1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay.

64 569 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 524,5 KB

Nội dung

Đối với bất kỳ một nền kinh tế nào, để tạo ra tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững đếu phải có sự đầu tư đúng hướng; trong đó, cơ cấu đầu tư phải phù hợp và phục vụ cho chiến lược về cơ cấu kinh tế.

Trang 1

Đề tài: Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý Phân tích khái

quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay.

LỜI MỞ ĐẦU

Đối với bất kỳ một nền kinh tế nào, để tạo ra tăng trưởng nhanh và pháttriển bền vững đếu phải có sự đầu tư đúng hướng; trong đó, cơ cấu đầu tưphải phù hợp và phục vụ cho chiến lược về cơ cấu kinh tế Do đó, cần phải

có một cơ cấu đầu tư hợp lý, cơ cấu đó phải khai thác được lợi thế so sánh,đáp ứng được những yêu cầu thị trường chung cho cả nước, phát huy nội lực

và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội

Trong thời gian qua, tại các kỳ họp quốc hội, Đảng và Nhà nước ta cũng

đã và đang đề ra nhiệm vụ: Để đảm bảo thắng lợi nhiệm vụ phát triển củađất nước cần có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư một cách hợp lý đó là: Chuyểndịch cơ cấu đầu tư gắn với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảocho việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước; trongkhi nhấn mạnh vai trò quan trọng bậc nhất của tích luỹ nội bộ kinh tế, chúng

ta phải coi vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng, kếthợp hai nguồn lực này trong một thể thống nhất để đầu tư phát triển; đó còn

là sự chuyển đổi cơ cấu đầu tư cần đảm bảo sự phát triển hợp lý giữa cácvùng, bên cạnh việc hình thành nên những vùng kinh tế trọng điểm cần có

sự quan tâm đến những vùng sâu, vùng xa, vùng còn khó khăn

Trên thực tế, cơ cấu đầu tư của nước ta trong những năm gần đây đã có

sự dịch chuyển khả quan, đáp ứng được những yêu cầu và mục tiêu trên.Tuy nhiên bên cạnh đó, cơ cấu đầu tư hiện nay cũng còn thể hiện nhiều mặthạn chế, bất cập Do đó, việc nghiên cứu cơ cấu đầu tư, sự chuyển dịch cơcấu đầu tư, và từ những thực trạng về cơ cấu đầu tư của Việt Nam thời gianqua từ đó có thể đưa ra những giải pháp để cơ cấu đầu tư dịch chuyển theohướng hợp lý là đúng đắn và cần thiết

Nhóm chúng em xin được chân thành cảm ơn thầy giáo Từ QuangPhương đã giúp chúng em hoàn thành đề án này Trong quá trình viết vàthảo luận bài viết này, chúng em không tránh khỏi những thiếu suất, mongthầy và các bạn đóng góp bổ sung

Trang 2

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ

1.1

Cơ cấu đầu tư

1.1.1 Khái niệm cơ cấu đầu tư

Cơ cấu đầu tư là cơ cấu các yếu tố cấu thành đầu tư như cơ cấu vốn,

nguồn vốn cơ cấu huy động và sử dụng vốn…quan hệ hữu cơ, tương tác qualại giữa các bộ phận trong không gian và thời gian, vận động theo hướnghình thành một cơ cấu đầu tư hợp lý và tạo ra những tiềm lực lớn hơn về mọimặt kinh tế - xã hội

1.1.2 Phân loại cơ cấu đầu tư

1.1.2.1 Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn

Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn hay cơ cấu nguồn vốn đầu tư thể hiện tỉ lệcủa từng loại nguồn vốn trong tổng số vốn đầu tư xã hội hay nguồn vốn đầu

tư của doanh nghiệp và dự án Cùng với sự gia tăng của vốn đầu tư xã hội,

cơ cấu nguồn vốn ngày càng đa dạng hơn, phù hợp với cơ chế xóa bỏ baocấp trong đầu tư, với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và chínhsách huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển Trên phương diện vĩ mô,

có một số loại nguồn vốn chủ yếu sau đây :

Vốn ngân sách nhà nước: Là nguồn vốn được trích lập từ ngân sách

của Nhà nước chi cho các hoạt động đầu tư Đây là một nguồn vốn quantrọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và thườngđược đầu tư cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quốc phòng anninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham giacủa nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổngthể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ quy hoạch xây dựng đô thị vànông thôn

Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước : Nguồn vốn này có tác dụng

tích cực trong việc giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước Với cơchế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắchoàn trả vốn vay Chủ đầu tư là người vay vốn nay phải tính kỹ hiệu quả đầu

tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước

là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sangphương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp Bên cạnh đó, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước còn phục vụcông tác quản lý và điều tiết vĩ mô Thông qua nguồn vốn tín dụng đầu tư,nhà nước thực hiện việc khuyến khích phát triển kinh tế xã hội của ngành,vùng lĩnh vực theo định hướng chiến lược của mình Đứng ở khía cạnh làcông cụ điều tiết vĩ mô, nguồn vốn này không chỉ thực hiện mục tiêu tăng

Trang 3

trưởng kinh tế mà còn thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Việcphân bổ và sử dụng vốn tín dụng đầu tư còn khuyến khích phát triển nhữngvùng kinh tế khó khăn, giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói, giảmnghèo Và trên hết, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước có tácdụng tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệphóa - hiện đại hóa.

Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước : Nguồn vốn này chủ yếu

từ khấu tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước Theo

Bộ Kế hoạch va Đầu tư, thông thường nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệpnhà nước tự đầu tư chiếm 14-15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chủ yếu làđầu tư theo chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị hiện đại hóa dâychuyền công nghệ của doanh nghiệp

Vốn đầu tư tư nhân và dân cư : Nguồn vốn tư nhân bao gồm phần tiết

kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác

xã Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tiết kiệm trong dân cư và cácdoanh nghiệp dân doanh chiếm bình quân khoảng 15% GDP, trong đó phầntiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư gián tiếp vào khoảng 3,7% GDP, chiếmkhoảng 25% tổng tiết kiệm của dân cư; phần tiết kiệm của dân cư tham giađầu tư trực tiếp khoảng 5% GDP và bằng 33% số tiết kiệm được Đầu tư củacác doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình có vai trò quan trong đặc biệt trongviệc phát triển nông nghiệp va kinh tế nông thôn, mở mang ngành nghề, pháttriển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, vận tải trên cácđịa phương Ở mức độ nhất định, các hộ gia đình cũng sẽ là một trong sốnhững nguồn tập trung và phân phối vốn quan trọng trong nền kinh tế

Nguồn vốn trong dân cư còn phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các

hộ gia dình Quy mô của nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào: Trình độ pháttriển của một nước ( ở những nước có trình độ phát triển thấp thường có quy

mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp ); tập quán tiêu dùng của dân cư; chính sách độngviên của nhà nước thông qua chính sách phát triển thuế thu nhập và cáckhoản đóng góp của xã hội

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đây là nguồn vốn quan trọng

cho đầu tư và phát triển Nó có đặc điểm là tiếp nhận nguồn vốn này khôngphát sinh nợ cho nước nhận vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn

bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên nó có thể thúc đẩy pháttriển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành nghề đòi hỏi cao về kĩ thuậthay cần nhiều vốn Vì thế, nguồn vốn này có tác dụng cực kì to lớn đối vớiquá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởngnhanh ở nước nhận đầu tư

Trang 4

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp vào việc bù đắp thâm hụt tàikhoản vãng lai và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đóng góp của khuvực có vốn đầu tư nước ngoài cho ngân sách nhà nước cũng hết sức đáng kể.Đặc biệt nguồn vốn nước ngoài đã góp phần tích cực vào việc hoàn chỉnhngày càng đầy đủ và tốt hơn hệ cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chínhviễn thông…hình thành lên các khu công nghiệp, khu chế xuất khu côngnghệ cao, hiện đại hóa các khu vực phát triển, hình thành các khu dân cưmới tạo việc làm cho hàng vạn lao động tại các địa phương.

1.1.2.2 Cơ cấu vốn đầu tư

Cơ cấu vốn đầu tư thể hiên quan hệ tỉ lệ của từng loại vốn với tổng vốnđầu tư xã hội, vốn đầu tư của một doanh nghiệp hay của một dư án Cơ cấuvốn đầu tư cần được xem xét như: cơ cấu kỹ thuật của vốn (vốn xây lắp vàmáy móc kĩ thuật trong tổng vốn đầu tư); cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt độngXDCB, công tác nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ, vốn đầu tưcho đào tạo nguồn nhân lực, tái tạo tài sản lưu động và những chi phí khác(chi phí quảng cáo tiếp thị…); cơ cấu vốn đầu tư theo quá trình lập và thựchiện dự án như chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư…

1.1.2.3 Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành

Đây là loại cơ cấu đầu tư quan trọng nhất vì nó trực tiếp tác động đến sựchuyển dịch cơ cấu theo ngành Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành quyđịnh tỉ lệ phân bổ vốn đầu tư xã hội vào các ngành kinh tế, thực hiện đầu tưcho từng ngành kinh tế quốc dân cũng như trong từng tiểu ngành thể hiệnviệc thực hiện chính sách ưu tiên phát triển, chính sách đầu tư đối với từngngành nhất định

Có nhiều cách tiếp cận, nghiên cứu cơ cấu đầu tư theo ngành nhưng ta cóthể chia theo các cách sau:

* Chia theo hai nhóm ngành quan trọng: Ngành sản xuất sản phẩm xã hội

và nhóm ngành kết cấu hạ tầng Mục đích là nghiên cứu tính hợp lí của đầu

tư cho từng nhóm ngành Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phải đi trước mộtbước để tạo cơ sở phát triển các ngành sản xuất sản phẩm xã hội, nhưng cần

có tỉ lệ hợp lý vì nếu quá tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, không chú

ý dến sản xuất kinh doanh thì sẽ không có tăng trưởng

* Chia cơ cấu đầu tư theo 3 nhóm ngành: Ngành công nghiệp, nông

nghiệp, dịch vụ Mục đích là đánh giá, phân tích tình hình đầu tư, thực hiệnđường lối đổi mới của Đảng, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch

vụ, chú ý đầu tư phát triển nông nghiệp hợp lí ở nước ta hiện nay, nông dânchiếm tỉ trọng phần lớn và nông thôn có vị trí rất quan trọng trong quá trìnhphát triển

Trang 5

Ngành nông nghiệp: Đây là ngành sản xuất vật chất quan trọng nhằm

đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân, là ngành chiếm tỉ trọng lớn trongtổng sản phẩm quốc dân, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biếnphục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu, đồng thời cũng là ngành chiếm tỷ trọnglớn trong lực lượng lao động xã hội và dân cư ở nước ta Nông nghiệp pháttriển sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Do năng suất lao động trong nôngnghiệp thấp hơn trong các ngành khác, nên nông nghiệp không phát triển nó

sẽ trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, sẽ kéo toàn bộ mức tăng trưởng củanền kinh tế Mặt khác nông nghiệp phát triển sẽ tạo điều kiện thỏa mãn đượcnhu cầu tiêu dùng cho toàn xã hội, đảm bảo sự ổn định kinh tế xã hội để pháttriển Nông nghiệp và nông thôn phát triển sẽ mở rộng thị trường trongnước, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuấthàng xuất khẩu, tích lũy vốn ban đầu và cung cấp lao động cho các ngànhsản xuất khác của nền kinh tế Nhưng đây là ngành sản xuất phụ thuộc vàonhiều yếu tố tự nhiên, tính bấp bênh cao, thu hồi vốn lâu, đòi hỏi vốn lớncho các công trình thủy lợi, máy móc trang thiết bị, phòng trừ sâu bệnh…

Do vậy chính phủ phải có các chính sách phát triển nông nghiệp, điều chỉnh

cơ cấu ngành một cách thích hợp, sao cho sự phát triển của nông nghiệpkhông ảnh hưởng đến đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ mà còn tạođiều kiện tốt hơn cho sự phát triển của hai ngành này cũng như toàn bộ nềnkinh tế quốc dân

Ngành công nghiệp: Để đưa nước ta thoát khỏi một nước nghèo và rút

ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác trong khu vực cũng như trênthế giới, chúng ta không thể chỉ phát triển nông nghiệp mà phải phát triển cảcông nghiệp và dịch vụ Công nghiệp là ngành quan trọng trong quá trìnhcông nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Ngành này thu hút một lượng laođộng lớn và năng suất lao đông trong ngành này rất cao và tạo ra giá trị sảnlượng công nghiệp tăng nhanh hơn trong các ngành khác, tạo ra lợi nhuậnlớn Ngành công nghiệp phát triển sẽ cung cấp nhiều máy móc trang thiết bịcho nông nghiệp phát triển, nhiều sản phẩm hàng hóa đa dạng cho dịch vụphát triển Chúng ta xuất phát từ một nước nghèo, có nền công nghiệp lạchậu so với các nước khác, do vậy phải tranh thủ tiến trình mở cửa hội nhậpquốc tế để thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm, côngnghệ từ họ để phát triển công nghiệp đất nước Xây dựng công nghiệp nặnglàm nền tảng cơ sở, tận dụng sự chuyển giao công nghệ, thiết lập nhữngngành mũi nhọn có lợi thế so sánh nhất Ngành công nghiệp chiếm một tỉtrọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân, do vậy nhà nuớc phải đặc biệt quantâm, và có những chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cungcấp vốn và phân bổ vốn một cách họp lí cho sự phát triển công nghiệp

Trang 6

Ngành dịch vụ: Dịch vụ là một lĩnh vực hoạt động tổng hợp của nền

kinh tế quốc dân, bao gồm tất cả các hoạt động phục vụ sản xuất và đời sốngcủa dân cư Hoạt động dịch vụ bao gồm tất cả các hoạt động thương mại,giao thông vận tải, cung cấp điện nước, bưu chính viễn thông, khách sạn dulịch và các loại hình phục vụ khác cho sản xuất và đời sống xã hội Nền kinh

tế càng phát triển thì khu vực dịch vụ cũng càng phát triển Dịch vụ là cầunối gắn liền sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng, gắn thị trườngtrong nước với thị trường nước ngoài Có thể nói dịch vụ vừa là kết quả vừa

là nguyên nhân của phát triển kinh tế Sự phát triển của ngành dịch vụ làmcho cuộc sống thêm văn minh hiện đại hơn Để phát triển ngành dịch vụ cầnphát triển về cơ sơ hạ tầng, đây là nhiệm vụ hết sức cần thiết và quyết địnhcho sự phát triển của ngành Ngoài ra chúng ta cần phải đào tạo một nguồnnhân lực tốt, giư gìn bản sắc văn hóa, phát triển và truyền bá nó Ngày naytheo xu hướng hội nhập quốc tế, sự phát triển của ngành dịch vụ ngày càngquan trọng và nó đóng góp ngày càng lớn vào tổng thu nhập quốc dân

Cả nước ta đang chuyển dịch theo xu hướng giảm tỉ trọng ngành nôngnghiệp và tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đầy là một xuhướng đúng đắn tạo sự phát triển bền vững và phù hợp với xu thế của thờiđại

* Chia theo 2 khối ngành: Khối ngành chủ đạo và khối ngành còn lại.

Đầu tư phải đảm bảo tương quan hợp lý giữa hai khối ngành này để nền kinh

tế vừa có những sản phẩm chủ đạo, tạo thế và lực cho sự phát triển lâu dài,đồng thời phải đảm bảo sự phát triển tổng hợp nhằm đáp ứng yêu cầu nhanh,bền vững hiệu quả

1.1.2.4 Cơ cấu đầu tư phát triển theo địa phương, vùng, lãnh thổ.

Cơ cấu đầu tư phát triển theo địa phương vùng lãnh thổ là cơ cấu đầu tưtheo không gian, phản ánh tình hình sử dụng nguồn lực địa phương và việcphát huy thế mạnh cạnh tranh của từng vùng trong chiến lược phát triển kinh

tế xã hội Cơ cấu đầu tư phát triển theo địa phương, vùng, lãnh thổ phải phùhợp với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội, khai thác sử dụng cóhiệu quả về các nguồn lực lợi thế của vùng, dựa vào nhu cầu của nền kinh tế,phù hợp xu thế phát triển thế giới Xác định các vùng kinh tế trọng điểm để

ưu tiên phát triển đồng thời cũng tạo ra động lực để phát triển các vùng kinh

tế lạc hậu khó khăn Có thể phân tích cơ cấu đầu tư giữa lãnh thổ phát triển(địa bàn là động lực phát triển) với lãnh thổ kém phát triển (lãnh thổ còn khókhăn) hoặc phân tích cơ cấu đầu tư theo các vùng lãnh thổ kinh tế

1.2 Chuyển dịch cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý.

1.2.1 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu đầu tư:

Trang 7

Cơ cấu đầu tư phụ thuộc vào nhiều các yếu tố, các yếu tố này lại không cốđịnh Trong từng giai đoạn cụ thể khác nhau, cơ cấu đầu tư luôn thay đổi đểphù hợp với sự phát triển với sự phát triển của nền kinh tế xã hội Để có sựchuyển đổi đó thì cần có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư Do vậy sự chuyểndịch cơ cấu đầu tư là điều cần thiết nhằm hướng tới xây dựng một cơ cấuđầu tư hợp lý.

Chuyển dịch cơ cấu đầu tư có thể hiểu là sự thay đổi của cơ cấu đầu tư từmức độ này sang mức độ khác, phù hợp với môi trường và mục tiêu pháttriển

Trước hết sự thay đổi cơ cấu đầu tư được thể hiện trên phương diện về vịtrí ưu tiên Từ đó tuỳ theo từng loại cơ cấu đầu tư sự chuyển dịch sẽ tác độngtheo hướng ưu tiên cho những mặt mạnh giúp phát triển một cách hợp lýgiữa các mặt, các ngành sao cho đạt hiệu quả cao nhất

Sự chuyển dịch không chỉ bao gồm thay đổi về vị trí ưu tiên mà còn có sựthay đổi về chất trong nội bộ cơ cấu và các chính sách áp dụng

Về thực chất khi có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư thì cơ cấu vốn, vốn đầu

tư, cơ cấu huy động và sử dụng các loại vốn, nguồn vốn sẽ được điều chỉnh.Như vậy các nhân tố nội bộ trong cơ cấu đầu tư sẽ được đổi mới để phù hợpvới mục tiêu xác định của nền kinh tế, ngành địa phương và các cơ sở trongtừng thời kỳ phát triển

1.2.2 Sự cần thiết của việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư:

Theo báo cáo chính trị trình Đại hội VIII của Đảng đã nhấn mạnh “ Nguy

cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực vẫn là thách thức

to lớn và gay gắt do điểm xuất phát của ta quá thấp, lại phải đi lên trong môitrường cạnh tranh quyết liệt”

Để thoát khỏi một cách cơ bản tình trạng nghèo khổ và nguy cơ tụt hậukinh tế, bên cạnh việc giải quyết các vấn đề xã hội đang đặt ra cần phải tăngtrưởng nhanh, ổn định và liên tục đi liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Có như vậy mới cải thiện đời sốngnhân dân, tạo tiền đề để nhanh chóng đưa đất nước ta trở thành một nướcphát triển Theo nội dung của phát triển kinh tế, tăng trưởng cao cùng vớichuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý là nội dung cơ bản có tính chất quyếtđịnh

Một nền kinh tế có sự tăng trưởng là có sự tăng về quy mô sản lượng đầu

ra được tính bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) Tăng trưởngkinh tế cũng được hiểu là sự nâng cao tiềm lực sản xuất của nền kinh tế quốcdân và được quyết định bởi mức gia tăng quy mô cũng như hiệu quả sử dụngcác yếu tố đầu vào Thực tế phát triển của các nước đi trước với những điều

Trang 8

kiện tương đồng cho thấy vốn đầu tư là một trong những yếu tố quan trọngnhất Đất nước ta còn nghèo, chính vì vậy sự thiếu thốn đầu tư cho phát triểnlại càng nổi lên như một cản trở chủ yếu đối với yêu cầu tăng trưởng kinh tế.

Vì vậy nhiệm vụ đặt ra là phải tranh thủ tối đa mọi nguồn vốn bên trong vàbên ngoài, của Nhà nước cũng như mọi thành phần kinh tế cho mục tiêu tăngtrưởng Sau đó phải quản lý và sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả.Đồng thời phải tránh hậu quả nợ nần như một số quốc gia gặp phải tronglịch sử Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư phụ thuộc vào nhiều nhân tố khácnhau Trên giác độ quản lý vĩ mô thì quan trọng là việc phân bố vốn vào đâu,theo số lượng và tỉ lệ như thế nào Như vậy cần sự dụng vốn theo một cơ cấutối ưu, hiệu quả nhất Mặt khác đầu tư cơ bản với chức năng quan trọng làtác động trực tiếp vào quá trình tái sản xuất xã hội Do đó làm biến đổi cơcấu kinh tế Như vậy, cơ cấu đầu tư có mối quan hệ mật thiết với cơ cấu kinh

tế Nếu cơ cấu kinh tế hướng vào mục đích cần đạt được của nền kinh tế thìđầu tư chính là phương tiện đảm bảo cho cơ cấu kinh tế được hình thành hợp

lý theo mục đích hướng tới của nó Vì vậy một cơ cấu đầu tư tối ưu vừa chophép nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, vừa là phương tiện để hình thành cơcấu kinh tế hợp lý đảm bảo tăng trưởng nhanh Cơ cấu đầu tư phụ thuộc vàonhiều nhân tố và các nhân tố đó lại luôn vận động và phát triển Vì thế cơcấu đầu tư cũng như cơ cấu kinh tế không phải là cố định

Sự thay đổi của cơ cấu đầu tư và sự tác động của nó đến cơ cấu kinh tếdiễn ra một cách thường xuyên, lặp đi lặp lại theo hướng tiến dần đến những

cơ cấu kinh tế tối ưu Nói cách khác, chuyển dịch cơ cấu đầu tư có ảnhhưởng quan trọng đến đổi mới cơ cấu kinh tế Quá trình thay đổi đó mangtính chất khách quan, dưới tác động của các quy luật kinh tế Định hướngđầu tư để đổi mới cơ cấu kinh tế trên cơ sở sự tác động của yếu tố đầu tư và

có tính đến những nhân tố ảnh hưởng khác Sự thay đổi và phát triển của các

bộ phận nền kinh tế cũng sẽ quyết định sự thay đổi số lượng cũng như chấtlượng của các ngành trong nền kinh tế quốc dân theo hướng xuất hiện nhiềungành mới, giảm tỷ trọng những ngành không phù hợp, tăng tỷ trọng nhữngngành lợi thế Bên cạnh đó chuyển dịch cơ cấu đầu tư cũng làm thay đổi mốiquan hệ giữa các bộ phận của một ngành, của nền kinh tế theo xu hướngngày càng lợi thế hơn, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội cho từng bộ phậncũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Tóm lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu đầu tư của một quốc gia, ngành, địaphương hay cơ sở thông qua kế hoạch đầu tư là nhằm hướng tới xây dựngmột cơ cấu đầu tư hợp lý với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội một cáchtoàn diện hơn

Trang 9

1.2.3 Cơ cấu đầu tư hợp lý:

1.2.3.1 Khái niệm

Cơ cấu đầu tư hợp lý là cơ cấu đầu tư phù hợp với các quy luật kháchquan, với các điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn,phù hợp và phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của từng ngành,vùng, cơ sở và toàn bộ nền kinh tế Cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ có tác động tíchcực đến đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý hơn, khai thác

và sử dụng hợp lý các nguồn lực trong nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phùhợp với xu thế kinh tế, chính trị của thế giới và khu vực

1.2.3.2 Các tiêu chí để đánh giá cơ cấu đầu tư hợp lý

Một cơ cấu đầu tư hợp lý, trước hết phải phù hợp với quy luật kháchquan, nghĩa là nó phải phù hợp với các quy luật kinh tế xã hội, các quy luật

tự nhiên Nếu đi nguợc lại các quy luật đó lập tức sẽ bị đào thải và không thểtồn tại, phát triển được

Cơ cấu đầu tư phát triển hợp lý là cơ cấu có khả năng tạo ra quá trình táisản xuất mở rộng Hay nói cách khác, cơ cấu đầu tư phát triển hợp lý là cơcấu đầu tư vừa khai thác hiệu quả các năng lực hiện tại, vừa bảo đảm là nềntảng bền vững cho sự phát triển mạnh trong tương lai

Trong mỗi giai đoạn, với những điều kiện khác nhau về kinh tế xã hội,

về chiến lược phát triển kinh tế xã hội khác nhau thì sẽ có cơ cấu đầu tưkhác nhau cho phù hợp Và trong các ngành khác nhau cũng sẽ có cơ cấuđầu tư hợp lý khác nhau Cơ cấu này là phù hợp với quốc gia này nhưng lạikhông phù hợp với quốc gia kia, và ngay trong nền kinh tế thì cơ cấu hợp lýcho mỗi ngành, mỗi lĩnh vực cũng khác nhau Vấn đề cần đặt ra là các nướcphải xây dựng cho mình cơ cấu đầu tư hợp lý trong toàn bộ nền kinh tế cũngnhư trong từng bộ phận của nền kinh tế để đạt được sự phát triển bền vững

1.2.4 Các hình thức cơ cấu đầu tư hợp lý:

1.2.4.1 Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn hợp lý:

Như đã trình bày ở trên, cơ cấu nguồn vốn đầu tư thể hiện quan hệ tỷ lệcủa từng loại nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội, nguồn vốn đầu tư củadoanh nghiệp và dự án Trong giai đoạn hiện nay, cơ cấu nguồn vốn ngàycàng đa dạng, phong phú cùng với sự gia tăng của vốn đầu tư xã hội Để phùhợp với nền kinh tế thị trường cơ cấu nguồn vốn đã thay đổi theo hướng xoá

bỏ bao cấp trong đầu tư, phát huy nền kinh tế nhiều thành phần với cácchính sách huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển

Trang 10

Trên phạm vi quốc gia: Cơ cấu đầu tư hợp lý là cơ cấu phản ánh khảnăng huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, phản ánhkhả năng sử dụng hiệu quả cao mọi nguồn vốn đầu tư.

Xu hướng cơ cấu đầu tư hợp lý là cơ cấu thay đổi theo hướng giảm dần

tỷ trọng của nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, tăng tỷ trọng nguồn vốn tíndụng ưu đãi và nguồn vốn của dân cư Có như vậy nền kinh tế nước ta mớithực sự thoát khỏi tình trạng quan liêu bao cấp, tạo động lực phát triển mộtnền kinh tế năng động

Mặt khác khi xét trên góc độ doanh nghiệp thì cơ cấu nguồn vốn hợp lý là cơcấu phản ánh tỷ lệ giữa các nguồn vốn trong doanh nghiệp, giữa vốn chủ sởhữu và vốn đi vay sao cho tận dụng tối đa mọi nguồn lực, giúp doanh nghiệphoạt động có hiệu quả

1.2.4.2 Cơ cấu vốn đầu tư hợp lý:

Như giới thiệu ở phần trên, chúng ta biết cơ cấu vốn đầu tư thể hiện quan hệ

tỷ lệ giữa từng loại vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội, vốn đầu tư của doanhnghiệp hay của một dự án

Trong thực tế, có một số cơ cấu vốn đầu tư quan trọng cần được chú ý xemxét như:

- Cơ cấu kĩ thuật của vốn (vốn xây lắp và vốn máy móc thiết bị trong tổngvốn đầu tư

- Cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt động XDCB

- Cơ cấu vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu triển khai khoa học và côngnghệ

- Cơ cấu vốn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực

- Cơ cấu vốn đầu tư cho tái tạo tài sản lưu động và những chi phí khácnhư: chi phí quảng cáo, tiếp thị

- Cơ cấu vốn đầu tư theo quá trình lập và thực hiện dự án như chi phíchuẩn bị đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư

Vậy một cơ cấu vốn đầu tư hợp lý là cơ cấu mà vốn đầu tư được ưu tiêncho bộ phận quan trọng nhất, phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đầu tư Và bộphận được ưu tiên cung cấp vốn này thường chiếm một tỷ trọng khá cao

1.2.4.3 Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành hợp lý:

Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành là cơ cấu thực hiện đầu tư cho từngngành kinh tế quốc dân cũng như trong từng tiểu ngành Từ đó sẽ thể hiệnviệc thực hiện chính sách ưu tiên, phát triển, chính sách đầu tư đối với từngngành trong một thời kỳ nhất định

Trong thực tế, một quyết định đầu tư có thể làm thay đổi số lượng tuyệtđối của các ngành, tiểu ngành cấu thành nền kinh tế quốc dân Những ngành,tiểu ngành mới xuất hiện sẽ ngày càng hiệu quả với sự phát triển mạnh mẽ

Trang 11

của khoa học, công nghệ như các ngành công nghiệp công nghệ cao, dịch vụchất lượng cao Bên cạnh đó, một số ngành không phù hợp với xu thế pháttriển của thời đại sẽ giảm vai trò và tỷ trọng của mình trong nền kinh tế.Điều đó là do nhu cầu xã hội về ngành đó ngày càng giảm hoặc không cònthiết thực nữa Hay có thể hiểu là lợi thế của ngành đó bị giảm hay bị mất đi.

Cơ cấu của ngành kinh tế cũng có sự thay đổi cùng với việc xuất hiệnmới hay mất đi của một số ngành Thứ tự ưu tiên đầu tư giữa các ngành, tiểungành trong nền kinh tế có sự khác nhau và thay đổi qua từng thời kỳ pháttriển Các ngành, tiểu ngành có lợi thế sẽ ngày càng được đầu tư phát triển

và đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành của nền kinh tế Một số ngành

sẽ giảm đầu tư và giữ ở mức độ vừa phải Một số ngành sẽ giảm đầu tư ởmức tối đa

Trong nền kinh tế giai đoạn hiện nay, các ngành công nghiệp dịch vụthường có tốc độ tăng trưởng cao hơn Nếu như vào giai đoạn trước ViệtNam là một nước nông nghiệp kém phát triển thì bây giờ chúng ta đã vàđang cải thiện dần cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.Mặt khác do những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh lời nên cácngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt được tốc độ tăng trưởng không cao Vì vậymuốn có tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững và hiệu quả thì phải đầu tưmạnh vào công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là các ngành công nghiệp, dịch

vụ công nghệ hiện đại, có chất lượng cao Chính sách đầu tư vào các ngành

có tốc độ phát triển khác nhau sẽ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuỳtheo mức độ chuyển đổi cơ cấu đầu tư và hiệu quả đầu tư của các ngành đó Nói chung lại, cơ cấu vốn đầu tư phát triển theo ngành một cách hợp lýtrong thời kì đổi mới hiện nay là chuyển dịch theo hướng đầu tư mạnh chocông nghiệp, ưu tiên cho nông nghiệp nông thôn và phát triển cơ sở hạ tầngcũng như các lĩnh vực xã hội

1.2.4.4 Cơ cấu đầu tư phát triển theo địa phương, vùng lãnh thổ hợp lý:

Cơ cấu đầu tư theo địa phương và vùng lãnh thổ là cơ cấu đầu tư theokhông gian Từ đó sẽ phản ánh tình hình sử dụng nguồn lực địa phương vàviệc phát huy lợi thế cạnh tranh của từng vùng

Trong mỗi giai đoạn phát triển, nguồn lực của mỗi quốc gia là có hạn nêncác nhà quản lý chiến lược phải đề ra những đề xuất tạo ra sự tăng trưởngcho nền kinh tế ở mức hợp lý nhất Trong điều kiện hiện nay khi mà nguồnlực trong nước còn hạn chế thì chiến lược phát triển được coi tốt nhất là đầu

tư phát triển phi cơ cấu Theo đó sẽ ưu tiên đầu tư phát triển mạnh một sốvùng nhất định hay còn gọi là vùng kinh tế trọng điểm Mục tiêu của chiếnlược trên là tạo nguồn lực lớn lôi kéo các vùng phát triển nhưng vẫn đảmbảo các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa không bị tụt hậu nhiều

Trang 12

Cụ thể ở Việt Nam, việc đầu tư cho nông nghiệp nông thôn là một trongnhững hoạt động đầu tư quan trọng nhất, hiệu quả nhất trong việc xoá đói,giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội Trong giai đoạn hên nay, Nhà nước tacần phải tập trung đầu tư phát triển các vùng kinh tế trọng điểm làm đầu tàucho phát triển kinh tế các nước Đồng thời phải tăng cường đầu tư chonhững vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo đặc biệt là cácvùng sâu, vùng xa Có thể nói phương hướng đầu tư trên sẽ tạo ra sự dịchchuyển cơ cấu kinh tế giữa các vùng Bên cạnh đó sẽ tạo ra những cơ cấukinh tế theo lãnh thổ mới, đảm bảo có được những tiềm lực lớn để tăngtrưởng trong giai đoạn sau Dựa vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hộinhư; tăng trưởng, xoá đói giảm nghèo Bên cạnh đó đặc biệt là dựa vào cáclợi thế về vị trí địa lý, khí hậu tự nhiên, các nguồn lực việc thực hiện đầu

tư làm thay đổi vị trí của mình theo hướng ngày càng hợp lý hơn Cụ thể là

sẽ sử dụng hiệu quả các nguồn lực, lợi thế của chính vùng kinh tế đó

Nhìn chung lại một cơ cấu đầu tư theo địa phương hay vùng lãnh thổđược xem là hợp lý nếu nó phù hợp với yêu cầu, chiến lược phát triển kinh

tế xã hội Đồng thời phát huy lợi thế sẵn có của vùng trong khi vẫn đảm bảo

hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chung của các vùng khác,đảm bảo sự phát triển thống nhất về những cân đối lớn trong phạm vi quốcgia và giữa các ngành

1.3 Đặc điểm và các nhân tố tác động đến cơ cấu đầu tư:

1.3.1 Đặc điểm của cơ cấu đầu tư:

- Cơ cấu đầu tư luôn thay đổi trong từng giai đoạn phù hợp với sự pháttriển của nền kinh tế xã hội Sự thay đổi ở đây là sự thay đổi về vị trí, vai tròcác bộ phận cấu thành đầu tư bao gồm sự thay đổi về tổng quy mô nguồnlực, sự thay đổi về cơ cấu huy động nguồn vốn, thay đổi về quan hệ tỷ lệ đầu

tư giữa các ngành, tiểu ngành, các vùng và các thành phần kinh tế

- Cơ cấu đầu tư chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố Có nhân tố thuộcnội tại nền kinh tế, có nhân tố tác động từ bên ngoài Mặt khác có nhân tốtích cực thúc đẩy phát triển song cũng có nhân tố kìm hãm, hạn chế sự pháttriển Sự phụ thuộc nhiều vào các nhân tố ảnh hưởng cũng là nguyên nhânlàm cho cơ cấu đầu tư luôn thay đổi Cơ cấu đầu tư không cố định mà sẽdich chuyển theo hướng phát triển đi tới một cơ cấu hợp lý

1.3.2 Các nhân tố tác động:

1.3.2.1 Các nhân tố trong nội bộ nền kinh tế:

Các nhân tố nội bộ hay còn gọi là các nhân tố bên trong tồn tại ngaytrong nền kinh tế của nước đó bao gồm: quan điểm chiến lược, mục tiêu phát

Trang 13

triển kinh tế xã hội của đất nước trong mỗi giai đoạn nhất định; nhân tố thịtrường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội; trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất; cơ chế quản lý có thể anh hưởng đến cơ cấu đầu tư Dưới đây chúng ta

sẽ nghiên cứu kĩ hơn về một số nhân tố sau:

* Nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội:

Thị trường và nhu cầu của xã hội là người đặt hàng cho tất cả các hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mọi ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế.Khách hàng chính là người quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi hànghoá dịch vụ Nếu xã hội không có nhu cầu thì tất yếu sẽ không có bất kì mộtquá trình sản xuất, bất kì một quá trình đầu tư nào

Trong nội bộ nền kinh tế nước ta hiện nay, sản phẩm hàng hoá đã đượcchu chuyển khá thuận lợi và nhanh chóng từ vùng này sang vùng khác, từnơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, từ nơi có nhu cầu thấp đến nơi có nhu cầucao Nếu hoạt động sản xuất kinh doanh mà không căn cứ vào nhu cầu củathị trường thì khó có thể tồn tại được lâu dài Hiện nay, đất nước ta đã hộinhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực Nhưng chúng ta đãphát huy được những lợi thế của mình, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượngcao, trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực, được thị trường thế giới đánh giácao

Căn cứ vào thị trường và nhu cầu xã hội không chỉ căn cứ vào số lượng

mà cả nhu cầu về chất lượng, chủng loại các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ Từ

đó nó có tác động trực tiếp đến quy mô, trình độ phát triển, đến vị trí, tỷtrọng đầu tư của các ngành, lĩnh vực trong cơ cấu đầu tư của toàn xã hội.Việc xác lập một cơ cấu đầu tư cho mỗi quốc gia, mỗi vùng kinh tế khôngthể không tính đến xu thế tiêu dùng của xã hội Đồng thời xem xét quan hệcung cầu của từng loại hàng hoá dịch vụ, xác định đúng lợi thế của mình để

có chiến lược bố trí hoạt động đầu tư và chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý

* Quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước,vùng và cơ chế, năng lực quản lý trong mỗi giai đoạn nhất định:

Với tư cách là chủ thể quản lý, Nhà nước tác động và chi phối vào sự vậnđộng của cơ cấu đầu tư Tuy nhiên Nhà nước không trực tiếp sắp đặt đầu tưtheo các ngành nghề ( trừ một số ít các dự án đầu tư trực tiếp của Nhà nước);không quy định các tỷ lệ của cơ cấu đầu tư; không áp đặt đầu tư đối với cácthành phần kinh tế bởi đó là quyền tự do sản xuất, kinh doanh của các chủthể kinh tế Nhà nước chỉ tác động gián tiếp bằng các định hướng phát triển

để thực hiện được mục tiêu, đáp ứng nhu cầu xã hội Đó chính là nội dungchủ đạo của hoạt động kế hoạch đầu tư trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa

Trang 14

Định hướng phát triển của Nhà nước luôn khuyến khích mọi thành phầnkinh tế, các tầng lớp dân cư tham gia đầu tư phát triển nhằm thực hiện cácmục tiêu kinh tế xã hội với hiệu quả cao nhất Ngoài ra, Nhà nước còn đưa

ra các cơ hội, các dự án đầu tư, các hình thức hỗ trợ nhất định để các chủ thểtham gia đầu tư

Mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội là định hướng chung chomọi thành phần kinh tế, mọi doanh nghiệp trong cả nước phấn đấu thực hiệndưới sự điều tiết của Nhà nước thông qua hệ thống luật pháp và các quyđịnh, thể chế chính sách, tạo ra những tỷ lệ hợp lý giữa các ngành nghề, cácvùng kinh tế Từ đó sẽ tiến tới thực hiện một cơ cấu đầu tư hợp lý

Mặt khác trong những thời kì nhất định, cơ chế quản lý Nhà nước cũng

có những thay đổi nhất định, tác động trực tiếp đến quá trình phát triển Đicùng với nó là năng lực quản lý của hệ thống, khả năng nắm bắt các quy luậtkinh tế sẽ tác động đến việc ban hành chính sách, điều hành vĩ mô, tác độngđến sự phát triển của nền kinh tế nói chung, đến đẩu tư và cơ cấu đầu tư nóiriêng

* Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học công nghệ:

Lực lượng sản xuất chính là động lực để phát triển xã hội Mặt khác thịtrường và nhu cầu của xã hội là vô tận và ngày càng cao Muốn đáp ứng đầy

đủ nhu cầu xã hội thì trước hết phải phát triển lực lượng sản xuất Khi lựclượng sản xuất phát triển, nó tác động đến trình độ tự động hoá, cơ giới hoá,điện khí hoá tạo ra sự chênh lệch về năng suất

Khoa học ngày càng đóng vai trò là lực lượng sản xuất trực tiếp của xãhội, nó tác động đến tất cả các khâu của quá trình phát triển Nó làm thay đổiquy trình sản xuất truyền thống, làm tăng năng suất hiệu quả Từ đó đầu tư

sẽ dịch chuyển theo hướng từ những ngành có hàm lượng kĩ thuật thấp sangnhững ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, hiện đại Lực lượng sản xuất sẽ lànhân tố tạo ra sự phát triển về chất trong hoạt động đầu tư phát triển của mỗiquốc gia và vùng kinh tế

* Yếu tố nguồn nhân lực:

Cơ cấu đầu tư có sự dịch chuyển nhanh hay chậm, hợp lý hay không hợp

lý do sự tác động chủ quan của con người Có thể nói nguồn nhân lực lànhân tố có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành cơ cấu đầu tư Một ví dụđiển hình chứng minh cho tầm quan trọng của nguồn nhân lực chính làtrường hợp của đất nước Nhật Bản Mặc dù là một đất nước nghèo nàn vềnguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng chính nhờ con người nơi đây với trí tuệ

và nghị lực mạnh mẽ, đất nước này đã nhanh chóng vượt qua khó khăn Vàgiờ đây Nhật Bản là một trong những nước phát triển nhất thế giới Chính vìvậy mà chúng ta cần học hỏi rất nhiều bài học, kinh nghiệm từ đất nước này

Trang 15

Việt Nam vẫn luôn tự hào về một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,

“rừng vàng biển bạc” Thế nhưng chúng ta vẫn xếp trong những nước có nềnkinh tế phát triển chưa cao Vậy nguyên nhân là do đâu? Nhìn chung nước ta

có lực lượng lao động trẻ, dồi dào và nhanh nhậy Đây là một ưu thế nhưngnhìn chung trình độ còn thấp, kĩ thuật lao động hạn chế nên việc chuyển dịch

cơ cấu đầu tư sang các lĩnh vực sử dụng nhiều chất xám sẽ gặp nhiều khókhăn Điều đó đòi hỏi cần có sự đầu tư nhất định cho nguồn nhân lực Cụ thểcần có chính sách đào tạo nguồn nhân lực trở thành đội ngũ có tay nghề cao,hợp lý về cơ cấu phục vụ cho nền kinh tế phát triển

* Vị trí địa lý kinh tế, điều kiện về các nguồn lợi tự nhiên:

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc bốtrí đầu tư và chuyển dịch cơ cấu đầu tư đặc biệt là cơ cấu đầu tư vùng kinh

tế Nguồn lợi tự nhiên là một yếu tố gắn liền với vị trí địa lý, địa kinh tế củamỗi quốc gia, mỗi vùng kinh tế bao gồm: khoáng sản, nguồn nước, nguồnnăng lượng, đất đai, rừng biển, trình độ dân trí Các nguồn lợi cùng với vịtrí địa kinh tế, khí hậu tự nhiên kết tạo nên lợi thế so sánh cho mỗi vùngtrong khi các vùng khác không có hoặc không thuận lợi bằng Khí hậu tựnhiên của nước ta rất đa dạng, phong phú Các nguồn lợi cũng đa dạng vềchủng loại, chất lượng Do đó, việc xác lập một cơ cấu đầu tư hợp lý làtương đối công phu, phức tạp do sự tác động của điều kiện địa lý, khí hậu vàcác nguồn lợi tự nhiên và yếu tố nhân văn Với điều kiện khí hậu tự nhiênkhác biệt giữa các miền, đã tạo thuận lợi cho nước ta phát triển đa dạng,phong phú; trong nội bộ từng vùng cũng có thể bố trí đầu tư nhiều lĩnh vựckhác nhau, vừa phát triển chuyên môn hoá, vừa phát triển tổng hợp Tuynhiên sự đa dạng này cũng có thể dẫn đến dàn trải, không tạo được ưu thế vềquy mô trong hoạt động đầu tư nói riêng, phát triển nói chung của quốc gia

Vì vậy trong chính sách đầu tư phải có sự tập trung các nguồn lực trong việckhai thác có hiệu quả các lợi thế

1.3.2.2 Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài:

Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài gồm có: nhân tố xu thế chính trị, xã hội

và kinh tế của các khu vực cũng như của thế giới

Cụ thể, trong nền tài chính tiền tệ, một ảnh hưởng của một nước lớncũng có thể gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu Một cuộc khủng hoảng

về tài chính sẽ kéo theo sự suy thoái của cả hệ thống tài chính các nướckhác Bên cạnh đó sự thay đổi về tỉ lệ giá cả của các đồng tiền sẽ làm thayđổi về sức cạnh tranh của các mặt hàng trong nước ra nước ngoài

Mặt khác phải kể đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngàycàng gia tăng, góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế-xã hội.Đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu

Trang 16

kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đầu tưnước ngoài có tác động đến kinh tế trong nước, thúc đẩy các doanh nghiệpnâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệpcũng như phương thức kinh doanh; đồng thời nâng cao sức cạnh tranh củanền kinh tế Thông qua đầu tư nước ngoài, nhiều nguồn lực trong nước nhưlao động, đất đai, lợi thế địa kinh tế, tài nguyên được khai thác và sử dụng

có hiệu quả hơn Đầu tư nước ngoài đã tác động trực tiếp đến việc cân đốingân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán thông qua chuyểnvốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp Đồng thời, khuvực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào sự gia tănggiá trị nền kinh tế, là cầu nối quan trọng giữa nền kinh tế Việt Nam với nềnkinh tế thế giới, thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ và tạo điềukiện để Việt Nam chủ động hội nhập ngày càng sâu hơn vào đời sống kinh tếthế giới

Bên cạnh ảnh hưởng về kinh tế, sự không ổn định về chính trị ở mộtnước, một khu vực cũng gây ra tâm lý e ngại cho việc đầu tư vào đất nướchay khu vực đó Một nền chính trị bất ổn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sựphát triển của nền kinh tế quốc gia, khu vực đó, gây tổn thất không nhỏ tớitoàn bộ nền kinh tế xã hội

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà xu hướng hội nhập kinh tế toàncầu đang ngày càng phổ biến, sự phát triển của một nền kinh tế sẽ chịu tácđộng rất lớn từ các nền kinh tế khác trong khu vực và thể giới Mỗi quốc giaphải xây dựng cho mình đường lối, chiến lược phát triển phù hợp với xu thếcủa thời đại, nhằm bắt kịp sự phát triển của các nước trên thế giới, nâng caosức cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao vị thế kinh tế chính trị trên trườngquốc tế Từ việc tìm hiểu thông tin về tình hình kinh tế, chính trị của cácnước trong khu vực và trên thế giới các nhà đầu tư sẽ điều chỉnh cơ cấu đầu

tư cho hợp lý nhằm đạt được hiệu quả cao nhất Đồng thời nhà nước cũng sẽcăn cứ vào xu hướng chính trị trên thể giới và khu vực để đề ra mục tiêuphát triển cho nước mình tạo nên sự phát triển bền vững

Một điểm nữa cần lưu ý là trong xu hướng quốc tế hoá lực lượng sảnxuất và thời đại bùng nổ thông tin, các thành tựu của khoa học kĩ thuật chophép các nhà đầu tư bắt nhanh nhậy thông tin, tìm hiểu thị trường và xácđịnh chiến lược cơ cấu đầu tư hợp lý để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằmchủ động hội nhập

Như vậy cơ cấu đầu tư chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau,theo cường độ và mức độ không giống nhau Vì vậy trong quá trình thựchiện chuyển dịch cơ cấu đầu tư cần nắm vững và nhận thức đúng đắn cơ chếtác động của các nhân tố đó Đồng thời có các biện pháp phát huy những

Trang 17

mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực nhằm xây dựng được một cơ cấuđầu tư hợp lý cho nền kinh tế xã hội.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CẤU

ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN

2001-2007

Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh

tế, phát triển xã hội và bảo vệ, cải thiện môi trường Nhận thức được tầmquan trọng này, nên trong chiến lược 10 năm cũng như kế hoạch 5 năm,Đảng và Nhà nước đều đưa ra mục tiêu về vốn đầu tư, tăng khả năng huyđộng vốn đầu tư, thay đổi cơ cấu vốn đầu tư theo hướng ngày một hợp lýhơn, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội và đây được coi là mộttrong mười mục tiêu tổng quát nhất Trong thời gian qua, tỷ lệ huy động vốnđầu tư so với GDP tăng đều qua các năm: năm 2001 là 34%; năm 2002 là34.3%; năm 2003–35.8%; năm 2004 là 36.4%, năm 2005 là 38.4% và 2007ước đạt 40.6% tăng 0.6% so với kế hoạch Đây là mức cao so với nhiều quốcgia khác Điều này đã chứng minh rằng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam làchủ yếu do tăng mạnh vốn đầu tư

Biều 1: Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội

461900 398900 343135 290927 239246

200145 170496

Trang 18

tư xã hội trong giai đoạn tới tiếp tục tăng lên, ước tính giai đoạn 2006- 2010khoảng 2200 nghìn tỷ đồng (tương đương 140 tỷ USD).

2.1 Thực trạng về cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn

2.1.1 Quy mô và cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn.

Hiện nay, hầu hết các nghiên cứu đều phân tích đầu tư xã hội theo 3nguồn vốn cơ bản là: vốn đầu tư Nhà nước, vốn đầu tư ngoài quốc doanh vàvốn đầu tư nước ngoài Trong đó vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) khixem xét trên góc độ nguồn vốn đầu tư, ODA là một trong những nguồn vốnnước ngoài Tuy nhiên, trong quản lý và sử dụng nguồn vốn này, ODA mộtphần nằm trong nguồn vốn ngân sách Nhà nước vì được phân bổ qua Ngânsách Nhà nước hàng năm và ngoài ra một phần nằm trong vốn tín dụng đầu

tư và phát triển nhà nước và một phần có thể vận hành theo các dự án độclập Tuy vậy, việc các địa phương chủ động thu hút vốn ODA hiện nay chưathực sự có ý nghĩa lớn vì chủ yếu là các dự án nhỏ lẻ Hầu hết các dự án cóvốn đầu tư lớn, có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế- xã hội đều đượcphân bổ từ Trung ương

Bảng 2: Vốn đầu tư toàn xã hội phân theo nguồn vốn

( sơ bộ) Tổng số 170496 200145 239246 290927 343135 398900 461900

Vốn nhà

nước 101973 114738 126558 139831 161635 185100 200000Vốn ngoài

Trang 19

Nguồn: Niên giám thống kê 2006 và thông cáo báo chí về số liệu thống kê năm 2007

Biểu 2: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội phân theo nguồn vốn

Trong thời gian qua, Nhà nước đã áp dụng nhiều chính sách và cơ chếquản lý mới, có nhiều cố gắng trong việc huy động các nguồn vốn đầu tưphát triển thuộc mọi thành phần kinh tế, cả trong nước và ngoài nước, nhất

là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI) Do đó, vốn đầu tư phát triển hàng năm không ngừng tăng, cácnguồn vốn huy động tham gia đầu tư ngày càng đa dạng

Trước hết là nguồn vốn Nhà nước: là nguồn vốn có vai trò hết sức quan

trọng trong việc phát triển kết cấu hạ tầng và thu hút các nguồn vốn trongdân cư và vốn đầu tư nước ngoài, quy mô vốn Nhà nước liên tục tăng lêntrong thời gian qua Tính từ giai đoạn 2001-2007, tổng số vốn Nhà nước đưavào nền kinh tế là khoảng hơn 1000 nghìn tỷ đồng Vốn Nhà nước luônchiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn Tỷ trọng nàytrung bình trong 7 năm vừa qua ước khoảng 50% trong đó vốn Ngân sáchNhà nước chiếm khoảng 24.45%, vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nướcchiếm khoảng 13.19%, vốn tự có và vốn khác chiếm khoảng 12.36% so vớitổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội Đặc biệt trong đó phải kể đến vốnODA đã bổ sung một phần rất quan trọng cho ngân sách Nhà nước Tronggiai đoạn 2001-2005 số vốn ODA các nhà tài trợ cam kết cho Nhà nước đạtkhoảng 14.7 tỷ USD, năm 2006 là 3.74 tỷ USD, năm 2007 là hơn 4.4 tỷUSD, tuy vậy số vốn giải ngân mới chỉ đạt được khoảng phân nửa trong sốvốn mà các nhà tài trợ đã cam kết

Bên cạnh vốn Nhà nước, vốn ngoài quốc doanh bao gồm vốn của khu vực

dân cư và tư nhân đã đạt được mức độ tăng trưởng nhanh chóng, và là nguồnđầu tư lớn thứ hai Tính từ 2001-2007, tổng số vốn ngoài quốc doanh đã tăng

Trang 20

lên gần 5 lần từ 38.5 nghìn tỷ lên đến 187.8 nghìn tỷ cùng với đó là cơ cấuvốn đầu tư ngoài quốc doanh trong tỷ trọng tổng vốn đầu tư đã tăng lên từ22.6% năm 2001 lên 40.7% năm 2007 Trung bình năm sau vốn đầu tư củakhu vực ngoài quốc doanh tăng lên so với năm trước đó là khoảng 28%, cábiệt năm 2002 tăng so với năm 2001 là 46.97% và năm 2003 tăng so vớinăm 2002 là 47.54%

Bảng 4 : Vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế nhà nước

(sơ bộ) Vốn nhà nước 101973 114738 126558 139831 161635 185100 200000 Theo nguồn vốn

Vốn NSNN 45594 50210 56992 69207 87932 100200 97000 Vốn vay 28723 34937 38988 35634 35975 41200 40300 Vốn tự có và vốn

khác

27656 29591 30578 34990 37728 43700 62700 Theo cấp quản lý

Trung uơng 56717 57031 63870 70613 82531 93100 135600 Địa phương 45256 57707 62688 69218 79104 92000 64400

Nguồn: Niên giám thống kê 2006 và thông cáo báo chí về số liệu thống kê năm 2007

Bảng 5: Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế nhà nước

Vốn nhà nước 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Theo nguồn vốn

Nguồn: Niên giám thống kê 2006

Có sự thay đổi rất nhanh chóng và bứt phá trong thời gian vừa qua làdòng vốn FDI- vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Một nguồn vốn đầu tư có ýnghĩa hết sức to lớn đặc biệt trong giai đoạn tiềm lực trong nước còn chưathực sự mạnh mẽ Hiện nay nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài chủyếu được khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghệ cao, xây dựng cơ sở

hạ tầng, các vùng kinh tế còn nhiều tiềm năng nhưng chưa có điều kiện khai

Trang 21

thác Phải nói rằng, cuộc khủng hoảng tài chính khu vực bắt đầu từ tháng

7-1997 đã làm giảm sút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.Nhưng những năm gần đây dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đượcphục hồi và có xu hướng tăng dần: năm 2003 vốn đăng ký tăng 6% so vớinăm 2002; năm 2004 vốn đăng ký tăng 42% so với năm 2003; năm 2005vốn đăng ký tăng 58% so với năm 2004; năm 2006 vốn đăng ký tăng 75.4%

so với năm 2005; năm 2007- năm đạt mức kỷ lục về thu hút vốn đầu tư nướcngoài, cao gần gấp đôi so với dự kiến ban đầu: vốn đăng ký tăng 69% so vớinăm 2006 Trong giai đoạn 2001-2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn)đạt 20.8 tỉ USD vượt 73% so với mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 09/2001/NQ-CP (12 tỉ USD), vốn thực hiện đạt 14.3 tỉ USD, tăng 30% so với mụctiêu (11 tỉ USD); năm 2005 vốn cấp mới đạt 6.84 tỉ USD Đặc biệt là 2 năm2006-2007, trong năm 2006 số vốn FDI đăng ký đạt tới 12 tỷ USD và năm

2007, số vốn đăng ký đã lên đến mức kỷ lục 20.3 tỷ USD Đồng thời cùngvới tăng nhanh dòng vốn đầu tư, còn xuất hiện nhiều dự án có quy mô lớnđầu tư chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp nặng (sản xuất sản phẩm công nghệcao, đồ điện tử, thép ) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thôngtin, tư vấn )

Bảng 6 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép 2001-2007

Năm Số dự

án

Vốn đăng ký (Triệu $ Mỹ) Tổng số vốn

thực hiện(Triệu $ Mỹ)

Tổng số V ốn ph áp đ ịnh

Tổngsố

Nướcngoàigóp

Việt Namgóp

Nguồn: Tính theo Niên giám thống kê 2006 và số liệu ước tính năm 2007.

2.1.2 Sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn trong giai đoạn 2001-2007.

Như vậy, có thể thấy cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn trong thời gian qua đã

có bước dịch chuyển quan trọng với xu hướng: giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư

Trang 22

phát triển Nhà nước, tăng dần vốn đầu tư từ khu vực ngoài quốc doanh vàvốn đầu tư nước ngoài Sự thay đổi cơ cấu đầu tư trên được các chuyên giađánh giá là phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phầntrong giai đoạn hiện nay Tỷ trọng vốn nhà nước trong tổng số vốn đã giảm

từ 59.8% năm 2001 xuống 46.4% năm 2006 và trong năm 2007 ước đạt chỉcòn khoảng 43.3% cùng với đó tỷ lệ đóng góp của khu vực kinh tế nhà nướcvào GDP trong cơ cấu GDP đã giảm từ 38.4% năm 2001 xuống 37.2% năm

2006 Về vốn ngoài quốc doanh, với sự tăng lên về vốn đầu tư của khu vựckinh tế ngoài quốc doanh, khu vực ngoài quốc doanh cũng đã có những đónggóp quan trọng vào cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của quốc gia.Tuy cơ cấu GDP theo giá hiện hành chúng ta không thấy rõ sự thay đổi này,tuy vậy tốc độ tăng GDP theo giá so sánh của khu vực kinh tế ngoài quốcdoanh cũng đã tăng từ 6.36% năm 2001 lên 8.19% năm 2007 Đặc biệt là sựthu hút mạnh mẽ của vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta trong thời gian qua,khu vực kinh tế có vốn ĐTNN ngày càng thể hiện rõ là một bộ phận cấuthành của nền kinh tế Việt Nam Tỷ trọng trong GDP của khu vực kinh tế cóvốn ĐTNN đã tăng từ 13.76% năm 2001 lên 17.02% năm 2006

Bảng 7: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng theo thành phần kinh tế, 2001-2005

2001 2002 2003 2004 2005 2006

Cơ cấu GDP (giá hiện hành) 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Kinh tế nhà nước 38.40 38.38 39.08 39.23 38.42 37.32 Kinh tế ngoài quốc doanh 47.84 47.86 46.45 45.61 45.68 45.66 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 13.76 13.76 14.47 15.17 15.89 17.02 Tốc độ tăng GDP (giá so sánh) 6.89 7.08 7.34 7.79 8.43

Kinh tế nhà nước 7.44 7.11 7.65 7.75 7.36

Kinh tế ngoài quốc doanh 6.36 7.04 6.36 6.95 8.19

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 7.21 7.16 10.52 11.51 13.20

Nguồn: TCTK và tính toán của Viện NCQLKTTƯ.

Lý giải cho những nguyên nhân của sự dịch chuyển cơ cấu nguồn vốn đầu

tư như trên trong giai đoạn này có rất nhiều nguyên nhân khác nhau:

Trước hết, về việc tăng lên quy mô của các nguồn vốn đầu tư (số liệutuyệt đối) trong giai đoạn này cần phải thấy rằng trong giai đoạn này cónhững chuyển biến tích cực trong huy động, thu hút vốn đầu tư trong vàngoài nước một phần quan trọng là nhờ công tác chỉ đạo toàn diện của Chínhphủ trong việc từng bước cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ các khó khăn,vướng mắc cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động củadoanh nghiệp Đặc biệt vào cuối năm 2005, Quốc hội đã thông qua nhiềuđạo luật quan trọng nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh,

Trang 23

trong đó có Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp thống nhất Triểnvọng tương đối lạc quan về sự phát triển kinh tế của Việt Nam cùng với việcthực hiện các cam kết song phương và đa phương trong tiến trình hội nhậpkinh tế quốc tế cũng tạo nên sức hút mạnh mẽ cho cả đầu tư trong nước vàĐTNN.

Sau nữa là sự dịch chuyển về cơ cấu đầu tư (số liệu tương đối) trong giaiđoạn này Sự dịch chuyển như trên được xem là hợp lý và là dấu hiệu đángmừng

Tuy vẫn là nguồn vốn quan trọng nhất của nền kinh tế, tỷ trọng của vốnđầu tư nhà nước vẫn chiếm khoảng gần 50% tổng vốn đầu tư nhưng tỷ trọngnày đã có xu hướng giảm dần trong thời gian qua Đây là tín hiệu tích cựcđối với nền kinh tế thị trường đang hình thành, phần nào phản ánh môitrường đầu tư đã và đang được cải thiện Vốn đầu tư Nhà nước chỉ chủ yếutập trung cho các dự án công cộng không thu hồi được vốn, hỗ trợ đầu tưcho các vùng còn khó khăn, đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nhưgiao thông, thuỷ lợi, hạ tầng nông nghiệp, các cơ sở sản xuất giống cây vàgiống con, hạ tầng lâm nghiệp, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế

xã hội, văn hoá, thể dục thể thao có tác động là vốn mồi để thu hút cácnguồn vốn khác Ngoài ra nó sẽ có vai trò quan trọng trong việc hình thànhcác công trình trọng điểm của quốc gia, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cácvùng, các ngành

Vốn DNNN sau một thời kỳ giảm đã tăng trở lại vào năm 2005 do tiếntrình cổ phần hoá được đẩy mạnh Đối với các DNNN trực tiếp sản xuấtkinh doanh, có điều kiện thu hồi vốn thì Nhà nước khuyến khích các doanhnghiệp sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư, các doanh nghiệp tự chịutrách nhiệm về mặt tài chính, vay và trả nợ đúng thời hạn, tự chịu tráchnhiệm về hiệu quả đầu tư Nguồn vốn đầu tư các DNNN tự huy động thêm

từ nguồn khấu hao cơ bản, từ nhà xưởng mặt bằng chưa dùng đến hoặc dùngchưa có hiệu quả, từ các nguồn lợi nhuận sau thuế sẽ được khuyến khích đầu

tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sảnphẩm

Với chủ trương huy động, phát huy tối đa các nguồn vốn tiết kiệm từ tưnhân, dân cư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước Tỷ trọng vốn ngoàiquốc doanh được huy động vào nền kinh tế đã không ngừng tăng lên trongtổng vốn đầu tư của toàn xã hội, từ 22.6 % năm 2001 đã tăng 14% lên tới38% năm 2005 và đặc biệt trong năm vừa qua, năm 2007 tỷ trọng của nguồnvốn này là 40.7% Nguồn vốn đầu tư của khu vực dân cư và tư nhân nàyđược khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế xã hội Đầu tư của khuvực ngoài quốc doanh đã và đang chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng và

Trang 24

tiềm năng to lớn của khu vực này trong phát triển kinh tế-xã hội của đấtnước.

Về nguồn vốn FDI, vài năm gần đây Chính phủ đã thực hiện nhiều giảipháp cụ thể nhằm tạo chuyển biến mới trong công tác thu hút FDI Hàng loạtpháp lệnh, nghị định và văn bản pháp lý được ban hành nhằm sửa đổi nhữngđiểm chưa phù hợp, bổ sung và đưa ra các quy định mới làm cho Việt Namhấp dẫn hơn đối với đầu tư nước ngoài như: giảm mức thuế suất thu nhập cánhân cao nhất đối với người nước ngoài; mở rộng phạm vi kinh doanh đốivới các chi nhánh ngân hàng nước ngoài; đơn giản hoá các thủ tục hànhchính và tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trongviệc hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết các thủ tục về đất; xoá bỏ chế độ hai giá;miễn thuế nhập khẩu một số đầu vào sản xuất cho các doanh nghiệp mớithành lập; tinh giản thủ tục hải quan theo chuẩn mực quốc tế; cải tiến việccấp, miễn thị thực; sửa đổi thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp có vốnĐTNN; xoá bỏ hạn chế về tỷ lệ vốn FDI trong một số ngành…

Phải nói đặc biệt trong năm 2007, tính chung cả cấp mới và tăng vốn, sốvốn FDI đạt 20.3 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2006 và là số vốn FDIthu hút được nhiều nhất trong 20 năm qua kể từ khi có luật Đầu tư nướcngoài tại Việt Nam từ năm 1987 đến nay

Năm 2007 là năm đánh dấu FDI ở Việt Nam có bước đột phá về lượng và có

sự chuyển biến mạnh mẽ về chất Không chỉ phát huy tiếp tác dụng của cácluật khuyến khích đầu tư ban hành từ các năm trước đó mà năm 2007 cònđánh dấu một năm sau khi Việt Nam ra nhập WTO Việc Việt Nam trở thànhthành viên chính thức WTO cũng đã và đang mở ra những cơ hội mới trongthu hút đầu tư nước ngoài: tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam mởrộng thị trường xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ cũng như thu hút nhiều hơncác nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam để xuất khẩu ra thế giới.Bên cạnh đó việc Việt Nam cam kết mở cửa 11/12 ngành dịch vụ tạo điềukiện thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tại ViệtNam và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư lâu dài

ở Việt Nam Sau nữa, việc gia nhập WTO cũng đòi hỏi Việt Nam tiếp tụcxây dựng môi trường pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch hơn sẽ thúc đẩy mởcửa các ngành kinh tế và tăng tính hấp dẫn của Việt Nam đối với đầu tưnước ngoài

Tất cả đã lý giải cho những con số tăng lên nhanh chóng đó và sự dịchchuyển về cơ cấu nguồn vốn đầu tư của Việt Nam trong thời gian qua

2.2 Thực trạng về cơ cấu của vốn đầu tư

2.2.1 Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư.

Trang 25

Có nhiều cách phân loại cơ cấu vốn đầu tư khác nhau Cơ cấu vốn đầu tưthể hiện quan hệ tỷ lệ giữa từng loại vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội, vốnđầu tư của doanh nghiệp hay một dự án Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét cơcấu vốn đầu tư của Nhà nước ta trong thời gian qua cho các hoạt động chínhsau: hoạt động xây dựng cơ bản, công tác nghiên cứu và triển khai khoa học

và công nghệ, vốn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực

* Cơ cấu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng và xây dựng cơ bản.

Đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) là hoạt động đầu tư nhằm tạo ra các

công trình xây dựng theo mục đích của người đầu tư, là lĩnh vực sản xuất vậtchất tạo ra các tài sản cố định và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội.ĐTXDCB là một hoạt động kinh tế

ĐTXDCB của nhà nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Trong những năm quaNhà nước đã dành hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm cho ĐTXDCB.ĐTXDCB của nhà nước chiếm tỷ trọng lớn và giữ vai trò quan trọng trongtoàn bộ hoạt động ĐTXDCB của nền kinh tế ở Việt Nam Nhà nước luôndành khoảng hơn 30% tổng chi ngân sách của mình đầu tư cho lĩnh vực đầu

tư phát triển mà trong đó chủ yếu là vào ĐTXDCB Hoạt động ĐTXDCBcủa nhà nước đã tạo ra nhiều công trình, nhà máy, đường giao thông… quantrọng, đưa lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội thiết thực

* Cơ cấu vốn đầu tư cho khoa học công nghệ.

Trong quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, khoa học công nghệđang trở thành yếu tố then chốt cho sự phát triển của nền kinh tế cũng nhưcủa từng doanh nghiệp Cùng với đà tăng lên của các loại vốn đầu tư, vốnđầu tư từ ngân sách của nhà nước cho lĩnh vực khoa học, công nghệ cũngtăng lên tuy nhiên quy mô ở mức độ rất nhỏ Năm 2002 đạt khoảng gần

3000 tỷ đồng chiếm 2% tổng vốn chi ngân sách Nhà nước, năm 2004 đã tănglên nhưng cũng chưa đầy 4000 tỷ đồng tuy vậy tỷ trọng cơ cấu trong tổngchi ngân sách Nhà nước dành cho Khoa học, công nghệ lại giảm đi, chỉ cònkhoảng hơn 1%

* Cơ cấu vốn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triểncủa doanh nghiệp nói riêng và của toàn xã hội nói chung Nguồn nhân lực lànhân tố không thể thiếu là lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội Vì vậycông tác đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực rất cần được quan tâm chútrọng Trong thời gian vừa qua, đầu tư của ngân sách Nhà nước liên tục tănglên Nếu năm 2001 chỉ đạt khoảng hơn 15000 tỷ đồng, năm 2003 đạt khoảng

24000 tỷ đồng chiếm khoảng 16.4% tổng chi ngân sách thì năm 2005 là

Trang 26

42943 tỷ đồng; năm 2006 - 54789 tỷ đồng; năm 2007 - 66770 tỷ đồng chiếmgần 20% tổng chi ngân sách Nhà nước

2.2.2 Đánh giá những sự dịch chuyển theo cơ cấu vốn đầu tư trên.

Qua xu hướng trên, ta thấy, Nhà nước ta đã và đang có những chuyển biếnnhất định trong việc đầu tư cho các lĩnh vực XDCB, chi cho khoa học côngnghệ và giáo dục đào tạo Điều đó được thể hiện trước hết ở sự tăng lên ởquy mô của vốn đầu tư và bên cạnh đó là sự dịch chuyển cơ cấu đầu tư ởmột số lĩnh vực ví dụ như giáo dục đào tạo Năm 2008, đầu tư của ngân sáchNhà nước cho giáo dục đào tạo vẫn tiếp tục tăng lên, dự kiến là 72520 tỷđồng Việc nâng tỷ lệ chi cho giáo dục đào tạo lên tới 20% tổng chi ngânsách Nhà nước sớm 3 năm so với mục tiêu đề ra là một cố gắng lớn, thể hiện

sự quan tâm của Đảng và Nhà nước khi thực hiện Nghị quyết 05/2005 củaChính phủ Tuy vậy, vẫn có một số vấn đề đáng bàn về cơ cấu của các loạivốn đầu tư này trong ngân sách Nhà nước

* Về vốn ĐTXDCB : Vốn dành cho ĐTXDCB của Nhà nước cũng chiếm

tỷ trọng quan trọng trong tổng vốn ĐTXDCB nói chung Điều này thể hiệnnăng lực huy động vốn khu vực ngoài nhà nước và thu hút vốn đầu tư nướcngoài cho ĐTXDCB còn yếu Nhà nước vẫn còn bao cấp khá nặng trongĐTXDCB Tổng vốn dành cho ĐTXDCB có tăng nhưng khó tạo ra sự pháttriển đột phá nếu nguồn vốn đầu tư nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng quá lớntrong tổng đầu tư xã hội Trong khi đó, ĐTXDCB của Nhà nước vẫn cònhướng tới những lĩnh vực không đáng đầu tư, những lĩnh vực mà có thể đểcho khu vực tư nhân hay đầu tư nước ngoài thực hiện sẽ có hiệu quả hơn ví

dụ sản xuất đường ăn, xi măng, sắt thép… Đầu tư còn sai, dàn trải, khép kín

và những tiêu cực trong việc sử dụng vốn đầu tư, sử dụng vốn đầu tư lãngphí, không hiệu quả, tham nhũng, thất thoát…

* Về đầu tư cho khoa học, công nghệ: tỷ lệ 2% trong tổng vốn chi ngân

sách Nhà nước là một tỷ lệ quá nhỏ, không những vậy, tỷ lệ này lại còn đang

có xu hướng giảm xuống Trong khi lĩnh vực khoa học công nghệ ở nước tacòn vô cùng yếu kém, nghèo nàn và lạc hậu Theo báo cáo “Tầm nhìn 2020của Bộ khoa học, Công nghệ và môi trường” (năm 2001) trình độ năng lựcKHCN ở Việt Nam đứng ở vị trí rất thấp so với các nước trên thế giới vàkhu vực Đặc biệt, năng lực công nghệ ở Việt Nam thua kém khá xa với cácnước trong khu vực Kết quả điều tra tính toán của diễn đàn kinh tế thế giới(WEF) cho biết: Năm 2000, chỉ số công nghệ ở Việt Nam là -0.51 thì TrungQuốc là 0.35; Philipin là 0.54; Malaixia là 1.08; Singapore là 1.95 Hay theo

số liệu điều tra năm 2005 trong công nghiệp, tỷ trọng doanh nghiệp có côngnghệ cao ở Việt Nam mới chiếm 20.6%, thấp hơn nhiều so với các nước

Trang 27

trong khu vực: Philipin là 29.1%, Malayxia là 51.1%, Singapore là 73%.Không những đầu tư còn nhỏ bé, nhiều cơ chế chính sách của ngành đưa ralại chưa thực sự phù hợp Về nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này, chế độđãi ngộ chính sách đối với cán bộ khoa học chưa thực sự là đòn bẩy khuyếnkhích cán bộ khoa học tận tâm, tận lực với nghề trong khi mức lương vừathấp, môi trường làm việc và nghiên cứu không tốt Tất cả đang là trở ngạicho việc thay đổi bộ mặt của ngành khoa học và công nghệ ở nước ta

* Ngay cả trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo: Trên thực tế, tính theo thunhập trên đầu người, Việt Nam có lẽ là nước chi cho giáo dục đào tạo vàoloại cao của thế giới: trung bình hàng năm khoảng 8% GDP/năm, ở Mỹ mớichỉ là 6%, Trung Quốc là 2,7% ; nếu tính theo thu nhập của hộ gia đình tỷ lệchi cho giáo dục ở nước ta còn cao hơn nữa Chi ngân sách nhà nước chogiáo dục và đào tạo năm 2000 là 11,5%, năm 2005 là 13%, năm 2007 là 20%

(nguồn TCTK và BKHĐT), nhiều quốc gia mơ tưởng chỉ số này dành cho

giáo dục của họ Gần đây còn có nhiều quyết sách khác về tài chính – kể cảviệc cho sinh viên vay tiền ngân hàng để chi cho học tập – hỗ trợ việc pháttriển giáo dục Nghĩa là cả nước nỗ lực rất lớn cho phát triển giáo dục nóiriêng và phát triển nguồn nhân lực nói chung Tuy vậy, lĩnh vực giáo dục vàđào tạo ở Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều bất cập, khó khăn Kinh phí đầu tưtăng lên cũng mới chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu tối thiểu cho lĩnh vực này

và khoảng cách này sẽ còn là lớn hơn nữa nếu chúng ta muốn áp dụng cácđiều kiện học tập tốt hơn cho học sinh Do đó, thời gian qua, các chủ trươngnhư xã hội hoá giáo dục, thương mại hoá giáo dục đang được hô hào nhằmtăng đóng góp của người dân cho giáo dục, đào tạo tuy vậy vẫn còn đangvấp phải nhiều phản đối, dư luận từ phía xã hội

2.3 Thực trạng về cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành.

2.3.1 Quy mô và cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành.

Bảng 8: Vốn đầu tư toàn xã hội phân theo ngành kinh tế

Tổng số 170496 200145 239246 290927 343135 398900 Nông, lâm, ngư nghiệp 16142 17584 20220 22963 25749 29843 Trong

đó Nông nghiệp vàlâm nghiệp 13629 14605 17077 18113 20079 22123

Trang 28

Dịch vụ 82104 97827 120232 143592 171282 205226

Nguồn: Tính theo Niên giám thống kê 2006

Bảng 9: Cơ cấu đầu tư theo ngành, thời kỳ

Tổng số 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 Nông, lâm, ngư nghiệp 9.46 8.78 8.45 7.89 7.50 7.48 Công nghiệp, xây dựng 42.38 42.34 41.29 42.75 42.58 41.07

Nguồn: Tính theo Niên giám thống kê 2006

Trong 6 năm vừa qua, từ năm 2001-2006, tổng số vốn đầu tư vào khu vựcnông, lâm, ngư nghiệp đạt khoảng 132.5 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọngkhoảng 8.26% tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội Tổng số vốn đầu tưvào khu vực công nghiệp, xây dựng 690.1 nghìn tỷ, chiếm tỷ trọng khoảng42.07% tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội Nhưng có sự thu hút mạnh

mẽ nhất về vốn đầu tư trong những năm gần đây phải kể đến là khu vực dịch

vụ Khu vực này đã thu hút được tới hơn 820 nghìn tỷ đồng trong 6 năm vừaqua Tính trung bình, năm sau số vốn đầu tư thu hút vào khu vực dịch vụtăng hơn năm trước đó là 20% và luôn là khu vực thu hút vốn đầu tư chiếm

tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế của toàn xã hội,chiếm khoảng 50% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, năm 2006, con số này lêntới 51.45%

Biểu 3: Cơ cấu đầu tư theo ngành, thời kỳ 1996- 2005

Giai đoạn 1996-2000

Giai đoạn 2001-2005

2.3.2 Sự dịch chuyển cơ cấu đầu tư

theo ngành giai đoạn 2001-2007.

Như vậy có thể thấy, cơ cấu đầu tư

phát triển theo ngành kinh tế trong thời

gian qua: từ năm 2001-2007 dịch

40.6 9.1 50.3

Trang 29

chuyển theo hướng tăng dần tỷ trọng đầu tư cho các ngành công nghiệp,dịch vụ, giảm dần tỷ trọng đầu tư cho ngành nông, lâm, ngư nghiệp Tỷtrọng vốn đầu tư cho khu vực nông, lâm, ngư nghiệp đã giảm liên tiếp từ9.46% năm 2001 xuống 7.5% năm 2005 và 7.48% năm 2006 Như vậy, xét

về số tuyệt đối, tổng số vốn đầu tư phát triển nông, lâm, ngư nghiệp vẫn tăngnhưng tỷ trọng của chúng trong tổng vốn đầu tư phát triển lại giảm Về lĩnhvực công nghiệp và xây dựng, tổng số vốn đầu tư vào lĩnh vực này trongthời gian qua tăng lên rất nhanh chóng, tuy vậy tỷ trọng đầu tư của khu vựcnày trong cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế trong 6 năm vừa qua không có sựthay đổi rõ nét, luôn sấp sỉ ở con số 42% Tuy vậy, nếu so sánh tỷ trọng vốnđầu tư trong giai đoạn này, từ năm 2001-2006 so với giai đoạn trước đó từnăm 1996-2000 thì ta thấy đã có sự thay đổi rõ rệt Giai đoạn trước đó, tỷtrọng vốn đầu tư vào khu vực công nghiệp và xây dựng trong tổng vốn đầu

tư toàn xã hội chỉ chiếm khoảng 36.1% Như vậy, sự giảm đi về mặt tỷ trọngcủa khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong thời gian qua chủ yếunhường chỗ cho sự tăng lên tỷ trọng đầu tư của khu vực dịch vụ trong tổng

số vốn đầu tư phát triển Tỷ trọng vốn đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ chiếmkhoảng 48.16% năm 2001 đã tăng lên tới 50.26% năm 2003 và 51.45% năm

2006 và luôn giữ ở vị trí cao nhất

Có thể thấy rằng sự dịch chuyển cơ cấu đầu tư theo ngành trong thời gianqua là hợp lý, phù hợp với chủ trương, chiến lược của Nhà nước ta và đã tạođộng lực cho sự phát triển và sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướngcông nghiệp hoá- hiện đại hoá Trong giai đoạn vừa qua Việt Nam luôn luôn

là quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao Đứng trong khu vực Đông Á,tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đứng thứ 2 chỉ sau Trung Quốc Các

lý thuyết và học thuyết kinh tế hiện đại đã nghiên cứu và giải đáp thành côngmối quan hệ nhân quả giữa đầu tư và phát triển kinh tế và đã chứng minhđược rằng, đầu tư là chìa khóa được cụ thể hoá trong mối tương quan giữatăng trưởng vốn đầu tư và tăng trưởng GDP Như vậy, đóng góp vào sự tăngtrưởng GDP này đó chính là do có sự thay đổi trong vốn đầu tư và đặc biệt

là sự đóng góp, sự thay đổi cơ cấu đầu tư phân theo ngành kinh tế

Do chiếm tỷ trọng lớn trong GDP (chiếm khoảng 40%) và có tốc độ tănggiá trị tăng thêm cao nhất khoảng 10.3%, do đó trong những năm qua côngnghiệp và xây dựng vẫn là khu vực có đóng góp lớn nhất vào tốc độ tăngtrưởng chung, chiếm tới 49.7% hay 4.2 điểm phần trăm tốc độ tăng trưởngGDP Khu vực nông- lâm- thủy sản chịu nhiều tác động bất lợi của thời tiết,dịch cúm gia cầm và biến động của thị trường; tốc độ tăng trưởng của khuvực nông- lâm- thủy sản trong những năm qua chỉ đạt khoảng 3.6% đónggóp 9.8% hay 0.8 điểm phần trăm tốc độ tăng trưởng GDP Giá trị tăng thêm

Trang 30

của khu vực dịch vụ là khoảng 7.38% trong 7 năm qua Trong đó phải kểđến 3 năm gần đây, tốc độ tăng giá trị của khu vực này đã đạt 8.48% năm

2005, đây được coi là năm khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng cao nhất kể

từ trước và lần đầu tiên cao hơn mức tăng trưởng GDP của toàn bộ nền kinh

tế và năm 2007 đã đạt được 8.6%

Đầu tư có mối quan hệ chặt chẽ với chuyển dịch cơ cấu Kinh nghiệm củacác nước trên thế giới cho thấy nếu muốn tốc độ phát triển kinh tế tăng cao(9-10%) thì phải tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển ở khu vực côngnghiệp và dịch vụ Vì đối với các ngành nông, lâm, ngư nghiệp do hạn chếnhiều mặt, để đạt tốc độ tăng trưởng từ 5-6% là rất khó khăn Như vậy chínhđầu tư đã quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đạt được tốc độ tăngtrưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế

Bảng 10: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) phân theo ngành kinh tế

Nguồn: Niên giám thống kê 2006 (tr69)

2.4 Thực trạng về cơ cấu đầu tư phát triển theo vùng, lãnh thổ.

2.4.1 Quy mô và cơ cấu đầu tư phát triển theo vùng.

Ở nước ta hiện nay, khi phân tích cơ cấu vùng, lãnh thổ, thường chia làm

7 vùng kinh tế gồm Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, BắcTrung bộ và duyên hải miền Trung, Tây nguyên, đồng bằng sông Cửu Long

và Đông Nam Bộ Trong tất cả các vùng, lãnh thổ đó, khu vực kinh tế đồngbằng Bắc Bộ và Đông Nam Bộ luôn là 2 khu vực có tỷ lệ thu hút vốn đầu tưcao nhất cả nước Vùng Đồng Bằng Bắc Bộ trong giai đoạn từ 2001-2005 tỷ

lệ vốn đầu tư vào khu vực chiếm khoảng 27.7% vốn đầu tư toàn quốc vàvùng Đông Nam bộ là hơn 30% Như vậy chỉ tính riêng 2 khu vực này đãchiếm quá nửa tỷ trọng vốn đầu tư vào nước ta

* Về nguồn vốn từ Nhà nước: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng vàĐồng bằng sông Cửu Long cũng chính là những vùng tiếp nhận vốn đầu tưnhà nước nhiều nhất trong thời gian qua Tuy nhiên trong các nguồn vốn đầu

tư Nhà nước các vùng lãnh thổ kém phát triển hơn thường nhận được tỷtrọng đầu tư lớn hơn từ ngân sách Nhà nước Với các vùng khó khăn, vùng

Trang 31

sâu, vùng xa, vùng cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ điện nước còn kém thì nhànước thực hiện các chính sách hỗ trợ bằng nguồn vốn ngân sách nhằm tạođiều kiện tốt hơn cho việc thu hút các nguồn vốn khác đến đầu tư.

Bảng 11: Cơ cấu đầu tư theo vùng, lãnh thổ kinh tế

Đồng Bằng sông Cửu Long 12.90 13.20 13.05

Nguồn: Ngô Doãn Vịnh “ Những vấn đề chủ yếu của đầu tư phát triển” NXB Chính trị Quốc Gia, 2006

Bảng 12: Phân bổ vốn đầu tư nhà nước theo vùng lãnh thổ 2001-2005

Tổng vốn đầu tư Nhà nước ( nghìn tỷ đồng)

Tỷ trọng trong tổng đầu tư trên toàn quốc (%)

Đầu tư từ ngân sách Nhà nước (nghìn tỷ đồng)

Tỷ trọng đầu tư ngân sách Nhà nước trong tổng đầu tư Nhà nước (%)

Trang 32

Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Vũng Tàu là nhữngđịa phương có nhiều dự án ĐTNN tìm đến Cụ thể:

- Các tỉnh phía Bắc thu hút 2220 dự án với vốn đầu tư khoảng 24 tỷ USD

từ năm 1988 đến 2007 chiếm 26% về số dự án, 19% về vốn đăng ký cả nước

và 24% tổng vốn thực hiện của cả nước Hà nội chiếm 51% vốn đăng ký và50% vốn thực hiện cả vùng, tiếp đến là Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh

- Các tỉnh phía Bắc và Nam Trung Bộ trong đó có Quảng Nam và ĐàNẵng đặc biệt là Phú Yên hiện đang đứng đầu các tỉnh miền Trung về thuhút vốn đầu tư nước ngoài tuy nhiên còn dưới mức yêu cầu và tiềm năng

- Các tỉnh phía Nam từ Ninh Thuận trở vào thu hút 5452 dự án với tổngvổn 46.8 tỷ USD vốn thực hiện đạt 15.68 tỷ USD chiếm 63% về số dự án56% về vốn đăng ký và 51% về vốn thực hiện của cả nước Đồng bằng sôngCửu Long thu hút vốn đầu tư còn thấp so với các vùng khác Chỉ chiếm3.6% số dự án 4.4% về vốn đăng ký và 3.2% về vốn thực hiện của cả nước

Bảng 13 : Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) thời kỳ

tế, văn hoá của cả nước, là nơi tập trụng nhân lực dồi dào, trình độ dân trícao; kết cấu hạ tầng khá nhất trong cả nước

Ngày đăng: 24/04/2013, 20:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Vốn đầu tư toàn xã hội phân theo nguồn vốn - Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay.
Bảng 2 Vốn đầu tư toàn xã hội phân theo nguồn vốn (Trang 18)
Bảng 2: Vốn đầu tư toàn xã hội phân theo nguồn vốn - Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay.
Bảng 2 Vốn đầu tư toàn xã hội phân theo nguồn vốn (Trang 18)
Bảng 3 :Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội phân theo nguồn vốn - Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay.
Bảng 3 Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội phân theo nguồn vốn (Trang 18)
Bảng 5: Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế nhà nước - Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay.
Bảng 5 Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế nhà nước (Trang 20)
Bảng 4: Vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế nhà nước - Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay.
Bảng 4 Vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế nhà nước (Trang 20)
Bảng 5: Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế nhà nước - Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay.
Bảng 5 Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế nhà nước (Trang 20)
Bảng 7: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng theo thành phần kinh tế, 2001- 2001-2005 - Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay.
Bảng 7 Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng theo thành phần kinh tế, 2001- 2001-2005 (Trang 22)
Bảng 7: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng theo thành phần kinh tế, 2001- 2001-2005 - Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay.
Bảng 7 Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng theo thành phần kinh tế, 2001- 2001-2005 (Trang 22)
Bảng 8: Vốn đầu tư toàn xã hội phân theo ngành kinh tế - Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay.
Bảng 8 Vốn đầu tư toàn xã hội phân theo ngành kinh tế (Trang 27)
Bảng 8: Vốn đầu tư toàn xã hội phân theo ngành kinh tế - Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay.
Bảng 8 Vốn đầu tư toàn xã hội phân theo ngành kinh tế (Trang 27)
Bảng 9: Cơ cấu đầu tư theo ngành, thời kỳ - Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay.
Bảng 9 Cơ cấu đầu tư theo ngành, thời kỳ (Trang 28)
Bảng 9: Cơ cấu đầu tư theo ngành, thời kỳ - Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay.
Bảng 9 Cơ cấu đầu tư theo ngành, thời kỳ (Trang 28)
Bảng 10: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) phân theo ngành kinh tế - Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay.
Bảng 10 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) phân theo ngành kinh tế (Trang 30)
Bảng 10: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) phân theo ngành kinh tế - Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay.
Bảng 10 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) phân theo ngành kinh tế (Trang 30)
Bảng 12: Phân bổ vốn đầu tư nhà nước theo vùng lãnh thổ 2001-2005 - Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay.
Bảng 12 Phân bổ vốn đầu tư nhà nước theo vùng lãnh thổ 2001-2005 (Trang 31)
Bảng 12: Phân bổ vốn đầu tư nhà nước theo vùng lãnh thổ 2001-2005 - Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay.
Bảng 12 Phân bổ vốn đầu tư nhà nước theo vùng lãnh thổ 2001-2005 (Trang 31)
Bảng 11: Cơ cấu đầu tư theo vùng, lãnh thổ kinh tế - Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay.
Bảng 11 Cơ cấu đầu tư theo vùng, lãnh thổ kinh tế (Trang 31)
Bảng 1 3: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) thời kỳ 2001-2005 - Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay.
Bảng 1 3: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) thời kỳ 2001-2005 (Trang 32)
Bảng 13 : Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) thời kỳ 2001-2005 - Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay.
Bảng 13 Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) thời kỳ 2001-2005 (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w