Nhóm giải pháp về chính sách và quy hoạch tổng thể của chính phủ

Một phần của tài liệu Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay. (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

3.2.1 Nhóm giải pháp về chính sách và quy hoạch tổng thể của chính phủ

phủ

Trong chương 1 đã nói khá rõ về các nhân tố ảnh hưởng tới sự dịch chuyển cơ cấu đầu tư, trong đó, có lẽ nhân tố chủ quan tác động mạnh nhất

là các chiến lược, định hướng vĩ mô của chính phủ. Mặc dù sự tác động ở dạng gián tiếp nhưng các định hướng đó là mục tiêu mà chúng ta cần phải đạt được, chính vì vậy từ công tác định hướng hay thiết lập các chính sách phải được chú trọng hàng đầu.

*Giải pháp về quy hoạch tổng thể:

Các quy hoạch tổng thể phát triển vùng, kế hoạch đầu tư có ảnh hưởng rất lớn tới cơ cấu đầu tư phát triển. Bởi vì các quy hoạch, kế hoạch này chính là định hướng cho hoạt động đầu tư của các đơn vị. Để chuyển dịch tốt, cần nâng cao chất lượng việc quy hoạch, lập kế hoạch. Tất cả các quy hoạch phải có tầm nhìn dài hạn, ưu tiên cho ngành cụ thể và phải tranh thủ sự giám sát của nhân dân. Các nội dung an ninh quốc phòng cần phải được giữ bí mật, nhưng những quy hoạch kinh tế, xã hội cần phải công khai hóa.

Việc quy hoạch, lập chính sách, luật, không thể chung chung, nhất định phải có mục tiêu cụ thể, có định lượng về chỉ tiêu, các con số. Nguyên tắc quản lý này luôn đúng đắn cho mọi trường hợp, ở tầm vĩ mô thì không thể thiếu sót được.

*Nhóm giải pháp về thị trường:

Muốn chuyển dịch cơ cấu đầu tư, và cơ cấu kinh tế một cách hiệu quả, chắc chắn chúng ta phải dựa vào quy luật của thị trường. Tôn trọng quy luật kinh doanh của thị trường, phải trao quyền định đoạt cho các chủ thể đầu tư, kinh doanh trực tiếp.

Công tác dự báo và nghiên cứu cung- cầu thị trường trong nước và quốc tế phải thật sự chủ động, bền vững. Trong những năm vừa qua, việc một số ngành sản xuất quá nhiều so với cầu của thị trường, điều này khẳng định việc dự báo vĩ mô, thị trường của chúng ta kém. Đầu tư là một hoạt động liên ngành, do vậy chỉ cần một sai sót nhỏ trong khâu định hướng, dự báo là có thể dẫn tới một kết cục rất xấu. Chúng ta dự báo cho thị trường sản phẩm không chính xác là do quá chú trọng vào yếu tố giá và thị trường hiện tại mà quên đi những yếu tố khác như xu hướng tiêu dùng, động cơ mua sắm và khả năng thanh toán của xã hội cũng như khả năng có thể xuất khẩu.

Các địa phương phải có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh cho địa phương mình. Ở địa phương cũng phải làm tốt công tác dự báo cung-cầu cho những sản phẩm mũi nhọn, lợi thế của địa phuơng mình. Chẳng hạn như ngành mía đường ở Lam Sơn hay nhãn ở Hải Dương vậy. Việc sản xuất tràn lan khiến cho người dân không kịp trở tay với sự xuống giá của sản phẩm. Lấy ví dụ về trồng nhãn, nếu giá giảm quá thấp, người dân sẽ tự phát phá bỏ cây nhãn và trồng loại cây khác, năm sau đó cung nhãn < cầu về nhãn. Sự chênh lệch này là một sự lãng phí to lớn cho năng lực sản xuất của địa phương đó, nếu như cán

bộ kinh tế của địa phương không tuyên truyền hay giải thích cho nông dân hiểu được thì rõ ràng việc chuyển dịch cơ cầu ngành ở địa phương coi như thất bại, mà như vậy trong tổng thể chung của cả nước, chúng ta không thể chuyển dịch thành công.

*Nhóm các giải pháp về chính sách:

Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu đầu tư, chính sách đầu tư, luật đầu tư cần cởi mở và thông thoáng hơn. Như thế mới kích thích các nhà đầu tư an tâm bỏ vốn, và mạnh dạn đầu tư vào những ngành quan trọng hơn. Nhà nước không nên can thiệp bằng các biện pháp hành chính vào hoạt động kinh tế của chủ thể kinh tế mà chỉ can thiệp bằng các công cụ vĩ mô và các chính sách giải pháp đồng bộ. Cụ thể nhà nước cần tập trung vào nhiệm vụ định hướng, quản lý, tạo môi trường pháp lý đồng bộ, thông thoáng cho các chủ thể kinh tế yên tâm đầu tư, kinh doanh, giải toả tâm lý e ngại mặc cảm, kích thích mạnh mẽ các thành phần kinh tế, tạo tiền đề phát triển những tập đoàn kinh tế lớn đủ sức cạnh tranh với quốc tế khi tham gia hội nhập. Để nhanh chóng thoát ra khỏi danh sách các nước nghèo vào năm 2010, thì nhà nước phải đẩy nhanh tiến trình đầu tư bằng việc huy động tối đa và sử dụng các nguồn lực trong nước thong qua kênh dân cư và khu vực tư nhân, việc cổ phần hoá các tổng công ty nhà nước, trái phiếu chính phủ hay trái phiếu công trình phải được đẩy mạnh.

Về vấn đề quản lý hoạt động đầu tư: Các tỉnh, thành phố có quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư, quản lý đầu tư, điều này phát huy tính sáng tạo, năng lực chủ động của địa phương cơ sở, nhưng kèm theo đó, phải quy trách nhiệm rõ ràng, rành mạch, đồng thời phải có ủy ban kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện kế hoạch. Tình trạng yếu kém của các địa phương trong việc quản lý các dự án đấu tư, tình trạng tham nhũng đã trở thành vấn nạn những nhối. Chẳng hạn như vụ PMU18, nếu nói là tham nhũng cũng đúng, nhưng nguyên nhân của nó thì mới đáng quan trọng, tại sao một ban quản lý dự án nhỏ vậy mà lại được rót 1 lượng vốn khổng lồ, trách nhiệm cũng chưa rõ ràng, vậy là có cơ sở, lỗ hổng để tham nhũng. Cơ cấu trong các cấp quản lý, các hệ thống tầng bậc quá rắc rối và không rõ ràng trách nhiệm chính là cấp nào cả. Việc đầu tiên trong việc quản lý hoạt động đầu tư là phải nhanh chóng hoàn thiện các chế tài trong luật, và nghiêm khắc trong việc kiểm tra giám sát cơ sở. Đã muốn phát huy tính sáng tạo, chủ động của địa phương cơ sở thì phải cắt đứt tính ỷ lại, dựa dẫm vào ngân sách. Thiết nghĩ chúng ta nên khoán cả trong quản lý.

Rất nhiều vấn đề liên quan đên đầu tư cho một nước đang phát triển như Việt Nam. Việc thu hút vốn đầu tư đã khó khăn, và nhiều vấn đề như vậy thì chúng ta không nên đưa ra quá nhiều mục tiêu trong cùng một lúc để thực

hiện được. Chính vì vậy đầu tư thì càng không thể để dàn trải, vì dàn trải đồng nghĩa với thiếu vốn, đồng nghĩa với không thể quản lý chặt được và như vậy lại dẫn tới thất thoát.

Một phần của tài liệu Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay. (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w