1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tao đàn Chiêu Anh Các trong sự phát triển của văn học Nam Bộ

47 517 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 490,83 KB

Nội dung

2- Trấn Hà Tiên - vùng đất mới trên bản đồ Nam Hà - Quê hương của Tao đàn Chiêu Anh Các CHƯƠNG II- TỔNG QUAN VỀ CHIÊU ANH CÁC 1- Sự thành lập Chiêu Anh Các 2- Tổ chức và hoạt động củ

Trang 1

2- Trấn Hà Tiên - vùng đất mới trên bản đồ Nam Hà - Quê hương của

Tao đàn Chiêu Anh Các

CHƯƠNG II- TỔNG QUAN VỀ CHIÊU ANH CÁC

1- Sự thành lập Chiêu Anh Các

2- Tổ chức và hoạt động của Chiêu Anh Các

3- Đặc điểm lực lượng sáng tác ở Chiêu Anh Các

4- Tác phẩm và tình trạng văn bản

5- Mạc Thiên Tích và vị trí của ông trong Tao đàn Chiêu Anh Các

CHƯƠNG III- NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ VĂN HỌC CỦA CHIÊU

ANH CÁC

1- Nội dung sáng tác của thơ văn Chiêu Anh Các

1.1- Đất nước Hà Tiên tươi đẹp

1.2- Một con người - một nhân cách- một tâm hồn- Mạc Thiên Tích

2 - Giá trị nghệ thuật

2.1 - Văn chương chữ Hán

2.2- Văn chương chữ Nôm

3- Vị trí của Tao đàn Chiêu Anh Các trong tiến trình văn hoá dân tộc

và trong sự phát triển của văn học Nam Bộ

Trang 2

Nền văn học Việt Nam là một chỉnh thể được tạo nên từ hai bộ phận:

văn học miền Bắc và văn học miền Nam Thiếu một trong hai bộ phận ấy,

văn học Việt Nam không còn là chính mình Văn học mỗi miền có những

đặc trưng riêng, bản sắc riêng nhưng đều không quên đóng góp làm giàu cho

nền văn học nước nhà Thế mà trong khi văn học miền Bắc luôn giành được

sự ưu ái, quan tâm thì văn học miền Nam ít được để ý tới Nó buộc phải

chấp nhận sự thiệt thòi cho dù ngay từ buổi đầu, Nam Bộ đã là đất văn

chương, đã nỗ lực hết mình, đã cống hiến hết mình, để lại những đóng góp

đáng tự hào cho nền văn học dân tộc

Mặt khác, nhắc đến văn học miền Nam, chẳng chần chừ, ngần ngại,

mọi người sẽ nghĩ ngay tới Nguyễn Đình Chiểu Cố nhiên, điều đó có cái lý

của nó Nhưng Nguyễn Đình Chiểu không tự nhiên được sinh ra và cũng

chẳng từ trên trời rơi xuống Nguyễn Đình Chiểu là kết quả tất yếu của cả

một quá trình hình thành, vận động, phát triển của dòng văn học phía Nam

giữa nguồn chung là nền văn học nước nhà Không nên quên rằng, trước

Nguyễn Đình Chiểu còn có những tác giả khác, những người đã góp công

vun trồng mảnh đất văn học Nam Bộ , trong đó không thể không kể đến Tao

đàn Chiêu Anh Các Chiêu Anh Các là một trong những cái mốc hiếm hoi

tạo ra sự phát triển đột biến trong nền văn học Nam Bộ

Phải thừa nhận rằng, có không ít công trình nghiên cứu về Chiêu Anh

Các nhưng chưa được phổ biến rộng rãi trên khắp mọi miền đất nước Việc

tìm kiếm, sưu tầm tài liệu về Chiêu Anh Các cũng không phải dễ dàng

Chiêu Anh Các có một vị trí vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển

văn học dân tộc, nhưng ngay cả với không ít sinh viên văn khoa ngoài Bắc

( trong đó có tôi), Chiêu Anh Các vẫn là một cái tên xa lạ, thậm chí có lúc

từng bị hiểu oan là một bộ truyện chưởng mới của Kim Dung (! ) Nữ sĩ

Trang 3

Mộng Tuyết một con người mà cả cuộc đời gắn bó máu thịt với mảnh đất

Hà Tiên, đã từng ngậm ngùi trong một bài thơ lấy tên là Chiêu Anh Các:

Đất Việt Nam ta chữ S liền Hải Ninh, Trà Cổ chấm đầu tiên

Hà Tiên điểm cuối cô em út Ngủ giấc hằng nga trong lãng quên

Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn Chiêu Anh Các là đối

tượng tìm hiểu của bài viết này Đây là một vấn đề thuộc về văn học sử, cho

nên, chúng tôi sẽ nhìn nhận nó từ nhiều góc độ : Lịch sử - Văn hoá - Văn

học Các thao tác nghiên cứu được sử dụng là tập hợp, hệ thống hoá tài liệu,

thống kê dựa trên văn bản, đối chiếu so sánh, phân tích - tổng hợp… Trong

bài báo cáo này, chúng tôi sẽ giới thiệu một cách tổng quan về Chiêu Anh

Các - Tao đàn Từ đó, chúng tôi muốn góp tiếng nói khẳng định chỗ đứng

của Chiêu Anh Các và đặt Chiêu Anh Các ở vị trí xứng đáng hơn, đúng với

tầm vóc của nó

Nội dung đề tài “Tao đàn Chiêu Anh Các trong sự phát triển của

văn học Nam Bộ” của chúng tôi được chia làm 3 chương :

Chương I : Hà Tiên trong bối cảnh của văn hoá Nam Bộ : chúng tôi

trình bày vài nét về lịch sử và tình hình văn học Nam Hà trong một thế kỷ

rưỡi mở đất và dựng nước ; giới thiệu đôi điều về lịch sử - văn hoá Hà Tiên,

quê hương của Tao đàn Chiêu Anh Các

Chương II : Tổng quan về Chiêu Anh Các: chúng tôi giới thiệu một

cách khái quát nhất về Chiêu Anh Các : sự thành lập, tổ chức, hoạt động,

đặc điểm lực lượng sáng tác, các tác phẩm của Chiêu Anh Các và vài nét về

Mạc Thiên Tích - vị chủ soái của Tao đàn

Chương III : Những đóng góp về văn học của Chiêu Anh Các : chúng

tôi tìm hiểu các giá trị về nội dung, giá trị nghệ thuật của văn chương chữ

Hán và văn chương chữ Nôm của Tao đàn Chiêu Anh Các Từ đó, chúng tôi

nhận xét, đánh giá về vị trí của Tao đàn Chiêu Anh Các trong tiến trình văn

hoá dân tộc và trong sự phát triển của văn học Nam Bộ

Trang 5

I- HÀ TIÊN TRONG BỐI CẢNH VĂN HOÁ NAM BỘ

1- Vài nét về lịch sử và tình hình văn học Nam Hà trong một thế

kỷ rưỡi mở đất và dựng nước ( từ khi Nguyễn Hoàng vượt Hoành Sơn lập

nghiệp ở Thuận Hoá đến khi họ Nguyễn hoàn thành xong cuộc Nam tiến

1600-1759)

a- Nguy ễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hoá từ 1558 Lúc đầu, ông vẫn

phục tùng họ Trịnh và vua Lê ở Tây Đô Thậm chí, khi Trịnh Tùng lấy được

Thăng Long năm 1593, ông đã đưa cả quân lính, súng ống ra giúp, laị ở lại 8

năm bên vua Lê, giúp Trịnh đánh Mạc Mãi đến tháng 5 (ta) năm 1600,

Nguyễn Hoàng do bất bình, mới nhân một lần lấy cớ đi đánh giặc, đem cả

bản bộ, tướng sĩ về Thuận Hoá, lo kế lâu dài, muốn tự gây dựng một giang

sơn, làm chủ một cõi trời riêng Ước mơ, hoài bão cả đời của ông, khát vọng

" gây dựng cơ nghiệp muôn đời" của " người anh hùng dựng võ" đã được

truyền lại cho cháu con họ Nguyễn Và, bước đầu tất nhiên của ý chí xưng

hùng ấy là phải đối kháng đến cùng với họ Trịnh Hai bên giao binh trong

hơn nửa thế kỷ ( 1627-1672) quanh bờ sông Gianh, họ Nguyễn quyết giữ

vững phòng tuyến của mình Không biết bao nhiêu máu xương đã đổ xuống

từ cuộc nội chiến đầy xót đau ấy Tuy nhiên, cái được của nó là: bị họ Trịnh

bít lối phương Bắc, họ Nguyễn sẽ mang tất cả sinh lực, chí khí, hùng tâm mà

kinh dinh một cuộc Nam tiến tốt đẹp Quân Chúa Nguyễn - và đằng sau là

dòng Việt ngữ - sẽ lần theo dải đất chữ S mà mở rộng biên cương Năm

1653, Nguyễn Phúc Tấn đặt phủ Diên Khánh Năm 1697, Nguyễn Phúc Chu

đặt phủ Bình Thuận Năm sau, Nguyễn Hữu Cảnh được cử vào kinh lược đất

Chân Lạp coi Trấn biên, phiên trấn mới thu phục Năm 1708, Mạc Cửu dâng

đất Hà Tiên Năm 1759 nhận đất Tầm Phong Long, Chúa Nguyễn Phúc

Khoát kiểm soát tất cả miền Hậu Giang Đến đây, sau 7 đời chúa, giang sơn

của họ Nguyễn đã mở rộng mênh mông về phương Nam Miền Nam đến Võ

Vương ( ông chúa thứ tám ) đã trở thành một nước "Đàng Trong" có triều

đình bá quan văn võ, có tổ chức chính trị vững vàng, có những địa điểm

kinh tế thương mại phát đạt ( Phú Xuân, Quảng Nam, Phú Yên…) chẳng hề

thua kém nước "Đàng Ngoài" của chúa Trịnh

Trang 6

Trước hết, họ Nguyễn cũng lấy Hán tự làm văn tự, dùng Hán học để

giáo dục dân chúng và trị nước Tuy nhiên, học thuật chữ Hán ở đây chẳng

thể tiến bộ đến độ thịnh đạt như đất Bắc Và việc truyền bá Hán học, nhìn

chung kém chất lượng, bởi những lý do dễ thấy:

- Đất Nam Hà từ quá Thuận Quảng trở vào là đất mới khai thác,

những phần tử đi tiên phong trong cuộc Nam Tiến là gia đình binh sĩ, cùng

đinh vô sinh kế có khi là tù nhân hay trộm cướp, đào vong nữa, đến đất mới,

tất nhiên không thể không nhọc lòng tính kế mưu sinh Bởi vậy, trong những

năm tháng này văn chương ít được để ý đến là điều dễ hiểu

- Công cuộc của các chúa Nguyễn trong một thế kỷ rưỡi ấy chủ yếu

diễn ra trên phương diện quân sự Dốc hết sức lực vào cuộc phòng thủ

chống họ Trịnh, chăm lo binh bị và luyện sĩ tốt để gây dựng cơ nghiệp muôn

đời, các chúa Nguyễn chẳng thể dành nhiều chú ý cho học thuật, văn

chương

- Đàng Trong cách xa nước Tàu vời vợi Mặt khác, quay lưng lại dãy

Hoành Sơn, miền Nam phải lo đối phó với lân chủng trong những mối bang

giao mà Hán học không thật sự cần thiết Ít tiếp xúc, va chạm với Hán học

thì làm sao văn chương học thuật phát triển được

Do đó, Hán học ở Nam Hà có phần sơ sài, không đạt tới được một

trình độ tinh tế, một phạm vi phổ biến đầy đủ Cho nên, ở thời điểm đó sáng

tác văn chương bằng chữ Hán chưa thể nảy nở và phát triển được Hệ luỵ

của nó là, thiếu sự đào luyện lâu đời của Hán học, thiếu phong vị văn

chương, phần Việt văn cũng không có gì kiệt xuất ( như Chinh Phụ Ngâm,

Truyện Kiều ở Đàng Ngoài) vì chỉ mới đi những bước đầu tiên

Duyệt qua văn Nôm trong một thế kỷ rưỡi ở Nam Hà, ta thấy mấy đặc

tính sau:

- Về nội dung: Văn ấy thường vụ đạo lý rõ rệt Nhà nho miền Nam

phải hành động nhiều, sống với bổn phận ràng buộc hơn là với những xúc

cảm, rung động Cho nên, văn chương cá nhân ít có nét trữ tình Thay vì

Trang 7

quan tâm đến tình cảm hồn nhiên, họ, những trí thức hiếm hoi được chúa

Nguyễn quý chuộng, tin dùng phải lo việc quốc kế dân sinh Thảng hoặc, có

tâm sự thì đó lại là và không thể khác là tiếng nói đắc thời, lạc quan, phụng

sự, tin tưởng vào chúa sáng

- Về hình thức: Thơ văn Nôm miền Nam cũng có đủ các thể thi phú

quen thuộc, song thường quảng dụng câu lục bát và bắt đầu làm quen với thể

song thất Văn chương thường nghiêng về khuynh hướng bình dân, đưa lục

bát vào các bài vãn dài, đề cao thể vè Ở những câu vè, bắt gặp cả những

thuyết lý cao xa Về văn từ, các tác phẩm sử dụng những thành ngữ nôm na,

những giọng điệu thổ ngơi miền Nam khác hẳn với văn Nôm miền Bắc

- Các tác phẩm còn lưu lại:

+ Đào Duy Từ: hai bài vãn

+ Nguyễn Hữu Hào: truyện Song tinh bất dạ

+ Nguyễn Cư Trinh: có nhiều bài thơ Nôm và vè sãi vãi

+ Các tác phẩm thơ văn của Tao đàn Chiêu Anh Các

Để hiểu rõ vùng văn học Hà Tiên, ngoài việc đặt nó lên bản đồ Văn

học Nam Bộ, thì sẽ là một thiếu sót lớn nếu vô tình hay cố ý bỏ rơi việc tìm

hiểu dù chỉ là vài nét sơ bộ về Hà Tiên, quê hương của Tao đàn Chiêu Anh Các

2- Trấn Hà Tiên - Vùng đất mới trên bản đồ Nam Hà - quê hương

của Tao đàn Chiêu Anh Các

Hai ngàn năm trước, người Malayopôlynesia, chủ nhân dũng mãnh và

tài ba của những hòn đảo ngoài khơi Đông Nam Á đã đặt chân lên xứ sở mà

ngày nay có tên là đồng bằng Sông Cửu Long Suốt 600 năm sống chung

với lũ, cư dân đầu tiên của Châu Thổ đã tạo dựng nền văn hoá Óc Eo mà

lịch sử sau này không thôi chiêm ngưỡng và ngợi ca là nền văn hoá phát

triển sớm nhất và rực rỡ nhất Đông Nam Á Nhưng sau trận biển tiến ( xảy

ra vào thế kỷ thứ VI ) toàn bộ châu thổ chìm trong biển nước và thiếp ngủ

trong 6 thế kỷ Phải đến thế kỷ XIII, tộc người Khmer của nước Chân Lạp

mới có mặt ở đây Cùng thời gian đó hay muộn hơn một chút, người Việt từ

Thuận Quảng cũng giong thuyền tới đây và quần tụ cùng người Khmer,

người Ấn, người Đồ Bà ( Java )…

Trang 8

Giữa thế kỷ XVII, tộc người Mãn từ Mãn Châu tràn vào chiếm toàn

bộ Trung Quốc, diệt nhà Minh, lập nên triều đình Mãn Thanh Nhiều mưu

toan phục Minh chống Thanh không thành lớp sĩ phu người Hán thất vọng

Không chịu cạo tóc, gióc bím theo phong tục Mãn, nhiều người đã bỏ nước

ra đi Trong số những vong thần nhà Minh di cư đến nước ta thời đó có Mạc

Cửu

Mạc Cửu sinh năm 1655 tại xã Lê Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi

Châu tỉnh Quảng Đông Năm 16 tuổi ( 1671) ông cùng gia nhân lên thuyền

vượt biển xuống phía Nam vừa để thoát khỏi ách thống trị của ngoại tộc,

vừa tìm nơi lập nghiệp dung thân lâu dài Đặt chân đến đất Mang Khảm (

vốn là đất của vua nước Chân Lạp), trong chí hướng tu- tề- trị- bình của kẻ

sĩ phương đông, như bất cứ ai khác, Mạc Cửu cũng muốn tạo dựng cho

mình trời riêng một cõi Và Mạc Cửu trên thực tế đã kiến tạo Hà Tiên theo

mô hình một tiểu quốc

Nhưng Mạc Cửu cũng không thôi ý thức rằng một vùng đất mới mở

mang ăn nên làm ra như vậy thật khó giữ được vẹn toàn Mạc Cửu, không

thể khác phải đứng trước sự lựa chọn Chân Lạp vừa hèn yếu, vừa hẹp hòi

không thể quy thuận Xiêm thì xa và ít nhiều bộc lộ những hành động bạo

tàn Như kẻ sĩ chọn chủ, cô gái chọn chồng, Mạc Cửu nhìn về hướng đông,

hoàn toàn không phải là sự ngẫu nhiên, hành vi lựa chọn của Mạc Cửu hẳn

là kết quả của một quá trình trăn trở suy tư Một mặt, những đồng bang của

ông được chúa Nguyễn tin dùng Nhưng quan trọng hơn là trong cộng đồng

cư dân Hà Tiên, người Việt là chủ công không chỉ về số lượng mà cả về vai

trò hàng đầu trong kinh tế, chính trị, xã hội Cuối cùng, Mạc Cửu đã đưa ra

quyết định sáng suốt mang ý nghĩa lịch sử: thần phục Đại Việt Đó là vào

tháng 8 mùa thu năm Mậu Tí 1708 Chúa Nguyễn Phúc Chu đã sẵn sàng đón

nhận vùng đất mới, thần dân mới của mình với tấm lòng bao dung và tin

cậy Nguyễn Phúc Chu đã cho lập trấn Hà Tiên của Đại Việt, phong Mạc

Cửu tước Cửu Ngọc Hầu, chức tổng binh

Từ đó trở đi, Mạc Cửu và sau này là Mạc Thiên Tích, con ông, ra sức

xây dựng và phát triển trấn Hà Tiên hùng mạnh Với tư cách là người đứng

đầu một trấn ngoài biên thuỳ có nhiều quyền hành, hai cha con họ Mạc đã

Trang 9

dốc lòng xây dựng Hà Tiên như một quốc gia không chỉ về chính trị mà còn

về quân sự quốc phòng Bên cạnh đó, họ còn mở mang kinh tế, khuyến

khích nông nghiệp đặc biệt là phát triển thương nghiệp, đưa miền đất này trở

thành trung tâm thương mại khu vực Về văn hoá, hai cha con họ Mạc còn

trù hoạch kế sách phát triển văn hoá một cách căn cơ

Như vậy Hà Tiên sau khi về với Đại Việt đã phát triển như một " tiểu

quốc gia" phong kiến hoàn chỉnh

Nhưng, là một vùng đất mới khai phá, ăn nên làm ra, lại ở một vị trí

thuận lợi nhiều mặt, Hà Tiên khó tránh khỏi sự nhòm ngó của ngoại bang

Sau cuộc xâm lăng của Xiêm La ( 1771- 1773) Hà Tiên bị chiếm, đốt phá

nặng nề và không còn đủ sức gượng dậy được nữa Dù sao thì, Hà Tiên cũng

hoàn thành vai trò lịch sử của mình trong việc bước đầu mở mang đồng

bằng sông Cửu Long

Nói đến Hà Tiên, nói đến văn hoá Hà Tiên, có một vấn đề quan trọng

không thể không bàn tới Đó là việc có không ít người có mặc cảm rằng các

thành quả văn hoá Hà Tiên, đặc biệt thơ văn Chiêu Anh Các là một thứ sản

phẩm "ngoại nhập" Mặc cảm đó xuất phát từ quan niệm tổng binh trấn Hà

Tiên là người gốc Minh Hương, nước Tàu Là " ông vua nhỏ" của một "tiểu

quốc" thờ " nước lớn", Mạc Cửu đã xây dựng một quốc gia phong kiến với

phong tục và chế độ phảng phất giống nhà Minh, ít thấy bản sắc văn hoá

Việt Cách nghĩ khắc kỷ, thiếu công bằng và ấu trĩ ấy cần phải được xét lại,

cho dù việc xác định bản sắc văn hoá của một dân tộc về mặt lý thuyết cũng

như vận dụng vào thực tế không phải là điều dễ dàng

Khi Mạc Cửu đặt chân lên mảnh đất Hà Tiên thì trên mảnh đất ấy đã

thấy những người dân sinh sống quần tụ Công bằng mà nói, người Minh

Hương sở hữu một nền văn hoá lâu đời có bề dầy truyền thống và một nền

văn minh phát triển ở một trình độ hơn hẳn so với người bản địa Bởi thế, tất

yếu vào thời điểm ấy, đã diễn ra quá trình " di thực" văn hoá Với phông văn

hoá cao hơn, trình độ văn minh phát triển hơn, khi xuất hiện ở mảnh đất này,

văn hoá của những người gốc Minh Hương đã lấn át văn hoá bản địa và

vươn lên giữ vị trí, vai trò chủ đạo, buộc văn hoá bản địa đứng xuống hàng

thứ yếu Tuy nhiên, khi quy phục chúa Nguyễn về với Đại Việt, khi cái tên

Trang 10

Hà Tiên được gắn lên bản đồ Việt Nam thì sự "di thực" phải dành một phần

đường để nhường chỗ cho qúa trình " bản địa hoá" Là những vong thần nhà

Minh, cha con họ Mạc không thôi mang trong mình một nỗi niềm hoài cảm

ngoái về nước cũ; nhưng hàng chục năm ròng sống dưới bầu trời Việt, ăn

cơm người Việt, đủ để cuộc sống Việt, tinh thần Việt ăn sâu, bén rễ trong

tâm hồn họ một cách tự nhiên như hơi thở, như nhịp đập con tim và Hà Tiên

đã trở thành quê hương thứ hai gắn bó máu thịt với họ Nói như thế, không

có nghĩa là chúng tôi phủ nhận sự tác động trở lại của văn hoá Minh Hương

với văn hoá Đại Việt

Như vậy, văn hoá Hà Tiên, nói tóm lại là sự cộng sinh của văn hoá

Đại Việt, văn hoá Minh Hương và văn hoá của những cư dân bản địa mà

dòng chủ lưu vẫn là văn hoá Đại Việt, nền văn hoá đó là kết quả của các quá

trình " di thực", " bứng trồng", " bản địa hoá" Bởi thế sự ngộ nhận văn hoá

Hà Tiên là một thứ sản phẩm "ngoại lai" phải được gạt bỏ Và sẽ chẳng sợ bị

coi là "vơ vào" khi khẳng định rằng những thành quả văn hoá mà Hà Tiên

đạt được cũng là thành quả chung của nền văn hoá Đại Việt và văn học Hà

Tiên - Chiêu Anh Các là bộ phận hữu cơ của văn học Việt Nam

II- TỔNG QUAN VỀ CHIÊU ANH CÁC

1- Sự thành lập Chiêu Anh Các

Ngay những buổi đầu dựng nghiệp, Mạc Cửu đã dành nhiều ưu ái cho

việc phát triển văn hoá và giáo dục Chẳng những thế, ông còn trù hoạch kế

sách phát triển văn hoá một cách căn cơ: mở trường dạy học Trong điều

kiện của mình, ông lập nhà nghĩa học thu hút con em thân hào, chức sắc và

cả con em bình dân hiếu học Trường không chỉ dạy chữ mà còn là nơi chiêu

tập nhân tài Đó vừa là câu lạc bộ văn chương vừa là viện hàn lâm thu nhỏ

Hình thức nhà trường như vậy quả đã tác động tích cực đến sự phát triển của

Hà Tiên Và thành qủa kiệt xuất là từ nghĩa học đã sản sinh ra Mạc Thiên

Tích Sau khi kế tập cha được 1 năm, năm 1736, chàng trai 30 tuổi Mạc

Thiên Tích đã dựng Tao đàn Chiêu Anh Các

Không có những cứ liệu thực sự rõ ràng, nhưng theo chúng tôi có thể

hình dung ra khả năng này: Mạc Thiên Tích lớn lên trong giang sơn của cha,

được học với các thầy người Hoa, người Việt trong nghĩa học Đến tuổi

Trang 11

thành niên, ông đã đọc thông hiểu thạo chữ nghĩa thánh hiền, tư tưởng của

bách gia chư tử, và cũng minh tường quân cơ mưu lược Kế tục cha chèo lái

giang sơn, do thiên chức riêng, Mạc Thiên Tích đã học và nắm vững nghệ

thuật làm thơ viết phú Rồi nhằm dịp tết nguyên tiêu năm Bính Thân 1736,

Thiên Tích mở hội thơ, dựng cờ Tao đàn Đó là ngày tết lịch sử của đất Hà

Tiên vì nó chứng kiến sự ra đời của Tao đàn đầu tiên ở phía Nam và cũng là

Tao đàn thứ hai trong lịch sử văn hoá dân tộc, đánh dấu bước phát triển rất

quan trọng của đời sống văn hoá và văn học xứ Đàng Trong

Trong bài tựa tập thơ Hà Tiên thập vịnh, Mạc Thiên Tích viết:

"… Mùa hè năm Ất Mão, tiên quân mất đi, tôi nối theo mối trước,

trong khi chính trị thư rỗi, hàng ngày cùng với văn nhân bàn việc vịnh thơ

Mùa xuân năm Bính Thìn, Trần Tử Hoài ở Việt Đông cưỡi thuyền tới đây,

tôi tiếp đãi làm thượng khách, mỗi buổi hoa sớm, trăng hôm ngâm vịnh

không dứt

Nhân đem 10 bài vịnh cảnh Hà Tiên để xin nhau hoạ vần,Trần Tử

dựng cờ Tao đàn, thủ xướng phong nhã Kịp khi trở về Châu Giang, chia đề

trong Bạch xã, vâng được các ông không bỏ, theo đề vịnh tiếp, đóng thành

một quyển, xa gửi cho tôi, nhân đem khắc in

Do đó, biết núi sông nhờ được phong hoá của tiên quân mà thêm phần

tráng lệ, lại được các danh sĩ phẩm đề mà thêm vẻ linh tú Thơ này chẳng

những chỉ làm cho chốn ven biển thêm phần tươi đẹp, mà cũng là một trang

sử của Hà Tiên vậy…"

Đó là những dòng văn xuôi duy nhất còn lại của thi sĩ họ Mạc, và

cũng là một chứng cớ thuyết phục cho ta biết hoàn cảnh và cách thức ra đời

của Tao đàn Chiêu Anh Các Từ lâu Mạc Thiên Thích đã làm thơ, xướng

hoạ với các văn nhân thi sĩ gần gũi Nhưng phải đợi đến khi Trần Tử Hoài từ

Trung Quốc sang thì đó mới là cơ duyên để thơ Mạc Thiên Tích cất cánh

Có thể là, khi làm thượng khách của đất Hà Tiên, Trần Tử Hoài với con mắt

tinh đời của một văn nhân có tiếng Trung Quốc đã phát hiện ra một Mạc

Thiên Tích- thi nhân Và ông đã dựng cờ Tao đàn, mở hội thơ xướng hoạ

Trở về nước, Tử Hoài chia thơ Thiên Tích để các danh sĩ Trung Hoa phẩm

đề Thế là từ 10 bài thơ ban đầu của Mạc Thiên Tích, nay đã được nhân lên

Trang 12

thành 320 bài của 32 nhà thơ Việt - Hoa Chính vì có khối lượng lớn và giá

trị như thế nên các tác phẩm đó được đem khắc in thành Hà Tiên thập vịnh -

thi tập đầu tiên của Chiêu Anh Các

2- Tổ chức và hoạt động của Chiêu Anh Các

Chiêu Anh Các vẫn được nhìn nhận như một Tao đàn Nhưng trên

thực tế không chỉ có vậy, hoạt động của Chiêu Anh Các là rất rộng: đề cao,

quảng bá Nho giáo, mở trường dạy học và sáng tác văn chương

Khi đã xây dựng một giang sơn riêng, họ Mạc cũng muốn xây dựng

trật tự cho giang sơn của mình Họ Mạc tìm đến Nho giáo, coi Nho giáo như

một chỗ dựa Một trong những biểu hiện chứng tỏ Mạc rất đề cao Nho giáo

chính là việc quan tâm, phát triển giáo dục Mạc Cửu đã cho lập nghĩa học

Và đến 1736, khi Chiêu Anh Các ra đời thì nhà nghĩa học đã trở thành một

trong những hoạt động của Chiêu Anh Các Hoạt động của nghĩa học này

vừa có ý nghĩa khơi dậy không khí học tập, vừa có giá trị cung cấp đội ngũ

những người giúp việc có học cho họ Mạc Bên cạnh đó, Chiêu Anh Các

còn là một Văn Miếu thờ Ông Thánh vạn thế sư biểu Khổng Phu Tử, tứ phối

và nhị thập hiên, y như các Văn Miếu mà chúng ta thường biết

Với tư cách là một trung tâm truyền bá Nho học, Chiêu Anh Các còn

góp phần quan trọng trong việc dung hoà Nho giáo với các hệ tư tưởng

khác, đặc biệt là Phật giáo và Đạo giáo Chính sự dung hoà này đã làm cho

Hà Tiên vừa có những nét bản sắc riêng, lại vừa phản ánh được đặc trưng

chung của văn hoá dân tộc lúc bấy giờ Ngay trong Chiêu Anh Các, bên

cạnh đa số là Nho sĩ, còn thấy thấp thoáng có cả đạo sĩ ( Tô Dần đạo sĩ) có

cả nhà sư ( Hoàng Long hoà thượng) Và, ở Hà Tiên cũng có không ít

chùa chiền, đặc biệt lý thú là khi viếng thăm bất kỳ chùa nào, chúng ta cũng

sẽ được đọc thơ của Chiêu Anh Các chép đầy các bức tường chùa Bằng

những hoạt động ấy, Chiêu Anh Các đã góp phần làm cho đội ngũ kẻ sĩ ở Hà Tiên

ngày càng lớn mạnh

Nhưng Chiêu Anh Các vẫn chủ yếu được biết đến như là một Tao

đàn, Thi xã Hoạt động nổi bật nhất, được nhiều người quan tâm nhất là

xướng hoạ, ngâm vịnh của các tác giả Chiêu Anh Các Sẽ chẳng mấy khó

khăn để lý giải điều này, bởi lẽ đây là hoạt động để lại nhiều thành quả có

Trang 13

giá trị nhất Như tên của nó, Chiêu Anh Các là nơi chiêu tập những kẻ sĩ,

những bậc anh tuấn, anh tài trong thiên hạ ( Chiêu: gọi, cầu; Anh: anh tài;

Các: gác) Tao đàn này cũng đã tổ chức làm thơ xướng hoạ ngâm vịnh, giảng

đàm thao lược và thậm chí còn cho in khắc, lưu hành trong địa phương và

sang cả Hoa Nam - Trung Quốc Những đóng góp của Chiêu Anh Các- Tao

đàn sẽ được làm rõ, cụ thể hoá ở phần viết sau

3- Đặc điểm của lực lượng sáng tác ở Chiêu Anh Các

Ở những tài liệu khác nhau, thì số lượng các tác giả Chiêu Anh Các là

không giống nhau Theo Đông Hồ, trong văn học miền Nam - Văn học Hà

Tiên, thời bấy giờ người ta có truyền tụng câu thơ rằng:

Tài hoa lâm lập Trúc Phương Thành

Nam Bắc hàm vân thập bát anh

( Người tài hoa ở Trúc Phương Thành san sát như cây rừng, song

được khắp nơi xưng tụng hơn cả vẫn là mười tám người tài giỏi)

Còn bản thân Đông Hồ thì cho rằng, số lượng tác giả xướng hoạ ở

Chiêu Anh Các là 32 Lý Thị Mai trong công trình gần đây của mình: Tao

đàn Chiêu Anh Các - Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin 2003, đã lập bảng

thống kê danh sách tác giả Chiêu Anh Các trên cơ sở những thư tịch cổ,

những ghi chép của Lê Quý Đôn, Trịnh Hoài Đức Theo đó, tổng số những

người tài hoa tham gia xướng hoạ ở Chiêu Anh Các lên đến 75 người Sự sai

số lớn đến như vậy buộc chúng ta không thể loại trừ khả năng có sự trùng

lặp do trường hợp một người dùng nhiều bút hiệu, hoặc giả là khi dùng tên

hiệu, khi dùng tên thật, lại có khi dùng tên tự…Tuy nhiên, dẫu cho có sự

trùng lặp đi chăng nữa thì con số 75 vẫn là một con số biết nói và sự vượt

quá xa so với con số 32 người của Đông Hồ, tự nó, đã nói lên được phần nào

quy mô của Chiêu Anh Các Bởi thế, chẳng phải là vô cớ khi khẳng định

rằng Chiêu Anh Các là một thi xã lớn

Không chỉ lớn bởi số lượng tác giả, Chiêu Anh Các là một thi xã lớn

còn bởi vì và chủ yếu bởi vì Chiêu Anh Các đã quy tụ đông đảo lực lượng

sáng tác gồm nhiều thành phần khác nhau, nhiều địa phương khác nhau và

Trang 14

tín ngưỡng khác nhau Trong điều kiện thế kỷ XVIII, một sự thu hút, quy tụ

như thế thật là điều hiếm và không thể không trân trọng

Trong Tao đàn Chiêu Anh Các, đa số là những người Minh Hương,

một số người Hoa Trung Quốc, chỉ có 8 người là người Việt Đó là:

1 Phan Đại Quảng

2 Nguyễn Nghi Quê ở phủ Triệu Phong ( Thuận Hoá )

Theo ghi chép của Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí

thì có đến 8 vị trong Chiêu Anh Các tuy không có thơ hoạ nhưng vẫn có tên

trong Tao đàn

1- Tạ Chương 5- Lư Triều Huynh

2- Vương Đắc Lộ 6- Lê Bá Binh

3- Lương Kim Phong 7- Hoàng Long hoà thượng

4- Dư Tích Thuần 8- Tô Dần đạo sĩ

Trong đội ngũ những người tham gia xướng hoạ ở Chiêu Anh Các, có

người chưa hề đặt chân đến Hà Tiên Họ hoạ thơ Mạc Thiên Tích thông qua

nhân vật Trần Tử Hoài ( điều này được ghi nhận trong bài tựa mà Mạc

Thiên Tích viết cho tập Hà Tiên thập vịnh)

Trên đây là một vài nhận định sơ lược về đặc điểm của lực lượng sáng

tác ở Chiêu Anh Các

4.Tác phẩm và tình trạng văn bản

Dựa trên cơ sở các tài liệu gốc là những ghi chép của Lê Quý Đôn

( Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục), Trịnh Hoài Đức ( Gia Định thành

Quê ở Gia ĐịnhQuê ở phủ Quy Nhơn

Trang 15

thông chí ) bên cạnh đó là các cuốn sách Văn học Hà Tiên ( Đông Hồ Lâm

Tấn Phác), Hợp tuyển văn học Việt Nam, Tổng tập văn học Việt Nam …,

chúng tôi đã thống kê được các tác phẩm sau của Chiêu Anh Các

- Hà Tiên thập vịnh ( Hán )

- Thụ Đức hiên tứ cảnh ( Hán)

- Minh b ột di ngư ( Hán)

- Hà Tiên qu ốc âm thập vịnh ( Nôm)

- Hà Tiên vịnh vật thi tuyển

- Châu Th ị trinh liệt tặng ngôn

- Thi truy ện tặng Lưu tiết phụ

- Thi th ảo vịnh ngôn dị tập

- L ư khê vãn

Chiêu Anh Các để lại một khối lượng tác phẩm tương đối lớn gồm cả

hai bộ phận: sáng tác bằng chữ Hán và sáng tác bằng chữ Nôm nhưng đáng

tiếc là đến nay, hầu hết sách đã thất truyền Hiện chỉ còn lại một số tác phẩm

ở các tập: Hà Tiên thập vịnh, Thụ Đức hiên tứ cảnh, Minh bột di ngư, Hà

Tiên qu ốc âm thập vịnh và bài phú Lư Khê vãn Bốn tập sách Hà Tiên vịnh

v ật thi tuyển, Châu Thị trinh liệt tặng ngôn, Thi truyện tặng Lưu tiết phụ,

Thi th ảo cách ngôn dị tập- chúng ta chỉ biết đến tên

Tình trạng văn bản của các tác phẩm còn lại của Chiêu Anh Các như sau:

- Hà Tiên thập vịnh: được khắc in năm 1737 gồm 320 bài thơ viết về

10 cảnh đẹp Hà Tiên, do Mạc Thiên Tích xướng, 6 tác giả người Việt và 25

tác giả người Hoa hoạ vần; Mạc Thiên Tích đề tựa, Dư Tích Thuần và Trần

Trí Khải, hai văn nhân Trung Quốc viết hai bài bạt Sau này Nguyễn Cư

Trinh vào Hà Tiên có quan hệ thi hữu với Mạc Thiên Tích hoạ thêm 10 bài

nữa Hiện nay chỉ còn lại 10 bài xướng của Mạc Thiên Tích, 10 bài hoạ của

Nguyễn CưTrinh, 4 bài hoạ của các tác giả Vương Xưởng, Đan Bỉnh Ngư,

Nguyễn Nghi, Lý Nhân Trường

Trang 16

- Th ụ Đức hiên tứ cảnh được 32 người hoạ cộng 88 bài đã khắc in do

Phương Thu Bạch viết bài tựa, nhưng mất mát gần hết Bốn bài xướng của

Mạc Thiên Tích cũng nằm trong số đó May nhờ Lê Quý Đôn mà ta còn lại

9 bài hoạ của 9 nhà thơ được chép lại trong Kiến văn tiểu lục

- Minh bột di ngư - Ông chài còn sót lại trên biển nhà Minh - là tập

thơ phú gồm 30 bài thơ luật và bài phú 100 vần cùng lấy tên Lư Khê nhàn

điếu( Rạch Vược câu nhàn) của Mạc Thiên Tích Bản in sinh thời của Mạc

Thiên Tích 1771 đã mất Bản in thứ hai do Trịnh Hoài Đức đứng ra khắc in

vào năm 1821 có tên là Minh bột di ngư trùng bản cũng không còn Hiện chỉ

còn lại bài phú và 7 bài thơ Tình hình tài liệu như vậy chưa cho phép tìm

hiểu một cách toàn diện về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của Minh bột di

ngư, nhưng căn cứ vào Lư Khê nhàn điếu phú, ta có thể coi đây như một

tuyên ngôn Việt hoá của Mạc Thiên Tích và lớp hậu duệ của các di thần bài

Thanh phục Minh từ Hoa Nam qua tỵ nạn chính trị ở Đàng Trong, khi mới

quan hệ với không gian xã hội này đã thúc đẩy họ chủ động và vĩnh viễn vùi

chôn tâm sự di thần

- Hà Tiên quốc âm thập vịnh gồm hơn 336 câu lục bát gián thất và 88

câu của mười một bài thơ Đường luật, tổng cộng 424 câu sáng tác bằng

tiếng Việt - chữ Nôm Hà Tiên quốc âm thập vịnh hiện có 7 văn bản đáng

chú ý

+Bản Nôm trong gia phả Hà Tiên do Trần Đình Quang chép

+ Bản Nôm của gia đình Nguyễn Đình Chiểu

+ Bản quốc ngữ do Lê Quang Chiểu công bố

+ Bản quốc ngữ do Nguyễn Phương Chánh sao lục

+ Bản quốc ngữ do La Thành Đầm công bố

+ Bản quốc ngữ do Đông Hồ công bố trên tạp chí Nam Phong (1926)

+ Bản quốc ngữ do Đông Hồ bình giảng trong văn học Hà Tiên

(1970)

-Lư Khê Vãn: Mặc dù không ghi tên tác giả, nhưng căn cứ vào một số

đặc điểm và nội dung, phong cách và thể loại, cố giáo sư Ca Văn Thỉnh đã

Trang 17

cho rằng Lư Khê Vãn có thể là tác phẩm của Tao đàn Chiêu Anh Các Hiện

nay gần như không còn khả năng văn bản chữ Nôm nào của tác phẩm này

chỉ còn bản chép tay quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký

5- Mạc Thiên Tích và vị trí của ông trong Tao đàn Chiêu Anh Các

Mạc Thiên Tích ( 19/4/1706 - 01/11/1780) tên thật là Mạc Tông sau

đổi thành Mạc Tứ, tự Sĩ Lân là con trưởng của tổng binh Mạc Cửu và bà Bùi

Thị Lẫm, người Việt Sau khi cha mất ( 1735) Mạc Thiên Tích được chúa

Nguyễn cho kế chân cha tiếp tục coi giữ trấn Hà Tiên, tước Tông Đức hầu

Thừa kế sự nghiệp của cha, Mạc Thiên Tích đưa Hà Tiên lên bước phát triển

mới, thăng hoa thành vùng văn hiến rực rỡ nơi biên thuỳ phía Tây Nam Đến

thời ông, Tây Nam đã thực sự thành một vùng đất trù phú, cư dân đông đúc

làm phên dậu cho đất nước Ông cũng có công xây dựng dân binh, nhiều lần

đánh bại các cuộc xâm lược của bọn phong kiến Xiêm La và Chân Lạp Vào

khoảng 1776, khi quân Tây Sơn đánh vào Gia Định, truy kích bè đảng chúa

Nguyễn, Mạc Thiên Tích đã giữ lòng trung với chúa, chạy sang Xiêm xin

viện binh về " phục quốc" Nhưng vua Xiêm ( bấy giờ là một thương nhân

Hoa kiều tiếm ngôi) tỏ lòng nghi kị cho giam lỏng đoàn cầu viện của họ

Mạc Phẫn uất, ông tự tử tại Băng Cốc

Xuất thân từ một gia đình có truyền thống văn hoá, nho học, Mạc

Thiên Tích là một người học rộng, có tài văn thơ, lại có ý thức mở mang văn

hoá trên mảnh đất do mình gây dựng Mạc Thiên Tích đã sớm quy tụ được

nhiều nhà nho từ các nơi về Hà Tiên lập nghiệp và vào năm 1736, ông cùng

họ lập lên thi xã Chiêu Anh Các Điều đó cho thấy, Mạc Thiên Tích rất có

uy tín và luôn nhận được sự kính trọng của các danh sĩ đương thời Không

chỉ sáng lập Chiêu Anh Các, ông còn là thủ lĩnh của Tao đàn này Mọi hoạt

động của Chiêu Anh Các đều dưới sự điều khiển, dẫn dắt của ông

Mạc Thiên Tích luôn là người khởi xướng cho mọi hoạt động của

Chiêu Anh Các Ông làm thơ, rồi mời các nhà thơ trong và ngoài thi xã cùng

hoạ lại, thậm chí mời cả những nhà thơ quen biết của một thi xã ở Quảng

Châu cùng góp lời ngâm hoạ Không có xướng hẳn sẽ chẳng thể có hoạ

Không có những bài thơ hay của Mạc Thiên Tích hẳn sẽ chẳng thể có được

những tập thơ để lại cho đời Nói như vậy để thấy rằng Mạc Thiên Tích đã

Trang 18

đóng một vai trò vô cùng quan trọng, có một vị trí trụ cột trong Tao đàn

Chiêu Anh Các Bên cạnh đó, Mạc Thiên Tích cũng là người có công lớn

trong việc phổ biến, quảng bá văn chương Chiêu Anh Các trong phạm vi cả

trong và ngoài nước Chính Mạc Thiên Tích đã cho khắc in các tác phẩm

của Chiêu Anh Các ( rất đáng tiếc đến nay chẳng còn được là bao) Bằng

cách ấy, Mạc Thiên Tích đã đưa Chiêu Anh Các trở thành một hoạt động

văn hoá, văn học ít nhiều mang tính chất quốc tế

Là thủ lĩnh Tao Đàn, những tư tưởng, tình cảm, những trăn trở, suy tư

của Mạc Thiên Tích không thể không ảnh hưởng đến tổng thể thơ văn Chiêu

Anh Các Tư tưởng của Mạc Thiên Tích đóng vai trò chủ đạo, chi phối các

tác phẩm của Chiêu Anh Các Do đó, không chỉ ở các tác phẩm của Mạc

Thiên Tích, nhìn vào các sáng tác của những tác giả Chiêu Anh Các khác ta

có thể hình dung phần nào chân dung Mạc Thiên Tích Vị trí quan trọng của

Mạc Thiên Tích đối với Chiêu Anh Các còn được thể hiện ở chỗ, Mạc Thiên

Tích đã đóng góp một khối lượng tác phẩm lớn và quan trọng vào kho tàng

văn học Chiêu Anh Các Những tác phẩm còn lại của Mạc Thiên Tích là:

- 10 bài xướng trong Hà Tiên thập vịnh

- Minh bột di ngư ( 1 bài phú và 7 bài thơ)

- Hà Tiên quốc âm thập vịnh

Có thể nói, đây là những tác phẩm quan trọng bậc nhất trong tổng thể

văn chương Chiêu Anh Các Nhờ có những tác phẩm này và chủ yếu dựa

trên những tác phẩm này, chúng ta mới có thể tìm hiểu và khám phá nhiều

cái hay, cái đẹp, cái lạ trong thơ văn Chiêu Anh Các

Tóm lại, sẽ chẳng phải quá lời khi khẳng định rằng Mạc Thiên Tích

chính là linh hồn, là trái tim của Chiêu Anh Các Ông xứng đáng là vị chủ

soái, một trụ cột vững chắc và không thể thiếu của Tao đàn vô cùng độc đáo này

III- NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ VĂN HỌC CỦA CHIÊU ANH

CÁC

1.Nội dung sáng tác của thơ văn Chiêu Anh Các

1.1- Đất nước Hà Tiên tươi đẹp

Trang 19

Chủ đề xuyên suốt trong các tác phẩm của Mạc Thiên Tích nói riêng

và Chiêu Anh Các nói chung là sự ngợi ca đất nước Hà Tiên, một miền đất

tuy mới nhưng ngày càng đơm hoa kết trái

Các tác giả đã dành cho Hà Tiên một sự ưu ái, một tình cảm trìu mến,

thương yêu

a- Đến với Hà Tiên, trước hết, chúng ta sẽ chìm đắm ngay vào vẻ đẹp

muôn màu, muôn sắc của thiên nhiên xứ này:

Thiên nhiên là nguồn cảm hứng muôn thưở cho văn chương Nhưng

trong lịch sử văn học nước nhà, chưa bao giờ chúng ta bắt gặp một số lượng

tác phẩm lớn của một đội ngũ đông đảo các tác giả tập trung ca ngợi thiên

nhiên như ở Chiêu Anh Các Thơ văn Chiêu Anh Các đầy ắp thiên nhiên,

tràn trề thiên nhiên.Bóng dáng thiên nhiên hiện lên rõ ràng, đậm nét trong

những dòng thơ, dòng văn chứa chan tình cảm Tất cả các tác phẩm Chiêu

Anh Các đều thấp thoáng bóng dáng thiên nhiên Đọc thơ văn Chiêu Anh

Các, chúng ta bắt gặp núi, sông, biển, đảo, chúng ta bắt gặp gió, mây, tuyết

và không thể thiếu được là trăng Đọc Chiêu Anh Các, chúng ta biết và thêm

yêu những danh thắng trên đất Hà Tiên: Kim Dự lan đào, Bình San điệp

thúy, Th ạch Động thôn vân, Châu Nham lạc lộ, Đông Hồ ấn nguyệt, Nam

Ph ố trường ba, Lộc Trĩ thôn cư, Lư Khê ngư bạc, Tiêu tự thần chung, Giang

thành d ạ cổ Những Kim Dữ ( đảo vàng), Bình San ( núi bằng), những

Thạch Động ( hang đá), Châu Nham ( nham thạch đỏ) … vốn chẳng phải

tên riêng, nhưng từ khi đi vào thơ chúng đã trở thành những tên gọi thân

thương, gần gũi, quen thuộc với và không chỉ với Hà Tiên Ngần ấy địa

danh đủ để chúng ta thấy rằng mọi nơi, mọi chốn trên mảnh đất Hà Tiên

đều là những danh thắng quyến rũ, hấp dẫn lòng người

Thơ Chiêu Anh Các đầy ắp núi, mây, sông, nước; đầy ắp trăng, gió

bao la Nhưng điều đáng nói núi ấy là núi Hà Tiên, biển ấy là biển Hà Tiên,

gió ấy là gió trời Hà Tiên, không thể lẫn với bất kỳ miền quê nào khác

Thiên nhiên Hà Tiên đa dạng không chỉ bởi có nhiều thắng cảnh,

không chỉ bởi có nhiều nét đặc sắc mà còn phong phú bởi vẻ đẹp muôn màu,

muôn sắc, đầy biến hoá của nó

Trang 20

( Kim Dự lan đào)

( Một hòn đảo chót vót đặt giữa sóng biển

Chắn ngang dòng nước, vẻ đẹp làm hùng tráng Hà Tiên Vùng biển Đông Nam ba đào tắt lặng

Trên trời dưới nước, mặt trăng mặt trời sáng rực)

Ở những dòng thơ ấy, nổi bật lên là hòn đảo Kim Dữ sừng sững hiên

ngang, vững vàng như một người lính vai sắt, mình đồng Kim Dữ như một

viên ngọc được trời cao thả xuống một vùng biển nước bao la Giữa cái

mênh mông của trời biển, Kim Dữ càng làm cho thiên nhiên Hà Tiên thêm

phần tráng lệ, kỳ vĩ

Thiên nhiên ấy có lúc thật hoang vu:

Vũ để yên tiêu cộng diểu mang Nhất loan phong cảnh tiếp hồng hoang

( Đông Hồ ấn nguyệt )

( Mưa tạnh khói tan thảy đều xa vời

Phong cảnh vụng biển đầy vẻ hoang vu

Nhưng có lúc lại thật thơ mộng, hữu tình:

Vãn bài thiên trận la phương thụ Tình lạc bình nhai tả ngọc hoa Bội ảnh cộng phiên minh nguyệt tụ Vân quang tế táp dịch dương sa

(Châu Nham lạc lộ)

Trang 21

( Chiều buông bầy trận trên trời giăng khắp cây thơm

Trời tạnh đáp xuống lèn núi phẳng trút ra hoa ngọc

Giống bóng thác nước lật lại với ngọn núi đẫm ánh trăng

Tựa ánh mây sáng cùng vòng quanh bãi cát dưới ánh triều)

Thiên nhiên đầy ý vị, giao duyên Hình ảnh của đoá ngọc hoa rơi khắp

bãi cồn, hình ảnh ngọn núi ướt đẫm ánh trăng, hình ảnh một buổi chiều tà

mà ánh mây tuôn đầy trên cát, tất cả càng làm cho thiên nhiên thêm phần mơ

màng, thơ mộng, ấm áp hữu tình

Thiên nhiên ấy còn mang một vẻ đẹp trẻ trung, tràn đầy sức sống

Thợ trời sao khéo tạo hình

Đá giăng lưng hạm cây đoanh khúc rồng Lược đông phong chải đầu điệp thúy Lúc mưa xuân rơi phủ muôn cành Rờn rờn trúc lộc thông xanh Chồi xuân non bện lá quỳnh phơi gie Ong với ve om sòm bụi liễu

Bướm rập rờn lẽo đẽo chòm hoa

( Bình San điệp thuý)

Tràn ngập cảnh sắc thiên nhiên là một màu xanh " chồng chất " trùng

điệp, một màu xanh tươi trẻ, màu xanh - nhựa sống trải mãi đến vô tận Sức

sống mãnh liệt còn được nhận ra từ những hình ảnh thơ đầy âu yếm, trìu

mến, chan chứa thương yêu: ngọn gió đông như chiếc lược nhẹ nhàng chải

lên mái tóc xanh của người thiếu nữ, những giọt mưa xuân tươi mát tắm cho

muôn cành và đặc biệt là hình ảnh bướm - ong rủ nhau tìm hoa hút mật gợi

nhắc đến tình cảm lứa đôi

Đó còn là một thiên nhiên diệu huyền, đẹp như một tiên nữ

Lục ấm u văn xuyết mộ hà Linh nham phi xuất bạch cầm tà

Trang 22

Và trong sạch, tinh khiết vô cùng:

Tình không lãng tịnh huyền song ảnh Bích lạc vân trường tẩy vạn phương

( Đông Hồ ấn nguyệt)

( Trời quang sóng lặng treo hai bóng trăng Biển biếc mây trong rửa cả bốn phương ) Thiên nhiên ấy lung linh như chốn bồng lai, nhưng có lúc lại vô cùng

gần gũi với cuộc sống con người:

Trúc ốc phong qua mộng thuỷ tinh (tỉnh ) Nha đề thiềm ngoại khước nam thinh ( thính ) Tàn hà đảo quải duyên song tử

Mật thụ đê thuỳ tiếp phố thanh

( Lộc Trĩ thôn cư )

( Gió thoảng qua nhà tre, vừa tỉnh giấc mộng Tiếng quạ kêu rộn trước thềm thật không nghe nổi Ráng chiều treo ngược viền khung cửa tím ngắt Cây dày phủ xuống nối liền với luống rau xanh rờn ) b- Nhưng dù có dành tình cảm yêu mến thiên nhiên đến đâu, Mạc

Thiên Tích và các tác giả Chiêu Anh Các cũng không quên gửi vào trong

thơ niềm tự hào, ngợi ca về con người và cuộc sống trên mảnh đất Hà Tiên

Hình ảnh của những người dân hiện lên không ít lần trong thơ Chiêu

Anh Các Ngay ở trong bài" Lộc Trĩ thôn cư" (thơ quốc âm ), chữ "dân"

được nhắc đi nhắc lại đến bảy lần:

+ Thú vui bốn thú dân nhàn bốn dân

Trang 23

+ Dầu muôn dân đợi thời mây gió

+Ruộng dân là chốn dân này

+ Dân bang kỳ ỷ sánh kỳ tây

+ Có dân làm lụng có làng ăn chơi

Đó là chưa kể chữ " dân" và các hình thức khác ( đồng nghĩa hay gần nghĩa )

của khái niệm " dân" ( như người bốn phương…) còn thấp thoáng đây đó

trong nhiều bài thơ khác

Những người dân ấy thật hạnh phúc vì họ được sống trong thanh bình,

yên ấm Cuộc sống ấy đẹp tựa những bức tranh thơ:

Viễn viễn thương lang hàm tịch chiếu

Lư Khê yên lý xuất ngư đăng Hoàng ba yểm ánh bạc cô đĩnh Lạc nguyệt sâm si phù tráo tăng

( L ư Khê ngư bạc)

( Dòng nước xanh xa xa ngậm ánh nắng tàn Trong làn khói ở Rạch Vược đèn chài ló rạng Sóng ngang gợn gợn thuyền lẻ ghé bến Trăng soi thấp thoáng lưới chài bàng bạc ) Cuộc sống ấy tươi vui, rộn rã như khúc nhạc đồng quê:

Cách bến khe tiếng ngư ra rả

Gõ be thuyền ca vã đòi cung Dưới rừng mấy trẻ mục đồng

Lưng trâu thổi địch, gío lồng theo khe Tiều đi về dùng dằng chẳng dứt Cày lân la trưa trặt còn chơi

(Bình San điệp thuý- Thơ quốc âm)

Ngày đăng: 02/12/2015, 08:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân, Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: T"ừ đ"i"ể"n v"ă"n h"ọ"c Vi"ệ"t Nam t"ừ" ngu"ồ"n g"ố"c "đế"n h"ế"t th"ế" k"ỷ" XIX
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
2. Vũ Thế Dinh, Hà Tiên trấn, Hiệp trấn, Mạc thị gia phả, bản dịch và chú thích của Nguyễn Khắc Thuần, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Tiên tr"ấ"n, Hi"ệ"p tr"ấ"n, M"ạ"c th"ị" gia ph
Nhà XB: Nxb Văn hoá thông tin
3. Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục (trong Lê Quý Đôn toàn tập, tập II), bản dịch của Phạm Trong Điêm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ki"ế"n v"ă"n ti"ể"u l"ụ"c (trong Lê Quý "Đ"ôn toàn t"ậ"p, t"ậ"p II)
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
4. Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục (trong Lê Quý Đôn toàn tập, tập I) Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ph"ủ" biên t"ạ"p l"ụ"c (trong Lê Quý "Đ"ôn toàn t"ậ"p, t"ậ"p I)
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
5. Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo (3 tập : thượng, trung, hạ) , Nxb Văn hoá, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn học xuất bản, Sài Gòn, 1972 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia "Đị"nh thành thông chí, b"ả"n d"ị"ch c"ủ"a Tu Trai Nguy"ễ"n T"ạ"o (3 t"ậ"p : th"ượ"ng, trung, h
Nhà XB: Nxb Văn hoá
6. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi"ệ"t Nam v"ă"n h"ọ"c s"ử" y"ế"u
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
7. Đông Hồ , Văn học Hà Tiên, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: V"ă"n h"ọ"c Hà Tiên
Nhà XB: Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh
8. Đông Hồ và Mộng Tuyết, Hà Tiên thập cảnh và Đường vào Hà Tiên, nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Tiên th"ậ"p c"ả"nh và "Đườ"ng vào Hà Tiên
Nhà XB: nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh
9. Phan Khoang, Việt sử ở Đàng Trong, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi"ệ"t s"ử ở Đ"àng Trong
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
10. Lê Thị Mai, Tao đàn Chiêu Anh Các, Nxb Văn hoá Thông, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tao "đ"àn Chiêu Anh Các
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông
11. Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Quốc học tùng thư , Sài Gòn, 1965 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi"ệ"t Nam v"ă"n h"ọ"c s"ử" gi"ả"n "ướ"c tân biên
12. Bùi Duy Tân, Khảo và luận tác giả, tác phẩm văn học Trung đại, Nxb Giáo dục 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kh"ả"o và lu"ậ"n tác gi"ả", tác ph"ẩ"m v"ă"n h"ọ"c Trung "đạ"i
Nhà XB: Nxb Giáo dục 1997
13. Cao Tự Thanh, Nghiên bút mười năm, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên bút m"ườ"i n"ă"m
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
14. Cao Tự Thanh, Nho Giáo ở Gia định . Nxb Đồng Nai , 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho Giáo "ở" Gia "đị"nh
Nhà XB: Nxb Đồng Nai
15. Hà Văn Thuỳ, Trấn Hà Tiên và Tao đàn Chiêu Anh Các, Nxb Văn học, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tr"ấ"n Hà Tiên và Tao "đ"àn Chiêu Anh Các
Nhà XB: Nxb Văn học
16. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, Nxb Văn học, Hà Nội, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ợ"p tuy"ể"n th"ơ" v"ă"n Vi"ệ"t Nam th"ế" k"ỷ" XVIII và n"ử"a "đầ"u th"ế" k"ỷ" XIX
Nhà XB: Nxb Văn học
17. Lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ị"ch s"ử" v"ă"n h"ọ"c Vi"ệ"t Nam
Nhà XB: Nxb Giáo dục
18. Tổng tập văn học Việt Nam (tập 6), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ổ"ng t"ậ"p v"ă"n h"ọ"c Vi"ệ"t Nam
Nhà XB: Nxb Giáo dục
19. Từ điển văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ừ đ"i"ể"n v"ă"n h"ọ"c
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w