Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
147,5 KB
Nội dung
I/ PHẦN MỞ ĐẦU I.1/ Lí do chọn sáng kiến: Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa thể chất, là sự tổng hợp những thành tựu của phát triển xã hội, sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất của con người một cách có chủ đích, nâng cao năng lực thể chất, kéo dài tuổi thọ. Giáo dục thể chất là một hình thức giáo dục chuyên biệt, cùng với các hoạt động khác ( đạo đức, thẩm mĩ…) góp phần giáo dục thế hệ trẻ thực hiện mục tiêu giáo dục trong nhà trường phổ thông. Giáo dục thể chất trong nhà trường còn góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của các mặt trong đời sống xã hội, sự bùng nổ mạnh mẽ trong việc phát triển thể thao phong trào, thể thao đỉnh cao lan rộng khắp trong cộng đồng, trong đó có nhà trường. Các môn thể thao như: bóng chuyền, bóng đá, cầu lông thường xuyên được tổ chức thi đấu trong các cơ quan, trường học. Bên cạnh đó, các môn như cờ vua, cờ tướng, điền kinh, bóng bàn rất ít khi được thi đấu. Trong nhà trường thì lại càng ít hơn và mang tính thời vụ, nhất là môn bóng bàn ở tiểu học. Chính vì vậy, khi đi vào tập luyện môn thể thao này thì nhiều giáo viên đã gặp khó khăn trong việc tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợp để bồi dưỡng cho học sinh, các kĩ năng thì có nhiều nhưng lại không phù hợp với đối tượng học sinh, chưa phù hợp với sự phát triễn năng lực vận động của các em. Cho nên, qua quá trình giảng dạy, bồi dưỡng đội ngũ học sinh năng khiếu môn bóng bàn, tôi đã rút ra những kinh nghiệm quý xin được chia sẽ cùng đồng nghiệp, đó là: Tìm hiểu và ứng dụng một số phương pháp tổ chức bồi dưỡng năng khiếu Bóng bàn tại Trường TH Vĩnh Ninh” I.2/ Điểm mới của sáng kiến: Đây là một sáng kiến mới dựa trên những phương pháp mà những năm công tác tại trường, cùng với sự học hỏi, tham khảo nhiều tài liệu bản thân tôi đúc rút được, nhằm tạo điều kiện cho các đồng nghiệp có thể định hướng những công việc cần làm khi tập luyện môn Bóng bàn cho học sinh tại trường mình. II/ PHẦN NỘI DUNG II.1/ Thực trạng công tác bồi dưỡng năng khiếu Bóng bàn: Trong những năm qua, mặc dù được sự quan tâm đầu tư về tinh thần, cơ sở vật chất của nhà trường, sự ủng hộ của phụ huynh học sinh, nhưng chất lượng học sinh năng khiếu môn Bóng bàn vẫn chỉ dừng lại ở mức độ nhất định. Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. II.1.1/ Nguyên nhân chủ quan: Do co những khó khăn nhất định nên việc đầu tư cơ sở vật chất chưa đầy đủ: Thiếu bàn tập, dụng cụ tập luyện đã hỏng chưa thay thế kịp thời. Việc mua sắm dụng cụ chưa kịp thời, gần đến thời gian thi đấu mới chuẩn bị để tập. Việc bố trí thời gian tập luyện còn nhiều bất cập, chủ yếu là thứ 7, chủ nhật, nên các em tập trước quên sau. Thời gian tập luyện chưa đều do còn học các môn văn hóa. 1 Sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với công tác thể dục thể thao chưa đúng mực, nhiều lúc không cho con em tập luyện sợ xảy ra tai nạn, mệt mỏi ảnh hưởng đến việc học hành của các em Sự quan tâm của nhà trường cũng như các tổ chức trong nhà trường đôi lúc còn chưa sâu sát, quan tâm đến các môn văn hóa nhiều hơn. Chưa có giáo viên chuyên biệt hoặc có nhưng hợp đồng nên chưa yên tâm giảng dạy. II.1.2/ Nguyên nhân khách quan: Do đặc điểm về mặt cơ thể: - Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xương tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập, Vì thế mà trong các hoạt động của các em thầy cô cần phải chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt động đảm bảo an toàn. - Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa, Vì vậy mà nên đưa các em vào các hoạt động vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn trong tập luyện. - Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng. Dựa vào cơ sở sinh lý này mà khi giảng dạy kĩ thuật nên cuốn hút các em với các câu hỏi nhằm phát triển tư duy của các em. - Hình thể: Chiều cao mỗi năm tăng thêm 4 cm; trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng 2kg. Tuy nhiên, con số này chỉ là trung bình, chiều cao của trẻ có thể xê dịch khoảng 4-5 cm, cân nặng có thể xê dịch từ 1-2 kg. Vì vậy, trong khi tổ chức tập luyện kĩ thuật phải đảm bảo trang phục phải phù hợp, thoải mái, tránh gò bó, gây khó khăn khi học động tác, ảnh hưởng quá trình hình thành kĩ năng kĩ xảo. - Tuần hoàn: Tim đập nhanh khoảng 85 - 90 lần/ phút, mạch máu tương đối mở rộng, áp huyết động mạch thấp, hệ tuần hoàn chưa hoàn chỉnh. Do ý chí và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học: Ở đầu tuổi tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của người lớn (học để được bố cho đi ăn kem, học để được cô giáo khen, ) Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi ở các em còn yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn. Đến cuối tuổi tiểu học các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chưa thể trở thành nét tính cách của các em. Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hứng thú nhất thời. Chính vì những yếu tố trên nên khi thực hiện áp dụng các bài tập thể chất, giáo viên cần chú ý đến lượng vận động, tần số động tác, số lần thực hiện sao cho bài tập không quá nặng, quá nhẹ để hình thành kĩ năng kỉ xảo vận động, tiến tới hình thành định hình động lực cho học sinh. II.2/ Các giải pháp và phương pháp nâng cao chất lượng công tác tập luyện: II.2.1/ Các giải pháp: Để chuẩn bị tốt cho công tác tập luyện, ngay khi thực hiện người giáo viên cần lên kế hoạch cụ thể, trình bày, tham mưu với nhà trường và các tổ chức đoàn thể, phụ 2 huynh học sinh, chuẩn bị tất cả các điều kiện về sân bải, dụng cụ tập luyện và những yếu tố này phải được nhất trí hoàn toàn. II.2.2/ Các phương pháp được áp dụng để nâng cao chất lượng trong quá trình tập luyện: Để thực hiện hiệu quả các giải pháp và kĩ thuật bài tập cũng như phương pháp tổ chức tập luyện trong quá trình tập luyện, tôi đã áp dụng những phương pháp sau: Phương pháp quan sát sư phạm: Để tuyển chọn được những học sinh có năng khiếu thì trong thời gian giảng dạy người giáo viên cần có những kỉ năng nghề nghiệp, phải nhìn thấy được học sinh nào có tố chất thể thao, ghi chép lại sự tiến bộ của các em để phân tích, tìm hiểu những học sinh có năng khiếu, đa số những em nhanh nhẹn sẽ là đối tượng mà các thầy cô giáo cho môn bóng bàn. Phương pháp thống kê: Trong những học sinh được chọn ấy cần phải chọn lại 5- 6 em (cả nam và nữ) thực sự tốt để tập luyện chuyên sâu, vì thế trong quá trình tập giáo viên cần kiểm tra quá trình tập luyện của học sinh( kiểm tra việc thực hiện kĩ năng), ghi chép các số liệu, tính toán để biết được em nào tiến bộ và mức độ tiến bộ của các em. Từ đó chọn ra những học sinh năng khiếu và tập nâng cao. Phương pháp giảng giải kết hợp làm mẩu động tác: Sử dụng khi giảng dạy kĩ thuật mới cho học sinh và những lúc học sinh chưa nắm rõ những yếu lĩnh kĩ thuật. Phương pháp tổ chức tập luyện: Sử dụng phương pháp tập cá nhân, tập theo nhóm đôi, tập theo phân nhóm quay vòng, phương pháp lặp lại. Các hình thức tập luyện này cần được vận dụng linh hoạt mới đem lại hiệu quả. Các kĩ thuật được sử dụng để tập luyện cho học sinh: 1/ Cách cầm vợt: - Cầm vợt dọc. - Cầm vợt ngang. 2/ Kỹ thuật tấn công a. Kỹ thuật tấn công thuận tay. - Líp bóng thuận tay. - Vụt nhanh thuận tay ( hay còn gọi đẩy phải thuận tay ) - Giật bóng thuận tay. - Bạt bóng thuận tay. - Đập bóng bổng thuận tay. b. Kỹ thuật tấn công trái tay. - Líp bóng trái tay. - Vụt nhanh trái tay ( hay còn gọi là chặn đẩy trái tay ) - Giật bóng trái tay. - Đột kích trái tay. 3/ Kỹ thuật phòng thủ. - Cắt bóng thuận tay ( bên phải ) 3 - Cắt bóng trái tay ( bên trái ) - Chặn bóng thuận tay ( bên phải ) - Chặn bóng trái tay ( bên trái ) - Gò bóng thuận tay ( bên phải ) - Gò bóng trái tay ( bên trái ) - Thả bóng bổng thuận tay ( bên phải ) - Thả bóng bổng trái tay ( bên trái ) 4/ Kỹ thuật giao bóng và đỡ giao bóng. - Thuận tay ( bên phải ) và trái tay ( bên trái ) đều có những kỹ thuật giao bóng sau : - Giao bóng xoáy lên. - Giao bóng xoáy xuống. - Giao bóng xoáy ngang lên sang bên phải hoặc bên trái. - Giao bóng xoáy ngang xuống bên phải hoặc bên trái. Trên cơ sở của các loại giao bóng đó người ta vận dụng thành các kiểu giao bóng khác nhau như tung cao, giao bóng kiểu mổ, 5/ Kỹ thuật di chuyển. Di chuyển bước chân đánh bóng có vai trò rất quan trọng trong tập luyện và thi đấu bóng bàn; Di chuyển bước chân tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng kỹ, chiến thuật hợp lý, tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả của kỹ, chiến thuật. Di chuyển bước chân có 4 loại : - Di chuyển bước đơn. - Di chuyển đổi bước. - Di chuyển nhảy bước. - Di chuyển bước chéo. * Khi tập luyện các kĩ thuật trên, học sinh thường mắc phải những sai lầm: - Bóng bàn là môn thể thao dễ dàng để chơi nhưng phức tạp khi đòi hỏi sự tập trung, sức khỏe và kỹ năng, đặc biệt là sự phối hợp - Nắm chặt vợt bóng bàn là một sai lầm phổ biến nhất khi mới bắt đầu tập . Việc cầm mái chèo đúng cho phép người tập chơi tốt hơn, sử dụng cổ tay linh hoạt để đánh bóng. - Sai lầm là những em luôn tìm cách quyết định ai là người thắng trong một trận bóng bàn do đó quá nóng vội trong việc đánh bóng với đối thủ thay vì thế hãy hướng dẫn các em thư giãn và đánh nó thoải mái. Sai lầm trong giai đoạn chuẩn bị đánh bóng bàn: - Vị trí đứng chưa thích hợp xa hoặc gần quá - Góc độ thân người so với chưa hợp lý - Điểm chuẩn bị của vợt cao bàn đánh bóng bàn hoặc thấp quá so với mặt bàn - Góc độ mặt vợt chưa hợp lý - Điểm đặc trọng tâm cơ thể chưa đúng - Tư thế thân người chưa hợp lý Sai lầm đánh bóng bàn trong giai đoạn đánh bóng: - Thời điểm đánh bóng chưa thích hợp - Cự ly đánh bóng chưa hợp lý - Phương hương và biên độ khi dùng lực đánh bóng không hợp lý 4 - Góc độ mặt vợt, điểm tiếp xúc bóng không hợp lý động tác tay, chân, thân di chuyển chưa đúng có bộ phận ảnh hưởng đến sự phối hợp. Sai lầm trong đánh bóng bàn trong giai đoạn kết thúc: - Vị trí kết thúc của vợt chưa đúng - Vị trí trọng tâm cơ thể sai - Tư thế so với bàn chưa hợp lý * Từ những nguyên nhân sai lầm. Trên cơ sở lý luận và tham khảo sách giáo khoa chuyên môn, quá trình dạy học và ý kiến của đồng nghiệp. Tôi đã đưa ra các biện pháp khắc phục như sau: - Nên tìm một chuyên gia bóng bàn học những kĩ năng cơ bản nhất về môn này( thầy cô giáo chuyên sâu, vận động viên…). Đồng thời nắm vững nguyên tắc của môn bóng bàn - Trên thực tế mỗi một sai lầm khi thực hiện kỹ thuật của người chơi thì tương ứng sẽ có một phương pháp sửa chữa đặc hiệu. Tuy vậy cũng có một số phương pháp cơ bản để sửa chữa kỹ thuật là: Bước 1: Phân tích lại kỹ thuật đặc biệt của người chơi Bước 2: Cho tập động tác lăng tay ngoài bàn không bóng Bước 3: Tập bóng cho từng quả, đặc biệt từ chỗ sai của kỹ thuật để thực hiện (tập đánh bóng tại chỗ) Bước 4: Tập đánh bóng trên một đường cơ bản sau đó mới phối hợp giữa đường và điểm trong quá trình thực hiện cần nghiêm túc, không nóng vội, nhờ người có kỹ thuật giám sát chặt chẽ từng bước và sửa chữa ngay những sai sót cả cũ lẫn mới của người chơi. Qua quá trình tập luyện tôi nhận thấy có một số kĩ thuật các em chưa thể hoàn thiện được kĩ năng của mình, thực hiện chưa thành thạo, còn nhiều sai sót, cho nên tôi đã lựa chọn một số kĩ thuật đơn giản phù hợp với các em như sau: Các kĩ thuật cơ bản được lựa chọn: 1/ Cầm vợt bóng bàn kiểu ngang: Với kiểu cầm vợt này rất phù hợp với kiểu đánh công bóng 2 mặt cũng như cắt bóng, líp bóng vòng cung của trái tay và bao gồm phạm vi quán xuyến lớn. 2/Líp công thuận tay: -Đặc điểm: Vị trí đứng hơi xa bàn, động tác nhỏ, tốc độ nhanh, đường bóng linh hoạt, có kèm theo xoáy lên. Chủ động phát lực đánh bóng, có thể tạo ra cơ hội đập vụt. Đây là kỹ thuật mang tính tấn công có hiệu quả nhất để đối phó với bóng xoáy xuống (đặc biệt là đối phó với cắt bóng). Đây cũng là kỹ thuật mà vận động viên loại hình tấn công gần bàn cần phải nắm vững. - Thực hiện kỹ thuật động tác: Đứng ở khu vực giữa hoặc hơi lệch trái bàn, thân người cách bàn 50-60cm, chân trái hơi đứng ra trước, trọng tâm cơ thể rơi vào chân phải. Hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người hơi xoay sang phải. Tay phải co tự nhiên, cẳng tay đưa ra sau và hơi chìm đưa vợt xuống phía dưới ra sau bên phải cơ thể, đồng thời cẳng tay xoay ngoài làm cho mặt vợt hơi ngửa ra sau. Sau khi bóng đối phương đánh sang bật lên khỏi mặt bàn đến vị trí cao, với sự kéo theo của cánh tay, lấy cẳng tay làm chính vung vợt lên trên ra trước sang trái đón bóng, cùng lúc với xoay thân sang 5 trái. Ở thời điểm bóng từ trên cao rơi xuống dùng mặt vợt ngửa sau đón đánh vào phần giữa dưới của bóng (nếu bóng đến có cường độ xoáy xuống nhỏ, có thể đánh vào phần giữa bóng). Trong giây lát vợt đánh vào bóng, lấy cẳng tay phát lực là chính theo hướng ra trước lên trên và sang trái ma sát đánh vào bóng làm cho bóng xoáy lên. Sau khi đánh bóng, tay cầm vợt theo đà lên trên ra trước và sang trái, sau đó nhanh chóng trỏ về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái… 3/ Kỹ thuật cắt bóng thuận tay: Cắt bóng thuận tay là kỹ thuật thường dùng chủ yếu của vận động viên cắt bóng. - Đặc điểm: Động tác tương đối nhỏ, điểm đánh bóng tương đối cao, nhịp độ đánh bóng và tốc độ của bóng tương đối nhanh và có kèm theo xoáy xuống. Đường bóng và điểm rơi biến hóa nhiều, có thể rút ngắn thời gian chuẩn bị đánh bóng của đối phương đồng thời làm cho đối phương phải di chuyển phải, trái để đánh bóng nên có thể tạo được cơ hội tấn công hoặc trực tiếp giành điểm. - Thực hiện kỹ thuật động tác: Vị trí đứng tùy thuộc vào vị trí của bóng đến mà xác định, nói chung cách bàn khoảng 1m. Chân trái đứng hơi ra trước, trọng tâm cơ thể rơi vào chân phải, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người hơi xoay sang phải. Cánh tay phải co tự nhiên, cẳng tay hơi nâng lên phía trên bên phải đồng thời xoay ngoài, đưa vợt lên phía trên bên phải thân người làm cho mặt vợt hơi ngửa sau. Khi bóng đến bật lên khỏi mặt bàn và đang ở cuối thời kỳ đi lên thì thân người xoay sang bên trái, cẳng tay và cổ tay vung vợt về phía trước xuống dưới bên trái. Khi bóng ở thời kỳ điểm cao hoặc trước khi đi xuống thì vợt đánh vào phần giữa lệch dưới của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bằng cẳng tay và cổ tay với sự kéo theo của cánh tay sẽ dùng lực nhịp nhàng làm cho mặt vợt ma sát vào bóng theo hướng ra trước, xuống dưới sang trái. Sau khi đánh bóng tay vung vợt theo đà xuống dưới phía trước sang trái, đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái. 4/ Kỹ thuật cắt bóng trái tay Đây là kỹ thuật thường dùng của vận động viên bóng bàn khi vận dụng kết hợp tấn công và cắt bóng. Kỹ thuật cắt bóng này cũng giống với kỹ thuật cắt bóng thuận tay và cũng có thể chia ra thành: cắt bóng gần, cắt bóng xa, cắt bóng đuổi thân, cắt bóng đột kích, cắt bóng giật vồng xoáy mạnh, cắt bóng giật vồng giật xung. Đặc điểm động tác của các loại kỹ thuật này cơ bản cũng giống với các kỹ thuật cắt bóng thuận tay. Điểm khác biệt là ở chỗ phương hướng thực hiện ngược nhau giữa phải và trái. Ngoài ra điểm cắt bóng của vợt ngang trái tay hơi gần thân hơn so với cắt bóng thuận tay. Đồng thời phát lực của cẳng tay và cổ tay tập trung hơn. 5/ Kỹ thuật động tác chặn bóng trái tay (Kỹ thuật chặn đẩy): Đứng ở khoảng giữa hoặc lệch trái bàn bóng, thân người cách bàn khoảng 40-50cm. Hai chân mở sang 2 bên rộng hơn vai, chân trái hơi ra trước hoặc hai chân đứng ngang bằng, hai đầu gối hơi khụy, hóp bụng và ngực, thân trên hơi quay sang phải, tay phải co tự nhiên cầm vợt ở phía bên phải thân người, đồng thời cẳng tay xoay trong làm cho mặt vợt gần như vuông góc với mặt đất. 6 Khi bóng đến bật lên khỏi mặt bàn, cẳng tay nhanh chóng đưa vợt ra trước bóng. Ở thời điểm bóng bật lên, dùng mặt vợt vuông góc với mặt bàn đẩy vào phần giữa của bóng, chỉ dụng sức nhẹ nhang của cẳng tay và cổ tay, chủ yếu dựa vào sức bật trở lại của bóng để chặn bóng trả lại đối phương. Sau khi chặn bóng, tay vung vợt ra trước theo đà đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị trước khi đánh bóng. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác đánh bóng, trọng tâm cơ thể dồn lên hai chân. 6/ Kỹ thuật giao bóng a. Giao bóng xoáy lên thuận tay và trái tay Khi giao bóng vợt đưa từ sau ra trước và lên trên. Bên trái tay chủ yếu là động tác duỗi cẳng tay, kết hợp với miết cổ tay. Bên thuận tay chủ yếu là động tác gấp cẳng tay kết hợp với cẳng tay. Điểm tiếp xúc với bóng chỉ là phần giữa trên của bóng. Đánh bóng khi bóng ở độ cao ngang phần lưới. Khi giao bóng cần chú ý đến điểm nảy ở trên bàn đối phương. Do bóng có sức xoáy lớn, nhanh cho nên điểm rơi của bóng càng cuối bàn càng có tác dụng. Muốn vậy phải căn cứ lực tác dụng và điểm nảy đầu tiên bàn bên mình để điều chỉnh. b. Giao bóng xoáy xuống thuận tay và trái tay: Khi giao bóng vợt đưa từ sau ra trước, từ trên xuống dưới. Động tác chủ yếu của thuận tay và trái tay là duỗi cẳng tay và cổ tay. Vợt tiếp xúc bóng ở giữa dưới hoặc thấp hơn một tí khi bóng ở độ cao ngang lưới hoặc thấp hơn. Thường thường loại giao bóng này có đặc điểm là xoáy mạnh hoặc xoáy ít kết hợp với điểm rơi. 7/ Phương pháp đỡ giao bóng Phương pháp cơ bản của đỡ giao bóng gồm có: a. Đỡ giao bóng nhanh thuận tay và trái tay Vì tốc độ bóng đánh sang nhanh, đường vòng cung thấp, điểm rơi xa, xung lực (lực lao) lớn lại có thêm độ xoáy lên nên bóng đi nhanh, góc độ lớn ở bên trái thường không kịp né thân đánh trả. Vì vậy nên thường dùng đẩy chặn trái tay hoặc đánh trả giật nhanh hoặc công nhanh thuận tay. Khi dùng cắt bóng đánh trả nên lùi ra sau một chút, đợi cho tốc độ bóng đánh sang chậm lại một chút sẽ đánh trả sẽ tương đối chắc chắn hơn. b.Đỡ giao bóng xoáy xuống nhanh Do bóng đánh sang có tốc độ nhanh, điểm rơi xa lại xoáy xuống, khi đánh trả rất dễ chúc lưới, vì vậy khi đẩy hoặc công bóng đánh trả nên làm cho mặt vợt hơi ngửa ra sau, đồng thời tăng thêm lực lên trên thích đáng. Khi đánh trả bằng gò bóng, cắt bóng nếu tốc độ bóng đánh sang nhanh nhưng cường độ xoáy xuống không lớn thì góc độ mặt vợt không nên quá ngửa sau và điểm tiếp xúc với bóng khi đánh trả nên vào phần giữa bóng đồng thời tăng thêm sức ma sát bóng xuống dưới. c. Đỡ giao bóng xoáy xuống "xoáy và không xoáy” Trước hết cần phán đoán chuẩn xác độ xoáy của bóng đánh sang. - Đối với bóng xoáy xuống có thêm độ xoáy thì có thể dùng gò bóng để đỡ trả bóng, đồng thời mặt vợt phải ngửa ra sau và dùng sức ra trước nhiều hơn một chút để "xúc” bóng lên. Nếu dùng giật hoặc líp bóng để đánh trả thì cần tăng sức mạnh kéo nâng lên trên. - Đối với bóng xoáy xuống "không xoáy” có thể dùng đẩy chặn hoặc công bóng để đánh trả. Nhưng do phần lớn bóng loại này thường có kèm theo xoáy xuống nhẹ, vì vậy khi đánh trả thì góc độ 7 mặt vợt có thể hơi ngửa ra sau (hoặc không nên nghiêng ra trước nhiều) đồng thời tăng thêmlực hướng lên trên thích đáng. d. Đỡ giao bóng ngắn Do loại giao bóng này bóng sang bàn mình gần lưới, đồng thời thường được dùng kết hợp với giao bóng nhanh, vì vậy luôn phải chú ý đến điểm rơi của bóng đến. Khi phát hiện bóng đến là bóng ngắn cần phải nhanh chóng di chuyển lên phía trước đến được vị trí đánh bóng thích hợp, sau đó căn cứ vào phương hướng và mức độ xoáy của bóng đến và sở trường kỹ thuật của bản thân để sử dụng gò, đẩy, công, líp bóng cho phù hợp. Vì phần lớn bóng loại này đều ở trong bàn nên khi đánh trả thì vợt thường bị trở ngại của mặt bàn, làm cho biên độ động tác không thể lớn nên cần phải vận dụng đầy đủ sức mạnh của cẳng tay và cổ tay đồng thời cần phải dựa vào tính năng xoáy của bóng đến để điều chỉnh góc độ mặt vợt và phương hướng dùng sức cho phù hợp. Sau khi đánh bóng cần nhanh chóng trở về vị trí đứng bình thường chuẩn bị đón đánh bóng lần sau. e. Đỡ giao bóng xoáy lên (xoáy xuống) bên trái thuận tay Do loại giao bóng này thường có thủ pháp tay giống nhau nhưng độ xoáy lại có sự khác biệt giữa xoáy nghiêng lên và xoáy nghiêng xuống. Do vậy trước khi đánh trả cần phải đặc biệt chú ý đến phương hướng xoáy của bóng đến. Đỡ giao bóng xoáy nghiêng lên thường sử dụng đẩy bóng, công bóng để đánh trả. Khi đỡ bóng mặt vợt cần hơi nghiêng trước, đồng thời hơi nghiêng lệch sang trái một cách thỏa đáng, cần tăng thêm lực hướng xuống phía dưới và phía trước để phòng ngừa khi vợt tiếp xúc với bóng sẽ bật ngược sang phía bên phải. Nếu dùng gò bóng hoặc cắt bóng để đỡ bóng thì mặt vợt không nên ngửa ra sau quá nhiều, đồng thời hơi nghiêng lệch sang trái thỏa đáng, ngoài ra còn phải tăng lớn lực ma sát vào bóng theo hướng xuống phía dưới. Khi dùng líp bóng để đánh trả cần tăng lớn góc độ nghiêng trước của mặt vợt, đồng thời giảm tối đa sức mạnh nâng kéo lên trên, tăng thêm lực kéo ra trước. Đỡ bóng xoáy nghiêng xuống dưới bên trái nên dùng gò, cắt để đánh trả. Khi đỡ bóng cần hơi ngửa ra sau, đồng thời hơi nghiêng lệch sang trái, tăng thêm lực hướng ra trước, ngăn ngừa bóng đến bật trở lại ra phía dưới bên trái. Nếu dùng đẩy bóng, công bóng để đỡ thì mặt vợt cần hơi ngửa ra sau, đồng thời hơi nghiêng lệch về bên trái, tăng tối đa sức mạnh ma sát bóng lên trên. Khi dùng líp bóng để đỡ trả thì mặt vợt không nên quá nghiêng về trước, đồng thời tăng thêm sức mạnh nâng kéo lên trên. f. Đỡ giao bóng xoáy lên (xoáy xuống) bên phải trái tay Phương pháp đỡ giao bóng xoáy lên (xoáy xuống) bên phải trái tay về cơ bản giống với đỡ giao bóng xoáy lên (xoáy xuống) bên trái thuận tay, chỉ khác là khi đánh vào bóng vợt cần phải nghiêng lệch sang bên phải thỏa đáng để triệt tiêu sức mạnh bắn sang bên trái của bóng đến. Trên đây là các phương pháp đỡ các loại giao bóng nói chung. Người tập khi đã thành thạo được các phương pháp nói trên sẽ làm cho kỹ thuật cơ bản của mình được nâng cao. Dựa vào sở trường kỹ thuật của mình và đòi hỏi kỹ - chiến thuật trong thi đấu có thể vận dụng các phương pháp khác nhau để chủ động đánh trả các loại giao bóng của đối phương. 8/ Kỹ thuật gò nhanh trái tay: - Đặc điểm: Động tác nhỏ, nhịp độ và tốc độ đánh bóng tương đối nhanh, đường vòng cung thấp và có kèm theo xoáy xuống. Do đó có thể rút ngắn thời gian chuẩn bị đánh 8 bóng của đối phương, có thể kết hợp với gò bóng chậm, có thể thay đổi nhịp độ gò bóng để tạo điều kiện tấn công đập vụt. - Thực hiện kỹ thuật động tác: Đứng ở vị trí hơi lệch trái bàn, thân người cách bàn khoảng 40cm, chân phải hơi lên trước, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người cúi ra trước và hơi xoay sang trái, tay phải co tự nhiên, cẳng tay hơi xoay trong, đưa vợt lên phía trên trước bên trái cơ thể làm cho mặt vợt hơi ngửa sau. Sau khi bóng đến bật lên hỏi mặt bàn, cẳng tay và cổ tay vung vợt xuống phía dưới trước sang phải để đón bóng. Ở thời điểm bóng đi lên thì đánh vào phần giữa dưới của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng, cẳng tay và cổ tay dùng lực một cách thỏa đáng làm cho vợt ma sát vào bóng theo hướng xuống dưới ra trước sang phải. Cần chú ý lợi dụng lực bật lên của bóng đến. Sau khi đánh bóng tay vung vợt theo đà xuống phía dưới trước bên phải đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân trái sang chân phải. 9/ Kỹ thuật gò bóng nhanh thuận tay - Đặc điểm: Động tác nhỏ, nhịp độ và tốc độ đánh bóng tương đối nhanh, đường vòng cung thấp và có kèm theo xoáy xuống. Do đó có thể rút ngắn thời gian chuẩn bị đánh bóng của đối phương, có thể kết hợp với gò bóng chậm, có thể thay đổi nhịp độ gò bóng để tạo điều kiện tấn công đập vụt. - Thực hiện kỹ thuật động tác: Đứng lệch sang bên trái, thân người cách bàn khoảng 40cm, chân trái ra trước, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người hơi xoay sang phải, cẳng tay hơi xoay ngoài, đưa vợt lên phía trên trước bên phải cơ thể làm cho mặt vợt hơi ngửa sau. Sau khi bóng đến bật lên hỏi mặt bàn, cẳng tay và cổ tay vung vợt ra phía dưới, trước để đón bóng. Khi bóng còn ở thời điểm đi lên thì dùng mặt vợt ngửa sau đánh vào phần giữa và dưới của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng, cẳng tay và cổ tay dùng sức thỏa đáng làm cho vợt ma sát vào bóng theo hướng ra trước, xuống dưới sang trái. Chú ý lợi dụng sức bật lên của bóng đến. Sau khi đánh bóng tay vung vợt theo đà về phía dưới trước sang trái, đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái. 10/ Kỹ thuật di chuyển: a.Bước đơn - Đặc điểm: Động tác nhanh và đơn giản, phạm vi di chuyển nhỏ, quá trình di chuyển bước trọng tâm cơ thể luôn vững vàng thích hợp với việc sử dụng trong khi bóng đến có cự ly gần với cơ thể. - Thực hiện kỹ thuật động tác: Dùng một chân làm chân trụ, chân còn lại dựa vào đường bóng và điểm rơi của bóng đến để di chuyển bước ra trước, ra sau, sang trái hoặc sang phải. b.Bước vượt - Đặc điểm: Tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi di chuyển lớn hơn bước đơn. Có thể sử dụng khi bóng đến cách thân hơi xa. Vì bước di chuyển thứ nhất có biên độ lớn làm cho trọng tâm cơ thể hạ thấp nên không dễ sử dụng liên tục. 9 - Thực hiện kỹ thuật động tác: Dùng chân khác hướng với hướng bóng đến đạp đất, chân cùng hướng bước một bước dài về hướng bóng đến, trọng tâm cơ thể di chuyển theo chân này, còn chân kia nhanh chóng bước theo một bước. Nếu điểm rơi của bóng đến cách thân tương đối xa hoặc tương đối gần thì phương hướng di chuyển bước có thể lệch sau hoặc lệch trước. c.Bước đôi - Đặc điểm: Biên độ di chuyển lớn hơn bước đơn và nhỏ hơn bước nhảy. Khi di chuyển không có động tác trên không, có lợi cho việc giữ trọng tâm cơ thể ổn định, thích hợp sử dụng cho cách đánh cắt bóng, cách đánh tấn công nhanh và giật vồng. Khi công cắt bóng sẽ di chuyển trong phạm vi nhỏ cũng thường sử dụng bước đôi. - Thực hiện kỹ thuật động tác: Phương pháp di chuyển cơ bản giống với bước nhảy, chỉ khác nhau ở chỗ không nhảy lên trên không. Khi di chuyển, trước tiên chân khác với hướng bóng đến bước sang ngang lần chân cùng hướng bóng đến, sau đó chân cùng hướng bóng đến lại tiếp tục bước sang bên hướng bóng đến. d.Bước chéo - Đặc điểm: Bước chéo là một phương pháp di chuyển bước có biên độ di động lớn nhất, chủ yếu dùng để đối phó với bóng đến có khoảng cách quá xa với cơ thể, cách đánh tấn công nhanh hoặc giật vồng. Khi né người tấn công sau đó tạt bóng thuận tay khoảng trống, hoặc khi líp cắt bóng trong lúc di động thường sử dụng bước chéo để đỡ bóng ngắn hoặc đỡ cắt đột kích. -Thực hiện kỹ thuật động tác: Trước hết dùng chân gần với hướng bóng đến làm thành chân chống đất, bước nhanh chân xa bóng lên trước qua chân chống đất sang phía bóng đến 1 bước lớn, sau đó chân chống đất tiếp tục di chuyển một bước sang ngang theo hướng bóng đến. II.3/ Kết quả đạt được: Sau các năm giảng dạy Bóng bàn cho học sinh khối lớp 4 - 5, với niềm hứng thú và quan điểm luôn học hỏi tìm tòi tôi đã có kết quả rất khả quan: HS rất hứng thú với việc tập luyện, đa số là các em đều thực hiện tốt yêu cầu đặt ra, phát hiện được nhiều em yêu thích và có năng khiếu. Trong những năm qua trường Tiểu học Vĩnh Ninh đã tuyển chọn các học sinh có năng khiếu tham dự Hội khỏe Phù đổng cấp huyện, giải các môn thể thao mở rộng và đã đạt thành tích như sau: Năm Huy chương Ghi chú 2011 -2012 1 HC bạc, 1HC đồng 2012 -2013 1HC vàng,1 HC bạc 2013- 2014 1 HC vàng,1 HC bạc, 1 HC đồng, 1 HC bạc tỉnh Năm học 2014 – 2015, mặc dù Phòng GD & ĐT không tổ chức thi đấu môn Bóng bàn, nhưng theo kế hoạch HKPĐ cấp trường vẫn tổ chức thi đấu và đạt kết quả tốt. Những kết quả trên đã góp phần vào thành tích chung toàn đoàn của trường trong các hội thi về thể dục thể thao của Phòng GD & ĐT: 10 [...]... bóng bàn kiểu ngang 6/ Kỹ thuật giao bóng 2/Líp công thuận tay 7/ Phương pháp đỡ giao bóng 3/ Kỹ thuật cắt bóng thuận tay 8/ Kỹ thuật gò nhanh trái tay 4/ Kỹ thuật cắt bóng trái tay 9/ Kỹ thuật gò bóng nhanh thuận tay 5/ Kỹ thuật chặn bóng trái tay (Kỹ thuật 10/ Kỹ thuật di chuyển chặn đẩy) - Đây là các kĩ thuật mà các em dể tiếp thu và tập luyện nhanh tiến bộ, được sữ dụng nhiều trong quá trình tập III.2/... môn Bóng bàn ở trường tiểu học Vĩnh Ninh, mở ra hướng đi căn bản cho công tác tập luyện môn th thao này ở các trường trên địa bàn, cũng như công tác xã hội hóa th dục th thao - Với trình độ tiếp thu tập luyện, điều kiện khách quan về th chất của học sinh tiểu học th những kĩ thuật này là vừa sức với các em Những kĩ thuật được sử dụng hiệu quả đó là: 1/ Cách cầm vợt bóng bàn kiểu ngang 6/ Kỹ thuật... Nội dung Giải ĐK và các môn TT mở rộng HKPĐ Huyện Giải các môn TT mở rộng HKPĐ Huyện Giải toàn đoàn Nhì Ba Ba Ba Ghi chú III/ PHẦN KẾT LUẬN III.1/ Ý nghĩ của sáng kiến: Qua th i gian tìm hiểu th c trạng và đề xuất những giải pháp, áp dụng những phương pháp tập luyện, sử dụng các bài tập kĩ thuật, bản th n tôi nhận th y: - Việc áp dụng các phương pháp, kĩ thuật bài tập cũng như hình th c tập luyện phù... xuất một số ý kiến kiến nghị sau: - Nhà trường cần đầu tư mua sắm dụng cụ đảm bảo tiêu chuẩn, kịp th i để công tác tập luyện không bị gián đoạn - Tuyên truyền với các bậc phụ huynh và học sinh tác dụng và lợi ích của tập luyện Bóng bàn nói riêng và các môn th thao khác nói chung, từ đó nhờ sự giúp sức của phụ huynh trên một số mặt của công tác tập luyện - Các giáo viên, huấn luyện viên cần phải hoàn thiện... huấn luyện viên cần phải hoàn thiện kĩ thuật để khi tập luyện không xảy ra sai sót về kĩ thuật động tác - Th ờng xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu học hỏi, tổ chức các cuộc thi năng khiếu để các em bộc lộ những kĩ năng học được của mình, từ đó có cơ hội học tập nâng cao hơn nữa kĩ thuật - Cần duy trì th ờng xuyên các hoạt động tập luyện trong cả năm học để kĩ năng học tập của các em không bị giảm... tôi, mong rằng qua sáng kiến này nhận được sự đóng góp ý kiến của cấp trên, của các đồng nghiệp để sáng kiến này hoàn thiện, được áp dụng rộng rãi hơn Vĩnh Ninh, ngày 13 th ng 5 năm 2015 Người viết Đặng Văn Nam XẾP LOẠI CỦA HĐTĐ TRƯỜNG TH VĨNH NINH XẾP LOẠI CỦA HĐTĐ PHÒNG GD & ĐT QUẢNG NINH 12 . phương đánh sang bật lên khỏi mặt bàn đến vị trí cao, với sự kéo theo của cánh tay, lấy cẳng tay làm chính vung vợt lên trên ra trước sang trái đón bóng, cùng lúc với xoay thân sang 5 trái lên trên và sang trái ma sát đánh vào bóng làm cho bóng xoáy lên. Sau khi đánh bóng, tay cầm vợt theo đà lên trên ra trước và sang trái, sau đó nhanh chóng trỏ về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong. theo hướng ra trước, xuống dưới sang trái. Sau khi đánh bóng tay vung vợt theo đà xuống dưới phía trước sang trái, đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện