Nguồn vốn đầu tư trong nước:

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỷ suất lợi nhuận và quy mô vốn đầu tư (Trang 39 - 42)

IV Mối quan hệ giữa lãi suất,tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư và quy mô vốn đầu tư

1. Nguồn vốn đầu tư trong nước:

Nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích lũy nội bộ của nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của chính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất xã hội. Biểu hiện cụ thể của nguồn vốn đầu tư trong nước bao gồm nguồn vốn đầu tư nhà nước và nguồn vốn của dân cư và tư nhân trong phần dưới đây:

1.1 Nguồn vốn nhà nước:

- Về vốn từ ngân sách nhà nước: Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng nói chung của nền kinh tế, quy mô tổng thu ngân sách nhà nước không ngừng gia tăng nhờ mở rộng nhiều nguồn thu khác nhau (như qua thuế, phí, bán tài nguyên, bán hay cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước…). Đi cùng với sự mở rộng quy mô ngân sách, mức chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cũng gia tăng đáng kể. Tổng thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 15%, tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước hàng năm bình quân đạt gần 23% GDP. Nguồn thu ổn định từ sản xuất trong nước đã bước đầu dần tăng. Tổng chi ngân sách nhà nước tăng bình quân 14,9%. Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước bình quân bằng 28% GDP. Trong đó chi cho đầu tư phát triển đạt bình quân 30,2% tổng chi ngân sách nhà nước. Tính chung cho giai đoạn 2001-2005, tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm khoảng 22,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

- Về nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nếu như trước năm 1990, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước như một công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế thì trong giai đoạn 1991 – 2000, nguồn vốn này đã có mức tăng trưởng đáng kể và bắt đầu có vị trí quan trọng trong chính sách đầu tư của nhà nước.

Giai đoạn 1991 – 1995, nguồn vốn tìn dụng đầu tư phát triển của nhà nước mới chiếm 5,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội thì giai đoạn 2001 – 2005 đã chiếm 14% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong những năm tiếp theo, tín dụng đầu tư của nhà nước sẽ có xu hướng cải thiện về mặt chất lượng và phương thức tài trợ nhưng tỷ trọng sẽ không có sự gia tăng đáng kể.

- Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước: nguồn vốn này chủ yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước. Theo bộ kế hoạch và đầu tư, thông thường nguồn của doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư chiếm 14-15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chủ yếu là đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp.

1.2 Nguồn vốn từ khu vực ngoài nhà nước

Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tiết kiệm trong dân cư và các doanh nghiệp dân doanh chiếm bình quân khoảng 15% GDP, trong đó phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư gián tiếp vào khoảng 3,7% GDP, chiếm khoảng 25% tổng tiết kiệm của dân cư; phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư trực tiếp khoảng 5% GDP và bằng 33% số tiết kiệm được trong giai đoạn 2001-2005, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân chiếm khoảng 26% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong giai đoạn tiếp theo nguồn vốn này tiếp tục gia tăng về quy mô và tỷ trọng.

Thực tế thời gian qua cho thấy đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, mở mang ngành nghề, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và vận tải trên các địa phương. Trong 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, Nhà nước liên tục hoàn thiện các chính sách nhằm tạo điều kiện cho khu vực tư bản tư nhân, kinh tế hộ gia đình mạnh dạn bỏ vốn đầu tư và thúc đẩy sự đan xen, hỗn hợp các hình thức sở hữu trong nền kinh tế. Với Luật Doanh nghiệp thống nhất (2005) và Luật Đầu tư chung (2005) chính thức có hiệu lực từ giữa năm 2006, các tầng lớp dân cư và khu vực kinh tế tư nhân sẽ tiếp tực được khuyến khích, động viên đại bộ phận phần tích lũy cho đầu tư phát triển.

Với khoảng vài trăm ngàn doanh nghiệp dân doanh (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã) đã đang và sẽ đi vào hoạt động, phần tích lũy của các doanh nghiệp này cũng sẽ đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn của toàn xã hội. Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình cũng đang trở thành các đơn vị kinh tế năng động trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp và thiểu thủ công nghiệp. Ở mức độ nhất định, các hộ gia đình cũng sẽ là một trong những nguồn tập trung và phân phối quan trọng trong nền kinh tế.

Nguồn vồn trong dân cư còn phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình. Quy mô của nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào: Trình độ phát triển của đất nước (ở những nước có trình độ phát triển thấp thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp); Tập quán tiêu dùng của dân cư; Chính sách động viên của nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập,chính sách lãi suất và các khoản đóng góp của xã hội.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỷ suất lợi nhuận và quy mô vốn đầu tư (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w