CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
3.1.3.3 Định hướng phát triển khu vực dịch vụ
- Phấn đấu để tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng GDP, đạt trung bình 8%/ năm. Đến 2010 chiếm 42-43% GDP, chiếm 26-27% tổng số lao động xã hội
- Có 5 vấn đề chính trong mục này, đó là : Thương mại, vận tải, bưu chính- viễn thông, du lịch và dịch vụ tài chính-tiền tệ.
* Thương mại: Đầu tư hình thành các trung tâm thương mại lớn, các chợ nông thôn đặc biệt là khu vực miền núi, bảo đảm cung cấp một số sản phẩm thiết yếu cho vùng sâu-xa, hải đảo. Phát triển thương mại điện tử, các hiệp hội, mở rộng thị trường cho chỗ đứng của sản phẩm made in Việt Nam. * Vận tải: Đầu tư phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách ngày càng hiện đại, an toàn. Dành thị phần lớn cho doanh nghiệp vận tải trong nước đặc biệt là hàng không và hàng thuỷ. Một chủ trương mới của Hà Nội gần đây là 2010 sẽ miễn phí toàn bộ vé xe bus trong thành phố. Động thái này chứng tỏ chính phủ rất chú trọng đầu tư vào giao thông vận tải, một vấn đề muôn thủa nhức nhối.
* Bưu chính-viễn thông: Đầu tư theo chiều rộng, chiều sâu, hiện đại hoá dịch vụ viễn thông, phổ cập điện thoại, internet.
* Du lịch: Đầu tư phát triển để du lịch trở thành ngành mũi nhọn, khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hoá, lịch sử.
* Dịch vụ tài chính-tiền tệ : Đây có thể nói là trái tim của ngành kinh tế. Việc đầu tư cho ngành dịch vụ cao cấp này cẩn phải thật nhanh. Định hướng
phát triển là đi thẳng vào công nghệ hiện đại, áp dụng quy chế quốc tế. Từng bước hình thành trung tâm tài chính lớn, ngang tầm khu vực.