Lãi suất là một phạm trù kinh tế rộng và phức tạp.Kinh tế học hiện đại có nhiều cách hiểu khác nhau về lãi suất.Chẳng hạn,lãi suất là chi phí cơ hội của việc giữ tiền; lãi suất là phần thưởng cho sở thích tiêu dùng vv…
Trang 1Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỷ suất lợi nhuận và quy mô vốn đầu tư
Chương I: Những vấn đề lý thuyết về lãi suất vốn vay, tỉ suất lợi nhuận và quy mô vốn đầu tư và mối quan hệ giữa chúng.
I – Lãi suất vốn vay
1 Khái niệm.
Lãi suất là một phạm trù kinh tế rộng và phức tạp.Kinh tế học hiện đại
có nhiều cách hiểu khác nhau về lãi suất.Chẳng hạn,lãi suất là chi phí cơ hộicủa việc giữ tiền; lãi suất là phần thưởng cho sở thích tiêu dùng vv…
Tuy nhiên hiểu theo một nghĩa chung nhất thì: Lãi suất là giá cả củavốn tiền tệ được đo bằng tỉ lệ số tiền lãi trên số tiền gốc mà người đi vay phảitrả cho người cho vay khi đến hạn phải trả, thông thường tính theo %/thánghoặc %/năm Đối với người đi vay: Lãi suất vốn vay là chi phí hoặc giá củavốn vay.Đối với người cho vay: Lãi suất là lợi tức khi cho vay vốn.Trongnền kinh tế thị trường vốn huy động của các tổ chức kinh tế một phần quantrọng từ các nguồn vốn vay.Vì vậy luôn phát sinh lãi suất
2 Phân loại lãi suất
2.1 Phân loại vốn vay theo sức mua của đồng tiền:
Lãi suất danh nghĩa là thuật ngữ tài chính và kinh tế học để chỉ
tỷ lệ lãi trên giá trị danh nghĩa của một khoản tiền vay hoặc đầu tư…với hàm
ý nó là tỷ lệ lãi chưa được điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát Các lãi suấtđược các ngân hàng niêm yết là lãi suất danh nghĩa
Lãi suất thực là lãi suất đã tính đến lạm phát
Lãi suất thực là lãi suất sau khi đã loại trừ lạm phát Trên thực tếnhững khoản thu nhập bằng tiền hay thu nhập danh nghĩa thường khôngphản ánh đúng giá trị thực của chính khoản thu nhập đó Tỷ lệ lạm phát hay
tỷ lệ trượt giá của đồng tiền trong một thời gian nhất định luôn làm cho giátrị thực nhỏ hơn giá trị danh nghĩa Vì vậy lãi suất thực luôn nhỏ hơn lãi suất
Trang 2danh nghĩa bởi tỷ lệ lạm phát nói trên Trên thực tế, tỷ lệ lạm phát sau đó cóthể khác với tỷ lệ lạm phát dự kiến nên không thể biết trước một cách chắcchắn được lãi suất thực tế còn lãi suất danh nghĩa thì có thể biết trước đượcmột cách chắc chắn khi công bố.
Quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế được biểu thị bằngcác công thức sau:
ir =
ir : lãi suất thực tế
in : lãi suất danh nghĩa
π : tỷ lệ lạm phát2.2 Lãi suất cơ bản của ngân hàng:
Ba loại lãi suất cơ bản của ngân hàng thường được quan tâm hơn cảbao gồm lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, và lãi suất liên ngân hàng
Lãi suất tiền gửi: là lãi suất mà ngân hàng thương mại trả cho ngườigửi tiền trên số tiền ở tài khoản tiền gửi tiết kiệm Tuy vậy ở một số nướcđang phát triển khác, tiền gửi không kỳ hạn để phát hành séc cũng có thểđược trả lãi suất tiền gửi nhằm mục đích khuyến khích cho việc thanh toánkhông dùng tiền mặt Lãi suất tiền gửi được xác định thông qua công thức:
Itg = icb + iiItg : lãi suất tiền gửi
ii : tỉ lệ lãi cơ bản ngân hàng trả cho từng loại tiền gửi khác nhau
Lãi suất cho vay: bao gồm nhiều loại khác nhau tuỳ theo tính chấtcủa vốn vay và thời gian vay vốn, tuy vậy lãi suất cho vay thường được xácđịnh dựa trên lãi suất tiền gửi:
in - π
π + 1
Trang 3Icv = itg + x
Icv : lãi suất cho vay
itg : lãi suất tiền gửi
X : chi phí nghiệp vụ ngân hàng, bao gồm tất cả các khoản chi phíhoạt động, phát triển vốn và dự phòng rủi ro…
Đối với các nước phát triển tài chính tự do hóa, X được xác định bởithị trường, còn đối với những nước như Việt Nam,X được quy định bởi ngânhàng nhà nước
Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất mà các ngân hàng cho nhau vaytiền nhằm giải quyết nhu cầu vốn ngắn hạn trên các thị trường tiền tệ
Trang 43 Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất.
3.1 Cung cầu vốn tiền tệ
Cung vốn có được chủ yếu là các khoản tiết kiệm của dân cư, vốn tạmthời nhàn rỗi của doanh nghiệp Khối lượng cung vốn phụ thuộc vào lãi suất,với mức lãi suất cao dân cư sẽ ít giữ tiền mà đem gửi vào ngân hàng làmlượng cung vốn tăng Ngược lại khi lãi suất thấp dân cư sẽ tiết kiệm dướidạng tiền mặt hoặc các tài sản có giá trị khác làm lượng cung vốn giảm
Cầu vốn tiền tệ là nhu cầu vay vốn có khả năng thanh toán của các hộgia đình, các doanh nghiệp, của Chính Phủ với các mục đích khác nhau Nếucác yêu tố khác ít thay đổi lượng cầu vốn sẽ phụ thuộc vào lãi suất Ở mứclãi suất cao lượng cầu vốn sẽ giảm do chi phí vốn vay tăng ảnh hưởng đếnhiệu quả của doanh nghiệp Ngược lại lãi suất giảm sẽ làm tăng lượng cầuvốn vay Điều này được thể hiện trên hình sau
Trang 5Cung tiền
Câù tiền
Mọi sự dịch chuyển của đường cung vốn hoặc đường cầu vốn hoặc
cả hai làm thay đổi lãi suất Chẳng hạn các nhà đầu tư lạc quan về nền kinh
tế trong tương lai làm đường cầu vốn dịch chuyển lên trên Nếu cung vốnkhông đổi thì lãi suất tăng lên
3.2 Chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương:
Khi Ngân hàng Trung ương tăng cung tiền làm giảm lãi suất, ngược lạinếu thắt chặt cung tiền sẽ làm sãi suất tăng lên
Lãi suất chiết khấu
Trang 6Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà ngân hàng trung ương cho ngân hàngthương mại vay để giúp các ngân hàng thương mại khi gặp khó khăn về khảnăng thanh khoản Khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu sẽkhiến cho các ngân hàng thương mại ít vay hơn làm cho cung tiền giảm vàngược lại
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần trăm tiền gửi mà các ngân hàngthương mại bắt buộc phải giữ lại để đảm bảo khả năng thanh khoản chokhách hàng, trong trường hợp số tiền người rút tăng lên đột ngột Khi ngânhàng trung ương tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc làm các ngân hàng thương mạigiảm mức cho vay làm giảm cung tiền và ngược lại
Nghiệp vụ thị trường mở Đây là công cụ hiệu quả để tác động tới cung tiền của hầu hết cácnước trên thế giới Tuỳ vào tình hình cụ thể của nền kinh tế và chính sáchcủa chính phủ mà ngân hàng trung ương thực hiện mua hoặc bán trái phiếuchính phủ, ngoại tệ, để tăng thêm tiền trên thị trường hay rút khỏi lưu thông.Ngân hàng bán trái phiếu và ngoại tệ, thu tiền đồng về làm giảm cung tiền.Ngân hàng mua trái phiếu, ngoại tệ sẽ làm cho cung tiền tăng lên
3.3 Ảnh hưởng của lạm phát kì vọng.
Trang 7Khi mức lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên trong một thời kỳ nào đó,lãi suất sẽ có xu hướng tăng Điều này có thể giải thích bằng cả hai hướngtiếp cận Thứ nhất: xuất phát từ mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suấtdanh nghĩa cho thấy, để duy trì lãi suất thực không đổi, tỷ lệ lạm phát tăngthì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên tương ứng.Thứ hai:khi mọi người tinrằng lạm phát sẽ tăng lên trong tương lai họ sẽ dành phần tiết kiệm của mìnhcho việc dự trữ hàng hoá hoặc những dạng thức tài sản phi tài chính khácnhư vàng,bất động sản, ngoại tệ mạnh, hoặc đầu tư vốn ra nước ngoài nếu cóthể Tất cả các điều này làm giảm cung quỹ cho vay và gây áp lực tăng lãisuất của ngân hàng cũng như trên thị trường Từ mối quan hệ này cho thấy ýnghĩa và tầm quan trọng của việc khắc phục tâm lý lạm phát đối với việc ổnđịnh lãi suất, ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế
3.4 Mức độ rủi ro
Rủi ro trong vay vốn bao gồm người vay không trả được tiền lãi hoặctiền gốc Mức độ rủi ro càng cao thì lãi suất càng tăng và ngược lại Việc vayvốn với kỳ hạn dài sẽ có độ rủi ro lớn hơn Vì vậy về nguyên tắc lãi suất dàihạn luôn lớn hơn lãi suất ngắn hạn
3.5 Tỷ suất lợi nhuận bình quân:
Tỷ suất lợi nhuận của dự án phải cao hơn lãi suất vốn vay để tài trợcho dự án đó Khi lãi suất vốn vay nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận thì cầu về vốnvay sẽ tăng nhằm mở rộng đầu tư gây sức ép tăng lãi suất Ngược lại khi lãisuất lớn hơn tỷ suất lợi nhuận cầu vốn vay sẽ giảm đầu tư sản xuất kinhdoanh có nguy cơ bị thu hẹp làm giảm lãi suất
3.6 Các yếu tố khác ảnh hưởng đến lãi suất:
Trang 8+ Lãi suất trên thị trường quốc tế: Đối với các nước có nền kinh tế
mở, nhỏ, duy trì tỷ giá hối đoái cố định như ở Việt Nam Khi lãi suất quốc tếthấp hơn lãi suất trong nước, sẽ có một luồng vốn nước ngoài chảy vào ViệtNam nhằm hưởng lợi tức trong ngắn hạn khiến đồng nội tệ tăng giá buộcngân hàng Trung ương tăng cung tiền để ổn định tỷ giá làm lãi suất trongnước giảm Ngược lại khi lãi suất trong nước thấp hơn lãi suất quốc tế sẽ cómột luồng vốn chảy ra bên ngoài buộc ngân hàng Trung ương thắt chặt tiền
tệ làm tăng lãi suất
+ Những thay đổi của Nhà nước trong chính sách về thuế, bội chi
ngân sách…v.v
4 Vai trò của lãi suất
4.1 Lãi suất là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô
Ở góc độ vĩ mô của nền kinh tế, lãi suất vừa là đối tượng quản lý củanhà nước, vừa là công cụ để ngân hàng trung ương điều tiết nền kinh tế vĩmô
Thứ nhất : lãi suất là công cụ điều hành trong chính sách tiền tệ quốc
gia Việc tăng hay giảm cung tiền làm thay đổi lãi suất , dẫn đến đầu tư thayđổi, kéo theo tổng cầu thay đổi và làm sản lượng thay đổi theo Điều nàyđược minh hoạ trên hình sau
Trang 9Q1 Q2 Q I1 I2 I
AD1 Tổng cungAD2
Y1Y2 Y
Thứ hai: lãi suất là động lực cho tiết kiệm và đầu tư.Mức tiết kiệm phụ
thuộc trước hết vào thu nhập của khu vực dân cư.Trong nền kinh tế ổn định
và tỉ lệ lãi suất hợp lý sẽ kích thích người dân gửi tiền nhiều hơn vào ngânhàng làm mức tiết kiệm và đầu tư tăng lên Đối với đầu tư,lãi suất là mộttrong những chi phí đầu vào của doanh nghiệp,lãi suất tăng đầu tư sẽ giảm vàngược lại
Thứ ba: Lạm phát tác động đến lãi suất tuy nhiên điều ngược lại cũng
đúng đó là: lãi suất có tác dụng làm giảm lạm phát trong thời kì có lạm pháttăng cao Trong thời kì có mức lạm phát cao,việc điều chỉnh lãi suất bằngcách nâng cao lãi suất tiền gửi khiến khu vực dân cư gửi tiền nhiều hơn.Điềunày làm giảm lượng tiền lưu thông góp phần giảm tỉ lệ lạm phát
Trang 10Ví dụ: ở Việt Nam năm 1988 lạm phát ở mức 393,8%/năm, đã giảmxuống 34,7%/năm năm 1989 nhờ nâng cao lãi suất tiền gửi lên mức cao nhất144%/năm
4.2 Đối với doanh nghiệp
Lãi suất có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Lãi suất thực tế là chi phí hay giá cả của vốn vay Điều này khiến cho doanhnghiệp luôn cân nhắc quyết định đầu tư mỗi khi lãi suất thay đổi Lãi suấtthực dương ở mức cao khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn vì không đạtđược mức sinh lợi của dự án cao hơn mức lãi suất thực để có lãi và doanhnghiệp sẽ không đầu tư Ngược lại, nếu lãi suất thực quá thấp thì khiến chodoanh nghiệp không bị áp lực bởi đồng vốn vay Họ đầu tư không có chọnlọc dễ gặp rủi ro, từ đó khiến cho hệ thống ngân hàng cũng phải gánh chịu.Vậy lãi suất thực ở mức quá cao hay quá thấp đều không hợp lí
Trang 11II – Quy mô vốn đầu tư
1 Quan điểm về vốn đầu tư
Theo luật đầu tư việt nam: vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp
khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặcđầu tư gián tiếp
Xét về phương diện toàn xã hội thì vốn đầu tư là toàn bộ giá trị nhânlực, tài lực được bỏ thêm vào cho hoạt động của toàn xã hội trong thời giannhất định thường là một năm
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, đầu tư gồm:
- Đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng
và bảo vệ môi trường;
- Đầu tư cho sức khoẻ con người và phát triển trí tuệ văn hoá xã hội;
- Đầu tư khác như: đầu tư cho bộ máy quản lý nhà nước, an ninh quốc
phòng, hợp tác quốc tế,
Suy cho cùng, đầu tư đều đưa tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nhưngtác động đến tăng trưởng kinh tế thì đầu tư ở mỗi lĩnh vực lại không giốngnhau;
Đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng
và bảo vệ môi trường có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và hiệuquả của đầu tư cho thấy nhanh hơn, rõ ràng hơn Chính vì vậy vốn đầu tư vàolĩnh vực này được xem là quan trọng nhất, đặc biệt với các nước đang pháttriển Trong nhiều diễn đàn đầu tư người ta xem đây là đầu tư vào kinh tế vàdùng để tính các chỉ tiêu phát triển kinh tế tầm vĩ mô
Trang 12Đầu tư cho sức khoẻ con người, phát triển trí tuệ, văn hoá xã hội vàđầu tư khác cũng có tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế, phát triển
xã hội, nhưng gián tiếp qua nguồn nhân lực và các nhân tố về môi trường đầutư; hơn nữa tác động của đầu tư ở các lĩnh vực này mang tính chiến lược,bởi vậy hiệu quả phải sau thời gian dài, thậm chí 10 năm hoặc 20 năm saumới thấy được, mặc dù hiệu quả đó là rất to lớn, cho nên khi nghiên cứu vềvốn đầu tư trong các lĩnh vực này phải chú ý đến tác động của nó tới lĩnh vực
xã hội
Việc tăng quy mô vốn đầu tư hay hiểt theo cách khác là quá trình táisản xuất mở rộng tức là việc tăng cường thêm các yếu tố đầu vào trong quátrình tái sản xuất để thu được khối lượng sản phẩm lớn hơn so với trước kia.Các yếu tố đầu vào đó bao gồm tư bản, lao động, đất đai, tài nguyên thiênnhiên, công nghệ…
Tăng quy mô vốn đầu tư và vấn đề hết sức quan trọng trong sản xuấtkinh doanh bởi các nguyên nhân sau:
+ Quy mô sản xuất xã hội ngày càng mở rộng đòi hỏi phải tiến hànhđầu tư mở rộng nhằm tăng thêm tài sản cố định mới và tăng thêm dự trữ tàisản lưu động
+ Trong thời đại tiến bộ công nghệ diễn ra mạnh mẽ, nhiều máy mócthiết bị nhanh chóng bị rơi vào tình trạng lạc hậu về công nghệ, mà côngnghệ càng cao thì chi phí sử dụng càng lớn do đó lẽ dĩ nhiên là ngày càngphải tăng cường quy mô vốn đầu tư
2 Tác động của quy mô vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế.
2.1 Vốn đầu tư là cở sở để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuấtcủa các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế
Trang 13Đầu tư là một bộ phận lớn và hay thay đổi trong chi tiêu Do đó nhữngthay đổi trong đầu tư có thể tác động lớn đối với tổng cầu và do đó tác độngtới sản lượng và công ăn, việc làm Khi đầu tư tăng lên, có nghĩa là nhu cầu
về chi tiêu để mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật liệu xâydựng … tăng lên Sự thay đổi AD0 đến AD1 làm cho mức sản lượng tăng từY0 đến Y1 và mức giá cũng biến động từ P0 đến P1
Hình a: Tác động của vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế.
AS
AD 1
P1
Y0
E0
Trang 14Nếu như nền kinh tế, với đường tổng cầu AD 0 đang cân bằng tại điển
E 0 thì dưới tác động của tăng đầu tư sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải, vào vị trí AD 1 , thiết lập điểm cân bằng mới tại E 1 Điều đó cũng
có nghĩa với việc làm cho mức sản lượng tăng từ Y 0 đến Y 1 và mức giá tăng
từ P 0 P 1
Đầu tư sẽ dẫn đến tăng vốn sản xuất, nghĩa là có thêm nhà máy, thiết
bị , phương tiện vận tải mới được đưa vào sản xuất, làm tăng khả năng sảnxuất của nền kinh tế Sự thay đổi này tác động đến tổng cung Trong hình bmiêu tả khi vốn sản xuất tăng sẽ làm cho đường tổng cung dịch chuyển từAS0 đến AS1 làm cho mức sản lượng tăng từ Y0 đến Y1 và mức giá giảm từ P0đến P1
Cần lưu ý là sự tác động của vốn đầu tư và vốn sản xuất đến tăngtrưởng kinh tế không phải là quá trình riêng lẻ mà nó là sự kết hợp , đan xenlẫn nhau, tác động liên tục vào nền kinh tế
Hình b: tác động của vốn sản xuất đến tăng trưởng kinh tế.
Trang 15Vốn đầu tư là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, góp phầnđáng kể vào việc đầu tư theo chiều sâu , hiện đại hoá quá trình sản xuất.
Đầu tư là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới
và phát triển khoa học công nghệ của một doanh nghiệp hay một quốc gia.Khoa học công nghệ là yếu tố rất quan trọng đảm bảo duy trì tăng trưởngtrong dài hạn Lý do cơ bản của sự tăng trưởng vượt bậc trong thế kỉ XXchính là nhờ tiến bộ của khoa học công nghệ
Nghiên cứu và triển khai công nghệ mới là việc làm rất tốn kém vì vậy
để tạo dựng một nền kinh tế có hàm lượng công nghệ cao đòi hỏi lượng vốnlớn và trong thời gian dài
Trong tiến trình phát triển của một quốc gia, ta có thể nhận thấy mộtquy luật rất phổ biến: Trong giai đoạn đầu, khi trình độ khoa học còn nonkém, lượng vốn đầu tư ít hầu hết các nước đều sử dụng những công nghệ thô
sơ, hàm lượng chất xám thấp, sử dụng nhiều lao động và tài nguyên thiênnhiên Những công nghệ này cũng có những đóng góp không nhỏ cho tăngtrưởng của đất nước, Tuy nhiên trong giai đoạn sau thì những công nghệ nàykhông còn phù hợp nữa, nó làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và gây hậuquả nghiêm trọng tới môi trường Thậm chí còn kìm hãm sự phát triển củađất nước nếu như ta cứ tiếp tục sử dụng chúng mà không có những thay đổiphù hợp Việc đổi mới công nghệ là yêu cầu bức thiết đối với tất cả các quốcgia nếu muốn duy trì tăng trưởng trong dài han Việc đổi mới công nghệ củatừng nước cũng có sự khác biệt Có nước tập trung vào tự nghiên cứu để tìm
ra công nghệ mới cũng có nhiều nước lại sử dụng biên pháp mua công nghệcủa nước ngoài Tuy nhiên nếu một quốc gia mua công nghệ của nước ngoàithì cũng cần chú trọng tới việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ để có thểchuyển giao được công nghệ mới và sử dụng có hiệu quả vào quá trình sảnxuất
Trang 16 Việc tăng vốn đầu tư cũng góp phần vào việc giải quyết việc làmcho người lao động.
Cùng với sự gia tăng của vốn đầu tư tức là có nhiều nhà máy, xínghiệp được hình thành Trước tiên là nó giải quyết được công ăn việc làmcho công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp đó.Ngoài ra hiệu ứng lan tỏa củađầu tư sẽ tiếp tục tác động đến nền kinh tế đó là tạo thêm việc làm cho laođộng trong khu vực đó để cung cấp đầu vào như cung cấp nguyên liệu …hoặc cung cầp các dịch vụ như giao thông vận tải Đối với những nước đangphát triển dồi dào nguồn lao động, giá nhân công rẻ có thể coi là những lợithế hết sức to lớn trong việc thu hút vốn đầu tư
Cơ cấu sử dụng vốn đầu tư là điều kiện quan trọng tác động vàochuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có quan hệchặt chẽ với nhau, được biểu hiện cả về mặt chất và lượng, tùy thuộc vàomục tiêu của nền kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các
bộ phận cấu thành nền kinh tế Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xảy ra khi có
sự phát triển không đồng đều về quy mô, tốc độ giữa các nghành, vùng
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng của nghành côngnghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp luôn là mục tiêu củahầu hết các nước Bằng các chính sách khác nhau, chính phủ luôn tìm cácbiện pháp để tác động vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà đầu tư góp phầnlàm dịch chyển cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật và chiến lược phát triểnkinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ, tạo ra sự cân đối mới trênphạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các nghành, vùng
Cơ cấu sử dụng vốn và các chính sách khuyến khích đầu tư, địnhhướng phát triển kinh tế theo nghành hoặc theo khu vực là những công cụ có
Trang 17hiệu quả của nhà nước để tác động vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việc tănghoặc giảm tỉ trọng vốn đầu tư cho 1 khu vực hay một ngành kinh tế sẽ có tácđộng mạnh đối với sự tăng trưởng của nghành hay khu vực đó Đồng thờichính sách này cũng sẽ góp phần định hướng cho các nhà đầu tư tư nhâncũng như các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư vào lĩnh vực đó.
3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng quy mô vốn đầu tư.
Chi phí đầu tư
Do hàng hóa đầu tư có thể tồn tại trong nhiều năm nên việc tính toánchi phí đầu tư phức tạp hơn so với việc tính toán các chi phí khác như chi phí
về nguyên vật liệu, tiền lương…khi hàng hóa mua về có thể tồn tại trongnhiều năm chúng ta phải tính đến chi phí vốn theo lãi suất đi vay
*Để hiểu rõ nội dung này ta cần chú ý rằng các nhà đầu tư thường có
xu hướng đi vay, chi phí vốn vay chính là lãi suất tiền vay cụ thể là lãi suấtthực tế
Yêu cầu của sản xuất đòi hỏi cần tăng thêm máy móc,thiết bị, phươngtiện … nhằm mở rộng năng lực sản xuất Tuy nhiên , trong mọi trường hợp,cần phải có sự so sánh giữa lợi ích mang lại do sử dụng các máy móc,phương tiện mới thể hiện qua phần lợi nhuận tăng thêm, với khoản chi phícho đầu tư Vấn đề là ở chỗ, lợi ích chỉ thực sự có được trong tương lai, trongkhi vốn đầu tư lại phải bỏ ra ngay tại thời điểm hiện tại Các nhà đầu tưthường có xu hướng thanh toán các khoản đầu tư bằng cách vay vốn Do đóphải trả lời được các câu hỏi liệu lợi nhuận do đầu tư đem lại có cao hơn sovới mức lãi suất phải trả khi chủ đầu tư vay vốn đầu tư hay không? Chủ đầu
tư chỉ nên đầu tư khi và chỉ khi lợi nhuận thực dự báo trong tương lai caohơn hoặc ít nhất là bằng so với mức lãi suất tiền vay phải trả Đương nhiên,khi lãi suất tiền vay càng tăng thì thu nhập biên càng giảm, nhu cầu đầu tưcàng giảm và ngược lại
Trang 18Vào cùng một thời điểm, có thể có rất nhiều dự án đầu tư Số lượng dự
án đầu tư phụ thuộc vào mức lãi suất tiền vay Khi mức lãi suất tiền vay càngcao, thì số dự án thỏa mãn được yêu cầu trên càng ít và ngược lại khi mức lãisuất tiền vay thấp, sẽ có nhiều dự án đẩu tư hơn làm khối lượng cầu vốn đầu
tư tăng
Hình c chỉ rõ đường cầu vốn đầu tư Di thể hiện mối quan hệ phụ thuộcgiữa lãi suất tiền vay và nhu cầu vốn đầu tư ở mỗi điểm lãi suất cụ thể Nếumức lãi suất tăng từ i0 lên i1 sẽ giảm số dự án đầu tư, nói cách khác nhu cầuvốn đầu tư giảm từ I0 xuống I1
*Cùng với lãi suất, các quy định về thuế của chính phủ cũng ảnhhưởng đến chi phí đầu tư, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp Nếu chínhphủ đánh thuế thu nhập cao sẽ làm tăng chi phí đầu tư và làm cho thu nhậpcủa các doanh nghiệp giảm, làm nản lòng các nhà đầu tư
Mặt khác, chính phủ cũng có thể kích thích đầu tư bằng hình thứcmiễn giảm thuế đối với các khoản lợi nhuận dùng để tái đầu tư Qua hình (d)
có thể mô tả tác động của thuế thu nhập đến cầu đầu tư giống như tác độngcủa chu kỳ kinh doanh Khi mức thuế của chính phủ giảm sẽ làm cho đườngcầu đầu tư dịch chuyển sang phải, do đó khoản đầu tư mong muốn sẽ tăng
Doanh thu (mối quan hệ gia tốc)
Đầu tư sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho các hãng hơn nếu nó cho phépbán được nhiều hàng hơn Điều đó cho thấy tổng sản lượng (GDP) là mộtnhân tố cực kì quan trọng quyết định tới đầu tư Khi nhà xưởng phải bỏkhông, các hãng ít có nhu cầu xây dựng thêm nhà xưởng, vì vậy đầu tư thấp.Tổng quát hơn đầu tư phụ thuộc vào doanh thu do tình trạng hoạt động kinh
tế chung tạo ra Một số nghiên cứu cho rằng việc thay đổi sản lượng chi phối
xu hướng đầu tư trong các chu kì kinh doanh
Trang 19Ở mỗi thời kỳ khác nhau của chu kỳ kinh doanh sẽ phản ánh các mứcnhu cầu khác nhau.
Khi chu kỳ kinh doanh ở vào thời kỳ đi lên, quy mô của nền kinh tế
mở rộng, nhu cầu đầu tư gia tăng, thể hiện ở việc dịch chuyển đường đầu tưsang phải, từ DI sang DI’ (hình d) Trái lại, khi chu kỳ kinh doanh ở vào thời
kỳ đi xuống, quy mô của nền kinh tế bị thu hẹp lại, kéo đường cầu đầu tư DIsang trái, tương ứng với mỗi mức lãi suất tiền vay cụ thể
Có thể thấy 1 ví dụ về sự tác động mạnh của sản lượng trong thời kì đixuống của chu kì kinh doanh trong những năm 1979-1982 Khi đó sản lượnggiảm mạnh kéo theo đầu tư giảm 22%
Hình c : hàm cầu đầu tư.
Di
I
I0
I10
i
1
i
i0
Trang 20Hình d:ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh đến đường cầu đầu tư
DI’
I I
Trang 21Một lý thuyết quan trọng về hành vi đầu tư là lý thuyết gia tốc đầu tư.
Lý thuyết này phát biểu rằng: tốc độ đầu tư chủ yếu do tốc độ thay đổi sảnlượng quyết định Có nghĩa là mức đầu tư cao khi sản lượng tăng và khi sảnlượng giảm thì mức đầu tư thấp đi (thậm chí đầu tư thực tế còn là số âm)
Theo lý thuyết này để sản xuất ra một đơn vị đầu ra cho trước cần phải
có một số lượng vốn đầu tư nhất định Tương quan giữa sản lượng và vốnđầu tư có thể được biểu diễn như sau:
X= Y K (1)
Trong đó :
K: vốn đầu tư tại thời kỳ nghiên cứu
Y: sản lượng tại thời kỳ nghiên cứu
X: hệ số gia tốc đầu tư
Từ công thức 1 ta suy ra: K=X*Y
Như vậy, nếu x không đổi thì khi quy mô sản lượng sản xuất tăng dẫnđến nhu cầu vốn tăng theo và ngược lại Nói cách khác, chi tiêu đầu tư tănghay giảm phụ thuộc nhu cầu về tư liệu sản xuất và nhân công Nhu cầu cácyếu tố sản xuất lại phụ thộc vào quy mô sản phẩm cần sản xuất
Theo công thức (1) ta có thể kết luận : sản lượng phải tăng liên tụcmới làm cho đầu tư tăng cùng tốc độ, hay không đổi so với thời kỳ trước
Lý thuyết gia tốc đầu tư cho thấy : đầu tư tăng tỷ lệ với sản lượng ít ra
là trong trung và dài hạn
Kì vọng
Trang 22Nguyên nhân thứ 3 ảnh hưởng đến đầu tư là niềm tin kinh doanh Đầu
tư là một canh bạc về tương lai với sự đánh cược rằng thu nhập do đầu tưđem lại sẽ cao hơn chi phí đầu tư Nếu các doanh nghiệp dự đoán rằng tìnhhình kinh tế tương lai ở Việt Nam sẽ xấu đi thì họ sẽ ngần ngại khi đầu tưvào đây Ngược lại các doanh nghiệp tin rằng công cuộc kinh doanh sẽ phụchồi nhanh chóng thì họ sẽ có kế hoạch mở rộng nhà xưởng
Vì vậy các quyết định đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào dự đoán và kỳvọng về các sự kiện tương lai Nhưng người ta có thể nói rằng dự đoán làđiều may rui nhất là dự đoán về tương lai Các doanh nghiệp thường đổnhiều công sức vào phân tich đầu tư và cố gắng giảm tới mức thấp nhấtnhững sự bấp bênh trong đầu tư của mình
Đầu tư của nhà nước
Có thể nói đầu tư của nhà nước là yếu tố dẫn dắt đầu tư của các thànhphần kinh tế khác Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được sử dụng để đầu tưtheo kế hoạch của nhà nước cho các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế, bảo vệmôi trường, các công trình văn hóa xã hội, phúc lợi công cộng, quản lý nhànước, khoa học- kỹ thuật, quốc phòng và an ninh…khi cơ sở hạ tầng của mộtkhu vực đầu tư tốt nó sẽ tạo thuận lợi cho đầu tư của tư nhân và nhà đầu tưnước ngoài thực hiện kế hoạch đầu tư trong khu vực đó Chi phí đầu tư sẽgiảm đi đáng kể do giao thông thuận tiện sẽ làm giảm chi phí vận chuyểntrong khi xây dựng dự án cũng như trong giai đoạn vận hành kết quả đầu tư
Có thể thấy rõ khi một dự án đầu tư ở một khu công nghiệp nó sẽ có nhiềuthuận lợi về các điều kiện sản xuất, về tiếp cận với các bạn hàng, thị trườngtiêu thụ sản phẩm, thu hút lao động làm việc cho dự án
Lợi nhuận kỳ vọng
Theo lý thuết của Keynes thì một trong hai nhân tố cơ bản ảnh hưởngđến quyết định đầu tư của doanh nghiệp là lợi nhuận kỳ vọng
Trang 23Lợi nhuận kỳ vọng là khoản lợi nhuận mà các nhà đầu tư tính toán dựatrên chi phí đầu tư, doanh thu kì vọng trong tương lai trước khi thực hiện một
dự án đầu tư
+) Nếu lợi nhuận kỳ vọng nhỏ hơn lãi suất tiền vay đầu tư thì nhà đầu
tư sẽ không thực hiện dự án hoặc sẽ cắt giảm quy mô của dự án đang thựchiện và ngược lại Lợi nhuận kỳ vọng lớn nó sẽ là động lực thúc đẩy các nhàđầu tư tìm kiếm các giải pháp, khắc phục khó khăn, hạn chế các rủi ro để tiếptục theo đuổi dự án Trong cơ chế thị trường thì lợi nhuận là yếu tố tác độngmạnh nhất đến hành vi của các doanh nghiệp tư nhân Thậm chí họ có thểchạy theo lợi nhuận bất chấp sự ảnh hưởng xấu đến môi trường, làm cạn kiệttài nguyên thiên nhiên, tác động xấu tới tình hình xã hội, hoặc kinh doanhtrong các lĩnh vực bị pháp luật cấm Vì vậy trong hoạt động quản lý của nhànước cần phải tính tới tác động của dự án đầu tư tới tất cả các mặt của đờisống xã hội, môi trường an ninh quốc phòng
Môi trường đầu tư
Đầu tư thường được ví như một canh bạc Các nhà đầu tư đặt cượcmột số tiền lớn trong điều kiện hiện tại và hi vọng thu được nhiều lợi nhuậnhơn trong tương lai Do vậy, đầu tư luôn đòi hỏi một môi trường thích hợp,nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, với xu thế cạnh tranh ngày cànggay gắt Môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố, trực tiếp hoặc gián tiếp tácđộng đến hiệu quả của dự án đầu tư Đó là thực trạng của cơ sở hạ tầng,những quy định về pháp luật đầu tư, nhất là các quy định liên quan đến lợiích tài chính, chế độ đất đai, các loại thủ tục hành chính, tình hình chính trị
xã hội… Nếu những yếu tố trên đây thuận lợi sẽ khuyến khích các nhà đầu tư
và thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư Trong việc tạo lập môi trường đầu
tư, chính phủ giữ vai trò quan trọng, chính phủ thường quan tâm đến việcđưa ra các chính sách nhằm tăng được lòng tin trong giới kinh doanh và đầu
Trang 24tư Về hình thức tác động của môi trường đầu tư đến nhu cầu đầu tư có thểđược mô tả giống như trường hợp của thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc chu
kỳ kinh doanh Hình (d)
Như vậy chúng ta có thể tóm tắt các lực đứng đằng sau quyết định đầu
tư như sau:
Doanh nghiệp đầu tư để thu lợi nhuận Do các hàng hóa vốn tồn tạitrong nhiều năm nên các quyết định đầu tư phụ thuộc vào:
- Chi phí đầu tư
Trang 25III - Tỉ suất lợi nhuận
1 Tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư.
Phản ánh mức lợi nhuận thuần (tính cho từng năm), hoặc thu nhậpthuần (tính cho cả đời dự án) thu được từ một đơn vị vốn đầu tư phát huy tácdụng
Công thức tính cho từng năm hoạt động:
IRRi = IV0
RRi : tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư năm i
Wipv : lợi nhuận thuần ở năm i tính đến thời điểm dự án bắt đầu đi vàohoạt động
IV0 : vốn đầu tư tính tại thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động
*) Ý nghĩa : tỉ suất lợi nhuận là đại lượng xác định hiệu quả đầu tư, vớimột đồng vốn bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận,từ đó đưa ra cácquyết định đầu tư và quy mô đầu tư khi so sánh với lãi suất vốn vay.Điều này
sẽ được bàn cụ thể ở phần mối quan hệ dưới đây
IV - Mối quan hệ giữa lãi suất, tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư và quy mô vốn đầu tư
1 Mối quan hệ hai chiều giữa các thành phần
1.1 Mối quan hệ giữa lãi suất và quy mô vốn đầu tư
Trang 26Trong nền kinh tế thị trường vốn của doanh nghiệp chủ yếu được tàitrợ bằng vốn vay Vì vậy lãi suất vốn vay sẽ tác động mạnh đến quyết địnhđầu tư của doanh nghiệp Tuy nhiên, lãi suất thực tế là lãi suất đã tính đếnlạm phát, mới ảnh hưởng đến quy mô vốn đầu tư của doanh nghiệp Với cácyếu tố khác không đổi, khi lãi suất thực tế tăng nghĩa là chi phí của 1 đơn vịvốn tăng, hiệu quả biên của một đơn vị đầu tư mới giảm khiến cho doanhnghiệp cắt giảm quy mô vốn đầu tư Ngược lại, khi lãi suất thực tế giảmtrong điều kiện các yếu tố khác ít thay đổi làm doanh nghiệp mở rộng quy
mô vốn đầu tư Do hiệu quả của một đơn vị vốn đầu tư mới tăng lên.Điềunày được thể hiện trên hình sau
rLãi suấtthực tế (%/năm) r1 D1
I1 I2 I
1.2.Mối quan hệ giữa tỉ suất lợi nhuận và quy mô vốn đầu tư.
Mối quan hệ giữa IRR và I được minh hoạ bằng đồ thị sau:
IRR
Trang 27Thứ nhất: Trên phương diện cầu vốn đầu tư Khi mở rộng vốn đầu tưlàm cầu vốn đầu tư tăng lên trong điều kiện các yếu tố khác ít thay đổi làmgiá vốn hay lãi suất vốn tăng lên Giả sử chi phí sản suất khác không đổi vàgiá bán 1 đơn vị sản phẩm không đổi trong khi đó chi phí lãi vay tăng lênlàm cho tổng lợi nhuận giảm và tỉ suất lợi nhuận giảm.
Thứ hai: Trên phương diện cung hàng hoá trên thị trường tăng Điềunày làm giá bán 1 đơn vị sản phẩm giảm,giả định chi phí sản xuất kháckhông đổi làm cho lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm giảm và tỉ suất lợinhuận vốn đầu tư giảm
Quy luật tỉ suất lợi nhuận biên giảm dần khi tăng quy mô vốn đầu tưgiải thích vì sao trong thực tế các nhà sản xuất không thể tăng mãi quy môvốn mà chỉ đến một mức độ nhất định nào đó thì dừng lại
1.3 Tỉ suất lợi nhuận thay đổi tác động đến i.
Trang 28Trường hợp 1: khi IRR tăng từ IRR1 lên IRR2, lợi nhuận đã kích thíchcác nhà đầu tư mở rộng sản xuất làm quy mô vốn gia tăng từ I1 lên I2 Nhucầu vốn đầu tư gia tăng làm cầu vốn tăng Giả sử cung vốn đầu tư không đổikhiến cho giá vốn vay hay chi phí sử dụng vốn tăng lên, tức lãi suất tăng lên.
Trường hợp 2: khi IRR giảm, việc đầu tư thêm là vô ích, khiến các nhàđầu tư giảm quy mô vốn đầu tư làm cho cầu về vốn giảm xuống Với giảđịnh cung về vốn không đổi làm giá của vốn vay giảm xuống hay lãi suấtgiảm