Tôn giáo – Tín ngưỡng

Một phần của tài liệu tiểu luận Vai trò của người Hoa đối với sự phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX (Trang 48 - 52)

Vốn là thần dân của một nước có nền văn hóa phát triển lâu đời nên người Hoa luôn có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống khi họ định cư ở các nước ngoài giới lãnh thổ Trung Hoa.Trong quá trình bành trướng xuống phương Nam, người Việt đa tiếp nhận những yếu tố văn hóa của người Hoa tạo nên sự “đồng nhất”. Sự đồng nhất biểu hiện phong phú trong các lĩnh vưc ăn, ở, mạc, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, văn tự, nghệ thuât, kiến trúc…

Cùng với hệ thống ngôn ngữ - phương tiện cơ bản để chuyển tải văn hóa - các hệ tư tưởng Trung Hoa như Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo cũng tràn vào khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Khác với các nước Đông Nam Á, Nho giáo đi vào Việt Nam với mục đích nô dịch và đồng hóa bằng con đường triều đình và nho sỹ, nhưng cũng giống với nhiều nước Đông Nam Á khác, hệ thống giáo lý của đạo Nho mang tính áp đặt thường bị nhân dân các nước Đông Nam Á chối từ, nhân dân lao động của các nước này chỉ tiếp nhận những gì tương ứng với đạo lý truyền thống của dân tộc mình như lòng nhân ái, hiếu thảo, tôn kính tổ tiên…còn tư tưởng “vương đạo”, ”tam cương ngũ thường” thì tiếp thu có chọn lọc hoặc sửa đổi, cải biến.Vì thế, quảng đại quần chúng bình dân tách dần ra khỏi các tôn giáo cổ xưa và tự tạo cho mình một hệ thống dung hợp những tín điều vay mượn ở tất cả các tôn giáo với các phân lượng khác nhau. Sự dung hợp

này trải qua nhiều thế kỷ đã làm cho sự pha trộn của chúng khá nhuần nhuyễn đến mức khó có thể phân biệt.

Tôn giáo, tín ngưỡng Trung Hoa được những người di dân Hoa truyền bá khắp xứ Đàng Trong bằng việc xây dựng nhiều chùa chiền, hội quán. Hệ thống chùa Hoa thời kỳ này khá dày đặc. Có lẽ khi vừa mới sang đây, tôn giáo, tín ngưỡng đã là một nhu cầu không thể thiếu. Cuộc sống rất vất vả, gian nan đã khiến cho những người này nghĩ tới thần linh, phật pháp cứu độ cho họ và họ bắt tay vào việc xây chùa.

Một số chùa Hoa tiêu biểu ở Đàng Trong được xây dựng lúc đó là Minh Hương Gia Thanh năm 1789, Thất Phủ Quan Võ Miếu (trùng tu năm 1820), chùa Bà (xây trước năm 1825), chùa Công (đầu thế kỷ XIX). Kiến trúc ban đầu đơn giản chỉ là nơi thờ cúng tạm bợ cùng một số cơ sở hội quán, nơi tạm chú của người Hoa mới đến Việt Nam. Sau này khi nền kinh tế phát triển, người Hoa tu bổ xây dựng lại các ngôi chùa này quy mô lớn và hoành tráng hơn.

Các chùa Hoa thông thường lại chính là hội quán - trụ sở của các nhóm cộng đồng người Hoa. Ví như chùa Bà (chợ Nhơn): là tuệ thành hội quán của nhóm Quảng Đông, chùa Ong (chợ Nhơn) - là nghĩa an hội quán của nhóm Triều Châu, chùa Bà (Hải Nam) là Quỳnh Phú hội quán Hải Nam. Điều đó thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa tổ chức cộng đồng và tôn giáo.

Không những thế, ở các chùa còn thế hiện sự gắn bó mật thiết giữa tôn giáo và tín ngưỡng. Thông thường chùa là nơi thờ Phật. Nhưng chùa Hoa lại thờ nhiều thần Phật, thánh nhân mà không có một vị thánh nào chiếm vị trí độc tôn .Có nhiều chùa thờ bà Thiên Hậu, vị thần cứu giúp họ lúc hoạn nạn nhất là trong cac cuộc di cư vượt biển nguy hiểm và tượng trưng cho lòng hiếu thuận. Có chùa thờ Ngọc Hoàng với hy vọng vào sự giúp đỡ che chở bằng quyền uy của ông. Có đền thờ Quan Ông - vị anh

hùng thời Tam Quốc tượng trưng cho đức độ, danh dự mà người Hoa tôn thờ và phấn đấu về mặt tín ngưỡng, người Hoa coi ông có một sức mạnh phi thường trấn áp tà ma quỷ quái, giúp đỡ người lương thiện, trung nghĩa khi gặp hoạn nạn. Các nhân vật là thần linh được thờ cúng không chỉ có bấy nhiêu mà còn phải kể đến việc thờ phò mã Phổ Quang - người cứu giúp họ trên đường di cư và giúp họ làm ăn phát đạt tại nơi định cư; thờ Quan Âm Bồ Tát - một vị nữ thần cứu nạn cứu khổ; thờ Ngũ Hành Nương Vương - tượng trưng cho tư duy nguyên thủy của người Trung Hoa cổ đại, về nguồn gốc cấu thành vũ trụ gồm năm yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; thờ bà mẹ Thai Sinh - giúp về việc sinh để, cầu tự, nuôi dưỡng con cái; thờ ông Bổn - người đưa người Hoa ở nước ngoài; thờ Khổng Tử với hệ thống Nho giáo; thờ Lão Tử với hệ thống Đạo giáo; thờ thần tài giúp làm ăn phát đạt; thờ thần đất -người cai quản toàn bộ đất đai. Như thế, có nghĩa bấy nhiêu tín ngưỡng người Hoa góp phần vào nền văn hóa Việt Nam.Vì thế, nền văn hóa Việt Nam ngày càng đa dạng và lắm màu sắc.

Hệ thống chùa chiền được người Hoa xây dựng không những chỉ những chùa lớn mà có cả những chùa nhỏ như chùa Bạch Vân (ở thôn Mỹ Đức – Hà Châu – Hà Tiên) do phú hộ Minh Hương là Đoàn Tân; chùa Phù Anh do Mạc Thiên Tứ dựng; chùa Tam Bảo ở huyên Hà Châu do Mạc Cửu dựng để tỏ lòng hiếu thảo với mẹ. Trong chùa có tượng người mẹ của Mạc Cửu được đúc bằng đồng đến nay vẫn còn; chùa Lũng Kì được xây dựng theo truyền thuyết lúc Mạc Cửu ở Hà Tiên, quân Xiêm xâm lược phải chạy trốn sang Lũng Kỳ, vợ là Bùi Thị đang có mang. Đêm ngày mùng bảy tháng ba đẻ ra Thiên Tứ. Khúc sông Bùi Thị ở cữ ở giữa sông có ánh sáng rực rỡ, sai người tìm kiếm thì thấy hình người bằng vàng cao bảy thước, ánh sáng chiếu đày sông, sáng hôm sau nổi lên nhưng dùng sức hàng nghìn người cũng không cất nổi, bèn lập chùa ở bờ sông để thờ. Phải chăng truyền thuyết ấy mang dáng dấp của người Việt, những kiểu hoang đường

mà người Việt hay nói, hoặc giả ở đây có sự tương đồng giữa hai cộng đồng Hoa – Việt.

Nhìn chung, kiến trúc của chùa Hoa khá đặc biệt. Nếu như chùa Việt thường sơn màu nâu gụ, tạo vẻ âm u, trầm mặc thì chùa Hoa thường được sơn màu hồng hoặc đỏ thắm nên rất dễ nhận biết. Cổng chùa là cổng tam quan, có mái lợp màu, phía đầu đao uốn cong, cổng thường có hai mái chồng lên nhau, dạng thiền trùng điệp ốc. Trên mái có hình rồng chầu mặt nguyệt hoặc tranh châu. Kiến trúc các tòa nhà theo kiểu chữ tam hoặc nội công ngoại quốc giữa các tòa nhà tạo nên khoảng trống, tạo nên sân thiên tĩnh. Sân này phải được điều chỉnh ánh sáng cho vừa phải cho các gian điện thờ tạo không khí u nhã. Trong sân có non bộ tạo nên bình phong và hồ nước nhỏ.

Tuy nhiên, qua quá trình chung sống, ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam đã thể hiện rất rõ trong các chùa này ở kiến trúc và cả trong nội dung tín ngưỡng nữa. Yếu tố Việt hóa thể hiện ở sự hòa hợp nhuần nhuyễn giữa các đường nét kiến trúc, điêu khắc của nghệ thuật Trung Hoa cổ đại với nghệ thuật của các cư dân Việt Nam như người Việt, người Khơ me chẳng hạn, cũng là những đầu đao uốn cong của mái chùa nhưng vần gợi dáng vẻ mái cong của chùa Việt, chùa Khơme mái cong tạo cho chùa một không gian khoáng đạt ngay giữa phố phường chật hẹp.

Điểm đặc sắc của tôn giáo, tín ngưỡng Hoa là sự kết hợp chặt chẽ giữa hai yếu tố này. Ở những chùa Hoa những vị chức sắc tối cao đều được bình đẳng và đáng kính như bất kỳ một vị thần thánh nào khác. Yếu tố Việt hóa đã đậm đến độ người Hoa ở Nam Bộ. Hay việc xây dựng chùa Hoa từ chỗ nhập vật liệu từ Trung Hoa, thuê thợ Hoa chuyển sang dùng vật liệu và thợ thủ công tại chỗ.

Cho đến ngày nay, các chùa Hoa được xây dựng từ thời kỳ này vẫn còn tồn tại và trở thành một di tích văn hoá. Đây là đóng góp lớn cho nền văn hóa Việt Nam.

Cùng với việc xây dựng chùa đền, hội quán, người Hoa ở Nam Bộ còn đem đến nhiều ngày lễ hội khiến đời sống tinh thần khiến đời sống tinh thần phong phú hơn. Đó là tết Nguyên Đán, tết Nguyên Tiêu, tết Thanh Minh, tết Đoan Ngọ, tết Trung Thu…Rồi lại đến các hội đền, hội chùa mồi năm lại mở. Điều ấy đã tạo ra không khí vui, hứng khởi và thể hiện được truyền thống lâu đời của người Hoa. Những dấu ấn của người Hoa đã làm phong phú thêm nền văn hóa ở Nam Bộ.

Một phần của tài liệu tiểu luận Vai trò của người Hoa đối với sự phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX (Trang 48 - 52)