Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 33 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
33
Dung lượng
1,09 MB
Nội dung
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm LỜI NÓI ĐẦU Theo các nhà tâm lý học thì hoạt động sáng tạo được xem là dạng hoạt động cao nhất của con người. Năng lực sáng tạo là cốt lõi của hoạt động sáng tạo, làm tiền đề bên trong của hoạt động sáng tạo, nó được xác định từ chất lượng đặc biệt của các quá trình tâm lý mà trước hết là quá trình trí nhớ, tư duy, xúc cảm, ý chí,… Hiện nay, có khá nhiều phương pháp sáng tạo khác nhau nhưng không có phương pháp nào vượt trội trong mọi tình huống, trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, phương pháp sáng tạo SCAMPER tỏ ra có nhiều ưu điểm trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hai trọng tâm sáng tạo trong doanh nghiệp là sáng tạo trong phát triển đổi mới sản phẩm và sáng tạo trong tiếp thị kinh doanh sản phẩm. Tivi là một thiết bị điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong mọi gia đình. Quá trình phát triển của Tivi từ thời kỳ đầu đến thế hệ Tivi thông minh nhất được tổng hợp và ứng dụng vào Phương pháp SCAMPER, để thấy được sự sáng tạo trong công nghệ sản xuất Tivi phát triển một cách nhanh chóng, vượt bậc trong những năm gần đây. Từ những ý tưởng sáng tạo này, các nhà sản xuất Tivi đã cho ra đời những thế hệ Tivi ngày một thông minh hơn, mang lại những sản phẩm công nghệ cao phục vụ nhu cầu trong cuộc sống con người. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy GS.TSKH Hoàng Kiếm, giảng viên trực tiếp hướng dẫn chúng tôi học phần này. Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã tạo môi trường và điều kiện học tập tốt để chúng tôi hoàn thành khóa học một cách tốt nhất. Trân trọng! TP HCM, ngày 4 tháng 11 năm 2013 Học viên thực hiện Huỳnh Trung Tính HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG Tiểu luận môn Phương pháp Nghiên cứu Khoa học và Tư duy sáng tạo Đề tài: PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIVI GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm HVTH: Huỳnh Trung Tính MSHV: 136011014 TP HCM, Tháng 11 năm 2013 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 2 Nhận xét của GVHD Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP SCAMPER 1 I. Phân tích SCAMPER 2 1. Phép thay thế - Substitute 2 2. Phép kết hợp – Combine 2 3. Phép thích ứng – Adapt 2 4. Phép điều chỉnh – Modify 2 5. Phép thêm vào – Put 2 6. Phép loại bỏ - Eliminate 2 7. Phép đảo ngược – Reverse 3 II. Ví dụ minh họa 3 III. Vận dụng phương pháp SCAMPER để giải quyết vấn đề 3 CHƯƠNG II: LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TIVI 5 I. Khái niệm và lịch sử phát triển 5 1. Tivi là gì? 5 2. Lịch sử phát triển: 5 II. Quá trình phát triển sáng tạo trong công nghệ TV: 7 1. TV CRT 7 2. TV LCD 8 3. TV Plasma 10 4. TV LED 13 III. Công nghệ TV mới thay thế cho LCD, Plasma, LED trong tương lai gần: 15 1. TV 3D 16 2. Internet TV 17 3. TV OLED 18 HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 3 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm 4. 4K TV (Ultra HD TV) 19 5. Laser TV 20 6. Water TV 20 7. TV điều khiển bằng giọng nói 21 8. Tivi trong suốt 21 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TIVI 23 I. Phép thay thế 23 II. Phép kết hợp 23 III. Phép thích ứng 24 IV. Phép điều chỉnh 24 V. Phép thêm vào 25 VI. Phép loại bỏ 26 VII. Phép đảo ngược 27 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 CHƯƠNG I PHƯƠNG PHÁP SCAMPER Thường thì sáng tạo là một điều gì đó mới mẻ táo bạo và khác thường. Sáng tạo là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, không phải chỉ có những người làm nghệ thuật mới phải thường xuyên sáng tạo mà những người ở những ngành nghề khác nhau cũng va chạm với nó trong cuộc sống hàng ngày. Nghĩ sáng tạo là nhìn một vấn đề, một câu hỏi…theo những cách khác với thông thường. Tức là nhìn mọi thứ từ các góc độ, tầm nhìn khác nhau, “ nhìn” theo những cách khác không bị hạn chế bởi thói HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 4 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm quen, bởi phong tục, bởi tiêu chuẩn. Sáng tạo đến từ đổi mới hàng ngày từ những nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn và cao hơn. Nhưng một câu hỏi được đặt ra là liệu sự sáng tạo có một khuôn mẫu hay không? Câu trả lời là có, có những nguyên tắc và quy luật cho sáng tạo. Để sử dụng và duy trì khả năng nhận thức rõ sự vật này của trí não, bạn nên hiểu một vài nguyên tắc suy nghĩ sáng tạo cơ bản. Những nguyên tắc này tạo nên một nền tảng về thái độ hoặc tâm lý của tất cả các phương pháp khái quát lên được những ý tưởng có tính sáng tạo cao hơn khi bạn áp dụng những nguyên tắc về cách suy nghĩ sáng tạo này. Tuy nhiên, để có thể nghĩ ra một ý tưởng được coi là thực sự sáng tạo là một điều không đơn giản và cũng không dễ dàng. Do đó, bạn càng hiểu biết về cách thức tư duy sáng tạo bao nhiêu thì bạn sẽ suy nghĩ sáng tạo hơn bấy nhiêu. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp sáng tạo khác nhau nhưng không có phương pháp nào vượt trội trong mọi tình huống, trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, phương pháp sáng tạo SCAMPER tỏ ra có nhiều ưu điểm trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hai trọng tâm sáng tạo trong doanh nghiệp là sáng tạo trong phát triển đổi mới sản phẩm và sáng tạo trong tiếp thị kinh doanh sản phẩm. Phương pháp sáng tạo SCAMPER được giáo sư Michael Mikalko phát triển, SCAMPER là ghép các chữ cái đầu của nhóm từ sau: Substitute ( thay thế), Combine (kết hợp), Adapt (thích nghi), Modify (hiệu chỉnh), Put (thêm vào), Eliminate (loại bỏ) và Reverse (đảo ngược). Phương pháp sáng tạo SCAMPER dễ lĩnh hội, dễ vận dụng nhưng khá hữu hiệu nên ngày càng được sử dụng phổ biến rộng rãi, nhất là trong các doanh nghiệp. I. Phân tích SCAMPER 1. Phép thay thế - Substitute *Nội dung: Thay thế thành tố hiện có của hệ thống bằng thành tố khác. -Substitute (thay thế): Với 1 sản phẩm, bạn hãy quan sát thành phần tạo nên chúng và thử suy nghĩ xem liệu các thành phẩm này có thể được thay thế bằng nguyên vật liệu nào khác? Trong một quá trình làm việc, liệu vấn đề nhân lực thay thế sẽ là ai? Có nên thay địa điểm? Đối tượng? HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 5 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm - Các câu hỏi có thể đặt ra: Thay đổi cái gì để nâng cao chất lượng? Chuyện gì xảy ra nếu tôi thay cái này bằng cái khác? Làm cách nào để đổi địa điểm, thời gian, nguyên vật liệu, vấn đề nhân lực ? 2. Phép kết hợp – Combine *Nội dung: Kết hợp thành tố của các hệ thống khác nhau để tạo ra hệ thống mới. - Combine (kết hợp): Bạn hãy quan sát xem có thể biến tấu thêm gì, kết hợp thêm được gì để tạo ra 1 sản phẩm mới, đề cao khả năng hợp lực của từng tính năng. - Các câu hỏi có thể đặt ra: Nguyên vật liệu cần là gì? Các tính năng? Quy trình? Nhân lực? Cái gì có thể kết hợp lại? Sẽ kết hợp khâu nào? Ở đâu? 3. Phép thích ứng – Adapt *Nội dung: Thích ứng hệ thống trong một bối cảnh khác. - Adapt: Nghĩ xem khi thay đổi, các tính năng này có phù hợp không? - Các câu hỏi có thể đặt ra: chúng ta có thể bắt chước cái gì? Mô phỏng cái gì? 4. Phép điều chỉnh – Modify *Nội dung: Điều chỉnh qui mô thành tố của hệ thống. - Modify (điều chỉnh): tăng và giảm kích cỡ, thay đổi hình dáng, thuộc tính, 5. Phép thêm vào – Put *Nội dung: Thêm thành tố mới vào hệ thống. - Put: Có thể áp dụng cho cách dùng khác? Mục đích khác? Lĩnh vực khác? - Các câu hỏi đặt ra: Tôi có thể lấn sân sang thị trường nào? Thị trường nào có thể tiêu thụ hàng của tôi? 6. Phép loại bỏ - Eliminate *Nội dung: Loại bỏ thành tố khỏi hệ thống. - Eliminate: loại bỏ và đơn giản hoá các thành phần, nghĩ xem chuyện gì xảy ra nếu bạn loại đi hàng loạt các quy trình, sản phẩm, vấn đề và cơ hội (probortunity ), nghĩ xem bạn sẽ làm gì với tình huống này? - Câu hỏi có thể đặt ra: chuyện gì xảy ra nếu tôi loại bỏ 1 số thành phần của sản phẩm? Hướng giải quyết không theo cách thông thường? 7. Phép đảo ngược – Reverse *Nội dung: Đảo ngược trật tự các thành tố của hệ thống. HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 6 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm - Reverse: Bạn có thể lật ngựợc vấn đề? Cách suy nghĩ này sẽ giúp bạn nhìn rõ mọi góc cạnh của vấn đề cũng như như cơ hội thấy điểm mới cho vấn đề. - Câu hỏi có thể đặt ra: Chuyện gì xảy ra nếu tôi làm theo theo hướng khác? Nếu tôi lật ngược trât tự cách làm cũng như cách sử dụng? II. Ví dụ minh họa - Hãy tưởng tượng bạn là 1 nhà sản xuất về máy tính và máy in, bạn đang cần tìm những sản phẩm mới, SCAMPER có thể cho bạn những hướng đi như sau: - Substitute – Dùng nguyên vật liệu công nghệ cao làm thành phần tạo ra sản phẩm. - Combine – tích hợp máy tính với máy in, máy in với máy quét. - Adapt – đặt mực in chất lượng cao và loại giấy thật tốt. - Modify – đa dạng hoá về hình dáng, kích thước và thiết kế của máy in cũng như máy tính. - Put - nghĩ cách dùng khác cho sản phẩm: có thể tích hợp thành máy photo, máy fax. - Eliminate – loại bỏ âm thanh, màn hình màu, mực màu, … - Reverse – chế tạo thêm bàn kê máy cũng như ghế ngồi…. Kết luận: Bằng cách sử dụng phương pháp SCAMPER, bạn sẽ có khả năng nhận biết ra các sản phẩm mới cũng như hướng đi mới cho vấn đề. Tất nhiên, trong các ý tưởng này còn nhiều cái không khả thi và không phù hợp với trang thiết bị bạn đang có nhưng chắc chắn bạn sẽ chọn ra được 1 vài ý kiến. Đó là những ý tưởng có thể trực tiếp giúp bạn giải quyết vấn đề hoặc là điểm khởi đầu hoàn hảo cho cuộc bàn luận để cho ra một sản phẩm mới tiếp theo. III. Vận dụng phương pháp SCAMPER để giải quyết vấn đề Bạn có tin rằng Sáng tạo là Năng khiếu không? Nếu như vậy thì chúng ta không thể học cách tạo ra những điều đặc biệt. SCAMPER là một trong các phương pháp sáng tạo dùng để tạo ra ý tưởng, tại bất kỳ tình huống tư duy sáng tạo, một mình hoặc trong một nhóm, các giải pháp mới được đề xướng khi suy nghĩ về vấn đề với nhiều khía cạnh khác nhau. Vì vậy, bằng cách sử dụng một phần hay tất cả các suy nghĩ theo cách trình bày dưới đây sẽ đem lại kết quả đáng ngạc nhiên và đôi khi rất hữu ích. + Substitute: thành phần nào của chủ thể có thể được thay thế? + Combine: những thành phần nào trong chủ thể được kết hợp để tạo ra thành phần mới? + Adapt: thành phần nào có thể thích ứng được? + Modify of magnify: thành phần nào cần được điều chỉnh lại cho phù hợp? HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 7 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm + Put to other uses: thành phần nào cần phải thêm vào? + Eliminate or reduce: thành phần nào cần phải được loại bỏ? + Reverse or rearrange: đảo ngược các thành phần để tạo ra chủ thể mới. Tóm lại, sáng tạo là cần thiết để tồn tại trong thế giới ngày nay. Các tổ chức, cá nhân sẽ tiếp tục đối mặt bởi những thách thức chưa từng có trong lịch sử, cần phải đổi mới để thích nghi với từng hoàn cảnh cụ thể. Phương pháp sáng tạo SCAMPER sẽ giúp các tổ chức, cá nhân thành công trong việc đối đầu với những thách thức này. HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 8 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm CHƯƠNG II LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TIVI I. Khái niệm và lịch sử phát triển 1. Tivi là gì? Truyền hình hay còn gọi là vô tuyến truyền hình (truyền hình không dây), máy thu hình, máy phát hình là hệ thống điện tử viễn thông có khả năng thu nhận tín hiệu sóng và tín hiệu qua đường cáp để chuyển thành hình ảnh và âm thanh (truyền thanh truyền hình) và là một loại máy phát hình truyền tải nội dung chủ yếu bằng hình ảnh sống động và âm thanh kèm theo. Tivi (television hay TV) là máy nhận những tín hiệu vô tuyến truyền hình (qua ăng-ten hoặc cáp) và phát bằng hình ảnh. 2. Lịch sử phát triển: Sự phát triển của công nghệ truyền hình có thể được thực hiện trên 2 phạm vi: các phát triển trên phương diện cơ học và điện tử học, và các phát triển hoàn toàn trên điện tử học. Sự phát triển thứ hai là nguồn gốc của các tivi hiện đại, nhưng những điều trên không thể thực hiện nếu không có sự phát hiện và sự thấu hiểu từ hệ thống cơ khí. Một sinh viên người Đức Paul Gottlieb Nipkow đưa ra phát kiến hệ thống tivi cơ điện tử đầu tiên năm 1885. Thiết kế quay đĩa của Nipkow được xem là chuyển đổi hình ảnh thành các chấm điểm. Tuy nhiên, phải tới năm 1907, sự phát minh của công nghệ ống phóng đại mới giúp các thiết kế thành hiện thực. Trong thời điểm đó Constatin Perskyi đề xuất từ tivi trong một xuất bản tại Viện điện tử quốc tế ở Hội chợ Quốc tế ở Paris vào 25 tháng 8 năm 1900. Các xuất bản của Perskyi tóm tắt lại công nghệ cơ điện tử, đề cập đến thành quả của Nipkow và các đồng sự. Năm 1911, Boris Rosing và học trò của ông Vladimir Kosma Zworykin thành công trong việc tạo ra hệ thống tivi sử dụng bộ phân hình gương để phát hình, theo Zworykin, "các hình rất thô" qua các dây tới ống điện tử Braun (ống cathode) trong đầu nhận. Các hình chuyển động là không thể, bởi vì bộ phân hình, có "độ nhạy cảm không đủ và các phân tử selen quá chậm". Rosing bị Stalin đày đến Arkhangelsk năm 1931 và qua đời năm 1933, nhưng Zworykin sau đó quay lại làm việc cho RCA để xây dựng tivi điện tử, thiết kế này sau đó bị phát hiện là vi phạm bản quyền của Philo Farnsworth, người đã công bố hệ thống phát hình đầu tiên từ năm 1928 trước đó. HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 9 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm • Năm 1920, hai nhà khoa học Mỹ Charles Francis Jenkins và nhà khoa học Anh John Logie Baird đã tạo ra vật mẫu thành công đầu tiên của chiếc TV. • Năm 1927, một người Mỹ trẻ tuổi là Philo Taylor Farnsworth đã phát triển thành công phiên bản thương mại ống tia cực âm nhằm phát tín hiệu truyền hình điện tử và đây là bước đột phá trong nghệ truyền hình của nhân loại. • Năm 1930, một vài tiêu chuẩn của công nghệ TV cùng xuất hiện và cạnh tranh để thống trị thị trường non trẻ này. Một trong những sản phẩm chiếm ưu thế là chiếc EMI-Marconi. Năm 1950 có thể chạy 25 khung hình trên một giây và khá phổ biến tại Anh. Một tiêu chuẩn TV khác có thể chạy 30 khung hình trên giây và chủ yếu phát triển tại Mỹ. • Chiếc TV thương mại thành công đầu tiên bắt đầu xuất hiện tại các showroom ở Mỹ vào đầu những năm 1950 • Ngay khi nhận thấy nội dung trên TV có giá trị khai thác, các công ty lập tức lao vào chạy đua trong ngành truyền hình. Thực tế này dẫn đến sự cần thiết phải có quy định về tần số phát sóng của các kênh. • Sức mạnh của TV là việc phát trực tiếp những bước đi lịch sử của nhà du hành Mỹ Neil Amstrong trên mặt trăng, ngày 20/1/1969 • Nỗ lực phát triển TV màu xuất hiện từ đầu những năm 1950 và chiếc đầu tiên được hãng RCA giới thiệu năm 1954. Nhưng phải đến những năm 1960 việc bán các TV màu mới bắt đầu sinh lợi. Tới năm 1974 thì TV màu đã trở thành biểu tượng cho các gia đình giàu có tại Mỹ. • Năm 1959, hãng Philco đưa vào thị trường chiếc TV chỉ có màn hình rộng 2 inch và có thể thu cả sóng radio • Năm 1980, ngành truyền hình Mỹ do 3 mạng lưới chính thống trị, trong khi khán giả tại các nước châu Âu và châu Á bị giới hạn trong các lựa chọn chương trình. HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 10 [...]... MSHV: 136011014 Trang 26 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm CHƯƠNG III PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TIVI I Phép thay thế Sự thay thế công nghệ màn hình CRT có phần hông dày, cồng kềnh và sử dụng công nghệ thu phát hình analog bằng các công nghệ màn hình Plasma, LCD, LED với ưu thế là thiết kế mỏng, nên chiếm ít diện tích sử dụng hơn và có... dụng rất nhiều nguyên lý sáng tạo để giúp cải thiện cho các thế hệ sản phẩm của mình Đó chính là đều minh chứng rằng tư duy có thể học hỏi, tư duy có sáng tạo có các nguyên tắc của nó để phát triển, cũng như cần có sự kích hoạt nào đó giúp cải thiện khả năng sáng tạo Việc các hãng sử dụng phương pháp SCAMPER là đều ai cũng có thể nhìn thấy, ta càng tin tưởng rằng phương pháp SCAMPER là công cụ cực kỳ... áp dụng các phương pháp này HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 32 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bài giảng Phương pháp Nghiên cứu Khoa học và Tư duy sáng tạo của GS.TSKH Hoàng Kiếm [2] Tài liệu về phương pháp sáng tạo SCAMPER [3] Các bài báo trên các Website: vi.wikimedia.com, vn.fulltechreview.com [4] http://autocarvietnam.vn/tin-tuc/706/xu-huong-cong-nghe-tv-nam-2013... thế cho LCD, Plasma, LED trong tương lai gần: Trong tương lai gần, với sự phát triển của công nghệ TV đầy sáng tạo như hiệu nay thì các hãng xuất tivi hàng đầu hiện nay cho ra đời những Smart TV tích hợp được nhiều tích năng hơn và ngày càng thông minh hơn Hình thành và phát triển trong khoảng 2-3 năm trở lại đây, đến năm 2013 này Smart TV sẽ trở thành chuẩn mực cho tất cả các mẫu TV mới được sản xuất... từ một đèn nền, có vô số phương phân cực như các ánh sáng tự nhiên Ánh sáng này được cho lọt qua lớp kính lọc phân cực thứ nhất, trở thành ánh sáng phân cực phẳng chỉ có phương thẳng đứng Ánh sáng phân cực phẳng này được tiếp tục cho truyền qua tấm thủy tinh và lớp điện cực trong suốt để đến lớp tinh thể lỏng Sau đó, chúng tiếp tục đi tới kính lọc phân cực thứ hai; có phương phân cực vuông góc với kính... đa phương tiện IV Phép điều chỉnh Hiện nay, các nhà sản xuất tivi khi giới thiệu một loại sản phẩm tivi (LCD, LED, …) thường giới thiệu các dòng (model) tivi khác nhau đa dạng về kích cỡ, công nghệ, kiểu dáng, phân khúc phổ thông cho đến cao cấp… để người tiêu dùng dễ dàng hơn trong HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 28 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm việc lựa chọn... hiển thị cấu tạo bởi các tế bào (các điểm ảnh) chứa tinh thể lỏng có khả năng thay đổi tính phân cực của ánh sáng và do đó thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính lọc phân cực Chúng có ưu điểm là phẳng, cho hình ảnh sáng, chân thật và tiết kiệm năng lượng Có hai kiểu cấu tạo màn hình tinh thể lỏng chính, khác nhau ở thiết kế nguồn sáng Kiểu thứ nhất: ánh sáng được phát ra từ một... muốn xem tivi bạn phải chờ đợi nhà đài phát sóng, chờ đợi để xem những bộ phim yêu thích vào đúng khung giờ của mình và nếu bỏ lỡ thì rất khó để có thể HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 21 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm xem lại Với tốc độ phát triển Internet ngày cầng cao như hiện tại thì một thế hệ TV cho phép sử dụng mạng Internet để xem tivi đã được phát triển. .. sáng tạo mới lạ, giúp ích cho quá trình làm việc của bản thân cũng như hội nhập tri thức trên thế giới Mỗi con người chúng ta cần phải có tư duy sáng tạo trong mọi hoạt động hàng ngày Hãy chọn SCAMPER vì nó được minh chứng nhiều ở độ tin cậy và thực tế là nhiều công ty, nhiều cá nhân đã thành công rực rỡ khi áp dụng các phương pháp này HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 32 Phương pháp nghiên. .. ánh sáng sau khi truyền qua chỗ ấy vẫn giữ nguyên phương phân cực, và cuối cùng bị chặn lại hoàn toàn bởi kính lọc phân cực thứ hai Điểm ảnh con này lúc đó bị tắt và đối với mắt đây là một điểm tối HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 13 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Để bật một điểm ảnh con, cần đặt một điện thế vào điện cực của nó, làm thay đổi sự định hướng của các . VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG Tiểu luận môn Phương pháp Nghiên cứu Khoa học và Tư duy sáng tạo Đề tài: PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIVI . thực hiện trên 2 phạm vi: các phát triển trên phương diện cơ học và điện tử học, và các phát triển hoàn toàn trên điện tử học. Sự phát triển thứ hai là nguồn gốc của các tivi hiện đại, nhưng những. nhiều phương pháp sáng tạo khác nhau nhưng không có phương pháp nào vượt trội trong mọi tình huống, trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, phương pháp sáng tạo SCAMPER tỏ ra có nhiều ưu điểm trong việc phát