Lí do chọn đề tài Trong tiến trình phát triển ở các nước Đông Nam Á, sự hình thành vàtiến triển của các nhóm cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á đã trải quanhững biến động phức tạp trên nhi
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong tiến trình phát triển ở các nước Đông Nam Á, sự hình thành vàtiến triển của các nhóm cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á đã trải quanhững biến động phức tạp trên nhiều lĩnh vực.Từ chỗ chỉ là những ngườiHoa di cư sống rải rác ở các đô thị hay một số vùng nông thôn dần dần tiếnđến hình thành các nhóm cộng đồng tương đối ổn định và thường xuyêntrong lòng các quốc gia sở tại Không những thế họ còn tạo ra cho họ một
vị trí đáng kể trong xã hội thông qua hoạt động kinh tế Đây là một đặctrưng nổi bật của các nhóm cộng đồng người Hoa ở nước ngoài và rất đánglưu tâm, bởi không phải cộng đồng ngoại kiều nào đạt được những kết quảnhư vậy Nếu như trong lĩnh vực văn hoá có những biểu hiện hoà đồng, đanxen đôi khi làm cho ta khó phân biệt được một cách rạch ròi đâu là yếu tốHoa đâu là yếu tố bản địa, thì trong lĩnh vực kinh tế - xã hội thì vai trò, vịtrí của người Hoa lại nổi bật, sắc nét
Việt Nam là một trong những quốc gia ở Đông Nam Á, cũng là nơidừng chân của nhiều nhóm di dân người Hoa Trong số các dân tộc ViệtNam hiện nay, người Hoa chiếm một tỷ lệ khá cao Họ là một lực lượngkinh tế - xã hội quan trọng của Việt Nam Trong quá khứ cũng như tronghiện tại, người Hoa đã có một vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh tế,văn hoá xã hội của Việt Nam
Nhằm tăng thêm tình hữu nghị cũng như mối quan hệ đoàn kết giữahai nước Việt Nam và Trung Quốc, nhằm giúp các cộng đồng người Hoa ởViệt Nam hiểu rõ nguồn gốc di cư, quá trình phát triển của họ như thế nàothì việc tìm hiểu cộng đồng người Hoa ở Việt Nam mà đặc biệt là ngườihoa ở vùng đất Nam Bộn là điều cần thiết, nhất là từ khi vùng đất này đượckhia phá và mở mang
Trang 2Nghiên cứu đề tài này không nững có ý nghĩa khoa học mà còn có ýnghĩa thực tiễn Thông qua việc phân tích vai trò của người Hoa đối với sựphát triển kinh tế , chính trị, văn hóa- xã hội ở vùng đất Nam Bộ từ thế kỷXVI đến thế kỷ XIX khoá luận sẽ giúp chúng ta có những đánh giá đúngđắn về vai trò của người Hoa đối với sự phát triển mọi mặt ở xứ này Từ đóthấy được mối quan hệ, tình đoàn kết giữa hai nước Việt Nam – TrungQuốc trong quá khứ cũng như trong hiện tại.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài:
“Vai trò của người Hoa đối với sự phát triển của vùng đất Nam Bộ
từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” làm khóa luận tốt nghiệp
2 Lịch sử vấn đề
Xung quanh vấn đề người Hoa ở Việt Nam nói chung, vùng đấtNam Bộ nói riêng đã thu hút đông đảo học giả trong và ngoài nước nghiêncứu Có rất nhiều công trình chuyên biệt đề cập đến vai trò của người Hoa.Trong đó có thể kể đến:
Cuốn “Vai trò người Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á”của tác giả Trần Khánh đã trình bày về đặc điểm tình hình cộng đồng ngườiHoa và các hoạt động kinh tế ở Đông Nam Á trước thời kỳ nô dịch vàthuộc địa của chủ nghĩa thực dân Các hoạt động kinh tế của người Hoatrong điều kiện xâm nhập và bành trướng của tư bản phương Tây Vai tròcủa người Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranhthế giới thứ hai đến nay
Cuốn “Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷXVII – XVIII” của Li Tana, do Nguyễn Nghị dịch đã nghiên cứu về lịch sửkinh tế- xã hội xứ Đàng Trong (miền Nam Việt Nam) thế kỷ XVII-XVIII.Khắc họa một vương quốc phía Nam dưới triều Nguyễn, kinh tế , thươngmại , hệ thống tiền tệ…Đặc biệt là về vai trò của các thương nhân đối với
sự phát triển của xứ này, trong đó có các thương nhân người Hoa
Trang 3Cuốn “Định cư của người Hoa trên đất Nam Bộ (từ thế kỷ XVII đếnnăm 1945)” của tác giả Nguyễn Cẩm Thuý trình bày về làn sóng di cư, tổchức chính trị xã hội của người Hoa cũng như hoạt động kinh tế của ngườiHoa ở Nam Bộ.
Cuốn “Người Hoa ở Nam Bộ” của tác giả Phan An đã trình bày tổngquan về người Hoa ở Nam Bộ: dân cư, hiện trạng, nguồn nhân lực, lốisống, tín ngương, tôn giáo, chùa Hoa
Cuốn”Người Hoa Việt Nam và Đông Nam Á- hình ảnh hôm qua và
vị thế hôm nay” của tác giả Châu Thị Hải giới thiệu tên gọi, khái niệm vàquá trình hình thành các nhóm cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á Lịch
sử hiện trạng và xu hướng phát triển các loại hình liên kết truyền thống củangười Hoa Các mối liên kết của người Hoa với cộng đồng cư dân bản địa.Vai trò và vị trí kinh tế của người Hoa ở các nước Đông Nam Á, trong đó
có Việt Nam
Cuốn“ Việt sử xứ Đàng Trong (1558-1777) cuộc Nam tiến của dântộc Việt Nam” của tác giả Phan Khoang đã trình bày lịch sử cư trú và hoạtđộng kinh tế của người Hoa tại Nam Bộ, tình hình kinh tế-xã hội của ngườidân Nam Bộ trong thời gian này
Luận án phó tiến sĩ sử học “ Tim hiểu sự hình thành các nhóm cộngđồng người Hoa ở Việt Nam trong bối cảnh lịch sử Đông Nam Á” dã trìnhbày về làn sóng di cư đến Việt Nam trong bối cảnh lịch sử chung của cácnước Đông Nam Á Những loại hình liên kết của các nhóm cộng đôngngười Hoa ở Việt Nam Vai trò, vị trí của người Hoa trong đời sống kinh
tế, xã hội ở Việt Nam và Đông Nam Á
Ngoài ra còn có rất nhiều bài báo, tạp chí nghiên cứu về vấn đềngười Hoa ở xứ Đàng Trong như: Sự xâm chiếm Nam Kỳ bởi nhà Nguyễn
và vai trò của người Hoa di cư (Boudet, Hà Nội, 1943); Mạc Cửu và đất HàTiên (Anh Nguyễn văn hoá nguyệt san Sài Gòn năm 1957); Họ Mạc và
Trang 4chúa Nguyễn tại Hà Tiên (Trần Kính Hoà, Văn hoá Á Châu, Sài Gòn1957); Lịch sử Hoa Kiều tại Việt Nam (Tân Việt Điểu, Văn hoá nguyệtsan, Sài Gòn 1961); Cổ điển học Trung Hoa ở Viẹt Nam xưa (NguyễnKhắc Phạm, Việt Nam khảo cổ tập san, Sài Gòn,năm 1971); Chính sách đốivới dân Trung Hoa di cư của các triều đại Việt Nam (Fuzuwana Riichirô,Việt Nam khảo cổ tập san, Sài Gòn, 1979) và hàng loạt các công trìnhnghiên cứu khác có đề cập đến vai trò của người Hoa ở xứ Đàng Trong ởnhững khía cạnh khác nhau.
Tuy nhiên, nhìn chung phần lớn tài liệu nghiên cứu vấn đề này mớichỉ đề cập một cách lẻ tẻ, phân tán Nhiều tài liệu tham khảo nếu so sánhđối chiếu dễ nhận ra sự so le, thiếu nhất quán, thậm chí khó hiểu và mâuthuẫn Trên cơ sở những nguồn tài liệu quan trọng đó, người viết muốn đưa
ra một cái nhìn hệ thống, toàn diện và cụ thể về vai trò của người Hoa đốivới sự phát triển kinh tế,chính trị văn háo- xã hội ở vùng đất Nam Bộ này
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Vai trò của người Hoa đối với sựphát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX ”
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, người viết đứng trên quan điểm Mác xit,
vận dụng đường lối của Đảng ta về đường lối đối ngoại và những vấn đềquốc tế để làm cơ sở phương pháp luận cho việc tiếp cận, phân tích, đánhgiá vấn đề
Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là những phương pháp cơbản được vận dụng để nghiên cứu đề tài này Trên cơ sở những sự kiện cụthể và hoạt động của người Hoa trong các lĩnh vực kinh tế,chính trị,văn hoá– xã hội, người viết rút ra những đánh giá kết luận về vấn đề nghiên cứu
Trang 5Ngoài ra, người viết còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứukhác như: phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp để làm rõnhững vấn đề nội dung của khoá luận.
5 Đóng góp của khoá luận
Qua khoá luận này, người viết mong muốn góp phần làm sáng tỏ một
số vấn đề sau:
- Vai trò của người Hoa đối với sự phát triển của vùng đất Nam Bộ
từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
- Mối quan hệ của người Hoa đối với người Việt trong quá khứ
6 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận có hai chương:
Chương I: Khái quát quá trình hình thành và phát triển của người
Hoa ở Việt Nam
Chương II: Vai trò của người Hoa đối với sự phát triển của vùng đất
Nam Bộ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Trang 6CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM
1.1 Quá trình di cư cỉa người Hoa vào Việt Nam
Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại xảy ra một hiện tượngvừa mang tính xã hội, vừa thể hiện quá trình phát triển tộc người của cácdân tộc, đó là hiện tượng di dân Có lẽ trong quá trình phát triển của mình,không một quốc gia nào trên thế giới lại không xảy ra quá trình di dân vớinhững nguyên nhân chính trị - kinh tế- xã hội hết sức khác nhau Những đợt
di dân thường xuyên với những thời gian và cường độ khác nhau đã làmthay đổi lãnh thổ tộc người và cơ cấu dân cư, bức tranh văn hoá cũng xuấthiện những gam màu khác nhau, một khi xảy ra những cuộc di dân lớn cóthể làm nảy sinh ra những cộng đồng tộc người mới với những lãnh thổ tộcngười cũng được tổ hợp lại Cuộc di dân của người Thái về phương Nam đãlàm thay đổi cơ cấu tộc người và địa bàn cư trú của dân bản địa Giữa cưdân bản địa và cư dân mới đến đã diễn ra một quá trình giao lưu kinh tế,văn hoá với nhiều nét đặc săc
Việt Nam - một đất nước liền kề với Trung Quốc có đất đai phìnhiêu, tài nguyên thiên nhiên phong phú Thật khó xác định chính xácnhững người Hoa đầu tiên đã đến Việt Nam từ bao giờ, nhưng sự hiện diệncủa họ trên mảnh đất này đã ghi nhận cách đây trên 2000 năm Đúng nhưRaymon S de Seaghet trong sách ”Người Hoa tại Việt Nam” đã viết: “Thậtkhó xác định những người Hoa đầu tiên đến Việt Nam khi nào, nhưng tốithiểu là từ hai nghìn năn nay rồi”[37;3] Vào thế kỷ thứ II TCN, một nhàcai trị người Hoa đã thiết lập vương quốc Nam Việt Khi vương quốc nàysụp đổ vào năm 111 TCN, vùng đất này trở thành một tỉnh của đế quốc
Trang 7Trung Hoa Tình trạng này kéo dài một ngàn năm, cũng theo Raymon S deSeaghet “Người Hoa tiếp tục di dân xuống phía Nam ngay cả khi Việt Namgiành được độc lập vào năm 939, một nền độc lập được kéo dài liên tục,ngoại trừ một giai đoạn ngắn dưới quyền cai trị của người Trung Hoa trongnhững năm 1400, cho tới khi Pháp xâm chiếm nước này vào thập niên1860”[37;3] Các dợt di dân lớn của người Hoa sang Việt Nam đã được ghilại trong sử sách của Trung Quốc và Việt Nam như ”Sử kí Tư Mã Thiên”,
“Hậu Hán thư”, “Hoài Nam Tử”, “Tam Quốc chí”, “Ngô Việt Xuân Thu”,
“Minh thực lục”,” Ức Trai thi tập”, “Đại Việt sử kí toàn thư”, “Lịch triềuhiến chương loại chí”, ”An Nam chí lược”, “Đại Nam thực lục tiền biên”
Cuộc di dân lớn đầu tiên của người Hoa xuống phương Nam đượcbắt đầu từ chính sách Nam tiến của các triều đại phong kiến Trung Quốc
“Năm thứ 33 (214 TCN) Tần Thuỷ Hoàng sai tất cả bọn lang thang, vôthừa nhận, bọn ăn không ngồi rồi và bọn con buôn đi chiếm đất Lục Lương.Ông lập ra các quận Quế Lâm (Quảng Tây), Nam Hải (Quảng Đông) vàQuận Tượng (An Nam) và đầy những kẻ có tội đến ở đó để giữ” “Khi TầnThuỷ Hoàng đã thôn tính thiên hạ và dẹp yên Dương Việt thì lập ra cácquận Quế Lâm, Nam Hải và Quận Tượng Trong mười ba năm ông bắt bọncôn đồ tù tội đem đến các nơi ở với dân Việt”[37;4] Hai đoạn trích trêntrong” Sử ký Tư Mã Thiên” cho thấy đoàn quân viễn chinh này không chỉ
có nhiệm vụ đánh chiếm đất, mà với thành phần cấu tạo của nó, nhà nướcphong kiến Trung Quốc đã có ý định chuẩn bị cho họ ở lại lâu dài trênvùng đất mới chiếm
Tiếp đó, vào cuối thế kỷ II TCN (năm 111 TCN), nước Âu Lạc củangười Việt bị nhà Hán chinh phục và bị sát nhập, trở thành quận, huyện của
đế quốc Hán Từ thời điểm đó cho đến tận thế kỷ X, miền Bắc Việt Namngày nảy trở thành một trong những nơi dừng chân trú ngụ của dân tị nạn,
Trang 8những người di cư tự do và lính đồn trú Trung Hoa từ phương Bắc xuống.Trong số những người di cư xuống phương Nam có cả tầng lớp thương giagiàu có, quan lại, nho sĩ bất mãn với triều đình trong đó có cả nhà sư Quanhiều thế hệ, một bộ phận trong số người di cư này đã kết hôn với ngườibản địa và trở thành người địa phương thực thụ.
Theo các tài liệu lịch sử thì số người có gốc Hán cư trú trên đất ViệtNam lúc đó lên tới hàng chục vạn người Để dễ bề cai trị và phòng ngừa bấttrắc có thể làm tổn hại đén an ninh quốc gia, Ngô Quyền sau khi giànhđược độc lập cho dân tộc (thế kỷ X) đã đưa trở lại Trung Hoa 87 ngànngười Hán Phần lớn trong số này là quan lại cai trị, binh lính và gia đìnhcủa họ Mặc dầu vậy, ở Việt Nam lúc đó có rất nhiều người Trung Hoa tựnguyện ở lại Việt Nam sinh sống Những người này được ghi vào sổ đinhnhư những cư dân bản địa
Từ thế kỷ X trở đi, dòng người Trung Hoa tiếp tục vào Việt Nam.Giống như trước đây, dòng người Trung Hoa di cư rất đa dạng về thànhphần xã hội Nhưng khác với giai đoạn hơn một nghìn năm Bắc thuộc, từthế kỷ thứ X Việt Nam ngày càng tiếp nhận nhiều hơn, quy mô lớn hơndòng người tị nạn Trung Hoa (đặc biệt là tị nạn chính trị) và dân di cư tự
do, trong đó có các thương nhân Các nguồn thư tịch cổ Việt Nam ghi lạirằng thời kỳ quân Nguyên Mông, tiến đánh Nam Tống và thiết lập ách caitrị tại Trung Quốc (1279 – 1368) có hàng chục vạn người Hán phải chạylánh nạn ra nước ngoài Chẳng hạn vào năm 1257, khi quân Nguyên tiếnvào Nam Tống, nhiều quan lại và binh lính Trung Hoa bỏ chạy sang nướcĐại Việt, trong số đó có Hoàng Vĩnh Mạc - một quan lại cấp cao của NamTống Vua Đại Việt lúc đó là Trần Thánh Tông đã cho phép các người tịnạn này định cư tại Thăng Long
Trang 9Tương tự, vào năm 1276 khi Hàng Châu - thủ đô của Nam Tống thấtthủ thì làn sóng di cư của người Trung Hoa ra nước ngoài tăng cao hơn,trong đó có 30 chiến thuyền của Nam Tống vượt biên bỏ chạy sang cácnước Đông Nam Á Có nhiều tàu chiến đến Việt Nam để xin tị nạn, trong
đó thuyền của Đỗ Tôn, Trọng Trung và Tăng Uyên Tử Nhà Trần đã chấpnhận lời thỉnh cầu xin tị nạn của những người này và họ được phép định cưtại kinh thành Thăng Long Những người tị nạn Trung Hoa xuất thân từthành phần quan lại, tầng lớp trí thức được chính quyền nhà Tần đối đãi tử
tế và nhiều người trong số họ được trọng dụng, làm quan trong triều Yếu
tố này đã làm cho một bộ phận người Trung Hoa di trú có điều kiện thuậnlợi để hội nhập hoàn toàn vào xã hội Việt Nam
Cuộc chiến tranh xâm lược do nhà Minh phát động đối với ĐạiViệt và sự chiếm đóng của họ tại đây trong những năm 1418 – 1428cũng tạo ra đợt di cư mới của người Trung Hoa Cũng giống như cáccuộc hành quân cướp bóc và thôn tính trước đây, quân đồn trú TrungHoa được triển khai đông đảo ở những nơi chúng chiếm được và thựchiện chính sách đồng hoá cao độ trong đó có việc tiêu huỷ các di sản vănhoá của Đại Việt, gia tăng truyền bá văn hoá Hán và khuyến khích binhlính kết hôn với người địa phương
Sử sách có ghi lại rằng, sau khi ĐạiViệt đánh đưổi được quân Minhxâm lược có rất nhiều binh lính Trung Hoa bị bắt làm tù binh không muốn
về nước, xin ở lại Việt Nam sinh sống Một số khác thì không được phép trở
về Trung Hoa, những người này bị kiểm soát một cách gắt gao Họ khôngđược thay đổi chỗ ở hoặc tự do đi lại nếu như không được phép của chínhquyền sở tại, và phải ăn mặc, sinh hoạt theo tập quán của người Việt Đốivới những người Trung Hoa nhập cư nhưng là tầng lớp thương gia thì chínhquyền Lê Sơ lúc đó (1428 – 1592) cũng rất dè dặt với họ Những người này
Trang 10bị đánh thuế rất cao đối với các mặt hàng buôn bán của mình và không đượcphép kinh doanh những mặt hàng như sách báo và các loại văn hoá phẩmkhác có xuất xứ từ Trung Quốc Lê lợi, sau đó là Lê Thánh Tông, với mongmuốn củng cố nền độc lập chính trị với Trung Quốc, ngăn ngừa sự phá hoại
từ bên trong và củng cố bản sắc quốc gia, dân tộc Đại Việt nên đã đưa ra một
số chính sách khá khắt khe với người Trung Hoa di trú Chính sách kiểmduyệt gắt gao đối với kiều dân Trung Hoa dưới thời Hậu Lê dã góp phần hạnchế dòng người Hoa di cư đổ vào Việt Nam, làm chậm qúa trình hình thànhcộng đồng người Hoa di trú như một thực thể tương đối ổn định, thườngxuyên trong cơ cấu xã hội ở Việt Nam ở thế kỷ XV – XVI
Vào thế kỷ XVII, sự gia tăng một cách dòng người Trung Hoa di cư
ra nước ngoài đã tạo ra một bước ngoặt trong sự hình thành cộng đồng nàytại tại Việt Nam Đó là sự sụp đổ của nhà Minh (Mãn Thanh lật đổ vào năm1644) Nhằm đè bẹp những lực lượng chống đối trung thành với nhà Minh
và bình định những vùng đất còn lại, nhà Thanh trong những năm 70 – 80của thế kỷ XVII đã mở những cuộc hành quân lớn vào các tỉnh phía NamTrung Quốc, nơi ẩn náu phần lớn toàn quân của nhà Minh Để thoát khỏi bịtiêu diệt, một bộ phận khá lớn quân trung thành với nhà Minh đã chạy sangcác nước Đông Nam Á xin tị nạn, trong đó có Việt Nam
Các thư tịch cổ Việt Nam đã ghi lại rằng vào tháng giêng năm 1679
có một bộ phận khá lớn quân trung thành với nhà Minh gần 3000 người với
50 chiến thuyền do Dương Ngạn Dịch và Trần Thượng Xuyên chỉ huy vượtbiển chạy sang vùng đất Đàng Trong xin tị nạn Chúa Nguyễn (lúc đó làNguyễn Phúc Tần) muốn sử dụng những người Trung Hoa di cư này đểkhai khẩn đất hoang ở vùng đất phía Nam, nên đã đồng ý cho họ vào vùngđất Đông Phố (ngày nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai)sinh cơ lập nghiệp Sau khi được phép định cư tại những địa phương trên,
Trang 11họ đã lập nên những làng, phố kiểu Trung Hoa Các chùa chiền, hội quán,
cơ sở chữa bệnh, giáo dục của họ lần lượt ra đời Trong sử sách thường gọinhững người Trung Hoa di cư thế kỷ XVI – XVIII là Minh Hương Nhờmôi trường làm ăn thuận lợi nên khu vực này không những thu hút nhiềungười Trung Hoa di cư mới đến vùng Đông Phố, mà còn cả những kháchbuôn người Arập, Nhật Bản, Ấn Độ và Châu Âu
Từ cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII trở đi càng có thêm nhiềungười Trung Hoa nhập cư vào Việt Nam Một trong số đó có nhóm dân tịnạn chiến tranh do Mạc Cửu dẫn đầu gồm 400 người đến vùng đất Hà Tiên
Họ cũng là tàn quân của nhà Minh, sau khi kháng chiến chống Thanh thấtbại tìm đường đến Đàng Trong xin cư trú chính trị Chúa Nguyễn đã chophép những người này sinh cư lập nghiệp và trở thành thần dân của triềuđình Năm 1708, chúa Nguyễn chấp nhận lời thỉnh cầu của Mạc Cửu choông làm Thống đốc Hà Tiên Sau khi Mạc Cửu mất (năm 1735), con củaông là Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha trị vì vùng đất này Những ngườiTrung Hoa di trú tại đất Hà Tiên dưới sự lãnh đạo của dòng họ Mạc (đặcbiệt dưới thời Mạc Thiên Tích) đã xây thành, mở chợ, đúc tiền đồng, pháttriển thủ công mỹ nghệ và xây dựng trường học Họ đã biên vùng đất HàTiên thành một trong những trung tâm thương nghiệp và truyền bá văn hoáTrung Hoa ở ĐÀng Trong Đại Việt và Campuchia ở thế kỷ XVIII
Như vậy, từ cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, khắp ba miền Bắc –Trung – Nam của Đại Việt đã hình thành nên các cộng đồng dân cư củangười Hoa di trú tương đối ổn định và có vai trò quan trọng trong cơ cấudân cư – dân tộc và kinh tế - xã hội của Đàng Trong Từ thời điểm này trở
đi (cuối thế kỷ XVII), Nam Bộ - miền đất mới của Việt Nam trở thành nơithu hút phần lớn dân Trung Hoa nhập cư trên phạm vi cả nước Cả làng ,phố của người Hoa di trú được hình thành ở những trung tâm kinh tế, chính
Trang 12trị và văn hoá của Việt Nam như ở Trấn Biên (Biên Hoà), Phiên Trấn (GiaĐịnh), Hà Tiên, Hội An, Thanh Hà (Huế), Phố Hiến, Thăng Long Hầuhết người trung Hoa di trú gọi làng, phố của mình là làng, phố Minh Hươnghay Thanh Hà Từ thế kỷ XVII trở đi, những nơi có đông người Hoa sinhsống trở nên sầm uất, thương mại và nghề thủ công phát triển nhanh Vàcũng từ thời gian này, tầng lớp nhà buôn người Hoa tại Việt Nam bắt đầuđược hình thành và sau đó họ có vai trò quan trọng trong việc môi giới –buôn bán giữa Việt Nam với nước Ngoài, giữa người sản xuất và tiêu dùngcủa cư dân bản địa.
1.2 Quá trình di cư của người Hoa vào Nam Bộ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
1.2.1 Các giai đoạn của quá trình di cư
1.2.1.1 Giai đoạn I (từ cuối thế kỷ XVI đến trước năm 1645)
Giai đoạn này có hai sự kiện chính: năm 1567, Minh Mục Tôngxuống lệnh cho phép thương nhân được xuất dương buôn bán sau gần 200năm duy trì lệnh hải chỉ ; Sự kiện thứ hai: năm 1600, Nguyễn Hoàng về lạiThuận Quảng, bắt đầu thực hiện ý đồ li khai, cát cứ, đã mở cửa từ để ngườiHoa có thể đi lại hợp pháp Các cảng biển ở Thuận Quảng cũng mở cửađón người Hoa đến vì chúa Nguyễn đang cố gắng phát triển ngoại thương
để thoả mãn các nhu cầu ở Đàng Trong Nhiều thương thuyền ở Trung Hoa
đã đến buôn bán với Thuận Quảng, nhiều người trong số họ đã ở lại ĐàngTrong làm ăn lâu dài, nhất là ở hai trung tâm Hội An và Thanh Hà
1.2.1.2 Giai đoạn II (từ 1645 đến 1678)
Giai đoạn này được bắt đầu từ khi người Mãn Thanh chiếm đượcTrung Hoa, cơ bản thiết lập chế độ cai trị đến năm 1678, khi nhà Thanh hạlệnh “Thiên giới” buộc dân duyên hải phải rời vào nội địa và cấm giaothương hải ngoại Sự kiện đáng lưu ý là trong thời gian này là tháng 8 năm
Trang 131645, triều đình Mãn Thanh lệnh “chi phát nghiêm chỉ” bắt dân cắt tóc vàtheo tục người Thanh bím tóc đuôi sam, đồng thời thi hành các chính sáchcai trị độc đoán, hà khắc Nhiều người Hoa xem lệnh cắt tóc là biến độngxúc phạm đến văn hoá Trung Hoa, đồng thời bất mãn với chế độ cai trịMãn Thanh đã rời bỏ đất nước ra đi, tìm đất sống ở các nơi khác, trong đó
có Đàng Trong Tiêu biểu cho các nạn dân di cư này là trường hợp của mạcCửu và Trịnh Hội (là ông nội của Trịnh Hoài Đức sau này)
1.2.1.3 Giai đoạn III (từ 1678 đến trước năm 1685)
Bối cảnh của giai đoạn này là cuộc kháng chiến “phản Thanh phụcMinh” của Trịnh Thành Công ở Đài Loan và “Loạn Tam Phiên” do MãnThanh cấm dân duyên hải ra biển nhằm cô lập, cấm vận quân kháng chiếnĐài Loan nên Trịnh Thành Công phải đưa thương thuyền đến nhiều nước ởĐông Nam Á, trong đó có Đàng Trong để mua lương thực, khí tài Một sốngười Hoa trong số họ đã ở lại Đàng Trong Đến khi phong trào khángchiến ở Đài Loan tan vỡ năm 1683, các di thần nhà Minh đã kéo nhau ra đi,đến Đàng Trong định cư lâu dài Tiêu biểu là đoàn người 3000 binh línhvới trên 50 chiến thuyền của Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch
1.2.1.4 Giai đoạn IV (từ năm 1685)
Sự kiện đáng lưu ý là năm 1865, Thanh Thánh Tổ đã ban hành
“Triển hải lệnh” cho phép nhân dân được vượt biển đi các nước buôn bán.Đông đảo người Hoa đã đến định cư ở Đàng Trong trong giai đoạn này Họchủ yếu là dân thường di cư vì kế sinh nhai và các lí do khác
Nói tóm lại, trong 4 giai đoạn trên, giai đoạn III đáng được chú ý vớicuộc di cư có quy mô lớn của các di thần nhà Minh Tuy nhiên giai đoạn từ
1865 trở đi có ý nghĩa rất quan trọng, cuộc chiến tranh dai dẳng hơn 40năm giữa Trịnh - Nguyễn đã chấm dứt với thế cân bằng, tình hình chính trị,
Trang 14xã hội Đại Việt dần tương đối ổn định trở lại Cả một vùng lãnh thổ rộnglớn trải dài từ Thuận Quảng đến Cà Mau đang chờ đợi bàn tay lao động củacon người đến từ mọi miền, trong đó có một bộ phận lớn người Hoa.
1.1.2 Nguyên nhân của các cuộc di cư của người Hoa đến Nam Bộ
Nếu như trước thế kỷ XVI phần lớn người Hoa sang Việt Nam vì mụcđích kinh tế (các thương nhân buôn bán làm ăn, nông dân sang khai khẩn đấtđai) thì thời kỳ này, bên cạnh nguyên nhân kinh tế, nguyên nhân chính trị xãhội đóng vai trò chủ đạo Đương nhiên xứ Đàng Trong là vùng đất mới khaikhẩn, đất rộng, người thưa, sản vật tự nhiên dồi dào, phong phú Thêm vào
đó, khu vực này có hệ thống sông dày đặc, thuận tiện cho việc đi lại bằngthuyền bè, là cơ sở cho việc phát triển quan hệ hàng hóa - tiền tệ Vì thế didân người Hoa đến đây, ai giỏi buôn bán thì đi vào hoạt động buôn bán Aikhông có tài buôn bán thì làm ruộng, khai hoang, thu nhặt lâm sản…Cuộcsống có phần dễ chịu hơn rất nhiều so với ở Trung Hoa
Thêm vào đó , vào thế kỷ thứ XVII - XVIII, ở Trung Hoa đã xảy rabạo loạn và biến động lớn Đặc biệt la vào năm 1644 triều Minh bị triềuMãn Thanh lật đổ Đây là một triều đại ngoại tộc nên vấp phải nhiều sựphản đối của nhân dân Trung Hoa mà đại đa phần là người Hán.Sau khichiếm đoạt Bắc Kinh quân Mãn Thanh đã mở những cuộc hành quân cànquét với quy mô lớn kéo dài nhiều năm để bình định các tỉnh phía NamTrung Quốc,nơi cố thủ cuối cùng của một lực lượng khá lớn quân nhàMinh.Phải vất vả lắm, sau gần bốn thập kỷ (1644 - 1683) phong kiến MãnThanh mới chinh phục được ổ kháng cự cuối cùng trên đảo Đài Loan dotướng Trịnh Thành Công chỉ huy
Vì thế những vỗ quan quân đội, những người có tư tưởng chungthành với nhà Minh đã lần lượt di cư ra nước ngoài, đặc biệt là đến khu vựcĐông Nam Á trong đó có Việt Nam nhằm tránh sự trả thù của chính phủ
Trang 15Mãn Thanh Rồi loạn Tam Quế ở miền Nam Trung Hoa gây bao loạn lạc.
Có lẽ đây là nguyên nhân chủ yếu trong công cuộc di cư của người Hoa.Cũng có thể vì nguyên nhân chính trị nên hình thức di dân lần này có mangtính chất tập đoàn quy mô lớn Trong khi nếu chỉ vì nguyên nhân kinh tế,hình thức chủ yếu là các nhóm nhỏ, số lượng ít hơn nhiều
Mặt khác, giũa người Việt và người Hoa vốn đã có lắm điểm tươngđồng về chủng tộc Thêm vào đó, tôn giáo và văn hóa, lối sống nói chungcủa người Hoa di chú và người Việt hầu như không có khác biệt lớn vớingười bản địa Điều này có nghĩa là người Trung Hoa khi đến Đại Việt, đặcbiệt là vùng Nam Bộ, không cần phải thay đổi hay điều chỉnh nhiều về lốisống của mình có thể dễ dàng hòa nhập vào đời sống xã hội của nhân dânnơi đây
Chúng ta, thử so sánh người Hoa với người Nhật Rõ ràng người Hoa
có thể di cư tới nhiều nơi trên đất nước Việt Nam và làm nhiều việc để sinhsống cũng như sống xen kẽ với người Việt Còn người Nhật có rất ít, tậptrung ở khu vực Hội An và có lẽ ít tiếp xúc với những vùng nông thôn dù làvùng lân cận về phương diễn văn hóa, tâm lý… Người ta chỉ biết đến cácthương nhân người Nhật đến buôn bán, Hội An đã hưng thịnh trước tiênbởi các thương nhân Nhật Bản, chứ không có sử sách nào ghi kĩ về nếpsống hay phong tục của người Nhật
Song đặc biệt, chính sách của chúa Nguyễn và sau đó là chiềuNguyễn đối với người Hoa di cư trong thế kỉ XVII – XIX cũng ảnh hưởngsâu sắc đến dòng nhập cư của người Hoa vào vùng Nam Bộ
Như đã đề cập từ nửa sau thế kỉ XVII, chúa Nguyễn đã sử dụng dân
tị nạn chính trị Trung Hoa để khai khẩn vùng đất mới Nam Kỳ, cho họ sinh
cơ lập nghiệp ở đó Từ đầu thế kỉ XIX trở đi, nhà Nguyễn trở nên thực tếhơn trong quan hệ với kiều dân Trung Hoa Biểu hiện trong chính sách này
Trang 16là chúa Nguyễn đã dành cho họ nhiều ưu đãi đặc biệt mà các kiều dân kháckhông được hưởng Ví dụ như các thuyền tàu buôn của người Trung Hoacập bền tại Việt Nam chỉ phải nộp 2000 - 3000 quan tiền thuế nhập cảng,trong khi đó tàu thuyền của các nước Âu Châu phải đóng tới 8000quan.Tháng 6 năm 1834, tàu của các nước Anh cập bến Thị Nại (BìnhĐịnh) Chính quyền nhà Nguyễn định tẩy chay tàu buôn này Nhưng donhìn thấy trong tàu có người Trung Hoa và những người này xin phépđược lên bờ Vua Minh Mệnh đã chấp nhận lời thỉnh cầu đó.
Thêm vào đó, nhà Nguyễn không có những cản trở gì đối với việcbuôn bán các mặt hàng khác nhau của người Trung Hoa di trú trên đất ViệtNam, mà còn cung cấp thẻ bài, đặc biệt trong kinh doanh lúa gạo Chínhnhững yếu tố này đã tạo ra những yếu tố thuận lợi cho kiều dân Trung Hoa
ở Nam Kỳ thiết lập vị thế kiểm soát của họ trong lĩnh vực kinh doanh lúagạo của Việt Nam dưới thời Pháp thuộc
Ở các lĩnh vực hoạt động kinh tế khác như khai thác mỏ, kinh doanhđồn điền v.v… thì người Trung Hoa di trú cũng được nhận sự ưu đãi từphía nhà Nguyễn Theo luật pháp được ban hành ở nửa đầu thế kỷ XIX,người Trung Hoa đến Việt Nam định cư, sinh sống được nhà chức tráchcho miễn thuế tất cả các loại thuế trong ba năm đầu Họ được ở tất cả cáchoạt dộng kinh tế trong đó có khai thác mỏ quặng và kinh doanh đồn điền.Nếu họ không có điều kiện mua nhà và khai khẩn đất đai thì nhà nước cho
họ vay vốn Nếu như họ kinh doanh trong nghành khai thác mỏ thì đượcphép tuyển chọn, thuê nhân công Chính vì vậy, không những khuyến khíchthêm nhiều người Hoa nhập cư vào Việt Nam, mà còn thúc đẩy quá trìnhtích lũy vốn, kinh nghiệm và các mối quan hệ bạn hàng cho sự ra đời tầnglớp nhà buôn, nhà thầu khoán Hoa Kiều và sau đó người Hoa ở giai đoạntiếp theo của lịch sử Việt Nam
Trang 17Về phương diện văn hóa - xã hội, nhà Nguyễn cho phép kiều dânTrung Hoa lập nên các bang hội truyền thống của họ Tổ chức đồng hương(bang) của người Trung Hoa di trú đầu tiên được thành lập vào năm 1789.Bang được thành lập trên cơ sở những người đồng hương, có chung thổngữ Mỗi bang được bầu ra bang trưởng để điều hành công việc trong bang.Việc hình thành nên các bang một phần nào đó giúp cho chính quyền nhàNguyễn có điều kiện để quản lí hay kiểm soát việc nhập cư của ngườiTrung Hoa nói riêng, hoạt động của kiều dân Trung Hoa nói chung Quantrọng hơn, sự ra đời các bang trước hết đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa
- xã hội và sự tìm kiếm thêm phương tiện để bảo vệ của cải vật chất cũngnhư sự an toàn tính mạng của người Hoa di trú nơi đất khách quê người
Cùng với các yếu tố khác, tổ chức bang đã góp phần quan trọngtrong việc duy trì bản sắc văn hóa Trung Hoa, đặc biệt với quá trình liênkết hóa tộc người và xã hội của cộng đồng người Hoa ở Việt Nam nóiriêng, ngoài lãnh thổ Trung Hoa nói chung
Nói tóm lại, chúa Nguyễn, sau đó là triều Nguyễn trong những thế kỉXVII- XIX đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi không những cho việc định
cư, mà cho cả hoạt động sinh lời của họ Điều này chứng tỏ rằng hoạt độngbuôn bán và sản xuất hàng thủ công của người Hoa di trú không mâu thuẫnvới quyền lợi kinh tế của giai cáp thống trị Việt Nam Nhằm để tăng thucác nguồn lợi gián tiếp từ những việc buôn bán - trao đổi và tận dụng taynghề của kiều dân Trung Hoa, nên nhà Nguyễn luôn tỏ ra thân thiện vớihọ.Mặt khác, thông qua quan hệ ”cộng sinh” này, triều Nguyễn muốn thắtchặt mối quan hệ phong kiến Trung Hoa với ý thức hệ Khổng giáo, tạothêm chỗ dựa chính trị-xã hội, nhằm chống lại sự xâm nhập và bành trướngcủa văn hóa phương Tây
Trang 18Nhìn chung, có thể nói rằng dân Trung Hoa đến xứ Đàng Trong bởi
cả ba nguyên nhân:nguyên nhân kinh tế, nguyên nhân chính trị và nguyênnhân xã hội, trong đó thì lý do chính trị tạo cho những người di cư này cónhững đặc thù nhất định
1.2.3 Những đặc điểm đáng lưu ý của công đồng người Hoa ở Nam Bộ.
cả những tầng lớp trên và những thương gia giàu có
* Đa dạng về hình thức kiên kết cộng đồng
Cộng đồng người Hoa ở Đàng Trong liên kết với nhau bàng các hìnhthức khá đa dạng Đó là các hội quán đồng hương như Phúc Kiến hội quán,Triều Châu hội quán ở Hội An, Thuận Hóa, Gia Định: hình thức kiên kếttheo nghề như Dương Thương hội quán ở Hội An: kiên kết theo quan hệthân tộc huyết thống như các kiến họ Ngụy, Trang, Ngô, Thiệu, Hứa, Ngũ
ở Hội An, họ Trịnh ở Biên Hòa, họ Mạc ở Hà Tiên…Tuy nhiên, điều đó cóthể khẳng định là trong các hình thức liên kết cộng đồng của người Hoa ởĐàng Trong, hình thức liên kết theo làng xã là chủ yếu Mặt khác, trongcộng đồng người Hoa ở Đàng Trong, thời kỳ này, hình thức kiên kết theokiểu tổ chức các bang hình thành, người Hoa thuộc nhiều địa phương quêquán khác nhau mới liên kết tự nhiên theo hình thức chủ yếu là các hộiquán đồng hương
Trang 19* Không biệt lập, khép kín, luôn thích nghi, năng động
Các tụ điểm tập trung của cộng đồng người Hoa ở Đàng Trong lúcnày chưa phải là những xã hội Trung Hoa truyền thống thu nhỏ, chưa mangtính biệt lập và khép kín Đặc điểm này do nhiều yếu tố kinh tế, chính trị,
xã hội quy định, trong đó yếu tố chi phối quan trọng là tỉ lệ nữ còn thấp,thời gian định cư còn ngắn, cơ sở kinh tế của người Hoa mới chỉ bước đầuhình thành
Trong quá trình sinh sống, gắn bó với người Việt và thích nghi toàndiện với xã hội Việt Nam để tồn tại và phát triển, cộng đồng người Hoa ởĐàng Trong đã phát huy vai trò của mình trên các hoạt động, khảng định vịtrí quan trọng về kinh tế trong quá trình phát triển Nam Bộ Vị trí quantrọng của người Hoa về kinh tế hình thành từ nhiều nguyên nhân, trong đó
có cả sức mạnh đoàn kết và sự đảm bảo chữ tín, tinh thần lao động cần cù
và truyền thống kinh doanh năng động: đặc biệt là người Hoa đã nhanhchóng nắm bắt, thích nghi và đáp ứng tốt, kịp thời các đặc điểm, nhu cầuphát triển kinh tế ở Đàng Trong
Trang 20CHƯƠNG 2 VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở NAM BỘ TỪ THẾ KỶ THỨ XVI – XIX
Sau khi đến Nam Bộ, người Hoa bắt tay ngay vào công cuộc mưusinh của mình Vốn cần cù, chăm chỉ lại năng động sáng tạo người Hoa đãtạo nên nhiều giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như đóng góp trong côngcuộc phát triển và bảo vệ xứ này
2.1 Vai trò của người Hoa trong hoạt động kinh tế
2.1.1 Trong hoạt động buôn bán
Nam Bộ đã ra đời đúng thời đúng thời đại thương nghiệp Chúng ta
có thể nói một cách hoàn toàn đảm bảo rằng chính thương nghiệp đã làmcho vương quốc mới của Việt Nam, chỉ trong vòng ít thập niên, trở nêngiàu có và đủ mạnh để có thể duy trì được nền độc lập của mình đối vớiphía Bắc và mở rộng về phía Nam Không có thương mại, Đàng Trong khó
có thể tồn tại nổi, cho dù tài nguyên thiên nhiên có dồi dào, vì những khókhăn này vương quốc này phải đối đầu Thiếu nhân lực, thiếu tiền của,không có sẵn quan hệ với bên ngoài và nhiều khó khăn khác, nhất là khi lạiphải xây dựng trên một vùng đất mới Ngoại thương đã trở thành yếu tốquyết định trong tốc độ phát triển của Đàng Trong, giúp họ Nguyễn xâydựng một cách nhanh chóng vùng đất ít nhân lực này để có thể đứng đầunổi với một vùng đất có số tiềm lực nhiều gấp đôi, gấp ba Đàng trong vềmọi mặt Đối với các nước khác ở Đông Nam Á châu Á, vấn đề ngoạithương có thể chỉ là vấn đề làm giàu, nhưng đối với Đàng Trong vào buổiđầu, đây là một vấn đề sống còn
Do hoàn cảnh lịch sử - địa lý – đặc thù lãnh thổ của hai nước, đã từlâu Việt Nam và Trung Quốc đã có quan hệ buôn bán với nhau Đây là mốiquan hệ buôn bán chủ yếu và thường xuyên Trong “Bách khoa toàn thư”
Trang 21có viết “Ngoài chủng tộc người Việt Nam chiếm đa số ở phía Nam cónhiều người Trung Hoa đã ở đây từ lâu đời Ở Nam Bộ, người Trung Hoa
đi theo người Việt Nam từ thế kỷ XVI Họ chiếm vị trí hàng đầu trongngành thương mại, bán buôn và bán lẻ ở Nam Việt Nam”[32;49]
Đó không chỉ là lời nhận xét cho thời cận đại và về sau mà còn hoàntoàn đúng đắn trong thời gian từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX Trong khingười Việt chỉ di cư từ các tỉnh miền Trung vào xứ Đàng trong chỉ có một
số rất ít làm nghề buôn bán nhỏ Sử sách nhà Nguyễn cũng không ghi chép
gì những người này Trong khi người Khơ me vốn định cư lâu đời ở đâydường như không tham gia buôn bán (có lẽ người Khơ me trước khi lên các
gò cao, rừng sâu cũng có buôn bán song không mạnh, hình thức buôn bán
có lẽ còn sơ khai chẳng hạn như vật đổi vật hoặc dùng một loại tiền riêng),người Hoa đến đây đã giành độc quyền giao thương gần như tuyệt đối
Thương nhân người Hoa với số lượng đông đảo, năng động nhạy bénkinh doanh nắm bắt thị trường, biết chiều khách hàng luôn coi trọng và giữchữ tín đã khiến họ vươn lên giữ vai trò quan trọng, tham gia vào nhiềungành kinh tế và chi phối khá mạnh mẽ đến thương nghiệp Việt Nam cũngnhư các quốc gia khác trong vùng
Thêm vào đó, do quen thuộc địa hình phong thổ, lại có hiểu biết sâu
về con người và tình hình đất nước, người Hoa đã tỏ ra khôn khéo và tháovát nên các lái buôn phương Tây phải thán phục và nhờ cậy họ làm môigiới, nhưng chính vai trò đứng ở khâu trung gian đó mà họ trở nên giàu cómột cách nhanh chóng (đặc biệt là khi các lái buôn phương Tây thất bạitrong công cuộc buôn bán ở đây thì địa vị của các Hoa kiều lại càng nổirõ) Chỉ với khoảng 5% dân số, nhưng các Hoa kiều đã nắm trong tay gần80% các ngành hoạt động thương mại, họ đã “làm biến đổi kinh tế tự cấp
tự túc và thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa”[3;53], góp phần làm
Trang 22chuyển biến quan niệm “trọng nông ức thương” đã ăn sâu vào tiềm thứccủa cư dân Việt Nam.
Từ xưa, truyền thống “trọng nông ức thương” đã ăn sâu vào ngườiViệt thân phận những người buôn bán bị xã hội coi thường, họ bị xếp vàonấc thương cuối của bậc thang xã hội: sĩ, nông, công, thương Khi di cưvào vùng Nam Bộ, người Việt vẫn giữ truyền thống ấy Trong khi nhu cầutiêu dùng rất lớn mà số thương nhân người Việt lại quá ít nên đương nhiênngười Hoa nắm đặc quyền và có điều kiện rất nhiều về quê hương, bánquán, mồ mả tổ tiên Việc đi khỏi làng của người Việt cũng là một điềubất đắc dĩ và họ gắn bó mật thiết với làng của mình Còn người Hoa họ
có gì ràng buộc khi đã rời bỏ Trung Hoa Sang đến đây, họ tự do đi lạibuôn bán Nhìn chung, có nhiều điều kiện thuận lợi cho người Hoa thamgia việc buôn bán ở xứ Đàng Trong Song điều kiện cốt yếu có lẽ là khảnăng và truyền thống kinh doanh của họ mà đến tất cả thế giới còn phảikhâm phục “ Có những dân tộc tỏ ra có tài năng hơn những dân tộc kháctrong một số hoạt động nào đó, như người Trung Quốc di cư ở Đông Nam
Á Họ đã thành công trong lĩnh vực thương mại” [17;65] Bên cạnh đó,phần lớn người Hoa đến xứ này đều có nguồn gốc xuất thân từ vùng HoaNam giáp biển – nơi đất rộng, người đông, buôn bán phát triển Quá nửa
cư khu vực này buôn bán,sinh sống ở các tỉnh khác hoặc mua gạo ở cácnước phía Nam
Khi người Hoa đến đây, họ đã nhạy bén nắm bắt được đặc điểm cưdân bản xứ, đặc điểm thị trường cũng như nhanh chóng nhận ra thế mạnhcủa từng vùng để có kế hoạch kinh doanh thích hợp Người Hoa không chỉbuôn bán giữa các vùng mà còn mở rộng buôn bán với nhiều nước
Năm 1965, Bowyear tính có ít là 10 tới 12 thuyền Trung Hoa từNhật, Quảng Đông, Xiêm, Cao Miên, Manila và Batavia Shotuku, sốthuyền Trung Hoa buôn bán với Đàng Trong trong các thập niên 1740 –
Trang 231750 đã tăng 80% mỗi năm, không kể các tàu từ Macao, Batavia và Pháp.Các con số này chứng tỏ là khoảng nửa hay hơn số thuyền Trung Hoakhông được vào Nhật đã quay sang Hội An.
Hàng hóa phong phú của xứ Quảng Nam chắc chắn đã cuốn hút cácthương gia người Hoa Theo một người Quảng Đông họ Trần sống vào thế
kỷ XIII thì:
“Từ phủ Quảng Châu do đường biển đến trấn Thuận Hóa được gióthuận thì chỉ ba ngày ba đêm, vào cửa Eo, đến phố Thanh Hà ở Phú Xuân,vào cửa Đại Chiêm, đến phố Hội An ở Quảng Nam cũng thế Từ QuảngChâu đến trấn Sơn Nam (cảng chính của xứ Đàng Ngoài) lại gần hơn, chỉmột ngày hai đêm Nhưng thuyền từ Sơn Nam về thì chỉ có một thứ hồ tiêu;còn từ Quảng Nam về thì các hàng không món gì không có, các nước phiênkhông kịp được Phàm hóa vật sản xuất ở các phủ Thăng Hoa, Điện Bàn,Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Bình Khang và dinh Nha Trang, đường thủy,đường bộ, đi thuyền, đi ngựa, đều hội tập ở phố Hội An, vì thế người kháchphương Bắc đều đến tụ tập ở đấy để mua về nước Trước đây hàng hóanhiều lắm, dù trăm chiếc tàu to chở cùng một lúc cũng không hếtđược”[27;104]
Có sự khác biệt trong buôn bán giữa các thương gia người Âu bà cáccon buôn người Hoa ở Đàng Trong Hàng hóa phương Tây thường quá đắt
so với người dân thường, do đo lợi chính họ thu được là do mua vào hơn làbán ra Trong đó, theo thương gia họ Trần, hàng Trung Hoa “được tiêu thụrất nhanh, hết sạch”[27;105] Tình hình này hẳn đã lôi cuốn nhiều con buônngười Hoa tới Đàng Trong hơn nữa
Người Hoa còn lập những kho hàng quan trọng và tập trung về đấynhững sản phẩm của các vùng chung quanh để bán lại cho các thuyền buônphương Bắc cũng như các nước khác đến hàng năm theo gió mùa, đồng
Trang 24thời mua lại của những thuyền ấy những sản phẩm của nước họ để bán lạicho dân địa phương.
Để làm được việc đó, họ lại có hệ thống thương nhân cỡ nhỏ hơndùng thuyền bè đi dọc các sông, đi sâu vào làng mạc ven sông để thu muanông sản của nông dân rồi đem bán cho họ những nhu yếu phẩm mà họcần Hệ thống bán buôn bán lẻ mà người Hoa thiết lập ở xứ Đàng Trongkhá hoàn chỉnh Vì thế hàng hóa lưu thông dễ dàng tới tận các vùng quê xathành thị Mạng lưới buôn bán với sự có mặt của người Hoa trở nên chằngchịt và rộng mở hơn, Không chỉ ở thành thị mà cả “ở các nơi xa xôi hẻolánh, các bờ sông, cửa biển, hễ chỗ nào có chợ búa là có phố xá buôn báncủa họ Như ở bờ phía Tây sông Bát Chiên, thuộc thượng lưu sông HưngHòa (Trấn Định Tường) cách ly sở đạo phủ Tuyên Úy độ nửa dặm vẫn cóngười Hoa sinh sống, chuyên giao dịch nhưng thổ sản trong núi rừng,chằm,ao”[9;46]
Nhìn chung, ở thời kỳ này công việc mua bán của người Hoa mangđậm tính chất “trung chuyển” Họ không tự mình sản xuất ra hàng hóa đểbán mà phải mua của người này, bán cho người khác nhằm thu lợi nhuận.Điều này khác hẳn giai đoạn sau (thương nhân kiểm soát) Cũng từ chỗkinh doanh thương nghiệp, những thương nhân người Hoa này dần có vịthế về vốn, về thị trường và nắm độc quyền về nghề này Họ giàu nên mộtcách nhanh chóng và trở thành những đại thương gia có số vốn kếchxù.Trịnh Hoài Đức trong“ Gia Định thành thông chí” có chép” Người màtrong nước đều biết danh như ông tổ ngoại tộc tôi là Lâm tổ Quan, tên tựcủa ông người Tàu gọi là Nhái, cho nên tục xưng là ông Nhái Ông là ngườihuyện Tấn Giang, phủ Triều Châu, tỉnh Phúc Kiến, gặp lúc vua Thế tôn VõVương (1738- 1765) đổi phục sắc, vì thấy kiểu áo mão đương cải cách ấythực là vinh diệu, nên ba cha con đồng nhất dâng vàng xin làm nộ viện thịhàn, vua nghe danh tính của ba người khen là nhà phú hào “ [9;113] Ông
Trang 25nội của Trịnh Hoài Đức là Trịnh Hội cũng được xã hội đương thời côngnhận là “cự phách “ của giới thương gia giàu có.
Có thể nói, ở Nam Bộ từ thế kỷ XVII-XVIII, dường như ở đâu cóbuôn bán, có chợ búa, cảng thị là ở đó có thương nhân người Hoa Trong
đó, họ tập trung đông nhất ở các trung tâm buôn bán lớn – nơi mà họ có ýtưởng và đã đứng ra lập nên Những hoạt động cùng với những tổ chứckinh tế của họ là những tiền đề đến sự hình thành các “khu đô thị TrungHoa” trong lòng các quốc gia Đông Nam Á thúc đẩy kinh tế bản địa pháttriển”[]
Song thời Nguyễn, luồng thương mại, buôn bán trao đổi giữa ViệtNam và Trung Quốc vẫn thịnh hành
Nhiều tàu thuyền cũng như thương nhân người Hoa đã sang ViệtNam sinh sống và buôn bán Trong các tàu thuyền sang Việt Nam buôn bánthì tàu thuyền của Trung Quốc là chủ yếu (bao gồm các tỉnh như: QuảngĐông, Phúc Kiến, Thượng Hải, Hải Nam…) Đồng nhất về hệ tư tưởng vàthần phục (tuy chỉ trên danh nghĩa), đối với Trung Quốc, Việt Nam khôngcòn mối lo ngại, đe dọa về chính trị, sợ bị xâm lược Người Hoa cũng nhưthương nhân và tàu thuyền Trung Quốc luôn được hưởng các chính sách,chế độ ưu đãi của nhà nước như: mức thuế thấp hơn tàu thuyền các nướckhác (có những nơi rất thấp): mức thuế nhập cảng của những tàu thuyềnsang nước ta buôn bán thường thấp hơn chỉ ngang với mức thuế thuyềnbuôn Hà Tiên, được phép thành lập những khu phố, các bang quản củangười Hoa Ngành ngoại thương bị kiểm soát chặt chẽ bởi triều đình,nhưng trên thực tế sự quản chế các thương gia Hoa kiều có phần lỏng lẻohơn, ngay cả những vùng giáp ranh cũng không có gì ngặt nghèo thươnggia Hòa kiều được hưởng mọi đặc ân của triều đình được phép đến mọi nơi
để buôn bán, dưới sự kiểm soát của các quan chức Việt Nam, chỉ với điềukiện mang đủ hàng hóa
Trang 26Nhưng cũng do các chính sách ưu đãi của nhà nước, các Hoa kiều đãkhông từ các thủ đoạn để lũng đoạn thị trường như buôn bán, chở trộm cácmặt hàng cấm.
Đặc biệt, từ năm 1831 trở đi, đã liên tiếp xảy ra các hiện tượng: nhàThanh đúc giả tiền kẽm tung sang nước ta, làm cho giá cả thị trường tăngvọt, người Thanh xâm phạm vùng biên giới theo đường thủy xâm nhậpvào nước ta, mượn tiếng đánh cá để đón cướp thuyền buôn, đồng thời vớiviệc buôn bán gạo, tơ, nhập thuốc phiện lậu, trốn thuế, bắt đàn bà, congái “ Vào những năm 30, nhiều thuyền buồn Hoa kiều đã đến Gia Địnhmua loại gạo “Nam Mễ” chở về Trung Quốc và nhập trở lại thuốc phiện,hàng năm các thuyền buôn Hoa kiều tỉnh Phúc kiến còn mua cả cau ăntrầu chở về Trung Quốc” [3;55] đã buộc nhà nước phải ban hành các lệcấm buôn bán các mặt hàng này làm cho tình hình băng giao với nhàThanh ngày một xấu đi
Minh Mạng thường xuyên nhắc nhở, ra lệnh phải đề phòng nhàThanh, nếu thấy thuyền Thanh dị dạng ẩn núp, tình trạng khả nghi, thì bắtgiải cho quan địa phương tra xét, thuyền bè đến buôn bán ở các hạt phải cóhàng hóa mới cho ra vào cửa biển, làm trái thì phải tội Song vẫn có nhiềugiặc biển nhà Thanh đến đón cướp ở các hạt Quảng Bình, Thanh Nghệ.Trước hành động ngang ngược đó, Minh Mạng đã thi hành những biệnpháp mạnh tay hơn “hàng năm từ tháng hai đến tháng chín như có giặc biểnthì theo chỉ trước mà bắt giải, sang mùa đông thì thôi, ghi thành lệ lâudài”[3;55] Minh Mạng cho rằng: “người buôn nước Thanh gian dối trăm
bề, nói dối là đóng thuyền đi buôn, trong đó ngấm ngầm chở gạo, muathuốc phiện, nhiều lần đã vỡ lở”[3;55]
Những quy định và lệ cấm liên tiếp được thi hành, điều đó chứng tỏ
sự lũng đoạn, thao túng thị trường Việt Nam của các thương nhân Hoa kiềukhiến cho chính quyền nhà nước luôn phải nhắc nhở nhân dân cảnh giác, đề
Trang 27phòng “kìm hãm sự phát triển của công thương nghiệp trong nước, ức chếcác thương nhân người Việt, cự tuyệt ngoại thương với nước ngoài các ôngvua triều Nguyễn đã thi hành chính sách ưu đãi với các thương nhân ngườiHoa tiếp tay cho chúng lũng đoạn thị trường trong nước”[3;56] Về sau,mặc dù nhà nước có thi hành một số lệ cấm đối với các lái buôn này nhưngcũng không cữu vãn được tình thế.
Như vậy, sự tham gia của người Hoa trong hoạt động buôn bán ở xứnày đã làm cho nền kinh tế hàng hoá phát triển và có một vị trí nhất định,mặc dù trên thực tế đó vẫn là nền kinh tế phong kiến “những yếu tố pháttriển tư bản chủ nghĩa thương mại còn rất nhỏ yếu” [3;16] và đóng vai tròphụ thuộc lịch sử Không chỉ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền kinh
tế hàng hoá mà còn dẫn tới sự ra đời của hàng loạt các đô thị như Thanh
Hà, Hội An các trung tâm buôn bán tiêu biểu như ở Chợ Lớn,Nông NạiĐại Phố Bộ mặt ngoại thương của Việt Nam, đặc biệt là vùng đất Nam
Bộ thay đổi hẳn về chất.Đây là đóng góp nổi bật của người Hoa
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của người Hoa đối với xứ nàynhưng cũng phải thấy rằng các thương nhân người Hoa đang “lấn sân” từngbước thao túng, lũng đoạn thị trường Việt Nam Điều này là mối lo ngạicủa chính quyền phong kiến yêu cầu phải thực hiện những chính sách vừamềm déo, vừa cứng rắn để lợi dụng họ đồng thời kìm hãm sự thao túng,lũng đoạn của người Hoa trong nền kinh tế nước ta Có như vậy, mới tạo rađược một nền kinh tế độc lập, tự chủ và phát triển
2.1.2 Các trung tâm buôn bán lớn.
Người Hoa lập ra nhiều trung tâm buôn trong đó phải kể đến Cảngthị Hà Tiên, Nông Nại Đại Phố (Biên Hoà), Chợ Lớn (Gia Định), Mỹ ThoĐại Phố (Mỹ Tho)
Trang 28Hà Tiên có sự thịnh vượng như vậy âu cũng là dễ hiểu khi mà cả haicha con họ Mạc đều hết lòng khuyến khích buôn bán Nhiều tài liệu chothấy Mạc Cửu đã kêu gọi và đón nhận thuyền buôn các nước đến buôn bán,đồng thời cũng đặt quan hệ buôn bán với các nước Ví dụ như năm 1728,
1729 Mạc Cửu phái “Lưu Vệ Quân và Huỳnh Tập Quan mang thươngthuyền sang Nhật Bản cấp giấy phép buôn bán Đến năm 1731 lại phảithương thuyền sang Nhật liên hệ”[4;25] Hay để khuyến khích tàu buônnước ngoài đến buôn bán, Mạc Cửu thi hành một chính sách thuế khoá khá
ưu đãi hàng hoá buôn bán chỉ phải chịu món thuế nhỏ mà thôi
Như thế, so với Đàng Ngoài, nếu như vua Lê – Chúa Trịnh chỉ locảnh giác, hạn chế và bóc lột thương nhân bằng cách đánh thuế nặng hơnthì Mạc Cửu đã có chính sách thu hút khách thương rất đúng lúc và kịpthời Thuyền buôn nước ngoài đến đây ngày càng đông Vũ Thế Dinh thế
hệ sau có liên quan đến nhà họ Mạc có kể rằng: “Ông (Mạc Cửu) mới giaothiệp đón khách thương các nước Những thuyền buôn lũ lượt kéo đến.Những lưu dân người Việt, người Trung Quốc, người Lào, người Miên gầnđấy cũng kéo đến ở, số dân cư mỗi ngày thêm trù mật”[4;61] Trịnh Hoài
Trang 29Đức còn miêu tả kỷ hơn về nơi đô thị này “đường phố ngang dọc, nhà cửaliên tiếp Người Kinh, người Trung Quốc, người Chà Và theo từng loại màhọp ở Thuyền biển thuyền sông đi lại như mắc cửu, thật là một nơi đô hộmiền biển vậy” [9;201].
Đất Mạng Khảm hay Phương Thành (tên cũ của Hà Tiên), từ mộtmiền còn hoang sơ chưa mấy sầm uất, dưới thời Mạc thiên Tử trở nên phồnthịnh Sự thay đổi theo chiều hướng tích cực đó đã chứng minh công lao tolớn của những người Hoa di cư đến xứ này, đặc biệt là hai cha con họ Mạc
Đương nhiên cần nhận thức rõ ràng khi Mạc Cửu đến đây thì vùngđất này đã có sự buôn bán Do thấy được vị trí và khả năng cũng như buônbán ở xứ này nên Mạc Cửu mới quyết định từ bỏ chức Ốc Nha ở Chân Lạpđến đây xây dựng và mở mang phố xá Phải chăng do vốn là một thươnggia nhạy bén nên ông đã có nhiều lưu dân Việt đến khai phá cũng như đivào hoạt động chỗ ông đã biết tập hợp dân cư, mở rộng nơi buôn bán
Có thể nói, cảng thị Hà Tiên một thời lừng lẫy và huy hoàng với sựsầm uất, phồn hoa là nhờ công lao của không chỉ một mình họ Mạc mà cảnhững người Hoa cũng như dân bản xứ nơi đây Về sau, Hà Tiên ngày càng
bị tàn phá do những cuộc xâm chiếm từ bên ngoài cũng như nhiều biếnđộng trong nước
2.1.2.2 Nông Nại Đại Phố (Cù Lao Phố)
Sau khi Trấn Thượng Xuyên cùng các binh sĩ được chúa Nguyễn chophép cư trú ở Đàng Trong, đoàn thuyền do ông cầm đầu quyết định vượtqua cửa biển Cần Giờ đến định cư ở vùng Bàn Lân (Biên Hoà), khi ấy còn
là rừng rú Song nhóm người Hoa này đã phát hiện ra một ưu thế của vùng
Cù Lao phố từ khi còn là bãi sa bồi hoang sơ nằm giữa sông Hương Phước(một đoạn của sông Đồng Nai, trải trên 11 kilômet, bề ngang bằng hai phần
ba bề dài) Tuy nằm cách biển đến hàng kilômét nhưng là nơi sông sâu,nước chảy, có thể tiếp tục ngược lên phía Bắc khai thác nguồn hàng lâm
Trang 30thổ sản cùng như xuống phía Nam ra biển bằng cửa Cần Giờ và có thể sangtận Cao Miên Điều kiện thuận lợi ấy cũng được Trịnh Hoài Đức nói đến:
“Cù Lao Phố lại có tên là Cù Chau vì nó quanh queo co duỗi có hình dángnhư rồng hoa giỡn nước…Sông Phước Giang quanh phía Nam, sông San
Hà ôm ở phía Bắc, trước có cầu gỗ ngang sông rộng rãi”[9;23] Có lẽ câycầu gỗ ấy do nhưng người nơi này làm ra Song về địa thế thì không thểphủ nhận sự thuận lợi cho việc buôn bán, kinh doanh Trong thời buổiphương tiện giao thông đường bộ còn hạn chế, việc đi xa chủ yếu bằngđường thuyền thì những con sông là điều kiện cần thiết Sông sâu lại có thể
là chỗ neo đậu của nhiều tàu thuyền lớn Cho nên, việc phát hiện ra vùng
Cù Lao này thể hiện tư duy thương nghiệp của những người Hoa này
Nhận thấy Cù Lao Phố là nơi thuận lợi và thích hợp nhất với mình,phần lớn nhóm di dân người Hoa do Trần Thượng Xuyên cầm đầu đãchuyển từ Bàn Lân về Cù Lao phố, phát hoang dựng nhà, lập bến, mởđường, xây dựng phố chợ Sử cũ chép rằng: “Trần Thượng Xuyên chiêu tậpngười buôn bán nước Tàu đến cần thiết”[30;32] Có lẽ là do mối liên lạc từtrước người Hoa nối móc nối lại khách hàng quen cũng như khuyến khíchkêu gọi khách hàng mới Sẵn có vốn liếng tiền bạc, lại có kinh nghiệm đãđược tích luỹ, việc mở mang phố chợ đã diễn ra nhanh chóng Họ khai thácnguồn hàng lâm thổ sản trong vùng bấy giờ như: gỗ quý, trầm hương, ngàvoi, sừng tê, xương động vật, lông chim, da thú, ngựa sơn dược liệu, tômkhô, cá khô cũng như những sản phẩm nông nghiệp khác Vừa khai thác,vừa thu mua của các cộng đồng dân cư khác (người Việt, người Khơ me )
họ tập trung được nhiều hàng hoá về tay mình rồi bán cho các thương gianước ngoài Sau vài ba thập kỷ, nhóm người Hoa này đã biến Cù Lao Phốthành “đệ nhất thương cảng” ở miền Nam thu hút nhiều thuyền buôn NhậtBản, Trung Hoa và các nước phương Tây