Tích hợp phía sau

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh Công ty cổ phần dệt may - đầu tư - thương mại Thành Công.doc (Trang 47 - 48)

II. CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG 2.1 Chiến lược chuyên môn hóa

2.3.2 Tích hợp phía sau

Điều khác biệt so với các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam là thường nhập nguyên liệu để sản xuất thì với Thành Công họ đã tự chủ được nguồn nguyên liệu cơ bản cho mình qua đó xoá bỏ sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng. Hiện nay, 70% nguyên phụ liệu trong ngành dệt may VN phải nhập khẩu nước ngoài nên bị phụ thuộc và bị chèn ép về giá.

Việc kinh doanh các thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho ngành dệt may tạo ra một lợi thế vô cùng lớn cho hoạt động sản xuất của Cty. Với việc tham gia vào kinh doanh về nguyên liệu phục vụ cho chính ngành dệt may, Cty có thể kết hợp việc nắm giữ nguồn nguyên liệu với việc cung ứng nguyên liệu cho việc sản xuất của Cty, tạo ra một hệ thông khép kín trong toàn bộ quá trình sản xuất. Nắm bắt được nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất giúp cho Cty chủ động hơn trong sản xuất và tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn. Ngoài ra, nhờ việc kinh doanh cả các máy móc, công nghệ về ngành dệt may giúp cho DN có thể nắm bắt, sử dụng các công nghệ hàng đầu, mới nhất, ứng dụng vào sản xuất mang lại năng suất cao và tiết kiệm được những khoản chi phí phụ khi mua công nghệ của các nhà sản xuất khác.

Với định hướng gia tăng và mở rộng mặt hàng sản xuất và kinh doanh sợi làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất (đặc biệt là sợi Visco 30), đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu nhằm thực hiện chiến lược phát triển ngành nghề truyền thống thì, ngày 10/1/2008 tại Khu công nghiệp Trảng Bàng (Tây Ninh), Công ty Cổ phần Dệt may Thành Công (TCM) đã chính thức tổ chức Lễ khởi công dự án Nhà máy sợi 60.000 cọc với diện tích 6 ha với tổng mức đầu tư lên tới hơn 300 tỷ đồng.

Đây là nhà máy sợi thứ 4 và là một trong số các dự án được xây dựng để thực hiện chiến lược phát triển ngành nghề truyền thống của công ty ,với tốc độ tăng trưởng 15%-20%/năm, góp phần tạo nền móng bền vững để phát triển thành

lượng sản xuất 7.500 tấn sợi/năm và nâng tổng sản lượng sợi công ty đạt mức 20.000 tấn/năm, đánh dấu giai đoạn mới cho sự phát triển ngành sợi của công ty. Đây chính là một giải pháp đúng đắn khi May Thành công đang muốn tăng lợi nhuận để đầu tư sang nhiều lĩnh vực khác, vì mỗi công đoạn sản xuất đều mang lại cho công ty một khoản lợi nhuận. Tất cả đều nhằm thu được giá trị thặng dư ở mỗi giai đoạn sản xuất cũng như ở dịch vụ cuối cùng. Chiến lược liên kết thích hợp khi các cơ hội sẵn có phù hợp với mục tiêu và chiến lược dài hạn mà công ty đang theo đuổi. Chiến lược này cho phép củng cố vị thế của công ty trong ngành và phát huy đầy đủ hơn khả năng kỹ thuật của công ty.

(Phối cảnh Nhà máy sợi PE 60.000 cọc đã được khởi công xây dựng tháng 1.2008)

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh Công ty cổ phần dệt may - đầu tư - thương mại Thành Công.doc (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w