Ma trận các yêu tố bên trong (IFAS)

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh Công ty cổ phần dệt may - đầu tư - thương mại Thành Công.doc (Trang 31 - 35)

I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG: 3.1 Sản phẩm – thị trường

Ma trận các yêu tố bên trong (IFAS)

STT Nhân tố bên trong Độ quan trọng

Xếp loại

Điểm quan

trọng Giải thích

1 Quy trình sản xuất khép kín 0.11 4 0.44 Thông suốt, bảo đảm vận hành của công ty

2 Áp dụng công nghệ tiên

tiến 0.08 3 0.24 Nhiều công nghệ tiên tiến

3 Đội ngũ quản lý 0.08 2 0.16 Điều hành công ty

4 Đội ngũ nhân viên – công

nhân 0.09 3 0.27 Có tay nghề, được đào tạo

5 Cơ cấu tài chính 0.06 2 0.12 Chưa bao quát

6 Các yếu tố đầu vào 0.08 3 0.24 Khá ổn định và chất

lượng 7 Xuất khẩu – mở rộng thị

trường 0.1 3 0.3

Biết khai thác các thị trường lớn

8 Thương hiệu 0.08 2 0.16 Thương hiệu của nhà

nhập khẩu. 9 Hệ thống Marketing – phân

phối 0.08 2 0.16 Còn nhiều thiếu sót

10 Vị thế trên thị trường quốc

tế 0.09 2 0.18

Vị thế tốt nhưng không ổn định

11 Đáp ứng nhu cầu của

khách hàng 0.06 2 0.12

Chưa có hệ thống nghiên cứu nhu cầu khách hàng 12 Chất lượng sản phẩm 0.09 3 0.27 Nổi tiếng với sản phẩm

chất lượng tốt.

3.4 Thiết lập mô thức TOWS (Định hướng chiến lược):

Nguy cơ (T – Threats)

1 - Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành, thiếu lao động có trình độ chuyên môn.

2 - Nguồn nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng đầy đủ được yêu cầu của ngành và yêu cầu đặc biệt của khách hàng.

3 - Sự cạnh tranh ở mặt hàng may mặc trên thị trường Mỹ rất khốc liệt trên cả các phân khúc thị trường, nhất là Trung Quốc, Ấn Độ với ưu thế về chủng loại hàng hoá giá rất rẻ,và càng khốc liệt hơn khi Việt Nam gia nhập WTO.

4 - Hệ thống luật pháp của Mỹ kiểm soát rất chặt chẽ hàng hoá nhập khẩu, cho phép phản ứng nhanh chóng nếu thấy ngành hàng của mình bị phương hại. Hiện chúng ta đang chịu cơ chế giám sát hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ giai đoạn hiện nay.

5 - Phải chịu sự kiểm soát của nước ngoài về bảo vệ môi trường của ngành dệt may, bảo hộ lao động.

6 - Thị hiếu tiêu dùng trên thị trường thay đổi rất nhanh đòi hỏi phải thích ứng kịp thời, đảm bảo tiến độ giao hàng cho các đơn hàng

Cơ hội (O - Opportunities)

1 - Kinh tế nước ta tế duy trì mức tăng trưởng ổn định và nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực phát triển năng động nhất thế giới.

2 - Nhà nước đang có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư và phát triển Ngành Dệt May như: thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ vay ưu đãi đầu tư máy móc thiết bị,…

3 - Nguồn lao động dồi dào với giá nhân công tương đối rẻ. 4 - Nguồn cung cấp nguyên vật liệu tương đối ổn định.

5 - Việt Nam chính thức trở thành thành viện của WTO, không còn hạn chế bởi chế độ hạn ngạch hàng may mặc, công ty có thể phát triển mở rộng sản xuất và xuất khẩu rất nhiều thị trường như Mỹ, EU, Canada, Nhật,…

6 - Trung Quốc bị hạn chế xuất khẩu sang thị trường Mỹ đối với 28 loại sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh đến năm 2008.

7 - Thị trường may mặc Mỹ liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2001-2008 và tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.

Điểm mạnh (S - Strengths)

1- Công ty hiện có thị trường xuất khẩu lớn, kim ngạch đều tăng qua các năm.

2 - Tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường lớn và khó tính như Mỹ, EU, Nhật,..

3 - Công ty hiện có đội ngũ quản lý và lãnh đạo có năng lực, trình độ quản lý khá cao và nhiều kinh nghiệm trong ngành dệt may.

4 - Công nhân có tay nghề cao, được đào tạo chuyên môn có đủ năng lực. 5 - Công ty hiện có quy trình công nghệ sản xuất khép kín. Hệ thống máy móc thiết bị tương đối hiện đại và đầy đủ. Có khả năng đáp ứng được những đơn hàng lớn và kỹ thuật cao.

6 - Công ty đang có sản phẩm chủ lực chuyên với các loại vải thun rất đa dạng và phù hợp với giới trẻ, thời trang và thời tiết ngày càng nóng như hiện nay.

7 - Chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu của công ty ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.

8 - Khả năng tài chính tương đối mạnh, có khả năng vốn huy động từ các cổ đông và vốn tự bổ sung thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị.

Điểm yếu (W - Weaknesses)

1 - Yếu kém trong khâu quản lý sản xuất: định mức tiêu hao nguyên vật liệu cao, công tác kế hoạch yếu kém thiếu chuyên môn, dây chuyền máy móc thiết bị được đầu tư khá lâu, chí phí nguyên liệu đầu vào cao, một số nguyên liệu không đáp ứng được yêu cầu của khách nên buộc phải nhập khẩu, đã làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

2 - Chưa có bộ phận Marketing riêng biệt để xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu, phân tích dự báo thị trường. Phần lớn các đơn hàng vẫn còn sản xuất và bán hàng theo phương thức gia công.

3 - Công tác phân tích đánh giá tiềm năng và thị hiếu người tiêu dùng rất yếu kém, hầu như không có.

4 - Chưa thiết lập được hệ thống phân phối đến các công ty bán lẻ và đại lý bán hàng trực tiếp tại nước ngoài chủ yếu bán cho các tập đoàn lớn Như JC Penney nên dễ bị ép giá.

5 - Thiếu vốn để đầu tư cho máy móc thiết bị mới, xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực theo kịp với nhu cầu của thị trường, đặc biệt là những thị trường khó tính như Mỹ Nhật, EU.

6 - Thiếu lực lượng lao động trẻ có tay nghề để thay thế, kế thừa đội ngủ công nhân ngày càng lớn tuổi khó tiếp cận với máy móc thiết bị hiện đại, đặc biệt là đội ngũ thiết kế.

7 - Đội ngũ lao động có trình độ sau đại học và đại học chiếm tỷ lệ rất thấp, kinh nghiệm quản lý ở mức thấp, chưa chuyên nghiệp, chưa theo kịp năng

Ma trận TOWS của công ty cổ phần Dệt May Thành Công

Từ những phân tích thực trạng hoạt động của công ty cổ phần Dệt May Thành Công và dưới sự tác động của môi trường, công ty đã rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ cho mình. Trên cơ sở đó, ta có thể xây dựng được ma trận TOWS để đưa ra những chiến lược cạnh tranh nhằm tận dụng thế mạnh giành lấy cơ hội, khắc phục điểm yếu nắm lấy cơ hội, dùng thế mạnh của mình để vượt qua khó khăn, phòng thủ chặt điểm yếu tránh nguy cơ.

STRENGTHS(Các điểm mạnh) (Các điểm mạnh) WEAKNESSES (Các điểm yếu) OPPORTUNITIES (Các cơ hội)

SO – Chiến lược phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội

- S1  S9 + O1  O4: Chiến lược phát triển sản phẩm

- S3  S6, S8, S9 + O5  O7: Chiến lược mở rộng, phát triển thị Chiến lược mở rộng, phát triển thị trường

- S1  S9 + O1,O2: Chiến lược đa dạng hóa, khác biệt hóa.

WO – Chiến lược hạn chế điểm yếu để tận dụng cơ hội

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh Công ty cổ phần dệt may - đầu tư - thương mại Thành Công.doc (Trang 31 - 35)