CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
3.2.2.3 Giải pháp điều chỉnh mạnh cơ cấu theo vùng, lãnh thổ
Để chuyển dịch tốt cơ cấu vùng-lãnh thổ, cần phải có thời gian dài và chúng ta phải thực hiện từng bước. Cơ cấu theo địa phương sẽ quyết định cơ cấu tổng thể của cả nước như thế nào. Đạt mục tiêu chung, trước hết chúng ta phải giải quyết bài toán cơ cấu địa phương hợp lý.
Những vùng KTTĐ đã làm tốt vai trò thúc đẩy và ảnh hưởng của mình. Những dự án đầu tư lớn thuộc ngành thường được đầu tư cho những vùng này, nhưng sức lan tỏa của nó tới các vùng khó khăn xung quanh là rất lớn, nó tạo ra những ngành công nghiệp phụ trợ, tạo ra nhu cầu cần nguồn cung nguyên vật liệu, và điều này gián tiếp khắc phục tình trạng vốn đầu tư thường khá thờ ơ với những vùng còn khó khăn. Tiếp tục thu hút các dự án ngành lớn cho các vùng trọng điểm, và nâng cao phát triển tính chất liên ngành, liên vùng trong các lĩnh vực. Thực trạng các vùng chưa phát huy được lợi thế so sánh của mình khiến cho sự phát triển chậm lại và ảnh hưởng tới cơ cấu chung. Điều này xảy ra do các địa phương chưa biết kết hợp các nguồn lực hiện có của mình, chưa đánh giá tốt năng lực địa phương, dẫn tới sự phát triển mang tính tự phát mà thiếu tính định hướng. Hầu hết các địa phương này lại rơi vào những vùng miền khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, như vậy việc chưa phát huy được các lợi thế so sánh, lợi dụng đặc tính vùng miền là điều dễ hiều. Hơn nữa công tác tuyên truyền, tiếp cận các thông tin thị trường còn lệch lạc, công việc định hướng của cán bộ cấp bộ ngành chưa thực sự triệt để. Như vậy việc chuyển dịch theo hướng phát triển lợi thế so sánh từng địa phương đã không được làm tốt ở những vùng như vậy. Thiệt thòi hơn nữa là các vùng khó khăn lại không phải điểm dừng chân của các nguồn vốn béo bở như FDI, việc kích thích phát triển không nhiều.
Cơ cấu các vùng này muốn thay đổi mạnh mẽ, phải có sự can thiệp của chính phủ. Cụ thể là đưa ra các ưu đãi cao hơn, hấp dẫn hơn cho các dự án vào các vùng miền đặc biệt khó khăn. Chính phủ không muốn sự chênh lệch trong phát triển giữa các vùng miền trong cả nước, chính phủ phải đầu tư nhiều hơn khi không ai muốn tham gia đầu tư cả. Vấn đề khó khăn sẽ giải quyết nhanh nếu có một đội ngũ nhân lực tốt trong các vùng đặc biệt, năng suất lao động được kích thích và đẩy lên cao. Có lẽ chìa khoá trong vấn đề này lại là giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo ở các vùng nông thôn, vùng sâu xa. Điều này rất khó giải quyết trong thời gian một sớm một chiều.
Công tác quy hoạch vùng phải diễn ra nhanh, kịp thời và chú ý tới quỹ đất cho nông nghiệp, nếu công tác quy hoạch tốt, hợp lý thì mâu thuẫn giữa các nhóm ngành sẽ dễ dàng khắc phục hơn. Cơ cấu vùng - lãnh thổ sẽ dễ dàng chuyển dịch hơn.