Hoạt động hỗ trợ:

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh Công ty cổ phần dệt may - đầu tư - thương mại Thành Công.doc (Trang 27 - 30)

I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG: 3.1 Sản phẩm – thị trường

3.2.2Hoạt động hỗ trợ:

b. Thị trường mục tiêu: Là những phân đoạn thị trường, tập thị trường mà doanh nghiệp hướng tới.

3.2.2Hoạt động hỗ trợ:

Quản trị nguồn nhân lực

Tình hình nhân sự của công ty Cổ phần Dệt may Thành công

(Nguồn: Ban hành chính nhân sự công ty Cổ phần Dệt may Thành Công)

Sau khi cổ phần hóa, Công ty đã giảm nhân sự và sắp xếp lại lao động cho hợp lý hơn để giảm chi phí quản lý, tăng thu nhập cho người lao động. Trong đó có khoảng 60% là công nhân có tay nghề cao, có đủ năng lực đáp ứng nhanh chóng các đơn hàng của khách.

Công ty luôn tuyển dụng, đào tạo, đề bạt các cán bộ công nhân viên có năng lực vào các vị trí chủ chốt, lãnh đạo các phòng ban quan trọng của công ty với chính sách có lên có xuống, điều chuyển thay thế kịp thời các cán bộ không theo kịp với yêu cầu, bên cạnh đó công ty còn bổ sung cán bộ trẻ, có năng lực, có bản lãnh, luôn luôn sáng tạo và đổi mới trong công việc.

Công ty thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng tay nghề và các khóa huấn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, tổ chức các cuộc thi nâng cao tay nghề hàng năm “Bàn tay vàng”, tấm gương lao động giỏi” khuyến khích nỗ lực của nhân viên và phát hiện tay nghề tiềm ẩn của họ để phát triển.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu ngày càng cao của thị trường, vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về khả năng quản lý và điều hành. Trình độ quản lý của cán bộ các cấp ở mức thấp đặc biệt là đội ngũ quản lý cấp cơ sở, chưa chuyên nghiệp, thiếu chủ động, còn chờ ý kiến quyết định của lãnh đạo. Năng suất lao động chưa cao, lỗi chất lượng chưa khắc phục triệt để.

Phát triển công nghệ

Qua mỗi quy trình sản xuất, công ty Thành Công đều có nhưng công nghệ thích hợp và tối ưu nhằm phát triển tối đa năng suất của hệ thống sản xuất sản phẩm.

+ Công nghệ sợi: Công ty đã mạnh dạn nhập dây chuyền kéo sợi thích hợp từ Ý, Anh để kéo các loại sợi đặc biệt.

+ Công nghệ dệt: Bên cạnh những máy móc thiết bị cũ để dệt các mặt hàng truyền thống của mình, công ty đã nhập rất nhiều máy móc thiết bị phục vụ cho ngành từ các nước phát triển, để có thể dệt ra nhiều mặt hàng khác nhau được nhập khấu và mua trong nước theo yêu cầu khó tính của thị trường Mỹ, Eu, Nhật…

+ Công nghệ nhuộm: Máy nhuộm và các hóa chất nhuộm cũng được công ty nhập từ nước ngoài về để nhuộm các loại vải mềm mại, có khả năng chống thấm, chống dơ, loang ố, nhàu,…

+ Công nghệ may: Với bảy xí nghiệp may, công ty phải nhập một lượng máy may và đội ngũ công nhân may rất lớn để tạo ra những sản phẩm may chất lượng, hợp thời trang và có thể nhận những đơn đặt hàng rất lớn từ khách hàng trong nước và nước ngoài.

Ngoài ra, công ty còn đầu tư một hệ thống công nghệ thông tin khá đồ sộ để phục vụ cho công tác quản lý điều hành sản xuất:

- Cơ sở hạ tầng: Công ty đã xây dựng được đường truyền cáp quang tốc độ cao kết nối giữa các ban, ngành, xí nghiệp đến trung tâm dữ liệu, đáp ứng khối lượng giao dịch lớn được xử lý hàng ngày.

- Các ứng dụng CNTT: Toàn bộ các hoạt động trao đổi hàng ngày qua văn bản đã được thay thế bằng thư điện tử. Mạng intranet được xây dựng để cung cấp thông tin nội bộ cho cán bộ công nhân viên toàn công ty. Hệ thống website cung cấp thông tin sản xuất kinh doanh cho khách hàng trong và ngoài nước.

- Tự động hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh qua hệ thống phần mềm từ khâu nhận đơn hàng cho đến giao hàng, thanh toán…

Nâng cao thương hiệu

Thương hiệu thời trang TCM của Dệt May Thành Công là thương hiệu đã được bình chọn và được đánh giá khá cao theo các tiêu chí của giải thưởng như: chất lượng hàng hóa, phong cách kinh doanh,… với hàng loạt nổ lực xây dựng thương hiệu trong thời gian qua công ty đã phát huy thế mạnh của dòng sản phẩm đan, nó đã được khẳng định trên thị trường xuất khẩu các quốc gia: Mỹ, Nhât, EU, … Từ đó đưa thương hiệu thời trang “TCM” với phương châm “năng động hơn, bản lĩnh hơn”, một lần nữa thành công tại thị trường trong nước và trở thành một trong những thương hiệu mạnh tại Việt Nam.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, để trở thành một doanh nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường, công việc đầu tiên bao giờ cũng cần xây dựng cho mình một thương hiệu. Tuy nhiên, để xây dựng một thương hiệu mạnh thì điều này không dễ dàng. Một sản phẩm tốt không đơn thuần là chất lượng cao mà đòi hỏi sản phẩm đó phải đa dạng về mẫu mã, màu sắc, luôn cải tiến để gây ấn tượng tốt cho khách hàng, sản phẩm còn phải mang nét đặc trưng của riêng mình và đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.

Công ty đã cho ra đời hệ thống các của hàng cửa hàng, đại lý đã đưa thời trang TCM đến với người tiêu dùng trong nước. Khai thác thế mạnh tối ưu của chất liệu 100% sợi cotton tự nhiên với những sáng tạo mới trong kiểu dáng. Với những thành công trong kinh doanh và uy tín về chất lượng sản phẩm, Thành Công đã giành được nhiều danh hiệu giải thưởng trong và ngoài nước.

Thành Công đang nỗ lực trở về trên thị trường nội địa và tiếp tục tạo dựng uy tín trên thị trường quốc tế. Hầu hết các sản phẩm của Thành Công xuất sang thị trường nước ngoài đều được khách hàng đánh giá là có chất lượng cao.

Tuy nhiên các sản phẩm của Thành Công đều mang một thương hiệu khác, thương hiệu của nhà nhập khẩu. Đây chính là sự yếu kém và cũng là một thiệt thòi rất lớn cho công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh Công ty cổ phần dệt may - đầu tư - thương mại Thành Công.doc (Trang 27 - 30)