1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TRANG WEB YOUTUBE

33 896 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 2,11 MB

Nội dung

Phương pháp SCAMPER là một phương pháp nghiên cứu khoa học mới mẻ có khả năng thúc đẩy bộ não tìm ra những phương án tối ưu trong việc sáng tạo để giải quyết vấn đề.. Phương pháp này trự

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Tiểu luận môn Phương pháp nghiên cứu khoa học

Đề tài:

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO

SCAMPER TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

TRANG WEB YOUTUBE

GVHD: GS TSKH Hoàng Kiếm HVTH: Nguyễn Thanh Bình MSHV: CH1301005

TP HCM, Tháng 05 năm 2014

Trang 2

Nhận xét của GVHD

Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: TƯ DUY SÁNG TẠO 4

1.1 Tư duy sáng tạo là gì? 4

1.2 Đặc điểm của tư duy sáng tạo 4

1.2.1 Không có khuôn mẫu tuyệt đối 4

Trang 3

1.2.2 Không cần đến các trang bị đắt tiền 4

1.2.3 Không phức tạp trong thực nghiệm 5

1.2.4 Hiệu quả cao 5

1.2.5 Giảm thiểu được áp lực quá tải của lượng thông tin 5

1.3 Một số phương pháp phổ biến 5

1.3.1 Tập kích não 6

1.3.2 Thu thập ngẫu nhiên 6

1.3.3 Kích hoạt 6

1.3.4 Sáu chiếc mũ tư duy 7

1.3.5 DOIT 7

1.3.6 Giản đồ ý 7

1.3.7 Tương tự hoá 8

1.3.8 Tư duy tổng hợp 8

1.3.9 TRIZ 8

1.3.10 Phương pháp SAEDI - "SAEDI" 8

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER 10

2.1 Giới thiệu: 10

2.2 Phân tích các nguyên lý SCAMPER 12

2.2.1 Phép thay thế (Substitude) 12

2.2.2 Phép kết hợp (Combine) 13

2.2.3 Phép thích ứng (Adapt) 14

2.2.4 Phép điều chỉnh – Modify: 15

2.2.5 Phép thêm vào (PUT) 15

2.2.6 Phép loại bỏ (Eliminate) 17

2.2.7 Phép sắp xếp lại hay đảo ngược (Rearrange hay Reverse) 18

Trang 4

CHƯƠNG III: TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA YOUTUBE BẰNG PHƯƠNG

PHÁP SCAMPER 19

3.1 Giới thiệu về Youtube 19

3.2 Lịch sử phát triển của Youtube 19

3.3 Vận dụng SCAMPER để tìm hiểu sự phát triển của Youtube 21

3.2.1 Phương pháp thay thế 21

3.2.2 Phương pháp kết hợp 22

3.2.3 Phương pháp thích nghi 23

3.2.4 Phương pháp điều chỉnh 23

3.2.5 Phương pháp thêm vào 24

3.2.6 Phương pháp loại bỏ 25

3.2.7 Phương pháp đảo ngược 26

KẾT LUẬN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

LỜI MỞ ĐẦU

Sáng tạo không đơn thuần là những gì đã được giảng dạy, sử dụng lại kiên thức

đã có mà khởi đầu cho sáng tạo luôn là suy nghĩ để thay đổi một sản phẩm đang có trở nên tốt hơn, được dùng phổ biến và mang lại nhiều giá trị hơn Có khi sáng tạo chỉ

đơn giản là tìm ra giải quyết cho một bài toán, một vấn đề cần được giải quyết Hiển nhiên để sáng tạo thì cần phải có chuyên môn sâu về các vấn đề liên quan Nhưng

sáng tạo không phải là sử dụng lại những kiến thức đã có mà sáng tạo là vận dụng, tìm kiếm những điều mới mẻ và kết hợp chúng lại theo những cách thức mà trước đó chưa

có, hoặc chưa làm tốt

Trang 5

Phương pháp SCAMPER là một phương pháp nghiên cứu khoa học mới mẻ có khả năng thúc đẩy bộ não tìm ra những phương án tối ưu trong việc sáng tạo để giải quyết vấn đề Phương pháp này trực tiếp đi vào mục đích của vấn đề bằng những câu hỏi thông minh, và người tìm ra được đáp án có thể sáng tạo hơn nữa để giải quyết

phạm trụ các ngành nghiên cứu về khoa học kỹ thuật mà các vấn đề còn có thể thuộc

về các lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, xã hội, nghệ thuật … hoặc trong các phát minh sáng chế

Trang 6

Tư duy sáng tạo là một kĩ năng cực kỳ quan trọng mà bản thân mỗi con người cần

có, trao dồi và phát triển không ngừng Tư duy sáng tạo có thể được tìm hiểu một cách

dễ dàng vì ai cũng có khả năng to lớn cho sự sáng tạo và bộ não của con người đã và đang làm việc tích cực theo kiểu tư duy sáng tạo, nhưng tự bản thân con người lại

không nhận ra đó là tư duy sáng tạo Khó khăn mà con người thường gặp phải một

phần là do suy nghĩ sáng tạo không được phân phát đều cho mọi người trên thế giới, cho rằng thiên tài mới là người có khả năng sở hữu nó Nhưng thực tế chứng minh

rằng ngay cả thiên tài cũng chỉ sử dụng được 15% hiệu suất não của mình

1.2 Đặc điểm của tư duy sáng tạo

1.2.1 Không có khuôn mẫu tuyệt đối.

Cho đến nay vẫn không có một khuôn mẫu nào vạn năng để khơi dậy khả năng tư duy và các tiềm năng khổng lồ ẩn chứa trong mỗi con người Tùy theo đặc tính của đối tượng làm việc và môi trường tại chỗ mà mỗi cá nhân hay tập thể có thể tìm thấy các phương pháp riêng thích hợp

1.2.2 Không cần đến các trang bị đắt tiền

Cho đến nay, các phương pháp tư duy sáng tạo chủ yếu vẫn là các cách thức tổ

chức lề lối suy nghĩ có hướng và các dụng cụ sử dụng rất đơn giản chủ yếu là giấy,

bút, phấn, bảng, lời nói, đôi khi là màu sắc, máy chiếu hình, từ điển Một số phần

mềm đã xuất hiện trên thị trường để giúp đẩy nhanh hơn quá trình hoạt động sáng tạo

và làm việc tập thể có tổ chức và hiệu quả hơn Song, tại một số trường học vẫn có thểtiến hành giảng dạy bộ môn này bằng những cuộc thảo luận chuyên đề hỗ trợ không tốn kém

Cuối cùng, khoa này cũng không giới hạn tầm nghiên cứu của nó cho việc ứng

dụng thành tựu mới của y học về não bộ và tin học và điều đó vẫn còn bỏ ngỏ cho các nhà nghiên cứu

1.2.3 Không phức tạp trong thực nghiệm

Thực nghiệm của hầu hết các phưong pháp tư duy sáng tạo hiện nay rất đơn giản Nếu cần quá trình đào tạo cấp tốc có thể từ 1 buổi cho tới dưới 1 tuần cho người học

Trang 7

Đa số các phương pháp đã đưọc ghi sẵn ra từng bước như là những thuật toán Điều kiện cho người thực hiện chỉ là sự hiểu biết và có khả năng tư duy cũng như đôi khi cần đến sự hỗ trợ của các kho dữ liệu về kiến thức chuyên môn mà vấn đề đặt ra có liên quan hay đề cập tới.

1.2.4 Hiệu quả cao

Các phương pháp tư duy sáng tạo, nếu sử dụng đúng chỗ đúng lúc đều mang lạilợi ích rất cao, nhiều giải pháp được đưa ra chỉ nhờ vào phương pháp tập kích não.Các phương pháp khác cũng đã hỗ trợ rất nhiều cho các nhà phát minh, nhất là tronglĩnh vực kỹ thuật hay công nghệ

1.2.5 Giảm thiểu được áp lực quá tải của lượng thông tin

Bằng các phưong án tư duy có định hướng thì một hệ quả tất yếu là người nghiên cứu sẽ chọn lựa một cách tối ưu những dữ liệu cần thiết, do đó tránh các cảm giác

lúng túng, mơ hồ, hay lạc lõng trong rừng rậm của thông tin

1.3 Một số phương pháp phổ biến

Các phương pháp sử dụng trong ngành này còn đang được khám phá Số lượng

phương pháp đã được phát minh có đến hàng trăm Nội dung các phương pháp áp

dụng có hiệu quả bao gồm:

1.3.1 Tập kích não

Đây là một phương pháp dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn

đề Phương pháp này hoạt động bằng cách tập trung sự suy nghĩ vào vấn đề đó; các ý niệm và hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng tư tưởng, càng nhiều thì càng đủ và càng tốt, rồi vấn đề được xem xét

từ nhiều khía cạnh và nhiều cách (nhìn) khác nhau Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm, đánh giá và tổng hợp thành các giải pháp cho vấn đề đã nêu

1.3.2 Thu thập ngẫu nhiên

Đây là kĩ thuật cho phép liên kết một kiểu tư duy mới với kiểu tư duy đang được

sử dụng Cùng với sự có mặt của kiểu tư duy mới này thì tất cả các kinh nghiệm sẵn

Trang 8

có cũng sẽ được nối vào với nhau Phương pháp này rất hữu ích khi cần những ý kiến sáng rõ hay những tầm nhìn mới trong quá trình giải quyết một vấn đề Đây là phươngpháp có thể dùng bổ sung thêm cho quá trình tập kích não.

Nới rộng khái niệm: là một cách để tìm ra các tiếp cận mới về một vấn đề khi mà tất cả các phương án giải quyết đương thời không còn dùng được Phương pháp này triển khai nguyên tắc "lui một bước" để nới rộng tầm nhìn về vấn đề

1.3.3 Kích hoạt

Tác động chính của phương pháp này là để tư tưởng được thoát ra khỏi các nền

nếp kiến thức cũ mà đã từng được dùng để giải quyết vấn đề Chúng ta tư duy bằng cách nhận thức và trừu tượng hóa thành các kiểu rồi tạo phản ứng lại chúng Các phản ứng đối đáp này dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ và sự hữu lý của các kinh

nghiệm này

Tư tưởng của chúng ta thường ít vượt qua hoặc đứng bên ngoài của các kiểu mẫu

cũ Trong khi chúng ta có thể tìm ra câu trả lời như là một “kiểu khác” của vấn đề, thì cấu trúc não bộ sẽ gây khó khăn cho chúng ta để liên kết các lời giải này Phương

pháp kích hoạt sẽ làm nảy sinh các hướng giải quyết mới

1.3.4 Sáu chiếc mũ tư duy

Đây là một kĩ thuật được nhằm giúp các cá thể có được nhiều cái nhìn về một đối tượng, những cái nhìn này sẽ khác nhiều so với một người thông thường có thể thấy được Đây là một khuôn mẫu cho sự tư duy và nó có thể kết hợp thành lối suy nghĩ

định hướng Trong phương pháp này thì các phán xét có giá trị sẽ có chỗ đứng riêng của chúng, nhưng các phê phán đó sẽ không được phép thống trị như là thường thấy trong lối suy nghĩ thông thường Phương pháp này được dùng chủ yếu là để kích thíchlối suy nghĩ song song, toàn diện và tách riêng cá tính (như là bản ngã, các thành

kiến, ) với chất lượng

1.3.5 DOIT

Trang 9

Đây là phương pháp để gói gọn, hay kết hợp, các phương pháp tư duy sáng tạo lại với nhau và dẫn ra các phương pháp về sự xác định ý nghĩa và đánh giá của vấn đề DOIT giúp tìm ra kỹ thuật sáng tạo nào là tốt nhất Chữ DOIT là

chữ viết tắt trong tiếng Anh bao gồm

D Define problem(Xác định vấn đề)

O Open mind and Apply creative techniques(Cởi mở ý

tưởng và Áp dụng các kỹ thuật sáng tạo)

I Identify the best solution(Xác định lời giải đáp tốt nhất)

T Transform(Chuyển đổi)

1.3.6 Giản đồ ý

Phương pháp này là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não Nó có thể dùng như một cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp hay để phân tích một vấn đề thành một dạng của lược đồ phân nhánh Phương pháp này củng

cố thêm khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau cũng như nâng cao khả năng nhớ theo chuỗi dữ kiện xảy ra theo thời gian Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng được liên hệ với nhau bằng các đường nối Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng

và nhanh chóng hơn

1.3.7 Tương tự hoá

Xem vấn đề như là một đối tượng So sánh đối tượng này với một đối tượng khác,

có thể là bất kì, thường là những bộ phận hữu cơ của tự nhiên Viết xuống tất cả

những sự tương đồng của hai đối tượng, các tính chất về vật lý, hoá học, hình dạng, màu sắc cũng như là chức năng và hoạt động Sau đó, xem xét sâu hơn sự tương

đồng của cả hai, xem có gì khác nhau và qua đó tìm thấy được những ý mới cho vấn đề

Trang 10

dụng tùy theo tình huống của vấn đề.

1.3.10 Phương pháp SAEDI - "SAEDI"

Phương pháp này xuất phát từ chữ "IDEAS" viết lộn ngược Ðôi khi, nghĩ sáng tạo chỉ cần bạn nhìn mọi thứ theo chiều khác đi

S State of mind (cách suy nghĩ)

Cho rằng hoặc giữ suy nghĩ “Tôi chẳng sáng tạo chút nào”

hoặc “Tôi chẳng bao giờ có ý tưởng gì hay ho đâu” sẽ hủy hoạisức sáng tạo của bạn Suy nghĩ sáng tạo đòi hỏi bản thân phải

có suy nghĩ tích cực

A Atmosphere (không khí)

Tất cả giác quan của chúng ta-nghe, thấy, cảm giác, xúc giác,

vị giác- ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng ta Một bầu không khí tốt sẽ góp phần thúc đẩy sự sáng tạo bản thân

E Effective thinking (Nghĩ hiệu quả)

Trong khi suy nghĩ tích cực cho phép ta chấp nhận những ý tưởng mới, sáng tạo Hiệu quả tư duy góp phần chỉ đạo những suy nghĩ của bạn đi đúng hướng

D Determination (Quyết tâm)

Trang 11

Sự sáng tạo cần thực hành thường xuyên, vì có thể có nhiều ý tưởng tốt sẽ xuất hiện trong khi bản thân “không thực sự tập trung” Luyện tập sẽ giúp biến khả năng này thành kĩ năng thông các kĩ thuật tư duy hiệu quả.

I Ink (viết)

Chúng ta sẽ ghi nhớ được nhiều hơn khi chúng ta viết ra những

ý tưởng thay vì chỉ giữ suy nghĩ đó ở trong suy nghĩ đơn thuần

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER

2.1 Giới thiệu:

SCAMPER là một kĩ thuật sáng tạo giúp chúng ta bùng lên những ý tưởng sángtạo và giúp chúng ta vượt qua những khó khăn mà chúng ta có thể gặp phải trong cuộcsống Thực chất, SCAMPER là danh sách các câu hỏi liên quan giữa ý tưởng và mục đích Các câu hỏi được dễ dàng đưa ra, nhấn vào nội dung sáng tạo Phương pháp này được đưa ra lần đầu tiên bởi Bob Eberle vào những năm 1970

SCAMPER được xây dựng dựa trên quan điểm cho rằng mọi cái mới được tạo

ra đều là sự thay đổi một vài thứ đã có trước đó Mỗi kí tự trong phương pháp là chữ viết tắt cho các cách thức khác nhau mà chúng ta có thể sử dụng để kích thích não tìm

Trang 12

E Eliminate hoặc Minify (Phép loại bỏ hay tối giản)

R Rearrange hoặc Reverse (Phép sắp xếp lại hay đảo ngược)

Để sử dụng phương pháp SCAMPER, đầu tiên, chúng ta phải xác định được vấn đề mà chúng ta cần giải quyết, cần cải tiến là vấn đề gì “Vấn đề” ở đây có thể là bất kì một đối tượng nào Đó có thể là những thử thách trong cuốc sống của chính

chúng ta, trong kinh doanh hay đó có thể là cải tiến một sản phẩm, dịch vụ hay một quy trình sản xuất cần cải tiến, thay đổi Sau khí xác định được vấn đề, chúng ta sử

dụng kĩ thuật SCAMPER để đưa ra danh sách những câu hỏi, dựa vào đó chúng ta sẽ

có thể đi đúng hướng để giải quyết vấn đề

Chúng ta có thể xem xét ví dụ với vấn đề "How can I increase sales in my

business?" (“Làm thế nào để gia tăng doanh thu trong kinh doanh?”)

Dựa theo nguyên lý SCAMPER, dưới đây sẽ là một vài câu hỏi có thể được

đưa ra để giải quyết vấn đề:

S What can I substitude in my selling process?

(Tôi có thể có những thay thế nào trong quy trình bán hàng?)

C "How can I combine selling with other activities?"

(Tôi có thể kết hợp việc bán sản phẩm với các dịch vụ khác như thế nào?)

A "What can I adapt or copy from someone else’s selling

process?"

( Tôi có thể thích ứng hay sao chép được gì từ quy trình bán hàng của những người khác?)

M "What can I magnify or put more emphasis on when selling?"

( Tôi cần mở rộng hay nhấn mạnh vào cái gì trong quy trình

Trang 13

bán hàng?)

P "How can I put my selling to other uses?"

( Tôi có thể bổ sung việc bán hàng của tôi như thế nào cho quy trình bán hàng của người khác?)

E "What can I eliminate or simplify in my selling process?"

( Tôi có thể loại bỏ hay đơn giản được gì trong quy trình bán hàng của mình?)

R "How can I change, reorder or reverse the way I sell?"

( Tôi có thể thay đổi, sắp xếp lại hay đảo thứ tự trong quy trình bán hàng của tôi như thế nào?)

Những câu hỏi trên buộc bạn phải suy nghĩ khác đi về vấn đề của bạn và cuối cùng bạn có nhiều cơ hội đưa ra các giải pháp sáng tạo

Điển hình là ví dụ của người sáng lập ra MacDonal của Ray Kroc, ông đã sử dụng nhiều ý tưởng sáng tạo thông qua phân tích SCAMPER như: kinh doanh các nhàhàng và kinh doanh bất đổng sản thay vì chỉ đơn giản là bán bánh mì kẹp thịt (PUT), cho phép khách hàng trả tiền trước khi ăn (REARRANGE), để khách hàng tự phục vụ thay vì sử dụng các nhân viên bồi bàn (ELIMINATE)

2.2 Phân tích các nguyên lý SCAMPER

2.2.1 Phép thay thế (Substitude)

Nội dung: Nghĩ đến việc thay đổi một phần của vấn đề, sản phẩm hay quy trình

bằng một thứ khác Bằng cách tìm kiếm sự thay thế, bạn có thể dễ dàng có ý tưởng

mới, đó là bạn có thể thay đổi vật dụng, địa điểm, thủ tục, nhân lực, ý tưởng và cả tháiđộ

Các câu hỏi thường được dùng:

- Tôi có thể thay đổi hay thay thế phần nào ? như thế nào ?

Trang 14

- Tôi có thể thay thế người tham gia hay không ? như thế nào ?

- Những nguyên tắc nào có thể thay đổi ? như thế nào ?

- Tôi có thể dùng thành phần hay nguyên liệu khác hay không ? như thế nào ?

- Tôi có thể dùng các thủ tục hay quy trình khác hay không ? như thế nào ?

- Tôi có thể thay đổi hình khối của sản phẩm hay không ? như thế nào ?

- Tôi có thể thay đổi màu sắc, âm thanh hay mùi vị của sản phẩm hay không ? như thế nào ?

- Sẽ như thế nào nếu tôi đổi tên của nó?

- Tôi có thể thay thế phần này bằng phần khác được hay không ? như thế nào ?

- Tôi có thể dùng ý tưởng này ở địa điểm khác được không ? cần thay đổi như thế nào so với ý tưởng ban đầu ?

- Tôi có thể thay đổi thái độ hay cảm xúc với nó hay không ?

Các câu hỏi thường được dùng:

- Những ý tưởng hay bộ phận nào có thể kết hợp được với nhau?

- Tôi có thể kết hợp hay thử kết hợp lại mục đích sử dụng của từng bộ phận?

- Tôi có thể kết hợp hay kết nối nó với đối tượng khác hay không?

- Tôi có thể kết hợp cái gì để tăng khả năng sử dụng đối tượng?

Trang 15

- Nguyên liệu nào có thể được kết hợp với nhau?

- Tôi có thể kết hợp những đối tượng tốt để phát triển chúng?

Ví dụ: ứng dụng “Passbook” trên iOS 6.0 hỗ trợ lưu trữ kết hợp nhiều thông tin

cần lưu trữ, ví dụ như: vé xem phim, vé tàu, thẻ ngân hàng, …

2.2.3 Phép thích ứng (Adapt)

Nội dung: Nghĩ đến việc tích hợp một ý tưởng đã có để giải quyết vấn đề Phương pháp này giúp bạn để ý đến những ý tưởng đã có sẵn nhưng vì một lý do nhất định màchúng ta quên đi, hoặc nghĩ là chúng không khả thi Hay luôn giữ suy nghĩ rằng tất cả những ý tưởng hay phát minh mới đều có thể được xuất phát từ những cái đã có từ

trước đó

Các câu hỏi thường được dùng:

- Có cái gì khác tương đương không?

- Trong một môi trường khác thì có gì tương tự như nó hay không?

- Trước đây có bài học nào có ý tưởng tương tự không?

- Nó gợi lên ý tưởng nào khác không?

- Tôi có thể sao chép, mượn hay lấy ý tưởng nào đã có không?

- Tôi phải đối diện với những đối thủ cạnh tranh nào không?

- Những ý tưởng nào mà tôi có thể kết hợp lại?

- Những quy trình nào có thể thích ứng, tích hợp được?

- Tôi có thể áp dụng ý tưởng này ở chỗ nào khác được không?

- Tôi có thể kết hợp ý tưởng nào bên ngoài lĩnh vực mà tôi làm không?

Trang 16

2.2.4 Phép điều chỉnh – Modify:

Nội dung: Hãy nghĩ về cách phóng to hay phóng đại ý tưởng của bạn Nhận

thức sâu về ý tưởng hoặc một phần của ý tưởng sẽ giúp gia tăng sự cảm của bạn về ý tưởng hoặc cung cấp cho bạn những hiểu biết mới mẻ về vấn đề

Các câu hỏi thường được dùng:

- Cái gì có thể được phóng đại hoặc được làm lớn hơn?

- Cái gì có thể được phóng đại?

- Cái gì có thể làm cao hơn, to hơn hay mạnh mẽ hơn?

- Tôi có thể tăng tần số hay tần suất của nó không?

- Cái gì có thể được nhân đôi? Nhân bản?

- Tôi có thể thêm tính năng bổ sung bổ trợ hay gia tăng giá trị của nó không?

Ngày đăng: 22/05/2015, 01:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w