Giải pháp tăng cường huy động vốn của công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Trang 1Chương 1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CTCP
TRÊN TTCK VIỆT NAM
11
1.1 CTCP và hoạt động huy động vốn của CTCP 11
1.2.2.1 Phát hành chứng khoán riêng lẻ 211.2.2.2 Phát hành chứng khoán rộng rãi ra công chúng 22
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng cường huy động
vốn của CTCP trên TTCK
25
1.2.5.2 Chi phí phát hành chứng khoán 261.2.5.3 Thời gian sử dụng vốn huy động 26
Trang 2Mục Nội dung Trang1.2.5.7 Tính chủ động trong sản xuất kinh doanh 281.2.5.8 Chi phí giao dịch trên TTCK ảnh hưởng tới QĐ
của các nhà đầu tư khi mua CK của CTCP
29
1.2.5.10.1 Rủi ro của CTCP khi phát hành CK. 31
1.2.5.10.2 Chứng khoán của CTCP xem xét theo lý thuyết
Lượng cầu tài sản
31
Chương 2 Thực trạng huy động vốn của CTCP
trên TTCK Việt nam
2.1.2.2.2 Nguồn vốn tín dụng thương mại 43
2.2 Thực trạng huy động vốn của CTCP trên TTCK
2.2.2 Điều kiện niêm yết trên TTCK Việt nam 49
2.2.2.2 Điều kiện phát hành trái phiếu 51
2.2.3 Thực trạng huy động vốn của CTCP trên trên
TTCK Việt nam
52
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn của CTCP
trên TTCK Việt nam
Trang 3Mục Nội dung Trang2.3.5 Sự hình thành các cổ đông kiểm soát mới 592.3.6 Khả năng thực hiện kế hoạch huy động vốn trên
phiếu thưòng mới
74
3.2.6 Giảm chi phí giao dịch để khuyến khích các nhà
đầu tư tham gia TTCK
74
3.2.8 Giảm bớt rủi ro của CTCP khi phát hành CK 77
3.3.1 Nâng cao hiệu quả hoạt động SX-KD 783.3.2 Cải thiện chất lượng chứng khoán 793.2.3 Thực hiện minh bạch tài chính – công khai thông
tin
80
3.4.1 Quản lý chặt chẽ các thị trường: bất động sản, kim
loại quí, ngoại tệ
81
Trang 4Mục Nội dung Trang
3.5.2 Chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ 85
3.5.4 Thói quen tiêu dùng và đầu tư của dân chúng 86
4 Bảng 4: Kết quả hoạt động của CTCP
5 Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn của CTCP
6 Bảng 6: Qui mô nguồn vốn của CTCP
7 Biểu đồ 1: Tỷ trọng dư nợ của hệ thông NH dành cho các ND
8 Bảng 7: Vốn vay NH của CTCP giai đoạn 1999-2003
9 Bảng 8: Nợ tín dụng thương mại của CTCP
10 Bảng 9: Sự thăng trầm của chỉ số VN index
11 Biểu đồ 2: Chỉ số VN index thời gian qua
12 Bảng 10: So sánh E/P giữa các tài sản tài chính
13 Bảng 11: Tổn giá trị chứng khoán giao dịch
Trang 514 Biểu đồ 3: Khối lượng chứng khoán giao dịch.
15 Bảng 12: Tài sản của CTCP
16 Bảng 13: Danh sách các CTNY trên TTCK Việt nam đến hết 2003
17 Bảng 14: Một số chỉ tiêu tài chính của các CTNY
18 Bảng 15: Cơ cấu thu nhập của một số NHTM năm 2001
19 Bảng 16: Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ của hệ
thống NHTM
20 Bảng 17: Cơ cấu vốn huy động của hệ thống NHTM
21 Bảng 18: Giá trị trái phiếu giao dịch
22 Bảng 19: Một số chỉ tiêu kinh tế Việt nam giai đoạn 1991 - 2003
Trang 6CTCK: Công ty chứng khoán.
CTQLQ: Công ty quản lí quĩ
NHTM: Ngân hàng thương mại
HĐQT: Hội đồng quản trị
SX-KD: Sản xuất – kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Đại hội 9 của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định nền kinh tế ViệtNam trong giai đoạn hiện nay vận động theo cơ chế thị trường định hướng Xãhội chủ nghĩa Chính phủ khuyến khính sự phát triển của mọi thành phần kinh
tế nhằm phát huy tối đa sức mạnh, xây dựng từng bước cơ sở vật chất-kỹthuật cho Chủ nghĩa xã hội
Trong môi trường kinh tế đó, các loại hình doanh nghiệp cạnh tranhbình đẳng với nhau trong qui định của Pháp luật Số lượng doanh nghiệp, quy
mô doanh nghiệp ngày càng mở rộng, chính các doanh nghiệp là đơn vị sảnxuất-kinh doanh tạo ra phần lớn của cải cho xã hội, đóng góp vào sự pháttriển chung của đất nước
Trang 7Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp mới ra đời ở Việt Nam,thời gian qua loại hình doanh nghiệp này chưa phổ biến Lịch sử phát triểnkinh tế thế giới chỉ ra rằng Công ty cổ phần là mô hình kinh tế phổ biến vàhiệu quả Ở Việt Nam, việc phát triển mô hình Công ty cổ phần ngoài việcphát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế còn mang ý nghĩa phát triển
mô hình sở hữu tập thể Thực tế hoạt động Cổ phần hoá các doanh nghiệpNhà nước thời gian qua đã góp phần xác định rõ ý nghĩa định hướng Xã hộichủ nghĩa của cơ chế thị trường ở Việt Nam
Tuy nhiên hiện nay các Công ty cổ phần ở Việt Nam chưa phát huyđược vai trò thời đại của mình Qui mô, số lượng các công ty cổ phần cònnhỏ, hiệu quả hoạt động chưa cao Đóng góp của Công ty cổ phần cho sự pháttriển kinh tế đất nước chưa xứng với tiềm năng của Công ty cổ phần Do đó,vấn đề đặt ra là làm sao phát triển mô hình Công ty cổ phần ở Việt Nam
Để tồn tại và phát triển, Công ty cổ phần phải liên tục vận động, sắpxếp bộ máy tổ chức hợp lí, mở rộng qui mô sản xuất, áp dụng công nghệ mới,công nghệ sạch, khai thác mở rộng thị trường Để làm được như vậy, ngoàivốn chủ sở hữu, Công ty cổ phần có thể dùng các nguồn tài trợ khác là: Vayngân hàng, liên doanh, chiếm dụng vốn
Trong những phương thức huy động vốn đó, phương thức phổ nhấthiện nay là vay các Ngân hàng thương mại Với sự ra đời và đi vào hoạt độngcủa Thị trường chứng khoán Việt Nam, các Công ty cổ phần đã có thể sửdụng phương thức huy động mới là phát hành chứng khoán Nhưng cho đếnnay, thị trường chứng khoán Việt Nam chưa trở thành kênh huy động vốnquan trọng cho các CTCP
Xuất phát từ thực tế đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Giải pháp tăng
cường huy động vốn của công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Trang 8Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về CTCP, nguồn vốn của CTCP, vàhuy động vốn của CTCP trên TTCK.
Thực trạng huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam trong thờigian qua
Đề xuất các giải pháp tăng cường huy động vốn của CTCP trên TTCKViệt nam, từ đó tạo điều kiện cho các CTCP phát triển sản xuất kinh doanh,thể hiện rõ vai trò trong nên kinh tế quốc dân
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài lấy hoạt đông huy động vốn của CTCP làm đối tượng nghiêncứu
Phạm vi của đề tài là tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến huyđộng vốn của CTCP trên TTCK và các giải pháp tăng cường huy động vốncủa CTCP trên TTCK
Mốc thời gian là từ năm 2000 đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp: tổng hợp, so sánh, thống kế, phântích, qui nạp, diễn dịch để làm rõ các vấn đề nghiên cứu
5 Dự kiến đóng góp của đề tài:
Hệ thống hoá lí luận cơ bản về hoạt động huy động vốn của CTCP trênTTCK
Đánh giá thực trạng huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt namnhững năm qua
Đề xuất các giải pháp có tính khả thi về tăng cường huy động vốn củaCTCP trên TTCK Việt nam trong những năm tới
6 Kết cấu của đề tài:
Ngoài lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận thì đề tài gồm
3 chương
Trang 9Chương 1 Hoạt động huy động vốn của CTCP trên TTCK.
Chương 2 Thực trạng huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam Chương 3 Giải pháp tăng cường huy động vốn của CTCP trên TTCK
Việt nam
Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Ngân hàng Tài chính Trường Đại học KTQD đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
-Đặc biệt cảm ơn TS Phan Thị Thu Hà về sự hướng dẫn nhiệt tình, và
những gợi mở quan trọng giúp tôi thực hiện luận văn
Xin cảm ơn GS-TS Tô Xuân Dân - Viện trưởng Viện nghiên cứu phát
triển Kinh tế - Xã hội Thành phố Hà Nội, đã cung cấp cho tôi tài liệu để hoànthành luận văn
Xin cảm ơn các bạn học cùng khoá K10 đã cùng tôi trao đổi những vấn
đề của luận văn
Chương 1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1 CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN.
1.1.1 Công ty cổ phần.
1.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của công ty cổ phần.
Trang 10Khái niệm: Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được
chia thành nhiều phần bằng nhau goị là cổ phần Cổ đông chỉ chịu tráchnhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi sốvốn đã góp vào doanh nghiệp Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổphần của mình cho người khác (trừ trường hợp cổ phần ưu đãi biểu quyết và
cổ phần của cổ đông sáng lập có qui định riêng) Cổ đông có thể là tổ chức, cánhân ; Số lượng cổ đông tối thiểu của công ty là 3 và không hạn chế số lượngtối đa
1.1.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần.
Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giámđốc (Tổng giám đốc) Với Công ty cổ phần có trên 11 cổ đông thì có thêmBan kiểm soát
a Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là
cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần Đại hội đồng cổ đông cócác quyền chính sau:
+ Quyết định loại và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại.Quyết định mức cổ tức hàng năm
+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viênBan kiểm soát
+ Quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty cổ phần
+ Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ Công ty cổ phần
+ Thông qua báo cáo tài chính hàng năm
+ Quyết định mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại
b Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty cổ phần, có toàn quyềnnhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyềnlợi của công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổđông) Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ chính sau:
+ Quyết định chiến lược phát triển của công ty
Trang 11+ Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán củatừng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác.
+ Quyết định phương án đầu tư
+ Quyết định giải pháp phát triển thị trường; thông qua hợp đồng muabán, vay, cho vay và các hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng giám đốc) và cán
bộ quản lý quan trọng khác của công ty
+ Quyết định cơ cấu tổ chức, qui chế quản lý nội bộ công ty, quyết địnhthành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn,mua cổ phần của doanh nghiệp khác
+ Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổđông
+
- Hội đồng quản trị gồm không quá 11 thành viên, Hội đồng quản trịbầu Chủ tịch Hội đồng quản trong số các thành viên của mình Chủ tịch Hộiđồng quản trị có thể kiêm Giám đốc (Tổng giám đốc) theo điều lệ của côngty
d Giám đốc (Tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động hàng ngàycủa công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện cácquyền và nhiệm vụ được giao
+ Cổ phần ưu đãi hoàn lại
+ Cổ phần ưu đãi khác theo điều lệ công ty
Trang 12Chỉ có cổ đông sáng lập mới được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểuquyết Cổ phần ưu đãi biểu quyết này chỉ có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từngày Công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, sauthời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển thành cổ phần phổ thông.
b Cổ phiếu: là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu
một hoặc một số cổ phầncủa công ty Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghitên
c Cổ tức: Công ty cổ phần trả cổ tức cho cổ đông khi công ty kinh
doanh có lãi, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính kháctheo qui định của Pháp luật Mức cổ tức trả đối với từng cổ phần do Hội đồngquản trị xác định
1.1.2 Phương thức huy động vốn của CTCP.
Vốn là sự biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được sử dụng đầu tưvào quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinhlời
Vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp
và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra lợi nhuận, làm tăngthêm giá trị cho chủ sở hữu doanh nghiệp
1.1.2.1 Huy động vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần.
a Vốn góp ban đầu: Khi Công ty cổ phần được thành lập thì chủ công
ty phải có một số vốn ban đầu do thành viên sáng lập góp Vốn ban đầuthường được dùng để xây dựng trụ sở, mua sắm trang thiết bị ban đầu, trangtrải các chi phí cho hoạt động thành lập công ty Các thành viên sáng lập cùng
ký biên bản góp vốn để làm cơ sở thành lập CTCP Trên cơ sở biên bản gópvốn, các thành viên sáng lập lập hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm: đơn đăng
ký kinh doanh (có nêu rõ số cổ phần mà cổ đông sáng lập đăng ký mua), điều
lệ công ty (có nêu rõ số cổ phần mà cổ đông sáng lập cam kết mua), danhsách cổ đông sáng lập (có nêu rõ số lượng cổ phần, loại cổ phần, loại tài sản,
số lượng tài sản)
Trang 13Theo điều 58, Luật doanh nghiệp, trong 3 năm đầu kể từ ngày công tyđược cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các cổ đông sáng lập phảicùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông đựoc quyền chào bán;
cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cho ngườikhông phải là cổ đông nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, theo thời gian, vốn ban đầu sẽchiếm tỷ trọng rất nhỏ bé trong tổng số vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần
Đó chính là nguyên tắc: tư bản ban đầu chỉ là giọt nước trong dòng sông tíchluỹ
b Vốn từ lợi nhuận không chia: Trong quá trình hoạt động kinh doanh,
nếu làm ăn có lãi thì công ty có thể sử dụng một phần lợi nhuận để tái đầu tư,
mở rộng sản xuất kinh doanh Nguồn tài chính này rất quan trọng vì nó làmgiảm chi phí dùng để vay vốn, giảm bớt sự phụ thuộc vè vốn vào các yéu tốbên ngoài Tuy nhiên, việc để lại lợi nhuận không chia dùng tái đầu tư cũnglàm giảm cổ tức năm đó và giảm tính hấp dẫn (thị giá) của cổ phiếu trongngắn hạn
c Phát hành cổ phiếu mới: Đây là chứng khoán quan trọng nhất được
trao đổi, mua bán trên thị trường chứng khoán Lượng cổ phiếu tối đa màCông ty cổ phần được quyền phát hành gọi là vốn cổ phiếu được cấp phép.Công ty cổ phần chỉ có thể phát hành cổ phiếu mới trong giới hạn vốn cổphiếu đựoc cấp phép đã nêu
Phát hành cổ phiếu ưu đãi: Cổ phiếu ưu đãi thường chiếm tỷ trọng nhỏtrong tổng số cổ phiếu đựoc phát hành
1.1.2.2 Huy động vốn vay của công ty cổ phần.
1.1.2.2.1 Vốn tín dụng ngân hàng
Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhấtkhông chỉ đối với Công ty cổ phần mà còn với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.Trong hoạt động của mình, Công ty cổ phần luôn phải sử dụng nguồn vốn vay
Trang 14ngân hàng phục vụ nhu cầu tài chính thường xuyên và cho các dự án đầu tư
mở rộng sản xuất kinh doanh
Vốn vay ngân hàng có thể là dài hạn (thường từ 3 năm trở lên), trunghạn (từ 1 đến 3 năm), hoặc ngắn hạn (dưới 1 năm) ; có thể là vay nội tệ, vayngoại tệ Vay ngân hàng có điều kiện tín dụng và qui trình chặt chẽ
Điều kiện tín dụng: Công ty cổ phần muốn vay được của ngân hàng
thương mại phải đáp ứng được những yêu cầu an toàn tín dụng của ngânhàng Thông thường Công ty cổ phần phải xuất trình hồ sơ vay vốn và nhữngthông tin cần thiết mà ngân hàng yêu cầu Ngân hàng sẽ tự phân tích tình hìnhtài chính CTCP đi vay, thẩm định tính khả thi của phương án sử dụng vốnvay Từ đó, ngânnhàng mới đưa ra quyết định cho vay vốn, Công ty cổ phầnphụ thuộc hoàn toàn vào sự phân tích chủ quan của ngân hàng
Điều kiện đảm bảo tiền vay: Khi Công ty cổ phần có nhu cầu vay vốn
ngân hàng, ngân hàng thường yêu cầu Công ty cổ phần phải có các đảm bảotiền vay là thế chấp, cầm cố, bảo lãnh Chính vì vậy, nhiều khi Công ty cổphần không thể đáp ứng được yêu cầu này và sẽ không vay được tiền
Sự kiểm soát của ngân hàng: Công ty cổ phần chịu sự kiểm soát của
ngân hàng về mục đích và tình hình sử dụng vốn vay ngân hàng, thông qua sựkiểm soát đó, ngân hàng đảm bảo tiền của mình sử dụng đúng mục đích, sửdụng có hiệu quả Trong một số trường hợp, Công ty cổ phần có thể mất điquyền tự chủ trong kinh doanh của mình, ngân hàng có thể tham gia quá sâuvào việc ra các quyết định trong hoạt động của công ty
1.1.2.2.2 Vốn từ tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại hình thành một cách tự nhiên trong quá trình quátrình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần, nó tồn tại dưới hình thứcmua bán chịu, mua bán trả chậm, mua bán trả góp Đối với Công ty cổ phần,nguồn vốn tín dụng thương mại là một phương thức huy động rẻ tiền, tiệndụng và rất linh hoạt trong kinh doanh Tín dụng thương mại góp phần củng
cố thêm quan hệ giữa các bạn hàng, ít phải chịu sự kiểm soát Tuy nhiên, tín
Trang 15dụng thương mại lại tiềm ẩn rất nhiều yếu tố rủi ro, có thể gây vỡ nợ dâychuyền.
1.1.2.2.3 Phát hành trái phiếu Công ty
Trái phiếu công ty là giấy vay nợ trung-dài hạn Trái phiếu công ty cónhiều loại, mỗi loại trái phiếu công ty lại có chi phí trả lãi, cách thức trả lãi,tính hấp dẫn khác nhau Trái phiếu công ty có nhiều hình thức khác nhau
Trái phiếu có lãi suất cố định: Đây là loại phổ biến nhất trong các loại
trái phiếu công ty Lãi suất được ghi ngay trên mặt trái phiếu và không thayđổi trong kỳ hạn của nó
Trái phiếu có lãi suất thay đổi: Lãi suất trái phiếu phụ thuộc vào một số
nguồn lãi suất quan trọng khác, chẳng hạn như lãi suất của Ngân hàng trungương, lãi suất cơ bản
Với loại trái phiếu này, cả Công ty cổ phần và người nắm giữ trái phiếuđều không thể biết chắc chắn về chi phí lãi vay của trái phiếu, điều này làmcông ty mất nhiều công sức quản lý trái phiếu và khó khăn hơn trong việc lập
kế hoạch tài chính
Trái phiếu có thể thu hồi: Công ty cổ phần có thể mua lại trái phiếu vào
một thời gian nào đó Công ty phải qui định rõ về thời hạn và giá cả khi công
ty chuộc lại trái phiếu, thông thường công ty qui định thời gian tối thiểu màtrái phiếu không bị thu hồi
Với loại trái phiếu này, công ty sử dụng chúng để điều chỉnh cơ cấuvốn Công ty có thể mua lại trái phiếu để làm giảm vốn vay, hoặc thay nguồntài chính do phát hành trái phiếu bằng nguồn tài chính khác thông qua mua lạicác trái phiếu đó
+ Trái phiếu có thể chuyển đổi: Là những trái phiếu kèm theo những
điều kiện có thể chuyển đổi được Trái phiếu này cho phép người sở hữu cóthể mua cổ phiếu thường với số lượng, giá cả và thời gian xác định và nócũng cho phép người sở hữu trái phiếu có thể chuyển đổi trái phiếu thành cổphiếu thường
Trang 16Để huy động vốn trên thị trường tài chính bằng trái phiếu, Công ty cổphần phải tính đến mức độ hấp dẫn của trái phiếu Tính hấp dẫn của trái phiếuphụ thuộc vào nhiều yếu tố như lãi suất của trái phiếu, kỳ hạn của trái phiếu,mệnh giá của trái phiếu, uy tín của công ty phát hành, các yếu tố khuyếnkhích kèm theo
Lãi suất của trái phiếu: Người đầu tư muốn được hưởng mức lãi suất
cao còn công ty phát hành phải xác định mức lãi suất trong tương quan sosánh với lãi suất trên thị trường vốn Trên thị trường vốn có trái phiếu của cáccông ty, trái phiếu của Chính phủ là đối tượng cạnh tranh với trái phiếu củacông ty phát hành Do trái phiếu Chính phủ có độ rủi ro thấp nên thường cólãi suất thấp hơn lãi suất của trái phiếu công ty
Kỳ hạn của trái phiếu: Đây là yếu tố quan trọng không chỉ với công ty
phát hành mà cả với người đầu tư Để xác định kỳ hạn hợp lý, công ty căn cứvào tình hình thị trường vốn và tâm lý dân cư
Mệnh giá của trái phiếu: Mệnh giá của trái phiếu phụ thuộc vào sức
mua của dân chúng Với mệnh giá hợp lý, nhiều người đầu tư có thể muađược trái phiếu và tăng tính thanh khoản của trái phiếu
Uy tín của công ty: Không phải công ty nào cũng có thể phát hành trái
phiếu, chỉ các công ty có uy tín, vững mạnh mới có thể thu hút người đầu tư
Uy tín của công ty phát hành chính là sự biểu hiện độ rủi ro của trái phiếu.Với các công ty lớn, đã hoạt động lâu năm thì độ rủi ro của trái phiếu củacông ty được coi là nhỏ hơn so với các công ty qui mô nhỏ, thời gian hoạtđộng trên thị trường ngắn hơn
Các yếu tố khuyến khích: Công ty có thể đưa thêm các yếu tố khuyến
khích kèm theo trái phiếu để hấp dẫn người đầu tư mà không cần nâng quácao mức lãi suất Ví dự như: trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu, thờihạn thanh toán nhiều lần trong năm, trả lãi trước, các chính sách chăm sóckhách hàng, khuyến mại tặng quà
Trang 171.2 HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.
1.2.1 Thị trường chứng khoán.
a Khái niệm.
Vốn là yếu tố quan trọng, là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế.Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường luôn suất hiện cung cầu về vốn Đốivới bất kỳ một nền kinh tế nào muốn phát triển ổn định và bền vững thì phải
có đủ vốn đầu tư, tức là phải có kênh dẫn vốn hữu hiệu từ cung về vốn đếncầu về vốn Hệ thống các ngân hàng thương mại là một kênh dẫn vốn cho nềnkinh tế, nhưng vốn qua kênh này chủ yếu là vốn ngắn và trung hạn theo hìnhthức gián tiếp Trong khi đó, nhu cầu phát triển của các Công ty cổ phần lạichủ yếu là vốn trung, dài hạn Người đầu tư cũng có xu hướng đầu tư trực tiếpkhông qua ngân hàng Chính vì vậy, thị trường chứng khoán (một bộ phậncủa thị trường vốn) đã ra đời để đưa vốn trực tiếp từ nguồn cung vốn đếnnguồn cầu vốn
Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi diễn ra các hoạt động mua bánchứng khoán vốn và các chứng khoán nợ trung, dài hạn (cổ phiếu, trái phiếu,
và một số loại giấy tờ có giá trị khác)
Xét về mặt hình thức, TTCK là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi cácloại chứng khoán, qua đó thay đổi các chủ thể nắm giữ chứng khoán
Xét về bản chất: TTCKlà nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiếtkiệm, là nơi mà cả chủ thể cung và cầu về vốn đều tham gia vào thị trườngmột cách trực tiếp
b Đặc điểm của thị trường chứng khoán.
TTCK là thị trường của các công cụ tài trợ trực tiếp, trong đó ngườicung và người cầu về vốn trực tiếp tham gia thị trường, giữa họ không có cáctrung gian tài chính
Trang 18TTCK gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, ở đó giá cả được hìnhthành trên cơ sở cạnh tranh tự do, dựa trên quan hệ cung cầu và phản ánh cácthông tin có liên quan đến chứng khoán.
TTCK là thị trường liên tục Sau khi các chứng khoán được phát hànhtrên thị trường sơ cấp, nó có thể được mua bán nhiều lần trên thị trường thứcấp, đảm bảo cho người đầu tư có thể chuyển các chứng khoán thành tiền bất
cứ lúc nào
TTCK tạo khả năng lựa chọn phong phú cho người đầu tư, đồng thờimang lại cho những người cần vố sang tiên cơ hội huy động vốn với lãi suấtthấp hơn lãi suất huy động qua trung gian tài chính
TTCK là kênh bổ sung vốn quan trọng cho nền kinh tế, tạo điều kiệnhuy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội
c Chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.
Do tính hấp dẫn riêng có của mình, TTCK thu hút đông đảo các tổchức, cá nhân đầu tư tham gia Căn cứ vào mục đích tham gia TTCK, có thểchia chủ thể tham gia TTCK thành các nhóm sau:
Nhà đầu tư có tổ chức: Là các tổ chức chuyên mua bán chứng khoáncho khách hàng và cho chính mình Các tổ chức này là các công ty bảo hiểm,các quĩ đầu tư
Trang 19* Các tổ chức kinh doanh trên Thị trường chứng khoán.
Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán là những tổ chứcđược phép thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán như: môi giớichứng khoán, bảo lãnh, phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán,quản lý quĩ đầu tư chứng khoán và nghiệp vụ tự doanh
Công ty chứng khoán: Các doanh nghiệp được phép hoạt động kinhdoanh chứng khoán thường phải là các công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặcCông ty cổ phần Công ty chứng khoán có thể được cấp phép thực hiện mộthoặc một số hoặc toàn bộ các các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Ngân hàng thương mại: Hoạt động của các ngân hàng thương mại tronglĩnh vực kinh doanh chứng khoán được qui định khác nhau ở các nước khácnhau
Công ty quản lý quĩ đầu tư chứng khoán: Ngân hàng thương mại, công
ty bảo hiểm, công ty tài chính là đối tương phù hợp nhất để tổ chức, quản lýcác quĩ đầu tư tập thể
Công ty tư vấn đầu tư chứng khoán: Là những công ty chỉ chuyên kinhdoanh hoạt động tư vấn cho các nhà đầu tư để hưởng dịch vụ phí
Công ty môi giới chứng khoán: Với những quốc gia có qui định khácbiệt về hoạt động môi giới và tự doanh chứng khoán thì hoạt động môi giớichứng khoán sẽ do công ty này đảm nhận
* Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán.
Cơ quan quản lý nhà nước đối với TTCK: ở Việt Nam, Uỷ ban chứngkhoán nhà nước đảm nhiệm việc tổ chức, xây dựng, quản lý, giám sát TTCK
Cơ quản tổ chức hoạt động của TTCK: Sở Giao dịch chứng khoán.Các tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
Ngoài các tổ chức kể trên, còn có các tổ chức khác như: tổ chức kiểmtoán, hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, công ty dịch vụ máy tínhchứng khoán, công ty đánh giá hệ số tín nhiệm
d Hàng hoá của thị trường chứng khoán.
Trang 20Hàng hoá của thị trường chứng khoán là các tài sản tài chính, khác vớihàng hoá thông thường qua quá trình sử dụng giá trị của nó sẽ giảm dần hoặcmất đi, với tài sản tài chính, giá trị của nó được bảo toàn và có xu hướng tănglên, đây chính là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư.
Chứng khoán là bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu chứng khoánđối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành Chứng khoán bao gồm: cổphiếu, trái phiếu, chứng chỉ quĩ đầu tư và các loại chứng khoán khác
1.2.2 Phương thức phát hành chứng khoán.
1.2.2.1 Phát hành chứng khoán riêng lẻ.
Phát hành riêng lẻ là việc phát hành trong đó chứng khoán được báncho một số người nhất định (thông thường là các nhà đầu tư có tổ chức), vớinhững điều kiện hạn chế và không tiến hành một cách rộng rãi ra công chúng
Phương thức phát hành riêng lẻ chịu sự điều chỉnh của Luật công ty vàchứng khoán phát hành dưới hình thức này không phải là đối tượng đượcniêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung
Công ty thường lựa chọn phát hành riêng lẻ bởi một số nguyên nhânsau:
+ Công ty không đủ điều kiện để phát hành ra công chúng
+ Số lượng vốn cần huy động thấp, do đó, nếu phát hành ra công chúngthì chi phí trên mỗi đơn vị vốn huy động sẽ quá cao Phát hành riêng lẻ giảmđược chi phí huy động
+ Công ty phát hành cổ phiếu, trái phiếu nhằm mục đích duy trì và tăngcường các mối quan hệ trong kinh doanh với nhà cung cấp, tiêu thụ hay cácđối tác
+ Phát hành riêng lẻ chứng khoán cho cán bộ công nhân viên trongcông ty nhằm mục đích tăng trách nhiệm, tăng hiệu quả trong công việc, gắnkết hơn nữa người làm thuê với công ty
Chứng khoán phát hành riêng lẻ khó có thể phản ánh được mối quan hệcung cầu trên thị trường do số lượng người mua hạn chế, vì vậy giá chứng
Trang 21khoán phát hành riêng lẻ thường thấp hơn giá chứng khoán phát hành rộng rãi
ra công chúng
Khi phát hành riêng lẻ cổ phiếu, mỗi nhà đầu tư sẽ mua được một khốilượng lớn cổ phiếu, do đó rất dễ xuất hiện cổ đông kiểm soát công ty trong sốcác nhà đầu tư Ngược lại, phát hành riêng lẻ trái phiếu thực chất là vay vốn
từ các nhà đầu tư, nên không làm xuất hiện cổ đông kiểm soát
1.2.2.2 Phát hành chứng khoán rộng rãi ra công chúng.
Là việc phát hành chứng khoán rộng rãi ra cho một số lượng lớn côngchúng đầu tư, trong đó một tỷ lệ nhất định chứng khoán phải được phân phốicho các nhà đầu tư nhỏ.Tổng giá trị chứng khoán phát hành cũng phải đạtmức nhất định Việc phát hành chứng khoán ra công chúng phải chịu sự chiphối của pháp luật về chứng khoán và phải được cơ quản quản lý Nhà nước
về chứng khoán cấp phép hoặc chấp thuận Sau khi đựơc phát hành trên thịtrường sơ cấp, chứng khoán sẽ được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoánnếu đáp ứng được các qui định
Các Công ty cổ phần phát hành chứng khoán ra công chúng và đượcphép niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung có lợi thế rất lớn trongviệc quảng bá tên tuổi công ty Giới kinh doanh đều coi các công ty đượcniêm yết trên thị trường tập trung là những công ty có sự ổn định nhất định,việc này tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong quá trình SX-KD
Việc phát hành cổ phiếu ra công chúng làm giảm tỷ lệ sở hữu cổ phầncủa các cổ đông hiện tại, nhưng do cổ phiếu được bán cho rất nhiều nhà đầu
tư, mỗi nhà đầu tư chỉ có thể nắm được một số chứng khoán nhất định, nênquyền kiểm soát công ty của các cổ đông hiện tại, đặc biệt là các cổ đông lớn,không bị ảnh hưởng
Với trái phiếu phát hành trên TTCK, CTCP huy động được một lượngvốn lớn mà không làm mất quyền kiểm soát, tự chủ kinh doanh
1.2.3 Hình thức phát hành chứng khoán của Công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán.
Trang 221.2.3.1 Phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng.
Phát hành cổ phiếu ra công chúng được thực hiện theo một trong haicách
Phát hành lần đầu ra công chúng, là việc phát hành trong đó cổ phiếu
của công ty lần đầu tiên đựơc bán rộng rãi cho công chúng đầu tư Nếu cổphần được bán lần đầu cho công chúng nhằm tăng vốn thì đó là phát hành lầnđầu sơ cấp Nếu cổ phần được bán lần đầu từ số cổ phần hiện hữu thì đó làphát hành lần đầu thứ cấp Phát hành cổ phiếu lần đầu tiên được điều chỉnhbởi Luật Công ty cổ phần ở thị trường sơ cấp
Chào bán sơ cấp, là đợt phát hành cổ phiếu bổ sung thêm của công ty
cho rộng rãi công chúng đầu tư khi đợt phát hành đầu tiên đã thành công vàđược tín nhiệm Hình thức chào bán sơ cấp được điều chỉnh bởi Luật chứngkhoán ở thị trường thứ cấp Giá chào bán cổ phiếu là do công ty phát hànhchứng khoán và tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán thoả thuận với nhau
Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng có các lợi ích sau:
+ Tạo uy tín trong xã hội, từ đó sẽ dễ dàng hơn và tốn ít chi phí hơntrong việc huy động vốn ở những lần sau
+ Tăng thêm vốn để sản xuất kinh doanh
+ Dễ dàng hơn trong vay vốn từ ngân hàng: về lãi suất ưu đãi hơn, điềukiện thế chấp tài sản nhẹ hơn
+ Có điều kiện thu hút và duy trì được đội ngũ nhân viên giỏi thông quabán cổ phần cho họ, từ đó tạo sự gắn bó của họ với công ty
+ Nâng cao chất lượng và độ chính xác của các báo cáo tài chính, cáobạch của công ty
Tuy nhiên, phát hành cổ phiếu lần đầu cũng có những bất lợi sau:
+ Phân tán quyền sở hữu và có thể làm mất quyền kiểm soát công tycủa các cổ đông sáng lập nếu không có kế hoạch phát hành đúng đắn
+ Chi phí phát hành tốn kém (khoảng từ 8-10% vốn huy động)
Trang 23+ Phải tuân thủ chế độ công bố thông tin rộng rãi, nghiệm ngặt và chịu
sự giám sát chặt chẽ hơn so với các công ty không niêm yết Điều này có thểgây rò rỉ các thông tin kinh doanh, gây bất lợi trong cạnh tranh
+ Đội ngũ quản lý công ty phải chịu trách nhiệm lớn hơn trước côngchúng
1.2.3.2 Phát hành trái phiếu ra công chúng.
Khác với cổ phiếu, trái phiếu của Công ty cổ phần chỉ phát hành bằngmột hình thức duy nhất là Chào bán sơ cấp trái phiếu
1.2.4 Điều kiện phát hành chứng khoán.
Các công ty thực hiện việc phát hành chứng khoán ra công chúng đềuphải đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn cao của cơ quan quản lý thị trườngchứng khoán và phải hoàn thành nhiều thủ tục phức tạp trước và sau khi pháthành chứng khoán ra công chúng Việc đặt ra các yêu cầu như vậy là bởi các
+ Do các công ty lần đầu phát hành ra công chúng nên các thông tinliên quan đến công ty không được nhiều người biết đến Việc đưa ra các yêucầu cao chính là sự bù đắp sự thiếu hụt thông tin đó
Tiêu chuẩn mà các công ty phải đáp ứng trước khi đựoc phép phát hànhchứng khoán ra công chúng được chia thành 2 nhóm: các tiêu chuẩn địnhlượng và các tiêu chuẩn định tính
* Các tiêu chuẩn định lượng.
Công ty phải có qui mô nhất định
Trang 24Công ty phải hoạt động có hiệu quả trong một số năm liên tục trước khixin phép phát hành chứng khoán ra công chúng.
Tổng giá trị của đợt phát hành phải đạt qui mô nhất định
Một tỷ lệ nhất định của đợt phát hành phải đựơc bán cho một số lượngqui định công chúng đầu tư
Các thành viên sáng lập của công ty phải cam kết nắm một tỷ lệ nhấtđịnh vốn cổ phần của công ty trong một khoản thời gian qui định
* Các tiêu chuẩn định tính.
Các nhà quản lý công ty bao gồm: thành viên Ban giám đốc điều hành ,Hội đồng quản trị phải có trình độ và kinh nghiệm quản lý công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty phải hợp lý
Các báo cáo tài chính, bản cáo bạch và các tài liệu cung cấp thông tincủa công ty phải có độ tin cậy cao, phải được kiểm toán bởi các tổ chức kiểmtoán có uy tín
Công ty phải có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được tư đợtphát hành
Công ty phải được một hoặc một số tổ chức bảo lãnh phát hành đứng racam kết bảo lãnh cho đợt phát hành
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng cường huy động vốn của Công
ty cổ phần trên thị trường chứng khoán.
1.2.5.1 Nhu cầu huy động vốn.
Mỗi khi ra quyết định mở rộng huy động vốn thì trước đó Công ty cổphần phải xác định rõ nhu cầu huy động vốn Căn cứ vào nhu cầu huy độngvốn mà Công ty cổ phần đưa ra phương thức huy động, qui mô, khối lượng,thời gian sử dụng đối với vốn huy động
a Qui mô vốn cần huy động.
Qui mô vốn cần huy động phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinhdoanh của công ty, khả năng tài chính sẵn có của công ty Nguồn vốn vay
Trang 25ngân hàng thường chỉ sử dụng cho các mục đích ngắn hạn, trước mắt Qui môvốn vay ngân hàng thường không lớn Với những nhu cầu về vốn lớn, thờigian sử dụng dài, CTCP thường chọn phát hành chứng khoán (trái phiếu, cổphiếu) trên TTCK.
b Thời gian thực hiện huy động.
Thời gian thực hiện phát hành chứng khoán thường mất khá lâu và trảiqua rất nhiều công đoạn do yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về thịtrường chứng khoán Do đó, với những yêu cầu vốn gấp, Công ty cổ phầnthường sử dụng phương thức vay ngân hàng, còn với những khoản vốn lớnnằm trong chiến lược huy động vốn thì CTCP ưu tiến huy động trên TTCK
1.2.5.2 Chi phí phát hành chứng khoán.
Chi phí phát hành chứng khoán bao gồm các chi phí bảo lãnh pháthành, tư vấn, quảng cáo, in ấn, phí kiểm soát, phí niêm yết Các chi phí nàynhiều hay ít tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố và có thể chiếm đến 10% tổng giá trịphát hành
Chi phí phát hành của phương thức phát hành rộng rãi ra công chúngthường lớn hơn chi phí phát hành theo phương thức phát hành riêng lẻ Vìvậy, trong một số trường hợp Công ty cổ phần chọn phương thức phát hànhriêng lẻ Mục tiêu cuối cùng của cả hai phương thức phát hành đều là số vốnđược huy động
Nếu so với chi phí thực hiện vay vốn từ các ngân hàng thương mại, chiphí phát hành chứng khoán là khá cao so với chi phí thực hiện vay vốn ngânhàng thương mại Đây cũng là một lý do cản trở sự tham gia vào thị trườngvốn của các Công ty cổ phần
Vì vậy, có thể sắp xếp 3 phương thức huy động vốn theo tiêu thức chiphí thực hiện từ thấp đến cao là: Vay ngân hàng thương mại, phát hành riêng
lẻ và phát hành chứng khoán rộng rãi
1.2.5.3 Thời gian sử dụng vốn huy động.
Trang 26Thời gian sử dụng vốn có vai trò quan trọng không kém gì chi phí sửdụng vốn huy động Trong kinh tế thị trường, thời gian chính là giá trị Nếunhu cầu huy động vốn của công ty chỉ là sử dụng trong thời gian ngắn thìcông ty thường dùng phương thức vay vốn ngân hàng ; nếu thời gian sử dụng
là dài hơn, phục vụ cho các dự án dài hạn thì phương thức huy động bằngphát hành chứng khoán là phù hợp nhất
1.2.5.4 Chi phí vốn huy động.
Theo lý thuyết, chi phí vốn của cổ phiếu mới (Ke) được xác định trên
nguyên tắc: Cổ tức của các cổ đông cũ ít nhất không bị giảm Chi phí của cổphiếu mới được tính bằng:
Ke = Dt / Po(1 - F) + g
Trong đó: Dt - cổ tức mong đợi năm thứ t ; Po - thị giá hiện tại của cổphiếu ; F - chi phí phát hành ; g - tỷ lệ tăng trưởng mong đợi)
Chi phí của lợi nhuận không chia (Ks) là tỷ lệ cổ tức mà người nắm giữ
cổ phiếu yêu cầu đối với dự án công ty đầu tư bằng lợi nhuận không chia Sovới chi phí của lợi nhuận không chia (tái đầu tư), chi phí vốn cổ phần thườngmới cao hơn do có chi phí phát hành Chi phí lợi nhuận không chia được tínhbằng công thức sau
Ks = Dt / Po + g
Với g là tỷ lệ tăng trưởng mong đợi, và tỷ lệ này luôn lớn hơn chi phí
nợ vay sau thuế, ký hiệu là Kd (1-T) Nợ vay sau thuế trong bài này có thể kểđến 2 hình thức chính là: vay ngân hàng thương mại và phát hành trái phiếu.Thông thường, lãi suất tiền vay ngân hàng thương mại thường cao hơn lãi suấttrái phiếu bởi: nếu không kể đến các chi phí văn phòng, tiền lương nhân viên,thuê trụ sở lãi suất tiền vay ngân hàng thương mại bao gồm lãi suất cho vaycộng với một phần lợi nhuận của ngân hàng, trong khi đó, lãi suất trái phiếu
Trang 27chỉ cao hơn lãi suất cho vay đối với ngân hàng thương mại một ít để bù dắprủi ro Chi phí nợ vay sau thuế được tính bằng công thức:
Kd (1-T) = e (1 - T)
Trong đó: e là lãi suất tiền vay, T là thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp Giả sử e 1 là lãi suất tiền vay ngân hàng, e 2 là lãi suất trái phiếu, và e 1 >
e 2 Khi đó ta có:
e 1 (1-T) > e 2 (1-t)
Tức là, chi phí vốn vay ngân hàng lớn hơn chi phí vốn của trái phiếu.Tóm lại, chi phí vốn của cổ phiếu mới lớn hơn chi phí lợi nhuận không chia,chi phí lợi nhuận không chia lớn hơn chi phí vốn vay ngân hàng, chi phí vốnvay ngân hàng lại lớn hơn chi phí vốn của trái phiếu Do đó, nếu xét riêng vềchi phí vốn thì phương thức phát hành trái phiếu là tốt nhất vì có chi phí vốnnhỏ nhất
1.2.5.5 Sự hình thành các cổ đông kiểm soát mới.
Một trong những yếu tố quyết định đến sự lựa chọn phương thức huyđộng vốn của Công ty cổ phần là vấn đề kiểm soát công ty
Phát hành chứng khoán rộng rãi và phát hành trái phiếu thường khôngảnh hưởng lớn đến các cổ đông kiểm soát công ty Mặc dù việc phát hànhthêm cổ phiếu làm giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông kiểm soátnhưng không làm mất quyền kiểm soát công ty Ngược lại, phương thức pháthành cổ phiếu riêng lẻ có thể làm thay đổi quyền kiểm soát công ty vì có thểxuất hiện những cổ đông lớn sau phát hành
1.2.5.6 Khả năng thành công kế hoạch huy động vốn trên thị trường chứng khoán.
Với những nước có thị trường chứng khoán phát triển, việc thực hiệnhành công kế hoạch huy động vốn là rất cao Với thói quen đầu tư của dân
Trang 28chúng và sự phát triển của nền kinh tế, các Công ty cổ phần có qui mô lớn, uytín cao luôn dễ dàng hơn trong việc huy động được khối lượng lớn vốn đầu tưcho các dự án của mình Còn các công ty nhỏ, đã có thị trường OTC đáp ứngnhu cầu về vốn.
Ngược lại, thị trường chứng khoán ở các nước đang phát triển mới rađời, công chúng còn xa lạ với việc đầu tư trên thị trường chứng khoán, ưu tiênhàng đầu vẫn là gửi tiền vào ngân hàng Do đó, khả năng huy động thànhcông vốn trên thị trường chứng khoán của các Công ty cổ phần là chưa cao
1.2.5.7 Tính chủ động trong sản xuất – kinh doanh.
Với số vốn huy động được trên thị trường chứng khoán, Công ty cổphần thực hiện đầu tư vào dự án của mình mà không chịu nhiều sự kiểm soátcủa nhà đầu tư Báo cáo tài chính thường kỳ, bản cáo bạch và báo cáo dự ánkhả thi của Công ty cổ phần là những nội dung chính phải chịu sự kiểm soátcủa cơ quan quản lý nhà nước Trong quá trình hoạt động SX-KD, Công ty cổphần không phải chịu sự chi phối về quyết định, các vấn đề quan trọng theoqui định của pháp luật và điều lệ công ty mới phải thông qua Đại hội đồng cổđông, HĐQT
Nhưng với vốn vay của các ngân hàng thương mại, Công ty cổ phầnphải chịu sự kiểm soát chặt chẽ hơn Các quyết định quan trọng liên quan đến
số vốn vay được của ngân hàng thông thường phải có sự tham gia của đạidiện ngân hàng cho vay Điều này dẫn đến tình trạng công ty có thể bỏ quamột cơ hội tốt nào đó, hay phải thực hiện một quyết định tồi theo ý của phíangân hàng, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty Đây chính lànhược điểm của vốn vay ngân hàng so với vốn huy động được trên thị trườngchứng khoán
1.2.5.8 Chi phí giao dịch trên TTCK ảnh hưởng tới quyết định của các nhà đầu tư khi mua chứng khoán của CTCP.
Phí giao dịch là một vấn đề lớn đối với những người có vốn dư để chovay Vì phí tổng cộng của một giao dịch thường chỉ tăng chút ít khi qui mô
Trang 29giao dịch tăng lên Chi phí giao dịch được tính trên cơ sở vụ việc, và khôngphụ thuộc nhiều vào giá trị của giao dịch, do đó phí giao dịch chiếm tỷ lệphần trăm so với giá trị giao dịch là rất lớn đối với các giao dịch có giá trịnhỏ
Ngoài ra, do phí giao dịch cao đối với một lượng vốn đầu tư nhỏ nên nócũng ngăn cản việc đa dạng hoá đầu tư chứng khoán, việc “đặt tất cả trứngvào một giỏ” sẽ là “việc chẳng đừng” mặc dù người đầu tư biết được rủi ro sẽcao
Một giải pháp cho vấn đề chi phí giao địch cao là góp vốn của nhiều
nhà đầu tư với nhà, và thu được lợi ích nhờ phương pháp tiết kiệm do qui
mô, tức là sự giảm chi phí giao địch cho mỗi đơn vị vốn khi qui mô đầu tư
tăng lên
Với phí giao dịch cao, chứng khoán của CTCP trở lên kém hấp dẫn hơnđối với nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, do đó kế hoạch huy động vốn trênTTCK sẽ bị giảm tính khả thi
1.2.5.9 Đòn bẩy tài chính.
Chiến lược đòn bẩy tài chính là một trong những chiến lược thườngđược áp dụng nhất đối với CTCP và những nhà đầu tư Công ty cổ phần cóthể sử dụng đòn bầy tài chính bằng các cách: phát hành cổ phiếu, trái phiếu ,vay ngân hàng thương mại, chiếm dụng vốn tất cả các hình thức trên đềunhằm mục đích huy động vốn cho công ty hoạt động Để có thể sử dụng đònbầy tài chính, CTCP phải có tiềm năng, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cónhững dự án khả thi cao và có được niềm tin của các nhà đầu tư
Hệ số nợ = Nợ / tổng nguồn vốn
Khi hệ số nợ tăng, CTCP càng có lợi vì chỉ phải đóng góp một lượngvốn ít, nhưng được sử dụng một lượng tài sản lớn Khi đó, nếu đạt được lợinhuận cao hơn số tiền lãi phải trả, thì phần lợi nhuận dành cho CTCP sẽ gia
Trang 30tăng rất nhanh Hay nói cách khác, 1 đồng vốn CSH tạo ra nhiều lợi nhuậnhơn so với trường hợp không vay nợ
Đòn bầy tài chính như là “con dao hai lưỡi”, nếu lợi nhuận trước thuế
và lãi vay không đủ lớn để bù đắp chi phí vay nợ thì mức lợi nhuận ròng trwnmột đồng vốn CSH sẽ giảm Ngược lại, khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay đủlớn để bù đắp chi phí vay nợ thì chỉ cần một sự gia tăng nhỏ về lợi nhuậntrước thuế và lãi vay cũng mang lại một mức tăng lớn của lợi nhuận trên 1đồng vốn CSH
Trong các khoản nợ, CTCP thường không phải trả lãi các khoản chiếmdụng như: phải trả nhà cung cấp, phải thanh toán công nhân viên, phải nộpngân sách Do đó, đòn bẩy tài chính của CTCP trong trường hợp này luônhiệu quả, nó không làm giảm mức sinh lời của 1 đồng vốn CSH
1.2.5.10 Các yếu tố khác.
1.2.5.10.1 Rủi ro của CTCP khi phát hành
Trong những giao dịch trên các thị trường tài chính, một bên thường
không biết tất cả những gì cần biết về bên kia để có những quyết định đúng đắn, sự không cân bằng về thông tin mà mỗi bên có được gọi là thông tin không cân xứng Việc tồn tại thông tin không cân xứng trong thị trường tài
chính làm phát sinh hai hiện tượng:
i) Chọn lựa đối nghịch: Là hiện tượng do thông tin không cân xứng tạo
ra trước khi diễn ra việc giao dịch Lựa chọn đối nghịch xảy ra khi nhữngngười đi vay chứa nhiều rủi ro là những người tích cực tìm vay nhất và do đó
có nhiều khả năng được lựa chọn nhất Vì vậy, người cho vay có thể quyếtđịnh không cho vay nữa mực dù có những những hợp có thể trả được nợ
ii) Rủi ro đạo đức: là hiện tượng do thông tin không cân xứng tạo ra
sau khi cuộc giao dịch diễn ra Rủi ro đạo đức xảy ra khi người cho vay phảichịu một rủi ro là người vay có ý muốn thực hiện những hoạt động không tốt
Trang 31(xét theo quan điểm của người cho vay), ít có khả năng hoàn trả món vay Vìvậy, người cho vay quyết định không cho vay nữa
Trên TTCK, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức khiến giá chứngkhoán của các Công ty niêm yết giảm, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc huy động vốn trênTTCK Với các CTCP chưa niêm yết, nếu trong tình trạng lựa chọn đốinghịch, CTCP sẽ không thể huy động được vốn trên TTCK vì sẽ thất bại ngay
Các nhà đầu tư sẽ quyết định mua chứng khoán của Công ty cổ phầnhay các tài sản khác dựa trên sự xem xét các yếu tố sau:
1 Tiềm lực kinh tế của nhà đầu tư
2 Lợi tức dự tính của chứng khoán của công ty so với lợi tức dự tínhcủa các tài sản thay thế
3 Mức độ rủi ro đi kèm với lợi tức của chứng khoán của công ty so vớicác tài sản thay thế khác
4 Tính lỏng của chứng khoán của công ty so với các tài sản thay thế.Vấn đề đặt ra trong việc áp dụng Lý thuyết lượng cầu tài sản trongtrường hợp này là: Tài sản thay thế tiêu biểu đối với chứng khoán của Công ty
cổ phần là gì?
Để đơn giản hoá các phân tích, ta hoàn toàn có thể coi tiền gửi tiết kiệmngân hàng là tài sản thay thế của chứng khoán của Công ty cổ phần và lầnlượt so sánh lượng cầu giữa Tiền gửi và Chứng khoán của Công ty cổ phần
a Tiềm lực kinh tế của nhà đầu tư.
Trang 32Khi người đầu tư thấy của cải của anh ta tăng lên, anh ta có thêm tiềmlực kinh tế để sẵn sàng mua sắm tài sản, trong trường hợp này là tài sản tàichính Chính vì vậy, nhu cầu của anh ta với tài sản tài chính cũng tăng lên.Lượng cầu về các tài sản tài chính (tiền gửi ngân hàng và chứng khoán củaCông ty cổ phần) sẽ thay đổi khác nhau khi có những thay đổi về tiềm lựckinh tế.
Độ co dãn của lượng cầu theo của cải biểu hiện sự thay đổi lượng cầu
đó, nó phản ánh khi mọi yếu tố khác không thay đổi, lượng cầu về tài sản thayđổi bao nhiêu phần trăm khi của cải thay đổi 1%
sẽ ít hơn mức tăng của cải tính theo phần trăm
Còn một tài sản là cao cấp thì độ co dãn của cầu theo của cải sẽ lớn hơn
1, tức là khi của cải tăng, lượng cầu tài sản này tăng nhiều hơn theo tỷ lệ phầntrăm so với mức tăng của cải
Cổ phiếu và trái phiếu là những ví dụ về tài sản cao cấp, tiền mặt, tiềngửi tiết kiệm là những tài sản cần thiết ( F.MISHKIN-NXB KHKT trang 137)
Như vậy, khi của cải của dân chúng – nhà đầu tư – tăng lên, đầu tư vàochứng khoán sẽ có nhiều cơ hội được lựa chọn
b Lợi tức dự tính.
Lợi tức dự tính của một tài sản cho ta biết có thể được lợi bao nhiêu khinắm giữ tài sản đó Lợi tức dự tính của tiền gửi ngân hàng chính là lãi suấttiền gửi, lợi tức dự tính của trái phiếu chính là lãi suất của trái phiếu Lợi tức
dự tính của cổ phiếu chính là cổ tức dự tính cộng với phần trăm thay đổi do sựchênh lệnh giữa thị giá và mệnh giá
Trang 33Khi thị trường chứng khoán phát triển ổn định, Công ty cổ phần kinhdoanh đạt hiệu quả, thị giá cổ phiếu sẽ cao hơn mệnh giá cổ phiếu, mức cổ tứcthực hiện cũng cao, do đó lợi tức của cổ phiếu tăng cao hơn rất nhiều so vớilãi suất tiền gửi ngân hàng.
Với mọi điều kiện, trái phiếu của Công ty cổ phần luôn có lãi suất caohơn lãi suất tiền gửi để bù đắp rủi ro
Như vậy, lợi tức dự tính của chứng khoán tăng cao hơn so với lợi tức
dự tính của tiền gửi ngân hàng, lượng cầu tài sản là chứng khoán sẽ tăng
c Rủi ro.
Mức độ rủi ro, không chắc chắn về lợi tức dự tính của một tài sản tácđộng rất mạnh đến lượng cầu về tài sản đó, công chúng đầu tư thường ưu tiênnắm giữ các tài sản ít rủi ro
Hai tài sản tài chính ta đang so sánh: tiền gửi ngân hàng và chứngkhoán của công ty cổ phần, có mức độ rủi ro khác nhau Mức độ rủi ro củatiền gửi ngân hàng là rất nhỏ, bởi vì rất khó để một ngân hàng phá sản vớichính sách bảo vệ hệ thống tài chính của Chính phủ, hơn nữa, nếu ngân hàng
có phá sản thì còn có các khoản bảo hiểm tiền gửi trang trải cho nợ của ngânhàng
Ngược lại với tiền gửi ngân hàng, chứng khoán của Công ty cổ phần cómức độ rủi ro cao hơn Rủi ro của Công ty cổ phần xuất phát chính từ hoạtđộng sản xuất kinh doanh và không được sự bảo vệ của Chính phủ như sự bảo
vệ hệ thống tài chính Công ty cổ phần có qui mô càng lớn, lĩnh vực hoạtđộng rộng, truyền thống hoạt động lâu năm thì mức độ rủi ro càng nhỏ
Nhưng nhìn chung, mức độ rủi ro của chúng khoán của Công ty cổphần thường cao hơn mức độ rủi ro của tiền gửi ngân hàng Dựa vào riêngyếu tố này, công chúng đầu tư thường ưa thích nắm giữ tiền gửi ngân hànghơn là chứng khoán của Công ty cổ phần
d Tính lỏng của tài sản.
Trang 34Tính lỏng của tài sản là khả năng chuyển đổi sang tiền mặt của tài sảnnhanh đến mức nào, chi phí chuyển đổi nhỏ đến bao nhiêu Tài sản có tínhlỏng càng cao thì càng được ưa chuộng Tính lỏng của tiền gửi ngân hàng làrất cao vì tiền gửi ngân hàng hoàn toàn có thể chuyển sang tiền mặt khi đáohạn theo yêu cầu của nhà đầu tư, khi chưa đáo hạn, tiền gửi ngân hàng vẫn cóthể chuyển sang tiền mặt với chi phí thấp.
Trong một thị trường chứng khoán phát triển và được tổ chức tốt, việcbán chứng khoán được thực hiện nhanh chóng và chi phí thấp Tuy nhiên vớicác thị trường chứng khoán mới ra đời, kinh nghiệm tổ chức, quản lý còn yếuthì việc bán chứng khoán thường mất nhiều thời gian và chi phí hơn so vớiviệc rút tiền gửi ngân hàng
1.2.5.10.3 Yếu tố về thị trường
Ngoài các yếu tố cơ bản kể trên còn các yếu tố cũng ảnh hưởng đếnquyết định huy động vốn của CTCP như lạm phát, chính sách tín dụng ưu đãicủa Chính phủ, thói quen tiêu dùng và đầu tư của dân chúng, tình hình chínhtrị xã hội
Chương 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần.
Cho tới năm 1954, các doanh nghiệp ở Việt nam không nhiều, trong đómột phần khá lớn thuộc sở hữu của Tư bản Pháp Khi hiệp định GIƠNEVƠđược ký kết, Việt Nam bị tách thành 2 miền với tiềm lực và môi trường thể
Trang 35chế khác nhau Sự chia cắt và khác biệt về chính trị tồn tại hơn 20 năm, nhưng
sự khác biệt về mặt kinh tế thì còn tồn tại lâu hơn
+ ở miền Bắc, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được cải tạoXHCN theo hướng: tư nhân, cá thể đưa vào HTX, HTX dần chuyển thànhdoanh nghiệp Nhà nước
+ ở miền Nam, theo mô hình kinh tế thị trường, số doanh nghiệp tăngmạnh, chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Sau khi Việt Nam thống nhất, chính sách kinh tế cũng được áp dụngthống nhất trên toàn quốc Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản ViệtNam năm 1986, đã có chính sách đổi mới, thừa nhận sự tồn tại của nhiềuthành phần kinh tế, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh còn tồn tại lâudài trong xã hội Từ đây, mở ra một hướng phát triển mới cho Công ty cổphần phát triển Đến năm 1999, Luật Doanh nghiệp ban hành, qui định việcthành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của 4 loại hình doanh nghiệp:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn
+ Công ty cổ phần
+ Công ty hợp danh
+ Doanh nghiệp tư nhân
Ngoài ra còn có Doanh nghiệp Nhà nước và Doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài được điều chỉnh bởi luật riêng
Khối Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế, là bộ phận chủyếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP) Những năm gần đây, hoạt độngcủa doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và pháttriển sức sản xuất, góp phần phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạchxuất khẩu, tăng thu ngân sách
CTCP là loại hình doanh nghiệp có vị trí quan trọng, tuy hiện nay sựphát triển của CTCP chưa cao, đóng góp cho nền kinh tế chưa lớn, nhưngCTCP sẽ là loại hình doanh nghiệp phổ biến trong tương lai gần
Bảng 1: Đóng góp của CTCP so với toàn khối doanh nghiệp
Trang 36Tỷ lệ phần trăm (%) so
với toàn khối Doanh
nghiệp
SốCông ty
Laođộng
Nguồnvốn
Doanhthu
NộpNSNN
số lượng Công ty cổ phần được thành lập không ngừng tăng Năm 2001 sốlượng Công ty cổ phần được thành lập tăng gấp đôi từ 757 lên 1.595 công ty
Bảng 2: Số lượng Công ty cổ phần.
Số Công ty cổ phầnnăm 2000 năm 2001 năm 2002Công ty cổ phần
hộ gia đình Tuy chiếm tỷ trọng không cao trong tổng lao động toàn Xã hội,nhưng lao động ở Công ty cổ phần lại tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách Nhànước và đóng góp cho tăng trưởng GDP Thu nhập cao và tăng nhanh của laođộng ở Công ty cổ phần gó phần cải thiện và nâng cao mức sống chung toàn
Xã hội, tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệpsang các ngành phi nông nghiệp
Trang 37Tính đến 1/1/2003, Công ty cổ phần góp Ngân sách NN khoảng 2.400
tỷ đồng, tạo ra khoảng 300.000 việc làm cho Xã hội Cụ thể ở bảng dưới đây
Bảng 3: Đóng góp của Công ty cổ phần cho nền kinh tế quốc dân
Lao động có (người)
Nguồn vốn có (tỷ đồng)
Thuế và các khoản đã nộp NSNN (tỷ đồng)
% cty lãi
Tổng mức lãi (tỷ)
Lãi bình quân 1 cty (triệu)
Số lượng
% cty lỗ
Tổng mức lỗ (tỷ)
Lỗ bình quân 1 cty (triệu)
Trang 38về cơ chế tài chính, chính sách thuế để tạo điều kiện cho các CTCP kinhdoanh có hiệu quả phát huy hơn nữa, còn với các CTCP hoạt động yếu kém,không hiệu quả thì một số đã bị giải thể, sáp nhập hoặc chuyển đổi hình thức.
Ngợc lại, CTCP không có vốn Nhà nớc lại suy giảm hiệu quả kinhdoanh, tỷ lệ công ty có lãi giảm từ 66,37% năm 2000 xuống còn 57,83% năm
2002 Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 đã tác động không nhỏ
đến các CTCP ngoài quốc doanh Thực tế đa số các CTCP ngoài quốc doanh
có qui mô nhỏ, do đó khi thị trờng trong nớc và khu vực biến động lớn nh năm
1997, rất nhiều CTCP loại này đã sa sút trong kinh doanh, một số bị phá sản
2.1.2 Phơng thức huy động vốn của Công ty cổ phần ở Việt Nam.
2.1.2.1 Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần.
Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần
Đơn vị: tỷ đồng
năm 1999 năm 2000 năm 2001 năm 2002
Nợ phải trả
Nguồn vốn CSH
Nợ phải trả
Nguồn vốn CSH
Nợ phải trả
Nguồn vốn CSH
Nợ phải trả
Nguồn vốn CSH
Trang 39Việt Nam, cỏc Cụng ty cổ phần thường cú qui mụ nhỏ Số liệu cụ thể đượccho ở bảng sau.
Bảng 6: Qui mụ nguồn vốn của Cụng ty cổ phần.
Qui mụ (tỷ đồng) < 0,5
0,5 đến 1
1 đến 5
5 đến 10
10 đến 50
50 đến 200
200 đến 500
b Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia: khủng hoảng tài chính tiền tệnăm 1997 gây ảnh hởng to lớn với sự phát triển của nền kinh tế nói chung vàCông ty cổ phần nói riêng Các Công ty cổ phần kinh doanh cha đạt hiệu quảcao, do đó không có nhiều lợi nhuận để cho tái đầu t
Ngoài ra, sự phát triển loại hình Công ty cổ phần ở Vịêt Nam mới chỉ
đ-ợc ít thời gian, tích luỹ vốn cha nhiều Hiện nay, cha có số liệu về lợi nhuậncủa CTCP dùng để để tái đầu t
c Phát hành cổ phiếu mới:
Đa số các Công ty cổ phần mới huy động đợc vốn góp ban đầu chứ chathực hiện đợc tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu Mới chỉ có 2 công tyniêm yết phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn chủ sở hữu
2.1.2.2 Nguồn vốn vay của Công ty cổ phần.
2.1.2.2.1 Nguồn vốn tín dụng ngân hàng
Mặc dù Đảng và Nhà nớc có chủ trơng phát triển mọi thành phần kinh
tế trên cơ sở bình đẳng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhng trên thực
Trang 40tế, khu vực kinh tế t nhân nói chung và loại hình CTCP nói riêng vẫn cha đợc
đối xử ngang bằng nh khu vực kinh tế Nhà nớc Công ty cổ phần rất khó tiếpxúc với nguồn tín dụng của các NHTM so với các doanh nghiệp Nhà nớc
Tính đến thời điểm hiện nay, thị phần tín dụng giữa các khối ngân hàng
đợc phân chia nh sau: NHTM quốc doanh chiếm khoảng 70%, chi nhánh ngânhàng nớc ngoài chiếm 15%, ngân hàng liên doanh chiếm 3%, NHTMCPchiếm 12% Đối với các khoản vốn vay bằng ngoại tệ, tỷ trọng d nợ ngoại tệcủa hệ thống ngân hàng đối với loại hình CTCP là 4%, với loại hình DNNN là75%
Biểu đồ 1: Tỷ trọng d nợ của hệ thống Ngân hàng dành cho doanh nghiệp.
DNNN 75%
CTCP
4%
Khac 21%
Nguyờn nhõn trực tiếp và quạn trọng nhất dẫn đến tỡnh trạng CTCP ớt
cú cơ hội và điều kiện vay tớn dụng từ hệ thống NHTH là: i) thủ tục vay phứctạp, mất thời gian (làm lỡ cơ hội kinh doanh), ii) yờu cầu thế chấp ngặt nghốo,iii) mắc cảm của cỏc NHTM với khu vực kinh tế tư nhõn
Bảng 7: Vốn vay Ngõn hàng của cỏc CTCP giai đoạn 1999-2003.
Đơn vị: tỷ đồng