1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986

159 1,9K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tinh Thần Nữ Quyền Trong Văn Xuôi Việt Nam Sau 1986
Định dạng
Số trang 159
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Nghiên cứu tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 sẽ làm rõ những tiền đề xã hội, thẩm mĩ dẫn đến sự xuất hiện tinh thần nữ quyền sau 1986, để tránh sự ngộ nhận cho rằng tin

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Nữ quyền là khái niệm mới được nhắc đến nhiều trong đời sống văn học

nước ta những năm gần đây, cùng với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào nữ quyền thế giới những năm 60 – 70 của thế kỷ XX Tuy nhiên, trên thực tế, trước đó từ rất lâu,

ý thức nữ quyền đã có ở Việt Nam, trong cội nguồn nền văn hóa nông nghiệp lúa nước tôn thờ Mẫu và đã ghi dấu ấn trong suốt tiến trình văn học Việt Nam Khi gặp gỡ bối cảnh khách quan thuận lợi cùng với quá trình vận động nội tại trong đời sống văn học, đáng chú ý là sự xuất hiện và trưởng thành vượt bậc của đội ngũ nhà văn nữ, tinh thần

nữ quyền trở thành một trong những nhân tố chủ đạo chi phối nội dung sáng tác sau

1986 Nghiên cứu tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 sẽ làm rõ những tiền đề xã hội, thẩm mĩ dẫn đến sự xuất hiện tinh thần nữ quyền sau 1986, để tránh sự ngộ nhận cho rằng tinh thần nữ quyền chỉ là sự “mô phỏng”, “bắt chước” văn học nữ quyền thế giới hay một vài xu hướng văn học đang thịnh hành (như linglei) trong những năm gần đây Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài cũng góp phần chỉ ra

sự kế thừa có phát triển, nét tương đồng và bản sắc riêng độc đáo của tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 với tinh thần nữ quyền trong văn học truyền thống và văn học nữ quyền thế giới

1.2 Văn học sau 1986 chứng kiến sự xuất hiện đông đảo và trưởng thành vượt

bậc của các nhà văn nữ Điều này đã làm cho tinh thần nữ quyền trở lại mạnh mẽ chưa từng có trong đời sống văn học Nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề nữ quyền được các nhà văn đặt ra và “trả lời” sâu sắc trong tác phẩm như quan niệm về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong đời sống và trong văn chương; đặc trưng bản thể nữ; vấn đề nhu cầu, quyền lợi của người phụ nữ hiện đại; ý thức nữ quyền trong sáng tạo văn chương; hình ảnh người đàn ông trong xã hội hiện đại… Có thể nói, nữ quyền đã trở thành nguồn cảm hứng quan trọng chi phối diện mạo của văn xuôi Việt Nam giai đoạn này Nghiên cứu tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 sẽ góp phần “trả lời” những câu hỏi này và tiến tới làm sáng tỏ diện mạo cũng như quy luật vận động của văn xuôi Việt Nam sau 1986

1.3 Trên hoạt động sáng tác, các nhà văn sau 1986 đã sáng tạo nên những tác

phẩm chứa đựng tinh thần nữ quyền thực sự có giá trị, cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật Tuy nhiên, trong hoạt động nghiên cứu, phê bình, đi sâu tìm hiểu ý thức nữ quyền trong văn chương lại chưa có nhiều công trình tương xứng Thậm chí,

Trang 2

vẫn còn không ít những cái nhìn giản đơn, ngộ nhận về khái niệm “nữ quyền” trong văn học, về việc xây dựng hình tượng người phụ nữ, về việc đấu tranh cho quyền lợi của người phụ nữ, về thế giới đàn ông qua cái nhìn của các nhà văn nữ Cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu về tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 một cách toàn diện, hệ thống Luận án của chúng tôi thông qua việc minh định khái niệm nữ quyền, tinh thần nữ quyền, phân tích những tiền đề xã hội, thẩm mĩ dẫn đến sự xuất hiện của tinh thần nữ quyền trong văn học Việt Nam sau 1986, làm rõ những biểu hiện của tinh thần nữ quyền trong sáng tác xét trên cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật sẽ góp phần bổ sung những thiếu khuyết đó, giúp người tiếp nhận có cái nhìn đầy đủ, chính xác hơn về tinh thần nữ quyền trong văn học Việt Nam sau 1986.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là tinh thần nữ quyền trong các tác phẩm văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay

Tư, Đỗ Hoàng Diệu và một số tác giả nam như: Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp,

Hồ Anh Thái, Nguyễn Xuân Khánh… Bên cạnh đó, chúng tôi còn tiếp cận với một số tác phẩm của các tác giả văn học nữ quyền Châu Âu, Châu Á với mục đích so sánh, làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 với các tác phẩm văn học nữ quyền thế giới

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận án là nghiên cứu những tiền đề xã hội, thẩm mĩ dẫn đến sự xuất hiện của tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam từ sau 1986, nghiên cứu những biểu hiện của tinh thần nữ quyền trong sáng tác xét trên cả bình diện nội dung

và hình thức thể hiện, từ đó khẳng định tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 là sự kế thừa có phát triển, có bản sắc riêng so với tinh thần nữ quyền trong văn học trước đó

Trang 3

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích như vậy, luận án hướng đến thực hiện bốn nhiệm vụ trọng tâm:

Thứ nhất, minh định khái niệm nữ quyền, tinh thần nữ quyền (bằng việc xác

định nội hàm khái niệm và phân biệt với những khái niệm gần gũi) làm cơ sở cho việc xác định các biểu hiện của tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986

Thứ hai, chỉ ra và phân tích những tiền đề xã hội – thẩm mỹ dẫn tới sự xuất

hiện tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986

Thứ ba, phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản của tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 trên các phương diện: ý thức sáng tạo văn chương; cách tiếp cận và thể hiện hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm; cái nhìn về trật tự nam quyền và người đàn ông

Thứ tư, khám phá một số phương thức nghệ thuật tương ứng với việc thể hiện tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 như: việc lựa chọn và vận dụng

ưu thế của các thể loại sáng tác, việc xây dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật trần thuật thể hiện tinh thần nữ quyền

4 Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó những phương pháp chính là:

- Phương pháp cấu trúc - hệ thống: để xem xét tinh thần nữ quyền một cách toàn diện, trong mối quan hệ với các điều kiện khách quan (lịch sử, xã hội) và chủ quan (bản thân văn học), trong mối quan hệ nội tại giữa các biểu hiện khác nhau của tinh thần nữ quyền, trong sự thống nhất giữa nội dung và hình thức nghệ thuật

- Phương pháp xã hội - lịch sử: để nhìn nhận, đánh giá quá trình phát triển của tinh thần nữ quyền trong văn hóa, văn học dân tộc trong từng bối cảnh lịch sử, xã hội đặc thù

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: để phân tích những biểu hiện của tinh thần

nữ quyền trong sáng tác của từng tác giả cụ thể nhằm khái quát thành những đặc điểm chung, mang tính quy luật trong việc thể hiện tinh thần nữ quyền trong văn xuôi sau 1986

- Phương pháp tiếp cận theo hướng thi pháp học: nhằm làm sáng tỏ những biểu hiện của tinh thần nữ quyền cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật trong sáng tác của một số nhà văn đương đại để khẳng định những đóng góp riêng của họ trong văn xuôi Việt Nam sau 1986

Trang 4

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: để làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa tinh thần nữ quyền trong sáng tác của các nhà văn nữ và nhà văn nam sau 1986, giữa các nhà văn nữ Việt Nam với các tác giả văn học nữ quyền thế giới Từ đó, để khẳng định sự kế thừa chọn lọc và sự phát triển, nét riêng độc đáo của tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986.

- Phương pháp liên ngành: vận dụng kiến thức của Lịch sử, Văn hóa học, Ngôn ngữ học, Tâm lý học để tìm hiểu những biểu hiện của tinh thần nữ quyền trong tác phẩm cả về phương diện nọi dung và hình thức nghệ thuật

5 Đóng góp của luận án

5.1 Trên cơ sở phân tích các tiền đề xã hội, thẩm mĩ của việc xuất hiện tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986, luận án đã khẳng định tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 chịu sự tác động đa dạng, nhiều chiều của cả các nhân tố khách quan (truyền thống văn hóa, văn học dân tộc, chủ nghĩa nữ quyền thế giới, bối cảnh lịch sử xã hội sau 1986) và nhân tố chủ quan (sự vận động, đổi mới nội tại của văn học) Điều này làm cho tinh thần nữ quyền trong văn học Việt Nam sau

1986 có sự hòa hợp Đông – Tây, truyền thống – hiện đại rất rõ

5.2 Luận án đã phân tích biểu hiện của tinh thần nữ quyền trong văn học Việt Nam sau 1986 trên ba phương diện cơ bản: tư duy sáng tác; cách thể hiện hình tượng nhân vật nữ và cái nhìn về trật tự nam quyền Việc phát hiện hai quá trình tưởng chừng mâu thuẫn trong hoạt động sáng tạo của nhà văn nữ (xu hướng bình đẳng trong sáng tạo văn chương và xu hướng khẳng định bản sắc riêng của văn chương giới nữ), việc tiếp cận hình tượng người phụ nữ với góc nhìn mới mẻ hay niềm hy vọng về một sự thay đổi của trật tự nam quyền, nỗi khát khao hòa hợp bản thể nam - nữ… là những điểm mới mẻ của luận án so với các công trình nghiên cứu về tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 Nó khẳng định điểm khác biệt của tinh thần nữ quyền trong văn học Việt Nam so với tinh thần nữ quyền của văn học thế giới

5.3 Từ phương diện hình thức nghệ thuật, luận án đã chỉ ra rằng các thành tố nghệ thuật không phải là sự tồn tại khách quan mà tự bản thân việc lựa chọn các thành

tố nghệ thuật, xử lý nó như thế nào đã có tác dụng rất quan trọng trong việc biểu đạt tinh thần nữ quyền Đồng thời, tinh thần nữ quyền cũng chi phối mạnh mẽ đến hình thức nghệ thuật của tác phẩm như lựa chọn thể loại văn xuôi tự sự và phát huy những

ưu thế của thể loại; thể hiện hình tượng nhân vật trong sự mâu thuẫn, xung đột giới

Trang 5

tính, tập trung khắc họa nhân vật từ nội tâm và ngôn ngữ; việc tổ chức điểm nhìn trần thuật, lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật đa thanh…

5.4 Luận án góp phần làm rõ hơn bức tranh văn xuôi Việt Nam sau 1986 và sẽ

là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu văn học và cho công tác giảng dạy về phái tính và nữ quyền trong văn học

6 Cấu trúc luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm 4 chương:

Chương 1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu nữ quyền trong văn học

Chương 2 Những tiền đề xã hội – thẩm mỹ của sự xuất hiện tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986

Chương 3 Nội dung của tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986Chương 4 Hình thức nghệ thuật thể hiện tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986

Trang 6

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NỮ QUYỀN

TRONG VĂN HỌC

1.1 Khái niệm tinh thần nữ quyền

1.1.1 Khái niệm nữ quyền

Dù đã được bàn đến trong nhiều bài viết nhưng cho đến nay, không nhiều tài liệu giải thích trực tiếp về khái niệm “nữ quyền” Việc đưa ra một định nghĩa thống nhất về “nữ quyền” là một việc làm tưởng chừng không cần thiết, bởi hiểu theo nghĩa

từ nguyên, nếu phân xuất khái niệm thành hai yếu tố: nữ và quyền thì rất đơn giản, “nữ quyền” được hiểu là “quyền của người phụ nữ” Khái niệm này đối lập với “nam

quyền” (quyền lợi của người đàn ông) Từ năm 1981, Hosken và Fran P đã nhận định

nữ quyền là các quyền lợi bình đẳng giới dành cho phụ nữ và trẻ em gái trong nhiều xã hội trên thế giới Các quyền này khác biệt với các khái niệm rộng hơn về quyền con người thông qua các nhận định về thành kiến truyền thống và lịch sử cố hữu chống lại việc thực hiện quyền của phụ nữ và trẻ em gái trong khi thiên vị nam giới và trẻ em trai [143; 10] Ở Việt Nam, ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, Nguyễn Văn Vĩnh –

chủ bút Đông Dương tạp chí thông qua mục Nhời đàn bà (trên Đăng cổ tùng báo và tiếp theo là Đông Dương tạp chí) đã gửi thông điệp: “nữ quyền” chính là sự lên tiếng

của phụ nữ về các vấn đề của mình Khái niệm “nữ quyền” mà ông khơi lên đã phát động một trào lưu bàn về các quyền của phụ nữ mà mục tiêu chính của nó là “phụ nữ nói về phụ nữ”

Trong thời phong kiến, với cả phương Đông và phương Tây, khái niệm “nữ quyền” hiểu theo nghĩa này là do sự chi phối của điều kiện lịch sử Xuất phát điểm, nền văn hóa phương Tây gắn với cuộc sống du mục, coi trọng yếu tố thể lực đã dành nhiều sự ưu ái, quyền lợi cho người đàn ông Nền văn hóa phương Đông sớm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, kỳ thị giới tính của Nho giáo nên cũng áp chế quyền lợi của người phụ nữ về mọi mặt Do vậy, “nữ quyền” nhấn mạnh đến phương diện quyền lợi của người phụ nữ và cuộc đấu tranh đòi nữ quyền chính là đấu tranh cho sự đảm bảo về quyền lợi của người phụ nữ Nếu hiểu như vậy, khái

niệm “nữ quyền” trong tiếng Việt đồng nghĩa với cụm từ women’s right – quyền lợi của phụ nữ trong tiếng Anh Các vấn đề thường liên quan tới khái niệm về quyền nữ

giới gồm các quyền: toàn vẹn và tự chủ thân thể, bầu cử, nắm giữ chức vụ công, làm

Trang 7

việc, nhận mức lương bình đẳng hoặc công bằng, nắm giữ tài sản riêng, tiếp nhận giáo dục, phục vụ trong quân ngũ, ký kết hợp đồng pháp lý, và các quyền trong hôn nhân

và làm mẹ [144]

Tuy nhiên, theo thời gian, khi người phụ nữ không còn bị áp chế về mặt quyền lợi (ở phương Tây hiện nay, pháp luật và xã hội đã dành cho người phụ nữ những quyền lợi riêng Ở các quốc gia Phương Đông như Việt Nam, người phụ nữ cũng được pháp luật bảo hộ quyền lợi) thì khái niệm “nữ quyền” dường như không chú trọng nhiều đến vấn đề “quyền lợi” của người phụ nữ nữa mà đã mở rộng phạm vi so với thời kỳ đầu Trong tiếng Anh, khái niệm “nữ quyền” được dịch tương đương với feminist Feminist gồm 2 yếu tố femi (có gốc female (nữ giới)) và nist (chủ nghĩa) Với khái niệm nữ quyền – feminist này, ý niệm “quyền lợi” bị lu mờ, nhường cho một định hướng khái quát hơn: phương Tây muốn đề xuất một khuynh hướng, một chủ nghĩa lấy người phụ nữ làm trung tâm, làm “trục” để phản ánh thế giới, trái ngược với nam quyền – lấy người đàn ông làm trung tâm Tất cả những gì liên quan đến phụ nữ đều được đề cao, tôn trọng, bảo vệ - đó là nội dung của khái niệm “nữ quyền” theo ý niệm của phương Tây Chúng tôi cho rằng, cách hiểu này khá phù hợp với bối cảnh hiện nay, khi những vấn đề xoay quanh người phụ nữ đã trở nên vô cùng phong phú, phức tạp

Trong nghiên cứu, phê bình văn học sau 1986, chúng tôi thấy khái niệm “nữ quyền” thường được nhắc đến cùng với hai khái niệm khác là “phái tính” và “nữ tính” Phái tính “chỉ sự liên kết giữa giới và những bản tính đặc trưng cho từng phái riêng biệt và nó không ngừng được nhận diện trong đời sống cũng như trong tất cả các ngành khoa học”[141; 10] Nguyễn Thị Thanh Xuân trong luận án Tiến sỹ của mình

đã đề xuất công thức: “Phái tính = phái (gender) + giống/giới/giới tính (sex) Như vậy, phái nam = nam giới (the male sex) + masculinity (tính nam/bản tính nam); phái nữ =

nữ giới (the fair sex) + femility (tính nữ/bản tính nữ)” [141; 10] Công thức này cho thấy phái tính là sự tổng hợp những đặc điểm tự nhiên, sinh học (giống) và những đặc điểm xã hội, tính cách… của từng giới cụ thể

Theo công thức này, nữ tính cũng là một phần của phái tính Nữ tính là tính chất, đặc điểm của giới nữ, nhằm phân biệt với nam tính – tính chất/đặc điểm của giới nam Nữ tính không đơn thuần chỉ là tính cách mà nó gồm tất cả các biểu hiện toát lên đặc trưng của giới nữ (ví như hành động, ngôn ngữ, trang phục, ngoại hình) Tuy nhiên, hiện nay chúng ta không dùng nữ tính với nghĩa bao hàm tất cả tính chất, đặc

Trang 8

điểm của giới nữ mà chỉ dùng để gọi những tính chất đặc trưng (chủ yếu về tính cách, tâm hồn) như: dịu dàng, giàu tình cảm, đảm đang, chịu thương chịu khó, cam chịu, giàu đức hy sinh… Nhiều khi, nữ tính được dùng như một tính từ (“rất nữ tính”, “giàu

nữ tính”) khi ngợi ca người phụ nữ hội tụ được những nét đẹp đặc trưng, điển hình trong tính cách của giới nữ

Như vậy, nếu nữ tính nhấn mạnh đến thuộc tính tính cách đặc trưng của giới

nữ, phái tính nhấn mạnh đến đặc điểm giới tính thì nữ quyền là khái niệm có nội hàm khác hẳn Đây là một chủ trương, một cách tiếp cận về người phụ nữ theo hướng tôn trọng, đề cao, xem người phụ nữ là trung tâm của sự phản ánh, đánh giá về hiện thực Tuy nhiên, nữ quyền lại có mối liên hệ mật thiết với hai khái niệm còn lại Để khẳng định bản sắc, giá trị riêng của giới nữ, nữ quyền thường chủ trương nhấn mạnh đến sự khác biệt phái tính và đề cao nữ tính – phẩm chất tính cách tốt đẹp đặc trưng của nữ giới, tạo nên sự khác biệt của họ so với nam giới

Đặt trong bối cảnh văn hóa xã hội nói chung và sự phát triển của văn học hiện nay, theo chúng tôi, không chỉ hiểu khái niệm nữ quyền như là sự bó hẹp của nội dung

“quyền lợi của người phụ nữ” mà còn hiểu đó chỉ một cách nhìn nhận về người phụ nữ theo hướng trân trọng, đề cao Có như vậy, bản thân khái niệm “nữ quyền” mới theo kịp với sự biểu hiện nội dung “nữ quyền” phong phú, đa dạng hiện nay của văn học

1.1.2 Khái niệm tinh thần nữ quyền

Trong phạm vi luận án, chúng tôi sử dụng khái niệm “tinh thần nữ quyền” thay

vì “cảm hứng nữ quyền” hay “phong trào nữ quyền” Sự gặp gỡ của ba khái niệm này

là đã rõ: xem những vấn đề liên quan đến người phụ nữ là trung tâm luận Tuy nhiên, khi sử dụng khái niệm “phong trào nữ quyền” thì vô hình trung, chúng ta phải thừa nhận có sự tồn tại của một phong trào nữ quyền với sự huy động lực lượng lớn, sức ảnh hưởng mạnh mẽ với tuyên ngôn, tôn chỉ, mục đích rõ ràng như Chủ nghĩa nữ quyền ở phương Tây những năm 60, 70 của thế kỷ XX Trong khi đó ở Việt Nam, cho đến nay, chưa thực sự có phong trào nữ quyền theo những tiêu chí này Dù có những lúc nữ quyền trở thành một trong những vấn đề trung tâm của văn học, thu hút đông đảo lực lượng sáng tác, nghiên cứu, luận bàn về nó (ví như nữ quyền đầu thế kỷ XX hoặc sau 1986) nhưng ở Việt Nam chưa có sự đề xuất tuyên ngôn, tôn chỉ, mục đích của phong trào nữ quyền một cách tập trung và hệ thống

Có nhiều nhà nghiên cứu dùng khái niệm “cảm hứng nữ quyền” để nghiên cứu văn học nữ quyền sau 1986 ở Việt Nam Đặc trưng của “cảm hứng” là để chỉ nguồn

Trang 9

cảm xúc mạnh mẽ khơi gợi sự sáng tạo Nhưng “cảm hứng” chỉ tồn tại trong một giai đoạn, gắn với những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể Đối với văn học Việt Nam giai đoạn sau 1986, chúng tôi không phủ nhận việc hoàn toàn có thể dùng khái niệm “cảm hứng nữ quyền” bởi nó cũng gắn với những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể, xuất hiện trong một giai đoạn nhất định và chi phối khá mạnh mẽ đến đời sống văn học Tuy nhiên, nếu dùng khái niệm “cảm hứng nữ quyền” thì chúng tôi thấy chưa thiết lập mối liên hệ gắn bó lâu dài giữa cảm hứng nữ quyền trong văn hóa, văn học truyền thống với văn học sau 1986 – trong khi “nữ quyền” đã và luôn là một dòng chảy liên tục, có

kế thừa và phát triển từ truyền thống đến hiện tại

Trong phạm vi luận án, chúng tôi đề xuất khái niệm “tinh thần nữ quyền” trong khi nghiên cứu văn học sau 1986 Các nhà triết học duy vật biện chứng hiện đại đã khẳng định rằng: tinh thần, theo nghĩa rộng của từ là một khái niệm đồng nhất với cái quan niệm, với ý thức là hình thức hoạt động tâm lý cao nhất; theo nghĩa hẹp của từ thì đồng nghĩa với khái niệm tư duy Trong sự đối lập với thể xác, tinh thần được xem là toàn bộ thế giới bên trong của con người, từ tư duy đến cảm xúc (thậm chí có cả yếu tố tiềm thức, bản năng) Tinh thần là sự kết hợp của cả tư duy, tri giác, trí nhớ, cảm xúc, ý muốn và trí tưởng tượng… của chủ thể Vì vậy, trong khi cảm hứng nữ quyền chỉ thiên về yếu tố cảm xúc, ý thức nữ quyền nhấn mạnh đến yếu tố tư duy, nhận thức của chủ thể sáng tác thì tinh thần nữ quyền được hiểu là toàn bộ cách nhà văn tư duy, tưởng tượng, thể hiện cảm xúc, mong muốn của mình khi lựa chọn nhân vật nữ là trung tâm của sự phản ánh (thế giới chủ quan và khách quan) trong tác phẩm

Nếu cảm hứng nữ quyền nhấn mạnh đến sự xuất hiện của một nguồn cảm xúc mạnh mẽ thúc đẩy sự ra đời của tác phẩm văn học nhưng lại chỉ tồn tại “nhất thời” trong một giai đoạn văn học nhất định thì tinh thần nữ quyền lại là cái ngấm sâu trong văn hóa, văn học, trong tâm thức của dân tộc Chúng ta có thể tìm thấy nó trong tín ngưỡng, trong hội họa, điêu khắc, âm nhạc, trong di sản vật thể và phi vật thể… Nó có cội rễ sâu xa từ truyền thống Dù có lúc trở thành “cảm hứng” hoặc không nhưng nó vẫn luôn là một “dòng chảy” không dứt, tiếp nối từ văn học dân gian đến văn học đương đại

Tất nhiên, việc minh định, vạch ranh giới thật rõ ràng ba khái niệm này không

phải là điều đơn giản, nhất là đối với hai khái niệm cảm hứng nữ quyền và tinh thần

nữ quyền Hiện nay, trong giới sáng tác và nghiên cứu, phê bình, hai khái niệm này

vẫn được dùng đồng thời và có thể thay thế cho nhau Chúng tôi thiết nghĩ, việc lựa

Trang 10

chọn sử dụng khái niệm nào cần tùy vào góc độ tiếp cận của người nghiên cứu vấn đề, không nên áp đặt máy móc ở việc lựa chọn, sử dụng khái niệm trong trường hợp này.

1.1.3 Những biểu hiện của tinh thần nữ quyền trong văn chương

Loài người khởi đầu lịch sử của mình bằng chế độ mẫu hệ nhưng dần dần, người đàn ông với những thế mạnh về sinh lý, sức mạnh (thể xác và tinh thần), khả năng hoạt động hướng ngoại, ưu thế về thu nhập kinh tế… đã vươn lên làm chủ gia đình và xã hội Nam quyền suốt trong một thời gian dài không chỉ được củng cố bằng các thiết chế xã hội mà nó còn in sâu vào tâm lí, quan niệm của nhân loại như một điều hiển nhiên

Sự thống trị của nam quyền, một mặt đã có tác dụng tích cực trong việc duy trì

sự ổn định và phát triển xã hội nhưng mặt khác, sự thống trị hà khắc của nó đã gây không ít khó khăn cho cuộc sống của người phụ nữ Chính vì vậy, cuộc đấu tranh đòi quyền lợi của người phụ nữ đã diễn ra dưới nhiều hình thức và mức độ suốt trong thời trung đại Đến Cách mạng tư sản Pháp thời cận đại (cuối thế kỷ XVIII), nó đã bùng nổ

mạnh mẽ, thành một phong trào rầm rộ với tên gọi là Chủ nghĩa nữ quyền (Feminism)

Đến thời kì hiện đại, sự phát triển về mọi mặt của xã hội đã làm cho nhân loại ngày càng ý thức rõ hơn về khả năng và vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội Phong trào nữ quyền ngày càng được khẳng định mạnh mẽ, không chỉ trên các lĩnh vực chính trị, văn hoá xã hội mà còn len lỏi vào văn học, trở thành cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt của nhiều nền văn học trên thế giới

Do vậy, có thể chủ trương khẳng định vai trò, vị trí, khả năng và quyền lợi của người phụ nữ đã được manh nha từ rất lâu (đồng hành với chế độ phụ quyền) nhưng

“nữ quyền” với tư cách là một khái niệm chỉ được xuất hiện chính thức cùng với Chủ nghĩa nữ quyền (Nữ quyền luận) ở phương Tây.

Trên lĩnh vực văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị, nội dung chính của “nữ quyền” thể hiện trên một số điểm chính: xem phụ nữ là đối tượng trung tâm, quan trọng của cuộc đấu tranh nữ quyền; mục đích chính của phong trào nữ quyền là đòi quyền bình đẳng giới, đòi giải phóng người phụ nữ khỏi ràng buộc, hệ lụy từ nam quyền; đấu tranh cho bình đẳng giới tính xoay quanh các nội dung chính như: đòi xem xét lại khái niệm đàn ông và đàn bà, quyền có địa vị, quyền được kính trọng, quyền hành trong gia đình, quyền chính trị, quyền theo đuổi nghề nghiệp, quyền được hưởng những lợi ích giáo dục, quyền bình đẳng trong các vấn đề pháp luật như li dị, phân chia tài sản… Phong trào nữ quyền còn đề cao giá trị, vẻ đẹp của người phụ nữ ở mặt hình thể, tâm

Trang 11

hồn và trí tuệ, thừa nhận khả năng vô tận của người phụ nữ không chỉ trong gia đình

mà còn đối với các vấn đề xã hội…

Trong hoạt động phê bình văn học, tinh thần nữ quyền thể hiện qua phong trào

phê bình nữ quyền Tuy Giới tính thứ hai của Simone de Beauvoir xuất bản năm 1949

được xem là công trình mở đầu của phê bình nữ quyền nhưng lý luận phê bình nữ quyền bắt đầu thịnh hành từ đầu thập niên 70 Trên cơ sở khẳng định kinh nghiệm văn học và kinh nghiệm xã hội của nữ giới, các nhà phê bình nữ quyền chủ trương dù là nam hay nữ, hãy “lấy thân phận của phụ nữ để đọc” tác phẩm văn học mới phát hiện được những vấn đề tiềm ẩn cả hai mặt văn học và chính trị Các cây bút nữ “không chỉ chống lại mọi hình thức áp chế của nam giới mà còn phải cố gắng xác lập một thứ mỹ học riêng của nữ giới, từ đó thiết lập nên những điển phạm riêng, xây dựng nhiều tiêu chí riêng trong việc cảm thụ và đánh giá lại các hiện tượng của văn học” [91] Bằng lý

lẽ sắc bén và lập luận riêng của mình, các nhà nữ quyền luận nhằm đến mục tiêu “cố gắng phát hiện và tái hiện các tác phẩm của phụ nữ qua đó, đánh giá phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm ấy, tìm hiểu xem những tác phẩm ấy đã phản ánh quan hệ nam nữ ra sao và những yếu tố liên quan đến tâm lý, huyền thoại của người phụ nữ như thế nào trong văn học” [91] Bên cạnh xu hướng “lấy cái nhìn của phụ nữ để đọc tác phẩm”, các nhà phê bình nữ quyền cũng tập trung khẳng định khả năng và bản sắc riêng của văn chương nữ giới Điểm trọng tâm trong lý thuyết nữ quyền của Hélène Cixous là mối quan hệ giữa giới tính và diễn ngôn, từ đó hình thành nên ý niệm về

phong cách tu từ riêng của nữ giới, về một lối viết nữ (L’écriture féminine) Theo bà,

nhà văn nữ bằng lối biểu đạt đặc thù đã phá vỡ những công thức “chuẩn mực” trong diễn ngôn nam giới Gặp gỡ quan điểm của Hélène Cixous, phê bình nữ quyền ở Mỹ

và Ý cũng tập trung khẳng định đặc trưng lối viết nữ trong hệ thống từ ngữ, ngữ pháp, cấu trúc và cách thức diễn đạt… Lý thuyết phê bình nữ quyền là động lực thúc đẩy các thế hệ nhà văn nữ từ bỏ lối viết phụ thuộc vào nam giới để tạọ nên diễn ngôn độc lập của giới mình

Trong sáng tác, tinh thần nữ quyền biểu hiện khác nhau trong văn học phương Đông và phương Tây Bởi phương Đông và phương Tây có cách nhìn nhận riêng về vị trí, vai trò, quyền lợi của người phụ nữ và truyền thống thể hiện hình tượng người phụ

nữ trong văn chương mỗi khu vực khác nhau Tuy nhiên, có thể khái quát một số nội dung nổi bật của tinh thần nữ quyền trong sáng tác như sau:

Trang 12

Từ phương diện sáng tạo, văn chương nữ quyền đặt ra vấn đề phải nhìn nhận lại về nhân vật nữ trong văn học Nếu trước đây, văn xuôi viết về người phụ nữ

thường theo hướng phê phán hay ngợi ca từ góc nhìn đạo đức, sử dụng nhân vật nữ để chuyển tải một quan niệm hay tư tưởng thì ngày nay, người phụ nữ phải được nhìn nhận như một khách thể thẩm mĩ độc lập, như một thế giới riêng, hấp dẫn mà văn học nghệ thuật cần khám phá và lý giải

Bên cạnh đó, thông qua sáng tác, các nhà văn đặt ra vấn đề phải nhìn nhận lại vai trò của người phụ nữ trong xã hội và gia đình Họ không chỉ thực hiện thiên chức

sinh con đẻ cái, tề gia nội trợ như phụ nữ truyền thống mà họ còn có khả năng đứng ra gánh vác việc mưu sinh nuôi sống gia đình và đóng góp cho sự phát triển của xã hội Thời hiện đại, người phụ nữ tuy vẫn còn mối quan hệ gắn kết với gia đình nhưng họ không còn phụ thuộc quyền lợi kinh tế và chính trị vào người đàn ông Vì vậy, họ không còn nấp bóng “tùng quân” mà đã tách ra thành một chủ thể mạnh mẽ, độc lập

Thông qua cảm hứng nữ quyền, các nhà văn còn đặt ra vấn đề phải có một cách nhìn mới về phẩm chất, giá trị của người phụ nữ Vẻ đẹp hình thể cũng là một giá trị

cần được nhìn nhận và tôn vinh bên cạnh các phẩm chất tâm hồn, tính cách của người phụ nữ Bên cạnh đó, cách nhìn mới về phẩm chất của người phụ nữ còn đòi hỏi xã hội không chỉ chấp nhận, đồng tình, ngợi ca những phẩm chất thiên tính nữ tốt đẹp của người đàn bà mà còn phải chấp nhận những thói tật đời thường, những hạn chế của họ Cần phải nhìn nhận giá trị của họ với tư cách là một người đàn bà bình thường với những phần tốt đẹp và xấu xa, phần xã hội và bản năng, phần vị tha và ích kỉ chứ không phải là một “tượng thánh” hay trách nhiệm làm vợ, làm mẹ

Nhưng nổi bật nhất, theo chúng tôi, văn chương nữ quyền đã đặt ra vấn đề

trung tâm đó là phải chấp nhận người phụ nữ như một chủ thể chủ động, tích cực và

độc đáo trong công việc, trong tình yêu và tình dục Họ có thể có những phút giây nổi loạn, vượt qua sự kiềm tỏa của đàn ông, của lễ giáo, luật tục nhưng chỉ có chấp nhận

họ sống như một chủ thể, chúng ta mới trả họ về bản chất của quyền được làm một người đàn bà đích thực

Như vậy, nhìn chung, trong văn học, tinh thần nữ quyền biểu hiện ở khuynh hướng xem phụ nữ là đối tượng trung tâm của văn học; đấu tranh cho quyền sống, quyền được yêu, được hưởng tự do, hạnh phúc của người phụ nữ; phản ánh và lên án tình trạng mất bình quyền nam nữ; đề cao vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của người phụ

Trang 13

nữ; lấy cái nhìn của phụ nữ làm căn cứ nhìn nhận và đánh giá hiện thực; khẳng định khả năng và bản sắc riêng của văn chương nữ giới…

Tinh thần nữ quyền trong văn học đã xuất hiện ở Việt Nam từ khá sớm (từ văn học dân gian) nhưng mới chỉ dừng lại ở những biểu hiện đơn lẻ, mang nhiều tính chất cảm tính Phải đến văn học sau 1986, nữ quyền mới xuất hiện trở lại với tư cách là một trong những cảm hứng trung tâm của văn học thời đại mới, với một hệ thống những biểu hiện rõ ràng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Việc “đòi quyền lợi” cho người phụ nữ cũng không còn chung chung là đòi quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc, tình yêu như trước mà đã có những biểu hiện mới, cụ thể hơn như: quyền bình đẳng trong tình dục, bình đẳng ngôn ngữ, quyền được tôn trọng, quyền thoả mãn những nhu cầu, sở thích cá nhân… Hơn thế, cảm hứng nữ quyền trong văn học còn có một số biểu hiện cực đoan như xu hướng “hạ bệ”, phủ nhận vai trò của nam giới, xác lập lại vai trò làm chủ của giới nữ, đề cao “nữ quyền” thái quá Những biểu hiện này cho thấy cảm hứng nữ quyền trong văn học đương đại Việt Nam chưa định hình bền vững

mà vẫn đang trong quá trình vận động cùng sự phát triển của xã hội và tư duy của nhà văn

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Tình hình nghiên cứu về nữ quyền trong văn học Việt Nam trước 1986

Phong trào nữ quyền trên thế giới đã phát triển qua ba giai đoạn, khởi nguồn từ cuối thế kỷ XVIII và kéo dài đến nay Tuy nhiên, do sự chi phối của các điều kiện lịch

sử, xã hội, Chủ nghĩa nữ quyền thế giới chỉ thực sự ảnh hưởng sâu sắc đến nước ta bắt đầu những năm đầu thế kỷ XX (khi nước ta đã “vùng thoát” khỏi sự lệ thuộc lâu dài vào Nho giáo và phong kiến Trung Hoa, bắt đầu giai đoạn hội nhập hiện đại với văn hóa Phương Tây) Trào lưu này đã có tác động không nhỏ đến dư luận Việt Nam Kể

từ giữa những năm 1920, các bài viết về tấm gương phụ nữ thế giới đã liên tiếp được

giới thiệu trên: Đăng cổ tùng báo, Đông Dương tạp chí, Nam phong, Phụ nữ tân văn… Ý thức phái tính được đánh thức bởi một số nữ sĩ tiên phong cổ súy phong trào

nữ quyền qua hoạt động báo chí và văn học như Hằng Phương, Sương Nguyệt Anh, Phan Thị Bạch Vân Việc giới thiệu và cổ súy cho ý thức nữ quyền trên báo chí đã thúc đẩy việc nghiên cứu ý thức nữ quyền trong văn chương

Ở Việt Nam, ngay những năm đầu thế kỷ XX, đã có một số tác giả nghiên cứu

về vấn đề ý thức nữ quyền trong văn học như: Phan Khôi có các bài: Về văn học của phụ nữ Việt Nam (Phụ nữ tân văn, số 1, 2/5/1929); Văn học với nữ tánh (Phụ nữ tân

Trang 14

văn, số 2, 9/5/1929); Văn học của phụ nữ nước Tàu về thời kỳ toàn thạnh (Phụ nữ tân văn, số 3, 16/5/1929); Theo tục ngữ phong dao xét về sự sanh hoạt của phụ nữ nước ta (Phụ nữ tân văn, từ số 5 đến số 18, năm 1929); Nguyễn Thị Kiêm có bài Nữ lưu và văn học đăng trên Phụ nữ tân văn, số 131, ngày 26/5/1932; Hoàng Ngọc Phách có bài Văn chương nữ giới – Cái hại văn cảm đối với nữ học sinh trên Tạp chí Nam Phong,

số 41/1920 Trong số đó, Phan Khôi nổi lên như một nhà lập thuyết đầu tiên cho ý thức nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỷ XX Từ những năm 1929, 1930, khi Phan Khôi mở

chuyên mục “Văn học với nữ tánh” trên tờ Phụ nữ tân văn thì lần đầu tiên trong lịch

sử nước nhà, phụ nữ trở thành trung tâm của cuộc bàn luận văn chương Phan Khôi đã khẳng định ý nghĩa, vai trò và tiềm năng của nền văn học nữ lưu Thế nhưng, họ chưa

đủ sức tạo nên một nền văn học của giới mình do sự tham gia còn “khiêm tốn” trong lĩnh vực văn học Trên cơ sở đó, Phan Khôi đã “cổ súy mạnh mẽ việc đào tạo học vấn cho người phụ nữ để họ thoát khỏi sự đói nghèo thi ca và tri thức, nghĩa là giải quyết đến triệt để cội rễ sinh ra sự bất bình đẳng của phụ nữ trong đời sống nói chung và trong lĩnh vực văn hoá nói riêng” [124] Theo ông, phụ nữ có nhiều điểm thích hợp với văn học hơn nhà văn nam như “tánh trầm tĩnh, nhẫn nại” Hơn nữa, “văn học chuyên trọng về đường tình cảm” mà đàn bà “là giống có tình cảm nhiều hơn đờn ông” [49] Phan Khôi khẳng định phụ nữ nên tham gia vào sáng tác văn học và có thể tạo nên một nền văn học vững chãi, dày dặn, có giá trị cho giới của mình Phan Khôi “nhận ra sự khác biệt giữa tính chủ thể và tính khách thể trong sáng tác văn chương, sự khác biệt giữa cách thức biểu hiện của tác giả nam khi nhận diện người phụ nữ như một đối tượng sáng tác và tác giả nữ viết về chính mình trong vai trò chủ thể” [124]

Bên cạnh Phan Khôi, còn có nhiều cây bút nữ như Manh Manh nữ sĩ, Vân Hương nữ sĩ, Nguyễn Thị Hồng Đăng, Lệ Hương, Lê Thị Huỳnh Lan, Đạm Phương

nữ sĩ, Phan Thị Bạch Vân, Bùi Thị Út… bàn về nữ quyền trong văn học Nguyễn Thị Kiêm trong bài diễn thuyết nhằm khẳng định vai trò của người phụ nữ đối với văn chương và tri thức của nhân loại đã đưa ra những dẫn chứng khẳng định vai trò to lớn của nữ giới trong phong trào sáng tác, học thuật ở các quốc gia tiên tiến Đáng chú ý là

ở đầu thế kỷ XX, Nguyễn Thị Kiêm đã từng vạch ra những ranh giới tạo nên sự khác biệt về giới trong hành trình sáng tác văn học với các cặp đôi khái niệm: khách quan – chủ quan, nam hóa - nữ hóa và luận giải rằng phụ nữ muốn thay đổi địa vị của mình trong các thang bậc của đời sống thi ca thì phải vượt qua ranh giới của sự khác biệt ấy, nhưng đồng thời vẫn giữ bản sắc giới tính của mình Điều này ảnh hưởng đậm nét tư

Trang 15

tưởng của Chủ nghĩa nữ quyền thế giới và khá tương đồng với tư duy sáng tác của các nhà văn nữ hiện nay

Nhìn chung, trong những bài nghiên cứu đầu thế kỷ XX, những nội dung cơ bản nhất của ý thức nữ quyền trong văn học đã được các tác giả đề cập đến Tuy nhiên, các bài viết mới chỉ dừng lại ở việc đặt vấn đề, nêu ý kiến riêng sơ lược chứ chưa có ý thức đi sâu nghiên cứu

Từ năm 1945 đến 1975, do phải tập trung cho nhiệm vụ cứu nước nên các bài viết tuy có đề cao, nhấn mạnh vai trò, hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm văn chương nhưng không phải với ý thức nhấn mạnh nữ quyền mà chủ yếu để ngợi ca, đề cao vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” Đáng

chú ý trong thời gian này là công trình Hồ Xuân Hương với các giới phụ nữ và văn học (Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội) của nhà nghiên cứu Văn Tân (1957), trong đó có đề

cập đến một số nội dung liên quan đến vấn đề giới tính, ý thức nữ quyền trong thơ Hồ Xuân Hương

Như vậy, một cách khái quát, trước 1986, vấn đề nữ quyền đã được nghiên cứu nhưng mới chỉ bó hẹp trong một phạm vi nhỏ hẹp (gắn với bài viết của một số trí thức Tây học như Phan Khôi, Nguyễn Thị Kiêm trên một số tờ báo) Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung khai thác ảnh hưởng (tích cực và tiêu cực) của chủ nghĩa nữ quyền đối với văn hóa, văn học (trong số đó không ít những tư tưởng cực

đoan, phiến diện, thiếu thiện cảm như bài Văn chương nữ giới – Cái hại văn cảm đối với nữ học sinh của Hoàng Ngọc Phách trên Tạp chí Nam Phong, số 41/1920) mà

chưa bàn sâu về đặc trưng của văn học nữ quyền Sự “chừng mực” này có thể do một

số nguyên nhân như: tâm lý e ngại, “tòng thuộc” trước ảnh hưởng sâu sắc của một nền văn học cổ súy cho nam quyền đã tồn tại quá lâu; sự hạn chế trong việc truyền bá chủ nghĩa nữ quyền vào nước ta những năm đầu thế kỷ XX.; những tác động từ bối cảnh lịch sử, xã hội (nhiệm vụ kháng chiến)… Chỉ khi những rào cản này được “giải phóng” thì mới tạo nên những bước đột phá trong việc nghiên cứu chủ nghĩa nữ quyền nói chung và văn học nữ quyền ở nước ta nói riêng

1.2.2 Tình hình nghiên cứu về nữ quyền trong văn học Việt Nam sau 1986

Sau 1986, tư tưởng bình quyền nam nữ, giải phóng phụ nữ cùng những tác phẩm kinh điển của văn học nữ quyền thế giới đã có điều kiện xâm nhập sâu rộng vào nước ta Sự phát triển, nở rộ của ý thức nữ quyền trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội đã tác động không nhỏ đến việc nghiên cứu về nữ quyền trong văn học

Trang 16

ở Việt Nam.

Về phương diện sáng tạo, rất nhiều nhà nghiên cứu đã nhìn thấy ở đội ngũ các nhà văn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay một khả năng riêng trong việc biểu đạt nội dung

và sáng tạo hình thức biểu hiện so với các nhà văn nam Ngay từ năm 1988, trong

cuốn Tổng quan văn học miền Nam, Võ Phiến đã nhìn nhận lại và phát hiện ra sự xuất

hiện và lấn át của văn học nữ miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 với chất đặc thù:

“Đứng về phương diện phái tính, văn học Miền Nam thời kỳ 54-75 càng ngày càng

nghiêng về nữ phái… Thoạt đầu trên văn đàn nghe tiếng ồm ồm, cuối cùng nghe ra éo éo” [89] Anatoli A.Sokolov trong bài viết Văn hóa và văn học Việt Nam trong những năm đổi mới (1986 - 1996) đã đánh giá: “Văn xuôi nữ dám trình diện mình thực sự

gây niềm lạc quan, trở thành một hiện tượng thực thụ của văn học Việt Nam hiện thời… Chính các tác giả này sẽ quy định tương lai văn học Việt Nam và sự phát triển sau này của nó” [1]

Trên Tạp chí Văn học, số 6, (1996), Vương Trí Nhàn đã tập hợp ý kiến của các

cây bút phê bình Đặng Anh Đào, Văn Tâm, Vương Trí Nhàn, Lại Nguyên Ân, Phạm Xuân Nguyên, hai nhà văn Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo, hai nhà thơ Ngô Thế Oanh, Đặng Minh Châu trao đổi xoay quanh vấn đề sáng tác của các nhà văn nữ hiện nay Các nhà phê bình và những người cầm bút cũng dựa trên đặc trưng tính nữ để lý giải hiện tượng các nhà văn nữ xuất hiện rầm rộ và nhanh chóng bắt kịp nhịp thời đại, đạt được những thành tựu mới mẻ như hiện nay Vương Trí Nhàn nhận định: “Hình như

do sự nhạy cảm riêng của mình, phụ nữ bắt mạch thời đại nhanh hơn nam giới” Phạm Xuân Nguyên cũng nêu ý kiến: “Các nhà văn nữ hiện nay khá đa dạng, mỗi người có một gam riêng chứ không thuần túy bản năng như có người nghĩ”

Tác giả Nguyễn Văn Trường trong bài viết “Có phải nhà văn nữ viết hay hơn

các quý ông?” (Báo An ninh thế giới số 34, tháng 5/2004) đã đưa ra một thông tin khá

thú vị: khi thăm dò dư luận thì người đọc đã thực sự tin tưởng và yêu mến những trang văn của các nhà văn nữ hơn rất nhiều những gì do quý ông viết ra

Trong Lời giới thiệu Tuyển văn các tác giả nữ Việt Nam, Bùi Việt Thắng đã

phát hiện tinh thần nữ quyền trong sáng tác của các cây bút nữ thể hiện chính ở tính

chất nữ tính trong sáng tác của họ: “Trên những trang viết của họ ta tiếp nhận được

một nữ tính phức tạp hơn nhưng đồng thời cũng phong phú hơn những gì ta đã vẫn

quan niệm trong quá khứ” Cũng Bùi Việt Thắng trong Tản mạn về truyện ngắn của những cây bút Nữ trẻ đã một lần nữa khẳng định tính chất “nữ tính” (một biểu hiện

Trang 17

đặc trưng của tinh thần nữ quyền) trong sáng tác của họ: ““Nữ tính” của những cây bút

nữ trẻ phát lộ rất rõ trong sự quyết liệt đấu tranh giành giữ tình yêu và sự bình quyền trong tình cảm”

Từ 1986 đến nay, cùng với sự xuất hiện của các tác phẩm văn học chứa đựng tinh thần nữ quyền, các bài phê bình nhấn mạnh đến ý thức nữ quyền trong văn học cũng trở nên quen thuộc hơn Trước tiên, chúng tôi muốn đề cập đến một số bài viết của các tác giả Việt Nam đề cập đến vấn đề nữ quyền như một xu hướng nổi bật trong văn học như: “Mỹ học tính dục và cuộc phiêu lưu giải phóng thiên tính nữ trong văn học nghệ thuật” của tác giả Tuấn Anh trên wesite: www.vietvan.net; “Nữ quyền luận

và đồng tính luận” của tác giả Nguyễn Hưng Quốc, trên website: www.tienve.org;

“Siêu lí đàn bà nhìn từ góc độ nữ giới”, của tác giả Trần Huyền Sâm trên website:

www.vanhoahoc.edu.vn; mục viết về phê bình nữ quyền trong Tuyển tập Lý luận văn học hiện đại phương Tây (Phương Lựu)… Trên website www.damau.org đã dành hẳn một chuyên mục về Văn học nữ quyền để tập hợp những bài viết có liên quan đến lý

thuyết nữ quyền và ứng dụng lý thuyết vào nghiên cứu văn học Trong đó, một số bài

viết có giá trị như: Tản mạn về vấn đề nữ quyền ở các nhà văn Nhật Bản của Phạm Vũ Thịnh; Tiểu thuyết Hương Hương Sastra Wangi và Văn chương khích động nữ quyền

của Monica Arnez do Nguyễn Đức Nguyên dịch Các công trình này đã đi sâu hơn vào việc giới thiệu những nội dung chính của chủ nghĩa nữ quyền và đã áp dụng nó như một xu hướng nghiên cứu, phê bình văn chương Tuy nhiên, các tác giả này lại chưa đề cập đến các hiện tượng của văn chương Việt Nam

Đã có một số ít tác giả vận dụng xu hướng phê bình nữ quyền để tìm hiều các tác phẩm văn học trước 1986 (chủ yếu là văn học dân gian và văn học trung đại) như:

Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết “Tự lực văn đoàn” (tác giả Trương Chính, đăng trên Tạp chí Văn học, số 5/1990); Kiểu truyện về Thánh Mẫu và truyền thống trọng Mẫu trong văn hóa dân gian Việt Nam (tác giả Nguyễn Thị Nguyệt, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6/2010); Nho giáo và nữ quyền của Trần Nho Thìn (Tham luận trình bày tại Hội thảo khoa học quốc tế Nho giáo Việt Nam

và văn hóa Đông Á, tổ chức tại Viện Triết học, ngày 23-24/6/2009), Đọc lại thơ Hồ Xuân Hương với cái nhìn nữ quyền luận – Nguyễn Minh Triết, trên www.tienve.org;

Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc đầu thế kỉ XX của Hồ Khánh Vân trên Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7/2010; Phan Thị Bạch Vân và tinh thần phụ nữ của tác giả Lê Thị

Trang 18

Thanh Tâm (trên www.hcmussh.edu.vn); đề tài khoa học Sự thức tỉnh của người phụ

nữ trong văn học Nam Bộ đầu thế kỷ XX của Lê Ngọc Phương (2006), Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh; Luận văn Thạc sĩ của Cao Hạnh Thủy (2007), Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn TP Hồ Chí Minh với đề tài

Hồ Xuân Hương – tiếp cận quan điểm giới tính.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, có cảm tưởng bất cứ nhà nghiên cứu nào khi đề cập đến văn xuôi sau 1986 đều ít nhiều đề cập đến những biểu hiện của ý thức nữ quyền trong nội dung hoặc hình thức nghệ thuật Trong đó, có một số bài viết đề cập

tương đối tập trung đến vấn đề nữ quyền trong văn xuôi như: Tản mạn về dục tính và

nữ quyền của Nguyễn Vy Khanh đăng trên http://vannghesongcuulong.org; Văn học

nữ quyền: Phủ nhận tất cả để chỉ đề cao mình? của Nhật Nguyệt, trên báo Văn nghệ

trẻ; Dấu hiệu nữ quyền trong văn nữ Việt Nam đương đại của tác giả Bùi Thị Thuỷ

trên: http://hoinhavanvietnam.vn; Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp trên http://vienvanhoc.org.vn; Phụ nữ và văn chương (Châm Khanh, www.tienve.org)

Năm 2008, luận văn thạc sĩ của Hồ Khánh Vân trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân

văn TP Hồ Chí Minh với đề tài Từ lý thuyết phê bình nữ quyền nghiên cứu một số tác phẩm văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam từ năm 1990 đến nay là một công trình

khoa học nghiêm túc, có giá trị Tuy nhiên, tác giả chủ yếu vận dụng lý thuyết phê bình nữ quyền để nghiên cứu các tác phẩm truyện ngắn, kí, ít đề cập đến tiểu thuyết – đặc biệt là tiểu thuyết thế kỷ XXI (chỉ đề cập đến tiểu thuyết của nhà văn Thuận) Đặc

biệt, năm 2013, luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Thanh Xuân nghiên cứu về Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại (Qua sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu) đã hệ thống và lý giải một cách cơ bản những vấn đề

lý luận về phái tính và nữ quyền trong văn hoá và trong diễn ngôn văn học Luận án đã bước đầu chỉ ra được ý thức về phái tính và nữ quyền trong văn học đương đại như một bước tiến, hệ quả của tiến trình dân chủ hoá xã hội và văn học Đây là tài liệu tham khảo có giá trị cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu tinh thần nữ quyền trong văn xuôi tự sự Việt Nam sau 1986 Tuy nhiên, luận án mới chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền ở phạm vi truyện ngắn mà chưa chú ý đến thể loại tiểu thuyết Bên cạnh đó, luận án chưa làm rõ cách tiếp cận mới về hình tượng người phụ nữ Việt Nam của văn xuôi Việt Nam sau 1986 – dưới góc nhìn nữ quyền

Trang 19

Tinh thần nữ quyền trong văn học cũng là vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiếp cận với

một số công trình nghiên cứu của học viên Cao học tại trường như: Vấn đề nữ quyền trong tiểu thuyết của Thiết Ngưng của tác giả Bùi Thị Diễn; Nữ tính trong sáng tác của Nam Cao và Ngô Tất Tố nhìn từ lí thuyết diễn ngôn của tác giả Đàm Phương

Thảo; Vẻ đẹp thiên tính nữ trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 của tác giả Đồng Thị

Thanh Thuỷ; Tư duy thơ nữ sau 1975 của tác giả Hoàng Thuỳ Linh ; Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp của tác giả Lê Thị Hương; Nhân vật nữ trong sáng tác văn xuôi của Lý Lan của tác giả Hoàng Diệu Thúy; Nhân vật nữ trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy của tác giả Nguyễn Như Quỳnh; Hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại của tác giả Phùng Kim Trang… Điểm chung ở

các công trình là đều hướng vào tìm hiểu thế giới nhân vật nữ trong sáng tác của các tác giả cụ thể để đi đến khẳng định sự tồn tại của cảm hứng nữ quyền trong văn học đương đại Tuy nhiên, phần lớn các tác giả mới chỉ phân tích khía cạnh “nữ tính” ở nhân vật (hay tác phẩm) mà chưa mở rộng phạm vi nghiên cứu rộng hơn đến vấn đề

“nữ quyền” Những chỗ trống này là một trong những cơ sở để chúng tôi triển khai luận án của mình

Ngoài ra, chúng tôi còn tiếp cận với một số bài phỏng vấn có đề cập đến vấn đề

nữ quyền (Phỏng vấn 10 nhà văn nữ trong và ngoài nước (2005): “Có một cách viết nữ hay không”, www.gio-o.com; Phỏng vấn Y Ban (2006): “Hãy lắng nghe tác phẩm của nhà văn nữ”, http://vietbao.vn; nội dung của một số cuộc tọa đàm xoay quanh vấn đề văn học nữ quyền như cuộc Tọa đàm văn học nữ quyền - chuyện cũ nói lại (cuộc thảo luận tại Viện Văn học Việt Nam, Hà Nội, sáng 9/9.); Ưu điểm của văn học nữ chính là tinh thần nữ (Mai Sen ghi), website: http://nhansuvietnam.vn

Tiếp cận các bài viết trên, chúng tôi nhận thấy:

Ở Việt Nam, dù có khá nhiều tác giả từ đầu thế kỷ XX đến nay bàn về vấn đề ý thức nữ quyền nhưng các bài viết của họ thường mang nặng tính chất giới thiệu các quan điểm của chủ nghĩa nữ quyền phương Tây Chỉ có một số ít tác giả tiếp cận, phân tích ý thức nữ quyền trong tác phẩm

Các tác giả đều đã thống nhất có sự hiện diện của ý thức nữ quyền trong văn học Việt Nam từ trước khi có sự ảnh hưởng bởi chủ nghĩa nữ quyền phương Tây Đặc biệt, họ đã chỉ ra một số đặc trưng của ý thức nữ quyền trong văn học Việt Nam sau

1986 như: ý thức nữ quyền trong khẳng định vai trò, vị trí xã hội của người phụ nữ; vẻ

Trang 20

đẹp thiên phú của người phụ nữ; nhu cầu tự do, khẳng định bản thân của người phụ nữ; khát vọng tình yêu, hạnh phúc gia đình trong sự bình đẳng, sự tôn trọng nhau

Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu đề cập đến ý thức nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam 1986 một cách tập trung, hệ thống Việc nghiên cứu về văn học nữ quyền ở Việt Nam nói chung và ý thức nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 nói riêng vẫn chưa bao quát và tương xứng với thực tiễn sáng tác

Tiểu kết chương 1

Như vậy, “nữ quyền” là khái niệm đã trở nên quen thuộc với đời sống xã hội, văn học nước ta từ đầu thế kỷ XX đến nay Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thói quen tiếp cận khái niệm này khá đơn giản và máy móc mà chưa thấy được bản chất của khái niệm này chính là đặt ra vấn đề về cách nhìn, cách tiếp cận đối với người phụ nữ: xem người phụ nữ vừa là khách thể của hiện thực khách quan, vừa là chủ thể để phản ánh thế giới

Dù đến thời điểm năm 1986, tinh thần nữ quyền đã có cả một dòng chảy liên tục từ văn học dân gian đến văn học hiện đại (với những biểu hiện và mức độ khác nhau ở các thời kỳ) nhưng việc nghiên cứu về nữ quyền trong văn học ở nước ta mới chỉ thực sự tập trung từ sau 1986, đặc biệt là trong khoảng mười năm trở lại đây Như vậy có thể thấy, nghiên cứu lý luận phê bình của chúng ta vẫn luôn “đi chậm” hơn thực tiễn sáng tác với một khoảng cách khá dài Đây vừa là tiền đề, vừa là những

“khoảng trống” gợi mở cho chúng tôi trong quá trình tiếp cận, nghiên cứu tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam từ sau 1986 đến nay

Trang 21

Chương 2 NHỮNG TIỀN ĐỀ XÃ HỘI – THẪM MỸ CỦA SỰ XUẤT HIỆN

TINH THẦN NỮ QUYỀN TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM SAU 1986

2.1 Sự tiếp nối tinh thần nữ quyền trong truyền thống văn hóa, văn học dân tộc

2.1.1 Tinh thần nữ quyền trong truyền thống văn hóa dân tộc

Việt Nam thuộc loại văn hóa gốc nông nghiệp Nền kinh tế nông nghiệp lúa nước đặc biệt thích ứng với sự đảm đang, khéo léo của người phụ nữ, vì thế, người Việt cổ tôn thờ nước, lúa, và người phụ nữ Mặt khác, con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng tình, điều đó dẫn đến thái độ trọng người phụ nữ Trong thời cổ đại, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia Đông Á khác cũng tồn tại chế độ mẫu hệ với truyền thống tôn trọng người phụ nữ Ở Việt Nam, đã có bằng chứng về sự tồn tại của chế độ mẫu hệ trong văn hoá Bắc Sơn, thuộc sơ kỳ đồ đá mới, niên đại khoảng 8 000 năm trước Các di chỉ được phát hiện ở Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Ninh Bình, Quảng Bình… cho thấy cư dân đã biết làm nông nghiệp, biết chế tác đồ gốm và quần cư thành các công xã thị tộc mẫu hệ Chế độ mẫu hệ cũng để lại dấu tích trong truyền thuyết họ Hồng Bàng nói về sự hình thành dân tộc Việt và nhà nước Văn Lang Bóc tách lớp vỏ phong kiến được khoác lên truyền thuyết, hoàn toàn không khó để thấy rằng trước thời đại Hùng Vương, người Lạc Việt vẫn còn theo mẫu

hệ

Huyền thoại dân tộc cũng đã nhiều lần đề cập đến vai trò của người phụ nữ: mẹ

Âu Cơ, Mẫu Thượng ngàn, bà Mụ, bà Nữ Oa… Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa (cùng với những ảnh hưởng ngoại lai từ Đạo giáo) lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và che chở cho con người Tục thờ Mẫu phổ biến ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam Ở miền Bắc, hình thức thờ mẫu Tam phủ, Tứ phủ, Thánh Mẫu Liễu Hạnh được định hình và phát triển mạnh Hình thức thờ nữ thần (Tứ vị thánh nương, bà Ngũ Hành) và thờ Thánh Mẫu (Thiên Y

A Na, Po Nagar) xuất hiện phổ biến ở Nam Trung Bộ Ở Nam Bộ, nhiều nữ thần (Bà Ngũ Hành, Tứ vị Thánh nương, Bà Thuỷ Long, Bà Chúa Động, Bà Tổ Cô) và Mẫu thần (Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Chúa Ngọc, Bà Thiên Hậu) có sức ảnh hưởng lớn

Trang 22

đến đời sống văn hóa, tâm linh của cư dân Tục thờ Mẫu chứng minh sức mạnh của người phụ nữ trong truyền thống tâm linh, văn hóa của người Việt.

Lịch sử dân tộc lại chứng kiến không ít những trường hợp anh hùng là phụ nữ:

Bà Trưng, Bà Triệu, nữ tướng Bùi Thị Xuân, Nguyên phi Ỷ Lan, Thái hậu Dương Vân Nga, hoàng phi triều Lý - quốc mẫu triều Trần Trần Thị Dung, Huyền Trân công chúa… Dù ảnh hưởng bởi tư tưởng kỳ thị của Nho giáo “trọng nam khinh nữ”, thậm chí cực đoan hơn là “nữ nhân nan hóa” (đàn bà thật khó dạy) thì lịch sử dân tộc vẫn dành cho người phụ nữ sự sùng bái, ngưỡng vọng Chính vì vậy, tuy trải qua hàng ngàn năm phong kiến dưới sự thống trị của tư tưởng “trọng nam khinh nữ” nhưng được hun đúc và kết tinh từ truyền thống và sức mạnh văn hoá bản địa, người phụ nữ Việt vẫn giữ được vị trí quan trọng trong đời sống gia đình và xã hội

Trong gia đình, người phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng Không chỉ là người sinh nở, duy trì nòi giống, người phụ nữ - người mẹ còn là khởi nguồn, quyết

định họa – phúc, tương lai của các thành viên trong gia đình: Phúc đức tại mẫu, Con dại cái mang Trong tâm thức dân gian thì người phụ nữ có vị trí, vai trò quan trọng nhất, hơn cả người đàn ông: Cha sinh không tày mẹ dưỡng; Lệnh ông không bằng cồng bà; Nhất vợ, nhì giời Người Việt ghi nhớ công cha nghĩa mẹ nhưng cha thì kính mà mẹ thì thờ Điều đó cho thấy vị trí, vai trò không thể thay thế của người phụ

nữ, đồng thời cho thấy lòng kính ngưỡng thiêng liêng, sâu sắc của tâm thức dân tộc ta dành cho người phụ nữ - người mẹ

Xét về ngôn ngữ, tiếng Việt có thể được xem là minh chứng sinh động cho truyền thống tôn trọng người phụ nữ của dân tộc So sánh một chút với phương Tây:

man (trong tiếng Anh) có nghĩa là đàn ông, lại có thể dùng phiếm chỉ con người nói chung (cả nam và nữ) trong khi woman (phụ nữ) lại không thể như thế Hơn thế, man

có thể được dùng như yếu tố gốc cấu tạo nhiều từ mới (chairman: chủ tịch; super man:

siêu nhân; spokesman: phát ngôn viên; manmade: nhân tạo…), kể cả từ woman! Tiếng

Anh đã phản ánh rõ nét thái độ kỳ thị giới tính, “nam tôn nữ ty” Trong khi đó, ở tiếng

Việt, từ mẫu (mẹ) lại được sử dụng như tính từ chỉ những gì chuẩn mực nhất (mẫu hình, mẫu mực) Những từ dùng chỉ người phụ nữ như Cả, Mẫu, Cái cũng được dùng

để chỉ những đối tượng to lớn, có vị trí quan trọng trong đời sống (sông cái, đường cái, ngón tay cái, mẫu số, đũa cả… ) Dù nằm trong “vòng văn hóa Hán”, dù suốt một thời gian dài chúng ta sử dụng tiếng Hán nhưng ngôn ngữ Việt vẫn có sự vận hành theo quy luật riêng của nền văn hóa nông nghiệp thờ Mẫu

Trang 23

Như vậy, từ lịch sử, tín ngưỡng, ngôn ngữ… có thể thấy, văn hóa Việt Nam có gốc tôn trọng, đề cao người phụ nữ Trong suốt nghìn năm phong kiến Bắc thuộc, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư tưởng Nho giáo, nền văn hóa ấy đã phát triển theo khuynh hướng phụ hệ “trọng nam khinh nữ” Tuy vậy, truy tìm từ cội nguồn văn hóa dân tộc (đặc biệt là văn hóa dân gian), có thể thấy, truyền thống tôn trọng người phụ nữ vẫn chưa bao giờ bị mất đi mà vẫn luôn là một mạch chảy ngầm xuyên suốt sự phát triển của lịch sử, ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần nữ quyền trong văn học dân tộc

2.1.2 Tinh thần nữ quyền trong văn học Việt Nam trước 1986

Tinh thần nữ quyền trong văn hóa, một cách rất tự nhiên, qua chiều dài lịch sử,

đã ngấm vào mạch ngầm văn học dân tộc Trong văn học dân gian, thần thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ đã chỉ rõ vai trò của mẹ Âu Cơ là đẻ ra trăm trứng, tạo nên dân

tộc Việt Cũng chính Mẹ là người khởi nguồn cho sự phát triển của dân cư đồng bằng

và miền núi Trong văn học Chăm, Truyền thuyết về nữ thần Poh Inư Nưgar, Truyện Nàng Mưjưk, Thần Nữ Nagar đều dùng những hình ảnh, chất liệu ngôn từ đẹp nhất,

ý nghĩa nhất để miêu tả về các bà mẹ, thể hiện đậm nét truyền thống trọng Mẫu của

“xứ sở Mẫu hệ” Ca dao Việt Nam đã nhiều lần khẳng định vai trò của người phụ nữ

trong quan hệ gia đình: Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra; Cái cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non… Nhiều tác

phẩm đã sớm khẳng định vẻ đẹp, giá trị của người phụ nữ, cả về hình thể lẫn tinh thần Đặc biệt, không phải đến văn học hiện đại vẻ đẹp dục tính của người phụ nữ mới được khai thác mà trước đó, từ trong ca dao, vẻ đẹp của ngực, mông, bộ phận sinh thực khí

của người phụ nữ cũng được khẳng định trực tiếp, táo bạo: Vú em nhu nhú chúm cau/ Cho anh bóp cái có đau anh đền; Dậm chân xuống đất cái đùng/ Vỗ l cái phạch chào anh hùng đến đây! Đặc biệt, hiếm có quốc gia phương Đông nào trong thời trung

đại có thể đề cao giá trị của người phụ nữ một cách tuyệt đối song song với việc hạ bệ

người đàn ông một cách thảm hại như thế này: Ba đồng một mớ đàn ông/Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha/Ba trăm một mụ đàn bà/Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi.

Tuy nhiên, các tác giả văn học dân gian cũng nhận thức được một điều, dù người nữ có vai trò quan trọng trong gia đình nhưng trong xã hội cũ, họ vẫn bị áp bức bất công, đối xử bất bình đẳng trong nhiều vấn đề: bị xem thường so với nam giới

(Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô; Đàn ông trên nhà, đàn bà xó bếp; Bà chết thì khách đầy nhà/ Ông chết cỏ gà mọc đầy sân); không được làm chủ thân phận của

mình (motip “thân em” trong ca dao), không được tự do trong tình yêu… Ngoài ra,

Trang 24

không ít tác phẩm văn học dân gian đã đề cập đến ý thức phản kháng của người phụ

nữ trong quan hệ gia đình xã hội, lao động nghề nghiệp và trong tình yêu đôi lứa Đặc biệt, thể loại phản ánh rõ nhất thái độ “phản kháng”, vùng dậy của người phụ nữ và thấy được vai trò quan trọng của họ trong gia đình chính là truyện cười Tất nhiên, nổi lên ở đây không phải là cảm hứng nữ quyền mà là cảm hứng trào lộng Tuy nhiên, thông qua hình thức trào lộng, tác giả dân gian cũng có ý thức “hạ bệ” người đàn ông

và nâng người phụ nữ lên vị trí bình đẳng giới… Cảm hứng nữ quyền trong văn học dân gian chính là cơ sở để văn học viết nối tiếp

Đến văn học trung đại, dưới sự tác động sâu sắc của tư tưởng Khổng giáo, khuôn khổ xã hội và văn hoá được đặt ra chủ yếu để phục vụ đàn ông Theo Đào Duy

Anh trong Việt Nam văn hoá sử cương, xã hội trong giai đoạn này rất bất công với

người phụ nữ vì “trong gia đình, chủ quyền ở trong tay gia trưởng mà đè nén địa vị của đàn bà” [2, 109] Nền văn học đó cũng được dùng để khuyến dụ và cưỡng chế đàn bà phải chấp nhận vị trí thua kém đàn ông Trong giai đoạn đầu, chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa yêu nước trong văn học, nội dung phản ánh về số phận con người cá nhân chưa thực sự nổi bật trong văn học trung đại Phải đến giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu XIX, ý thức nữ quyền trong văn học được thổi một luồng khí mới với sự xuất hiện của một số tác giả nữ như: Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,

Lê Ngọc Hân, Sương Nguyệt Ánh… cùng với tác phẩm của một số tác giả nam có ý thức bênh vực cho quyền sống của người phụ nữ như Nguyễn Du, Tú Xương…Trên mọi thể loại văn học, hình ảnh người phụ nữ xuất hiện với vị trí nhân vật trung tâm, từ người quý tộc đến người bình dân, lao động, thậm chí có cả tầng lớp thấp hèn là ca nhi, kĩ nữ Các tác giả đã chú trọng đề cao vẻ đẹp hình thể, tài năng và tâm hồn của

người phụ nữ (Truyện Kiều của Nguyễn Du là trường hợp tiêu biểu) Với Hồ Xuân

Hương, vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ không chỉ thể hiện trên những nét đẹp hình

thể thông thường: Thân em vừa trắng lại vừa tròn/…Mà em vẫn giữ tấm lòng son (Bánh trôi nước) mà còn trong cả những bộ phận vốn bị “kiêng kị”: Hồng hồng má phấn duyên vì cậy/ Chúa dầu, vua yêu một cái này (Vịnh cái quạt) Đề cao bộ phận

sinh thực khí của người phụ nữ như là cách bỡn cợt của Hồ Xuân Hương với xã hội và người quân tử Bên cạnh việc đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ, các tác giả văn học trung đại đều có ý thức bênh vực quyền sống của người phụ nữ, lên án xã hội bất công chà đạp quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc tình yêu lứa đôi của con người Tiêu biểu

trong số này có Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm (thơ của Đặng Trần

Trang 25

Côn, Đoàn Thị Điểm dịch), thơ Hồ Xuân Hương… Đặc biệt, Hồ Xuân Hương chính là tác giả nữ đầu tiên đã có ý thức dùng văn học như là một phương tiện để đấu tranh cho

nữ quyền một cách chủ động, dưới một hình thức táo bạo, quyết liệt nhưng vẫn đậm đà

vẻ nữ tính của người phụ nữ Việt

Đến văn học hiện đại, từ đầu thế kỷ XX đến 1945, dưới ảnh hưởng của phong trào Duy Tân và sự tác động sâu sắc của bầu không khí tự do, dân chủ của phương Tây, người phụ nữ tuy vẫn bị phân biệt vị trí so với nam giới trong xã hội nhưng về cơ bản, họ đã được giải phóng cả về mặt thể xác và tâm hồn Văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ đầu thế kỷ XX đã ghi nhận sự góp mặt của các cây bút nữ xông xáo tham gia vào buổi đầu của tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc như: Phan Thị Bạch Vân, Huỳnh Thị Bảo Hòa, Trần Thị Như Mân, Huỳnh Anh Thị, Ái Lan… Bên cạnh đó, cánh cửa thi ca đầu thế kỷ XX cũng mở ra với những gương mặt: Nguyễn Thị Manh Manh, Đạm Phương Mộng Tuyết, Trần Kim Phụng (Đinh Hương Đặng Thị Hồi), Trần Ngọc Lầu, Anh Thơ, Ngân Giang, Vân Đài, Hằng Phương … Họ đã đứng cạnh những cây bút nam trong thời đại thơ Mới và vẽ thêm vào bức tranh của thời đại thi ca ấy giọng thơ riêng với sắc màu nữ tính mềm mại Ở miền Bắc, thời kỳ này, Thạch Lam, Nguyên Hồng được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và trẻ em Không chỉ tái hiện thân phận bất hạnh của người phụ nữ trên trang viết mà nhà văn còn khám phá để ngợi ca những

vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn các nhân vật yêu quý của mình bằng một tình cảm trân trọng và xót xa Tinh thần nữ quyền còn thể hiện rõ nét trong các tác phẩm Tự lực văn đoàn với nội dung chính là đấu tranh cho quyền sống (tự do luyến ái, tự do hôn nhân, được hưởng hạnh phúc) của người phụ nữ và tố cáo tàn dư của chế độ phong kiến nam quyền hà khắc, xâm phạm nhân quyền

Văn học thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ do sự chi phối bởi nhiệm vụ cách mạng nên không đề cập đến các vấn đề đời tư - thế sự, nhân sinh như nữ quyền nhưng xuyên suốt văn học thời kì này, hình tượng người phụ nữ cũng vẫn được thể hiện như những mẫu anh hùng Trong nhiều tác phẩm, người phụ nữ được hình dung như những

anh hùng tiêu biểu cho vẻ đẹp của thời đại như chị Út Tịch (Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi), chị Sứ (Hòn Đất của Anh Đức), Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu), Trần Thị Lý (Người con gái Việt Nam của Tố Hữu)… Tuy

nhiên, do sự chi phối của đời sống chính trị nên “đời sống tinh thần của nữ giới mới được khai thác nhiều ở khía cạnh xã hội mà chưa chú ý nhiều đến đặc trưng về giới” [33] Dù vậy, nó cũng cho thấy truyền thống đề cao, tôn trọng người phụ nữ của dân

Trang 26

tộc ta chưa bao giờ bị mất đi, ngay cả trong hoàn cảnh cần đến sức mạnh của người nam giới như chiến tranh.

Trong văn học miền Nam trước năm 1975 đã xuất hiện nhiều tác phẩm của Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương, Nhã Ca, Lệ Hằng, Nguyễn Thị Thụy Vũ… Ảnh hưởng bởi ý thức nữ quyền của Simone de Beauvoir, họ đề cao tính dục, thân xác, vẻ đẹp của người phụ nữ và coi trọng tự do cá nhân, cuộc sống riêng tư Đặc biệt, các nhà văn nữ đã công phá tường thành thành kiến xã hội bằng cách viết bạo liệt về tính dục như một biểu trưng của nữ quyền Ngoài ra, họ cũng viết về thân phận người phụ nữ tuy bị đọa đày trong chiến tranh, bị áp chế bởi trật tự nam quyền gia trưởng, hà khắc nhưng vẫn bật lên vẻ đẹp của sự bao dung, vị tha, bản năng bảo vệ, chở che người khác Dù có những hạn chế về tư tưởng nhưng những tác phẩm văn học miền Nam trước 1975 đã thể hiện tinh thần nữ quyền mạnh mẽ, quyết liệt, khá gần gũi với tinh thần nữ quyền trong văn học đương đại

Như vậy, có thể thấy, tinh thần nữ quyền đã tạo nên một dòng chảy liên tục từ văn học dân gian đến văn học hiện đại Tùy từng thời kỳ mà tinh thần nữ quyền có những biểu hiện đặc trưng với những mức độ khác nhau nhưng nó đã khẳng định sự ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh nông nghiệp lúa nước và truyền thống tôn thờ Mẫu của dân tộc lên các tác phẩm văn học Khi bắt gặp những điều kiện thuận lợi (như bối cảnh xã hội, văn hóa, văn học sau 1986), nó trở thành tiền đề, là nhân tố thúc đẩy

sự xuất hiện mạnh mẽ của tinh thần nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại

2.2 Ảnh hưởng của chủ nghĩa nữ quyền và khuynh hướng văn học nữ quyền trên thế giới

2.2.1 Ảnh hưởng của Chủ nghĩa nữ quyền thế giới

Chủ nghĩa nữ quyền (Feminism) khởi nguồn từ phương Tây và bắt nguồn từ cách mạng tư sản cận đại cuối thế kỷ XVIII, cho đến nay đã có lịch sử phát triển hơn

200 năm Ngay sau khi Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ, vào tháng 10 năm 1789, một nhóm phụ nữ Paris đã xông thẳng vào tòa nhà Quốc dân đại hội đòi quyền nam nữ bình đẳng Sự kiện này là khởi đầu cho hàng loạt các cuộc đấu tranh đòi quyền lợi cho người phụ nữ và những cải cách của các quốc gia về quyền bình đẳng nam nữ trên khắp thế giới Năm 1850, luật Falloux (Pháp) buộc phải có một trường nữ sinh cho mỗi xã có dân số 800 dân Năm 1907, phụ nữ có quyền tự do sử dụng tiền lương của mình Đến năm 1925, học sinh nam và nữ được hưởng cùng một chế độ và nội dung giáo dục như nhau Đặc biệt vào ngày 21 tháng tư năm 1944, trước làn sóng đấu tranh

Trang 27

biểu tình của phụ nữ tại Pháp và trên toàn châu Âu, chính phủ Pháp đã thông qua việc phụ nữ cũng có quyền và nghĩa vụ bầu cử như nam giới Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều công nhận nam nữ có quyền bình đẳng trong hiến pháp Trải qua một quá trình đấu tranh lâu dài, đến thời hiện đại, người phụ nữ đã được thừa nhận như một chủ thể tích cực, chủ động, có giá trị, có quyền bình đẳng với nam giới trên tất cả các lĩnh vực.

Tuy Chủ nghĩa nữ quyền đã có lịch sử phát triển hơn 200 năm nhưng phải đến đầu thế kỷ XX, khi nước ta thực hiện cuộc giao lưu, tiếp xúc chính thức với phương Tây (đặc biệt là khi Pháp tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa) thì Chủ nghĩa nữ quyền mới có cơ hội xâm nhập và lan tỏa vào mọi lĩnh vực chính trị, đời sống và văn học ở Việt Nam Xã hội Việt Nam đầu những năm 1920 sôi nổi bàn về nữ học, nữ quyền Các tờ báo nổi tiếng của phụ nữ thời đó cùng các sách chuyên khảo về phụ nữ

đã tác động mạnh mẽ đến cái nhìn của xã hội với người phụ nữ Các tổ chức phụ nữ

như Phụ nữ giải phóng, Hội nữ quyền, Nữ công học hội được tổ chức ở nhiều nơi

Thời kì này, nội dung của khái niệm nữ quyền và giải phóng phụ nữ không còn giới hạn trong phạm vi giáo dục mà đã mở rộng các quyền bình đẳng về chính trị, quyền bầu cử, ứng cử, quyền lao động và tự do kết hôn [13] Những năm 60, 70 của thế kỷ

XX, phong trào nữ quyền tiếp tục phát triển lên một bước mới Ở Mỹ có Phong trào quyền lợi của phụ nữ (Women’s Rights Movement) vào những năm 60, Phong trào giải phóng phụ nữ (Women’s Liberation Movement) năm 1968 Ở Pháp vào năm 1970 hình thành Phong trào nữ quyền mới (nouveau mouvement féministe)… Phong trào

nữ quyền thế giới trên tất cả các lĩnh vực đã tác động mạnh mẽ đến vấn đề bình đẳng nam nữ, công cuộc giải phóng người phụ nữ ở nước ta thế kỷ XX, đặc biệt là từ sau năm 1945 Và tất nhiên, nó cũng thổi một luồng không khí mới mẻ vào đời sống văn học Dưới ảnh hưởng của phong trào nữ quyền thế giới, ngay từ đầu thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều tác phẩm văn học đấu tranh cho quyền lợi và sự giải phóng phụ nữ (tiêu biểu là tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn)

2.2.2 Ảnh hưởng của văn học nữ quyền thế giới

Về văn học, lịch sử phát triển của văn học nữ quyền thế giới luôn ghi nhận công lao to lớn của các nữ văn sĩ trong việc làm thay đổi nhận thức của xã hội về quyền lợi, khả năng, giá trị… của người phụ nữ Ngay từ những năm 1890, nữ kịch tác gia Pháp

Olempe de Coarges đã phát biểu Tuyên ngôn về quyền lợi phụ nữ gồm 17 điều Năm

1792, Mary Wollstonecraft viết công trình Biện hộ cho nữ quyền Năm 1872,

Trang 28

Alexandre Dumas công bố luận văn Bàn về phụ nữ Những công trình này đã có tác

động khá lớn đến sự phát triển của phong trào nữ quyền trên tất cả các mặt, trong đó,

có văn học Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, các công trình lý luận liên quan đến phụ nữ, văn chương giới nữ liên tiếp xuất hiện, tạo nên những ảnh hưởng mạnh mẽ

đến văn học nữ quyền thế giới Năm 1949, tác phẩm Giới thứ hai của Beauvoir ra mắt

công chúng như một quả bom phát nổ Đây được coi là tác phẩm lý luận dẫn đường cho phong trào phụ nữ hiện đại Pháp Đây là một công trình lý luận triết học về phụ

nữ, xuất phát từ quan điểm nam nữ bình quyền Qua lý luận của mình, Beauvoir quả quyết rằng: phụ nữ có khả năng lựa chọn như nam giới và vì thế có thể nâng cao vị thế của mình lên Bà chỉ ra rằng phụ nữ cần phải giải phóng mình và phục hồi cái “tôi” của mình, trước hết bằng cách cho phép mình vượt lên bằng những hướng đi tự do, tự hào về bản thân mình trong suy nghĩ, trong sáng tạo, trong hành động giống như nam giới Rõ ràng, những gì Beauvoir luận giải thách thức không ít những quan điểm về phụ nữ đã tồn tại từ lâu và khuấy động ý thức vươn lên của người phụ nữ Về mặt văn

học, tác phẩm Giới thứ hai “trở thành tác phẩm mở đường, được coi như cuốn “kinh

thánh” của nhiều thế hệ nhà văn Nó đã có tầm ảnh hưởng rất lớn đến dòng “văn học giải phóng” sau đó Nhiều phụ nữ tự cho phép mình sáng tác vì Simone de Beauvoir

đã làm điều đó”[] Vào thập niên 50 xuất hiện những nữ tiểu thuyết gia chịu ảnh hưởng rất lớn từ Simone de Beauvoir tập trung viết về nhu cầu giải phóng phụ nữ và

về những áp bức đối với người phụ nữ như Colette Audry, Christine Rochefort, Claire Etcherelli… Một gương mặt nhà văn nữa có ảnh hưởng đến văn học nữ quyền thế giới

và văn học Việt Nam là Hélène Cixous Sự nghiệp sáng tác mới bắt đầu cách đây bốn mươi năm, Cixous đã có 26 sáng tác, 10 tiểu luận và 9 vở kịch cùng nhiều bài báo có giá trị ảnh hưởng lớn Với những tác phẩm văn học giàu tính trí tuệ tiêu biểu là bài viết

Tiếng cười của nữ thần Medusa trên L’Arc số 45 năm 1975, Hélène Cixous khẳng

định một tính cách phụ nữ điển hình Ảnh hưởng bởi thuyết Phân tâm học, những tác phẩm văn học của bà đồng thời cũng là những nghiên cứu về sự khác biệt giới tính, đề cao những đặc trưng nữ tính [46] Bà nhấn mạnh xu hướng văn học thể xác, “khẳng định khả năng nghiên cứu, sáng tạo của người phụ nữ, đề cao giá trị thẩm mĩ của văn học nữ và kết luận rằng phụ nữ không phải là nhà văn “loại hai” sau đàn ông” [46] Hélène Cixous cũng chủ trương: văn chương cũng là một vũ khí quan trọng trong công cuộc giải phóng phụ nữ Vì vậy, phụ nữ phải dùng cây bút để đấu tranh tư tưởng, giải phóng chính mình và giải phóng cho nữ giới nói chung [46] Ngoài ra, một gương mặt

Trang 29

nhà văn nữ cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học nữ quyền thế giới (đặc biệt, tư tưởng của bà rất gần gũi với nội dung sáng tác của các nhà văn nữ Việt Nam sau 1986)

là Marguerite Duras Trong sáng tác, Duras đi tới xu hướng khẳng định tương lai là của phụ nữ, nam tính chỉ là một thứ yếu đuối, què quặt Tuy nhiên, tác phẩm của bà vẫn thể hiện xu hướng chung của văn học nữ quyền là khát khao kiếm tìm mẫu hình đàn ông lý tưởng (dẫu rằng vô vọng) Trong những năm gần đây, Doris Lessing cũng

là gương mặt nhà văn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học thế giới, nhất là khi bà giành giải Nobel văn chương năm 2007 Doris Lessing viết nhiều tác phẩm, thuộc nhiều thể loại và khai thác nhiều đề tài Tuy nhiên, công trình có thể coi là vĩ đại nhất

trong sự nghiệp văn học của bà là Cuốn sổ tay vàng (The Golden Notebook) xuất bản

năm 1962 Tất cả đã tái hiện cuộc sống của một người phụ nữ tự do đã thử nghiệm bản thân trong các xung đột về công việc, tình yêu, tình dục, về sự trưởng thành và cả chính trị Tác phẩm được coi như tuyên ngôn của chủ nghĩa nữ quyền mặc dù bản thân tác giả không hề có chủ đích để cuốn sách mang thông điệp chính trị Từ thập niên

1980 trở lại đây, văn học nữ thế giới đã đạt được nhiều thành tựu và trở thành một hiện tượng mang tính toàn cầu Nhà văn nữ hiện nay không chỉ là một bộ phận mà còn là niềm vinh quang cho một nền văn học Trong văn học phương Tây, trường hợp của Toni Morrison (Nobel 1993), Elfriede Jelinek (Nobel 2004), Doris Lessing (Nobel

2007)… hay của J.K Rowling với bộ truyện Harry Potter, Stefenie Mayer với Chạng vạng… khẳng định mạnh mẽ điều ấy Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về vai trò

của người phụ nữ và vấn đề bình đẳng nam nữ nhưng tất cả các tác phẩm của các nhà văn nữ trong văn học phương Tây thế kỷ XX đều góp phần lật đổ những quan niệm nam quyền ấu trĩ, khẳng định vị trí của phụ nữ trong xã hội Về lĩnh vực văn chương, bản thân những tác giả nữ cũng khẳng định trí tuệ, khả năng sáng tạo của họ Đó cũng

là những minh chứng rõ nhất về tài năng của người phụ nữ trong văn học và trong các lĩnh vực khác

Ở Châu Á, phong trào nữ quyền in dấu ấn mạnh mẽ trong sáng tác của các nhà văn Trung Quốc và Nhật Bản Ở Trung Quốc, sau phong trào Ngũ tứ, văn đàn xuất hiện hàng loạt nhà văn nữ chịu ảnh hưởng của phong trào nữ quyền thế giới, tiêu biểu như Băng Tâm, Đinh Linh… Từ cuối những năm 1970, 1980, văn học nữ quyền Trung Quốc đã xuất hiện những tác giả nổi tiếng như Trương Khiết, Trương Ái Linh, Thẩm Dung, Dương Giáng, Vi Quân Nghi, Tông Phác, Như Chí Quyên, Trịnh Mẫn Tác phẩm văn học nữ quyền giai đoạn này thể hiện ý thức giải phóng tư tưởng, khát

Trang 30

vọng tình yêu tự do và kêu gọi ý thức nữ quyền Trong số đó, tác phẩm của Trương Khiết, Trương Ái Linh, Thẩm Dung có ảnh hưởng hơn cả khi nó chuyển tải thông điệp mạnh mẽ: cần xóa bỏ những ràng buộc truyền thống, hướng ra xã hội, giành quyền bình đẳng nam nữ Năm 1995 có thể xem là năm phát triển huy hoàng nhất của văn học nữ quyền Sự xâm nhập ồ ạt của lý luận chủ nghĩa nữ quyền phương Tây, môi trường sáng tác dân chủ, rộng mở cũng như sự thay đổi quan niệm thẩm mĩ của độc giả khiến văn học nữ quyền có sự thay đổi to lớn Xem xét lại quan niệm truyền thống coi nam giới là trung tâm, khôi phục địa vị người phụ nữ, biểu hiện không gian và thời gian đời sống nữ giới là nguyện vọng chung của các tác giả nữ quyền Nó thể hiện sự bừng tỉnh cái “tôi” dữ dội của người phụ nữ như thế bởi họ bị đè nén quá lâu rồi Gần đây, trào lưu văn học nữ Linglei bùng nổ mạnh mẽ ở Trung Quốc Các cây bút nữ Linglei gần như tái hiện chính mình trên trang sách Tác phẩm của Vệ Tuệ, Xuân Thụ, Cửu Đan, Miên Miên, An Ni Bảo Bối được dịch và xuất bản rộng rãi ở Việt Nam đã gây những chấn động không nhỏ trong đời sống phê bình, sáng tác và thưởng thức văn học Hình mẫu các cô gái tự do, nổi loạn, mạnh mẽ, chủ động trong cuộc sống mà các tác giả Linglei tái hiện là nguồn cảm hứng cho các nhà văn 8x, 9x Việt Nam xây dựng nhân vật trong tác phẩm của mình

Hòa cùng văn học nữ quyền thế giới, văn học Nhật Bản hiện đại cũng có nhiều

nhà văn nữ đề cập đến nữ quyền như Yoshimoto Banana, Yamada Amy, Kanehara Hitomi, Ogawa Yoko…Yoshimoto Banana chấp nhận mọi phản ứng của người phụ nữ

chống lại sự áp chế của nam quyền, kể cả những hành vi mà xã hội Nhật Bản lên án hay dè bĩu, như ngoại tình, đồng tính luyến ái Nhân vật nữ của cô bao giờ cũng muốn

"xỏ mũi" phái nam mà dắt đi, "chơi trội" hơn phái nam, có bản lĩnh hơn, có tư tưởng

và ít chịu bó mình trong khuôn khổ luân lý, đạo đức "lạc hậu" của xã hội như phái nam Cô có thể được xem là một tiếng nói hiếm hoi của nữ quyền trong xã hội Nhật Bản vốn trọng luân lý, “tòng thuộc” Trong không khí giao lưu mở rộng với văn hóa, văn học thế giới ở nước ta sau 1986, văn học Trung Quốc và văn học Nhật Bản hiện đại đã có ảnh hưởng sâu sắc, đặc biệt đến các thế hệ nhà văn nữ 8x, 9x

Như vậy, có thể thấy, cùng với tác động từ văn hóa, văn học dân tộc, những ảnh hưởng của Chủ nghĩa nữ quyền thế giới đã góp phần tạo nên những tiền đề tổng hợp thúc đẩy sự xuất hiện của tinh thần nữ quyền trong văn học Việt Nam sau 1986 Tuy rất khó để “định tính”, “định lượng” sự ảnh hưởng này nhưng có thể thấy, bắt đầu từ những năm 60, 70 của thế kỷ XX (và thể hiện rõ nhất từ năm 1986 đến nay), ở Việt

Trang 31

Nam, các nhà văn nữ đã có sự thay đổi sâu sắc về tư duy sáng tác (theo hướng lấy người nữ làm trung tâm), kiểu hình nhân vật nữ, cách thức thể hiện vấn đề tính dục, cách mô tả về thân thể nữ, thái độ đối với trật tự nam quyền Dù có những lúc sa vào cực đoan (ví như đánh đổi “nữ tính” với “nữ quyền”) nhưng sự ảnh hưởng ấy rõ ràng

đã tạo nên một sự nối kết giữa văn học nữ nước ta sau 1986 với văn học nữ quyền thế giới, làm cho những biểu hiện của tinh thần nữ quyền trong sáng tác trở nên sâu sắc và

có tính hệ thống hơn

2.3 Những tác động từ phía bối cảnh xã hội

2.3.1 Công cuộc Đổi mới 1986 và những thay đổi lớn trong đời sống xã hội

Trải qua gần một thế kỷ chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, đại thắng mùa xuân 1975 đã mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do, thống nhất đất nước Tuy nhiên, do di chứng chiến tranh để lại quá nặng nề cùng với nhiều ảnh hưởng chủ quan

và khách nên đất nước vẫn gặp nhiều khó khăn Bộ máy cồng kềnh, quan liêu, bao cấp, kinh tế trì trệ, văn hóa lạc hậu, đời sống nhân dân chậm được cải thiện Trước sự trì trệ của một số lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, Đại hội VI (12/1986) của Đảng họp và chỉ ra con đường đổi mới là nhu cầu bức thiết, sống còn của dân tộc Điều này dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng và đáng ngạc nhiên của bộ mặt xã hội Việt Nam thời

kì mở cửa

Công cuộc Đổi mới đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho đất nước ta trên các lĩnh vực Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài nhiều năm, khắc phục được nạn lạm phát, nạn thiếu lương thực trước đây và thúc đẩy kinh tế phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực Kinh tế phát triển kéo theo bộ mặt xã hội thay đổi nhanh chóng: các công sở hiện đại, nhà cao tầng, trang thiết bị sinh hoạt tiện nghi, phố xá sầm uất Thậm chí ở nhiều nơi, đời sống vật chất đã dư thừa, kéo theo một số người trở nên “bội thực” vì những khoái lạc vật chất

Khi đất nước đổi mới, mở cửa, hội nhập, giao lưu quốc tế đã làm thay đổi bộ mặt văn hóa xã hội của nước ta Những trào lưu tư tưởng hiện đại được tích cực truyền

bá Nhiều xu hướng âm nhạc, mĩ thuật, văn học hiện đại được xã hội tiếp thu cởi mở hơn Giá trị văn hóa không còn đóng băng trong khuôn khổ thế giới quan, nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa mà đã mở rộng theo nhiều chiều hướng khác nhau, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa đa dạng của con người Tuy nhiên, cơ chế thị trường thừa nhận cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất phát triển, nhưng đồng thời dẫn tới sự chênh lệch,

sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc Đằng sau sự hào nhoáng vật chất vẫn còn những

Trang 32

mảnh đời bất hạnh, sống cuộc sống bần cùng chạm đáy xã hội Người phụ nữ truyền thống vốn dĩ “tùng thuận”, an phận với sự chở che của người chồng bị quăng quất ra ngoài xã hội, lao mình vào cuộc sống để mưu sinh Thân phận những người phụ nữ nông dân quê mùa tần tảo, lam lũ, những người phụ nữ chạy chợ phải lừa lọc, mánh lới để kiếm cơm từng bữa cho gia đình, thậm chí những cô gái điếm bán thân để mưu sinh gợi bao nhức nhối về sự rẻ rúng của thân phận con người trong thời buổi đồng tiền lên ngôi Bên cạnh một nền văn hóa cởi mở, phóng khoáng hơn thì những giá trị văn hóa truyền thống cũng đối diện với nguy cơ bị mai một, thay thế cho những giá trị văn hóa mới có cả tích cực lẫn tiêu cực Hơn lúc nào hết, những giá trị về tinh thần như hôn nhân, hạnh phúc, tình yêu, gia đình bị xoay chuyển dữ dội Phẩm giá con người bị đẩy xuống hàng thứ yếu Những hệ lụy của văn hóa hưởng thụ đã bắt đầu tàn phá suy nghĩ, tâm hồn của thế hệ trẻ Cùng với đó là lối sống thực dụng, tôn thờ đồng tiền, học đòi hưởng thụ thách thức những truyền thống văn hóa dân tộc Những mặt trái này đã tác động khá sâu sắc đến tâm hồn vốn dĩ nhạy cảm, dễ bị tổn thương của các nhà văn nữ, giúp những trang văn về thế sự - đời tư, về thân phận người phụ nữ hiện thực hơn nhưng cũng nhức nhối, ám ảnh hơn.

Trong đời sống văn học, vào tháng 10 năm 1987, cuộc giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và các anh em văn nghệ sĩ đã mở cánh cửa lớn cho văn học nghệ thuật Nhà văn bấy giờ cũng xác định “không thể viết như trước nữa” Đường lối đổi mới cùng các sự kiện chính trị, văn hóa sau đổi mới đã tạo đà và thổi một luồng sinh khí mới cho văn nghệ Tinh thần “cởi trói”, “nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật”, “tự do sáng tạo phải đi đôi với tự do phê bình” đã dần hình thành nếp trong đời sống văn nghệ Điều này tạo môi trường thuận lợi cho các nhà văn nói chung, các cây viết nữ nói riêng vượt qua những rào cản về thể loại, đề tài, kiểu nhân vật, ngôn ngữ… để khẳng định cá tính và tài năng

Như vậy, có thể thấy, trước hết, công cuộc Đổi mới sau 1986 mang lại cơ hội

“cởi trói” cho các nhà văn nói chung và nhà văn nữ nói riêng trong sáng tác Các nhà văn nữ được tự do sáng tạo, tự do khẳng định năng lực, sở trường và tự do cả trong cuộc “đua tranh” với các nhà văn nam giới Không còn những giới hạn về đề tài, thể loại, ngôn ngữ, phương thức phản ánh trói buộc nhà văn trong vòng khuôn khổ Những kĩ thuật mới, những thử nghiệm táo bạo của văn học thế giới được đón nhận tích cực đã tạo động lực cho thế hệ nhà văn sau 1986 sáng tạo

Trang 33

Kinh tế phát triển, cuộc sống trở nên tiện nghi, đầy đủ hơn đã giúp các nhà văn

nữ có thể chuyên tâm hơn với việc sáng tác thay vì những lo lắng thường nhật về cơm

áo Nhu cầu thưởng thức rất phong phú, đa dạng của độc giả thôi thúc họ tìm tòi, không ngại dấn thân vào bất cứ đề tài, lĩnh vực nào của hiện thực, thử nghiệm mọi thể loại và ngôn ngữ Điều ấy giúp các nhà văn nữ thỏa sức thể hiện tài năng và cá tính của mình, tạo nên những giá trị “bản sắc” của văn chương nữ giới

Có thể nói, chưa bao giờ sự đổi thay trong cuộc sống lại tạo nên những mảnh đất màu mỡ để văn học phản ánh như lúc này Cuộc sống mới lạ thôi thúc nhà văn nữ

đi tìm, khám phá nhưng bằng sự nhạy cảm đặc biệt, họ cũng nhận thấy chiều sâu thực tại với rất nhiều khuất lấp, cần được lật tung trong từng trang viết Các nhà văn, rõ ràng đã nhìn nhận về xã hội rất khác so với mấy chục năm trước đây Hiện thực đời sống và hiện thực tinh thần được “giải phẫu” trên trang viết Chính cái nhìn cởi mở đã khiến họ tạo được đột phá trong các sáng tác của mình

2.3.2 Vấn đề bình đẳng giới và thái độ của xã hội với người phụ nữ

Bên cạnh những đổi mới về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, sau 1986, vấn đề bình đẳng giới và thái độ của xã hội với người phụ nữ cũng có nhiều thay đổi Những điều này đã tạo nên “bầu khí quyển” mang hơi thở tinh thần nữ quyền cho sự phát triển của văn học

Trong Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (năm 1946), quan điểm bình đẳng giới đã được thể hiện bằng nguyên tắc “không phân biệt giống nòi, gái trai”; “Tất cả các công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội” (Điều 6) và “Đàn bà ngang quyền với đàn ông

về mọi phương diện” (Điều 9) Quan điểm đó tiếp tục được kế thừa và phát triển phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại qua các lần sửa đổi Hiến pháp năm

1959, 1980 và 1992 Đặc biệt, trong giai đoạn đổi mới và hội nhập, vấn đề bình đẳng giới được thể chế hoá trong hầu hết các văn bản pháp luật đã tạo cơ sở pháp lý, tạo điều kiện và cơ hội trao quyền bình đẳng cho cả nam và nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội Người phụ nữ được tham gia vào tất cả các cơ quan quản

lý, lãnh đạo các cấp trong bộ máy Nhà nước Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỉ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, là quốc gia đạt được sự thay đổi đổi nhanh chóng nhất về xóa bỏ khoảng cách giới trong 20 năm qua ở khu vực Đông Á (mục tiêu thứ 3 trong 8 mục tiêu thiên niên kỷ) Việt Nam cũng là một trong số ít các quốc gia đã hoàn thành báo cáo về tình

Trang 34

hình thực hiện Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ

(CEDAW) Những bước tiến lớn trong việc thực hiện vấn đề bình đẳng giới và bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ ở nước ta đã giúp thay đổi căn bản, toàn diện cái nhìn của

xã hội đối với người phụ nữ, giúp người phụ nữ có điều kiện khẳng định tài năng, giá trị của mình trên nhiều lĩnh vực

Tuy nhiên, dù đã có một hệ thống pháp luật về bình đẳng giới tương đối hoàn thiện nhưng là một nước đang phát triển, chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo nên việc thực hiện công tác bình đẳng giới vẫn còn những hạn chế bất cập Tư tưởng mang tính định kiến về giới còn tồn tại khá phổ biến trong nhân dân, kể cả trong một bộ phận cán bộ, công chức Hầu hết các gia đình đều thích sinh con trai hơn con gái; coi công việc gia đình, chăm sóc con cái, người già, người ốm là công việc của phụ nữ; thời gian làm việc của phụ nữ thường kéo dài hơn nam giới khoảng 4 giờ trong ngày (chủ yếu là công việc nội trợ trong gia đình) Phụ nữ ít có thời gian nghỉ ngơi, học tập nâng cao trình độ hơn nam giới, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa Việc bồi dưỡng, phát triển cán bộ nữ ở các địa phương vẫn còn hạn chế Một

số đơn vị kinh tế thậm chí không muốn nhận lao động nữ vì ngại thực hiện chế độ thai sản và những lý do khác Trong lao động việc làm, mặc dù chênh lệch về tỷ lệ không nhiều, nhưng thu nhập thực tế của nam giới vẫn cao hơn nữ giới Trong gia đình, hiện tượng phụ nữ bị bạo hành thể xác, tinh thần vẫn còn phổ biến Ngoài xã hội, người phụ

nữ vẫn bị coi là “thứ yếu” bên cạnh vai trò, vị trí của nam giới

Đặc biệt, đời sống tinh thần của người phụ nữ chưa được chăm sóc đúng mức Những nhu cầu tình cảm, tình dục của họ bị xem là thứ yếu, thậm chí bị quy kết về phẩm hạnh Những chuẩn mực công, dung, ngôn, hạnh, tam tòng, tứ đức tuy không trói buộc người phụ nữ như xưa nhưng vẫn khiến họ e ngại, không dám cất tiếng nói

cá nhân… Điều đáng nói là chính bản thân người phụ nữ, chứ không phải là ai khác, vẫn duy trì thói quen “tòng thuộc”, tự nguyện chấp nhận địa vị thấp kém của mình trong xã hội và gia đình, tự nhận về mình sự thiệt thòi khi đặt nặng vấn đề trách nhiệm, thiên chức… mà chưa thực sự ý thức sâu sắc về quyền lợi của chính mình

Có thể nói, sau năm 1986, công cuộc bình đẳng giới trên khắp các lĩnh vực đã tạo điều kiện cho người phụ nữ khẳng định khả năng của mình Tuy nhiên, ở đâu đó, tình trạng phụ nữ bị bạo hành, bị xâm phạm thể xác, xúc phạm tinh thần… vẫn còn tồn tại Những quyền lợi cơ bản về giới tuy đã được xác lập nhưng đó vẫn mới chỉ là chủ trương, chính sách bởi khi triển khai cụ thể vào quyền cá nhân thì người phụ nữ vẫn

Trang 35

còn nhiều lắm những thiệt thòi, bi kịch Bên cạnh những nỗi đau khổ, bất hạnh “truyền thống”, thân phận người phụ nữ hiện đại còn có thêm những ẩn ức, những nỗi đau khó giãi bày, không thể giải quyết bằng quy định pháp luật Hiện thực ấy đã đặt ra bao vấn

đề nhức nhối, nghĩ suy cho các nhà văn, đặc biệt là với bản thân nhà văn nữ Đây có thể được xem là một trong những tiền đề dẫn đến sự biểu hiện mạnh mẽ của tinh thần

nữ quyền trong văn học Việt Nam sau 1986

2.3.3 Sự thay đổi về hình mẫu người phụ nữ Việt Nam thời đại mới

Từ sau 1986, công cuộc Đổi mới đất nước đã dẫn đến hàng loạt sự thay đổi trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội Một “bầu khí quyển” mới đã bao phủ khắp các lĩnh vực, tất yếu khiến con người phải “sống khác đi” Những khuôn mẫu, công thức

cũ một thời vốn được đề cao như những chuẩn mực trở thành lạc lõng Những hình mẫu con người trong thời đại mới được xây dựng hiện đại và toàn diện hơn

Hình mẫu người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới là những con người phát triển toàn diện, “giỏi việc nước, đảm việc nhà” Sau Đổi mới, vai trò quan trọng không thể thiếu của người phụ nữ trong gia đình tiếp tục được củng cố một cách vững chắc: không chỉ sinh nở, nuôi dậy con cái, coi sóc mọi chuyện trong gia đình mà họ còn đi làm, xây dựng kinh tế, tham gia vào mọi hoạt động trong gia đình, dòng tộc Bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội Hiện nay, phụ nữ Việt Nam góp một phần rất lớn vào quá trình phát triển của đất nước, thể hiện ở số nữ chiếm tỉ lệ cao trong lực lượng lao động Với hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước Số phụ nữ tham gia Hội đồng nhân dân các cấp trên 20 %

Bên cạnh đó, người phụ nữ lý tưởng không chỉ là người có phẩm hạnh mà còn phải có trí tuệ, trình độ học vấn Hiện nay, hơn 90.0 % phụ nữ biết đọc, biết viết Hiểu biết của người phụ nữ không chỉ giới hạn ở việc “trong làng ngoài ngõ” mà còn mở rộng ra các lĩnh vực xã hội và khoa học Nhiều người có học hàm, học vị cao như Thạc

sỹ, Tiến sỹ, Phó Giáo sư, Giáo sư Phụ nữ chiếm ưu thế trong một số ngành như giáo dục, y tế, và dịch vụ

Những phẩm chất truyền thống như “công, dung, ngôn, hạnh”, “tam tòng”, “tứ đức” tuy vẫn được đề cao, tôn trọng nhưng đó không còn là chuẩn mực, khuôn thước duy nhất để đánh giá giá trị của một người phụ nữ nữa Những giá trị mới như: trình

độ học vấn, sự thành đạt, ảnh hưởng trong gia đình và ngoài xã hội, khả năng giao

Trang 36

tiếp, gu thẩm mĩ – thời trang… được bổ sung thêm vào hệ thống phẩm chất của người phụ nữ thời đại Rất nhiều trường hợp yêu cầu người phụ nữ phải trang bị cho mình những phẩm chất của nam giới như sự mạnh mẽ, cứng rắn, cá tính để phù hợp với công việc… Rõ ràng, mẫu hình phụ nữ lý tưởng hiện nay tuy vẫn tiếp nối mẫu phụ nữ truyền thống ở vai trò quan trọng trong gia đình nhưng họ không còn giới hạn bản thân trong không gian nhỏ hẹp là gia đình nữa mà đã vươn ra để khẳng định mình trong đời sống xã hội.

Sự thay đổi hình mẫu người phụ nữ trong thời đại mới về vai trò, vị trí, phẩm chất, năng lực… kéo theo sự xuất hiện những quyền lợi mới của người phụ nữ Bên cạnh những quyền lợi được luật pháp bảo hộ, người phụ nữ ngày càng có nhiều hơn những nhu cầu mang tính cá nhân như sự thụ hưởng cuộc sống, nhu cầu được tôn trọng, thấu hiểu; được tự do trong tình yêu, tình dục; được thể hiện cá tính, năng lực…

Đời sống tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam hiện đại cũng có nhiều biểu hiện phức tạp hơn Thế giới tâm hồn ấy có cả những điều bình dị lẫn những biểu hiện phức tạp, đầy mâu thuẫn, có những “thiên tính nữ” cao đẹp và cả những thói tật đời thường

Họ khao khát tự do, hạnh phúc; mong muốn được trân trọng, thấu hiểu; muốn được chủ động trong cuộc sống, tình yêu, tình dục Nỗi bất hạnh, bi kịch của người phụ nữ không hẳn là sự nghèo đói, bị cư xử bất công, bị bạo hành như thế hệ các mẹ, các chị trong truyền thống mà đôi khi, một khát vọng hạnh phúc “ngoài tầm”, ý muốn được sống là chính mình không thành, những biểu hiện vô tâm, thô lỗ của người đàn ông, sự tàn phai của nhan sắc… cũng có thể khái quát nên bi kịch thân phận của người phụ nữ

Như vậy, theo sự tiến bộ của xã hội, trong điều kiện kinh tế phát triển, đặc biệt

là tác động của cơ chế thị trường, phụ nữ đã tự nâng cao trình độ nhận thức, tự chủ trong kinh tế, thoát khỏi sự áp lực về việc làm, dần có sự độc lập tương đối với đàn ông Đối với phụ nữ là trí thức, họ nhận thấy khoảng trống bất công của quá khứ đối với giới mình, thậm chí họ còn xem quá khứ của nhân loại như một “mối thâm thù” vĩnh viễn Chính vì vậy, sau 1986, hình mẫu người phụ nữ lý tưởng là người dám sống như một chủ thể tích cực, độc lập so với đàn ông; có trí tuệ, tâm hồn, cá tính; biết sống

vì người và nâng niu bản thân mình… Hình mẫu người phụ nữ lý tưởng trong thời đại mới là nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo của các nhà văn sau 1986 Hàng loạt những mẫu hình phụ nữ có nhan sắc, tài năng, bản lĩnh, dám thể hiện và khẳng định mình…

đã được biểu dương trong đời sống và trong văn chương Để thực sự có tiếng nói nữ quyền, các tác phẩm văn học không chỉ khẳng định vị trí, vai trò của người phụ nữ,

Trang 37

đấu tranh bênh vực quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của họ mà hơn hết, phải thấu hiểu, phản ánh chân thực những “góc khuất” trong số phận và tâm hồn, để họ được làm một người phụ nữ đích thực như giới tính của mình.

2.4 Quá trình vận động nội tại của đời sống văn học

2.4.1 Xu hướng dân chủ hóa trong đời sống văn học

Sau 1986, cùng với tinh thần đổi mới, văn học đã từng bước trở lại với tính chất nghệ thuật đặc thù Quan niệm văn học cũng chịu sự chi phối của cơ chế “mở” và được gắn với cá tính sáng tạo của nhà văn Xu hướng chung là các nhà văn không kì bí hóa văn chương, không đặt vào đó nhiều hi vọng cao siêu Điều này tạo nên khuynh hướng dân chủ trong văn chương: không còn những quan niệm phân biệt, kỳ thị về nhà văn, về đề tài, cảm hứng, thể loại, ngôn ngữ nữa Văn chương giờ đây đã được trả lại vị trí là nghệ thuật ngôn từ, phản ánh tồn tại và ý thức xã hội

Trước hết, xem văn chương như một hiện tượng bình thường của đời sống, các

nhà văn đã “bình thường hóa” quan niệm về công việc viết văn, về nhà văn Viết văn

rõ ràng không phải là một công việc “bẩm sinh” mà hình thành trong quá trình sống, gắn với nhu cầu được trải nghiệm, được thể hiện cá tính và năng lực cá nhân Do vậy,

đó là công việc dành cho bất kì ai, không phân biệt nam - nữ, già – trẻ, được học trường lớp – “tay ngang” Chính vì vậy, sau năm 1986, cùng với cuộc “đổ bộ” của các nhà văn nữ vào lãnh địa văn chương, nhiều tác giả thuộc các lĩnh vực khác (không được đào tạo nghề viết) cũng có nhiều “cuộc chơi”, cuộc thử nghiệm trên văn đàn và trong số họ, rất nhiều người đã thành công

Bên cạnh quan niệm về vai trò, bản chất của văn chương và nhà văn, xu hướng

dân chủ hóa văn học sau 1986 còn thể hiện tập trung qua đề tài Các nhà văn thời gian

này vẫn tiếp tục những đề tài cũ là đề tài chiến tranh, hậu chiến Tuy nhiên, đề tài nổi bật và cũng là đề tài trung tâm của văn học thời kì Đổi mới chính là con người cá nhân với tất cả những bộn bề diễn ra xung quanh nó Vì thế, không phải ngẫu nhiên, bên cạnh những đề tài về con người cá nhân - những dục vọng nhân tính, những giằng xé phức tạp như tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, văn học sau 1986 có một mảng ưu tiên cho hạnh phúc gia đình, viết về người phụ nữ của các cây bút nữ Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Trần Thuỳ Mai, Dạ Ngân Người phụ nữ với tất cả sự phong phú, phức tạp trong đời sống và tâm hồn là đối tượng được quan tâm khám phá và phản ánh nhiều nhất Lấy con người cá nhân đời tư làm đối tượng trung tâm của sự phản ánh, văn học đương đại tấn công vào những lĩnh vực, đề

Trang 38

tài vốn được coi là “cấm kỵ” trước đó như tình dục, nhục thể, khám phá thêm những lĩnh vực mới như tâm linh, vô thức, bản năng… Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam

đề tài được mở rộng và có tính dân chủ như văn học giai đoạn này

Khuynh hướng dân chủ hóa sau 1986 còn được thể hiện ở việc xóa bỏ sự phân biệt về thể loại Trước kia, theo quan điểm truyền thống thể loại trữ tình thường được

đề cao hơn bởi nó có những yêu cầu khắt khe hơn về việc sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu, biểu hiện cảm xúc, xây dựng hình tượng nhân vật Sau 1986, địa hạt văn chương

đã mở rộng con đường cho các thể loại phát huy ưu thế của mình Những giới hạn của thơ trong việc phản ánh hiện thực khách quan và hiện thực tinh thần của con người một cách chi tiết, cụ thể, chân thực, bao quát trên cả bề sâu và bề rộng đã tạo cơ hội thuận lợi cho văn xuôi tự sự phát huy hết sở trường của mình

Trước đây, trong văn xuôi tự sự, để phản ánh những đề tài “tầm vóc” như chiến tranh, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, những thể loại “dài hơi”, mang tính chất

sử thi như tiểu thuyết, trường ca, bút ký được ưu tiên lựa chọn thì sau 1986, do cảm hứng chính của văn học là đời tư thế sự, con người chủ thể của văn học là con người

cá nhân với rất nhiều những góc khuất phức tạp của tâm hồn nên truyện ngắn, tạp văn trở thành thể loại ưu tiên được các nhà văn lựa chọn bởi khả năng “len lách” vào đời sống và tâm hồn, nhằm đào sâu và xới lên những chi tiết cụ thể và sinh động của nó Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi đây là thời kỳ “lên ngôi” của truyện ngắn Có thể nói rằng, trong văn xuôi, truyện ngắn là thể loại đã khẳng định được vị trí của mình

và có tầm ảnh hưởng rộng rãi nhất đối với đời sống văn học: “Chưa bao giờ truyện ngắn Việt Nam lại tung phá và biến ảo như thời kì này” (Hoàng Minh Tường) Cũng giống truyện ngắn, sau 1986, tạp văn xuất hiện phổ biến hơn và đến thời điểm hiện nay, tạp văn “lên ngôi”, trở thành một trong những thể loại chủ đạo trong đời sống văn học Tuy chưa được đề cao như truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ nhưng tạp văn lại có khả năng xâm nhập vào tận ngõ ngách của đời sống văn học Không những thế, tạp văn là thể loại “luôn sẵn sàng “bén rễ” những hạt giống ưu tư của bất kỳ ai” nên nó đã thu hút đông đảo đội ngũ sáng tác và công chúng yêu văn học

Khuynh hướng dân chủ hóa về thể loại cũng đã tác động đến việc lựa chọn của các nhà văn nữ Điều có thể dễ nhận thấy trong đội ngũ sáng tác nữ là sau 1986, các tác giả nữ có xu hướng ưa thích hơn với thể loại văn xuôi tự sự Đây có lẽ không chỉ là vấn đề sở trường (bởi vì có những tác giả sáng tác thơ như Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư) mà còn là vấn đề ý thức lựa chọn Văn xuôi tự sự là thể loại mang tính “duy lý”,

Trang 39

vốn là thế mạnh của các nhà văn nam, đã làm nên sự rực rỡ của giới này từ truyền thống đến hiện đại Việc lựa chọn văn xuôi tự sự đã cho thấy, các nhà văn nữ cũng có thể sáng tác trên thể loại “duy lý” dù cho họ là giới trọng tình, ưa tĩnh, thiên âm Cho nên, ngay cả thể loại mà lâu nay người ta gán ghép cho sở trường của nam giới (phù hợp với đặc tính của nam) cũng không bao giờ là đặc quyền, đặc hữu của bất kỳ ai

Khuynh hướng dân chủ hóa trong văn học sau 1986 còn thể hiện ở phương diện ngôn ngữ Văn xuôi tự sự từ bút ký, phóng sự đến truyện ngắn và tiểu thuyết đều

dung nạp mọi sắc thái ngôn ngữ, kể cả ngôn ngữ đời thường trần trụi, góc cạnh, thô tục (người mở đầu tiêu biểu cho hiện tượng này phải chăng chính là Nguyễn Huy Thiệp) Ngôn ngữ nhân vật được cá tính hoá cao độ Giọng điệu đa thanh với nhiều sắc thái khác nhau có trữ tình, hài hước, cật vấn, triết lý, hoài nghi Trong số đó, việc dung nạp ngôn ngữ đời thường vào trong tác phẩm (không chỉ trong lời thoại nhân vật mà còn trong lời trần thuật) là một trong những hiện tượng tiêu biểu, diễn ra phổ biến Điều này làm cho văn xuôi tự sự giảm chất “thơ” nhưng lại khiến tác phẩm trở nên gai góc, trần trụi và gần gũi với cuộc đời hơn

Như vậy, xét trên các phương diện quan niệm về chức năng văn học và nhà văn, đề tài, thể loại, ngôn ngữ có thể thấy rằng, văn học Việt Nam sau 1986 đã có xu hướng dân chủ hóa mạnh mẽ Điều đó đã mở cánh cửa văn chương cho các nhà văn nữ dấn thân và khẳng định tài năng, cá tính Không chỉ được xã hội giải phóng, nhà văn

nữ đã tự làm công cuộc giải phóng mình khỏi tất cả những khuôn khổ, trói buộc để thỏa sức sáng tạo, thoải mái bộc lộ cá tính và phát huy tối đa sở trường trong sáng tác

Ở đó, dầu nhiều tên tuổi khác nhau, nhiều quan niệm và cách thể hiện khác nhau nhưng tựu trung, họ đều gặp nhau ở một điểm là ý thức về nữ quyền, phản ứng lại tư tưởng thống trị, áp đặt của nam giới

2.4.2 Sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người

Quan niệm nghệ thuật về con người là “sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong

đó [98; 59] Quan niệm nghệ thuật về con người phản ánh cái nhìn của xã hội, của nhà văn đối với con người và nó chi phối đến việc thể hiện hình tượng con người trong tác phẩm Bởi con người chính là hạt nhân cơ bản, là đối tượng chủ yếu, là đích đến, là mục tiêu cuối cùng của các lĩnh vực nghệ thuật (trong có có văn học)

Trang 40

Mỗi thời đại chi phối khác nhau đến quan niệm nghệ thuật về con người Từ xa xưa, văn học đã là nơi phản ánh sinh động nhất, hấp dẫn nhất, đầy đủ nhất những quan niệm về con người trong một thời đại lịch sử nhất định Thời trung đại, con người phải chịu những chế định rất khắt khe của quan niệm Nho giáo: sống, suy nghĩ, hành động nhất nhất phải theo lẽ của trời đất, theo chí, theo đạo của người quân tử Đến văn học hiện đại, đặc biệt là văn học sau 1986, cá tính con người được đề cao, bản ngã được xem trọng Văn chương thời kỳ này, bởi thế, đã xây dựng được những cá nhân, những tính cách, những con người dám sống, dám nghĩ, dám chống lại những gì bó buộc, gông cùm mình bấy lâu

Sau 1986, hiện thực xã hội đã thay đổi, đời sống tinh thần của con người cũng thay đổi Không khí đổi mới sau 1986 đã cởi bỏ nhiều những định kiến, ràng buộc trước kia về con người, trả lại cho văn chương và nhà văn tư thế tự do trong việc phản ánh con người trong tác phẩm Con người đã được nhìn nhận trong sự phức tạp, đa

chiều, trong các mối quan hệ chồng chéo, mâu thuẫn Khái niệm con người đã được bổ

sung thêm những nét nghĩa mới và hình tượng con người trong giai đoạn văn học thời

kỳ này trở nên hấp dẫn cũng chính ở góc độ đời thường của nó Từ 1986 đến nay, quan niệm về con người thậm chí đã có những bước đột phá Đó thực sự là những cuộc cách mạng về quan niệm, về cách nhìn nhận về con người Bởi thế, nó đã tạo ra những cú shock trong nhận thức và trong nghệ thuật

Đặc biệt là hiện nay, con người không còn gì là “riêng tư” nữa, mọi ngóc ngách sâu kín nhất, những vấn đề tế nhị, thiêng liêng của con người bằng hình thức này hoặc hình thức khác, văn học đều chạm tới và xới tung lên như một vấn đề của hiện thực Bên cạnh đó, con người trong văn học được tái hiện với tất cả sự phức tạp, chân thực

và “trần thế” với cả tốt đẹp - xấu xa, thiện - ác, ánh sáng - bóng tối, cao thượng - thấp hèn… đan xen lẫn lộn, khó phân định rạch ròi Điều này đã tạo cơ hội cho các nhà văn

nữ đi sâu khám phá và thể hiện những góc khuất ẩn mật, những mảng màu sáng – tối khác nhau trong đời sống của người phụ nữ Đọc tác phẩm của họ, ta nhận ra một thế giới riêng, phong phú, đa dạng, phức tạp, khó nắm bắt của đầy đủ kiểu đàn bà Mỗi người là mỗi thân phận, mỗi cá tính, đều nổi bật, tiêu biểu và tạo nên ấn tượng mạnh với người đọc, như “một cái chợ đầu mối đủ loại, đủ màu, cái nào cũng mơn mởn như rau buổi sáng mới hái, cá dưới sông lên, thịt mới đưa từ lò mổ tới vẫn còn hơi ấm” [77]

Ngày đăng: 07/12/2015, 09:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Anatoli Sokolov (2004), “Văn hoá và văn học Việt Nam trong những năm đổi mới (1986 - 1996)” (Vân Trang dịch), http://www.talawas.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá và văn học Việt Nam trong những năm đổi mới (1986 - 1996)” (Vân Trang dịch)
Tác giả: Anatoli Sokolov
Năm: 2004
2. Đào Duy Anh (1980), Việt Nam văn hoá sử cương, Tái bản, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hoá sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
Năm: 1980
3. Yến Anh (phỏng vấn Y Ban), “Y Ban: “Sex cổ xưa như trái đất””, http://vietbao.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Y Ban: “Sex cổ xưa như trái đất””
4. Phan Thị Vàng Anh (1993), Khi người ta trẻ, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khi người ta trẻ
Tác giả: Phan Thị Vàng Anh
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1993
5. Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng (1996), Phụ nữ, giới và phát triển, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phụ nữ, giới và phát triển
Tác giả: Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 1996
6. Annie Leclerc (2005), “Chữ nghĩa đàn bà”, (Lê Thị Huệ Phóng dịch), http://www. gio-o.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chữ nghĩa đàn bà”, (Lê Thị Huệ Phóng dịch)
Tác giả: Annie Leclerc
Năm: 2005
7. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Tái bản, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
8. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí Văn học, (09) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1998
9. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn: lí luận, tác gia và tác phẩm (tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn: lí luận, tác gia và tác phẩm
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
10. Lê Huy Bắc (2005), Truyện ngắn: lí luận, tác gia và tác phẩm (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn: lí luận, tác gia và tác phẩm
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
11. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995 - Những đổi mới cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995 - Những đổi mới cơ bản
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
12. Lê Thị Bừng (chủ biên, 2008), Các thuộc tính tâm lí điển hình của nhân cách, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thuộc tính tâm lí điển hình của nhân cách
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
13. Đặng Thị Vân Chi (1998), “Vấn đề nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỷ XX”, http://chuyencuachi.blogspot.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Tác giả: Đặng Thị Vân Chi
Năm: 1998
14. Đào Đồng Diện (2005), “Phụ nữ - nguồn cảm hứng sáng tác của văn xuôi thời kì đổi mới”, http://vnca.cand.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phụ nữ - nguồn cảm hứng sáng tác của văn xuôi thời kì đổi mới”
Tác giả: Đào Đồng Diện
Năm: 2005
15. Đỗ Hoàng Diệu (2005), Bóng đè, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bóng đè
Tác giả: Đỗ Hoàng Diệu
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2005
16. Đặng Anh Đào (1991), “Một hiện tượng mới trong hình thức kể chuyện hiện nay”, Tạp chí Văn học, (06) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một hiện tượng mới trong hình thức kể chuyện hiện nay”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Đặng Anh Đào
Năm: 1991
17. Đặng Anh Đào (1993), “Sự tự do của tiểu thuyết - một khía cạnh thi pháp”, Tạp chí Văn học, (03) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tự do của tiểu thuyết - một khía cạnh thi pháp”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Đặng Anh Đào
Năm: 1993
19. Phong Điệp (2009), Blogger, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Blogger
Tác giả: Phong Điệp
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2009
20. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học - Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa cấu trúc và văn học
Tác giả: Trịnh Bá Đĩnh
Nhà XB: Nxb Văn học - Trung tâm Nghiên cứu Quốc học
Năm: 2002
21. Hà Minh Đức, Đỗ Văn Khang (chủ biên, 1997), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w