài được thực hiện từ 06/02/2009 đến 21/05/2009

Trang 19

1.6 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

- Nguyễn Thị Thu An, “Phân tích hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng khoahọc kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú , tỉnh SócTrăng” Mục tiêu của đề tài là phân tích hiệu quả sản xuất khi nông dân ứng dụngcác mô hình khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa và xác định những thuận lợi, khókhăn trong quá trình sản xuất trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp liên quan đếnviệc ứng dụng kỹ thuật mới đối với nông hộ và chính quyền địa phương

- Nguyễn Thị Yến, 2006, “So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa ba vụ và

mô hình hai vụ lúa một vụ màu ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” Mụtiêu của đề tài là phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa ba vụ và

mô hình hai vụ lúa một vụ màu Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố chi phíđến thu nhập ròng Đưa ra các biện pháp để mô hình có hiệu quả tiếp tục đượcnhân rộng và phát triển

 Điểm mạnh có thể học hỏi từ đề tài này là: Luận văn có cấu trúc rõ ràng,nội dung phân tích đạt mục tiêu đề ra, tính logic của đề tài, format theo chuẩn củakhoa

Ở đây, đề tài của em tìm hiểu và nghiên cứu về tình hình sản xuất lúa củacác nông hộ cũng như về chi phí trong quá trình sản xuất, doanh thu và lợi nhuậnsau khi thu hoach, cụ thể là đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả sản xuất lúa củanông hộ không áp dụng và hộ áp dụng kỹ thuật mới trông sản xuất

Trang 20

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Kinh tế ngành sản xuất nông nghiệp

2.1.1.1 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp là một ngành sản xuất ra đời đầu tiên, gắn liền với sự tồn tại

và phát triển của xã hội loài người

Sản xuất nông nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm hai ngành chính trồng trọt

và chăn nuôi, còn theo nghĩa rộng, hoạt động sản xuất nông nghiệp ngoài trồngtrọt và chăn nuôi còn bao gồm cả các ngành lâm - ngư nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất có những đặc điểm riêng biệt,

“tuyệt đối không thể bỏ qua” được Những đặc điểm đó có ảnh hưởng rất lớn đếncông tác quản lý cũng như việc đề ra các chính sách, giải pháp kinh tế đối vớinông nghiệp

 Đối tượng của sản xuất nông nghiệp

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sinh vật (cây trồng,vật nuôi), chúng sinh trưởng và phát triển theo những quy luật sinh vật riêng vàchịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên (quy luật vận động của thời tiết, khíhậu…) Do đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cây trồng, vật nuôi nênsản phẩm nông nghiệp là những sản phẩm tươi sống có hàm lượng nước cao nênchóng bị hỏng, gây tổn thất sau thu hoạch rất lớn Có thể nói sản xuất nông nghiệpchịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố tự nhiên và phụ thuộc vào sự thay đổi củacác yếu tố đó Vì vậy trong quá trình phát triển nông nghiệp, con người không thểngăn cản hay can thiệp thô bạo vào quá trình sinh vật, trái lại phải nghiên cứu vànhận thức được các quy luật đó để vận dụng thích hợp vào sản xuất

 Chu kỳ sản xuất nông nghiệp

Chu kỳ sản xuất nông nghiệp nói chung là dài và không giống nhau giữa cácloại cây trồng, vật nuôi Đối với những cây trồng ngắn ngày hay những vật nuôichóng cho sản phẩm (gia cầm) cũng phải từ 2 đến 3 tháng Còn đối với những câylâu năm (cây công nghiệp, cây ăn quả…), các loại gia súc lớn (trâu, bò…) thì phải

Trang 21

từ 3 đến 5 năm hoặc lâu hơn nữa mới cho sản phẩm và cho thu hoạch trong nhiềunăm.

 Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ rất lớn

Do cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp có quy luật sinh trưởng và pháttriển riêng nên sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ rất rõ rệt Trong quá trìnhsản xuất nông nghiệp, có thời kỳ nhu cầu tư liệu sản xuất, sức lao động, tiền vốnrất căng thẳng (thời kỳ làm đất, gieo trồng…), ngược lại có thời kỳ lại rất nhàn rỗi(thời kỳ chăm sóc) Mặt khác, do sự biến đổi của thời tiết, khí hậu giữa các mùanên mỗi cây trồng thường có sự thích nghi nhất định với điều kiện đó dẫn đến thời

vụ gieo trồng và thu hoạch của các loại cây trồng cũng rất khác nhau.

 Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất cơ bản hàng đầu và đặc biệt, không thể thiếu, không thể thay thế được

Ruộng đất tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm nông nghiệp

Nó không chỉ là điều kiện vật chất để tồn tại ngành này mà còn tham gia với vaitrò là tư liệu sản xuất cơ bản của nông nghiệp Hiệu quả của sản xuất nông nghiệpnói chung phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng ruộng đất Mặt khác hiệu quả sử dụngruộng đất lại phụ thuộc vào mức độ đầu tư các tư liệu sản xuất khác (vật tư, giống,thủy lợi…), đầu tư vốn vào đơn vị diện tích đất đai sử dụng và phụ thuộc vào việcgiải quyết mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất, giải quyếtmôi quan hệ giữa ruộng đất và nông dân

 Sản xuất nông nghiệp diễn ra trên phạm vi không gian rộng lớn, phức tạp và mang tính khu vực rất rõ nét

Hoạt động sản xuất nông nghiệp bao gồm các khâu từ cung ứng các diềukiện sản xuất (cung ứng các yếu tố đầu vào) đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ sảnphẩm các hoạt động đó được được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn, phức tạp,thuộc nhiều lãnh thổ có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng như lịch sửtruyền thống rất khác nhau Mỗi vùng, mỗi địa phương có những lợi thế riêng,đồng thời cũng có những khó khăn, phức tạp trong phát triển kinh tế xã hội nóichung và nông nghiệp nói riêng

21.1.2 Vai trò của sản xuất nông nghiệp đối với nền kinh tế

Trang 22

Nông nghiệp là ngành sản xuất và cung cấp những sản phẩm tiêu dùngthiết yếu, có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển của loài người, như lươngthực, thực phẩm Đây là những vật phẩm tiêu dùng không thể thay thế được đốivới đời sống con người.

Nông nghiệp là ngành có thể tự sản xuất ra những tư liệu sản xuất khôngthể thay thế để tái sản xuất bản thân nông nghiệp (như giống cây trồng, vật nuôi,thức ăn gia súc, gia cầm); đồng thời nông nghiệp còn cung cấp nguyên liệu chonhiều ngành công nghiệp phát triển như: công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ,tiểu thủ công nghiệp và cả một số ngành công nghiệp nặng

Nông nghiệp là nơi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho các ngành kinh tếphát triển

Nông nghiệp còn là thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa,dịch vụ của công nghiệp và các ngành khác, góp phần quan trọng thúc đẩy cácngành phát triển

Sự phát triển của nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triểnkinh tế đất nước và tốc độ tăng trưởng GDP, đặc biệt là đối với những nước đangphát triển và chủ yếu là sản xuất nông nghiệp như nước ta

Phát triển nông nghiệp còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ và cải

tạo môi trường thiên nhiên Với đối tượng sản xuất là cây trồng, vật nuôi gắn liền

với đất đai, phát triển nông nghiệp tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh, đảm sựphát triển cân bằng giữa các vùng, góp phần vào việc bảo vệ môi sinh

2.1.2 Một số khái niệm

2.1.2.1 Kinh tế nông hộ

Nông hộ tiến hành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp… để phục vụ cho cuộcsống được gọi là kinh tế nông hộ Kinh tế nộ là loại mô hình sản có hiệu quả vềkinh tế - xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong sản xuấtnông nghiệp Kinh tế hộ phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chấtlượng, giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân,cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp vàxuất khẩu, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ

Trang 23

2.1.2.2 Sản xuất theo kiểu độc canh

Độc canh là hiện tượng nông dân chỉ trồng một loại hoặc ít nhất một loạicây trên một khu đất nhằm thu càng nhiều lợi nhuận càng tốt Sản xuất độc canhthường gây ra những rủi ro sau:

- Dịch bệnh dễ phá hoại và kháng thuốc đối với sâu bệnh

- Giảm sút năng suất cây trồng

- Rủi ro về kinh tế lớn

- Giảm độ màu mỡ, phì nhiêu của đất đai, gây tác động xấu đến môi trường

2.1.2.3 Sản xuất theo kiểu luân canh

Luân canh là hình thức trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trêncùng một diện tích canh tác Lợi ích của việc luân canh là:

- Duy trì độ phì nhiêu của đất đai

- Khắc phục được tình trạng kháng thuốc của sâu bệnh

- Đa dạng hóa sản phẩm của nông hộ góp phần tăng thu nhập

Tuy nhiên, khi lựa chọn luân canh phải nghiên cứu kỹ cây trồng về:

+ Mức độ tiêu thụ dinh dưỡng: có nghĩa là sau một loại cây trồng cần dinhdưỡng cao thì trồng một loại cây trồng cần ít dinh dưỡng xếp theo mức độ dinhdưỡng từ thấp đến cao theo thứ tự cây họ đậu, cây lấy củ, cây rau, cây ăn quả, câyngũ cốc… cây có mức độ tiêu thụ dinh dưỡng thấp nhất được đưa vào trồng, đưacây họ đậu vào luân canh cho đất là biện pháp thích hợp nhất

+ Tính chất chịu được bệnh hại: Xếp theo tính chất chịu được bệnh hại củacây từ thấp đến cao là cây lấy củ, cây ngũ cốc, cây họ đậu, cây rau, cây ăn trái.+Hiệu quả kinh tế: hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh kết quả kinhdoanh với chi phí để đạt được kết quả đó

2.1.2.4 Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội

Hiệu quả bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có quan hệ mậtthiết với nhau như một thể thống nhất không tách rời nhau

- Hiệu quả kinh tế: là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được

và lượng chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếptới nền kinh tế hàng hóa với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác Mộtphương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tếcao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả mang lại và chi phí

Trang 24

đầu tư Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và pháttriển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần củamọi thành viên trong xã hội.

Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nó gắn liền với những đặc điểmcủa sản xuất nông nghiệp Trước hết là ruộng đất là tư liệu sản xuất không thểthay thế được, nó vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động.Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng sinh trưởng, pháttriển theo các quy luật sinh vật nhất định và cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của điềukiện ngoại cảnh (ruộng đất, thời tiết, khí hậu) Con người chỉ tác động tạo ranhững điều kiện thuận lợi để chúng phát triển tốt hơn theo quy luật sinh vật chứkhông thể thay đổi theo ý muốn chủ quan

- Hiệu quả xã hội: là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chiphí bỏ ra

Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau,chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất (Viện kinh tế nông nghiệp,1995)

2.1.2.5 Hiệu quả sản xuất

Hiệu quả sản xuất được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinhdoanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp được tính như sau:

Hiệu quả sản xuất = Thu nhập trên một đơn vị diện tích – Tổng chi phí sảnxuất trên một đơn vị diện tích

2.1.2.6 Hiệu quả kinh tế của tiến bộ khoa học kỹ thuật

Trang 25

Hiệu quả kinh tế của tiến bộ khoa học kỹ thuật là một bộ phận của hiệu quảkinh tế – xã hội, nó là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, nó gắn liền với hiệu quả

sử dụng đất, với việc lợi dụng tối đa các điều kiện của khí hậu – thời tiết, gắn liềnvới việc tác động chủ quan của con người thông qua việc áp dụng các kỹ thuậttiến bộ vào sản xuất

Thực chất của việc áp dụng biện pháp kỹ thuật tiến bộ là đầu tư bổ sung trênmột đơn vị diện tích Thông thường các yếu tố đầu tư bổ sung có chất lượng caohơn, hoàn thiện hơn và nâng cao hiệu quả hơn các yếu tố đầu tư đã sử dụng trước

đó Sự tác động này có thể trực tiếp thông qua việc nâng cao số lượng và chấtlượng các yếu tố đầu tư bổ sung, hoặc có thể tác động gián tiếp thông qua bố trí cơcấu mùa vụ hợp lý hơn hay là áp dụng phương pháp phù hợp hơn

Kết quả của việc áp dụng các tiến bộ của kỹ thuật có thể biểu hiện bằng sảnphẩm hữu hình và sản phẩm vô hình gồm:

- Số lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm tăng lên

- Chi phí trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống

- Cải thiện điều kiện lao động cho nông dân

- Cải thiện đời sống cho người lao động

- Cải tạo mô trường, môi sinh…

Các biện pháp kỹ thuật trong nông nghiệp bao gồm các yếu tố rất đa dạng vàphức tạp Ngay trong từng yếu tố, tính phong phú và phức tạp cũng lớn, việc lựachọn những kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp cần phải được cân nhắc kỹ

1.2.9 . Nguồn lực nông hộ

Các tài nguyên trong nông hộ rất đa dạng bao gồm đất đai, lao động, kỹthuật, tài chính, con người… chúng có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trìnhsản xuất của nông hộ Nếu biết tận dụng mối liên hệ này sẽ giúp nông hộ tận dụnghợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất

2.1.3 Các mô hình khoa học kỹ đang được áp dụng

2.1.3.1 Mô hình giống mới

Năm 1999, nông dân đã bắt đầu sản xuất 2 vụ lúa/năm, nhưng các giống lúa sửdụng đại trà đang bị thoái hóa, lẫn tạp làm năng suất thấp (dưới 4 tấn/ha), phẩmchất gạo kém nên việc đổi mới cơ cấu giống lúa đã được thực hiện nhằm đưa năngsuất và chất lượng gạo cao hơn, có giá trị hàng hóa và xuất khẩu cao

Trang 26

Mô hình được thực hiện do Trung tâm giống cây trồng và Viện lúa đồngbằng sông Cửu Long kết hợp Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ thực hiệnnăm 1999 với nội dung của mô hình là cung cấp và nhân một số giống nguyênchủng hiện đã được thử nghiệm trên qui mô nhỏ có kết quả tốt tại xã Hồ Đắc Kiệnnhư giống IR 64; DS 20; CMF1 Đồng thời đưa thêm một số giống mới được sảnxuất ở nhiều nơi có năng suất và chất lượng cao như: OM 1633; OM 1723; OM1490.

Các năm sau đó, nhiều giống lúa mới đã được cung cấp và sử dụng rộng rãinhư giống: OM 2517, OM 2693, OM 3242, OM 2507, OM 2717, OM 2718, MTL

341, MTL 325, L263, đặc biệt là giống lúa cao sản, đặc sản ST3, ST5 Các giốnglúa này đã đạt năng suất từ 7 – 9 tấn/ha, hạt dài, gạo đẹp, thời gian sinh trưởng củamột số giống như OM 2517, OM 4495 chỉ còn khoản 85 ngày

và hiệu quả kinh tế, đồng thời đảm bảo sức khỏe, môi trường và sản phẩm an toànkhông độc hại

2.1.3.3 Mô hình 3 giảm 3 tăng

Đây là một mô hình mới được áp dụng một cách đại trà ở xã trong nhữngnăm gần đây (từ 2002-2005)

Ba giảm bao gồm: giảm giống, giảm phân, giảm thuốc bảo vệ thực vật(BVTV)

- Giảm giống: Mục tiêu của chương trình đưa ra là phải sử dụng hạt giống tốtkhỏe, giống không bị lẫn tạp với hạt cỏ lép lững, hạt bị nhiễm nấm bệnh, lúa cỏ…

có sức nẩy mầm tốt > 85% Phương pháp sạ được khuyến khích là sạ hàng hoặc sạ

Trang 27

lan với mật độ sạ từ 70 – 120 kg/ha Lợi ích của cách làm này là ít tốn giống, íttốn phân, ít bị sâu bệnh,… tiết kiệm được chi phí.

- Giảm phân:

+ Bón cân đối phân lân và phân Kali theo từng mùa vụ và loại đất

+ Sử dụng bảng so màu lá lúa để xác định trọng lượng phân đạm cần bóncho lúa vào 2 thời điểm 20 –25 ngày sau khi sạ và 40 – 45 ngày sau khi sạ

- Giảm thuốc bảo vệ thực vật: Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trongsản xuất lúa là biện pháp kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong “ba giảm, batăng”, mà nội dung cốt yếu chính là không phun thuốc trừ sâu trong giai đoạn câylúa được 40 ngày tuổi vì trong thời gian này cây lúa có khả năng bù đắp nhữngthiệt hại này do sâu bệnh gây ra Lợi ích của việc giảm thuốc trừ sâu là vừa bảo vệthiên địch (côn trùng, thiên địch có ích) để khống chế sự bộc phát của nhiều dịchhại khác vừa giảm ô nhiễm môi trường và giảm chi phí đầu tư, bên cạnh đó còntạo ra sản phẩm có chất lượng tốt và an toàn cho người tiêu dùng

Ba tăng gồm: tăng năng suất, tăng chất lượng và tăng lợi nhuận

2.1.3.4 Mô hình sạ hàng (máy sạ lúa theo hàng)

Do phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú tổ chức trìnhdiễn trong vụ Đông Xuân năm 2000 – 2001, máy gieo sạ hàng bằng động cơKubotaL 2001 cho thấy kết quả một số mặt tốt hơn so với sạ hàng bằng công cụkéo tay Cụ thể:

- Tiết kiệm được trên 50% hạt giống

- Tăng năng suất (300 – 500 kg/ha)

- Ruộng bằng phẳng hơn do trước trống chứa hạt giống có một ru lô kéo làmbằng phẳng mặt ruộng

- Không có dấu chân người như sạ kéo tay

- Năng suất làm việc của máy này có thể sạ từ 4 – 5 ha trong một ngày, caohơn sạ tay 10 lần

2.1.3.5 Mô hình kết hợp lúa – thủy sản

Trên mỗi ha đất ruộng có 20% diện tích mặt nước dùng để nuôi cá (hoặcnuôi thủy sản) và 80% diện tích để trồng lúa

2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

Tất cả các chỉ tiêu này đều tính cho một công (một công bằng 1.000m2)

Trang 28

- Thu nhập trên chi phí (TN/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ rathì thu nhập được bao nhiêu đồng.

- Thu nhập ròng trên chi phí (TNR/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng chiphí bỏ ra thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại đươc bao nhiêu đồng lợi nhuận

- Thu nhập ròng trên thu nhập (TNR/TN): Tỷ số này thể hiện trong một đồngthu nhập có bao nhiêu đồng lợi nhuận

- Thu nhập ròng trên ngày công lao động (TNR/NC): Chỉ tiêu này phản ánhtrong một ngày công lao động (lao động gia đình) bỏ ra tạo được bao nhiêu đồnglợi nhuận sau khi trừ đi tổng chi phí trên một ngày công

- Thu nhập / ngày công lao động gia đình (TN/NC): Chỉ tiêu này phản ánhtrong một ngày công lao động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập

- Thu nhập ròng /ngày (tính cho suốt vụ): Chỉ tiêu này phản ánh trong mộtngày sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập ròng

- Tổng thu nhập: là toàn bộ lượng tiền thu được sau khi nông hộ thu hoạchmùa vụ

Thu nhậpTN/CP =

Chi phí

Thu nhập ròngTNR/CP =

Chi phí

Thu nhập ròngTNR/TN =

Thu nhập

Thu nhập ròngTNR/NC =

Ngày công lao động gia đình

Thu nhậpTN/NC =

Ngày công lao động gia đình

Thu nhập ròngTNR/Ngày =

Ngày

Trang 29

- Tổng chi phí: là toàn bộ các khoản đầu tư mà nông hộ bỏ ra trong quá trìnhsản xuất lúa để đạt được mục tiêu mong muốn.

- Thu nhập ròng: là lượng tiền thu nhập thực mà nông hộ có được sau khi đãtrừ đi các khoản chi phí đầu tư ban đầu

- Tổng lao động : là số ngày công (lao động gia đình) cần thiết bỏ ra để chămsóc cây trồng hay vật nuôi Lao động được tính là ngày công và mỗi ngày làmviệc là 8 giờ

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Vùng nghiên cứu của đề tài là phạm vi xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnhHậu Giang

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp của đề tài được thu

thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ ở xã xà Phiên (80 hộ) thông qua bảngcâu hỏi và phỏng vấn cán bộ nông nghiệp ở xã và cán bộ nông nghiệp huyện long

Mỹ một số vấn đề liên quan đến đề tài

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp là các nguồn thôngtin có liên quan đến vùng và vấn đề nghiên cứu Thông tin này gồm: các báo cáo,thống kê, các kết quả nghiên cứu trước đây

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

Số liệu sử dụng trong bày viết được thao tác trên phần mềm Excel và SPSS.Các phương pháp phân tích được sử dụng trong bài viết bao gồm:

2.2.3.1 Thống kê mô tả

Thống kê là một hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thậplàm cơ sở để phân tích và kết luận

2.2.3.2 Hồi qui tương quan

Mục đích của phương pháp hồi qui tương quan là ước lượng mức độ liên hệ(tương quan) giữa các biến độc lập (các biến giải thích) đến biến phụ thuộc (biếnđược giải thích), hoặc ảnh hưởng của các biến độc lập với nhau (các yếu tốnguyên nhân) Phương pháp này được ứng dụng trong kinh doanh và kinh tế đểphân tích mối liên hệ giữa hai hay nhiều biến ngẫu nhiên

Công thức hồi qui tuyến tính có dạng:

Trang 30

Y = a + b1x1 + b2x2 + + bixi

Trong đó:

Y: là biến phụ thuộc (biến được giải thích)

a: là hệ số tự do, nó cho biết giá trị trung bình của biến Y khi các biến x1,

x2, xk bằng 0

x1, x2, xi: là các biến độc lập (biến được giải thích)

b1, b2,…bi: gọi là hệ số hồi qui riêng Hệ số hồi qui riêng cho biết ảnh hưởngtừng biến độc lập lên giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi các biến còn lạiđược giữ cố định

Cụ thể: b1, b2… bi cho biết khi biến x1, x2… xi tăng (hay giảm) 1 đơn vị thìtrung bình của Y sẽ thay đổi (tức là tăng hay giảm) bao nhiêu đơn vị, với điềukiện các biến khác không đổi

Hệ số xác định R2: (Multiple coefficient of determination) được định nghĩanhư là tỷ lệ (hay phần trăm) biến động của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởicác biến độc lập xi

Hệ số tương quan bội R: (Multiple Correlation Corfficient) nói lên tính chặtchẽ của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Y) và biến độc lập (xi)

R

R 2

Mục tiêu phân tích mô hình: nhằm giải thích biến phụ thuộc (Y: biến đượcgiải thích) bị ảnh hưởng bởi nhiều biến độc lập xi (xi: còn được gọi là biến giảithích)

SST 1 1

SST SSR

R     (0  R2  1)

Trang 31

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Khái quát về huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

3.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Huyện Long Mỹ có diện tích tự nhiên 396 km2, trong đó vào năm 2007 diệntích đất nông nghiệp 35.578,04 ha, đất lâm nghiệp 96,88 ha, đất chuyên dùng3.636 ha và đất khu dân cư là 722 ha

Huyện Long Mỹ có vị trí tương đối, mạng lưới đường thủy khá thuận lợi choviệc giao lưu, vận chuyển hàng hoá và mở rộng thị trường Tuy nhiên do nằm ở vịtrí không phải trên đường giao lưu của các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long nênđây cũng là điểm bất lợi đối với sự phát triển kinh tế của huyện

Long Mỹ có 02 tuyến Tỉnh lộ chạy qua là Tỉnh lộ 931 được nối từ Quốc lộ

61 đi qua thị trấn Long Mỹ đến thị trấn Ngã Năm thuộc huyện Ngã Năm tỉnh SócTrăng Tỉnh lộ 930 từ thị trấn Long Mỹ tới thị trấn Phú Lộc thuộc tỉnh Bạc Liêu

và đổ ra Quốc lộ 1A

Phía Bắc giáp Huyện Vị Thủy, Thị xã Vị Thanh

Phía Đông giáp Huyện Phụng Hiệp

Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, Bạc liêu

Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang

Về hành chính, huyện Long Mỹ có 12 xã và 2 Thị Trấn: Thị trấn Long Mỹ,Thị trấn Trà Lồng các xã Long Trị, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A, Xà Phiên, LươngTâm, Lương Nghĩa, Long Phú, Tân Phú, Vĩnh Thuận Đông, Thuận Hòa và ThuậnHưng.

Về dân số, toàn huyện có167,723 người gồm 82.943 nam và 84,780 nữ với

03 dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer cùng chung sống và đa số là sống ở nông thôn146.506 người, ở thành thị chỉ có 21.217 người Dân số huyện Long Mỹ phân bốkhông đồng đều giữa các khu vực hành chánh và các vùng trong huyện Do cơ cấudân số trẻ và tốc độ tăng dân số cao của những năm trước đây nên lực lượng laođộng đã gia tăng nhanh chóng, bình quân cho đến nay có khoảng 86% dân sốtrong độ tuổi lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh tế

(Nguồn: Niên giám thống kê của huyện từ năm 2003-2007)

Trang 32

3.1.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Long Mỹ trong các năm vừa qua

Huyện Long Mỹ với ưu thế có khoảng 35.578,04 ha đất nông nghiệp ,vì vậythế mạnh kinh tế chủ yếu của huyện vẫn là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủysản, kinh tế vườn, tiểu thủ công nghiệp… Trong những năm gần đây với nhữngđịnh hướng kinh tế của huyện các ngành kinh tế dịch vụ và du lịch tiếp tục đượccủng cố và phát triển Cơ cấu kinh tế đạt mức tăng trưởng khá hơn, cụ thể là:

Nông nghiệp – lâm – ngư nghiệp: bước đầu có sự chuyển biến tích cực.Trong nông nghiệp đã có bước công nghiệp hóa, cơ giới hóa vào sản xuất, thủy lợihóa, xây dựng các công trình ngăn mặn, dẫn nước ngọt, thay đổi giống câytrồng…

Về thủy sản: Phát triển cả nuôi trồng, khai thác, chế biến Diện tích nuôitrồng theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp được mở rộng ( cụ thể năm

2008 tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 157.000 tấn…)

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển: các ngành chế biếnlương thực, thực phẩm có các cơ sở sản xuất, chế biến tạo điều kiện cho ngànhngày càng phát triển, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển khá ở một số lĩnhvực như: Dệt chiếu, thảm lác xuất khẩu, sản xuất gạch, đang thảm lục bình…

Về lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, văn hóa, y tế: Lĩnh vực thông tin liên lạc trênđịa bàn huyện vẫn tiếp tục phát triển mạnh, đến nay đã có 100% khóm, ấp có máyđiện thoại Hạ tầng giao thông và mạng lưới điện trung thế, hạ thế đang được đầu

tư phát triển mạnh qua các năm

- Về lao động: Trình độ, chất lượng năng suất lao động chưa cao, thu nhậpbình quân hàng năm thấp (khoảng triệu đồng/lao động/năm), tỷ lệ hộ nghèo củahuyện còn khá cao %) Cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệpchiếm tỷ trọng cao nhất 69,1% và đang có xu hướng chuyển dịch lao động mạnhvào lĩnh vực thương mại và dịch vụ Cụ thể như bảng sau:

Trang 33

BẢNG 1 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG GIỮA CÁC KHU VỰC

Dân số (người) 160.721 162.699 164.497 166.044 167.793

1 Dân số trong độ tuổi

lao động (người) 76.930 101.640 103.743 106.243 108.793

2 Cơ cấu lao động (%)

Nông, lâm, ngư nghiệp 89,44 72,21 70,24 70,00 69,10Công nghiệp, xây dựng 0,04 3,41 4,93 4,89 5,43Thương mại, dich vụ 10,81 9,45 9,89 9,44 9,51

(Nguồn: Niên giám thống kê của huyện Long Mỹ từ năm 2003-2007)

Tỷ lệ lao động trong dân số của huyện chiếm khá cao (64,84% năm 2007) và

có xu hướng tăng dần, tuy nhiên nếu tính trên đầu người thì lao động chưa có việclàm đặc biệt là lao động nông thôn thì con số này còn quá lớn

Long Mỹ có nhiều cơ sở sản xuất, dịch vụ nên việc chuyển dịch cơ cấu laođộng trong toàn xã có xu hướng giảm dần tỷ lệ lao động trong nông, lâm, ngưnghiệp và tăng dần tỷ lệ lao động trong công nghiệp và xây dựng(từ 0,04% năm

2003 lên 5,43% năm 2008) đây là một tín hiệu tốt cho việc thúc đẩy phát triểnkinh tế thương mại, dịch vụ cũng như công nghiệp, xây dựng trong toàn huyệngóp phần hỗ trợ trong quá trình đô thị hóa, phân bố dân cư một cách hiệu quả hơn,tạo thêm công ăn việc làm cải thiện đời sống cho người dân trong huyện

- Theo Niên giám Thống kê thì trình độ văn hóa còn thấp (trung bình lớp 6)nên việc tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn có nhiềumặt hạn chế Tuy nhiên những năm gần đây thì trình độ nhận thức của nông dântrong xã đã được nâng lên đáng kể, họ biết kết hợp kinh nghiệm được tích lũy củabản thân và những kiến thức được truyền đạt về kỹ thuật để áp dụng vào sản xuấtnên hiệu quả sản xuất cũng được nâng lên

- Sự tác động của cơ chế thị trường làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất củanông dân, nhất là về giá cả vật tư, phân bón thuốc trừ sâu tăng hàng năm, giá cảhàng nông sản không ổn định, thường giảm vào thời điểm thu hoạch rộ lên khôngkích thích sản xuất, đầu tư thâm canh tăng vụ Tuy nhiên, trong những năm gầnđây một số mặt hàng nông sản thực phẩm ổn định cao như: mía, lúa, heo,… kíchthích cho nông dân đầu sản xuất nhiều hơn

Trang 34

- Công tác giáo dục, phổ cập tiểu học và trung học cơ sở đạt kết quả cao gópphần nâng cao dân trí Công tác phòng và trị bệnh cho nhân dân được chú trọng,phát triển tuyến y tế cơ sở Các hoạt động văn hóa thông tin nghệ thuật đa dạng vàphong phú, nhất là duy trì các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc, đặc biệtcuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” luôn được quantâm thực hiện

(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo của huyện từ năm 2003-2005)

3.1.1.3 Những yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp

- Về thủy lợi: Tổng khối lượng đào đắp nạo vét huy động dân và nhà nướcđầu tư trong chiến dịch thủy lợi mùa khô năm 2008 là 322.433m3/220.000m3, đạt146,6% kế hoạch

Công tác thủy lợi mùa khô đã đem lại hiệu quả tích cực cho sản xuất nông nghiệp,

đã nâng tổng số diện tích khép kín lên đến 23.694 ha/23.100 ha, đạt 102,1% so với

kế hoạch của huyện Trong đó, diện tích tưới tiêu có trạm bơm tập trung : 8.210

ha, diện tích bờ bao chống lũ: 15.484 ha Đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho toàn bộdiện tích đất canh tác lúa, một số diện tích đất trồng màu và sinh hoạt cho ngườidân toàn huyện

- Về tập quán sản xuất và trình độ nhận thức, tiếp thu khoa học kỹ thuật: Vớitập quán sản xuất nhỏ, cá thể, độc canh cây lúa đã tồn tại từ lâu đời, nên bướcsang cơ chế thị trường, sản xuất lớn, đa canh một bộ phận lớn trong lao động nôngnghiệp chưa thích nghi được yêu cầu Mặt khác, do cơ sở vật chất hạ tầng thấpkém, trình độ dân trí thấp nên khả năng tiếp thu ứng dụng khoa học kỹ thuật mớicòn hạn chế, nhận thức sự cần thiết phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong kinh

tế trong sản xuất nông nghiệp, thay đổi giống vật nuôi, cây trồng nhằm nâng caogiá trị sản phẩm, tăng thu nhập còn nhiều mặt hạn chế và chưa đồng bộ

(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo của huyện từ năm 2006-2008)

3.1.2.4 Tình hình sản xuất lúa trong những năm gần đây

Trang 35

BẢNG 2: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA CỦA HUYỆN GIAI ĐOẠN

Tương đối

Tuyệt đối

Trang 36

Trong định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cây lúa vẫn đượcxem là cây trồng chính của huyện, trên cơ sở đó huyện đã tập trung chỉ đạo theohướng nâng cao năng suất và chất lượng bằng cách bố trí cơ cấu mùa vụ từngvùng một cách hợp lý, thay đổi các giống lúa cũ, thoái hóa bằng những giống lúamới có năng suất, chất lượng cao, diện tích gieo trồng lúa năm 2006 – 2008 biếnđộng tăng không đáng kể, nhưng năng suất và sản lượng tăng khá cao Cụ thể:+ Năm 2006, diện tích lúa gieo trồng được cả năm 65.230,05 ha/50.538 ha,đạt 129,1% Trong đó, diện tích áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng 15.511,7ha/15.000 ha, đạt 103,41% và lúa được trồng bằng những giống có chất lượngcao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu như: OM 2395, OMCS 2490, IR 64, OM 4872, OM

4998, OM 2717, OM 2517, Jasmine 85… chiếm 98% diện tích cả năm (tươngđương 63.925ha)

Năng suất: 5,25 tấn/ha/năm giảm 0.18 tấn/ha

Tổng sản lượng: 342.546,97 tấn, đạt 114,2% so với 2005

Trong đó:

- Vụ đông xuân: 2006 xuống giống 22.199,13 ha; Năng suất bình quân 6,31

tấn/ha (giảm 0.3 tấn/ha so với cùng năm trước); Đạt tổng sản lượng 140.175,5tấn

- Vụ Hè Thu: Xuống giống 22.137,69 ha; Năng suất bình quân 5,09 tấn/ha

(giảm 0,21 tấn/ha so với cùng kỳ năm trước); Đạt tổng sản lượng 112.679,76 tấn + Năm 2007, tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm: 52.522 ha/48.011 ha, đạt109,39% Trong đó, diện tích áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng 17.230,60ha/16.000 ha, đạt 107,7% và lúa được trồng bằng những giống có chất lượng caođạt tiêu chuẩn xuất khẩu như: OM 2395, OM 5930, OM 4900, OM 4872,OM4498, MTL 500, IR 64, OM 2717 Jasmine 85…chiếm 99% diện tích cả năm.Năng suất: 4,21 tấn/ha/năm, so với năm 2006 giảm 1,04 tấn/ha

Tổng sản lượng: 221.157 tấn/271.262 tấn, đạt 81,53%,so với kế hoạch

Trong đó:

- Vụ Đông Xuân: Xuống giống 22.609,60 ha; Năng suất bình quân 6.50tấn/ha (tăng 0,19 tấn/ha so với cùng năm trước); Đạt tổng sản lượng 146.962,40tấn

Trang 37

- Vụ Hè Thu: Xuống giống 22.487,12 ha; Năng suất bình quân 5,44 tấn/ha(tăng 6,88 tấn/ha so với cùng kỳ); Đạt tổng sản lượng 122.433,02 tấn.

+ Năm 2008, tổng diện tích lúa gieo trồng cả năm: 56.413,16 ha/43.330 ha,đạt 130,2% Năng suất trung bình: 5,82 tấn/ha/năm, đạt tổng sản lượng:328.387,81 tấn/244.815 tấn, đạt 134,1%, so với kế hoạch Trong đó, diện tích ápdụng chương trình 3 giảm 3 tăng 18.248,68 ha/16.500 ha, đạt 110,6%

Năng suất: 5,82 tấn/ha/năm, so với năm 2007 tăng 1,61 tấn/ha

Tổng sản lượng: 328.387,81/244.815, đạt 134,1%, so với kế hoạch

Trong đó:

- Vụ Đông Xuân: Xuống giống 22.420,83 ha; Năng suất bình quân 6.82tấn/ha (tăng 0,32 tấn/ha so với cùng kỳ năm trước); Đạt tổng sản lượng146.962,40 tấn

- Vụ Hè Thu: Xuống giống 22.358,03 ha; Năng suất bình quân 5,50 tấn/ha(tăng 0,06 tấn/ha so với cùng kỳ); Đạt tổng sản lượng 122.964,37 tấn

Qua thời gian vận động chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tính đến naytrong toàn huyện diện tích đất nông nghiệp có giá trị sản xuất bình quân đạt 50triệu ha/ha/năm chiếm 75,18/75%

+ Huyện đang hình thành các vùng lúa nguyên liệu chất lượng cao, có trên70% diện tích lúa cao sản xuất khẩu (tập trung ở các xã vùng ngoài) tạo nên vùngnguyên liệu tập trung, thuận tiện cho việc đầu tư và ký kết các hợp đồng tiêu thụ.Đối với các xã vùng trong đang dần dần thay đổi các giống cũ thoái hóa bằng cácloại giống đặc sản, cao sản thích nghi của vùng

(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo của huyện từ năm 2005-2008)

3.1.2.5 Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cây lúa

- Hướng chuyển dịch thư nhất là phải tập trung chuyển dịch theo hướngtăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm, bằng cách chuyển từ canh tác lúacao sản thường sang canh tác các giống lúa cao sản xuất khẩu như: OM 2395,

OM 5930, OM 4900, OM 4872, OM4498, MTL 500, IR 64, OM 2717…Mỗi xãphải qui hoạch vùng sản xuất lúa

Qui hoạch vùng sản xuất lúa cao sản ở những vùng chuyên sản xuất lúa,đồng thời gắn kết với vùng chuyên tiêu thụ mới bán được giá cao Vùng lúa cao

Trang 38

sản xuất khẩu canh tác ở những vùng lúa kết hợp thủy sản hoặc màu Nhữngvùng đất còn khó khăn về giao thông, thủy lợi thì sản xuất lúa cao sản thường.Thực hiện tốt việc xã hội hóa công tác giống để cung ứng lúa giống cho cácvùng qui hoạch Mở rộng các cánh đồng 3 giảm – 3 tăng Mỗi xã phải tổ chứccho các doanh nghiệp địa phương hợp đồng sản xuất, tiêu thụ lúa cho nông dân,nhất là lúa đặc sản.

- Hướng chuyển dịch thứ hai của cây lúa là canh tác 2 vụ lúa kết hợp vớinuôi thủy sản ở các vùng đất thấp

- Hướng chuyển dịch thứ ba là canh tác 2 vụ lúa kết hợp với trồng màu vụxuân hè ở các vùng đất cao

(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo của huyện từ năm 2006-2008)

3.1.3 Khái quát về xã Xà Phiên, huyện long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

3.1.3.1 Đặc điểm tự nhiên

Là một trong 12 xã của Thị trấn huyện Long Mỹ, tổng diện tích tự nhiên là4,661.18 ha, trong đó đất nông nghiệp là 4,087.86 ha (chiếm khoảng 87,7% tổngdiện tích đất tự nhiên

Xã Xà Phiên có 8 ấp là các ấp: ấp 1, ấp 2, ấp 3, ấp 4, ấp 5, ấp 6, ấp 7 và ấp8

Địa bàn có hệ thống giao thông còn thấp kém: mặt đường hẹp, không đượcbằng phẳng gây khó khăn trở ngại cho việc đi lại đặc biệt là cho phát triển kinh tếđịa phương

- Dân số: Theo báo cáo của phòng thống kê của huyện Long Mỹ tính đếncuối năm 2007, dân số toàn xã là 16,094 dân với khoảng 3,566 hộ, cao đứnghàng thứ 3 trong 12 xã và 2 thị trấn của huyện Long Mỹ Xã Xà Phiên có 3 dântộc: dân tộc Kinh, dân tộc Khmer và dân tộc Hoa

Xã có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đô thị hóa, chợ nôngthôn, hiện xã có một chợ Xà Phiên rất phát triển và sung túc Xã có lực lượng laođộng trẻ dồi dào nhưng phần lớn đều tập trung ra Thành Phố Hồ Chí Minh làmthuê để kiếm sống – đây là vấn đề gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp khi

vào vụ thu hoạch và cho các cơ sở ngành nghề nông thôn.Vì vậy, để tạo điều

kiện thuận lợi cho phát triển nông thôn cần phải tập trung đầu tư nhiều hơn nữa

cơ sở vật chất kỹ thuật nông thôn, giải quyết tốt hơn những vấn đề bức thiết, khó

Trang 39

khăn của người dân trong sản xuất như: vốn, thị trường đầu ra… từ đó mới thúcđẩy cho ngành nông nghiệp phát triển ổn định, đồng thời đẩy nhanh quá trình đôthị hóa ở xã Xà Phiên.

- Lao động: Dân số của toàn xã tính đến năm 2007 là 16,094 người, trungbình mỗi năm tăng gần 1% trong giai đoạn 2003 – 2007 Cơ cấu lao động tronglĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất và đang có xu hướng chuyển dịchlao động vào lĩnh vực lâm, ngư nghiệp và chuyển mạnh vào lĩnh vực thương mại

và dịch vụ

3.1.3.2 Đặc điểm văn hóa xã hội

 Văn hóa xã hội:

Các cán bộ xã phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân đoàn kết xây dựngđời sống văn hóa cơ sở, nâng cao chất lượng tuyên truyền, tổ chức các hoạt độngvăn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, chủ động xây dựng các kế hoạch thực hiệnchuẩn quốc gia về y tế, giáo dục Tiếp tục giới thiệu việc làm, đưa đi đào tạonghề, xóa đói giảm nghèo, tăng cường vận động quỹ tình thương, đảm bảo chăm

lo gia đình nghèo, gia đình chính sách

 Thông tin:

Để góp phần hoàn thành nhiệm vụ của địa phương, ngành văn hóa thôngtin đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trươngchính sách của Đảng, của Nhà nước đến tận dân Hiện nay toàn xã đã lắp đặtđược 8 trạm truyền thanh tại 8 ấp và 1 đài xã Xã có kế hoạch củng cố lại bộ máycán bộ thông tin và kiểm tra lại trang thiết bị hiện có và đề xuất lắp đặt thêm mộtvài điểm loa phát thanh

Ngành văn hóa thông tin kết hợp với các ngành chức năng thực hiện tốtviệc thông tin các chủ trương của Đảng – chính sách pháp luật của Nhà nước,thông tin kịp thời tình hình Kinh tế - xã hội Trạm truyền thanh xã đã kết hợp vớicác ban ngành đoàn thể tổ chức các hoạt động thông tin bằng nhiều hình thức vànội dung phong phú, đa dạng để tuyên truyền phục vụ chính trị, kinh tế trên toànxã

Nhìn chung, việc tiếp cận với các thông tin trị trường, thông tin khoa học

kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi còn rất hạn chế về nội dung lẫn trình độ tiếpthu và ứng dụng

Trang 40

+ Thường xuyên quan tâm chỉ đạo chương trình mục tiêu xóa đói giảmnghèo Thông qua các đoàn thể cho vay và nguồn vốn tự lực của địa phương xóađói giảm nghèo đạt kết quả khá tốt.

Giáo dục

Huy động học sinh đến trường: Mẫu giáo 95%, tiểu học 98%, trung học cơ

sở 85%

Toàn xã có 133 giáo viên,

- Mẫu giáo: 15 giáo viên

- Tiểu học: 54 giáo viên

- Trung học cơ sở: 52 giáo viên

- Trung học phổ thông: 12 giáo viên

3.1.3.3 Tình hình sản xuất lúa trong những năm gần đây

Ngày đăng: 15/02/2014, 02:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Minh Hải. Bài giảng Quản trị kinh doanh nông nghiệp, Trường Đại học An Giang Khoa KT – QTKD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Quản trị kinh doanh nông nghiệp
2. TS. Đinh Phi Hổ (2003). Kinh tế nông nghiệp, Nhà Xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế nông nghiệp
Tác giả: TS. Đinh Phi Hổ
Nhà XB: Nhà Xuất bản Thống kê
Năm: 2003
3. PGS.TS. Lâm Quang Huyên. Giáo trình kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Việt Nam, NXB trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế nông hộ và kinh tế hợp táctrong nông nghiệp Việt Nam
Nhà XB: NXB trẻ
4. Võ Thị Thanh Lộc, MBA (2001). Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và knih tế, Nhà xuất bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinhdoanh và knih tế
Tác giả: Võ Thị Thanh Lộc, MBA
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
Năm: 2001
5. Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết. Quản trị Tài chính, Tủ sách Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Tài chính
6. TS. Vũ Đình Thắng (2002). Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn, NXB Thống Kê Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn
Tác giả: TS. Vũ Đình Thắng
Nhà XB: NXBThống Kê Hà Nội
Năm: 2002
8. Viện kinh tế nông nghiệp. Hiệu quả kinh tế ứng dụng tiến bộ vào sản xuất cây lương thực và thực phẩm, NXB Nông nghiệp – Hà Nội.Trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả kinh tế ứng dụng tiến bộ vào sản xuất câylương thực và thực phẩm", NXB Nông nghiệp – Hà Nội.T
Nhà XB: NXB Nông nghiệp – Hà Nội.T"rang web
7. Niên giám thống kê huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, năm 2007 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG 1. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG GIỮA CÁC KHU VỰC - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
BẢNG 1. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG GIỮA CÁC KHU VỰC (Trang 33)
BẢNG 2: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA CỦA HUYỆN GIAI ĐOẠN 2006 – 20082006 – 2008 - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
BẢNG 2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA CỦA HUYỆN GIAI ĐOẠN 2006 – 20082006 – 2008 (Trang 35)
BẢNG 2: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA CỦA HUYỆN GIAI ĐOẠN 2006 – 20082006 – 2008 - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
BẢNG 2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA CỦA HUYỆN GIAI ĐOẠN 2006 – 20082006 – 2008 (Trang 35)
BẢNG 3: TÌNH TÌNH SẢN XUẤT LÚA CỦA XÃ XÀ PHIÊN (2006 – 2008) So sánh - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
BẢNG 3 TÌNH TÌNH SẢN XUẤT LÚA CỦA XÃ XÀ PHIÊN (2006 – 2008) So sánh (Trang 41)
BẢNG 4: THỐNG KÊ NGUỒN LAO ĐỘNG CỦA NÔNG HỘ - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
BẢNG 4 THỐNG KÊ NGUỒN LAO ĐỘNG CỦA NÔNG HỘ (Trang 44)
BẢNG 5: TỶ TRỌNG SỐ NHÂN KHẨU - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
BẢNG 5 TỶ TRỌNG SỐ NHÂN KHẨU (Trang 45)
4.1.1.3. Trình độ học vấn của nơng hộ - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
4.1.1.3. Trình độ học vấn của nơng hộ (Trang 46)
BẢNG 7: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NƠNG HỘ - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
BẢNG 7 TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NƠNG HỘ (Trang 46)
BẢNG 8: NHU CẦU VỐN SẢN XUẤT TRONG MỘT VỤ TÍNH TRÊN MỘT CƠNGMỘT CƠNG - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
BẢNG 8 NHU CẦU VỐN SẢN XUẤT TRONG MỘT VỤ TÍNH TRÊN MỘT CƠNGMỘT CƠNG (Trang 48)
Bảng 9: Diện tích đất trồng lúa của nơng hộ - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
Bảng 9 Diện tích đất trồng lúa của nơng hộ (Trang 49)
BẢNG 10: KINH NGHIỆM SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
BẢNG 10 KINH NGHIỆM SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ (Trang 50)
BẢNG 10: KINH NGHIỆM SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
BẢNG 10 KINH NGHIỆM SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ (Trang 50)
4.1.4.2. Tham gia tập huấn kỹ thuật - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
4.1.4.2. Tham gia tập huấn kỹ thuật (Trang 51)
BẢNG 13: NƠI VAY KHI NÔNG HỘ THIẾU VỐN SẢN XUẤT - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
BẢNG 13 NƠI VAY KHI NÔNG HỘ THIẾU VỐN SẢN XUẤT (Trang 54)
BẢNG 14: ĐÁNH GIÁ CỦA NÔNG HỘ VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
BẢNG 14 ĐÁNH GIÁ CỦA NÔNG HỘ VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG (Trang 55)
BẢNG 15: CÁC KHÂU CẦN ĐẦU TƯ ĐỂ PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
BẢNG 15 CÁC KHÂU CẦN ĐẦU TƯ ĐỂ PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (Trang 56)
BẢNG 16: THỊ TRƯỜNG CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
BẢNG 16 THỊ TRƯỜNG CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO (Trang 57)
Qua sử lý số liệu bằng phần mềm SPSS ta có bảng 18 như sau: - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
ua sử lý số liệu bằng phần mềm SPSS ta có bảng 18 như sau: (Trang 58)
trong canh tác. Ở đây tất cả các bảng chỉ lấy các chỉ số trung bình cộng qua 50 hộ (giá trị lớn nhất, nhỏ nhất không xét đến) - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
trong canh tác. Ở đây tất cả các bảng chỉ lấy các chỉ số trung bình cộng qua 50 hộ (giá trị lớn nhất, nhỏ nhất không xét đến) (Trang 60)
BẢNG 21: SO SÁNH CHI PHÍ, NĂNG SUẤT, THU NHẬP GIỮA HỘ ÁP DỤNG VÀ HỘ KHÔNG ÁP DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT MỚI CHO TỪNG VỤ. - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
BẢNG 21 SO SÁNH CHI PHÍ, NĂNG SUẤT, THU NHẬP GIỮA HỘ ÁP DỤNG VÀ HỘ KHÔNG ÁP DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT MỚI CHO TỪNG VỤ (Trang 62)
Qua đồ thị 7, ta thấy đối với hộ nơng dân áp dụng các mơ hình khoa học kỹ mới thuật vào sản xuất trên đồng ruộng của mình thì năng suất tăng lên khá nhiều so với hộ không áp dụng. - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
ua đồ thị 7, ta thấy đối với hộ nơng dân áp dụng các mơ hình khoa học kỹ mới thuật vào sản xuất trên đồng ruộng của mình thì năng suất tăng lên khá nhiều so với hộ không áp dụng (Trang 65)
BẢNG 22: SO SÁNH CÁC CHI PHÍ,THU NHẬP VÀ THU NHẬP RÒNG  GIỮA  HỘ  ÁP  DỤNG  VÀ  KHÔNG  ÁP  DỤNG  KHOA  HỌC  KỸ THUẬT MỚI - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
BẢNG 22 SO SÁNH CÁC CHI PHÍ,THU NHẬP VÀ THU NHẬP RÒNG GIỮA HỘ ÁP DỤNG VÀ KHÔNG ÁP DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT MỚI (Trang 66)
Bảng 23: SO SÁNH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH GIỮA HỘ KHƠNG VÀ CĨ ÁP DỤNG KHKT MỚI - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
Bảng 23 SO SÁNH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH GIỮA HỘ KHƠNG VÀ CĨ ÁP DỤNG KHKT MỚI (Trang 69)
Sau đây là bảng so sánh các tỷ số tài chính trước và sau khi áp dụng mơ hình khoa học kỹ thuật mới. - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
au đây là bảng so sánh các tỷ số tài chính trước và sau khi áp dụng mơ hình khoa học kỹ thuật mới (Trang 69)
+ So sánh giá trị tra bảng và giá trị kiểm định - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
o sánh giá trị tra bảng và giá trị kiểm định (Trang 72)
+ So sánh giá trị tra bảng và giá trị kiểm định - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
o sánh giá trị tra bảng và giá trị kiểm định (Trang 76)
Sig<0,05. Sau đây là bảng tổng hợp lại các số liệu đã được xử lý bằng phần mềm SPSS: - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
ig <0,05. Sau đây là bảng tổng hợp lại các số liệu đã được xử lý bằng phần mềm SPSS: (Trang 77)
+ So sánh giá trị tra bảng và giá trị kiểm định - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
o sánh giá trị tra bảng và giá trị kiểm định (Trang 78)
BẢNG 32: TỔNG HỢP CÁC CHỈ SỐ - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
BẢNG 32 TỔNG HỢP CÁC CHỈ SỐ (Trang 80)
Bảng 33: TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TNR TRONG PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUI CỦA VỤ ĐX KHƠNG ÁP DỤNG KHKT MỚI - Tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG pdf
Bảng 33 TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TNR TRONG PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUI CỦA VỤ ĐX KHƠNG ÁP DỤNG KHKT MỚI (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w