Đánh giá những sự dịch chuyển theo cơ cấu vốn đầu tư trên.

Một phần của tài liệu Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay. (Trang 26 - 27)

2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cơ cấu GDP (giá hiện hành)100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100

2.2.2Đánh giá những sự dịch chuyển theo cơ cấu vốn đầu tư trên.

Qua xu hướng trên, ta thấy, Nhà nước ta đã và đang có những chuyển biến nhất định trong việc đầu tư cho các lĩnh vực XDCB, chi cho khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo. Điều đó được thể hiện trước hết ở sự tăng lên ở quy mô của vốn đầu tư và bên cạnh đó là sự dịch chuyển cơ cấu đầu tư ở một số lĩnh vực ví dụ như giáo dục đào tạo. Năm 2008, đầu tư của ngân sách Nhà nước cho giáo dục đào tạo vẫn tiếp tục tăng lên, dự kiến là 72520 tỷ đồng. Việc nâng tỷ lệ chi cho giáo dục đào tạo lên tới 20% tổng chi ngân sách Nhà nước sớm 3 năm so với mục tiêu đề ra là một cố gắng lớn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước khi thực hiện Nghị quyết 05/2005 của Chính phủ. Tuy vậy, vẫn có một số vấn đề đáng bàn về cơ cấu của các loại vốn đầu tư này trong ngân sách Nhà nước.

* Về vốn ĐTXDCB : Vốn dành cho ĐTXDCB của Nhà nước cũng chiếm tỷ trọng quan trọng trong tổng vốn ĐTXDCB nói chung. Điều này thể hiện năng lực huy động vốn khu vực ngoài nhà nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ĐTXDCB còn yếu. Nhà nước vẫn còn bao cấp khá nặng trong ĐTXDCB. Tổng vốn dành cho ĐTXDCB có tăng nhưng khó tạo ra sự phát triển đột phá nếu nguồn vốn đầu tư nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng đầu tư xã hội. Trong khi đó, ĐTXDCB của Nhà nước vẫn còn hướng tới những lĩnh vực không đáng đầu tư, những lĩnh vực mà có thể để cho khu vực tư nhân hay đầu tư nước ngoài thực hiện sẽ có hiệu quả hơn ví dụ sản xuất đường ăn, xi măng, sắt thép… Đầu tư còn sai, dàn trải, khép kín và những tiêu cực trong việc sử dụng vốn đầu tư, sử dụng vốn đầu tư lãng phí, không hiệu quả, tham nhũng, thất thoát…

* Về đầu tư cho khoa học, công nghệ: tỷ lệ 2% trong tổng vốn chi ngân sách Nhà nước là một tỷ lệ quá nhỏ, không những vậy, tỷ lệ này lại còn đang có xu hướng giảm xuống. Trong khi lĩnh vực khoa học công nghệ ở nước ta còn vô cùng yếu kém, nghèo nàn và lạc hậu. Theo báo cáo “Tầm nhìn 2020 của Bộ khoa học, Công nghệ và môi trường” (năm 2001) trình độ năng lực KHCN ở Việt Nam đứng ở vị trí rất thấp so với các nước trên thế giới và khu vực. Đặc biệt, năng lực công nghệ ở Việt Nam thua kém khá xa với các nước trong khu vực. Kết quả điều tra tính toán của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) cho biết: Năm 2000, chỉ số công nghệ ở Việt Nam là -0.51 thì Trung Quốc là 0.35; Philipin là 0.54; Malaixia là 1.08; Singapore là 1.95. Hay theo số liệu điều tra năm 2005 trong công nghiệp, tỷ trọng doanh nghiệp có công nghệ cao ở Việt Nam mới chiếm 20.6%, thấp hơn nhiều so với các nước

trong khu vực: Philipin là 29.1%, Malayxia là 51.1%, Singapore là 73%. Không những đầu tư còn nhỏ bé, nhiều cơ chế chính sách của ngành đưa ra lại chưa thực sự phù hợp. Về nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này, chế độ đãi ngộ chính sách đối với cán bộ khoa học chưa thực sự là đòn bẩy khuyến khích cán bộ khoa học tận tâm, tận lực với nghề trong khi mức lương vừa thấp, môi trường làm việc và nghiên cứu không tốt. Tất cả đang là trở ngại cho việc thay đổi bộ mặt của ngành khoa học và công nghệ ở nước ta.

* Ngay cả trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo:Trên thực tế, tính theo thu nhập trên đầu người, Việt Nam có lẽ là nước chi cho giáo dục đào tạo vào loại cao của thế giới: trung bình hàng năm khoảng 8% GDP/năm, ở Mỹ mới chỉ là 6%, Trung Quốc là 2,7%..; nếu tính theo thu nhập của hộ gia đình tỷ lệ chi cho giáo dục ở nước ta còn cao hơn nữa. Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo năm 2000 là 11,5%, năm 2005 là 13%, năm 2007 là 20% (nguồn TCTK và BKHĐT), nhiều quốc gia mơ tưởng chỉ số này dành cho giáo dục của họ. Gần đây còn có nhiều quyết sách khác về tài chính – kể cả việc cho sinh viên vay tiền ngân hàng để chi cho học tập – hỗ trợ việc phát triển giáo dục. Nghĩa là cả nước nỗ lực rất lớn cho phát triển giáo dục nói riêng và phát triển nguồn nhân lực nói chung. Tuy vậy, lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều bất cập, khó khăn. Kinh phí đầu tư tăng lên cũng mới chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu tối thiểu cho lĩnh vực này và khoảng cách này sẽ còn là lớn hơn nữa nếu chúng ta muốn áp dụng các điều kiện học tập tốt hơn cho học sinh. Do đó, thời gian qua, các chủ trương như xã hội hoá giáo dục, thương mại hoá giáo dục đang được hô hào nhằm tăng đóng góp của người dân cho giáo dục, đào tạo tuy vậy vẫn còn đang vấp phải nhiều phản đối, dư luận từ phía xã hội.

Một phần của tài liệu Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay. (Trang 26 - 27)