tiểu luận Vai trò của báo chí, những ưu điểm và hạn chế trong vấn đề phản ánh tiêu cực trong xã hội hiện nay

30 6.5K 19
tiểu luận Vai trò của báo chí, những ưu điểm và hạn chế trong vấn đề phản ánh tiêu cực trong xã hội hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa của đề tài Hiện nay, đất nước ta đang trên con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa, tiến hành quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tuy nhiên song song với quá trình phát triển của xã hội, mặt trái của nó là những vấn đề tiêu cực đang không ngừng tăng lên về số lượng và mức độ nguy hiểm. Những tệ nạn xã hội, tiêu cực trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đang dần trở thành vấn đề nhức nhối của mỗi quốc gia. Do đó, vấn đề đấu tranh với tiêu cực, tệ nạn xã hội, tham nhũng là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong quá trình tự hoàn thiện của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong những năm qua, báo chí đã xác lập được một vai trò rất to lớn trong đời sống tinh thần. Báo chí là một hoạt động đặc thù với tiềm năng thực hiện công tác tư tưởng và có ý nghĩa to lớn đối với định hướng dư luận xã hội. Báo chí có lợi thế về khả năng tác động một cách rộng lớn, nhanh chóng, mạnh mẽ vào toàn bộ xã hội. Với tính chất đặc trưng, báo chí mang chức năng thông tin đến độc giả một cách thời sự, nhanh chóng, tin cậy. Qua đó, những vấn đề về mọi mặt của đời sống xã hội: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…đều được báo chí khai thác, phân tích và đưa đến độc giả. Trong những lĩnh vực đó, luôn tồn tại những sự việc, sự kiện mang tính tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến xã hội. Ở đây, ta khẳng định vai trò tích cực, to lớn của báo chí đối với mặt trận đấu tranh chống tiêu cực. Việc nhận thức rõ về vai trò của báo chí, những ưu điểm và hạn chế trong vấn đề phản ánh tiêu cực trong xã hội hiện nay là điều vô cùng quan trọng đối với những người công tác trong lĩnh vực báo chí. Làm rõ vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực – nhìn từ góc độ xã hội học truyền thông đại chúng – là một hướng tiếp cận mới để có thể phân tích cơ chế tác động, sức mạnh của  báo chí và rút ra những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn trong hoạt động báo chí cũng như trong công tác tư tưởng và trong công cuộc xây dựng và phát triển hôm nay. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Chức năng phản ảnh những vấn đề tiêu cực của báo chí trong xã hội hiện nay theo những khía cạnh: thành công, hạn chế của một số bài báo về một lĩnh vực nào đó trong giai đoạn hiện nay; ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của chức năng này đối với việc tác động vào tư tưởng, định hướng dư luận xã hội. Phạm vi nghiên cứu: Những bài báo về vấn đề phản ánh nạn tham nhũng trên các tờ báo mạng điện tử thời gian gần đây. 3. Nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu Trên cơ sở thống nhất một số vấn đề lý luận về chức năng tư tưởng của báo chí, khảo sát thực tế những thông tin trong trên một số tờ báo mạng điện tử trong thời gian gần đây, tiểu luận này cố gắng phân tích, tổng hợp thông tin…đưa ra các kết luận về vai trò của chức năng phản ánh những vấn đề tiêu cực của báo chí đồng thời nhận xét những thành công, hạn chế và đưa ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục có hiệu quả nhằm đảm bảo chức năng phản ánh của báo chí. Mục đích cuối cùng là nhận thức đúng và thực hiện một cách có hiệu quả chức năng này trong hoạt động thực tiễn của nghề báo nhằm khẳng định chức năng của báo chí, của đề cao trách nhiệm của người làm báo. 4. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp đọc, nghiên cứu tài liệu Đây là phương pháp nghiên cứu, tìm kiếm, thu thập thông tin định tính, đánh giá tổng quát, cụ thể và sâu sắc về chức năng tư tưởng của báo chí để đưa ra những vấn đề cơ bản, khách quan nhất về đề tài và lấy tư liệu tham chiếu trong quá trình thực hiện đề tài. b. Phương pháp khảo sát  Đây là phương pháp được dung chủ yếu để tiến hành khảo sát thực tế một số trường hợp thông tin trên báo chí từ đó đưa ra những luận điểm, luận cứ và kết luận về một vấn đề. c. Phương pháp thống kê, phân loại Là phương pháp xử lí số liệu, phân loại thông tin thu thập hoặc kết quả khảo sát thành một hệ thống nhằm giúp cho tiểu luận trở nên rõ ràng, logic, cụ thể. d. Phương pháp phân tích, tổng hợp Đây là phương pháp quan sát, nhận xét, và tổng hợp các thông tin có được một cách tổng quát nhất, sau đó đưa ra kết luận về đề tài. 5. Kết cấu tiểu luận Gồm phần mở đầu, kết luận, phụ lục và 2 chương  CHƯƠNG I BÁO CHÍ TRONG CHỨC NĂNG PHẢN ÁNH TIÊU CỰC NÓI CHUNG 1. Phương pháp tác động của báo chí đối với nạn tiêu cực Báo chí tác động vào tư tưởng của quần chúng nhân dân theo cơ chế hình thành một dư luận xã hội tích cực, khách quan có định hướng. Qua đó, độc giả hay chính là quần chúng nhân dân có sự định hướng rõ ràng đối với mỗi vấn đề tiêu cực trong xã hội. Từ sự định hướng trong tư tưởng, độc giả sẽ có những điều chỉnh về hành vi trong công cuộc phòng chống tiêu cực. Dư luận xã hội – theo góc độ xã hội học – là sự thể hiện tâm trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội lớn, của công chúng nói chung về các hiện tượng, sự kiện xã hội, đại diện cho lợi ích của các nhóm xã hội mà những lợi ích này có tính cấp thiết trên cơ sở các quan hệ xã hội đang tồn tại. Dư luận xã hội là cầu nối giữa ý thức xã hội và hành động xã hội. Vì vậy, với việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội, các phương tiện truyền thông mới có thể làm tốt chức năng “tổ chức tập thể, cổ động tập thể”, mới góp phần tạo nên động lực tinh thần, tạo nên sức mạnh cho các hành động xã hội. Việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội trên các phương tiện truyền thông đại chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hình thành dư luận xã hội cũng là để thể hiện dư luận xã hội và thể hiện dư luận xã hội nhằm tăng cường cường độ, phạm vi, định hướng dư luận xã hội. Báo chí nói riêng, các phương tiện truyền thông đại chúng thời gian qua đã có nhiều cách thể hiện dư luận xã hội hết sức sáng tạo. Nhưng nhìn chung, các hình thức thể hiện dư luận xã hội chủ yếu như sau: Lợi ích xã hội là những nhân tố chi phối sâu sắc nhất đến sự hình thành dư luận xã hội. Lợi ích các nhân thường nhạy bén nhất trong sự hình thành ý kiến cá nhân. Ý kiến nhóm được coi là đơn vị đầu tiên hình thành nên chất  của dư luận xã hội. Do đó, con đường vận động từ ý kiến cá nhân qua ý kiến nhóm để hình thanh dư luận xã hội là một quá trình biện chứng. Sự phát triển các tầng ý kiến này sẽ quy định cường độ của dư luận xã hội về một hiện tượng xã hội nào đó. Từ những cơ sở lý luận xã hội trên đây, có thể lý giải được quá trình hình thành dư luận xã hội trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng trên báo chí cũng xuất phát từ cơ chế “kích thích lợi ích xã hội” của nhiều nhóm xã hội. Đứng trước một vụ tham nhũng, bất cứ người nào cũng cảm thấy tổn thương, mất mát và cảm thấy bị ảnh hưởng (gián tiếp hay trực tiếp). Bởi tham nhũng là “góp phần” làm nghèo đất nước, là kéo lùi lịch sử, là nguy cơ của sự tồn vong cả dân tộc. 2. Vai trò của báo chí đối với công tác phòng chống tiêu cực 2.1.1. Báo chí đi tiên phong trong công cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng Từ khi ra đời, báo chí luôn là lực luợng tích cực trong công tác phòng chống tiêu cưc trong mọi lĩnh vực của xã hội góp phần xây dựng nên một xã hội Việt Nam trong sạch,lành mạnh hình thành nên những giá trị về mặt tư tuởng, tình cảm, tri thức, nhân cách, đạo đức lối sống. Bằng việc đưa những bài báo phê phán một cách công khai, thẳng thắn những cá nhân, tập thể, những tổ chức dù ở lĩnh vực nào, địa vị nào, báo chí đã khơi dậy trong quần chúng nhân dân một không khí dân chủ, một mặt trận công khai phê bình, đấu tranh không khoan nhượng với tiêu cực đúng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần X của Đảng. Trong thời gian qua, nhờ có sự tham gia tích cực của đông đảo đội ngũ những người làm báo mà chúng ta đã đưa được nhiều vụ việc tham nhũng nghiêm trọng ra ánh sáng công lý, thu lại cho nhà nước và nhân dân hàng ngàn tỷ đồng. Đồng thời hạn chế những vấn đề tiêu cực, tham nhũng xảy ra  trong xã hội, đảm bảo an toàn xã hội, cuộc sống ổn định cho quần chúng nhân dân. 2.1.2. Báo chí góp phần xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật về phòng chống tiêu cực, tham nhũng Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực một cách chính xác, khách quan đã thúc đẩy các cơ quan chức năng có thẩm quyền có câu trả lời về những biện pháp hiệu quả hơn cho công tác phòng chống tiêu cực. Tuy trong thời gian qua, công tác đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng tuy đã đạt được những kết quả tích cực, song cũng còn không ít khó khăn, tồn tại, nhất là về xây dựng thể chế pháp luật về phòng, chống tiêu cực, tham nhũng. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách và thể chế pháp luật về chống tiêu cực, tham nhũng luôn được quan tâm chú ý và đặt ra một cách thường xuyên. Trên phương diện này, báo chí cũng đã có những đóng góp đáng kể và đã phát huy tốt vai trò phòng ngừa, ngăn chặn đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng. Từ những bài báo có sức ảnh hưởng lớn, báo chí đã trở thành những diễn đàn lớn cho quần chúng đóng góp ý kiến xây dựng những phương pháp hiệu quả để phòng chống tiêu cực. Những bài viết đầy tính chiến đấu với phương pháp tiếp cận khác nhau cùng những kinh nghiệm hay, những mô hình tốt đã làm sáng tỏ, phong phú thêm các vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng ở nước ta. Báo chí cũng là nguồn tư liệu quan trọng và chính xác để những cơ quan chứu trách có thẩm quyền thực hiện việc hoàn thiện về mặt pháp lý, chính sách và pháp luật chống tiêu cực. 2.1.3. Báo chí đề cao tính chiến đấu, dũng cảm đấu tranh trực diện với tiêu cực, xây dựng nên một phong trào chống tiêu cực trong toàn dân Ngoài việc sử dụng sức mạnh đại chúng, loại quyền lực thứ tư của báo chí để tấn công mạnh mẽ vào tệ nạn tiêu cực trên mọi lĩnh vực của đời sống  xã hội, báo chí còn thực hiện cổ vũ, tuyên truyền kêu gọi những lực lượng đông đảo quần chúng nhân dân, cán bộ có thẩm quyền tham gia vào công cuộc này. Báo chí đã cùng với cơ quan điều tra tham gia vào cung cấp đầu mối, thông tin, nguồn tư liệu ban đầu để các cơ quan điều tra định hướng về phạm vi, đối tượng có hành vi tiêu cực. Những bài báo phản ánh những tiêu cực trong xã hội đã giúp cho các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý trong thời gian qua là những minh chứng cụ thể cho thái độ đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt và không khoan nhượng của báo chí đối với tệ nạn tiêu cực trong đời sống xã hội. Dù cho công cuộc phòng chống tiêu cực có đạt đựơc hiệu quả thì tiêu cực vẫn đang ngày càng phát triển với hình thức và quy mô tinh vi hơn trước. Những tệ nạn, tiêu cực trong xã hội như ma tuý, mại dâm, tham nhũng vẫn đang ngày ngày hoành hoành làm cho nhân cách con người đi xuống, suy đồi về đạo đức xã hội. Lúc này đòi hỏi sự cảnh giác, đề phòng và bài trừ tiêu cực phải được triển khai trên quy mô toàn dân, toàn diện. Do đó, báo chí đã cùng với những phân tích của mình tạo nên những dư luận tích cực trong xã hội. Chức năng định hướng dư luận của báo chí lúc này làm công tác kêu gọi quần chúng đứng lên cùng với Đảng và nhà nước kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với nạn tiêu cực. Bằng cách dành nhiều trang báo kịch liệt lên án các tệ nạn này cùng với sự nghiên cứu, khảo sát, điều tra và có bài viết tâm huyết cảnh báo những tệ nạn xã hội, những tiêu cực đáng báo động đang bùng lên ở nhiều vùng trong nước ta báo chí đã cố gắng hết sức mình trong việc kêu gọi quần chúng cần tránh xa, bài trừ tiêu cực và tệ nạn xã hội. Báo chí tham gia và tham gia đắc lực chống tiêu cực, tham nhũng, đưa ra công khai, phơi bày trước dư luận những sự thật để nhân dân phán xét. Chính từ sự phán xét của đông đảo quần chúng nhân dân mà dư luận xã hội có sức mạnh. Sức mạnh đó cũng chính là  nguồn tiếp sức cho báo chí nâng cao tính chiến đấu của mình. Và ngược lại, nhờ sức mạnh của công luận mà quần chúng nhân dân được cổ vũ, tạo thêm quyết tâm và dũng khí đấu tranh. 2.1.4. Báo chí phản ánh tiêu cực nhằm thực hiện sứ mệnh xây dựng một xã hội công bằng, lành mạnh, văn minh Với nội dung là phản ánh những nét tiêu cực, những mặt trái trong xã hội, tuy nhiên mục đích cuối cùng của truyền thông nói chung và của báo chí nói riêng là nhằm xây dựg con người và xã hội ngày càng lành mạnh, tốt đẹp hơn, cuộc sống con người trở nên an toàn hơn. Nhà báo khi viết bài chống tham nhũng cần phải hiểu đựơc chức năng của người làm báo là định hướng được dư luận, tránh gây hoang mang trong xã hội từ việc đưa thông tin một chiều, phiến điện. Báo chí phản ánh tiêu cực phải có lương tâm, viết với thái độ và động cơ trung thực, trong sáng, có trách nhiệm, đúng mức độ, không phóng đại hay làm nghiêm trọng vấn đề bằng cách giật tít.không Báo chí chúng ta chống tham nhũng, chống tiêu cực phải gắn liền với xây dựng nên một xã hội biết hướng về sự tích cực. Đây cũng là cuộc đấu tranh cho cái tốt thắng cái xấu, đấu tranh cho phương hướng đúng, cho cái mới hình thành vì lợi ích của đất nước và nhân dân.  CHƯƠNG II THỰC TIỄN PHẢN ÁNH TIÊU CỰC TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 1. Thực trạng nạn tham nhũng tại Việt Nam Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI), tham nhũng hay tham ô là hành vi "của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân". Tham nhũng là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế - xã hội lỏng lẻo, yếu kém tạo ra nhiều sơ hở cho các hành vi tiêu cực, hiện tượng tham nhũng và các tệ nạn có điều kiện phát triển và tại đó một phần quyền lực chính trị được biến thành quyền lực kinh tế. Tham nhũng làm chậm sự phát triển kinh tế-xã hội, làm giảm lòng tin của công dân vào nhà nước, đến chừng mực nào đó nó gây mất ổn định chính trị, kinh tế - xã hội Vấn đề tham nhũng đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Nó diễn ra ngày càng tinh vi hơn, với quy mô lớn hơn và gây thất thoát của nhà nước mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Trong 5 năm (2007 – 2011) các cơ qua tiến hành tố tụng trong cả nước đã khởi tố 1.406 vụ với 3.035 bị can về các tội tham nhũng. Từ năm 2006-2010, các cơ quan Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý, thu hồi nộp ngân sách 80.130 tỷ đồng. Công cuộc đổi mới đang trên đà phát triển, song song với nó, Đảng nhà nước ta cũng luôn đặt vấn đề chống tiêu cực tham nhũng lên vị trí hàng đầu. Trong mặt trận đấu tranh chống tham nhũng này, vai trò của báo chí cũng đựơc nhấn mạnh, theo đó báo chí là một trong những lực lượng xung kích, tiên phong phòng chống tham nhũng  2. Thực tiễn phản ánh tiêu cực tham nhũng ở Việt Nam trên báo mạng điện tử Quan sát quá trình đấu tranh chống tham nhũng trên báo chí những năm qua, có thể thấy sự nỗ lực của các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội. Ví dụ: Trong những vụ tham nhũng điển hình nêu ra sau đây, nếu không có sự lên tiếng của hàng loạt cơ quan báo chí, nếu không có các diễn đàn để người dân, cán bộ – công chức cùng tham gia đóng góp ý kiến, khó có thể phanh phui ra được vì tính chất phức tạp của nó. Công chúng báo chí nước ta dễ dàng nhớ rất rõ những vụ tham nhũng đó vì nó gắn liền với một tâm trạng xã hội chung: coi tham nhũng là một quốc nạn làm ảnh hưởng đến sự tồn vong của đất nước: • Vụ PMU18: . Có liên quan trực tiếp đến cuộc cá độ quốc tế củaTổng giám đốc Ban Quản lý dự án giao thông PMU 18, Bùi Tiến Dũng với số tiền lên đến 1.8 tỷ USD. • Vụ hối lộ quan chức Việt Nam của công ty PCI - Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương của Nhật Bản là vụ việc nổi đình đám trong năm 2008 tại Việt Nam, liên quan đến việc đưa hối lộ của một số quan chức công ty PCI với Ban Quản lý dự án PMU tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là với ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính Thành phố Hồ Chí Minh kiêm Giám đốc Ban Quản lý Đông – Tây với số tiền hơn 2,4 triệu đô la Mỹ. • Vụ tham nhũng đề án 112 Đề án 112 hay còn gọi là Đề án Tin học hóa hành chính nhà nước của Chính phủ Việt Nam. Vụ án đã khởi tố bắt giam Vũ Đình Thuần, Lương Cao Sơn, cùng hàng chục người khác liên quan đến tiêu cực và tham nhũng. Số tiền đã chi tiêu là 1.534 tỷ đồng trong đó tổng kinh phí đã sử dụng là gần  [...]... hội, từng bước hoàn thiện nền pháp chế XHCN 19 2.2 Hạn chế 2.2.1 Còn tồn tại những bài viết mang tính chất tiêu cực, tô đậm mặt trái, yếu kém của xã hội Trong việc phản ánh những vấn đề tiêu cực, một số bài báo đã không hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của việc phản ánh những vấn đề tiêu cực là nhằm tạo cho quần chúng nhân dân niềm tin và cái nhìn khách quan về vấn đề tiêu cực trong xã hội Vì thế, nhằm nhấn... tăng cường và nhấn mạnh vai trò của báo chí trong công tác xây dựng và định hướng dư luận đối với vấn đề phòng chống tiêu cực Thứ ba, Nhà nước và các nhà làm luật cần có những biện pháp, ra những đạo luật cụ thể để bảo vệ sự an toàn cho đội ngũ nhà báo khi tham gia phản ánh những vấn đề tiêu cực do một thữ tế là hiện nay một số lượng không ít những nhà báo tham gia phản ánh những vấn đề tiêu cực đã bị... trong xã hội Báo chí là cánh tay đắc lực, là vũ khí sắc bén trên mặt trận chống tiêu cực, góp phần hạn chế những tiêu cực, tệ nạn xã hội, tham nhũng… Nhờ có báo chí, công chúng có được những thông tin về mặt trái của xã hội một cách đầy đủ, thời sự, nhanh chóng và khách quan Từ những hiểu biết bước đầu đó, báo chí đã hình thành một dư luận tích cực về xã hội, kêu gọi quần chúng biết đấu tranh với tiêu. .. an toàn của cá nhân và người thân Tăng cường mở rộng thông tin của các cơ quan pháp luật và các đối tượng có thể cung cấp thông tin đối với báo chí điều quan trọng nhất đối với đội ngũ nhà báo trong việc khai thác và phản ánh tiêu cực tham nhũng trong xã hội 22 KẾT LUẬN Đảng và nhà nước ta đã ánh giá báo chí là một trong những mặt trận tiên phong, tích cực trong công tác phòng chống tiêu cực, đặc... tích cực trong hoạt động truyền thông về chống tham nhũng, nhất là hiện tượng quy chụp, bôi lem, gây mất lòng tin vào sự lãnh đạo, quản lý Nhà nước 2.3 Nguyên nhân và những đóng góp để báo mạng hoạt động tốt hơn trong chức năng phản ánh tham nhũng trong xã hội 2.3.1 Nguyên nhân của những hạn chế 2.3.1.1 Do thiếu bản lĩnh để đi sâu khai thác những vấn đề mang tính nhạy cảm Với những vấn đề tiêu cực mang... thành dư luận xã hội về những con người, những tấm gương, những 18 hành vi được biểu dương và điều đó sẽ góp phần làm tăng cường tính tích cực chính trị của quần chúng Dù là mang chức năng phản ánh tiêu cực trong xã hội, tuy nhiên mục đích cuối cùng của báo chí vẫn là xây dựng một xã hội lành mạnh Một thực tế cho thấy, việc hoạt động của báo chí đã đẩy mạnh công tác chống tiêu cực tham nhũng trong cả nước... hiệu quả Trong tất cả những vụ án tham nhũng từ trước đến nay, vụ PMU18 là vụ án có sự tham gia mạnh mẽ, kiên quyết và dũng cảm của báo chí Những bài báo lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề tham nhũng trong vụ án PMU18 đã là tiếng nói của quần chúng nhân dân gây sức ép với những cơ quan có thẩm quyền trong việc điều tra và đưa tiêu cực tham nhũng ra ánh sáng Các tiêu đề bài báo về vấn đề Vinashin trên báo Vnexpress... thành và thể hiện dư luận xã hội không chỉ có những vụ việc tiêu cực mà phải biết tạo ra dư luận xã hội về sự công minh của pháp luật, sự tồn tại của cái tốt, cái đẹp, những giá trị nhân văn Đó là 2 mặt xây và chống trong chức năng truyền thông Điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong xã hội và làm tăng cường tính tích cực chính trị của quần chúng Khi các phương tiện truyền thông phân tích thủ đoạn của. .. dung chống tiêu cực, tham nhũng để chất vấn các Bộ trưởng và thành viên của Chính phủ Báo Vietnamnet là một trong những tờ báo có tính xây dựng đối với các các vấn đề về pháp lý, luật pháp chống tham nhũng Xen lẫn những những bài báo phản ánh những tiêu cực trong xã hội, báo Vietnamnet cũng đưa ra những biện pháp cho công tác chống tham nhũng, cụ thể qua các bài báo như: Kiến nghị nêu quyết tâm chống... bài viết về vụ án kinh tế của tập đoàn kinh tế Vinashin Vụ án Vinashin là một vụ án kinh tế nghiêm trọng, có nhiều vấn đề tiêu cực trong vụ án kinh tế này, trong đó có tiêu cực tham nhũng gây thiệt hại hơn 900 tỷ đồng cho Nhà nước Những báo báo trong vấn đề phản ánh tiêu cực tại Vinashin đã đưa ra nhiều bài viết mạnh mẽ khẳng định mức độ sai phạm của tập đoàn kinh tế này và những bộ phận có thẩm quyền . định vai trò tích cực, to lớn của báo chí đối với mặt trận đấu tranh chống tiêu cực. Việc nhận thức rõ về vai trò của báo chí, những ưu điểm và hạn chế trong vấn đề phản ánh tiêu cực trong xã hội. của xã hội Trong việc phản ánh những vấn đề tiêu cực, một số bài báo đã không hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của việc phản ánh những vấn đề tiêu cực là nhằm tạo cho quần chúng nhân dân niềm tin và. thông tin…đưa ra các kết luận về vai trò của chức năng phản ánh những vấn đề tiêu cực của báo chí đồng thời nhận xét những thành công, hạn chế và đưa ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục có

Ngày đăng: 17/04/2015, 17:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Phương pháp tác động của báo chí đối với nạn tiêu cực

  • 2. Vai trò của báo chí đối với công tác phòng chống tiêu cực

    • 2.1.1. Báo chí đi tiên phong trong công cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng

    • 2.1.2. Báo chí góp phần xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật về phòng chống tiêu cực, tham nhũng

    • 2.1.3. Báo chí đề cao tính chiến đấu, dũng cảm đấu tranh trực diện với tiêu cực, xây dựng nên một phong trào chống tiêu cực trong toàn dân

    • 2.1.4. Báo chí phản ánh tiêu cực nhằm thực hiện sứ mệnh xây dựng một xã hội công bằng, lành mạnh, văn minh

    • 1. Thực trạng nạn tham nhũng tại Việt Nam

    • 2. Thực tiễn phản ánh tiêu cực tham nhũng ở Việt Nam trên báo mạng điện tử

      • 2.1. Thành công

        • 2.1.1. Mạnh dạn phản ánh chân thực, thẳng thắn những vấn đề tham nhũng một cách kịp thời đến quần chúng

        • 2.1.2. Tạo nên một phong trào chống tham nhũng trong toàn dân, đề cao tính chiến đấu, dũng cảm đương đầu với nạn tham nhũng

        • 2.1.3. Tác động lên các thiết chế xã hội, đề xuất các phương pháp hành động hay khắc phục

        • Phản ánh tiêu cực nhằm mục tiêu xây dựng một xã hội lành mạnh, công bằng, dân chủ

          • 2.2. Hạn chế

            • 2.2.1. Còn tồn tại những bài viết mang tính chất tiêu cực, tô đậm mặt trái, yếu kém của xã hội

            • 2.2.2. Không ít bài báo còn đưa thông tin sai lệch, thông tin không chính xác,rút tít, mang tính câu khách

            • 2.2.3. Thiếu trách nhiệm trong việc đưa thông tin về tham nhũng

            • 2.3. Nguyên nhân và những đóng góp để báo mạng hoạt động tốt hơn trong chức năng phản ánh tham nhũng trong xã hội

              • 2.3.1. Nguyên nhân của những hạn chế

              • 15. Ưu đãi một năm thuế cho hợp đồng bị hủy của Vinashin

              • 10. ‘Tham nhũng ở đâu đó rất xa

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan