1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình hành vi tổ chức

12 362 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 29,44 KB

Nội dung

− Tâm lí học xã hội− Nhân chủng học − Chính trị học  Mô hình Y=fX Y:đối tượng nghiên cứu: + năng suất:hiệu quả,hiệu suất + sự thỏa mãn + sự vắng mặt + thuyên chuyển X:nhân tố ảnh hưởng-

Trang 1

Dark Knight

∗ ∗

IS MINE

Tổng quát môn:Hành vi tổ chức

Chương 1: Tổng quan về hành vi tổ chức

5 phần:

− Khái niệm,vai trò

− Chức năng

− Môn học liên quan

− Mô hình

− Tầm quan trọng và thách thức

 Khái niệm và vai trò của hành vi tổ chức

1. Khái niệm:4 khái niệm

− Tổ chức

− Hành vi

− Hành vi tổ chức

− Quản trị hành vi tổ chức

2. Vai trò:

− Nâng cao hiệu quả quản lý

− Phát huy vai trò con người trong tổ chức

− Khai thác tối ưu nguồn nhân lực

− Phát huy tính sáng tạo

− Tạo mqh gắn bó người và tổ chức

 Chức năng:

− Giải thích

− Dự đoán

− Kiểm soát

 Môn học liên quan:

− Tâm lí học

− Xã hội học

Trang 2

− Tâm lí học xã hội

− Nhân chủng học

− Chính trị học

 Mô hình

Y=f(X) Y:đối tượng nghiên cứu:

+ năng suất:hiệu quả,hiệu suất

+ sự thỏa mãn

+ sự vắng mặt

+ thuyên chuyển X:nhân tố ảnh hưởng-cấp độ cá nhân,nhóm,tổ chức

 tầm quan trọng và thách thức

− xu hướng toàn cầu hóa

− nguy cơ chảy máu chất xám

− đòi hỏi nâng cao năng suất,chất lượng

− đòi hỏi nâng cao kĩ năng người LĐ:các kĩ năng-làm việc nhóm,lên kế hoạch,xây dựng chiến lược,giao tiếp,…

− sự đa dạng của nguồn nhân lực:đa dạng về-văn hóa,chủng tộc,sắc tộc,tôn giáo,…

− khuyến khích đổi mới sáng tạo

Chương 2:cơ sở hành vi cá nhân

4 phần chính:

− đặc tính tiểu sử

− tính cách

− nhận thức

− học tập

 đặc tính tiểu sử:

− tuổi

− giới tính

− số lượng người ăn theo

− thâm niên công tác

− tình trạng gia đình

Trang 3

 tính cách:

− khái niệm:là tổng thể cách thức mà con người phản ứng và tương tác với môi trường

− cơ sở hình thành:di truyền và môi trường

− đặc điểm:độc đáo,riêng có,cá biệt và tương đối ổn định 5 tính cách cơ bản:

+ hướng ngoại:dễ hội nhập,hay nói và quyết đoán

+ hòa đồng:hợp tác và tin cậy

+ chu toàn:trách nhiệm,cố chấp và định hướng thành tích

+ ổn định tình cảm:bình tĩnh,nhiệt tình,tích cực,chắc chắn

+ cởi mở:có óc tưởng tượng,nhạy cảm về nghệ thuật

− mối quan hệ giữa tính cách và kết quả công việc

− thuộc tính tính cách: (6)

+ quan niệm về số phận

+ độc đoán

+ chủ nghĩa thực dụng

+ tự kiểm soát

+ thiên hướng chấp nhận rủi ro

+ tính cách dạng A,tính cách dạng B

− mô hình 6 loại tính cách:

+ thực tế:chân thật,ổn định,chịu đựng tốt phù hợp với công việc mang tính

kỹ thuật cơ khí,công nhân sản xuất

+ điều tra:có óc phán đoán và lập dị phù hợp với công việc của nhà kinh tế,toán học

+ xã hội:dễ thân thiện và hợp tác với công việc của nhà giáo,tâm lý học

+ nguyên tắc:nghiêm nghị,ít linh hoạt phù hợp với công việc kế toán,lập trình

+ táo bạo:tự tin,tham vọng phù hợp với công việc đầu cơ,giám đốc

+ nghệ thuật:có óc tưởng tượng,nhạy cảm,phù hợp với nhạc sĩ,họa sĩ sáng tác

− đánh giá tính cách:3 phương diện:phản ứng và tương tác:

+ cá nhân với trách nhiệm và nghĩa vụ mà họ đảm nhiệm->cá nhân đó là người làm viêc ntn

+ với những người xung quanh:mqh hợp tác cá nhân đó với người khác ntn

+ với chính bản thân mình:cá nhân đó có biết đánh giá đúng mình để hướng đến sự hoàn thiện hơn

 nhận thức

− khái niệm:là quá trình trong đó cá nhân hình thành và diễn đạt những ấn tượng mang tính cảm giác để giải thích về môi trường của họ

Trang 4

− quá trình nhận thức:thế giới khách quan(môi trường)->các tín hiệu->cảm giác->chú ý->nhận thức->thế giới được nhận thức(thực tế)

− các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức: (3)

+ đối tượng nhận thức:chi phối đến điều được nhận thức,đặc biệt khi đối tượng của nhận thức là con người.Có 4 xu hướng xảy ra:

• tương quan vật-nền

• tương tự,tương đồng

• gần nhau về không gian và thời gian

• kết thúc

+ người nhận thức:những đặc tính cá nhân ảnh hưởng mạnh tới nhận thức:thái độ,động cơ,lợi ích,kiến thức và kinh nghiệm

+ thuyết quy kết:

• khi quan sát hành vi một cá nhân,ta cố gắng xác định nguyên nhân

hành vi của họ là từ bên trong hay bên ngoài:

o bên trong:là những hành vi mà cá nhân có thể kiểm soát

o bên ngoài:là kết quả của áp lực từ bên ngoài,con người bị ép buộc,bị đẩy vào ứng xử bởi tình huống

• sự xác định đó phụ thuộc vào 3 nhân tố:

o sự riêng biệt:cá nhân có các hành vi khác nhau hay không trong những tình huống khác nhau.Nếu hành vi của cá nhân là thường xuyên hay không,nếu như không thì là nguyên nhân bên ngoài và ngược lại

o sự nhất trí:nếu tất cả mọi người tronh những tình huống tương tự như nhau phản ứng theo những cách giống nhau.Nếu hành vi thể hiện sự nhất trí cao thì là nguyên nhân bên ngoài,nhất trí thấp là bên trong

o sự nhất quán:một người có những phản ứng giống nhau trong mọi thời điểm.Nếu có sự nhất quán cao thì là nguyên nhân bên

trong,thấp thì là bên ngoài

• sai lầm và thiên vị trong quy kết:

o hạ thấp nhân tố bên ngoài và đề cao nhân tố bên trong khi phán quyết về người khác

o cá nhân trong việc quy thành công của họ cho các nhân tố bên trong,trong khi thất bại của mình là do nhân tố bên ngoài

− thiếu sót thường mắc phải:

• nhận thức có sự lựa chọn

• suy bụng ta ra bụng người

• vơ đũa cả nắm

• sự phiến diện

Trang 5

− ứng dụng cụ thể trong tổ chức:

• phỏng vấn tuyển chọn

• mong đợi phi thực tế

• đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của người lao động

• đánh giá mức độ nỗ lực

• đánh giá sự trung thành với tổ chức

 học tập

− khái niệm: là tất cả những thay đổi trong hành vi mà điều này xảy ra như kết quả của những kinh nghiệm

− đặc điểm:

+ bao hàm sự thay đổi

+ thay đổi luôn,hẳn,không quay trở lại

+ định nghĩa về học tập quan tâm đến hành vi

+ đạt được thông qua kinh nghiệm

+ kiến thức nhận được từ học tập:kiến thức bên ngoài,thông qua bài giảng hoặc giao tiếp với mọi người

+ kiến thức nhận được từ kinh nghiệm:có được từ hành động hay suy nghĩ

và chia sẻ với mọi người bằng quan sát,trải nghiệm

− các mục tiêu học tập: (3) kiến thức,hành vi,thái độ

− lý thuyết học tập: (3)

+ thuyết điều kiện cổ điển:học tập được xây dựng dựa trên mối liên hệ giữa kích thích có điều kiện và không điều kiện

+ thuyết điều kiện hoạt đông:con người hoạt động đạt đến phần thưởng và tránh sự trừng phạt

+ thuyết học tập xã hội:quan sát người khác trở thành mô hình hành vi mỗi

cá nhân giúp đạt được kết quả tốt hơn và tránh được những hành vi

không phù hợp.Diễn ra theo 4 bước:

1. chú ý-quan sát mô hình mẫu

2. tái hiện-nhớ lại những gì mình đã quan sát được

3. thực tập-làm lại những gì mình đã quan sát và nhớ

4. củng cố-động viên để hành vi này thường xuyên lặp lại

− ứng dụng:

+ tăng cường hành vi:củng cố có hệ thống mỗi bước thành công,làm cá nhân đến gần hơn với phản ứng mong đợi

+ củng cố được đòi hỏi để thay đổi hành vi

+ 1 số phần thưởng có hiệu quả hơn phần thưởng khác

+ Thời điểm củng cố ảnh hưởng tới tốc độ học tập và việc thực hiện

+ 4 phương pháp củng cố tăng cường hành vi:

Trang 6

• Củng cố tích cực:khen ngợi những hành vi tốt-làm việc tích cực,đi làm đúng giờ

• Củng cố tiêu cực:nhân viên né tránh ngững vấn đề gây khó khăn cho mình mà nhà quản lý lại bỏ qua

• Phạt:loại bỏ những hành vi không mong đợi trong điều kiện không mấy thiện chí

• Lờ đi:dẹp bỏ hoàn toàn những điều kiện có thể tạo ra những hành vi

mà tổ chức không mong muốn

+ 4 chương trình củng cố tăng cường:

• Củng cố liên tục:củng cố hành vi mong đợi vào tất cả mọi thời điểm khi hành vi đó được thể hiện

• Củng cố không liên tục:hành vi được mong đợi được củng cố thường xuyên đủ để nó lặp lại

• Chương trình khoảng-cố định:phần thưởng được trao theo những khoảng thời gian cố định,bằng nhau

• Chương trình khoảng-biến đổi:phần thưởng được đưa ra sau một

số lượng cố định của phản ứng

+ Điều chỉnh hành vi:áp dụng các khái niệm củng cố đối với cá nhân trong môi trường làm việc

+ 5 mô hình giải quyết vấn đề:

• Nhận dạng những hành vi cốt yếu

• Phát triển những dữ liệu cơ bản

• Nhận dạng những kết cục của hành vi

• Áp dụng những can thiệp

• Lượng giá việc hoàn thiện việc thực hiện

+ Trả công theo sự có mặt:giảm văng mặt bằng việc thưởng cho việc tham gia,không phải sự vắng mặt

+ Kỷ luật người lao động:sử dụng sự trừng phạt có thể có những hậu quả tiêu cực

+ Phát triển các chương trình đào tạo:các phương pháp điều chỉnh hành

vi giúp nâng cao hiệu quả của đào tạo

+ Tự quản lí:giảm nhu cầu của việc kiểm soát giới quản lí từ bên ngoài

Chương 3:cơ sở hành vi cá nhân:thái độ

6 nội dung chính:

− Khái niệm

− Cơ sở của thái độ

Trang 7

− Phân loại thái độ

− Thái độ và sự nhất quán

− Thuyết về sự bất hòa nhận thức

− Đo lường thái độ và hành vi

 Khái niệm: là những thể hiện mang tính đánh giá đối với sự kiện,con người… được ưa thích hoặc k được ưa thích

 Cơ sở của thái độ:hình thành từ sự quan sát và bắt chước

 Phân loại thái độ:liên quan đến công việc 3 loại:thỏa mãn với công việc,gắn bó với công việc,tích cực nhiệt tình với tổ chức

 Thái độ vả sự nhất quán:con người theo đuổi sự nhất quán:

− Trong các thái độ của họ

− Giữa thái độ và hành vi

− Khi không có sự nhất quán,các áp lực xuất hiện đưa cá nhân về tình trạng cân bằng ở đó thái độ và hành vi trở lại nhất quán

− Thực hiện bằng cách:thay đổi thái độ hoặc hành vi

 Thuyết về sự bất hòa:

− Xác định tầm quan trọng của các yếu tố tạo ra sự bất hòa

− Mức độ ảnh hưởng của bản thân đến các yếu tố tạo ra sự bất hòa

− Nhận biết phần thưởng có thể đi kèm với bất hòa

 Đo lường quan hệ giữa thái độ và hành vi

− Nếu có thái độ rõ ràng thì sẽ ảnh hưởng đến hành vi

− Nhận biết được thái độ thông qua hành vi

Chương 4: Động viên

3 nội dung:

− Vai trò

− 1 số thuyết về động viên

− ứng dụng các thuyết động viên

 vai trò:

− khái niệm: là sự sẵn lòng thể hiện ở mức độ cao của những nỗ lực để hướng tới các mục tiêu của tổ chức trên cơ sở thỏa mãn các nhu cầu cá nhân

− quá trinh động viên:6 bước

− vai trò: tạo ra sự thay đổi tích cực trong thái độ và hành vi của con người để thực hiện mục tiêu,và phải tạo ra động lực

+ 4 yếu tố của động lực:được giao quyền,phong cách lãnh đạo phù hợp,1 công việc yêu thích,thu nhập hấp dẫn

Trang 8

+ Chịu tác động và ảnh hưởng của 3 nhóm:người lao động,công việc,tổ chức

− 4 phương pháp động viên

 1 số thuyết về động viên:8 thuyết

− E.R.G(Clayton Alderfer)

− Nhu cầu (David McClelland)

− Thiết lập mục tiêu (Edwin Locke)

− X,Y của Mc.Gregor

− 2 yếu tố của Herzberg

− Mong đợi (Victor Vroom)

− Động lực nội tại

− Công bằng

 ứng dụng:

− thiết kế công việc

− phần thưởng

− sự tham gia của người lao động

− thông qua kỹ thuật khác

− 5 chủ đề đặc biệt trong động viên:động viên:người chuyên nghiệp,người lao động tạm thời,lực lượng lao động đa dạng,người lao động dịch vụ không có

kỹ năng,người lao động thực hiện những công việc lặp đi lặp lại

Chương 5:Ra quyết định cá nhân

5 nội dung chính:

− Tổng quan

− Tiến trình

− Mô hình

− Các phương pháp

− Tham gia của nhân viên

 Tổng quan:

− Khái niệm:là sự lựa chọn 1 p/án trong các p/án để giải quyết 1 vấn đề

− Phân loại:2 loại:theo tính chất,theo mức độ xử lý

 Tiến trình: (2) môi trường,quy trình ra quyết định

 Mô hình: (5)

 Phương pháp: (6) độc đoán,phát phát biểu cuối cùng,nhóm tinh hoa,cố vấn,luật

đa số,nhất trí

 Tham gia của nhân viên:mức độ chấp nhận của nhân viên

Trang 9

Chương 6: Xung đột trong tổ chức

2 dạng hành vi trong nhóm:

− Xung đột và việc thực hiện nhiệm vụ

− Giải quyết xung đột

 Xung đột và việc thực hiện nhiệm vụ:

− Khái niệm:là kết cục xảy ra giữa 2 hay nhiều phía trong quá trình theo đuổi mục tiêu đã đưa ra những hành động không tương đồng phía này cố gắng ngăn chặn hoặc cản trở những nỗ lực của phía khác

− Sự thay đổi tư duy về xung đột:3 quan điểm:truyền thống,quan hệ con người,tương tác

− Các loại xung đột chức năng và phi chức năng

− Độ căng thẳng: (7)

− Quá trình: (4)

− Nguyên nhân: 2 loại: trong nhóm (3),giữa các nhóm (4)

 Giải quyết xung đột: (5)

− Kết cục: 2 loại:thay đổi trong nhóm (3) thay đổi giữa các nhóm (3)

Chương 7: Nhóm và tổ

5 nội dung chính:

− Khái niệm

− Tính chất nhóm(group)

− Tính chất tổ(team)

− Xây dựng nhóm,tổ hiệu quả

− Trao đổi thông tin trong nhóm,tổ

 Khái niệm

− Nhóm: 2 hay nhiều người tác động qua lại,phụ thuộc lẫn nhau.Hiểu biết nhau,có tinh thần đồng đội.Chia sẻ những giá trị vì mục tiêu chung

− Tổ: những nhóm người làm việc và phụ thuộc lẫn nhau trong việc đạt được mục đích chung

 Tính chất nhóm: (3)

− Vì sao cá nhân gia nhập vào nhóm: (6)an toàn,tự trọng,thực hiện mục tiêu,liên minh,xã hội,quyền lực

Trang 10

− Các bước phát triển nhóm: (5) hình thành->bão tố->hình thành chuẩn

mực->thực hiện->tan rã

− Các hiện tượng tâm lí nhóm: (5) lây lan tâm lý,bắt chước,dư luận tập thể,tin đồn,bầu không khí tâm lý

 Tính chất tổ:

− 6 yếu tố hình thành: chuyên môn hóa công việc,bộ phận hóa,hệ thống điều hành,phạm vi kiểm soát,tập quyền và phân quyền,chính thức hóa

 Xây dựng nhóm,tổ có hiệu quả: (3) đặc tính,cách tổ chức,vai trò của trưởng nhóm,tổ để nâng cao hiệu quả hoạt động

 Trao đổi thông tin trong nhóm,tổ: (4) tầm quan trọng của thông tin,truyền đạt thông tin,lắng nghe,phản hồi

Chương 8:Quyền lực,chính trị và ảnh hưởng

4 nội dung chính:

− Khái niệm

− Chính trị và quyền lực

− Các nhóm trong môi trường xã hội

− Các tính chất của nhóm và ảnh hưởng

 Khái niệm:

− Quyền lực:khả năng gây ảnh hưởng tới các quyết định cá nhân hay tập thể

− Chính trị:tất cả những hoạt động,vấn đề gắn với quan hệ giai cấp,dân tộc,quốc gia,các nhóm xã hội xoay quanh vấn đề giành,giữ và sử dụng quyền lực nhà nước

 Chính trị và quyền lực: (3)

− Các loại quyền lực: (4) ép buộc,khen thưởng,hợp pháp,chuyên gia,tham khảo

− Cơ sở của quyền lực:3 cơ sở: chính trị (4) cá nhân (3) vị trí (5)

− Nguyên tắc sử dụng quyền lực: (7)

 Các nhóm trong môi trường xã hội:2 nhóm: chính thức (2) phi chính thức (2)

 Các tính chất của nhóm và ảnh hưởng: (2)

− Lý do phụ thuộc vào nhóm: (4)

− Mô hình hành vi nhóm:

+ Nguồn lực các thành viên:kĩ năng quan hệ,tính cách

+ Cơ cấu nhóm: (6) thành phần,quy mô,các chuẩn mực,tính gắn kết,địa vị,các vai trò

Trang 11

Chương 9:Ra quyết định

3 nội dung:

− Các khái niệm

− Các vấn đề

− Các giải pháp

 Khái niệm: 4 ưu điểm,4 nhược điểm

 Các vấn đề:tư duy nhóm và việc ra quyết định,sự cách ly của nhóm với người ngoài

 Các giải pháp:động não,họp qua mạng

Chương 10: Lãnh đạo

6 nội dung chính:

− Giới thiệu

− Lãnh đạo chính thống và không chính thống

− Lãnh đạo với vai trò quản lý

− Cách tiếp cận chung về lãnh đạo

− Cách tiếp cận ngẫu nhiên về lãnh đạo

− Các lý thuyết khác về lãnh đạo

 Giới thiệu:là quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của cá nhân,nhóm nhằm đạt mục tiêu trong tình huống nhất định

 Lãnh đạo chính thống và không chính thống

 Lãnh đạo với vai trò quản lý: (4)

 Cách tiếp cận chung về lãnh đạo: (4)

 Cách tiếp cận ngẫu nhiên về lãnh đạo: (3)tình huống của FIEDLER,của HERSEY-BLANCHARD,lý thuyết con đường đạt tới mục tiêu

 Các lý thuyết khác về lãnh đạo: (2) cổ điển,cấp bậc nhu cầu của Maslow

Ngày đăng: 07/12/2015, 18:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w