skkn tìm HIỂU và vận DỤNG NGUYÊN tắc đảm bảo TÍNH hệ THỐNG NHẰM PHÁT TRIỂN tư DUY CHO học SINH TRONG dạy học địa lý 10
Trang 1SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG
NAI TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU VÀ VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO TÍNH HỆ THỐNG NHẰM PHÁT
LONG KHÁNH
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng 3
6 Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 3
7 Cấu trúc của đề tài 4
PHẦN NỘI DUNG 5
1 Cơ sở lý luận 5
1.1 Hệ thống khoa học Địa lí 5
1.2 Hệ thống tri thức Địa lí trong nhà trường phổ thông 8
1.3 Đảm bảo tính hệ thống trong việc dạy học môn Địa lí 11
1.4 Đặc điểm tâm lí và quá trình phát triển tư duy học sinh THPT 12
1.4.1 Đặc điểm tâm lí lứa tuổi THPT 13
1.4.2 Quá trình phát triển tư duy của học sinh lớp 10 14
1.4.3 Tìm hiểu việc đảm bảo tính hệ thống trong hoạt động dạy học Địa lí tại một số trường THPT ở Đồng Nai hiện nay 16
2 Tìm hiểu và vận dụng nguyên tắc hệ thống bảo đảm tính hệ thống nhằm phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học Địa lí 10 18
2.1 Tổng quan về kiến thức trong SGK Địa lí 10 18
2.2 Kiến thức Địa lí tự nhiên 20
2.3 Kiến thức Địa lí kinh tế xã hội 21
2.4 Liên hệ tính hệ thống trong chương trình THCS 23
2.5 Liên hệ tính hệ thống trong chương trình Địa lí 11, 12 24
2.6 Bảo đảm tính hệ thống trong chương trình SGK Địa lí 10 26
2.6.1.Tính hệ thống theo phần, chương 26
2.6.2.Tính hệ thống theo bài 31
2.6.3 Mối quan hệ liên môn trong dạy học Địa lí 10 43
3 Thực nghiệm sư phạm 46
3.1 Giáo án thực nghiệm 46
3.2 Đề kiểm tra môn Địa lí 55
3.3 Kết quả thực nghiệm 58
PHẦN KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đã từ lâu nhu cầu muốn khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh trở thànhmột nhu cầu không thể thiếu của con người Ngay từ lúc sinh ra, trẻ con cũng đãluôn luôn tìm cách mở rộng không gian hiểu biết của mình từ cái nôi à ơi, đếncái nhà, cái sân, mảnh vườn của mình, đến khi lớn lên, đó chính là không giansống, học tập, làm việc và giao tiếp Và khoa học Địa lí cũng bắt đầu hình thành
từ khi con người biết tìm cách khám phá Trái Đất nhằm mục đích sinh sống,chinh phục, tìm kiếm những miền đất mới Con đường phát triển của khoa họcĐịa lí không phải là một con đường trơn tru, thẳng tắp mà bao gồm những bướcthăng trầm, những thời kỳ khủng hoảng và cả các giai đoạn hưng thịnh Khoahọa Địa lí là một trong những khoa học cổ nhất của nhân loại, là một trongnhững khoa học cơ bản mà ai cũng cần phải học và ít nhiều vận dụng trong đờisống hằng ngày Chính vì lẽ đó, việc dạy và học môn Địa lí một cách khoa học,một cách có hệ thống luôn luôn được đặt ra vì để người học thấm nhuần đượcnhững tri thức của khoa học Địa lí thông qua chương trình SGK phải có một quátrình lâu dài từ bậc tiểu học, THCS, THPT, xa hơn nữa là bậc đại học và cảtrong thực tiễn đời sống hằng ngày Trong suốt quá trình đó, người giáo viênđóng vai trò cung cấp và hệ thống lại tri thức Địa lí giúp cho học sinh lĩnh hộiđược những tri thức đó, đồng thời phát triển tư duy của học sinh, nhất là tư duylogic
Trong giai đoạn hiện nay, việc tiến hành giảng dạy một khối lượng kiếnthức lớn đến học sinh một cách có hiệu quả thì việc phân tích tính hệ thống cũngnhư đảm bảo tính hệ thống về kiến thức trong SGK Địa lí 10 là một điều hết sứccần thiết Qua việc phân tích tính hệ thống trong SGK, giáo viên có thể tự tinchuyển tải các kiến thức theo từng chương, từng bài, đồng thời giúp học sinhphát triển tư duy qua hệ thống bài đó
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 4Bài viết này mong muốn đóng góp ý kiến nhỏ trong việc giảng dạy bộmôn Địa lý ở trường THPT và cung cấp những nguyên tắc cơ bản đảm bảo tính
hệ thống nhằm phát triển tư duy cho học sinh
3 Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 10 một số trường THPT ở tỉnh Đồng Nai
4 Phương pháp nghiên cứu
Sưu tầm, tổng hợp tài liệu, nghiên cứu sách giáo khoa địa lí THPT và một
số tài liệu liên quan
Liên hệ thực tế, tìm ra các giải pháp phát triển tư duy cho học sinh
Thực nghiệm: tiến hành giảng dạy, kiểm tra mức độ so sánh sự hứng thútiếp thu bài của học sinh
Trong đề tài có sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, tổng hợp tài liệu,điều tra thực tế…
5 Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng
Chương trình địa lí phổ thông nhưng trong đề tài giới hạn trong khối 10
Ứng dụng nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống vào các bài học trongchương trình địa lí phổ thông và các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa trongtrường học
Sáng kiến chỉ dừng lại ở mức khái quát, không đi sâu vào từng bài cụ thể,
ở đây chỉ minh họa vài bài trong chương trình địa lí 10
6 Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Hướng tiếp cận: Phân tích tính hệ thống trong chương trình địa lý 10 vàmối quan hệ của nó với chương trình THCS và địa lí 11, 12
Phân tích tác động của phương pháp giảng dạy đảm bảo nguyên tắc hệthống đối với việc phát triển tư duy học sinh, nhất là tư duy logic
Đưa ra các dẫn chứng cụ thể, những ứng dụng trong việc giảng dạy mônĐịa lí nhằm đảm bảo tính hệ thống
Trang 5 Xây dựng một số giáo án nhằm ứng dụng trong thực nghiệm theo xuhướng đảm bảo tính hệ thống trong hoạt động dạy học, bước đầu đạt được một
Trang 6Vào thế kỷ II TCN Eratoxten cũng đã chú ý đến việc đo đạc Trái Đất, việcxác định phương hướng và vị trí địa lí, đồng thời mô tả khí quyển, thạch quyểnkhiến cho địa lí mang tính định lượng, sử dụng toán học, thiên văn học
Đến đầu Công nguyên, vào khoảng năm 58 TCN đến năm 25 SCN,Strabong lại chuyển sang nghiên cứu địa lí nhân văn, chú ý đến các dân tộc vàchiều dài của lịch sử Vào thế kỷ thứ 2 SCN, khoa học Địa lí đã có bước thụt lùivới các công trình của Ptoleme (90 – 168 SCN) khi ông đưa ra thuyết “Địa tâm”– Trái đất là trung tâm của thế giới và là một vật thể tĩnh, đứng yên và khôngquay Học thuyết của ông được Giáo hội ủng hộ và trở thành kinh viện trongsuốt thời kỳ Trung cổ Bản đồ cổ nhất thế giới được lưu giữ là một bản đồ bằngđất nung rất nhỏ có tuổi khoảng 2500 TCN, tìm thấy khi khai quật thành phố cổGasua, cách Babilon 200 dặm về phía Bắc Hai nhà bản đồ kiêm địa lí sớm nhất
là Anaximandre (610 – 547 TCN) và He1catée (thế kỷ VI TCN) Phần lớn cáctập bản đồ thời cổ Hi Lạp được kèm theo các công trình của Hérodote vàStrabong
Sang thời kỳ trung cổ, ảnh hưởng khắc nghiệt của Giáo hội chủ yếu diễn
ra ở Châu Âu, các công trình của nền văn minh Hi Lạp đều bị phủ định, cấmđoán và lãng quên Tòa án Giáo hội sẵn sàng xử phạt những nhà khoa học nói
Trang 7những điều không phù hợp với kinh thánh, đối với Địa lí đó là sự phủ nhật Tráiđất hình cầu, coi Trái đất là mặt phẳng hay dạng cái dĩa.
Thời kì Phục hưng đánh dấu bởi các phát kiến địa lí vĩ đại của ChristopheColomb (1451 – 1506) tìm ra châu Mỹ Đại phát kiến địa lí thứ 2 là chuyến đivòng quanh châu Phi qua mũi Hảo Vọng để đến Ấn Độ do Vasco de Gama(1469 – 1524) – một người Bồ Đào Nha thực hiện vào năm 1498 Đại phát kiếnthứ 3 là chuyến đi vòng quanh thế giới trong 3 năm (1519 – 1522) của mộtngười Bồ Đào Nha làm việc cho vua Tây Ban Nha, Magiellan (1470 – 1521)
Sang thời kì tiền Tư bản chủ nghĩa (thế kỷ XVII – XVIII) và thời kỳ tưbản chủ nghĩa đánh dấu bộ môn Địa lí được đưa vào giảng dạy ngày càng nhiềutại các trường đại học Sự phát triển giáo dục và đào tạo Địa lí khởi đầu từ Đức ,
là ngọn cờ đầu của Địa lí thế kỷ XIX, sau đó đến Pháp và các nước châu Âukhác, còn Anh và Mỹ thì chậm hơn một chút Trường đại học nổi tiếng về Địa lí
là trường đại học Tổng hợp Berlin mà ở đó có Humbon – một nhà khoa học nổitiếng thế giới đã có nhiều công trình viết về Địa lí, đã từng giảng dạy và để lạinhiều ấn tượng sâu sắc
Trong thế kỷ XIX, thế mạnh thuộc về các khoa học Địa lí tự nhiên, vì thếĐịa lí được xếp chung vào khoa học tự nhiên Điều này được lí giải vì để pháttriển kinh tế chưa biết về tự nhiên thì phải đặt việc nắm bắt các điều kiện tựnhiên là nhiệm vụ ưu tiên Địa lí kinh tế hình thành chậm hơn vào cuối thế kỷXIX Kích thích sự ra đời của Địa lí kinh tế là sự phân công lao động trên lãnhthổ trong sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa, là sự phát triển của thống kê học
và của học thuyết về sự định vị các ngành sản xuất vì nghiên cứu phân bố khônggian và mô tả thống kê là các xu hướng chính của Địa lí kinh tế Sự phân ngànhĐịa lí dần dần bộc lộ những nhược điểm khi các công trình phát triển kinh tế -
xã hội hoặc cải tạo tự nhiên ở quy mô lớn Tất cả các nhà nghiên cứu Địa lí nổitiếng trong thế kỷ XIX có thể tập trung theo 3 khuynh hướng chính đó là khuynhhướng nghiên cứu vùng, nghiên cứu quan hệ con người – môi trường Địa lí vàkhuynh hướng nghiên cứu cảnh quan
Trang 8Trong nửa đầu thế kỷ XX, khoa học Địa lí không nổi bật như trong thế kỷXIX Bước vào thế kỷ XX, hầu như mọi nơi trên Trái đất đều đã được tìm hiểu,không còn sự thu hút của các đại phát kiến địa lý Bản thân khoa học Địa lí vẫnthiên về khoa học tự nhiên tuy có chú ý đến tự nhiên và xã hội con người Trongkhi đó vào thế kỷ XX, các nhà khoa học xã hội lại phát triển mạnh, đáp ứng cácnhu cầu thực tiễn ngày càng đa dạng và thay đổi nhanh chóng của xã hội, còncác yếu tố tự nhiên thì ít thay đổi, cho nên các nhà Địa lí buộc phải tìm hiểu vàvận dụng các thành tựu mới của khoa học xã hội nhân văn như kinh tế học, xãhội học, dân tộc học Trong sự lúng túng chung ấy thì giải pháp tình thế là xâydựng các trường phái theo quốc gia, căn cứ vào đặc điểm tự nhiên và nhu cầuriêng trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi nước mà tìm hướng cho thíchhợp.
Trường phái Địa lí Pháp được hình thành sớm nhất lấy sự phân hóa theokhông gian theo vùng làm nền tảng Người thầy vĩ đại của Địa lí Pháp là Vidal
de la Blache Trường phái Địa lí Đức hình thành muộn hơn, trong số các bộ mônthì cảnh quan học độc đáo hơn cả, có ảnh hưởng sâu rộng đến cả trong và ngoàinước, vì vậy có thể coi trường phái cảnh quan là đặc trưng cơ bản trường pháinày
Trường phái Địa lí Nga cũng là một trường phái mạnh ngay từ cuối thế kỷvới khuynh hướng cảnh quan là chính và Địa lí Nga cũng du nhập thuật ngữcảnh quan (landschaft) của trường phái Địa lí Đức Tuy nhiên, trường phái Ngacũng có những tính cách riêng đó là sự phân biệt rõ giữa Địa lí tự nhiên và Địa líkinh tế, thiên về Địa lí tổng hợp, nghiên cứu các tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên
và các tổng hợp thể lãnh thổ sản xuất, có chỉ tiêu và ranh giới coi như rõ rệt.Khác với phần lớn các nước Tây Âu và Bắc Mỹ theo trường phái địa lí thốngnhất tự nhiên và kinh tế xã hội Về Địa lí tự nhiên nổi tiếng có Docudaep (1846– 1903), về Địa lí kinh tế có N.N Baranxki (1881 – 1963) và Kolosopki (1891 –1954)
Trang 9Trường phái Địa lí Mỹ, do hoàn cảnh lịch sử hình thành rất muộn nhưnglại phát triển rất nhanh, nổi tiếng qua các nhà Địa lí tiêu biểu: R Hartshorene,O.E Backer, C.D Sauer…Ngoài các trường phái kể trên không quốc gia nào cótrường phái Địa lí rõ rệt Đa số đều chịu ảnh hưởng của các trường phái Địa lítrên.
Vì vậy, Địa lí từ một khoa học thiên về tự nhiên trong nhiều thế kỷ (thế kỷXVII – nửa đầu thế kỷ XX) đã trở thành một khoa học thiên về khoa học xã hội
Sự biến đổi ấy đã làm cho Địa lí cuối thế kỷ XX thâm nhập vào cuộc sống củamọi người, được mọi người cần đến, từ những nhà chiến lược toàn cầu, khu vựcquốc gia đến địa phương cho tới nhà doanh nghiệp hay một người muốn đi dulịch, nghỉ ngơi, giải trí
Lịch sử khoa học Địa lí là một quá trình với những phát kiến vĩ đại, thăngtrầm Tuy nhiên, mỗi giai đoạn đều chứa đựng những di sản quý báu của quákhứ, làm cho Địa lí học được củng cố, giữ vững vị trí của mình trong toàn bộ hệthống các ngành khoa học phong phú và đa dạng
Như vậy, có rất nhiều trường phái địa lí đã được đặt ra Quan điểm nàođúng, quan điểm nào sai đến nay chúng ta vẫn chưa có câu trả lời Tuy nhiên, ởViệt Nam xét về hệ thống khoa học Địa lí đến nay chúng ta vẫn kế thừa tư tưởng
hệ thống khoa học Địa lí theo trường phái Nga bao gồm 2 nhóm: Địa lí tự nhiên
và Địa lí kinh tế xã hội Nhưng trong chương trình địa lí phổ thông, các tư tưởngĐịa lí được đan xen, kết hợp với nhau bao gồm cả trường phái Nga và trườngphái phương Tây
1.2 Hệ thống tri thức Địa lí trong nhà trường phổ thông
Các tri thức Địa lí trong nhà trường phổ thông bao gồm một hệ thống kiếnthức, kỹ năng, kỹ xảo Địa lí được lựa chọn trong hệ thống tri thức khoa học Địa
lí và được sắp xếp theo một trình tự nhất định nhằm cung cấp nội dung học vấn
và giáo dục học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông
Trang 10Hệ thống tri thức Địa lí được lựa chọn để đưa vào chương trình học trongnhà trường phổ thông phải là những vấn đề cơ bản nhất, được hiểu là những trithức thuộc khoa học Địa lí quan trọng nhất, cần thiết nhất giúp cho người họcsinh có thể tiếp tục học tập và tham gia vào cuộc sống hiện tại và tương lai.
Các kiến thức Địa lí: Là thành phần chủ yếu của nội dung học vấn Địa lí,
phân thành 2 nhóm: các kiến thức thực tiễn (kinh nghiệm) và các lý thuyết
- Các kiến thức thực tiễn (kinh nghiệm): Là những kiến thức phản ánh
những đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng Địa lí mà học sinh có thểnhận thức được một cách dễ dàng bằng con đường kinh nghiệm, bao gồm: sốliệu, sự kiện, biểu tượng và các mô hình sáng tạo Địa lí
+ Các số liệu và sự kiện trong Địa lí: đa dạng và phong phú Đó là những
kiến thức phản ánh thông tin về các đặc điểm của các sự vật, hiện tượng Địa lí.Chẳng hạn như: Các số liệu về dân cư, về độ dài của các con sông, bảng thống
kê sản phẩm của các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp… Vai trò chủyếu của các số liệu và sự kiện Địa lí là làm cơ sở để minh họa, dẫn chứng đểkhái quát các kiến thức Địa lí lý thuyết
+ Các biểu tượng Địa lí: Là những hình ảnh về các sự vật, hiện tượng Địa lí
được tri giác, phản ánh vào trong ý thức được giữ lại trong trí nhớ và có khảnăng tái tạo theo ý muốn Chẳng hạn như: một con sông ở đầu làng, một bãibiển quê hương, chúng cũng có thể phản ánh những đối tượng Địa lí và lãnhthổ mà các em chưa bao giờ thấy: dãy núi An pơ ở Châu Âu, hoang mạcSahara ở Châu Phi…
+ Mô hình sáng tạo: Là những mẫu vật cụ thể của việc vận dụng các tri thức
Địa lí vào thực tiễn (nghiên cứu, học tập, đời sống) Vai trò của mô hình sángtạo có ý nghĩa trực quan và thực tiễn giúp cho học sinh hiểu được cách làm,vận dụng tri thức, mặt khác cũng khơi gợi cho học sinh tư duy sáng tạo…
Các kiến thức lí thuyết: Là những kiến thức được khái quát hóa, phản
ánh bản chất của sự vật, hiện tượng Địa lí với các đặc điểm và mối quan hệ bêntrong chúng, bao gồm: các khái niệm Địa lí, các mối quan hệ nhân quả, các quy
Trang 11luật, các thuyết, các tư tưởng, các vấn đề phương pháp luận của Địa lí học, cáckiến thức về phương pháp học tập và nghiên cứu Địa lí…
- Các khái niệm Địa lí: Là sự phản ánh trong tư duy những sự vật, hiện tượng
Địa lí đã được trừu tượng hóa và khái quát hóa, dựa vào các dấu hiệu bản chấtsau khi đã tiến hành các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp), gồm 3nhóm: Khái niệm Địa lí chung, khái niệm Địa lí riêng và khái niệm Địa lí tậphợp
+ Các khái niệm Địa lí chung: Là những khái niệm được hình thành để chỉ
toàn bộ các sự vật hiện tượng Địa lí cùng loại, có những thuộc tính giống nhau:sông, biển, núi…
+ Các khái niệm Địa lí riêng: Là khái niệm chỉ những sự vật, hiện tượng
Địa lí riêng biệt, ví dụ: Sông Hồng, núi Chứa Chan, Thành phố Biên Hòa…
+ Các khái niệm Địa lí tập hợp: Là những khái niệm Địa lí trung gian giữa
các khái niệm Địa lí chung và Địa lí riêng Ví dụ: “sông” là khái niệm Địa líchung, sông Hồng là khái niệm Địa lí riêng, “sông Châu Âu”, “sông Châu Á”
là khái niệm Địa lí tập hợp
- Các mối nhân quả Địa lí: Là những mối quan hệ biểu hiện tương quan phụ
thuộc một chiều giữa các sự vật hiện tượng và quá trình Địa lí Các mối quan
hệ nhân quả có thể chia ra:
Các mối quan hệ nhân quả đơn giản và mối quan hệ nhân quả phức tạp
Các mối quan hệ trực tiếp và mối quan hệ nhân quả gián tiếp
- Các quy luật Địa lí: Là những kiến thức được khái quát hóa biểu hiện các mối
quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng và quá trình Địa lí có bản chất cố định Vídụ: quy luật địa đới, phi địa đới…
- Các thuyết, tư tưởng và quan điểm địa lý: Là những kiến thức hoặc hệ thống
kiến thức có liên quan đến Địa lí được tập hợp và sắp xếp theo một cách nhìn,cách suy nghĩ nhất định Ví dụ: Quan điểm địa sinh thái, quan điểm kinh tế,thuyết kiến tạo mảng…
Trang 12- Các kiến thức về phương pháp học tập và nghiên cứu Địa lí: Là một bộ
phận không thể thiếu trong nội dung môn học Địa lí ở nhà trường phổ thông.Chúng là cơ sở để hình thành kỹ năng Nếu như không có kiến thức này thì họcsinh không có khả năng tự học cũng như vận dụng tri thức vào việc tìm tòi,nghiên cứu các vấn đề
Các kỹ năng, kỹ sảo Địa lý: Là phương thức thực hiện một hành động
nào đó thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động Kỹ năng, kỹ sảoĐịa lí thực chất là những hành động thực tiễn mà học sinh hoàn thành một cách
có ý thức trên cơ sở kiến thức Địa lí của họ
Kỹ năng được lặp lại nhiều lần trở thành kỹ sảo, gồm 4 hướng sau:
- Kỹ năng làm việc với bản đồ, khai thác kiến thức Địa lí từ bản đồ: xác định
tọa độ Địa lí, xác định vị trí đối tượng trên bản đồ, đọc bản đồ và sử dụng bảnđồ
- Kỹ năng khảo sát các đối tượng Địa lí ngoài thực địa: gồm kỹ năng quan
sát, phân tích hiện tượng, đo đạc với các dụng cụ quan trắc đơn giản về thời tiết
và thổ nhưỡng…
- Kỹ năng nghiên cứu và làm việc với các tài liệu Địa lí: Lập các biểu đồ,
phân tích số liệu thống kê, mô hình, lát cắt…
- Kỹ năng học tập, nghiên cứu Địa lí: làm việc với SGK Địa lí, tài liệu tham
khảo, viết và trình bày những vấn đề Địa lí…
1.3 Đảm bảo tính hệ thống trong việc dạy học môn Địa
lí trong nhà trường phổ thông
Tính hệ thống là dấu hiệu đặc trưng của tri thức khoa học, khi xét đếnnguyên tắc này, ta thấy nó yêu cầu đảm bảo không chỉ đối với nội dung dạy học
mà còn có ý nghĩa đối với việc lĩnh hội tri thức của học sinh Tất nhiên, hệ thốngtri thức này không nhất thiết phải phản ánh hoàn toàn đúng thực tế của hệ thốngkhoa học Địa lí, bởi vì chương trình học cũng giống như SGK ở trường phổthông còn phụ thuộc vào một số yêu cầu nữa về mặt Sư Phạm, nhưng về cơ bản
nó vẫn phù hợp với logic của khoa học Địa lí Chẳng hạn như: Địa lí đại cương
Trang 13được học trước Địa lí khu vực, Địa lí tự nhiên được học trước Địa lí kinh tế xãhội…
Giáo viên cần phải quan tâm đến việc nghiên cứu chương trình và SGKkhông chỉ ở lớp mình, cấp mình đang dạy mà cả ở những cấp, những lớp khác
có liên quan Có như vậy mới thấy được vị trí của giáo trình mình phụ tráchtrong toàn bộ hệ thống tri thức ở nhà trường phổ thông, mới thấy hết mối liên hệcủa nó với các giáo trình khác
Ngoài ra, giáo viên Địa lí cũng còn phải chú ý tìm hiểu các mối quan hệliên môn, bởi vì trong khi xây dựng chương trình những mối quan hệ liên môncũng đã được cân nhắc để quy định thứ tự sắp xếp các môn học trong kế hoạchdạy học ở trường phổ thông Điều đó có nghĩa là mỗi môn học đều có nhữngquan hệ về mặt tri thức với các môn học khác, dựa vào các môn đó và phục vụcho các môn đó Địa lí là môn học có nhiều tri thức liên quan đến các môn toán,sinh, lý, lịch sử, kinh tế…Do đó, việc nghiên cứu hệ thống tri thức của môn Địa
lí không thể tách rời khỏi việc nghiên cứu các mối quan hệ liên môn này
1.4 Đặc điểm tâm lí và quá trình phát triển tư duy học sinh THPT
Một trong hai quá trình của nhận thức lý tính là tư duy Tư duy là quátrình nhận thức phản ánh những thuộc tính bên trong thuộc về bản chất, nhữngliên hệ và quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong thực tại kháchquan, dẫn tới tri thức mới
Trong cuộc sống con người phải giải quyết nhiều vấn đề có nội dung vàgiá trị khác nhau Tương ứng với những hoạt động đó tư duy của con người cóthể là tư duy hành động trực quan hay tư duy hình ảnh trực quan hoặc tư duylogic trừu tượng
Người trưởng thành thường sử dụng cùng lúc các loại tư duy khác nhau,trong hoạt động thực tế, cả 3 dạng tư duy liên hệ tương hỗ và bổ sung cho nhau.Tuy nhiên, các đặc tính riêng của cá nhân, sự phát triển của ngôn ngữ, trí tưởng
Trang 14tượng, mức độ nắm vững các thao tác tư duy… đều ảnh hưởng tới việc cá nhân
đó thiên về loại tư duy nào hơn
1.4.1 Đặc điểm tâm lí lứa tuổi THPT
Trong tâm lí học, lứa tuổi người ta định nghĩa tuổi thanh niên là giai đoạnphát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc vào tuổi người lớn Đối với đa sốthanh niên thì tuổi thanh niên là thời kỳ từ 14 – 15 tuổi đến 25 tuổi, chia làm 2thời kỳ:
- Từ 14 – 15 tuổi đến 17 – 18 tuổi: giai đoạn đầu tuổi thanh niên (thanhniên mới lớn, học sinh)
- Từ 17 – 18 tuổi đến 25 tuổi: Giai đoạn hai của tuổi thanh niên
Như vậy lứa tuổi THPT thuộc giai đoạn đầu của tuổi thanh niên Về đặcđiểm cơ thể, đây là thời kỳ phát triển tương đối êm ả về mặt sinh lý Các em gáiđạt được sự tăng trưởng của mình trung bình vào khoảng 16 – 17 tuổi, các emtrai khoảng 17 – 18 tuổi Sự phát triển thần kinh có thay đổi quan trọng do cấutrúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển Nhìnchung, đây là lứa tuổi các em có cơ thể phát triển cân đối, khỏe, đẹp Đa số các
em có thể đạt được những khả năng phát triển về cơ thể như người lớn Vai trò
xã hội và hứng thú của thanh niên không chỉ mở rộng về số lượng và phạm vi
mà còn biến đổi cả về chất lượng Ở gia đình, thanh niên đã có những quyền lợi
và trách nhiệm của người lớn
Trang 15Thái độ của học sinh đối với môn học trở nên có sự lựa chọn hơn, các em
đã hình thành những hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp.Lúc này động cơ thúc đẩy học tập là động cơ thực tiễn (ý nghĩa thực tiễn của cácmôn học đối với cá nhân, khả năng tiếp thu môn học của các em)
Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ
Ở tuổi thanh niên, học sinh ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo tronghoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩangày càng tăng lên rõ rệt, đặc biệt các em đã tạo được tâm thế phân hóa trongghi nhớ Các em biết tài liệu nào cần ghi nhớ từng câu, từng chữ, cái gì cần hiểu
mà không cần nhớ…Nhưng một số em còn ghi nhớ máy móc, chung chung vàcòn đánh giá thấp việc ôn tập tài liệu
Do cấu trúc của não khá phức tạp và chức năng của não phát triển, do sựphát triển của quá trình nhận thức và ảnh hưởng của các hoạt động học tập màhoạt động tư duy của thanh niên và học sinh có sự thay đổi quan trọng Đó chính
là khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo đốivới những đối tượng quen biết đã được học hoặc chưa được học ở trường Tưduy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn Đồng thời tính phêphán của tư duy cũng phát triển Những đặc điểm đó điều kiện cho các em thựchiện các thao tác tư duy toán học phức tạp, phân tích nội dung cơ bản của kháiniệm trừu tượng và nắm được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và trong xãhội Đó chính là cơ sở để hình thành thế giới quan Tuy nhiên hiện nay số họcsinh THPT đạt được mức tư duy đặc trưng cho lứa tuổi như đã nêu trên cònchưa nhiều Việc giúp các em phát triển khả năng nhận thức là một nhiệm vụquan trọng của giáo viên
Như vậy, ở tuổi thanh niên mới lớn, những đặc điểm chung của con người
về mặt trí tuệ thông thường đã được hình thành và chúng vẫn còn tiếp tục hoànthiện
1.4.2 Quá trình phát triển tư duy của học sinh lớp 10
Trang 16Lớp 10 là giai đoạn chuyển tiếp từ lứa tuổi thiếu niên (độ tuổi 11, 12 đến
14, 15 tuổi) sang lứa tuổi thanh niên (14, 15 đến 17, 18 tuổi) Đây là giai đoạnđánh dấu sự chuyển biến về sự phát triển nhân cách Nhân cách đang trong giaiđoạn được định hình: sự phát triển trong đới sống nội tâm, ý thức rõ rệt hơn vềcái tôi
Lớp 10 là lớp đầu tiên của bậc học THPT, đây là năm xây dựng các kiếnthức nền cơ bản cho bậc học sau này, nhưng đồng thời cũng ôn lại các kiến thức
đã được giảng dạy trong bậc học THCS Chính vì vậy, các kiến thức được đượcgiảng dạy trong lớp 10 đa số là kiến thức chung Trong độ tuổi này, các em cũngđang phát triển về tư duy, trí não phát triển giúp quá trình tư duy của các emđược nâng lên nhiều
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này việc hình thành thế giới quan, hệ thốngquan điểm về xã hội, về tự nhiên, về các quy tắc cư xử dần dần xuất hiện Tronggiai đoạn này, nhân cách được phát triển tương đối cao thì các em mới có xuấthiện những nhu cầu đưa các tiêu chuẩn, nguyên tắc đó vào một hệ thống hoànchỉnh Và khi đó đã đưa vào một hệ thống quan điểm riêng thì độ tuổi này khôngchỉ hiểu về thế giới quan mà còn đánh giá được nó, xác định được thái độ củamình với nó nữa
Một nhu cầu nữa ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy của học sinh của lứatuổi này chính là nhu cầu giao tiếp Từ lớp 9 chuyển sang lớp 10, thay đổi vềmôi trường học, thay đổi về bạn bè, nhu cầu giao tiếp trong đám bạn là điềuđáng quan tâm Đây là lứa tuổi mang tính chất tập thể nhất Điều quan trọng đốivới các em là được sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi Chính vì vậy, trong côngtác giáo dục cũng cần phải chú ý ảnh hưởng của nhóm, hội trong nhà trường
Trong độ tuổi này, giáo viên phải biết cách xây dựng các hoạt động đadạng, phong phú, hấp dẫn lôi cuốn thanh niên tham gia để phát triển nhân cáchmột cách lành mạnh, đúng đắn Thông qua các phương tiện thông tin đại chúngtác động đến ý thức của học sinh Và điều cần thiết nhất trong lứa tuổi này là
Trang 17trong tiết dạy của mình, giáo viên phải biết phát huy khả năng sáng tạo của họcsinh, phát triển tư duy lí luận và tư duy trừu tượng Làm được điều đó, bài họcmới đảm bảo các yêu cầu và mục tiêu đề ra.
1.4.3 Tìm hiểu việc đảm bảo tính hệ thống trong hoạt động dạy học Địa lí tại một số trường THPT ở Đồng Nai hiện nay
Bắt đầu từ năm học 2006 – 2007 là năm đầu tiên bộ sách giáo khoa Địa lí
10 được đưa vào giảng dạy chính thức, và đã thực hiện được 6 năm Tất cả cáctrường đều thực hiện đúng phân phối chương trình của Bộ giáo dục đào tạo đề ra
là 2 tiết/tuần ở học kỳ I và 1 tiết/tuần ở học kỳ II Các phương pháp dạy học tíchcực đều được đưa vào áp dụng tại các trường và mang lại nhiều hiệu quả nhấtđịnh Vấn đề đảm bảo tính hệ thống trong hoạt động dạy và học cũng được đặt
ra bởi chương trình mới như thế cùng với phương pháp mới liệu giáo viên cóđảm bảo được tính hệ thống không?
Do điều kiện có hạn, việc khảo sát thực trạng trên chỉ được thực hiện tại 3trường của Đồng Nai: THPT Long Khánh, THPT DL Văn Hiến và THPT TTTrương Vĩnh Ký
Qua tìm hiểu, có một số vấn đề về hoạt động dạy và học đảm bảo tính hệthống cần lưu tâm như sau:
- Về phương pháp: Các thầy cô trong tổ bộ môn rất chú trọng dạy học
theo phương pháp mới - lấy học sinh làm trung tâm, phát triển tư duy cho họcsinh là vấn đề các thầy cô trong tổ bộ môn quan tâm
Trang 18- Về hình thức tổ chức hoạt động trên lớp: Học sinh đóng vai trò trung
tâm, giáo viên là người hướng dẫn khai thác thi thức, việc sử dụng kênh hình,
hệ thống câu hỏi trong bài học được giáo viên sử dụng triệt để Hoạt độngnhóm các em thực hiện khá tốt, qua hoạt động này các em phát huy được tínhđồng đội rất cao
- Về thái độ họ tập của học sinh: Các em nhiệt tình tham gia hoạt động
trên lớp học, đối với các câu hỏi khó, cần yêu cầu tư duy thì các em đều chịukhó tìm hiểu và chủ động phát biểu Trong các hoạt động giao việc về nhà sưutầm tài liệu, làm bài thuyết trình trước lớp cũng được các em tích cực hưởngứng
Đây là ngôi trường dân lập thành lập đầu tiên ở tỉnh Đồng Nai, chất lượngkhá tốt, trường không thực hiện chia lớp theo phân ban như trường THPT LongKhánh, các em đều học chương trình cơ bản
- Về phương pháp: Các thầy cô trong tổ bộ môn vận dụng cả phương
pháp truyền thống và phương pháp tích cực Nội dung bám sát sách giáo khoa
- Về hình thức tổ chức hoạt động trên lớp: Hoạt động theo cá nhân,
nhóm/cặp được học sinh thực hiện nhằm khai thác tri thức trong bài học Tuynhiên, hoạt động thảo luận nhóm vẫn chưa thật sự đạt nhiều hiệu quả Hệ thốngkênh hình, sơ đồ vẫn chưa khai thác triệt để
- Về thái độ họ tập của học sinh: Các em tích cực trong giờ lên lớp, tích
cực xây dựng bài Nhưng hoạt động tìm hiểu và thuyết trình trước lớp thì chưanhiều
Đây là ngôi trường tư thục thành lập cách đây 11 năm, hiện nay số lượnglớp cũng khá lớn: 40 lớp, các em đều học chương trình cơ bản
- Về phương pháp: Phương pháp học tập theo hướng tích cực cũng được
thực hiện , hệ thống câu hỏi, kênh hình, kênh chữ được giáo viên quan tâm
Trang 19Tuy nhiên, do đặc thù của học sinh trường là đầu vào không cao lắm nênphương pháp giáo viên thực hiện chủ yếu là diễn giảng Các phương pháp mới
là cặp/nhóm rất khó thực hiện
- Về hình thức tổ chức hoạt động trên lớp: Giáo viên hầu như vẫn giữ
vai trò trung tâm, học sinh ít tham gia phát biểu trong giờ học Hệ thống theobài và theo chương khó thực hiện, các hoạt động tự học và dạy học theo nhómrất ít
- Về thái độ họ tập của học sinh: Các em ít tham gia vào bài học, chỉ
vài cá nhân tham gia xây dựng bài, như vậy việc nắm bắt kiến thức có hệ thốngrất khó thực hiện
Trên đây là vài nhận định về hoạt động dạy và học đảm bảo tính hệ thốngtại 3 trường THPT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, nhận định trên chỉ là bước đầuđưa ra các thuận lợi và khó khăn của các trường Tuy nhiên, tùy vào điều kiệntừng trường mà việc dạy và học có sự khác biệt
Vấn đề nêu ra là một chương trình mới và người giáo viên cần phải thựchiện những gì để đảm bảo hoạt động dạy học theo tính hệ thống?
2 Tìm hiểu và vận dụng nguyên tắc hệ thống bảo đảm tính hệ thống nhằm phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học Địa lí 10
2.1 Tổng quan về kiến thức trong SGK Địa lí 10
Chương trình THPT môn Địa lí được Bộ trưởng Bộ giáo dục ban hành làmột bộ phận quan trọng trong tổng thể chương trình môn Địa lí ở trường phổthông Chương trình Địa lí ở trường phổ thông được thiết kế theo kiểu đồngtâm với ba khối kiến thức cơ bản chủ yếu về địa lí đại cương (tự nhiên và kinh
tế xã hội đại cương), Địa lí thế giới (khu vực và các nước), Địa lí tổ quốc (tựnhiên và kinh tế xã hội) Các kiến thức này bắt đầu được đưa vào từ bậc tiểuhọc (chủ yếu trong môn tự nhiên và xã hội) dưới dạng đơn giản rồi trở thànhmôn độc lập ở bậc THCS và được hoàn thiện ở bậc THPT Do đó, chương trình
Trang 20Địa lí 10 là một phần của chương trình Địa lí THPT, một mặt có sự kế thừa,nâng cao các kiến thức đã có ở bậc THCS, mặt khác là tiền đề để trang bị cáckiến thức tiếp theo ở lớp 11, 12.
Chương trình Địa lí 10 bao gồm chương trình cơ bản và chương trìnhnâng cao Giữa hai chương trình này có sự chênh lệch về thời lượng kiến thứcnhưng không đáng kể như chương trình phân ban và được triển khai vào thậpniên 90 của thế kỷ XX
Về kiến thức: Chương trình Địa lí 10 cơ bản được cấu tạo bởi hai phần
kiến thức: Địa lí tự nhiên đại cương và kinh tế xã hội đại cương
* Phần tự nhiên đại cương: chiếm ½ thời lượng chương trình Bộ khung
kiến thức cốt lõi được thiết kế bao gồm:
- Bản đồ
- Vũ trụ - Hệ quả chuyển động của Trái đất
- Cấu trúc của Trái đất – các quyển của lớp vỏ địa lí
- Một số qui luật của lớp vỏ địa lí
* Phần địa lí kinh tế xã hội đại cương: chiếm ½ thời lượng chương trình.
Bộ khung kiến thức cốt lõi được thiết kế bao gồm:
- Địa lí dân cư
- Cơ cấu nền kinh tế
- Địa lí nông nghiệp
- Địa lí công nghiệp
- Địa lí dịch vụ
- Môi trường và sự phát triển bền vững
Về mặt trình tự thực hiện: trước hết là phần Địa lí tự nhiên đại cương
sau đó đến địa lí kinh tế xã hội
Trang 21 Về nội dung chương trình: So với chương trình Địa lí 10 đại trà (từ năm
2005 -2006 trở về trước), chương trình này hoàn thiện hơn, khoa học hơn, cậpnhật hơn Thể hiện ở các vấn đề sau:
- Bổ sung toàn bộ kiến thức về Địa lí tự nhiên đại cương và Địa lí kinh tế xã hội
đại cương, đây có thể xem là kiến thức mới tương đối khó đối với giáo viên vàhọc sinh
- Ngay cả trong bản thân phần Địa lí kinh tế xã hội đại cương, mặc dù đã có sự
kế thừa của chương trình đại trà, nhưng được bổ sung, cập nhật để chương trìnhhoàn thiện và khoa học hơn
2.2 Kiến thức Địa lí tự nhiên
Về lí thuyết: phần này tập trung vào 4 nội dung:
2.2.2 Vũ trụ - Hệ quả các chuyển động của Trái Đất
Các mội dung chính được đưa vào là Vũ tru, Hệ mặt trời, Trái đất và hệ quả
tự quay quanh trục và quay quanh Mặt trời của Trái đất
2.2.3 Cấu trúc của Trái đất – Các quyển của lớp vỏ địa lí
- Cấu trúc của Trái đất – Thạch quyển – Thuyết kiến tạo mảng
- Tác động của nội lực, ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
2.2.3.1 Khí quyển
Các nội dung chính bao gồm: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí, sựphân bố khí áp, một số loại gió chính, ngưng đọng hơi nước và mưa
2.2.3.2 Thủy quyển
Trang 22Các nội dung chính bao gồm: tuần hoàn của nước trên Trái đất, một số nhân
tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông, một số sông lớn trên thế giới, sóng, thủytriều và dòng biển
2.2.3.3 Thổ nhưỡng quyển và sinh quyển
Các nội dung chính bao gồm: Khái niệm thổ nhưỡng và sinh quyển, các nhân
tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thổ nhưỡng và sinh quyển
2.2.4 Một số quy luật của lớp vỏ địa lí
Khái quát lớp vỏ địa lí, ba quy luật: thống nhất và hoàn chỉnh cảu lớp vỏ địa
lí, quy luật địa đới và phi địa đới
Về mặt thực hành: các nội dung đều tập trung vào việc làm rõ lý thuyết,
rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích bản đồ qua các thành phần tự nhiên, số liệuthống kê, phân tích biểu đồ
Nội dung mới và khó: Bản thân kiến thức là tương đối trừu tượng, đòi
hỏi phải tư duy nhiều hơn GV trước năm học 2005 - 2006 không phải dạy phầnĐịa lí tự nhiên, do đó, khi dạy phần này nhiều GV thấy lúng túng HS phải kếthừa những kiến thức từ lớp 6 và 7 thì mới tiếp thu được nội dung này Hơn nữa
về mặt tâm lí, môn Địa lí lâu nay được xếp vào các môn xã hội, đối với các họcsinh học không tốt các môn tự nhiên, học sinh ở vùng sâu vùng xa sẽ gặp nhiềukhó khăn
2.3 Kiến thức Địa lí kinh tế xã hội
Về lí thuyết: phần này tập trung vào 6 nội dung:
2.3.1 Địa lí dân cư
Các nội dung cơ bản về Địa lí dân cư: dân số, sự gia tăng dân số, cơ cấudân số, phân bố dân cư, các loại hình quần cư và đô thị hóa
2.3.2 Cơ cấu nền kinh tế
Các nội dung cơ bản được đưa vào là: nguồn lực phát triển kinh tế xã hội
và cơ cấu nền kinh tế
Trang 232.3.3 Địa lí nông nghiệp
Các nội dung cơ bản về địa lí nông nghiệp là: vai trò, đặc điểm, các nhân
tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, một số hình thức tổchức lãnh thổ nông nghiệp
2.3.4 Địa lí công nghiệp
Các nội dung cơ bản: vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sựphát triển và phân bố công nghiệp, địa lí một số ngành công nghiệp chủ yếu,một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
2.3.5 Địa lí dịch vụ
Các nội dung cơ bản: vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sựphát triển và phân bố ngành dịch vụ
2.3.6 Môi trường và sự phát triển bền vững
Hai nội dung cơ bản trong chương trình gồm môi trường và tài nguyênthiên nhiên, môi trường và sự phát triển bền vững
Về thực hành: Nội dung đi vào phân tích số liệu thống kê, xây dựng biểu
đồ trên cơ sở số liệu cho trước, phân tích bản đồ dân cư, bản đồ địa lí kinh tế xãhội
Nội dung mới: Nội dung SGK 10 trước năm 2005 – 2006 và SGK 10
phần địa lí kinh tế xã hội giống nhau, tuy nhiên, SGK hiện nay có một số phầnmới như sau:
- SGK Địa lí 10 trước năm 2005 – 2006 gồm 27 tiết, phân phối 1 tiết/tuần, SGK
Địa lí 10 theo chương trình chuẩn gồm 22 tiết (1,5 tiết/tuần) Như vậy, thờilượng phần địa lí kinh tế xã hội chương trình chuẩn ít hơn 5 tiết
- Về cấu trúc: Các chương, bài của phần địa lí kinh tế xã hội được sắp xếp trongSGK Địa lí hiện hành hợp lí hơn, hệ thống và cập nhật hơn
- Về nội dung: SGK chương trình chuẩn phần địa lí kinh tế xã hội thay đổi theomột số hướng chính là:
Trang 24+ Bổ sung những nội dung mới trước đây chưa đưa vào SGK
* Cơ cấu nền kinh tế: Các nguồn lực để phát triển kinh tế, các bộ phận hợpthành cơ cấu nền kinh tế
* Địa lí dịch vụ: Có thêm bài thông tin liên lạc (hiện nay đã đưa vào giảm tải)
* Môi trường và sự phát triển bền vững
+ Trên cái nền về Địa lí kinh tế xã hội đã bổ sung thêm và nhấn mạnh đến tổchức lãnh thổ
+ Hiện đại hóa và cập nhật kiến thức: Trong SGK Địa lí 10 cũ chưa có hiện đạihóa và cập nhật hóa, chẳng hạn như trong phần Địa lí công nghiệp đã xuất hiệnkhái niệm công nghiệp hóa, tách công nghiệp điện tử tin học ra khỏi ngành côngnghiệp cơ khí
2.4 Liên hệ tính hệ thống trong chương trình THCS
Chương trình THCS gồm các lớp 6, 7, 8, 9 và được đưa vào giảng dạy từnăm 2001 – 2002, bắt đầu từ lớp 6 Nếu SGK cũ chỉ có hai màu chủ đạo là đen
và trắng thì SGK mới được in các hình màu trên giấy khổ lớn, dễ gây sự chú ý
và hứng thú cho học sinh Nội dung của chương trình Địa lí 6 và 7 cũng chính là
cơ sở cho Địa lí 10 Xét trong cấu trúc chương trình SGK Địa lí 6 chúng ta có
thể thấy trong hai chương của lớp 6: “Chương I – Trái đất, chương II – Các
thành phần tự nhiên của Trái đất” thì đến phần Địa lí 10, nội dung đó được đề
cập trong 3 chương (I, II và III) nhưng trình bày sâu hơn và tỉ mỉ hơn Để nắmđược phần tự nhiên 10 thì cần phải có nền tảng từ lớp 6 Tương tự như vậy đểnắm được phần Địa lí kinh tế xã hội 10 thì phải có nền tảng từ lớp 7 Đó chính là
sự kế thừa kiến thức một cách liền mạch, đảm bảo tính hệ thống theo từng bậchọc, cấp học phù hợp với tâm sinh lí của lứa tuổi, cũng như khả năng tiếp thucủa các em trong từng độ tuổi khác nhau Sự sắp xếp hệ thống kiến thức theotừng cấp học như thế vừa đảm bảo tính vừa sức, tính khoa học, tính hệ thốngcũng như tu duy cho học sinh Tư duy học sinh sẽ phát triển dần theo hệ thống
Trang 25kiến thức, tư duy ghi nhớ, định hình, mô tả, phân tích tổng hợp sẽ giúp học sinhphát triển tư duy một cách logic.
Chương trình Địa lí 8 và 9 đề cập nhiều đến các châu lục và Địa lí ViệtNam, qua phần này học sinh có cái nhìn khái quát về đặc điểm tự nhiên, dân cư
và kinh tế xã hội của các châu lục dựa trên nền tảng kiến thức đại cương đã học
từ lớp 6 và 7
Xét một cách một cách tổng thể chương trình môn Địa lí ở bậc THCSđược xây dựng theo kiểu đồng tâm với 3 khối kiến thức chính gắn với Địa lí đạicương, Địa lí thế giới và khu vực, Địa lí Việt Nam Các kiến thức này bắt đầuđưa vào từ bậc tiểu học ở dạng đơn giản rồi đến THCS trở thành môn độc lập,khi đến THPT những kiến thức này trở thành hoàn thiện tạo thành chương trìnhthống nhất và logic
2.5 Liên hệ tính hệ thống trong chương trình Địa lí
11, 12
2.5.1 Chương trình SGK Địa lí 11
Phần thứ nhất xúc tích và ngắn gọn tập trung vào 3 nội dung:
- Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nhóm nướctrên thế giới Hiện nay có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với trình độ pháttriển kinh tế xã hội khác nhau Dựa vào một số tiêu chí, chia làm 2 nhóm nước:phát triển và đang phát triển
- Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa là những xu thế tất yếu trong thờiđại hiện nay mà chương trình đã lựa chọn để đưa vào
- Một số vấn đề mang tính toàn cầu như: bùng nổ dân số, già hóa dân số,ônhiễm môi trường và hậu quả của nó
Phần thứ hai đề cập đến Địa lí khu vực và một số quốc gia trên thế giới
- Đối với khu vực (Liên minh Châu Âu, Đông Nam Á, Tây Nam Á vàTrung Á, Châu Phi, Mỹ Latinh), các nội dung này cập nhật và khoa học hơn
Trang 26- Đối với các quốc gia gồm: Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Nhật Bản, TrungQuốc, Australia, Đức (ban cơ bản), Ban xã hội nhân văn có thêm Ấn Độ, Brasil,
Ai cập và Pháp
Như vậy, chương trình Địa lí 11 có sự kế thừa và nâng cao kiến thức ở bậc THCS và ở lớp 10, đồng thời góp phần trang bị kiến thức cho Địa lí Việt Nam ở lớp 12.
Nếu xét chương trình Địa lí 7 và 8, các em đã được học về thiên nhiên vàcon người các châu lục Đây chính là cơ sở để lên lớp 11 các em tiếp tục tìmhiểu về các quốc gia tiêu biểu của các khu vực Kiến thức địa lí kinh tế xã hộiđại cương 10 chính là cơ sở để các em tìm hiểu đặc điểm kinh tế xã hội thế giới
và quốc gia
Ví dụ: Khái niệm dân số già, dân số trẻ được vận dụng để tìm hiểu đặcđiểm dân số của các nhóm nước phát triển và đang phát triển Khái niệm cơ cấukhu vực kinh tế được sử dụng thống nhất gồm các ngành: Nông lâm ngư nghiệp(khu vực I), công nghiệp - xây dựng (khu vực II) và dịch vụ (Khu vực III), được
sử dụng trong bài “Đông Nam Á”, tiết 2 “Kinh tế”
Một số phần trong chương trình Địa lí 8 các em đã học, nhưng sangchương trình Địa lí 11, các em sẽ có cái nhìn kĩ hơn về các vấn đề này
2.5.2 Chương trình SGK Địa lí 12
Phần thứ nhất trang bị các kiến thức về Địa lí tự nhiên Việt Nam: Vị tríđịa lí, lịch sử hình thành lãnh thổ, đặc điểm chung tự nhiên, vấn đề sử dụng vàbảo vệ tự nhiên
- Khác với chương trình Địa lí 8 cung cấp các kiến thức về thành phần tựnhiên cũng như sự phân hóa của chúng theo lãnh thổ, phần này trong chươngtrình Địa lí 12 có tầm khái quát ở mức độ cao hơn, đi sâu vào đặc điểm chungcủa tự nhiên Việt Nam
Phần thứ hai: Cung cấp các kiến thức về Địa lí dân cư (đặc điểm dân số,lao động, việc làm, đô thị hóa và chất lượng cuộc sống)
Trang 27 Phần thứ ba: Cung cấp các vấn đề về Địa lí kinh tế và được sắp xếp dướidạng: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông – lâm – ngư nghiệp,công nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc và dịch vụ.
Chương trình Địa lí 9 đã trình bày tất cả các ngành kinh tế của nước ta, do
đó trong chương trình này một mặt đi sâu hơn về Địa lí các ngành kinh tế (tổchức lãnh thổ), chọn lọc các vấn đề tiêu biểu của ngành Trong phần này, cácvấn đề về tổ chức lãnh thổ công nghiệp và nông nghiệp trong SGK Địa lí 10được sử dụng khá nhiều
Phần thứ tư: Các vấn đề phát triển kinh tế xã hội của các vùng
Phần thứ năm: Địa lí địa phương
Như vậy, chương trình Địa lí 12 có sự kế thừa khá nhiều khái niệm được trình bày trong SGK 10, chính vì vậy, việc nắm được tính hệ thống trong chương trình SGK các bậc học là điều rất cần thiết Điều đó giúp cho giáo viên vừa ôn lại kiến thức cũ cho học sinh vừa không mất quá nhiều thời gian cho việc dạy lại kiến thức cũ mà dành thời gian phân tích kiến thức mới.
2.6 Bảo đảm tính hệ thống trong chương trình SGK Địa lí 10
Nói đến tính hệ thống của một chương trình, chúng ta thường nghĩ ngayđến trình tự, cấu trúc của chương trình đó Trong việc dạy học Địa lí 10, việcđảm bảo tính hệ thống theo phần, theo chương, theo bài và theo mối quan hệkiên môn là những vấn đề cần được chú ý Để làm được điều đó, giáo viên cần
có sự tìm hiểu và phối hợp giữa các yếu tố trên vì chúng có sự liên quan mậtthiết với nhau, gắn bó, thống nhất với nhau để tạo nên tính hệ thống trongchương trình SGK Địa lí 10 Vì vậy, khi nghiên cứu từng yếu tố, chúng ta khôngthể tách rời chúng để nghiên cứu riêng biệt mà phải đặt chúng trong một thểthống nhất Làm như vậy, chúng ta mới có thể phát triển tư duy cho học sinhđược
2.6.1.Tính hệ thống theo phần , chương
Trang 28 Cấu trúc và nội dung
Về cấu trúc, nội dung SGK Địa lí 10 gồm 2 phần: phần Địa lý tự nhiên vàđịa lí - xã hội
+ Phần Địa lí tự nhiên gồm 4 chương, 21 bài (trong đó riêng bài 9 là 2tiết, còn lại các bài đều 1 tiết), bao gồm 18 bài lí thuyết và 3 bài thực hành
Cấu trúc của phần địa lý tự nhiên như sau:
Bảng 2.1 :cấu trúc của phần địa lý tự nhiên
+ Phần địa lý kinh tế- xã hội gồm 6 chương, 21 bài (trong đó có 17 bài lýthuyết và 4 bài thực hành)
Cấu trúc cụ thể của phần địa lý kinh tế-xã hội như sau:
Chương Số tiết
Trong đó
Lý thuyết Thực
hành
6.Cơ cấu nền kinh tế 1 1 0
7 Địa lí nông nghiệp 4 3 1
8 Địa lý công nghiệp 5 4 1
Trang 2910 Môi trường và sự phát triển bền vững 2 2 0
Bảng 2.2 Cấu trúc của phần địa lí kinh tế-xã hội
Để đảm bảo dạy học theo tính hệ thống theo chương trình trước hết phảinắm được cấu trúc của từng chương theo phân phối chương trình như trên Từ
đó, người giáo viên muốn đưa ra kế hoạch giảng dạy theo từng năm, theo học kì,theo tháng và theo tuần như vậy giáo viên sẽ đảm bảo cấu trúc của bài Việc lập
kế hoạch và xây dựng cấu trúc bài theo chương giúp người giáo viên dễ dàngliên hệ về hệ thống nội dung theo chương Từ đó dễ dàng chuyển tải kiến thứcđến học sinh một cách logic
2.6.1.1.Xác định phương pháp dạy học để đảm bảo tính hệ thống theo phần, chương
Để đảm bảo tính hệ thống trong từng phần người giáo viên cũng phải ápdụng phương pháp dạy học thích hợp
Ví dụ như: trong phần địa lí tự nhiên đã có định hướng rõ rệt về việc đổimới phương pháp dạy học những định hướng này đã được thể hiện qua việcgiảm kênh chữ, tăng kênh hình và câu hỏi bài tập nhằm phát huy tính tích cựccho học sinh Qua dó phát triển tư duy cho học sinh Tuy nhiên đó cũng chỉ lànhững phần cứng trong bài dạy, điều quan trọng là giáo viên tùy theo từng bài
cụ thể, phải lựa chọn một (hoặc 1 số) phương pháp sao cho thích hợp với nộidung của bài và với điểu kiện cụ thể của trường và địa phương mình.đó cũngchính là “phần mềm” tạo nên sự khác biệt trong phương pháp giảng dạy củatừng người Nếu nắm vững tính hệ thống giáo viên có thể vận dụng được tối đatrong phương pháp giảng dạy của mình để liên hệ về nội dung giữa 2 phần Địa líKinh tế - xã hội Và Địa lí tự nhiên
Về phần địa lí kinh tế xã hội, cà SGK và SGV đã chú trọng đến việc địnhhướng phương pháp dạy học dựa trên tinh thần đổi mới theo những nét đặc trungcủa bộ môn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS Điểu nàythể hiện rất rõ trong việc giảm bớt kênh chữ, tăng kênh hình với hệ thống bản
Trang 30đồ, biểu đồ, sơ đồ, các bảng số liệu, hình ảnh và nhiều câu hỏi bài tập trong bài
và cuối bài
Như vậy, nhìn chung để giảng dạy phần địa lí kinh tế-xã hội và Phần Địa
lí tự nhiên có 2 nhóm phương pháp dạy học chính có thể đem lại hiệu quả cao:
đó là nhóm phương pháp phát huy tính chủ động tích cực của học sinh và nhómphương pháp với sự hỗ trợ của các phương tiên và thiết bị dạy học hiện đại
Nhóm phương pháp phát huy tính chủ động tích cực của học sinh coitrọng quá trình tự nhận thức, tự khám phá chứ không thụ động tiếp nhận kiếnthức đã được giáo viên sắp đặt GV đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức các hoạt độngdạy học Để làm được điều này GV cần suy nghĩ tìm ra phương pháp thích hợpvới từng bài cụ thể GV nên phối hợp các phương pháp khác nhau (thảo luận,hoạt động nhóm, động não, nghiên cứu tình huống…) để có thể tác động vàoviệc khai thác năng lực chủ động, tích cực học tập của học sinh
Nhóm phương pháp với sự hỗ trợ của các thiết bị và phương tiện hiện đại.Đây cũng là những phương pháp đem lại hiệu quả cao Các thiết bị và phươngtiện dạy học là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai vào các hoạtđông tích cực, chủ động của học sinh Các thiết bị dạy học bao gồm Alat, bản đồgiáo khoa treo tường, các sơ đồ, biểu đồ, cùng với các phương tiện hiện đại nhưmáy chiếu đa năng, các băng hình, các đĩa CD ROM,… các thiết bị phương tiệnnày giúp cho học sinh thực hiện các hoạt động cá nhân hay theo nhóm để tựkhám phá kiến thức
Ví dụ: Khi dạy chương II-vũ trụ Hệ quả các chuyển động của Trái đất
bao gồm hai bài 5 &6, người GV có thể yêu cầu HS tìm hiểu lại các kiến thức đãđược học trong chương trình Địa lí 6, đồng thời sưu tầm một số hình ảnh, phim
về chương này Từ đó, trên cơ sở tim hiểu của học sinh, người GV định hướngkiến thức cho các em trong bài dạy Bên cạnh đó, đưa thêm các phim ảnh mà
GV đã sưu tầm trước đó để tăng thêm tính trực quan cho bài học
Ngoài ra, trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, GV nên lưu ýmột vài điểm sau đây:
Trang 31+ Phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của học sinh.
+ Kết hợp giữa làm việc cá nhân (trên lớp, chuẩn bị bài ở nhà) với hoạt độngtheo cặp, nhằm khuyến khích học sinh động não, tìm tòi, khám phá để bộc lộnhận thức của mình dù có thể chưa chính xác
+ Tăng cường phát hiện mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng tự nhiên Đócũng chính là đảm bảo tính hệ thống trong chương và bài học
+ Chú ý khai thác có hiệu quả kênh hình, câu hỏi – bài tập trong SGK, Alat cũngnhư các thiết bị và phương tiện dạy học tiên tiến
2.6.1.2 Hệ thống kênh hình theo phần, chương
Hệ thống kênh hình trong SGK năm nay là đã được đánh giá là đã tăngđáng kể so với SGK từ các năm trước Việc áp dụng phương pháp dạy học theohương tích cực đã thúc đẩy người GV tăng cường sử dụng kênh hình trong giảngdạy Đặc biệt đối với phần địa lí tự nhiên, những kiến thức mới trừu tượng làmcho HS khó có thể liên tưởng khi chưa một lần được nhìn thấy Vì thế, việc xâydựng hệ thống các tranh ảnh, sơ đồ trong SGK, người GV cũng cần phải sưutầm các hình ảnh khác giúp cho việc giảng dạy trở nên sinh động, hấp dẫn
Đối với phần Địa lí kinh tế-xã hội, hệ thống các kênh hình lại càng cânthiết, mặc dù các hoạt động kinh tế- xã hội đã trở nên gắn bó mật thiết với cuộcsống con người nhưng những khái niệm khó hoặc trừu tượng, hay khi diễn tả sựphân bố của đới tương kinh tế-xã hội thì hình ảnh sơ đồ là những vật dụngkhông thể thiếu trong hoạt động giảng dạy
Ví dụ: Khi dạy chương VIII-Địa lí Công nghiệp, để diễn tả sự phân bố
của các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ, GV sử dụng các hình32.3,32.4 trang 123, hay hình 32.5 trang 124 và hình 32.9 trang 130 bên cạnh
đó, việc sử dụng các sơ đồ để diễn tả khái niệm” Hình thức lãnh thổ côngnghiệp” trong bài 33-Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp là điều hếtsức cần thiết, vì đầy là một khái niệm mới trong chương trình SGK Địa lí 10.cónhư thế việc hình dung và nắm bắt kiến thức của HS mới trở nên có hiệu quả