Tỉ suất lợi nhuận thay đổi tác động đến i.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỷ suất lợi nhuận và quy mô vốn đầu tư (Trang 27 - 39)

IV Mối quan hệ giữa lãi suất,tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư và quy mô vốn đầu tư

1. Mối quan hệ hai chiều giữa các thành phần

1.3 Tỉ suất lợi nhuận thay đổi tác động đến i.

Trường hợp 1: khi IRR tăng từ IRR1 lên IRR2, lợi nhuận đã kích thích các nhà đầu tư mở rộng sản xuất làm quy mô vốn gia tăng từ I1 lên I2. Nhu cầu vốn đầu tư gia tăng làm cầu vốn tăng. Giả sử cung vốn đầu tư không đổi khiến cho giá vốn vay hay chi phí sử dụng vốn tăng lên, tức lãi suất tăng lên.

Trường hợp 2: khi IRR giảm, việc đầu tư thêm là vô ích, khiến các nhà đầu tư giảm quy mô vốn đầu tư làm cho cầu về vốn giảm xuống. Với giả định cung về vốn không đổi làm giá của vốn vay giảm xuống hay lãi suất giảm.

i IRR B IRR2

i2 IRR1 A

i1 Cầu vốn đầu tư

I1 I2 I I1 I2 I I IRR2 IRR1 i2 B’ i1 A’ I1 I2 I I1 I2 I Hình 2.1 Hình 2.2

2. Mối quan hệ giữa lãi suất,tỉ suất lợi nhuận và quy mô vốn đầu tư.

Có 3 khả năng xẩy ra như sau:

Nếu i < R thì lợi nhuận của một đơn vị vốn tăng thêm lớn hơn lãi phải trả cho một đơn vị vốn tăng thêm đó,như vậy bỏ thêm một đơn vị đầu tư mới có lãi sẽ kích thích các nhà đầu tư tăng quy mô vốn (I tăng).

Khi quy mô vốn tăng làm cầu vốn đầu tư tăng gây áp lực tăng lãi suất.Như vậy vốn đầu tư sẽ không tăng lên mãi mà dừng lại khi i = R.

Nếu i > R thì khi tăng thêm một đợn vị đầu tư mới lãi phải trả cao hơn lợi nhuận thu về sẽ khiến nhà đầu tư cắt giảm quy mô vốn (I giảm).Khi I giảm,làm cầu vốn đầu tư giảm khiến lãi suất giảm theo,vì vậy I sẽ giảm đến khi i = R

Nếu i = R thì quy mô vốn đầu tư không thay đổi.

Chương II: Phân tích thực trạng đầu tư ở Việt Nam thời gian qua I- Thực trạng về lãi sất

Diễn biến lãi suất có thể được chia làm 3 giai đoạn chính như sau:

1.Thời kì lãi suất cứng nhắc 1985- 1992:

1.1. Thời kì 1985- 1988

Năm 1985, chính phủ thực hiện cải cách về Giá- Lương- Tiền. Đây là việc cải cách trong chính sách tiền tệ làm giảm giá trị đồng tiền xuống 10 lần. Đồng thời làm giá hàng hóa tăng lên 3- 4 lần. Kết quả là tỉ lệ lạm phát tăng vọt ở mức 3 con số.

Năm Tỉ lệ lạm phát (%/năm) Lãi suất (%/năm)

Trong khi đó, lãi suất huy động cao nhất là 96 %/năm; lãi suất cho vay nhỏ hơn lãi suất huy động vốn; lãi suất huy động lại nhỏ hơn tỉ lệ lạm phát. Hậu quả là, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, sản xuất bị trì trệ. Năm 1987, Ngân hàng Nhà nước lập tức ban hành biểu lãi suất mới sao cho:lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất tiền gửi. Mặc dù vậy, cả hai loại lãi suất sau khi điều chỉnh vẫn thấp hơn lạm phát.

Nói chung, thời kì này chính sách lãi suất được điều chỉnh bằng các cơ chế hành chính cứng nhắc. Lãi suất thực tế là âm. Lãi suất phân biệt giữa các thành phần kinh tế đó là lãi suất vay vốn của khu vực kinh tế tư nhân cao hơn lãi suất vay vốn của khu vực kinh tế nhà nước. Điểm bất hợp lí là lãi suất trung, dài hạn thấp hơn lãi suất ngắn hạn.

1.2. Thời kì 1989- 1990

Thời kì này đã gánh chịu những hậu quả nặng nề trong chính sách tài chính tiền tệ ở thời kì trước: Lạm phát vẫn ở mức cao, tình hình kinh tế rối ren, suy thoái. trước tình thế này, năm 1990 lần đầu tiên chính phủ áp dụng hệ thống ngân hàng hai cấp: Cấp 1 là ngân hàng trung ương với chức năng quản lý điều hành; Cấp 2 là hệ thống ngân hàng thương mại với chức năng kinh doanh.

Lạm phát ở mức cao, ngân hàng nhà nước đã áp dụng lãi suất tình thế. Đó là : Nâng cao lãi suất tiền gửi cao nhất đến 12%/tháng hay 144%/năm vào năm 1989 nhằm thu hút lượng tiền mặt về. Kết quả là tỉ lệ lạm phát đã giảm từ 14,2%/tháng năm 1988 xuống 2,9%/tháng năm 1989.

Giai đoạn này lãi suất cho vay nhỏ hơn lãi suất tiền gửi. Vì vậy các ngân hàng bị lỗ nặng. Do đó ngân sách nhà nước phải bao cấp.

Năm 1989, tỉ lệ lạm phát 2,9%/tháng, mức lãi suất bình quân là 6%/ tháng. Vì vậy mức lãi suất thực tế là 3%/tháng quá cao so với tỉ suất lợi nhuận bình quân. Điều này làm cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp nếu sản suất sẽ bị lỗ.Sản xuất kinh doanh bị thu hẹp. Dẫn đến tình trạng gửi tiền ồ ạt trong ngân hàng nhằm hưởng mức lãi suất cao. Làm cho nền kinh tế lại rơi vào tình trạng suy thoái.

1.3. Thời kì 1991- 1992

Từ năm 1991, ngân hàng trung ương đưa ra biểu lãi suất bắt buộc đối với các ngân hàng :

Loại lãi suất Lãi suất ( %/thàng )

Lãi suất tiền gửi Trong 3 tháng 2,1

Không kì hạn 1

Lãi suất tiết kiệm Trong 3 tháng 3,5

Không kì hạn 2,1

Lãi suất cho vay Hộ nông dân 2,7- 3,7

DN tư nhân 4- 5

(Bảng lãi suất năm 1992)

Qua bảng trên ta thấy vẫn còn đối sử bất công bằng giữa các thành phần kinh tế. Đặc biệt ở khu vực nhà nước, lãi suất cho vay nhỏ hơn lãi suất huy động vốn. Gây gánh nặng cho hệ thông ngân hàng.

2.Thời kì quản lý lãi suất trần và lãi suất sàn từ tháng 6/ 1992- 1995.

Ngân hàng trung ương đã ban hành lãi suất trần và lãi suất sàn áp dụng cho hệ thống ngân hàng , tăng tính mềm dẻo trong cơ chế lãi suất.

Lãi suất trần là lãi suất cho vay tối đa được quy định Lãi suất sàn là lãi suất tiền gửi tối thiểu được quy định.

Kể từ năm 1993, lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất tiền gửi. Theo đó nguyên tắc của kinh tế thị trường, các ngân hàng có lợi nhuận dương. Giai đoạn này , cơ chế lãi suất đã có nhiều tiến bộ . Về cơ bản đã có biểu thức sau.:

Lãi suất cho vay >lãi suất tiền gửi > tỉ lệ lạm phát. Như vậy với cơ chế này , lãi suất thực dương đem lại lợi ích cho cả 3 chủ thể :

Thứ nhất, các ngân hàng có mức lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất tiền gửi, ngân hàng hoạt động có lãi.

Thứ hai, đối với người gửi, mức lãi suất dương tạo động lực cho họ gửi tiền.

Thứ 3, đối với người đi vay hay các chủ thể kinh doanh, với mức lãi suất thực dương khiến các doanh nghiệp có trách nhiệm với đồng vốn đi vay, nâng cao hiệu quả kinh doanh và chỉ đầu tư vào những lĩnh vực đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Giai đoạn này, ngân hàng nhà nước đã xoá bỏ phân biệt lãi suất cho vay giữa các thành phần kinh tế, doanh nghiệp nhà nước cũng như doanh nghiệp tư nhân đều có mức lãi suất cho vay như nhau. Lần đầu tiên, ngân hàng trung ương đã điều chỉnh dần sao cho lãi suất trung, dài hạn lớn hơn lãi suất ngắn hạn.

Năm Lãi suất bình quân ngắn hạn ( %/năm)

Lãi suất bình quân dài hạn ( %/ năm)

1992 25,2 21,6

1993 19,2 14,4

1994 19,2 20,4

Ta thấy lãi suất dài hạn từ năm 1994 lớn hơn lãi suất ngắn hạn.

3. Thời kì lãi suất linh hoạt từ 1996 đến nay

3.1 Thời kì lãi suất trần 1996- 1999

Ngân hàng trung ương cho phép tự do hoá lãi suất tiền gửi, chỉ qui định mức lãi suất trần. Đó là : lãi suất cho vay tối đa 1,75%/tháng. Tuy nhiên ngân hàng trung ương quy định chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi không quá 0,35%/tháng.

3.2 Thời kì lãi suất cơ bản T8/ 2000 – T5/ 2002.

Ngân hàng trung ương bỏ lãi suất trần cho vay và ban hành lãi suất cơ bản. Dựa vào đó các ngân hàng thương mại cho vay không vượt quá lãi suất cơ bản cộng với biên độ dao động từng thời kì khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế các ngân hàng thương mại cho vay với mức lãi suất nhỏ hơn biên độ. Vì vậy lãi suất cơ bản thời kì này ít có ý nghĩa.

3.2 Cơ chế thoả thuận T6/ 2002 đến nay

Ngân hàng trung ương ban hành lãi suất cơ bản dựa trên những thay đổi của tình hình kinh tế xã hội, và những thay đổi lãi suất của hệ thống ngân hàng. Lãi suất cơ bản chỉ có ý nghĩa tham khảo với các tổ chức tín dụng. Giai đoạn này có sự cạnh tranh mạnh giữa các ngân hàng thương mại với nhau.

Năm 2007 tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam tăng cao trên hai con số do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan, gây ảnh hưởng đến đời sống người dân và ổn định kinh tế vĩ mô.Lần đầu tiên chính phủ thực việc thắt chặt tín dụng giảm cung tiền trong hơn 10 năm qua để kiềm chế làm phát bằng cách :Ngân hàng nhà nước quyết định tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc và phát hành tín phiếu bắt buộc.Các ngân hàng thương mại phải mua tín phiếu và tăng tỉ lệ dự trữ . Điều này khiến cho hệ thống ngân hàng thương mại phải huy động, thu hồi vốn bằng nhiều cách đó là : tăng cao lãi suất tiền gửi ,siết chặt việc cho vay.Kết quả là,lãi suất tiền gửi lẫn lãi suất cho vay tăng chóng mặt. Đã có một cuộc đua tăng lãi suất huy động giữa các ngân hàng buộc ngân hàng trung ương áp dụng trần lãi suất tiền gửi không quá 12%/năm.Riêng lãi suất cho vay cao hơn 1%/tháng ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh trong nước,ảnh hưởng làm giảm đầu tư trong thời gian trước mắt cũng như trong tương lai vì mức lãi suât quá cao này không nhà đầu tư nào có mức tỷ suất lợi nhuận cao hơn để có lợi nhuận.Có lẽ ảnh hưởng nặng nề nhất là các nhà xuất khẩu vẫn phải tiếp tục vay vốn ngân hàng để thực hiện các hợp đồng đã kí. Ta đã biết,lãi suất là một trong những công cụ hiệu quả làm giảm lạm phát (ví dụ ở nước ta năm 1989),tuy nhiên cần phải phối hợp lãi suất với các chinh sách khác như chính sách tỉ giá hối đoái,chính sách tài chính,chính sách tài khóa để đạt hiệu quả cao nhất.

II. Thực trạng vốn đầu tư ở Việt Nam hiện nay.

Trên góc độ toàn nền kinh tế, tổng quy mô vốn đầu tư được quyết định bởi nhiều nhân tố tùy thuộc vào từng tiêu thức phân loại các thành phần vốn đầu tư. Ở đây, để thấy rõ thực trạng của quy mô vốn đầu tư, ta xét nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỷ suất lợi nhuận và quy mô vốn đầu tư (Trang 27 - 39)