1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chiến lược kinh doanh Công ty cổ phần dệt may - đầu tư - thương mại Thành Công.doc

61 2,7K 38
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Phân tích chiến lược kinh doanh Công ty cổ phần dệt may - đầu tư - thương mại Thành Công

Trang 1

A GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT DOANH NGHIỆP

16/8/1976, tiền thân là Cơ sở Tái Thành Kỹ nghệ Dệt

Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

Trang 2

Hình ảnh doang nghiệp

Trang 3

Ngành nghề kinh doanh của DN

(Theo giấy chứng nhận đăng ký số 4103004932)

+ Ngành nghề sản xuất – kinh doanh truyền thống

- Mua bán các loại bông, xơ, sợi, vải, hàng may mặc giày dép, máy mócthiết bị, nguyên phụ liệu, vật tư, hoá chất, thuốc nhuộm, bao bì ngành dệt may

+ Các lĩnh vực hoạt động khác

- Mua bán thiết bị lạnh, điều hoà không khí, máy thu thanh thu hình, vậtliệu xây dựng, phương tiện vận tải, dịch vụ lắp đặt, sửa chữa máy móc thiết bị

- Kinh doanh vận tải, hàng hoá đường bộ, địa ốc - máy móc thiết bị

- Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị

- Môi giới thương mại, đại lý mua bán ký gửi hàng hoá, đầu tư xây dựng,lập tổng tổng dự toán các chương trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng khu côngnghiệp, khu du lịch

Xác định hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU):

1 - Sản phẩm/dịch vụ chung: Sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao

2 - May mặc: Phát triển các sản phẩm sợi, dệt, may có tính năng đặc biệt:hút mồ hôi, khô nhanh, giữ nhiệt, khử mùi hôi, kháng khuẩn, chống tia cực tím,chống cháy, chống nhăn,… Đa số là thời trang dành cho người năng động – hàngthể thao

3 - Phát triển các loại sản phẩm:

- Sản phẩm sợi: bao gồm các loại sợi như: sợi 100% cotton, sợi pha giữa

cotton và polyester, nylon, sợi 100% polyester, sợi TC, sợi CVC, sợi Filament,melange…

- Sản phẩm vải: gồm có vải dệt và đan kim như: vải sọc, vải caro, vải

thun, được dệt từ sợi Filament, sợi polyester, sợi polyester pha, sợi micro, sợi sơ

Trang 4

ngắn, sợi màu, sợi cotton, sợi PE, TC, CVC, Sử dụng để may quần áo, váy,jacket, vải jersey, picque, interlck, rib, fleece…

- Sản phẩm may mặc: gồm áo T-shirt, polo- shirt, đầm, quần áo thể thao,

quần áo thời trang từ vải thun hoặc vải dệt, chủ yếu xuất khẩu và một phần tiêu thụtrong nước

- Các sản phẩm gia công bên ngoài: ngoài những sản phẩm chủ lực, công

ty còn nhận gia công cho các đối tác trong và ngoài nước từ nguồn nguyên liệu mà

họ cung cấp cho công ty

Tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh của DN:

♦ Tầm nhìn chiến lược:

Bằng cách làm việc sáng tạo từng ngày, chúng tôi đóng góp cho xã hội đồng thời phát triển con người và kinh doanh trên nền tảng tri thức và tính chính trực

♦ Sứ mạng kinh doanh:

Phát huy những kinh nghiệm trong lĩnh vực Dệt may truyền thống để làmnền tảng cho đổi mới và phát triển là chiến lược xuyên suốt của Công ty Đầu tư –Thương mại - Dệt may Thành Công Cùng với sự đồng hành của đối tác chiếnlược E-Land là Tập đoàn hàng đầu về thời trang và bán lẻ tại Hàn Quốc, ThànhCông hy vọng sẽ tạo ra bước đột phá về sản phẩm dệt may cũng như trong các lĩnhvực khác

Trang 5

▼ Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản:

STT Chỉ tiêu tài chính Quý 3 - 2008 Quý 4 - 2009 Quý 1 - 2009 Quý 2 - 2009

ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản

ROA: Đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp

Trang 6

B PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP

I KHÁI QUÁT

(Các biểu đồ - đơn vị: tỉ đồng)

Tốc độ tăng trưởng năm 2007 :

Theo định hướng đã vạch ra từ ĐHCĐ thành lập năm 2006, dựa vào các thếmạnh, các tiềm năng sẵn có; Công ty định hướng tiếp tục đầu tư ngành nghề truyền thống, tiếp tục duy trì vị thế là một trong những công ty sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hàng đầu về sản phẩm sợi, vải, may của ngành Dệt-May Việt Nam với tầm cao mới

Nhìn chung năm 2007 ngoài chỉ tiêu Lợi nhuận có mức đạt cao thì các chỉtiêu về sản phẩm, doanh số kinh doanh đều thực hiện thấp hơn kế hoạch, tăngtrưởng không cao Nguyên nhân: chúng ta không lường hết được tác động của việcgiám sát của chính phủ Hoa Kỳ đối với công ty chúng ta, đồng thời chúng ta cũng

đã chủ động giảm bớt sản phẩm vải dệt bằng sợi Filament polyester do hiệu quảthấp Mặt khác việc đổi mới đội ngũ nhân sự, phương thức điều hành chưa đượcnhư mong muốn

Trang 7

Tốc độ tăng trưởng năm 2008:

Năm 2008 với sự thay đổi chính sách tiền tệ của chính phủ, sự gia tăng lãi suất tiền vay một cách đột biến làm cho chi phí lãi vay Công ty tăng lên trên 200%

và hàng lọat giá cả nguyên vật liệu đầu vào gia tăng do lạm phát nhưng đầu ra của ngành Dệt may nói chung và đối với Công ty nói riêng không thể tăng giá tương ứng, tình hình khủng hoảng tài chính tòan cầu, suy thoái kinh tế, v.v…

Năm 2008, Các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận không được, đặc biệt là chỉ tiêu về lợi nhuận đạt rất thấp

Tốc độ tăng trưởng trong 3 năm :

Trang 8

Tốc độ tăng trưởng những quý đầu năm 2009 :

Trang 9

♣ Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành:

Mới xuất hiện

Tăng trưởng

Trưởng thành / Bão hòa

Suy thoái

Trang 10

II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI:

2.1 Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô:

a Nhân tố kinh tế - tình hình kinh tế

Trong năm 2007, nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng cao nhất trongvòng 10 năm qua (8,5%), tạo khả năng hoàn thành nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kếhoạch 5 năm 2006 - 2010 ngay trong năm 2008 Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyểndịch theo hướng tích cực

Tuy nhiên sáu tháng đầu năm 2008, tình hình thị trường có nhiều biến độngbất thường: giá nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất tăng nhanh, giá lương thực,thực phẩm có những diễn biến phức tạp, thời tiết khắc nghiệt làm ảnh hưởng đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

Tốc độ phát triển kinh tế gia tăng kéo theo thu nhập bình quân đầu ngườitrong cả nước nâng cao dần Những điều này dẫn đến nhu cầu cần thiết trong đờisống kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng Nhu cầu này tạo cơ hội kinh doanh chonhiều ngành, nhiều đơn vị kinh tế trong cả nước, trong đó nhu cầu hàng tiêu dùngtăng lên một cách rõ rệt, đặc biệt hàng may mặc các tầng lớp nhân dân Thị trườngnội địa rộng lớn hơn Sức cầu về hàng hóa cao là cơ hội để các doanh nghiệp nâng

Doanh nghiệp

Nhân tố kinh tế

Nhân tố văn hóa – xã hội Nhân tố công nghệ

Nhân tố

Chính trị - pháp luật

Trang 11

Thị trường nước ngoài đang rộng mở cho các doanh nghiệp Sản phẩm dệtmay có tiềm năng lớn về xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ Mức tiêu thụcủa người dân Mỹ rất lớn Đây là thị trường đầy tiềm năng Với giá nhân côngthấp, sản phẩm Việt Nam đang có lợi thế so sánh lớn so với các nước, nếu biếtkhai thác tốt thị trường xuất khẩu sẽ mang lại lợi nhuận rất hấp dẫn.

Hiện nay EU thay đổi chính sách về nguyên tắc xuất xứ đối với hàng dệtmay nhập khẩu từ các nước ASEAN Các nước ASEAN có thể mua nguyên liệucủa nhau để sản xuất ra hàng dệt may thành phẩm, sau đó xuất sang EU và nhữngsản phẩm xuất khẩu này vẫn được coi là có xuất xứ từ trong nước Có thể nói,chính sách này sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và dệt mayThành Công nói riêng có khả năng chống chọi với hàng dệt may của Trung Quốc

và hưởng ưu đãi thuế quan của EU

b Nhân tố chính trị - pháp luật

Tình hình chính trị, xã hội tiếp tục ổn định Nhân dân tin tưởng vào đườnglối, chính sách của Đảng và Nhà nước, yên tâm phấn khởi đầu tư phát triển sảnxuất kinh doanh Công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và đấutranh phòng chống các loại tội phạm được tăng cường Quốc phòng và an ninhđược giữ vững

Công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính tạinhững lĩnh vực có nhiều bức xúc trong xã hội như: đăng ký kinh doanh, chứngnhận đầu tư, thủ tục hải quan, thu thuế, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp, côngchứng,…đã có những bước tiến mới, được nhân dân và doanh nghiệp đồng tình

Công tác rà soát và xây dựng thể chế được chú trọng hơn Việc phân cấpcho cấp dưới được đẩy mạnh Cơ chế “một cửa” được mở rộng thực hiện ở nhiềunơi Bộ máy Chính phủ đã được sắp xếp lại theo đúng chủ trương giảm đầu mối,hình thành bộ quản lý đa ngành, nâng cao trách nhiệm, hiệu lực hiệu quả và bảođảm liên tục nhiệm vụ

Trang 12

Công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phíđược quan tâm và chỉ đạo kiên quyết Các Bộ, ngành và địa phương đều cóchương trình, kế hoạch hành động phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm,chống lãng phí.

Bên cạnh đó nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư và pháttriển Ngành Dệt May tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển: tích lũy vốn,tái đầu tư mở rộng sản xuất, giảm thuế xuất nhập khẩu, dùng hạn ngạch nhập khẩu

để bảo hộ sản xuất trong nước… Các chính sách này đã hỗ trợ các doanh nghiệprất nhiều Tuy nhiên khi mở cửa các doanh nghiệp sẽ phải đối đầu với nạn hàngngoại nhập ồ ạt tràn vào thị trường trong nước dẫn đến sức cạnh trạnh trên thịtrường nội địa gây gắt hơn bằng sản phẩm với mẫu mã đa dạng, chất lượng cao vàgiá rẻ hơn Đây cũng là áp lực cho công ty Thành Công

c Nhân tố văn hóa – xã hội – dân số

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có những chuyển biến tiến bộ Các chỉ tiêu vềtuyển sinh, phổ cập giáo dục, tạo việc làm, Hoạt động dạy nghề và đưa lao động

đi làm việc ở nước ngoài được chú trọng hơn Các chợ công nghiệp thiết bị và sàngiao dịch công nghệ được tổ chức ở một số nơi, thúc đẩy hình thành thị trườngkhoa học và công nghệ

Ngành Dệt May chịu ảnh hưởng bởi yếu tố dân số ở mỗi khu vực địa lý khálớn Dân số vừa là yếu tố cung cấp nguồn lao động cho doanh nghiệp dệt may, vừa

là yếu tố quyết định quy mô nhu cầu hàng dệt may Đây là nguồn cung cấp lựclượng lao động khá lớn cho các doanh nghiệp dệt may Thế nhưng, chất lượngnguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành, thiếu lao động có trình

độ chuyên môn, chưa có một chế độ qui hoạch cụ thể nào cho việc đào tạo cảithiện đội ngủ lao động trẻ chưa có tay nghề, hay tay nghề thấp

Trang 13

d Nhân tố công nghệ

Hiện nay, để ngành công nghiệp dệt may đủ mạnh phục vụ chiến lược xuấtkhẩu, bên cạnh việc thu hút nguồn vốn đầu tư, các doanh nghiệp cần phải chútrọng đến đầu tư công nghệ mới

Thực trạng của ngành trong những năm gần đây đã cho thấy, những doanhnghiệp có mức đầu tư lớn về thiết bị và công nghệ thì việc cung ứng nguyên phụliệu đã có được một bước chuyển biến tốt, ít nhất là đã đảm bảo được cho việccung ứng nội bộ Đặc biệt, qua mỗi lần triển lãm, các doanh nghiệp dệt may ViệtNam có dịp tiếp cận những công nghệ mới và ký kết được các nguồn cung ứngnguyên phụ liệu phục vụ cho chiến lược phát triển ngành

Trong 10 năm qua, các doanh nghiệp dệt may đã đầu tư và đổi mới côngnghệ khá nhiều 50% thiết bị chế biến bông đã được nhập mới từ Mỹ Khâu kéosợi đã tăng tới gần 2 triệu cọc sợi, nhờ sử dụng các thiết bị có xuất xứ từ Tây Âu,trong đó có những dây chuyền vào loại hiện đại nhất thế giới hiện nay

Thị trường thiết bị và công nghệ dệt may của Việt Nam hiện nay đã pháttriển khá mạnh Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu vào côngnghệ may, nên thị trường cho ngành dệt còn tương đối nhỏ Tuy vậy, với chiếnlược phát triển và chủ động trong việc cung cấp nguyên phụ liệu, trong vài nămtới, thị trường công nghệ và thiết bị ngành dệt sẽ thực sự bùng nổ và tạo điều kiệnthuận lợi cho các nhà cung cấp nước ngoài tham gia vào hoạt động kinh doanh.Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội để mua được các loại thiết bịphục vụ cho quá trình đổi mới công nghệ

Trang 14

2.2 Đánh giá cường độ cạnh tranh

2.2.1 Tồn tại các rào cản ra nhập ngành:

Về nội tại, những rào cản cần phải sớm khắc phục đó là ngành công nghiệpdệt và phụ trợ của Việt Nam còn rất hạn chế, dẫn đến 70% nguyên phụ liệu phảinhập khẩu từ nước ngoài đã làm cho giá trị gia tăng trong ngành dệt may khôngcao Trong lĩnh vực may xuất khẩu, phần lớn vẫn theo phương thức gia công, thiết

kế mẫu mốt chưa phát triển hiệu quả sản xuất thấp Mặt khác, hầu hết các doanhnghiệp dệt may đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên khả năng huy động vốn đầu

tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị năng lực quảng cáotiếp thị hạn chế nên phần lớn các doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu

Tình trạng thiếu công nhân thường xuyên xảy ra tại các thành phố lớn, mốiquan hệ lao động tiền lương đang có chiều hướng phức tạp, nhiều cuộc đình công

tự phát đã xảy ra tại các thành phố và khu công nghiệp tập trung đã ảnh hưởng lớnđến việc sản xuất kinh doanh và môi trường đầu tư đang là một trong những yếukém cần sớm được khắc phục để đưa ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đạtmục tiêu kim ngạch xuất khẩu 10 - 12 tỉ USD, sử dụng 2,5 triệu lao động vào năm

2010 và tăng tốc cao hơn vào những năm tiếp theo

2.2.2 Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng:

Số lượng và qui mô nhà cung cấp hiện tại của công ty rất lớn, tương laingày càng có nhiều nhà cung cấp nguyên liệu, vật tư cho ngành dệt may hơn, từ đócông ty sẽ chủ động hơn trong sản xuất Tuy nhiên, do một số tính chất đặc thùcủa sản phẩm buộc Thành Công phải nhập khẩu từ nước ngoài vì nguồn nguyênliệu trong nước không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nên chi phí rất cao:80% nguyên liệu (bông, xơ) mua trong nước và 20% còn lại phải nhập từ Nga,Trung quốc, Đài loan châu phi,…

Ngoài ra, công ty còn phải nhập khẩu gần 100% hóa chất, thuốc nhuộm,chất hoàn tất,…từ Nhật, Trung Quốc, Singapore Chính vì vậy hầu như Thành

Trang 15

trường thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của công ty như:nhà cung cấp đột ngột tăng giá, biến động giá cả thế giới, bất ổn chính trị, tiến độcung cấp trễ, chất lượng không tốt, hay công ty nhập về để dự trữ nhiều sẽ ứ độngvốn đôi khi giá giảm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Áp lực từ nhà cung cấp trong nước:

- Đối với phụ liệu may: phần lớn là công ty mua các loại phụ liệu may: dâykéo, nút, giấy lót, keo dựng, móc áo, nhãn các loại, thùng carton,…được cung cấp

từ rất nhiều nhà cung cấp nhỏ Lợi thế từ các nhà cung cấp này là tương đối ổnđịnh và tiến độ cung cấp nhanh và theo sát những nhu cầu của công ty, thời gianthanh toán chậm Tuy nhiên các nhà cung cấp này cũng chỉ ở qui mô nhỏ và sốlượng cung cấp bị hạn chế có một số nguyên phụ liệu không có ngay, phải chờthời gian họ đi mua lại nơi khác và nhập khẩu

- Đối với bông xơ : khoảng 80% số lượng bông xơ công ty phải mua trongnước, đây là các nhà cung cấp bông xơ tương đối lớn và ổn định và có mối quan

hệ từ rất lâu của công ty, tuy nhiên thời gian cung cấp của họ còn lâu, chủng loạisợi còn rất ít, thời gian thanh toán rất ngắn,…

- Đối với các loại nguyên vật liệu khác như xăng dầu, linh kiện máy móc,than,… các nhà cung cấp này có lợi thế là rất dễ đặt hàng và rất nhanh trong việcgiao hàng Tuy nhiên các nhà cung cấp này chỉ mang tính tạm thời, không ổn định,

và phải thanh toán ngay khi mua hàng

+ Áp lực từ nhà cung cấp nước ngoài:

Khoảng 20% bông xơ, và gần 100% hóa chất thuốc nhuộm công ty phảinhập khẩu từ các nhà cung cấp nước ngoài, các nhà cung cấp này tương đối lớn và

ổn định, tuy nhiên phải đặt hàng trong thời gian dài, số lượng đặt hàng phải lớn vàgiá cả luôn biến động theo thị trường thế giới, và họ chỉ đồng ý bán theo hình thứcthanh toán của họ Vì vậy khó đòi bòi thường hay trả hàng khi chất lượng khôngđảm bảo và đồng điều

Trang 16

 Hiện tại công ty đang tìm kiếm các nhà cung cấp mới ổn định hơn đểthay thế những nhà cung cấp cũ không đạt yêu cầu Phân tích, đánh giá lại toàn bộ

hệ thống nhà cung cấp ký các hợp đồng cung cấp dài hạn đối với các nhà cung cấp

có năng lực ổn định để giảm bớt rủi ro và giảm chi phí sản xuất khi có biến động

về giá cả và khang hiếm hàng trên thị trường Vì thế áp lực đối với nhà cung cấptrong nước vẫn nhẹ hơn nhà cung cấp nước ngoài, tuy nhiên việc đòi tăng giá vàkhan hiếm hàng đối với các nhà cung cấp trong nước cũng thường xuyên xảy ra

2.2.3 Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng:

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc đưa các sản phẩm vào hệ thốngphân phối của các siêu thị luôn gặp phải khó khăn trở ngại vì các áp lực về giá vàchất lượng Hầu hết các sản phẩm như dệt may, da giầy rất khó xâm nhập vào cácthị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật,… nếu không qua hệ thống phân phối

Đối với người người tiêu dùng, khi được lựa chọn hàng hóa, dịch vụ thíchhợp từ vô số nhà cung cấp khác nhau, họ sẽ tạo ra sức ép rất mạnh buộc ThàngCông phải tuân thủ quy luật cạnh tranh kinh tế, đặc biệt là về giá cả, chất lượng vàdịch vụ

♣ Đối với khách hàng trong nước: Nhu cầu may mặc trên thị trường ngày

càng phong phú và đa dạng, thị hiếu của họ luôn thay đổi theo sự phát triển củathế giới Nếu như công ty không đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì họ sẽnhanh chóng rời bỏ và tìm nhà cung cấp khác tốt hơn Hiện nay, nhiều công ty cókhả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường với nhiều chủng loại sản phẩm khácnhau, giá cả rất cạnh tranh, chính sách tín dụng hấp dẫn Khách hàng có khả nănglựa chọn các sản phẩm khác nhau và gây áp lực cho công ty Họ luôn đòi hỏiThành Công đưa ra sản phẩm có chất lượng tương đương hàng ngoại với giá cảthấp đã tạo nhiều bất lợi cho hoạt động của công ty

♣ Đối với khách hàng nước ngoài: Chủ yếu là khách hàng truyền thống,

các tập đoàn bán lẻ Do vậy, hoạt động sản xuất của công ty lệ thuộc quá nhiềuvào các đơn đặt hàng của khách, họ luôn gây sức ép đối với công ty như: ép giảm

Trang 17

giá, thay đổi mẫu mã, chỉ định nhà cung cấp nguyên vật liệu có giá cao, hay nhàcung cấp xa nhà máy của công ty, không thực hiện đúng hợp đồng, đưa ra những

lý do về chất lượng, an toàn lao động để trì hoãn không thanh toán tiền hàng hoặcyêu cầu giao hàng sớm, bởi vì doanh thu xuất khẩu của công ty quá phụ thuộcvào các khách hàng này cũng như công ty chưa tổ chức được kênh phân phối rộngkhắp

→ Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và các nước, sẽ tạo

cơ hội cho công ty tìm kiếm và phát triển nhiều thị trường mới trên thế giới Nhưvậy, để duy trì được khách hàng, công ty cần phải tổ chức nghiên cứu và theo dõichặt chẽ thị trường để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng và người tiêu dùng cần

2.2.4 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành:

Ngành Dệt May là một trong những ngành đang ở mức cạnh tranh rất gaygắt Các doanh nghiệp phải chịu rất nhiều áp lực trong sản xuất, kinh doanh để tồntại và phát triển trong giai đoạn hiện nay như: khan hiếm nguồn nhân lực, chi phíđầu vào cho sản xuất kinh doanh ngày càng tăng cao Hiện nay số lượng công tyhoạt động trong ngành này rất lớn, từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đến cáccông ty rất lớn, đều muốn mở rộng và phát triển sản xuất Nó đã tạo ra cho công tyThành Công rất nhiều đối thủ cạnh tranh, bên cạnh các đối thủ trong nước chúng

ta còn phải đối mặt với các đại gia trong ngành dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ,tạo nên một hệ thống các đối thủ cạnh tranh trong ngành, có thể được phân thànhhai nhóm: đối thủ cạnh tranh trong nước và đối thủ cạnh tranh ngoài nước:

♣ Đối thủ cạnh tranh trong nước :

Thành Công có dãy sản phẩm rất rộng đa dạng và phong phú về chủng loại

và kiểu dáng Tuy nhiên sản phẩm thun vẫn là sản phẩm chủ lực của công ty Đốithủ cạnh tranh của công ty rất nhiều, nhưng đối thủ chính có những mặt hàng vàthị trường gần giống Thành Công có thể kể đến là công ty cồ phần May PhươngĐông, công ty cổ phần Dệt May Thắng Lợi (Vigatexco) Các doanh nghiệp nàyđều có những ưu nhược điểm nhất định tạo nên được vị thế chắc chắn trong ngành

Trang 18

dệt may Ngoài ra còn rất nhiều các công ty dệt may khác với nhiều sản phẩm,chiến lược đặc biệt như may Nhà Bè, May 10, và các doanh nghiệp tư nhânkhác…

♣ Đối thủ cạnh tranh ngoài nước:

Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nói chung và công ty ThànhCông nói riêng là thị trường Mỹ, nhưng hiện nay chúng ta đang phải chịu sự cạnhtranh khốc liệt của những người khổng lồ trong ngành dệt may từ Trung quốc, Ấn

độ, Hàn Quốc, các nước ASEAN, đặc biệt trong bối cảnh từ ngày 01 tháng 01 năm

2005, hạn ngạch hàng dệt may (quota) sẽ được loại bỏ hoàn toàn cho các nướcthành viên tổ chức thương mại quốc tế WTO

Trung Quốc là một quốc gia có sản lượng xuất khẩu các loại hàng dệt mayrất cao Ngành dệt may Trung Quốc cũng phát triển lĩnh vực công nghiệp sản xuấtnguyên liệu, chủ động hoàn toàn được sợi bông, sợi hóa học, tơ lụa, vải nguyênliệu, hóa chất, thuốc nhuộm… Đồng thời, ngành cơ khí dệt của Trung Quốc đã cónhững bước phát triển mạnh trong thời gian qua, sản xuất hoàn chỉnh dây chuyềnkéo sợi, máy dệt hiện đại theo chuyển giao công nghệ từ các nước châu Âu với giáthành rẻ

Ấn độ đang nhắm vào thị trường dệt và quần áo may sẵn Mỹ và với tốc độtăng trưởng 40-42%/năm, Ấn Độ hoàn toàn có thể trở thành nước xuất khẩu dệtmay hàng đầu thế giới Sở dĩ Ấn Độ đạt được tốc độ tăng trưởng ngoạn mục nhưvậy là nhờ nhiều công ty của Châu Âu, Mỹ đã chuyển sang Ấn Độ để tận dụng lợithế chi phí rẻ ở đất nước này

Các đối thủ cạnh tranh khác: ngoài các cường quốc xuất khẩu hàng dệt maynhư Trung Quốc, Ấn Độ, chúng ta còn phải kể đến Pakistan, Malaysia,Philippines, Singapore, Bangladesh… cũng là các quốc gia có kim ngạch xuấtkhẩu cao Sau cuộc thảm họa sóng thần vừa qua, các nước này được EU bãi bỏthuế nhập khẩu đối với hàng dệt may Với những ưu đãi này giúp cho các đối thủ

có sức cạnh tranh càng mạnh hơn

Trang 19

2.2.5 Đe doạn từ các sản phẩm thay thế

Công ty cổ phần Dệt May Thành Công được biết đến là một trong mườidoanh nghiệp tiêu biểu của ngành dệt may Việt Nam, 11 năm liền được người tiêudùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, công ty còn xếp hạng 93 trongdanh sách Top 200 doanh nghiệp Việt Nam Nói đến Thành Công mọi người nghĩngay đến sản phẩm thun các loại gồm hàng thể thao, thời trang, đến công sở…

Tuy nhiên hiện nay, nhiều sản phẩm may mặc được làm từ chất liệu bằngvải và len xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường Các sản phẩm này có chấtlượng tương đương nhưng giá rẻ hơn Một số khách hàng chọn sản phẩm này đểthay thế sản phẩm thun của Thành Công Đây cũng là một áp lực đòi hỏi Công typhải không ngừng tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh để thu hút và giữ được kháchhàng

2.2.6 Đe dọa từ các gia nhập mới:

Theo quy hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015, tầmnhìn 2020, thì năm 2010 toàn ngành dệt may sẽ sản xuất được 1.230 triệu m2 vảidệt thô và dệt kim trong đó xuất khẩu khoản 500 triệu m2 Do đó để đạt được mụctiêu này nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới gia nhậpngành dệt may như: vốn đầu tư thấp, trình độ kỹ thuật không cao cũng có thể mở

cơ sở nhỏ hay chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

Các doanh nghiệp này ra đời sau, và họ được tạo điều kiện đầu tư và ápdụng công nghệ mới hơn hẳn các công ty trong ngành sẽ đưa ra thị trường nhiềusản phẩm mới với chất lượng cao và dịch vụ tốt sẽ tạo nhiều áp lực trên thị trườngnội địa Đặc biệt trong thời gian gần đây ngày càng xuất hiện nhiều cơ sở sản xuấtnhỏ, công ty nhỏ chuyên sản các sản phẩm thời trang, và xuất khẩu theo sát nhucầu thị trường, với lợi thế là cơ sở nhỏ chi phí sản xuất, mặt bằng thấp nên giáthành họ rất thấp, dễ thích nghi với môi trường hơn

Trang 20

Còn trên thị trường xuất khẩu thì đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong lĩnhvực dệt may đó vẫn là các đại gia trong nhành dệt may như Trung Quốc, kế đến là

Ấn Độ, Bangladesh…lợi thế của họ là dân số đông, trẻ chi phí sản xuất rất thấp

2.3 Xác định các nhân tố thành công chủ yếu trong ngành (KFS):

1 – Môi trường kinh doanh: Việt Nam gia nhập WTO, không bị hạn chế vềhạn ngạch xuất khẩu và mở rộng thị trường sang các quốc gia khác Bên cạnh đó,Việt Nam lại nằm trong khu vực Châu Á thái bình dương, khu vực phát triển năngđộng nhất thế giới

2 – Tính chất lao động: Việt Nam có nguồn lao động trẻ rất lớn với giánhân công tương đói rẻ so với các nước trong khu vực Nhân lực là nhân tố vôcùng quan trọng trong ngành dệt may, do đó nó quyết định rất lớn vào thành công

và tăng tính cạnh tranh của ngành

3 – Chính sách và cơ chế của nhà nước: Gồm các cơ chế xúc tiến, đẩy mạnhthị trường; chính sách hỗ trợ hạ tầng, cơ sở vật chất; hạn chế rào cản gia nhập

4 – Công nghệ - chất lượng – giá thành sản phẩm: Các sản phẩm may mặc,đặc biệt là những sản phẩm mang tính chất thời trang Chất lượng sản phẩm vàchính sách giá đóng vai trò quyết định cho sự thành công Bên cạnh đó, cần phải

có yếu tố công nghệ để có thể tăng năng suất nhằm tăng chất lượng sản phẩm vàgiảm giá thành

Trang 21

Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFAS)

trọng

Xếploại

Số điểmquan trọng

1 Việt Nam gia nhập WTO – mở rộng thị

2 Cộng đồng kinh tế đang phát triển

3 Chính sách khuyến khích, đầu tư phát

4 Nguồn nhân công trẻ - giá nhân công

5 Giá nguyên – nhiên liệu biến động, nhu

6 Cạnh tranh của các đại gia: Trung Quốc,

7 Rào cả xuất khẩu do cơ chế xúc tiến

8 Nguồn nguyên vật liệu sản xuất phụ thuộc

9 Công nghệ mới nhưng chưa áp dụng triệt

Trang 22

III PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG:

3.1 Sản phẩm – thị trường

Sản phẩm chủ yếu: Sản phẩm vải, xơ sợi, dệt, nhuộm, may, nguyên phụ

liệu dệt may

Thị trường:

a Thị trường kinh doanh: Tập trung vào thị trường trong nước và đang

mở rộng sang thị trường Mỹ - thị trường may mặc lớn nhất thế giới

+ Thị trường nội địa: Thương hiệu “TCM” khá là quen thuộc với thị trường

nội địa, đây là một thị trường rộng lớn và hấp dẫn với số lượng dân cư đông Ngàynay, thu nhập của người dân được nâng cao nên có xu hướng chuyển sang sử dụngsản phẩm may sẵn Tiềm năng thị trường nội địa là rất lớn, cần nắm bắt cơ hội

+ Thị trường xuất khẩu: Xuất khẩu là thị trường chủ yếu mà công ty nhắm

tới trong thời gian qua Công ty đã có nhiều đối tác trên thị trường thế giới, tậptrung ở thị trường Mỹ, kế tiếp là Nhật Bản, EU và một số nước khác…

b Thị trường mục tiêu: Là những phân đoạn thị trường, tập thị trường mà

doanh nghiệp hướng tới

+ Tập trung vào thị trường hàng may mặc thể thao, trẻ trung, năng động.Chú trọng vào những khách hàng có thu nhập ổn định và nhu cầu về hàng maymặc rất lớn, đặc biệt các sản phẩm thun – sản phẩm tiêu thụ chủ lực của công ty.Thành công đồng hành cùng các giải thể thao lớn trong nước và khu vực để khaithác tối đa thị trường sản phẩm của mình

+ Cơ cấu khách hàng chủ yếu sử dụng sản phẩm được nhắm đến: 50% nhânviên văn phòng, 30% học sinh sinh viên, 20% thành phần khách hàng khác Thờitrang của công ty thích hợp sử dụng trong mọi hoàn cảnh từ nhà ra phố, tới công

sở hay khi đi làm cùng bạn bè Nhãn hiệu may mặc của Thành Công được đặttrong vị trí là một trong những thương hiệu thời trang đời thường dành cho sốđông người sử dụng

Trang 23

3.2 Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của DN: 3.2.1 Hoạt động cơ bản:

Hậu cần nhập (Nguồn nguyên vật liệu)

Khoảng 80% nguồn nguyên liệu chủ yếu là sợi trơn dùng để dệt các loại vảichủ lực của công ty được cung cấp ổn định từ các công ty trong nước, 20% nguyênliệu còn lại chủ yếu là sợi Melange, do một số tính chất đặc thù của sản phẩm buộcphải nhập khẩu từ nước ngoài về, vì nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứngđược nhu cầu của khách hàng

Một số loại nguyên vật liệu chính:

- Bông: nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ các nhà cung cấp nước ngoàichủ yếu từ các thị trường: Mexico 20%, Mỹ 20%, Tây Phi 60%

- Xơ: được lấy từ các nhà cung cấp trong và ngoài nước Cụ thể từIndonesia 70%, từ Công ty Formosa thuộc KCN Nhơn Trạch 2 Đồng Nai khoảng30% Do đó, Công ty luôn chủ động được nguồn hàng

- Sợi tổng hợp Filament: chủ yếu mua từ nguồn sản xuất trong nước trong

đó Cty CP sợi Thế Kỷ 80% là cổ đông chiến lược của Công ty

- Sợi xơ ngắn (cotton, CVC, TC): 100% mua từ nguồn sản xuất trong nước.Trong đó nhà cung cấp lớn của Công ty là Tập đoàn Tainan spinning- đây là nhàcung cấp truyền thống và chủ yếu của Công ty

- Hoá chất thuốc nhuộm: Chủ yếu nguồn hàng được nhập khẩu từ các nướcnhư Nhật 40%, Trung Quốc 20%, Indonesia 15%, Ấn Độ, Đức, Thuỵ Sĩ… Riêngnguồn hàng trong nước chiếm khoảng 15%

Đối với các loại nguyên phụ liệu khác công ty chủ động tổ chức sản xuất tạicông ty hoặc ký các hợp đồng gia công, đặt hàng dài hạn với các đối tác trongnước để có nguồn cung cấp ổn định lâu dài, chất lượng ngày càng được nâng cao

và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như thị hiếu của thị trường

Trang 24

Bên cạnh đó công ty luôn tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên phụ liệu mới cóchất lượng cao, giá cả phải chăng hơn có thể giảm chi phí sản xuất, giảm giá thànhsản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, thực tế phải đánh giá, năng suất của công ty đã có cải thiện rõnhưng chưa cao, chưa theo kịp năng suất của các nước trong khu vực do còn phụthuộc vào trình độ năng lực của cán bộ các cấp và chất lượng nguyên phụ liệu.Mặt khác, vẫn còn nhiều thiết bị lạc hậu hoặc không đồng bộ trong hệ thống máymóc cần phải được thay thế, điều đó có thể làm hạn chế năng lực sản xuất và chấtlượng sản phẩm…

Hậu cần xuất

Đối với việc phân phối trực tiếp: công ty đã xây dựng rất nhiều đại lý bánhàng tại các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng Cùng vớiviệc xây dựng các đại lý bán hàng công ty cũng đã đưa sản phẩm của mình vào hệthống siêu thị lớn trên cả nước

Đối với việc phân phối cho các khách hàng lớn, công ty ký các hợp đồnglớn cho khách hàng tại các chợ và những công ty may mặc xuất khẩu Với kháchhàng nước ngoài công ty chào bán ký hợp đồng trực tiếp xuất khẩu cho khách

Trang 25

tham gia những lần đấu thầu trực tuyến cung cầp sản phẩm với các khách hàngnước ngoài

Marketing và bán hàng:

Với chính sách đưa hệ thống công nghệ thông tin và áp dụng vào việc quảntrị mạng tạo website để đưa hình ảnh của công ty, thông tin sản phẩm, giá cả đếnvới khách hàng Từ đó công ty đã tạo ra một hình ảnh trong lòng khách hàng, tạođiều kiện thuận lợi cho giới trẻ tiếp cận vì ngày nay internet gắn liền với cuộcsống

Công ty luôn tham gia tích cực vào các hội chợ triển lãm trong và ngoàinước đặc biệt là hội chợ triển lãm Hàng Việt Nam chất lượng cao, hàng hóa công

ty luôn được người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao trong vònghơn 10 năm trở lại đây

Công ty cũng đặc biệt quan tâm những hoạt động quảng cáo thông qua cácphương tiện thông tin đại chúng như quản cáo trên TV, tạp chí, các tờ báo,…thường xuyên đưa ra những chương trình khuyến mãi tặng quà tài trợ cho các câulạc bộ bóng chuyền, bóng đá bằng sản phẩm của mình, đặc biệt công ty còn thànhlập một đội bóng chuyền mang tên công ty, thi đấu tại giải bóng chuyền thành phố,Công ty tài trợ cho chương trình siêu thị may mắn trên truyền hình và chươngtrình ca nhạc thời trang để quảng quá thương hiệu

Tuy nhiên, hoạt động marketing mở rộng thị trường và tìm kiếm kháchhàng mới rất khó khăn và chưa được quan tâm thoả đáng Phần lớn khách hàngcủa công ty là khách hàng truyền thống Do đó, hoạt động sản xuất của công tyđều phụ thuộc vào các đơn đặt hàng của khách trong và ngoài nước Hiện tại công

ty chưa có bộ phận chuyên trách về marketing nên mọi hoạt động nghiên cứu thịtrường và khách hàng đều tập trung vào Ban Giám Đốc và các cán bộ giao dịchtrực tiếp với khách hàng của ban xuât khẩu và các ban kinh doanh nội địa Vớinhiệm vụ, chức năng và trong quyền hạn nhất định của mình nên họ không thể tậptrung nghiên cứu thị trường một cách đúng mức và liên tục

Trang 26

Vì vậy, việc mở rộng thị trường trong và ngoài nước và cũng như việc tìmkiếm khách hàng mới rất khó khăn và chưa được quan tâm đúng mức.

Trang 27

3.2.2 Hoạt động hỗ trợ:

Quản trị nguồn nhân lực

Tình hình nhân sự của công ty Cổ phần Dệt may Thành công

(Nguồn: Ban hành chính nhân sự công ty Cổ phần Dệt may Thành Công)

Sau khi cổ phần hóa, Công ty đã giảm nhân sự và sắp xếp lại lao động chohợp lý hơn để giảm chi phí quản lý, tăng thu nhập cho người lao động Trong đó

có khoảng 60% là công nhân có tay nghề cao, có đủ năng lực đáp ứng nhanhchóng các đơn hàng của khách

Công ty luôn tuyển dụng, đào tạo, đề bạt các cán bộ công nhân viên cónăng lực vào các vị trí chủ chốt, lãnh đạo các phòng ban quan trọng của công tyvới chính sách có lên có xuống, điều chuyển thay thế kịp thời các cán bộ khôngtheo kịp với yêu cầu, bên cạnh đó công ty còn bổ sung cán bộ trẻ, có năng lực, cóbản lãnh, luôn luôn sáng tạo và đổi mới trong công việc

Công ty thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng tay nghề và các khóa huấnluyện nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, tổ chức các cuộc thinâng cao tay nghề hàng năm “Bàn tay vàng”, tấm gương lao động giỏi” khuyếnkhích nỗ lực của nhân viên và phát hiện tay nghề tiềm ẩn của họ để phát triển

Tuy nhiên, nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu ngày càngcao của thị trường, vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về khả năng quản lý và điềuhành Trình độ quản lý của cán bộ các cấp ở mức thấp đặc biệt là đội ngũ quản lýcấp cơ sở, chưa chuyên nghiệp, thiếu chủ động, còn chờ ý kiến quyết định củalãnh đạo Năng suất lao động chưa cao, lỗi chất lượng chưa khắc phục triệt để

Trang 28

Phát triển công nghệ

Qua mỗi quy trình sản xuất, công ty Thành Công đều có nhưng công nghệthích hợp và tối ưu nhằm phát triển tối đa năng suất của hệ thống sản xuất sảnphẩm

+ Công nghệ sợi: Công ty đã mạnh dạn nhập dây chuyền kéo sợi thích hợp

từ Ý, Anh để kéo các loại sợi đặc biệt

+ Công nghệ dệt: Bên cạnh những máy móc thiết bị cũ để dệt các mặt hàngtruyền thống của mình, công ty đã nhập rất nhiều máy móc thiết bị phục vụ chongành từ các nước phát triển, để có thể dệt ra nhiều mặt hàng khác nhau đượcnhập khấu và mua trong nước theo yêu cầu khó tính của thị trường Mỹ, Eu,Nhật…

+ Công nghệ nhuộm: Máy nhuộm và các hóa chất nhuộm cũng được công

ty nhập từ nước ngoài về để nhuộm các loại vải mềm mại, có khả năng chốngthấm, chống dơ, loang ố, nhàu,…

+ Công nghệ may: Với bảy xí nghiệp may, công ty phải nhập một lượngmáy may và đội ngũ công nhân may rất lớn để tạo ra những sản phẩm may chấtlượng, hợp thời trang và có thể nhận những đơn đặt hàng rất lớn từ khách hàngtrong nước và nước ngoài

Ngoài ra, công ty còn đầu tư một hệ thống công nghệ thông tin khá đồ sộ đểphục vụ cho công tác quản lý điều hành sản xuất:

- Cơ sở hạ tầng: Công ty đã xây dựng được đường truyền cáp quang tốc độcao kết nối giữa các ban, ngành, xí nghiệp đến trung tâm dữ liệu, đáp ứng khốilượng giao dịch lớn được xử lý hàng ngày

- Các ứng dụng CNTT: Toàn bộ các hoạt động trao đổi hàng ngày qua văn

bản đã được thay thế bằng thư điện tử Mạng intranet được xây dựng để cung cấpthông tin nội bộ cho cán bộ công nhân viên toàn công ty Hệ thống website cungcấp thông tin sản xuất kinh doanh cho khách hàng trong và ngoài nước

- Tự động hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh qua hệ thống phần mềm

Trang 29

Nâng cao thương hiệu

Thương hiệu thời trang TCM của Dệt May Thành Công là thương hiệu đãđược bình chọn và được đánh giá khá cao theo các tiêu chí của giải thưởng như:chất lượng hàng hóa, phong cách kinh doanh,… với hàng loạt nổ lực xây dựngthương hiệu trong thời gian qua công ty đã phát huy thế mạnh của dòng sản phẩmđan, nó đã được khẳng định trên thị trường xuất khẩu các quốc gia: Mỹ, Nhât, EU,

… Từ đó đưa thương hiệu thời trang “TCM” với phương châm “năng động hơn,bản lĩnh hơn”, một lần nữa thành công tại thị trường trong nước và trở thành mộttrong những thương hiệu mạnh tại Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, để trở thành một doanh nghiệp cósức cạnh tranh trên thị trường, công việc đầu tiên bao giờ cũng cần xây dựng chomình một thương hiệu Tuy nhiên, để xây dựng một thương hiệu mạnh thì điềunày không dễ dàng Một sản phẩm tốt không đơn thuần là chất lượng cao mà đòihỏi sản phẩm đó phải đa dạng về mẫu mã, màu sắc, luôn cải tiến để gây ấn tượngtốt cho khách hàng, sản phẩm còn phải mang nét đặc trưng của riêng mình và đápứng tốt nhu cầu thị trường

Công ty đã cho ra đời hệ thống các của hàng cửa hàng, đại lý đã đưa thờitrang TCM đến với người tiêu dùng trong nước Khai thác thế mạnh tối ưu củachất liệu 100% sợi cotton tự nhiên với những sáng tạo mới trong kiểu dáng Vớinhững thành công trong kinh doanh và uy tín về chất lượng sản phẩm, ThànhCông đã giành được nhiều danh hiệu giải thưởng trong và ngoài nước

Thành Công đang nỗ lực trở về trên thị trường nội địa và tiếp tục tạo dựng

uy tín trên thị trường quốc tế Hầu hết các sản phẩm của Thành Công xuất sang thịtrường nước ngoài đều được khách hàng đánh giá là có chất lượng cao

Tuy nhiên các sản phẩm của Thành Công đều mang một thương hiệu khác,thương hiệu của nhà nhập khẩu Đây chính là sự yếu kém và cũng là một thiệt thòirất lớn cho công ty

Trang 30

3.3 Xác định các năng lực cạnh tranh

1 – Quy trình sản xuất – công nghệ: Quy trình sản xuất khép kín từ khâuKéo sợi  Dệt  Nhuộm  May Kết hợp với công nghệ tiến bộ tương ứng vớitừng khâu sản xuất

2 – Nhân lực: Đội ngũ quản lý lãnh đạo nhiều kinh nghiệm trong sane xuất

và xuất khấu hàng hóa sang các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU… Hơn 60%công nhân có tay nghề kỹ thuật cao, được đào tạo chuyên môn, có khả năng đápứng được những đơn hàng lớn

3 – Nguồn lực tài chính – đầu vào: Cơ cấu tài chính mạnh, tổng tài sản đạthơn 1.070 tỷ đồng năm 2007, vốn cố định chiếm tỷ trọng tương đối cao Nguồncung cấp nguyên vật liệu tương đối ổn định, tỉ lệ nội địa hóa ở mức cao

4 – Thị trường rộng lớn: Công ty đang sở hữu sản phẩm thun chủ lực đượcnhiều người biết đến Công ty hiện có một thị trường xuất khẩu rộng lớn đượcphân phối bởi các tập đoàn lớn như JC Penney, Sanmar

♣ Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Mạnh

Trung bình

Yếu

Ngày đăng: 28/09/2012, 16:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Hữu Lam (chủ biên), Đinh Thái Hoàng, Phạm Xuân Lan (2007) “Quản Trị Chiến Lược ” NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản Trị Chiến Lược
Nhà XB: NXB Thống Kê
3. “Dệt may xuất khẩu trước cơ hội mới” – Văn Minh Hoa – Báo Sài Gòn Giải Phóng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dệt may xuất khẩu trước cơ hội mới
2. Slide bài giảng môn Quản trị chiến lược Khác
4. Trang web: www.vietnamnet.vn/kinhte 5. Trang web: www.cafef.vn Khác
7. Bản báo cáo thường niên + một số tài liệu về Công Ty May Nhà Bè 8. Báo cáo tài chính năm 2005  2009 – Công ty Cổ phần Dệt may Thành Công Khác
9. “Dệt may Việt Nam tái cấu trúc theo chuỗi sản xuất“ – Hoàng Quân – Báo Sài Gòn Giải Phóng Khác
10. Nhiều bài báo và thông tin liên quan khác trên trang web báo Sài Gòn Giải Phóng: www.sggp.org.vn Khác
11. “Dệt may: Có trụ được với thị trường nội địa“ – Đỗ Tuyết - thongtinthuongmai.vn Khác
12. Nhiều bài viết trên trang web: www.vietchinabusiness.vn/tintuc/kinhtePhó tổng giám đốc Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cấu trúc tổ chức của công ty Cổ phần Dệt may Thành Công - Phân tích chiến lược kinh doanh Công ty cổ phần dệt may - đầu tư - thương mại Thành Công.doc
Sơ đồ c ấu trúc tổ chức của công ty Cổ phần Dệt may Thành Công (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w