Cơ cấu đầu tư theo vùng góp phần hình thành những vùng

Một phần của tài liệu Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay. (Trang 37 - 38)

2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cơ cấu GDP (giá hiện hành)100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100

2.5.1.3Cơ cấu đầu tư theo vùng góp phần hình thành những vùng

chuyên môn hóa, tập trung, những khu kinh tế trọng điểm, phát huy lợi thế so sánh vùng.

Phải nói rằng đầu tư có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sự cân đối trên phạm vi nền kinh tế giữa các ngành, vùng, lãnh thổ. Mỗi ngành, mỗi vùng, lãnh thổ do có các điều kiện tự nhiên khác nhau, điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau mà có những lợi thế riêng của nó. Đầu tư với vai trò quan trọng nhằm phát huy thế mạnh, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng ngành, lãnh thổ, giúp đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình cảnh đói nghèo, phát huy tối đa lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế chính trị… của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác phát triển. Phải nói rằng, những vùng KTTĐ của nước ta trong thời gian qua đã thực hiện được vai trò đó của mình. Ba vùng KTTĐ đã có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung:

Vùng KTTĐ miền Bắc trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn khoảng 1.3 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung

cả nước. Năm 2005, tỷ trọng đóng góp vào GDP cả nước của vùng KTTĐ phía Bắc là 21%.

Vùng KTTĐ miền Trung trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn khoảng 1.2 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung cả nước. Năm 2005, tỷ trọng đóng góp vào GDP cả nước của vùng KTTĐ phía Trung là cao nhất nước, chiếm tới 46%.

Vùng KTTĐ phía Nam trong những năm qua, luôn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn khoảng 1,4 - 1,6 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung cả nước. Năm 2005, tỷ trọng đóng góp vào GDP cả nước của vùng KTTĐ phía Nam là 36%. Với sự phát triển năng động và đa dạng, Vùng KTTĐ phía Nam đã và đang thực sự đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực các tỉnh phía Nam nói riêng, và kinh tế cả nước nói chung. Cơ cấu kinh tế của Vùng trong 10 năm qua đã chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực II (công nghiệp, xây dựng); giảm mạnh tỷ trọng khu vực I (nông lâm, ngư nghiệp) và giảm dần tỷ trọng khu vực III (dịch vụ) trong cơ cấu GDP.

Như vậy, có thể thấy những vùng KTTĐ này thật sự đã và đang tạo ra thế và lực mới trong quá trình đầu tư phát triển. Tuy nhiên, với chủ trương phát triển toàn diện các miền, các vùng, chúng ta cũng đang có những chính sách cụ thể phát huy lợi thế của từng vùng.

Một phần của tài liệu Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay. (Trang 37 - 38)