Giải pháp điều chỉnh mạnh cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay. (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

3.2.2.2 Giải pháp điều chỉnh mạnh cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn.

*Điều chỉnh từ nguồn vốn ngân sách nhà nước:

Có 2 nhóm giải pháp chính trong việc chuyển dịch tốt cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn, đó là: chính sách huy động vốn mạnh và sử dụng vốn có hiệu quả, trong phần hiệu quả sử dụng vốn thì quan trọng nhất là quản lý và phân bổ vốn ngân sách nhà nước

Thứ nhất: huy động vốn

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn rất hạn hẹp, lại bị co kéo bởi nhiều nhu cầu cấp bách, nên có nhiều hạn chế trong việc bố trí cơ cấu đầu tư, chuyển đổi cơ cấu đầu tư. Các Bộ, các địa phương chưa quan tâm đến việc tạo thêm các nguồn vốn khác để cải thiện cơ cấu đầu tư, còn trông chờ, ỷ lại nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Nguồn vốn tín dụng của Nhà nước cũng rất hạn hẹp, việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư chủ yếu là ngắn hạn, Nhà nước dùng cơ chế bù lãi suất mới có thể chuyển từ vốn vay ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn. Hàng năm cũng chỉ đáp ứng được 50%- 60% nhu cầu. Khả năng đáp ứng vốn của chúng ta còn rất thấp, nhưng chính sách huy động của chính phủ vẫn còn mang tính lý thuyết, chưa hấp dẫn các tầng lớp dân cư, không mang tính khuyến khích và thiếu tính sáng tạo. Chính phủ quá khắt khe trong các quy định để doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi tín dụng của chính phủ, trong khi năng lực của khu vực này là rất lớn và mang tính thị trường cao. Khu vực tư nhân cần phải được

ưu tiên nhiều hơn nữa, vì bản thân khu vực này có khả năng huy động vốn từ dân chúng rất cao, trong khi nó lại kém ưu thế hơn khu vực Nhà Nước. Điều này bất hợp lý. Và cần tháo gỡ càng sớm càng tốt, khi được tháo gỡ được rào cản sự kỳ thị, khu vực kinh tế naỳ sẽ bung ra phát triển nhanh chóng, là chìa khoá cho sự tăng trưởng vượt bậc của chúng ta. Một vấn đề nữa là chính phủ cũng cần tăng cường kênh huy động vốn cho ngân sách quốc gia bằng trái phiếu, tín phiếu, để hấp dẫn công chúng có lẽ chính phủ nên xem lại hình thức tiếp cận của mình tới công chúng.

Tiếp tục thu hút vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA cho các hạng mục công trình cơ sở hạ tầng chúng ta chưa có khả năng làm tốt như xây dựng tuyến đường sắt trên không, đường giao thông, và đường cao tốc. Thứ 2: Quản lý và sử dụng vốn ngân sách

Thực hiện nguyên tắc, vốn nhà nước là tiền của dân, nên phải được đại diện của dân bàn và quyết định. Theo đó các công trình do trung ương quyết định cần phát huy vai trò của các Hội đồng nhân dân đối với việc sử dụng vốn ngân sách địa phương cho đầu tư phát triển. Công khai hoá vốn đầu tư của nhân sách nhà nước, giải pháp cho việc đầu tư không đúng chỗ và thất thoát vốn. Việc này có thể hiện bằng tích cực sự giám sát của nhân dân, công bố công khai dự án đầu tư để dân chúng đóng góp về chủ trương đầu tư, sau đó tham gia việc đấu thầu và thi công xây dựng.

Để giải quyết vấn đề nhiều công trình đầu tư theo vốn nhà nước còn quá chậm chạp, nhiều công trình dở dang khiến vốn bị ứ đọng. cần quy định rõ rang về tiến độ, thời gian thực hiện tuỳ từng trường hợp, và nếu vi phạm vào điều này thi trách nhiệm phải như thế nào. Việc phân bổ vốn cũng phải phù hợp với nguồn lực hay khả năng quản lý vốn của cơ sở. Nhà nước phải giới hạn khung vốn mà một tổ chức có khả năng quản lý, tránh tình trạng như các ban quản lý dự án trong bộ giao thông vận tải như những năm vừa qua, một ban quản lý dự án mà lại được phép quản lý tới hàng chục triệu đô la.Việc bất hợp lý đó sẽ dẫn tới thất thoát vốn của nhà nước. Việc quản lý diễn ra qua lỏng lẻo trong khi phân cấp lại quá nhiều, siết chặt kiểm tra các cấp là việc trước tiên phải sửa đổi.

Giải pháp chống lại sự ỷ lại, trông chờ vốn rót xuống của các địa phương, chúng ta phải nâng cao năng lực của các cán bộ địa phương, một khi những người đứng đầu một tỉnh, có trách nhiệm trong việc quản lý các dự án của địa phương mà lại không am hiểu các quy tắc quản lý, không am hiểu về dự án đầu tư thì không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình được. Chúng ta cũng có thể nói luôn đến hiện tượng tham ô, chạy chức quyền, con ông cháu cha là một nguyên nhân gián tiếp nhưng cực kỳ nguy hiểm ảnh hưởng tới việc quản lý và sử dụng vốn. Điều này chưa được giải quyết triệt

để, có lẽ chúng ta cũng không nên bàn thêm về năng lực quản lý ở địa phương.

Nhà nước quản lý hoạt động đầu tư thông qua các chính sách, các văn bản hướng dẫn thi hành. Nhưng các văn bản này còn quá chung chung, chưa cụ thể trong việc quy định các cấp nào có thẩm trong việc phê duyệt, có trách nhiệm ra sao. Như vậy dù có sai, có thất thoát tới hàng chục tỷ đồng nhưng không quy được trách nhiệm cho ai, hay có người nhận trách nhiệm nhưng không thể gánh nổi trách nhiệm. Vậy làm sao có thể quản lý tốt được, nghiên cứu này cũng mong muốn chính phủ sớm có câu trả lời cho việc hoàn thiện các văn bản quản lý đầu tư, sao cho thật hiệu quả và tránh được những tổn thất do chủ quan không đáng có.

* Nguồn vốn trong nước từ khu vực dân cư

- Tạo điều kiện để khu vực dân cư cùng với nhà nước bỏ vốn đầu tư các dự án lớn, công trình quan trọng, các dự án thu hút đông lao động tại chỗ, các dự án phát triển ngành nghề nông thôn, dự án cơ sở hạ tầng nông thôn, nhằm thu hút tối đa nguồn vốn trong khu vực dân cư.

- Tạo điều kiện thuận lợi, không phân biệt đối xử cả về thủ tục hành chính và cả tâm lý cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển theo đúng chủ trương “được tự do kinh doanh trong tất cả lĩnh vực ngành nghề mà nhà nước không cấm”.

* Nguồn vốn đầu từ nước ngoài

- Nguồn vốn FDI có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình CNH, HĐH, chuyển dịch cơ cấu đầu tư và tăng trưởng nhanh cho nước nhận vốn. Việc thu hút các dự án FDI trong mọi lĩnh vực là rất quan trọng.

- Ban hành các cơ chế, chính sách, biện pháp cải tiến các thủ tục, tháo gỡ các khó khăn, ách tắc, theo hướng cởi mở thông thoáng để giảm thiểu những cản trở, tăng khả năng thu hút nguồn vốn bên ngoài

- Công bố các danh mục, công trình đầu tư, định hướng phát triển đầu tư để các nhà đầu tư nắm rõ, lựa chọn

- Trong thời gian tới, trước nguy cơ khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, nguồn vốn trực tiếp nước ngoài FDI sẽ có nguy cơ chững lại. Trong thời gian đó chúng ta cần tranh thủ tháo gỡ tất cả những hạn chế trong khung luật của chúng ta, tạo điều kiện tốt để phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại và theo tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng chiến lược cạnh tranh nâng cao sức hấp dẫn đầu tư của Việt Nam so với các nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Trung Quốc. Việt Nam có lợi thế về chính trị ổn định nhưng lại mất điểm ở cơ sở hạ tầng quá yếu và thủ tục hành chính còn rườm rà. Chúng ta muốn phát triển nhanh thì bản thân chúng ta phải nâng cao năng lực hiện

có, phát huy và tôn thêm những thế mạnh của mình, nhanh chóng khắc phục những hạn chế, rào cản tự thân.

- Xây dựng chiến lược ngoại giao tốt, tiếp thị hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế để các nhà đầu tư nước bạn tham gia vào thị trường Việt Nam. Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, và trở thành thành viên không thường trực hội đồng bảo an liên hợp quốc đã giúp tên tuổi Việt Nam nâng lên rất nhiều, trong thời gian tới sẽ có rất nhiều dự án hoàn toàn mới vào các lĩnh vực nhiều vốn như dầu mỏ hay cơ khí. Chúng ta cũng không quá lo lắng về việc thu hút FDI nữa mà nên tập trung vào giải quyết các khó khăn trước mắt trong vấn đề cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính.

- Tạo thuận lợi để phát triển mạnh mẽ hơn nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FII, đây là kênh thu hút vốn tiềm năng nhất hiện nay mà chúng ta cần nỗ lực tập trung nắm bắt.

Một phần của tài liệu Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay. (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w