Mạc Cửu khi đến Phương Thành (Hà Tiên) đã chiêu dân lập ra bảy xã ở Hà Tiên theo một dải đất từ CongpongSoon về Cà Mau. Có lẽ đây là bảy xã thôn đầu tiên ở vùng Hà Tiên này được tổ chức quy củ, có chính quyền. Trước đây lưu dân đến Hà Tiên nhiều song sống lẻ tẻ, chưa có chính quyền nắm giữ. Về sau, năm 1708 Mạc Cửu xin thuộc chúa Nguyễn thì bảy xã thôn này cũng thuộc chúa Nguyễn. Nghĩa là đất đai của Đàng Trong có thêm khu vực Hà Tiên mà không dùng chiến tranh hoặc đổ một giọt máu nào.
Nhóm di dân người Hoa của Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên cũng ra sức mở rộng đất đai ở khu vực Mỹ Tho, Biên Hòa, Gia Định. Từ những trung tâm buôn bán lớn mà ta đã biết - nơi tụ cư của đa số người Hoa thì họ còn tỏa ra xung quanh khai phả đất mới và trồng trọt cùng cư dân bản xứ. Vì thế, sau hơn một thế kỷ di dân, riêng tại miền Đông Nam
Bộ đã có tới hơn bốn vạn hộ (khoảng 200000 dân) sinh sống trên một địa bàn rộng trên ngàn dặm. Người Hoa chiếm khá đông chỉ sau người Việt. Đó là cơ sở cho chúa Nguyễn Phước Chu cử thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam, lập phủ Gia Định gồm huyện Phước Long với dinh Trấn Biên ở Đồng Nai và huyện Tân Bình với dinh Phiên Trấn ở Sài Gòn. Ở trong hai huyện ấy chúa Nguyễn còn lập xã Thanh Hà và Minh Hương của người Hoa. Lúc này, thì vùng Gia Định, Đồng Nai đã chính thức thuộc đất chúa Nguyễn, có chính quyền quản lý hẳn hoi. Nghĩa là người Hoa góp phần mở rộng đất đai cho chúa Nguyễn.
Chẳng những chỉ giới hạn như vậy, Mạc Thiên Tứ còn dùng quân đội của mình giúp đỡ các vương Chân Lạp. Khi Mạc Nguyên lánh sang Hà Tiên được Mạc Thiên Tư giúp đỡ bèn tâu với chúa Nguyễn xin cắt hai vùng Tầm Bôn (Long An) và Soài Rạp (Gò Công) cho chính quyền Đàng Trong. Khi Nặc Nhuận là Nặc Ninh giết để cướp ngôi, cháu của Nặc Nhuận là Nặc Tôn chạy sang Hà Tiên, nhờ Mặc Thiên Tứ cầu cứu chúa Nguyễn Phước Khoát gửi quân sang giúp. Sau khi lên ngôi năm 1759, Nặc Tôn hiến đất Phsan Đênh (Sa Đéc) và Meat Chrouk (Châu Đốc) để trả ơn. Ngoài ra, Năc Tôn tạ ơn Mạc Thiên Tứ(vì chính Mạc Thiên Tứ lãnh đạo quân đội bảo vệ và dành ngôi vua cho Nặc Tôn) bằng cách cắt năm vùng Kompom (Vũng Thơm), Kan pot (Cần Bột), Chưng Rùm (phía Nam tỉnh Treang)….Thiên Tứ dâng đất này cho chúa Nguyễn và được chúa Nguyễn cho thuộc về đất Hà Tiên do Mạc Thiên Tứ cai quản. Tuy nhiên, năm 1847 triều đình Huế trả vùng đất này cho Campuchia.
Như thế Mạc Thiên Tứ, Mạc Cửu, Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên là những người có công mở rộng đất Đàng Trong cùng với bao người Hoa vô danh khác.Vì thế, mà Đàng Trong có thể mở rộng như ngày nay. Cho nên, không thể phủ nhận công lao khai phá và mở rộng đất đai của người Hoa. Dẫu là mục đích khai phá luc đầu của họ chỉ là để kiêm
miếng ăn, hay để củng cố quyền thống binh của mình trên vùng đất được chúa Nguyễn giao. Có thể, đó là động lực để cho người Hoa khai phá mạnh hơn và liên tục hơn.