2. Tìm hiểu và vận dụng nguyên tắc hệ thống bảo đảm tính hệ thống nhằm phát
2.6. Bảo đảm tính hệ thống trong chương trình SGK Địa lí 10
Nĩi đến tính hệ thống của một chương trình, chúng ta thường nghĩ ngay đến trình tự, cấu trúc của chương trình đĩ. Trong việc dạy học Địa lí 10, việc đảm bảo tính hệ thống theo phần, theo chương, theo bài và theo mối quan hệ kiên mơn là những vấn đề cần được chú ý. Để làm được điều đĩ, giáo viên cần cĩ sự tìm hiểu và phối hợp giữa các yếu tố trên vì chúng cĩ sự liên quan mật thiết với nhau, gắn bĩ, thống nhất với nhau để tạo nên tính hệ thống trong chương trình SGK Địa lí 10. Vì vậy, khi nghiên cứu từng yếu tố, chúng ta khơng thể tách rời chúng để nghiên cứu riêng biệt mà phải đặt chúng trong một thể thống nhất. Làm như vậy, chúng ta mới cĩ thể phát triển tư duy cho học sinh được.
2.6.1.Tính hệ thống theo phần , chương
Cấu trúc và nội dung
Về cấu trúc, nội dung SGK Địa lí 10 gồm 2 phần: phần Địa lý tự nhiên và địa lí - xã hội.
+ Phần Địa lí tự nhiên gồm 4 chương, 21 bài (trong đĩ riêng bài 9 là 2 tiết, cịn lại các bài đều 1 tiết), bao gồm 18 bài lí thuyết và 3 bài thực hành.
Cấu trúc của phần địa lý tự nhiên như sau:
Chương Số tiết Trong đĩ
Lí thuyết Thực hành 1.Bản đồ 4 3 1 2.Vũ trụ - Hệ quả các chuyển động của Trái Đất 2 2 0
3.Cấu trúc của Trái Đất.Các lớp vỏ Địa lí
14 12 2
4.Một số quy luật của lớp vỏ địa lý 2 2 0
Tổng số 22 19 3
Bảng 2.1 :cấu trúc của phần địa lý tự nhiên
+ Phần địa lý kinh tế- xã hội gồm 6 chương, 21 bài (trong đĩ cĩ 17 bài lý thuyết và 4 bài thực hành).
Cấu trúc cụ thể của phần địa lý kinh tế-xã hội như sau:
Chương Số tiết Trong đĩ Lý thuyết Thực
hành
5. Địa lý dân cư 4 3 1
6.Cơ cấu nền kinh tế 1 1 0
7. Địa lí nơng nghiệp 4 3 1
8. Địa lý cơng nghiệp 5 4 1
9. Địa lí dịch vụ 6 5 1
10. Mơi trường và sự phát triển bền vững 2 2 0
Tổng số 22 18 4
Bảng 2.2 Cấu trúc của phần địa lí kinh tế-xã hội
Để đảm bảo dạy học theo tính hệ thống theo chương trình trước hết phải nắm được cấu trúc của từng chương theo phân phối chương trình như trên. Từ đĩ, người giáo viên muốn đưa ra kế hoạch giảng dạy theo từng năm, theo học kì,
theo tháng và theo tuần. như vậy giáo viên sẽ đảm bảo cấu trúc của bài. Việc lập kế hoạch và xây dựng cấu trúc bài theo chương giúp người giáo viên dễ dàng liên hệ về hệ thống nội dung theo chương. Từ đĩ dễ dàng chuyển tải kiến thức đến học sinh một cách logic.
2.6.1.1.Xác định phương pháp dạy học để đảm bảo tính hệ thống theo phần, chương
Để đảm bảo tính hệ thống trong từng phần người giáo viên cũng phải áp dụng phương pháp dạy học thích hợp.
Ví dụ như: trong phần địa lí tự nhiên đã cĩ định hướng rõ rệt về việc đổi mới phương pháp dạy học. những định hướng này đã được thể hiện qua việc giảm kênh chữ, tăng kênh hình và câu hỏi bài tập nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh. Qua dĩ phát triển tư duy cho học sinh. Tuy nhiên đĩ cũng chỉ là những phần cứng trong bài dạy, điều quan trọng là giáo viên tùy theo từng bài cụ thể, phải lựa chọn một (hoặc 1 số) phương pháp sao cho thích hợp với nội dung của bài và với điểu kiện cụ thể của trường và địa phương mình.đĩ cũng chính là “phần mềm” tạo nên sự khác biệt trong phương pháp giảng dạy của từng người. Nếu nắm vững tính hệ thống giáo viên cĩ thể vận dụng được tối đa trong phương pháp giảng dạy của mình để liên hệ về nội dung giữa 2 phần Địa lí Kinh tế - xã hội Và Địa lí tự nhiên.
Về phần địa lí kinh tế xã hội, cà SGK và SGV đã chú trọng đến việc định hướng phương pháp dạy học dựa trên tinh thần đổi mới theo những nét đặc trung của bộ mơn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS. Điểu này thể hiện rất rõ trong việc giảm bớt kênh chữ, tăng kênh hình với hệ thống bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, các bảng số liệu, hình ảnh và nhiều câu hỏi bài tập trong bài và cuối bài.
Như vậy, nhìn chung để giảng dạy phần địa lí kinh tế-xã hội và Phần Địa lí tự nhiên cĩ 2 nhĩm phương pháp dạy học chính cĩ thể đem lại hiệu quả cao: đĩ là nhĩm phương pháp phát huy tính chủ động tích cực của học sinh và nhĩm phương pháp với sự hỗ trợ của các phương tiên và thiết bị dạy học hiện đại.
Nhĩm phương pháp phát huy tính chủ động tích cực của học sinh coi trọng quá trình tự nhận thức, tự khám phá chứ khơng thụ động tiếp nhận kiến thức đã được giáo viên sắp đặt. GV đĩng vai trị chỉ đạo, tổ chức các hoạt động dạy học. Để làm được điều này GV cần suy nghĩ tìm ra phương pháp thích hợp với từng bài cụ thể. GV nên phối hợp các phương pháp khác nhau (thảo luận, hoạt động nhĩm, động não, nghiên cứu tình huống…) để cĩ thể tác động vào việc khai thác năng lực chủ động, tích cực học tập của học sinh.
Nhĩm phương pháp với sự hỗ trợ của các thiết bị và phương tiện hiện đại. Đây cũng là những phương pháp đem lại hiệu quả cao. Các thiết bị và phương tiện dạy học là điều kiện khơng thể thiếu được cho việc triển khai vào các hoạt đơng tích cực, chủ động của học sinh. Các thiết bị dạy học bao gồm Alat, bản đồ giáo khoa treo tường, các sơ đồ, biểu đồ, cùng với các phương tiện hiện đại như máy chiếu đa năng, các băng hình, các đĩa CD ROM,… các thiết bị phương tiện này giúp cho học sinh thực hiện các hoạt động cá nhân hay theo nhĩm để tự khám phá kiến thức.
Ví dụ: Khi dạy chương II-vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái đất bao gồm hai bài 5 &6, người GV cĩ thể yêu cầu HS tìm hiểu lại các kiến thức đã được học trong chương trình Địa lí 6, đồng thời sưu tầm một số hình ảnh, phim về chương này. Từ đĩ, trên cơ sở tim hiểu của học sinh, người GV định hướng kiến thức cho các em trong bài dạy. Bên cạnh đĩ, đưa thêm các phim ảnh mà GV đã sưu tầm trước đĩ để tăng thêm tính trực quan cho bài học.
Ngồi ra, trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, GV nên lưu ý một vài điểm sau đây:
+ Phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của học sinh.
+ Kết hợp giữa làm việc cá nhân (trên lớp, chuẩn bị bài ở nhà) với hoạt động theo cặp, nhằm khuyến khích học sinh động não, tìm tịi, khám phá để bộc lộ nhận thức của mình dù cĩ thể chưa chính xác.
+ Tăng cường phát hiện mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng tự nhiên. Đĩ cũng chính là đảm bảo tính hệ thống trong chương và bài học.
+ Chú ý khai thác cĩ hiệu quả kênh hình, câu hỏi – bài tập trong SGK, Alat cũng như các thiết bị và phương tiện dạy học tiên tiến.
2.6.1.2. Hệ thống kênh hình theo phần, chương
Hệ thống kênh hình trong SGK năm nay là đã được đánh giá là đã tăng đáng kể so với SGK từ các năm trước. Việc áp dụng phương pháp dạy học theo hương tích cực đã thúc đẩy người GV tăng cường sử dụng kênh hình trong giảng dạy. Đặc biệt đối với phần địa lí tự nhiên, những kiến thức mới trừu tượng làm cho HS khĩ cĩ thể liên tưởng khi chưa một lần được nhìn thấy. Vì thế, việc xây dựng hệ thống các tranh ảnh, sơ đồ trong SGK, người GV cũng cần phải sưu tầm các hình ảnh khác giúp cho việc giảng dạy trở nên sinh động, hấp dẫn
Đối với phần Địa lí kinh tế-xã hội, hệ thống các kênh hình lại càng cân thiết, mặc dù các hoạt động kinh tế- xã hội đã trở nên gắn bĩ mật thiết với cuộc sống con người nhưng những khái niệm khĩ hoặc trừu tượng, hay khi diễn tả sự phân bố của đới tương kinh tế-xã hội thì hình ảnh sơ đồ là những vật dụng khơng thể thiếu trong hoạt động giảng dạy.
Ví dụ: Khi dạy chương VIII-Địa lí Cơng nghiệp, để diễn tả sự phân bố của các ngành cơng nghiệp nặng và cơng nghiệp nhẹ, GV sử dụng các hình 32.3,32.4 trang 123, hay hình 32.5 trang 124 và hình 32.9 trang 130. bên cạnh đĩ, việc sử dụng các sơ đồ để diễn tả khái niệm” Hình thức lãnh thổ cơng nghiệp” trong bài 33-Một số hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp là điều hết sức cần thiết, vì đầy là một khái niệm mới trong chương trình SGK Địa lí 10.cĩ như thế việc hình dung và nắm bắt kiến thức của HS mới trở nên cĩ hiệu quả.
Sau khi lên kế hoạch giảng dạy và phương pháp giảng dạy cần thiết, thì nhiệm vụ của người giáo viên là phải tổng hợp hệ thống các kênh hình trong SGK, đồng thời sưu tầm thêm tài liệu bên ngồi. Tại sao lại phải tốn cơng sức để hệ thống các tài liệu này, trong khi chúng ta cĩ thể tìm hiểu chúng căn kẽ hơn qua tung bài học? Bởi vì việc hệ thống lại như thế đã giúp người giáo viên từng bước tiếp cân với chương trình SGK theo quan điểm hệ thống. Điều đáng nĩi là khơng phải mỗi hình ảnh hay sơ đồ chỉ cĩ tác dụng đố với bài học mà nĩ minh
họa, mà đơi khi các bài học thuộc chương khác cũng sử dụng hình ảnh đĩ để minh họa cho nội dung của mình.
Ví dụ: đối với chương IV- một số qui luật của lớp vỏ địa lí. Đây là chương vận dụng kiến thức đã học được ở chương II & III để giải thích hiện tượng và đưa ra quy luật. Như vậy, một số biểu hiện của qui luật địa đới , người GV phải vân dụng kiến thức, sơ đồ ở chương II minh họa cho nguyên nhân của phần này. Đồng thời khi phân tích các biểu hiện, việc sử dụng các hình ảnh hay sơ đồ trực quan của chương III-cấu trúc trái đất, các quyển của lớp vỏ địa lí là điều cần thiết tạo nên tính trực quan, sinh động cho bài học
Như vậy việc xem xét kênh hình theo phần, theo chương là một hoạt động hết sức cần thiết và đáng được quan tâm.
2.6.2.Tính hệ thống theo bài
Để đảm bảo tính hệ thống theo bài sau khi phân tích những nội dung chương trình theo phần, theo chương, người GV cần bắt tay vào việc thiết kế bài dạy đảm bảo tính hệ thống theo hướng tổ chức các hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy cho học sinh. Khi lập kế hoạch bài dạy, GV cần đặt các câu hỏi sau đây:
+ Mục tính bài học là gì?
+ Cần chuẩn bị và thiết kế đồ dùng dạy học gì? Cĩ những bản đồ và biểu đồ, tranh ảnh nào cần thiết cho tiết dạy?
+ Học sinh cần chuẩn bị những gì?
GV cần chuẩn bị thơng tin, tư liệu nào cho HS?
+ Cần thiết kế những hoạt động nào? Tương ứng với mỗi hoạt động cần chuẩn bị phiếu học tập, phiếu giao việc, trị chơi nào cho học sinh?
+ Ở bài học nên chia nhĩm HS như thế nào?
+ Nên bố trí các nhĩm ngồi theo tưng cơng việc ra sao?
Cĩ thể xem kế hoạch bài dạy là bản thiết kế các hoạt động của GV và HS theo trình tự thời gian một tiết trên cơ sở nội dung bài và các phương tiện dạy học nhằm đạt được mục tiêu của bài học.
Từ đĩ, GV cĩ thể lựa chọn các hoạt động cho phù hợp với nội dung của bài, các phương tiện dạy học được sử dụng trong bài và trình bày một cách cĩ hệ thống. GV dự kiến thời gian cho từng hoạt động. Và điều khá quan trọng là qua kết quả bài dạy thì GV cĩ thể đốn trước được các tình huống xảy ra, sử dụng tốt nhất thời gian lên lớp dành cho giờ dạy của mình. Nếu như giáo án truyền thống chỉ tái hiện nội dung SGK thì kế hoạch bài dạy chỉ rõ hoạt động của GV và HS trong quá trình dạy học.
Các bước thiết kế bài dạy: + Xác định mục tiêu
+ Chuẩn bị các thiết bị dạy học
+ Xác định kiến thức, kỹ năng cơ bản và kiến thức trọng tâm của bài học, mối quan hệ giữa các kiến thức.
+ Tạo nhu cầu hứng thú nhận thức cho học sinh. + Xác định hình thức tổ chức dạy học.
+ Xác định phương pháp dạy học.
Đảm bảo tính hệ thống bài học cũng đồng thời phát triển tư duy cho HS thơng qua các hoạt động học tập. Thiết kế các hoạt động cho HS là một hoạt động quan trọng. Vì thế, nếu khơng cĩ các hình thức tổ chức hoạt động dạy học cho HS thì khi lên lớp GV chỉ cĩ cách quay về lối dạy học cũ theo kiểu truyền thụ một chiều, thầy thuyết trình giảng giải, trị ghi chép.
Để thiết kế bài học cĩ hiệu quả, GV nên làm theo trình tự sau:
+ Xác định mục tiêu và nội dung của các hoạt động: các hoạt động của HS trong một bài học thường cĩ 3 chức năng: ơn lại kiến thức cũ để chuẩn bị cĩ kiến thức mới, học nội dung mới, ghi nhớ và lên kế hoạch sắp tới.
+ Dự tính phân chia thời gian cho mỗi hoạt động cĩ ý nghĩa rất lớn. Nĩ tạo điều kiện cho việc lập kế hoạch chi tiết của bài học một cách khoa học, đồng
thời cũng gĩp phần xác định trọng tâm, trọng điểm của bài học, từ đĩ giúp GV thực hiện thành cơng bài dạy trên lớp.
+ Chuẩn bị phiếu học tập, phiếu giao việc cho HS khi cần thiết.
2.6.2.1. Xác định các PPDH trong bài để đảm bảo tính hệ thống.
Song song với việc đổi mới SGK, đổi mới phương pháp dạy học cũng được đặt ra. Vì chỉ cĩ đổi mới căn bản phương pháp dạy và học chúng ta mới tạo được sự đổi mới trong giáo dục.
Đổi mới phương pháp dạy học là kế thừa, phát triển những mặt tích cực của phương pháp dạy học quen thuộc, đồng thời cần học hỏi, vận dụng một số phương pháp mới phù hợp với điều kiện và hồn cảnh hiện tại. Vận dụng nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống trong việc dạy và học bao gồm việc vận dụng các phương pháp dạy học trong một tiết học sao cho HS vừa nắm được kiến thức vừa phát huy được tư duy sáng tạo. Những phương pháp đĩng gĩp to lớn trong việc phát triển tư duy cho học sinh.
Vấn đáp
Vấn đáp (đàm thoại) là phương pháp trong đĩ GV đặt ra các câu hỏi để HS trả lời, hoặc cĩ thể tranh luận với nhau, qua đĩ HS lĩnh hội được nội dung bài học. Nhìn chung, các câu hỏi phát triển tư duy cho HS trong quá trình đàm thoại thường tập trung vào hai yêu cầu: bắt HS so sánh hai sự kiện, hiện tượng địa lí đã biết và giải thích các hiện tượng, sự kiện địa lí mới bằng cách vận dụng các kiến thức đã học. Bên cạnh đĩ, việc kết hợp phương pháp vấn đáp và phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức từ kênh hình cuãng tạo nên hiệu quả bất ngờ trong hoạt động dạy học. Qua kênh hình HS cũng hứng thú hơn với các câu hỏi đặt ra của GV.
Ví dụ: Khi dạy bài 21 GV cho HS quan sát hình núi An pơ (trang 67) và thảm thực vật sườn Tây núi Cap ca (trang 73). Nhận xét các vành đai thực vật phân bố từ thấp lên cao và tại sao cĩ sự phân bố đĩ?
Để trả lời được câu hỏi này, HS phải xác định được vị trí địa lí của hai dãy núi này trên thế giới, nắm được các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành
các vành đai sinh vât. Các yếu tố này HS đã học từ các bài trước đĩ, vì vậy, HS sẽ hệ thống được kiến thức rồi mới đưa ra quy luật địa đới.