Sau đây chúng tôi sẽ phân loại các bài nghiên cứu thành hai phần: công trình của các tác giả nước ngoài và công trình nghiên cứu từ Việt Nam; trong mỗi phần, các bài viết được sắp xếp th
Trang 1Nguyễn Hồng Anh
HIỆN TƯỢNG SONG ĐỀ
CỦA JAMES JOYCE
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
Trang 2Nguyễn Hồng Anh
HIỆN TƯỢNG SONG ĐỀ
CỦA JAMES JOYCE
Chuyên ngành : Văn học nước ngoài
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS ĐÀO NGỌC CHƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
Trang 3Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, các thầy cô tổ Văn học Nước ngoài - Khoa Ngữ Văn cùng gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và động viên để tôi hoàn thành luận văn
Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến PGS TS Đào Ngọc Chương, người thầy
đã tận tình hướng dẫn và đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2012
Người viết luận văn
Nguyễn Hồng Anh Lớp Cao học Văn học Nước ngoài Khóa 21
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi
Kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố ở các công trình khác
TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2012
Người viết luận văn
Nguyễn Hồng Anh Lớp Cao học Văn học Nước ngoài Khóa 21
Trang 5Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
C hương 1: JAMES JOYCE VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHƯƠNG HƯỚNG KHẢO SÁT 20
1.1 James Joyce và hiện tượng song đề 20
1.1.1 Giới thuyết thuật ngữ song đề 20
1.1.2 Cội nguồn của hiện tượng song đề trong phong cách sáng tác của James Joyce 31
1.2 James Joyce và Jacques Lacan 35
1.2.1 Phân tâm học cấu trúc của Jacques Lacan 35
1.2.2 Phương cách nghiên cứu song đề trong Chân dung một nghệ sĩ trẻ của James Joyce dưới ánh sáng phân tâm học Lacan 41
C hương 2: CÁI THỰC VÀ SONG ĐỀ TRỰC GIÁC 46
2.1 Cái Thực theo quan niệm của Jacques Lacan 46
2.2 Song đề trực giác từ sự quy chiếu của cái Thực 49
2.2.1 Song đề trực giác từ giác quan 51
2.2.2 Hòa giải song đề trực giác 66
C hương 3: CÁI TƯỞNG TƯỢNG VÀ SONG ĐỀ BẢN THỂ 77
3.1 Cái tưởng tượng theo quan niệm của Jacques Lacan 77
3.2 Song đề bản thể từ sự quy chiếu của cái Tưởng tượng 82
3.2.1 Chủ thể và cái Khác 85
3.2.2 Cái tôi và cái Khác như là tôi 98
Trang 6Chương 4: CÁI BIỂU TƯỢNG VÀ SONG ĐỀ DIỄN NGÔN 109
4.1 Cái Biểu tượng theo quan niệm của Jacques Lacan 109
4.2 Song đề diễn ngôn từ sự quy chiếu của cái Biểu tượng 115
4.2.1 Chủ thể và diễn ngôn chủ 116
4.2.2 Chủ thể và diễn ngôn đại học 127
4.2.3 Chủ thể và diễn ngôn người cuồng loạn – Hòa giải song đề diễn ngôn 135
KẾT LUẬN 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Gần một thế kỷ đã trôi qua kể từ khi James Joyce công bố tác phẩm đầu tiên, đó là khoảng thời gian đủ dài để ghi khắc danh xưng một nhà văn vào hàng bất tử Nhưng không như những tượng đài văn chương khác của Ireland như William B.Yeats, Samuel Beckett, Seamus Heaney…, James Joyce chưa bao giờ nhận được bất cứ giải thưởng văn chương nào và chưa bao giờ có được sự đồng thuận của các nhà nghiên cứu đầu ngành Có lẽ, nhân loại cần một độ lùi thời gian để thẩm định chân xác hơn mối nghi ngờ: liệu James Joyce là một tài năng văn chương kiệt xuất, một nhà văn hiện đại chủ nghĩa tiêu biểu cho cả một thế hệ tài năng, hay chẳng qua chỉ là một kẻ gàn dở tâm thần, giễu nhân loại bằng trò chơi chữ nghĩa? Bất chấp tất cả, James Joyce vẫn trở thành một trong những nhà văn nổi tiếng nhất từ đầu thế kỷ XX trở lại đây; nghiên cứu về ông chưa bao giờ lỗi thời dù đỉnh cao của chủ nghĩa hiện đại đã đi qua hơn nửa thế kỷ
Chân dung một nghệ sĩ trẻ (A Portrait of the Artist as a Young Man) là
cuốn tiểu thuyết thứ nhất và cũng là tác phẩm dễ đọc hơn so với hai kiệt tác
kinh điển của James Joyce, Ulysses và Finnegan Wake, nên đây là lựa chọn
đầu tiên cho những ai muốn từng bước tiếp cận với phong cách sáng tác, tư tưởng và tài năng văn chương của ông Nhưng dễ đọc không đồng nghĩa với đơn giản, với một nhà văn mà suốt cuộc đời chỉ xuất bản không gì ngoài kiệt tác, phạm trù dễ hay khó, phức tạp hay giản đơn không thể được đo bằng những quy chuẩn thông thường Điều làm nên tầm vóc cho những tác phẩm của James Joyce chính là sự đòi hỏi ở người đọc một khả năng tìm tòi, một sự khai phá chính mình trước khi khai mở tác phẩm, vì tác giả đã đưa vào tác phẩm rất nhiều điều xa lạ với phần đông độc giả (những danh từ riêng không
Trang 8chú giải, những liên tưởng bất quy tắc với huyền thoại - lịch sử xa xưa, sự vận dụng và sáng tạo tư duy triết học kết tụ từ hàng ngàn năm, kỹ thuật viết tự tạo…) Đó là lí do tạo nên nhiều hướng khai thác khác nhau cho tác phẩm của James Joyce, tùy vào khả năng tìm tòi của người đọc, khiến các sáng tác của
ông luôn mới mẻ và thu hút Chân dung một nghệ sĩ trẻ cũng không là ngoại
lệ Do đó, chọn nghiên cứu tác phẩm này vừa là một thử thách, đồng thời vừa
là một phương cách tự rèn luyện về khả năng nghiên cứu vì hướng mở trong cách tiếp cận tác phẩm
Để mở ra một hướng đi mới giúp khai thác tác phẩm kết hợp lí giải
phong cách và tư tưởng nhà văn, chúng tôi chọn nghiên cứu hiện tượng song
đề Song đề là một cách nhìn nhận cuộc sống, là thái độ ứng xử và phản ánh
tâm trạng con người từ thuở xa xưa Khởi đi từ hiện tượng song đề, chúng tôi
không xem đây là một tác phẩm văn chương thuần túy, mà muốn diễn giải nó như một công trình thẩm mỹ mang tính triết học kết hợp với tâm lí học và thi pháp văn chương Từ đó cho thấy rằng James Joyce xứng đáng với những mỹ
từ mà một nửa nhân loại đã không tiếc lời ngợi ca: nhà văn của trí tuệ vĩ đại, nhà văn của chủ nghĩa toàn cầu
Từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài Hiện tượng song đề trong “ Chân dung một nghệ sĩ trẻ” của James Joyce Ở bề rộng, đề tài nhằm
hướng đến tính khả biến trong nghiên cứu tác phẩm James Joyce nói chung và tiểu thuyết này nói riêng khi kết hợp với những lý thuyết hiện đại; ở chiều sâu, đề tài khai thác nội dung tác phẩm hòng làm toát lên bức chân dung tâm hồn của nhà nghệ sĩ James Joyce gắn liền với tư tưởng nhân loại thời đại ông, giúp độc giả thấy được tầm vóc của một trong những bậc thầy hiện đại chủ nghĩa đầu tiên Đó cũng là mục đích mà luận văn mong muốn đạt được
Trang 92 Lịch sử nghiên cứu
Khi viết Ulysses, James Joyce hi vọng rằng tác phẩm này sẽ khiến các
nhà phê bình phải “bận rộn” đến hàng thế kỷ sau Điều đó đã trở thành sự
thật Không chỉ Ulysses mà tất cả các sáng tác của James Joyce đều thu hút rất
nhiều nhà nghiên cứu và bạn đọc yêu thích văn chương trên toàn thế giới, gần một trăm năm nay Lượng bài viết về J Joyce vô cùng lớn, nhưng với hạn chế
về ngôn ngữ cũng như khả năng tìm kiếm tài liệu, chúng tôi chỉ dẫn ra đây một số ít công trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu của chúng tôi
Thực ra song đề không phải là một hiện tượng được chính James Joyce định danh rõ ràng trong các tác phẩm của mình, như các thuật ngữ: epiphany
(hiển linh), paralysis (tê liệt), gnomon (góc khuất) hay mê cung1 để từ đó các nhà nghiên cứu thường lấy làm từ chìa khóa phân tích bút pháp của J Joyce
Vì không được phát biểu như một thuật ngữ nên song đề hiếm khi trở thành
vấn đề được nghiên cứu Về định nghĩa thuật ngữ, chúng tôi sẽ giải quyết ở
chương 1, nhưng có thể khái lược song đề như là tình trạng tiến thoái lưỡng
nan, phân vân giữa hai hay nhiều lựa chọn Từ cách hiểu này, chúng tôi nhận
thấy tuy rất hiếm những bài viết dùng song đề làm từ khóa chủ đạo để nghiên
cứu James Joyce nhưng hầu như mọi bài viết đều đề cập đến hiện tượng này ở nhiều mức độ khác nhau Sau đây chúng tôi sẽ phân loại các bài nghiên cứu thành hai phần: công trình của các tác giả nước ngoài và công trình nghiên cứu từ Việt Nam; trong mỗi phần, các bài viết được sắp xếp theo mức độ tăng dần: từ gián tiếp đến trực tiếp, từ nhận định chung đến phân tích cụ thể về
hiện tượng song đề, không chỉ trong Chân dung một nghệ sĩ trẻ mà cả những
tác phẩm khác của J Joyce
1 Epiphany, paralysis và gnomon cùng xuất hiện trong The Sisters – truyện đầu tiên trong tập truyện ngắn Dubliners của James Joyce Mê cung là cách gọi của chính James Joyce về kĩ thuật ông đã sử dụng để viết chương thứ mười (The Wandering Rocks) trong tiểu thuyết Ulysses – kĩ
thuật mê cung (labyrinthine technique)
Trang 102.1 Các công trình nước ngoài
Hiện tượng song đề dễ nhìn thấy nhất từ phương diện tâm lí nhân vật
Vì vậy, hầu hết các bài nghiên cứu lấy việc phân tích nhân vật là chính đều ít
nhiều đề cập đến hiện tượng này Richard Brown trong công trình James Joyce – A Post-Culturalist Perspective (James Joyce – Một phối cảnh hậu
văn hóa) đã dành trọn chương II để phân tích tiểu thuyết Chân dung một nghệ
sĩ trẻ, trong đó có nhận định: ““Chân dung” thăm dò và vượt quá những ranh giới giữa đời sống cộng đồng và cá nhân, giữa trải nghiệm bên ngoài và bên trong nhân vật đã được xác nhận, và hơn thế nữa, trong nghệ thuật của Joyce” [76, 33] Nhận định cho thấy tác giả đã chú ý và xem song đề là vấn
đề cơ bản của tác phẩm cũng như phong cách của nhà văn, nhưng vì chỉ là một công trình nhằm mục đích giới thiệu căn bản các tác phẩm của J Joyce dưới góc nhìn văn hóa học nên người viết không đi sâu luận giải bằng các chi tiết nghệ thuật Những công trình sau đây phần nào đã chứng minh cụ thể cho
ý kiến trên
Trong chuyên luận The Cambridge Introduction to James Joyce
(Nhập môn James Joyce, do đại học Cambridge ấn hành), tác giả Eric Bulson
đã phân tích khá công phu từng tác phẩm của James Joyce, và khi bàn đến
nhân vật Stephen trong Chân dung một nghệ sĩ trẻ, chủ yếu người viết đi vào
khía cạnh tư tưởng nhân vật, những quyết định mang tính lựa chọn giữa chủ
nghĩa dân tộc và tự do, rồi kết lại: “Anh [Stephen] 1 sẽ là người Ireland bằng việc rời khỏi Ireland đến Châu Âu và bằng cách viết về những kinh nghiệm anh thu nhận được từ tiếng Hy Lạp, Latin và những hình mẫu Châu Âu Richard Rowan trong “Lưu đày” [tên vở kịch của J Joyce] và Gabriel Conroy trong “Người chết” [truyện ngắn của J Joyce] đều cùng đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan như vậy về tương lai của mình” [77, 63]
1 Nội dung trong […] là chú thích của chúng tôi
Trang 11Tương tự nội dung này là bài viết của Ian Mackean: “A Portrait of the
Artist as a Young Man: Rebellion and Release” (Chân dung một nghệ sĩ trẻ: cuộc nổi loạn và sự giải thoát) trên website nghiên cứu văn học http://www.literature-study-online.com/essays/james-joyce.html, cũng bàn về tâm trạng lưỡng phân giữa ở và đi của Stephen Ngoài ra trong bài viết
“James Joyce” cho tạp chí Atlantic Monthly, Harry Levin đã nói về điều này,
sau đó ông phân tích thêm về tình trạng hai mặt, cuộc sống kép của Stephen, thể hiện rõ nhất trong giai đoạn thứ hai – giai đoạn bước vào thời kì trưởng thành – với một bên là những ham muốn thể xác dẫn đến tội lỗi và một bên là cảm giác bình an trong lòng kính Chúa
Nối tiếp loạt bài phân tích tâm lí Stephen về tôn giáo, bài viết “James
Joyce & Aesthetic Gnosticism” (James Joyce và tính giác ngộ thẩm mỹ) của
Thomas H Landess trên tạp chí Modern Age nhấn mạnh đến song đề niềm
tin; cụ thể, Stephen vừa tin vừa không tin vào lễ ban thánh thể và anh không
sẵn sàng để giải quyết song đề này Vì nếu tin bánh và rượu là mình và máu
Chúa1 thì người nghệ sĩ không thể “sáng tạo lại cuộc sống bên ngoài cuộc
sống” và không thể từ chối phục vụ giáo hội; còn nếu không tin thì anh phải
đối mặt với “lời nói dối tối thượng của nhân loại” không thể nào vượt qua
[94, 151] Vì thế, cho đến cuối truyện, Stephen luôn giữ thái độ nước đôi như cách phòng vệ cho riêng mình
Mở rộng ra các tác phẩm khác của James Joyce, song đề tiếp tục được nghiên cứu từ khía cạnh tâm lí nhân vật, tiêu biểu nhất là truyện ngắn Eveline trong tập Người Dublin Bài viết của Felicity Yorke khi bàn về cách thức dạy
truyện ngắn: “Interpretative Tasks Applied to Short Stories” (Những bài
tập diễn giải áp dụng với truyện ngắn) đăng trên tạp chí English Language
1 Trong lễ ban thánh thể, vị tu sĩ dùng rượu và bánh tượng trưng cho máu và thân xác Chúa, sau đó ban cho các con chiên như một hình thức rước Chúa vào lòng
Trang 12Teaching của đại học Oxford, đã phân tích khá tỉ mỉ song đề của nhân vật
Eveline: Eveline phải lựa chọn giữa đi hay ở: đi với Frank để tìm kiếm tương lai hạnh phúc, để thoát khỏi ngôi nhà mà cô có thể phát điên vì gánh nặng bổn phận; hay ở lại chăm sóc cha và các em đến trọn đời theo lời trăng trối của mẹ
cô Eveline quay cuồng giữa tình yêu và trách nhiệm, giữa thói quen chịu đựng nhọc nhằn và sự bung phá đầy can đảm Điểm sáng của bài viết nằm ở
sự kết hợp phân tích tâm lí nhân vật dựa vào khai thác ngôn ngữ, như cách lựa chọn từ vựng, dùng những ẩn dụ, so sánh các thì: ví dụ trong truyện có ba câu diễn tả ý định sẽ bỏ đi của Eveline (ý định hướng về tương lai) nhưng những câu này lại được xây dựng từ thì quá khứ và bị động, điều đó cho thấy Eveline không phải là chủ thể tác động mà chỉ là đối tượng bị tác động, nên không có
gì lạ khi cô luôn bị đóng khung vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan
Bài viết “Analysis on James Joyce’s Eveline” (Phân tích truyện
Eveline của James Joyce) của Zhu Zhijuan và Zhou Xinmin đăng trên tạp chí Trung Quốc 文化研究 cũng chỉ ra hiện tượng song đề từ tâm lí Eveline nhưng dưới góc độ nữ quyền, và còn đối sánh với nhiều dạng nhân vật song
đề khác trong văn học thế giới, như song đề của Hamlet trong Hamlet của
Shakespeare, Huck trong The Adventures of Huckleberry Finn của Mark
Twain, Tess trong Tess of the D’Urbervilles của Thomas Hardy, hay nhà thơ
Robert Frost và sự chọn đường trong The Road not Taken Việc đối sánh tuy chỉ giản lược nhưng bài viết đã cho thấy rằng song đề là một đối tượng nghiên
cứu quan trọng luôn được sử dụng trong văn học Tác phẩm của J Joyce cũng không là ngoại lệ
Bài nghiên cứu duy nhất chúng tôi tìm được lấy song đề làm nội dung
chủ đạo để phân tích là “Reading Short Stories III: Maria’s Dilemma in
James Joyce’s “Clay”” (Đọc truyện ngắn III: Song đề của Maria trong “Đất
sét” của James Joyce) của Fumio Yoshioka đăng trên tạp chí Humanities and
Trang 13Social Sciences, trường đại học Okayama Người viết không luận giải thuật
ngữ song đề (dilemma) nhưng qua quá trình phân tích, có thể hiểu song đề mà
người viết đề cập đến là tính chất hai mặt Trong quá trình phân tích nhân vật
chính Maria trong truyện ngắn Đất sét – rút ra từ tập Người Dublin – tác giả
đã chỉ ra dạng song đề này: “Sự thay đổi trang phục của nhân vật nữ chính
bắt đầu đánh dấu những biến chuyển từ Maria ban ngày thành Maria ban đêm, từ Maria sợ sệt thành Maria hư hỏng Tính cách thay đổi cùng với thời gian của năm Halloween chính vào thời điểm của năm cũ và năm mới, mùa
hè và mùa đông, cái chết và sự sống, gặp gỡ và hòa lẫn, thời điểm mà sự mê tín của người Celt và những lễ kỉ niệm của người Cơ Đốc cùng tan chảy vào trong sự gắn kết văn hóa” [107, 56] Từ đó người viết cho rằng Maria mang
trong mình hình ảnh đối lập của một vị thánh và một mụ phù thủy, hình ảnh của chính Đức Mẹ Maria và một kẻ phá rối
Hiện tượng song đề đến đây đã được định hình rõ ràng hơn, tính chất
được mở rộng hơn: từ một hiện tượng thuần nội dung trong tâm lí lựa chọn của nhân vật đến mang tính nghệ thuật hơn trong cách xây dựng hình ảnh
nước đôi của nhân vật Nhưng không chỉ như thế, song đề trong các tác phẩm
của James Joyce tiếp tục đuợc khai thác ở nhiều khía cạnh nghệ thuật khác nhau, đem đến những gợi ý hữu ích cho đề tài của chúng tôi
Trở lại với tiểu thuyết Chân dung một nghệ sĩ trẻ, những lí giải của
Valeire P Zimbaro trong bài phân tích có tựa đề cũng là tên tác phẩm “A
Portrait of the Artist as a Young Man” trên trang
http://www.cliffsnotes.com/study_guide/literature/id-146.html đã cho thấy cách nhìn đầy tinh tế, thú vị về phương cách J Joyce sử dụng những cặp hình
ảnh đối nghịch trong tác phẩm Ở mục Joyce’s Use of Imagery (Cách sử dụng hình ảnh của Joyce), Zimbaro viết: “Hình ảnh ướt/ khô tượng trưng cho phản
xạ tự nhiên và phản xạ có điều kiện của Stephen đối với thế giới […] Nóng
Trang 14tượng trưng cho những xúc cảm mãnh liệt của cơ thể (trong nhiều trường hợp, nó còn tượng trưng cho tội lỗi); lạnh, ngược lại, tượng trưng cho sự đứng đắn, trật tự và thanh khiết […] Ánh sáng tượng trưng cho sự hiểu biết (sự tự tin), và bóng tối tượng trưng cho sự ngu dốt (lòng khiếp sợ))” [121]
Tuy nhiên, Zimbaro lại không nhìn nhận các cặp đối lập này dưới dạng thức lưỡng phân mà có sự tách bạch rõ ràng, với Zimbaro, đó là những đối lập nhị phân Trong chương 2, chúng tôi sẽ kế thừa cách phân tích của tác giả bài
nghiên cứu này, nhưng mục đích chúng tôi hướng đến là quan hệ song đề giữa
các cặp đối lập, từ đó phân tích tâm trạng thời thơ ấu của Stephen
Hiện tượng song đề thể hiện khá phức tạp trong công trình nghiên cứu
công phu của Cristina F Moreno: “Romantic Irony: the Bridge between the
Romantic and the Modernist Artist in Joyce’s A Portrait of the Artist as a
Young Man” (Châm biếm lãng mạn: cầu nối giữa nhà nghệ sĩ lãng mạn và
hiện thực trong Chân dung một nghệ sĩ trẻ của James Joyce), trên tạp chí
Estudios Ingleses de la Universidad Complutense của đại học De La Rioja, Tây Ban Nha Người viết đã sử dụng cách thức phê bình huyền thoại và phê bình tự sự học để phân tích chất châm biếm - lãng mạn trong tác phẩm Tính chất này, theo Moreno, được xây dựng dựa trên hai nghịch lí: nghịch lí huyền thoại; và nghịch lí tư tưởng Stephen-nhân vật và Stephen-người trần thuật
Nghịch lí, hay đúng hơn, là hiện tượng song đề, về huyền thoại, thể hiện ở
nghi vấn Stephen Dedalus là Deadalus (người cha) hay Icarus (người con) theo huyền thoại Hy Lạp? Việc trùng tên gọi (chỉ khuyết chữ “a”) Dedalus và Deadalus cho thấy Stephen đóng vai người cha, nhưng những dòng nhật kí cuối Stephen đã cầu đến sự giúp đỡ của một người cha lại cho thấy Stephen đích thị là người con Thành hay bại trong lựa chọn của Stephen dựa vào vai anh đang đóng: thành công trong lí tưởng trở thành một nghệ sĩ tự do như Deadalus thoát khỏi chốn giam cầm bằng đôi cánh tự tạo, hay chịu kết án lưu
Trang 15đày, như Icarus bị mặt trời thiêu đốt đôi cánh rồi đành chết đuối trên đại dương mênh mông xa xứ? Theo Moreno, nghịch lí được tạo ra chính là để giễu huyền thoại bằng một phong cách lãng mạn
Cũng liên quan đến hiện tượng song đề về mặt nghệ thuật là bài viết “A Portrait of the Artist as a Young Man and the “Individuating Rhythm” of
Modernity” (Chân dung một nghệ sĩ trẻ và “nhịp điệu cá thể hóa” của tính
chất hiện đại) của Tobias Boes đăng trên tạp chí English Literary History từ đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ Boes quan tâm đến song đề về cấu trúc tác
phẩm Người viết cho rằng có một mâu thuẫn xảy ra khi xét cấu trúc của toàn
bộ tác phẩm, mâu thuẫn giữa cấu trúc epiphany và cấu trúc leitmotif Nói
Chân dung một nghệ sĩ trẻ được cấu trúc theo kiểu epiphany có nghĩa là phân
cách (disjunctive) tác phẩm ra thành nhiều mẩu đoạn, cắt đứt các dòng chảy
thực tại và dòng cảm xúc Còn nói Chân dung một nghệ sĩ trẻ được cấu trúc theo kiểu leitmotif tức “đọc” tác phẩm từ những nét, điểm, chủ đề mang tính
xuyên suốt toàn truyện mà từ những nét, điểm ấy, các giai đoạn phát triển của cốt truyện cũng như nhân vật được tiếp nối (conjunctive) với nhau Người viết
đã đi đến một sự hòa giải rằng hai dạng cấu trúc này tuy đối nghịch nhưng vẫn quyện chặt nhau làm thành cấu trúc độc đáo của tác phẩm, không thể chia tách riêng thành dạng này hay dạng kia Để chứng minh, Boes cụ thể hóa hai dạng
cấu trúc này thành kiểu cấu trúc tuyến tính (tức cấu trúc theo kiểu epiphany:
những yếu tố đột hiện chia cắt dòng truyện đều đều để phát triển lên theo
chiều tuyến tính) và cấu trúc tuần hoàn (tức cấu trúc theo kiểu leitmotif: sử
dụng những chi tiết mang tính quán xuyến toàn truyện để tạo cho truyện một mạch liên kết theo vòng tròn từ những tình tiết đầu đến những tình tiết cuối)
Bài viết đã chứng minh tính đối thoại (hay hiện tượng song đề) giữa tính chất
tuyến tính và tính tuần hoàn qua một vài chi tiết trong truyện: Đó là tâm trạng của Stephen luôn dao động qua lại giữa những ảnh hưởng kêu gọi anh hướng
Trang 16về cuộc sống phía trước (khi anh đứng trước biển và bắt gặp hình ảnh cô gái mang đôi cánh tượng trưng cho sự tìm kiếm tự do) và những hình ảnh khuyến khích anh nán lại và nhìn vào nhân dạng của mình vốn đã được xác định từ quá khứ (hình ảnh người mẹ, Emma, người phụ nữ nông dân…) Một minh chứng khác, khi Stephen đi cùng cha trên chuyến xe lửa, khung cửa xe chính
là một màn ảnh cho thấy dòng chảy trôi của lịch sử (với những hàng cột vụt qua, những hình ảnh nông thôn trôi qua…), nhưng bên trong xe, anh lại nghe thấy nhịp thở nặng nề trong giấc ngủ của người cha; dòng chảy tuyến tính của thời gian lịch sử đã vấp phải chuyển động tuần hoàn của nhịp điệu sinh học Stephen đã luôn cố gắng pha trộn và nắm bắt chúng để tạo thành phản ứng nhịp nhàng đối với môi trường quanh anh Đó là minh chứng của người viết
cho sự đối nghịch và hòa giải theo kiểu song đề của hai dạng cấu trúc tác
phẩm Bài viết của Tobias Boes đã góp phần bổ sung thêm cách khai thác hiện
tượng song đề, từ phương diện cấu trúc, cung cấp thêm một hướng mở cho đề
tài của chúng tôi
2.2 Các công trình Việt Nam
Tên tuổi James Joyce bắt đầu được biết đến ở Việt Nam qua một số gợi nhắc từ những giáo trình văn học phương Tây hiện đại, thường chỉ mang tính điểm qua thành công của tác giả như một người khai sinh ra kĩ thuật dòng ý thức Đến những năm đầu thế kỷ XXI, từ các trường đại học mới bắt đầu xuất hiện những nhà nghiên cứu trẻ quan tâm và thực hiện những công trình tâm huyết về James Joyce Trong nguồn tư liệu tham khảo ít ỏi về J Joyce ở Việt Nam, chúng tôi may mắn tìm thấy những bài viết có liên quan đến đề tài
Tuy song đề không có vai trò trong ý đồ phân tích và nội dung thể hiện,
nhưng khóa luận tốt nghiệp Nghệ thuật kể chuyện trong “Người Dublin” của James Joyce của Lê Thị Như Vân là một minh chứng cho sự tồn tại của
hiện tượng song đề trong tác phẩm James Joyce dù tác giả khóa luận có ý thức
Trang 17về nó hay không Dựa vào lí thuyết tự sự học, Lê Thị Như Vân tìm hiểu nghệ
thuật kể chuyện của Người Dublin thông qua phân tích nhân vật, xây dựng cốt
truyện, tổ chức thời gian với sự vận dụng những kĩ thuật của chủ nghĩa hiện đại Khi phân tích nhân vật, tác giả bài viết luôn đặt nhân vật trong trạng thái
song đề, như Eveline (trong truyện ngắn cùng tên) giữa quá khứ và tương lai,
Duffy (trong Một trường hợp đau lòng) giữa tình yêu và lí trí, giữa hạnh phúc
và danh dự… Khi lí giải hiện tượng này, Lê Thị Như Vân khẳng định rằng đó
là tính chất phân mảnh của nhân vật do sự tác động của môi trường xung quanh: “tính chất tan rã của các nhân vật không phải là một cái gì tồn tại bên trong, mà nằm ngay trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài” [52, 31] Chắc
chắn một nhận định như thế sẽ còn gây tranh cãi, song điều chúng tôi quan tâm là, cũng như đa số các bài viết nước ngoài, khi nghiên cứu về nhân vật
trong các sáng tác của James Joyce, điều luôn hiện diện là hiện tượng song đề
tâm lí hay sự phân vân chọn lựa của nhân vật Vì đã đuợc nói đến rất nhiều nên khai thác theo hướng này dễ trở thành lối mòn, trên đó mọi người thường xuyên giẫm chân nhau
Cũng trung thành theo hướng đi này, nhưng với một cách diễn giải khá
thú vị và mang tính phát hiện, luận văn thạc sĩ Góc khuất cái tôi James Joyce trong “Người Dublin” của Lê Minh Kha đã dùng lí thuyết hậu thực dân để
làm sáng tỏ tính chất song đề thể hiện trong “cái tôi” của nhà văn qua các
phương diện: cốt truyện (cốt truyện gia đình với tính chất lưỡng diện của người mẹ: bao dung và ích kỉ; cốt truyện phi kịch tính với sắc thái lưỡng phân
về tình dục: sáng tạo/ hủy diệt, thúc đẩy/ kìm hãm), điểm nhìn và giọng điệu (“lối viết tạo góc khuất trong Người Dublin buộc ông phải lựa chọn một giọng trần thuật riêng, có tính nước đôi, thể hiện “sự chế nhạo đeo mặt nạ nghiêm trang” – đấy là giọng điệu mỉa mai” [29, 55]), hình tượng nhân vật
nước đôi (yêu thích/ căm ghét, tin/ không tin, chấp nhận/ khước từ) Lí thuyết
Trang 18hậu thực dân giúp Lê Minh Kha đi đến nhận định: “tính chất lưỡng phân là
đặc tính của cái tôi James Joyce, trong đó có vấn đề dân tộc […] Một mặt, ông vẫn ngưỡng vọng quá khứ dân tộc (thể hiện rõ nhất trong sự tôn kính lãnh
tụ Parnell), nhưng mặt khác, ông nhận thức được tính chất văn minh, hùng mạnh, tiến bộ của thực dân” [29, 68] Khi đặt vấn đề và giải quyết như thế,
dường như tác giả bài viết đã đánh đồng nhân vật với nhà văn và dùng chính sản phẩm của nhà văn để diễn giải quan điểm dân tộc, xã hội của nhà văn đó; rồi lại dùng chính quan điểm dân tộc của nhà văn để lí giải những vấn đề trong tác phẩm Cách làm này dễ mang tính chủ quan và áp đặt Tuy nhiên, diễn giải này đã đem đến gợi ý quý giá cho chúng tôi trong việc tìm hiểu
nguyên nhân vì sao James Joyce lựa chọn song đề làm phương cách sáng tác
Sau luận văn trên, Lê Minh Kha cùng với Lê Từ Hiển đã viết một bài
nghiên cứu đăng trên tạp chí Văn học nước ngoài, tuy quy mô nhỏ nhưng đã
trực tiếp khai thác hiện tượng song đề về phương diện nghệ thuật: “Động và
tĩnh trong cấu trúc truyện ngắn James Joyce” Tương tự cách làm của
Valerie P Zimbaro trong bài viết đề cập ở trên, hai tác giả đã soi chiếu các
truyện ngắn của J Joyce trong tập Người Dublin dưới cặp đối lập động/ tĩnh
Nhưng khác Zimbaro, các tác giả không xem cặp đối lập mang quan hệ tách biệt, nhị phân, mà động và tĩnh được xác định như một cặp song đề lưỡng
phân, trong đó thành phần tĩnh gắn với trạng thái “tê liệt”, thể hiện ở khoảng
khắc tâm trạng nhân vật, đối thoại đơn điệu và kết thúc lưng chừng, thành
phần động gắn với sự “bừng ngộ” – tức sự nhận thức tự thân của nhân vật Theo các tác giả: “Tương liên giữa tĩnh và động, trạng thái tê liệt và sự bừng
ngộ, không những góp phần kiến tạo mạch truyện, cấu trúc tác phẩm mà còn khắc họa bức chân dung tinh thần của nhân vật, của tác giả, của con người đầu thế kỷ XX nói chung Đấy là kiểu nhân vật nước đôi giữa một thế giới vắng bóng hình Thượng đế, nơi "Chúa đã chết" và con người cô liêu giữa
Trang 19những phân thân, chọn lựa” [23, 86] Trạng thái “tê liệt” và “bừng ngộ”
trong tác phẩm của James Joyce không phải là một khám phá mới trong bài viết này, đóng góp của bài viết nằm ở sự khu biệt những phương diện nội
dung và hình thức tác phẩm vào cặp song đề động/ tĩnh, góp thêm vào những khía cạnh khai thác hiện tượng song đề
Tiếp nối với những nghiên cứu về Người Dublin, luận văn thạc sĩ của
Lê Thị Tú Trinh: Hiện tượng epiphany trong tập truyện ngắn “Người Dublin” của James Joyce đã chọn một vấn đề khá thú vị với từ khóa
epiphany để tìm hiểu phong cách viết của nhà văn và hướng đến sự tiếp nhận
từ độc giả Trong tiểu mục Điểm rơi epiphany của nhân vật, tác giả luận văn
chú trọng đến khả năng nhận ra tình thế tiến thoái lưỡng nan của các nhân vật
và xem khoảnh khắc epiphany là khoảnh khắc giúp nhân vật thoát khỏi song
đề lưỡng nan này Không dừng lại đấy, tác giả luận văn đã phân tích các yếu
tố cấu thành nên điểm rơi epiphany, đó là sự kết hợp của âm thanh và ánh
sáng: của Araby (trong truyện ngắn cùng tên) là tiếng loa thông báo tắt đèn của hội chợ; của Eveline là hồi chuông cùng ánh sáng con tàu; của Jimmy (Sau cuộc đua) là tia sáng bình minh được nhận ra từ thông báo của một
người bạn… Cách phân tích của Lê Thị Tú Trinh đi theo hướng vận động, phát triển trong tâm hồn nhân vật: từ nhân vật bị giam cầm, nhận được điểm
rơi epiphany để hình thành khát vọng vượt thoát Nói cách khác, epiphany là
một dạng mật mã mà nếu giải được, nhân vật sẽ bước qua ranh giới và thoát
khỏi trạng thái song đề
Trong các nhà nghiên cứu James Joyce ở Việt Nam, Nguyễn Linh Chi
có lẽ là người có nhiều công trình nhất, trong đó có luận án tiến sĩ Nhân vật Stephen Dedalus và môtíp mê cung là công trình khá dày dặn và quy mô Từ
gợi ý của chính James Joyce rằng ông đã sử dụng kĩ thuật mê cung để viết chương X tác phẩm Ulysses, Linh Chi đã mở rộng kĩ thuật này qua toàn bộ
Trang 20các tiểu thuyết của J Joyce với nhân vật Stephen làm trung tâm: từ Stephen
Hero, Chân dung một nghệ sĩ trẻ đến Ulysses và Finnegan Wake Chúng tôi
nhận thấy giữa kĩ thuật mê cung mà Nguyễn Linh Chi phân tích với hiện tượng song đề có những điểm trùng khớp, bởi cùng thể hiện tình thế lưỡng
phân, khó xác quyết Không chỉ khai thác tình trạng mê cung trong thái độ của nhân vật (về tín ngưỡng tôn giáo: khát thèm/ sợ hãi, chối bỏ/ đau đớn; về tinh thần dân tộc: quốc gia hay đại đồng quốc tế, bạo lực hay tình thương; về công
cụ ngôn ngữ: tiếng Anh hay tiếng Gaelic) như đa phần các bài nghiên cứu đã
đề cập, tác giả luận án còn phân tích mê cung về mối liên hệ giữa nhân vật Stephen và tác giả James Joyce: Stephen và James Joyce là hai cá thể đồng nhất, tương ứng hay độc lập nhau? Bài viết không đi đến kết luận, vì ở mỗi
cách hiểu đều có những kiến giải riêng và hợp lí, và cũng vì “mục đích chúng
tôi hướng tới là tìm ra tính chất mê cung trong kỹ thuật viết của Joyce khi ông làm mọi thứ rối tung lên trước mắt bạn đọc”, chứ không phải là “đưa ra những kết luận cuối cùng về thân phận của nhân vật” [12, 45] Rõ ràng đây
chính là một dạng song đề với vấn đề đặt ra liên quan đến xác định thể loại tác phẩm James Joyce, ví dụ, đối với Chân dung một nghệ sĩ trẻ, tùy theo quan
điểm của người nghiên cứu về mối quan hệ của nhân vật Stephen với tác giả James Joyce mà xác định tác phẩm là tự thuật, tiểu thuyết tự thuật hay hư cấu,
nhưng điều đó chưa bao giờ là công việc dễ dàng) Trong chương III: Thoát
khỏi mê cung, Nguyễn Linh Chi phân tích epiphany như là chìa khóa mở cánh
cửa mê cung để nhân vật thoát khỏi trạng thái phân vân của mình, nhưng
epiphany ở đây không chỉ là sự “bừng ngộ” mà còn mang tính chất “dằn
vặt”, “băn khoăn” (như khi đi cùng cô bạn E.C, Stephen nhận thấy sự ham
muốn nổi lên trong anh, cùng với đó đã kéo theo sự hồ nghi về con đường mà
anh đang đi không phải do chính anh lựa chọn) Như vậy, epiphany vừa là hướng giải thoát song đề, cũng vừa là chính song đề, như thể vừa thoát khỏi
Trang 21mê cung này, nhân vật lập tức rơi vào một mê cung khác
Trở lên là những công trình nghiên cứu, bài viết ngắn có đề cập ít nhiều
đến hiện tượng song đề, những công trình này đã góp phần định hướng cho đề tài của chúng tôi với nhiều mức độ khác nhau Có thể nhận thấy, tuy song đề
không phải là đối tượng chính của hầu hết các bài nghiên cứu nhưng khi phân tích bất kì phương diện nào trong các tác phẩm của James Joyce, hiện tượng
song đề luôn xuất hiện – nhiều nhất là từ phân tích tâm lí nhân vật, ngoài ra
còn có những dạng thức song đề trong kết cấu, thể loại, giọng điệu, được
nhìn dưới ánh sáng của các học thuyết thế giới như chủ nghĩa cấu trúc, phê bình huyền thoại, tự sự học, chủ nghĩa nữ quyền, hậu thực dân Nhưng nhìn
chung, các nhà nghiên cứu chỉ khai thác hiện tuợng song đề ở tầng nghĩa vốn
có của nó là tính hai mặt, tình trạng lưỡng phân, chứ chưa nâng nó lên bình diện triết học tư tưởng của nhà văn, của tác phẩm Chọn một hướng khai thác
đã quá quen thuộc là hiện tượng song đề xuất phát từ trạng thái tâm lí nhân
vật, chúng tôi đã liều lĩnh kết hợp vào đó lí thuyết phân tâm học và một số vấn
đề triết học để mở rộng bình diện thuật ngữ, hòng khẳng định vị trí của hiện
tượng song đề trong tác phẩm của James Joyce
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là hiện tượng song đề trong tiểu thuyết Chân dung một nghệ sĩ trẻ của James Joyce, cụ thể là song đề của nhân
vật chính Stephen Dedalus Đây là vấn đề liên quan đến phong cách sáng tác
của nhà văn, chi phối toàn bộ nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Song đề,
vốn như một vấn đề văn học và triết học, sẽ được soi chiếu từ góc độ mới:
phân tâm học của Jacques Lacan
Phạm vi nghiên cứu trực tiếp của chúng tôi là cuốn tiểu thuyết Chân
dung một nghệ sĩ trẻ của James Joyce, do Linh Chi dịch (nhà xuất bản Hội
nhà văn, 2010) Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có đối chiếu với
Trang 22nguyên bản tiếng Anh A Portrait of the Artist as a Young Man (nhà xuất bản
David Campbell, London, 1991) Bên cạnh đó, chúng tôi còn nghiên cứu một
số công trình trong nước và nước ngoài về học thuyết phân tâm học của Jacques Lacan, xem như một công cụ đắc lực để vận dụng vào phân tích tác phẩm
4 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp chính sau:
Phương pháp văn hóa - lịch sử: Chủ yếu chúng tôi sử dụng phương
pháp này trong chương 1 hòng lí giải phong cách tác giả từ những tác động
thời đại, dân tộc, lí giải tầm quan trọng của lối tư duy theo kiểu song đề trong lịch sử và vì sao song đề lại trở thành một lựa chọn trong phương cách sáng
tác của nhà văn
Phương pháp tâm lí học: Đây là phương pháp quan trọng nhất chúng tôi
dùng trong toàn bộ quá trình nghiên cứu, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật qua ba giai đoạn tương ứng với ba chương chính (2, 3 và 4) Thuyết phân tâm học của Jacques Lacan được vận dụng xuyên suốt trong mỗi chương như một công cụ quan trọng diễn giải nội tâm, tư tưởng nhân vật Sử dụng phương pháp tâm lí học và cụ thể hóa bằng việc áp dụng diễn ngôn phân tâm học của Lacan có thể mang đến hiệu quả mới trong tiếp cận tác phẩm, tránh việc phân tích đi vào lối mòn
Phương pháp cấu trúc: Phương pháp này và phương pháp tâm lí học có
sự gắn bó chặt chẽ, tương hỗ với nhau, vì công cụ chúng tôi dùng phân tích là phân tâm học cấu trúc của Lacan, theo đó, chúng tôi sẽ vận dụng mô hình cấu trúc của Lacan dùng phân tích tinh thần để áp dụng vào phân chia cấu trúc tác
phẩm, mô hình đó là cái Thực (the Real) - cái Tưởng tượng (the Imaginary) -
cái B iểu tượng (the Symbolic) làm thành ba đường tròn đan cài vào nhau:
Trang 23Mỗi đường tròn, tương ứng với mỗi chương, bắt đầu từ diễn giải cái
Thực đến cái Tưởng tượng và cái Biểu tượng trong mối quan hệ tiếp biến và
giao thoa
P hương pháp kí hiệu học: Từ vận dụng phương pháp này khi phân tích
những mã nghệ thuật (âm thanh, màu sắc, hình ảnh biểu trưng, siêu hình…) lặp đi lặp lại trong tác phẩm, cũng như sắp xếp và phân loại những mã ấy vào từng cái biểu đạt khác nhau và đặt chúng trong mối quan hệ với những cái được biểu đạt, sẽ làm sáng tỏ ý đồ nghệ thuật, tư tưởng của nhà văn
P hương pháp hệ thống: Đây là phương pháp phụ trợ cho chúng tôi
trong việc tập hợp, chứng minh và triển khai phân tích song đề như một hiện
tượng tồn tại thực trong lịch sử tư tưởng nhân loại (từ tôn giáo, triết học đến văn học), làm cơ sở vững chắc cho chúng tôi đi vào phân tích tác phẩm
Ngoài các phương pháp chính trên, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp bổ trợ khác như so sánh và thống kê khi đi sâu vào nội dung phân tích
5 Đóng góp của luận văn
Đề tài nghiên cứu Hiện tượng song đề trong “Chân dung một nghệ sĩ
trẻ” của James Joyce, theo chúng tôi, sẽ mang đến những đóng góp sau:
Thứ nhất, thông qua đề tài này, chúng tôi có thể giúp bạn đọc Việt Nam cảm nhận sâu sắc hơn một tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết của James Joyce, từ sự kết hợp cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật Hiện đã có ba
Trang 24bản dịch khác nhau của A Portrait of the Artist as a Young Man ở Việt Nam,
từ 1970 đến nay (bản dịch đầu với tên gọi Chân dung chàng nghệ sĩ trẻ năm
1970 của Đỗ Khánh Hoan và Nguyễn Tường Minh, bản dịch thứ hai Chân
dung một chàng trai trẻ của Nguyễn Thế Vinh xuất bản năm 2005, bản dịch
thứ ba Chân dung một nghệ sĩ trẻ của Nguyễn Linh Chi xuất bản năm 2010),
nhưng hơn 30 năm mà độc giả Việt Nam vẫn chỉ có một số lượng công trình
nghiên cứu ít ỏi về tác phẩm này (về sách, chỉ có duy nhất cuốn Tác gia tác
phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường: James Joyce do Nguyễn Linh
Chi biên soạn, trong đó dành toàn bộ phần phân tích tác phẩm cho Chân dung
một nghệ sĩ trẻ) Điều này cũng không lạ, vì James Joyce là một tác giả khó
đọc, thường các nhà nghiên cứu sẽ hướng sự tập trung vào tập truyện ngắn
Người Dublin vì đây có thể coi là tác phẩm nhập môn cho những ai mới tiếp
cận các sáng tác James Joyce Do đó, chúng tôi hi vọng luận văn sẽ bổ sung thêm cách đọc một văn bản nghệ thuật khác, thuộc thể loại tiểu thuyết, của James Joyce
Thứ hai, đề tài này góp vào những nghiên cứu về phong cách nghệ thuật của James Joyce, không chỉ có dòng ý thức là đáng chú ý mà còn có hiện
tượng song đề – một đối tượng nghiên cứu xứng đáng trở thành một phương
cách nghệ thuật độc đáo của ông
Thứ ba, lấy lí thuyết Lacan ứng dụng vào phân tích tác phẩm James Joyce, chúng tôi muốn chứng minh tính đắc dụng trong phân tích khi kết hợp
tư tưởng của nhà tâm lí học tài ba của thế kỉ XX với tư tưởng của nhà văn vĩ
đại cùng thế kỉ vào chung một vấn đề mang tính triết học như song đề, để từ
đó mở ra một hướng tiếp cận tác phẩm hoàn toàn mới
Trang 256 Bố cục của luận văn
Luận văn chia làm bốn chương, trong đó chương 1 là chương cơ sở lí luận, ba chương sau là nội dung phân tích chính của luận văn
Chương 1: James Joyce và những vấn đề phương hướng khảo sát Theo
tên chương, chúng tôi sẽ giới thiệu hai hướng khảo sát quan trọng của chúng
tôi về phong cách của James Joyce: thứ nhất là thuật ngữ song đề và thứ hai là
học thuyết phân tâm học của Jacques Lacan Chúng tôi cũng sẽ lí giải khả năng và hiệu quả kết hợp của hai phương hướng này với nhau và với tác phẩm của J Joyce
Chương 2: Cái Thực và song đề trực giác; Chương 3: Cái Tưởng tượng
và song đề bản thể; Chương 4: Cái Biểu tượng và song đề diễn ngôn Ba
chương này tương ứng với ba giai đoạn phát triển cốt truyện, nhưng được cấu
trúc theo kiểu dây xích và vòng tròn: mỗi chương có một từ khóa (cái Thực,
cái T ưởng tượng, cái Biểu tượng – lấy từ thuật ngữ phân tâm học của Lacan)
làm chủ đạo, từ khóa này móc nối với từ khóa ở chương sau và từ khóa chương cuối sẽ quay trở lại mối liên hệ với từ khóa chương đầu Với cách làm này, luận văn hi vọng tạo ra tính kết nối liên tục vừa tuyến tính vừa tuần hoàn giữa các chương cũng như giữa các giai đoạn phát triển của cốt truyện, tình tiết, nhân vật trong tác phẩm
Trang 26Chương 1: JAMES JOYCE VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHƯƠNG HƯỚNG
KHẢO SÁT 1.1 James Joyce và hiện tượng song đề
1.1.1 Giới thuyết thuật ngữ song đề
Song đề là cách dịch thuật ngữ dilemma của tiếng Anh (chúng tôi sẽ
giải thích cách dịch này ở cuối tiểu mục, sau khi phân tích nội hàm và biểu
hiện của từ), vốn có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Dilemma gồm hai yếu tố cấu thành: tiền tố di- có nghĩa là hai và lemma mang nghĩa tiền đề/giả thiết Riêng
lemma lại có gốc từ là lambénian mang hai nghĩa trái ngược nhau, vừa có
nghĩa là nhận (receive) – thụ động, lại vừa là lấy (take) – chủ động Nhưng
thường khi sử dụng thuật ngữ này trong văn cảnh, di- còn chỉ nhiều hơn hai,
và lemma không chỉ dung chứa mâu thuẫn giữa lấy và nhận mà còn chỉ mọi
đối nghịch nói chung Chính vì vậy, dilemma là một thuật ngữ có nội hàm
nghĩa khá rộng, ta sẽ xem xét nó trong ba loại từ điển uy tín thế giới
Trong từ điển từ nguyên tiếng Anh: An Etymological Dictionary of the
English Language, có mục từ dilemma, chỉ “sự lúng túng, tình cảnh bối rối,
một vấn đề kép, một tranh luận trong đó người ta bị vướng giữa hai tình huống khó khăn” [103, 167] Dilemma lúc này chỉ sự “mắc bẫy” trong thuật
tranh biện khiến đối tượng bối rối trước tình huống được đặt ra
Từ điển triết học phương Tây: The Blackwell Dictionary of Western
Philosophy định nghĩa cụ thể hơn: “Trong ngôn ngữ thông thường, song đề là
một tình huống, trong đó người ta phải chọn lựa giữa hai hay nhiều mâu thuẫn, nhưng các lựa chọn đều quan trọng như nhau […] một nhà tư tưởng
có khuynh hướng khuyến khích mạnh mẽ những lập trường khác nhau và việc theo đuổi một trong những lập trường này dường như buộc ông phủ nhận những cái khác” [78, 189] Dilemma lúc này đã vượt thoát khỏi phạm vi hùng
biện bằng lời để trở thành một trạng thái ứng xử của con người trong trải
Trang 27nghiệm cuộc sống Nó như một trạng huống sống còn, như câu đố với nhiều
đáp số nhưng chỉ được chọn một Điều này cũng đúng với nghĩa của dilemma trong lĩnh vực logic học: “Song đề là một tranh luận chứa một tiền đề có hai
hay nhiều giả thiết được khẳng định kết hợp, và một tiền đề thứ hai chứa những tiền đề của các giả thiết này được khẳng định một trong hai hay hệ quả của chúng từ chối một trong hai” [78, 189] (ví dụ, nếu p thì q, nếu r thì s;
p đúng hay r đúng, thì q đúng hay s đúng) và lĩnh vực đạo đức học: “Định
nghĩa chuẩn của song đề đạo đức [moral dilemma] có vẻ bao gồm tất cả và chỉ những tình huống khi mà (trong cùng thời gian) một người phải lựa chọn một trong hai chọn lựa riêng biệt, mà không thể chọn cả hai” [78, 452] (ví
dụ, nói thật là một nguyên tắc đạo đức, nhưng một người rơi vào hoàn cảnh nếu nói thật một điều gì đó thì sẽ phá vỡ lời hứa với người khác và như thế là
trái đạo đức)
Bách khoa toàn thư về triết học của đại học Stanford: The Stanford
Encyclopedia of Philosophy đã làm rõ cơ chế tạo nên trạng thái dilemma này:
“Một người vướng vào một song đề thật sự được yêu cầu thực hiện hai hành động, nhưng không phải cả hai Và vì anh ta không thể thực hiện cả hai, nên không thực hiện điều này là điều kiện để thực hiện điều khác Do đó, có vẻ như cùng một hành động nhưng vừa được yêu cầu vừa bị cấm đoán” [123]
Tóm lại, một lí thuyết tạo nên song đề có thể cần những điều kiện cơ
Trang 28Từ ba đặc điểm trên sẽ dẫn đến đặc điểm thứ (4): chủ thể lựa chọn sẽ không bao giờ thỏa mãn, hài lòng với bản thân và cảnh huống xung quanh, đó là đối tượng của bi kịch (thường thể hiện trong văn học)
Nội hàm nghĩa trên mang tính lí tưởng để tạo nên song đề, tuy nhiên, biểu hiện của song đề không bao giờ gò bó trong một công thức nào, một lĩnh vực nào Nếu xét ở góc độ tư tưởng thì song đề là một “tài sản” chung của
nhân loại với những biểu hiện hết sức đa dạng từ tôn giáo, triết học đến văn học
Song đề tôn giáo thường được đề cập đến từ câu chuyện Abraham hiến
tế con trai Isaac trong sách Sáng thế ký thuộc kinh Cựu Ước Theo Do Thái
giáo, Kitô giáo và Hồi giáo, Abraham là vị tổ phụ của dân Israel được Thiên Chúa chúc phúc và ban cho lời hứa rằng dòng dõi ông rồi sẽ trở nên một dân tộc vĩ đại trên khắp thế gian Abraham cùng người vợ Sarah mãi khi tuổi đã cao mới sinh được một người con trai và đặt tên là Isaac Khi Isaac trưởng thành, Chúa muốn thử thách đức tin của Abraham nên phán truyền với ông rằng ông hãy đưa con trai mình, người con trai duy nhất mà ông yêu thương hết mực đi đến vùng đất Moriah, tại đấy ông phải lập một bàn hiến tế trên một trong những ngọn đồi mà Chúa sẽ chỉ cho ông, lễ vật hiến sinh sẽ chính là Isaac Lời phán truyền của Chúa đã được Abraham tuân theo không một chút
do dự cũng không có sự phản kháng nào từ Isaac Nhưng khi giơ lưỡi dao lên định giết con trai thì một thiên sứ liền hiện ra ngăn cản vì Chúa chỉ muốn thử thách Abraham Abraham sau đấy đã giết một con chiên đực xuất hiện ngay
tại ngọn đồi ấy làm vật sinh tế thay cho Isaac Đây không phải là dạng song
đề thuộc về những nguyên do đạo đức vì không hề có sự mâu thuẫn trong suy
nghĩ và hành động của Abraham rằng có nên thực hiện theo lời Chúa phán
truyền hay không; mà là minh chứng của song đề giữa một bên là những
Trang 29nguyên do đạo đức và một bên là nguyên do về luật pháp, tôn giáo hay lợi ích riêng “Theo nghĩa này, Abraham ở trong một song đề đạo đức khi Chúa truyền lệnh cho ông hi sinh con trai mình, ngay cả khi ông không có nguyên
do đạo đức để tuân theo” [73, 617] Có nghĩa là, nếu không tuân theo lời
phán truyền từ Thiên Chúa, Abraham sẽ vi phạm “luật” đạo đức của một con chiên phải luôn tin và tuân phục Chúa, nhược bằng làm theo lời Chúa thì ông
lại đối mặt với “luật” đạo đức của lương tâm cho hành vi giết người Song đề
đó vẫn tồn tại dù rằng ông không tự đặt mình vào nó (ở đây trạng thái phân vân của đối tượng bị triệt tiêu, mà chỉ có trạng thái phân vân do cảnh huống đặt ra)
Biểu hiện song đề tiếp tục được mở rộng trong lĩnh vực triết học – lĩnh
vực thể hiện trực tiếp tư duy con người theo dòng phát triển của lịch sử
Chính triết học đã biến song đề thành một vấn đề tư tưởng toàn nhân loại, vì xét cho cùng, lịch sử triết học là lịch sử của các dạng thức song đề nối tiếp
nhau Đây không phải là vấn đề của mâu thuẫn, mâu thuẫn cuối cùng sẽ được
giải quyết và bị triệt tiêu, còn song đề thì vĩnh viễn tồn tại và từ chối bất kì
xác quyết hoàn hảo nào, người ta chỉ có thể hòa giải nó hoặc né tránh nó Vì
vậy, lịch sử triết học luôn mang tính song đề, hiện tượng song đề có thể nảy
sinh trong cùng phạm vi không gian - thời gian hay giữa các thời đại cách xa
nhau Chúng tôi sẽ trình bày đặc điểm này từ hai lĩnh vực của triết học: nhận thức luận và siêu hình học (chỉ chọn hai lĩnh vực này vì nó có liên quan trực tiếp đến những vấn đề đặt ra trong tác phẩm sẽ phân tích ở các chương sau)
Trong triết học về nhận thức, luôn tồn tại song đề giữa sự tri giác cảm
giác và tri giác tinh thần, hay giữa giác quan và lí tính Từ thế kỷ V trước Công nguyên, các triết gia Hy Lạp đã cùng nhau đối thoại về vấn đề này Trong khi Parmenides không bao giờ tin những gì ông nhìn thấy và cho rằng các giác quan chỉ cho ta bức tranh sai lạc về thế giới, con người chỉ có mỗi lí
Trang 30tính để dựa vào nếu muốn khám phá chân lí thường hằng; thì Heraclitus tỏ ra
“độ lượng” hơn với một vũ trụ phi lí tính, với ông, các giác quan là đáng tin cậy Cuộc “đối thoại” thứ hai diễn ra giữa Plato (427 - 347 tr.CN) và Aristotle (384 - 322 tr.CN) Plato xây dựng một câu chuyện có tên gọi là Dụ ngôn về
cái hang (Allegory of the Cave) để phát biểu tư tưởng của ông: con người sống trên đời cũng giống như đang bị nhốt trong hang tối tăm, chân bị xiềng trong tư thế mặt đối diện với vách hang, lưng hướng về phía cửa hang và đống lửa được đặt phía cuối hang sau lưng họ; ánh sáng ngọn lửa phản chiếu những chuyển động trong hang thành những cái bóng trên vách hang đối diện với đám người bị xiềng; họ nhìn những cái bóng nhảy múa nhưng lại tưởng
đó là những vật thật, vì đám người bị xiềng chỉ có thể nhìn thẳng phía trước, không được phép quay lại, nên không nhận thấy những cái bóng là sản phẩm của ánh lửa phía sau họ; một ngày kia một người trong hang chạy thoát ra ngoài, anh ta thấy ánh sáng bên ngoài rực rỡ và những hình ảnh đập vào mắt anh đẹp đẽ và thật hơn nhiều so với những cái bóng trong hang Plato đã chia thực tại thành hai vùng: vùng hang tối là thế giới con người tri giác bằng năm giác quan và vùng bên ngoài hang là thế giới ý niệm tồn tại trong lí tính Với Plato, thế gian này với những hình sắc này chỉ là màn trình diễn của “những cái bóng” mà con người tưởng là thật, trong khi sự thật đích thực phải là thế giới trong ý niệm con người vì ý niệm là vĩnh cửu và bất biến Một lập luận như thế không hề thuyết phục được Aristotle, dù ông luôn tôn trọng người thầy của mình Với Aristotle, không có vật thể nào là “thực tồn” và “không
thực tồn”, “những sự vật thực tồn [có thật], như cây cối và những con dê là
những sự vật cơ bản và duy nhất hiện hữu trọn vẹn” [54, 34], do đó mức độ
cao nhất của thực tại không thể là thế giới ý niệm mà chính là những gì ta tri giác được bằng các giác quan Cuộc đối thoại thứ ba diễn ra hơn mười bảy thế
kỷ sau của vị cha đẻ của triết học hiện đại: Descartes (1596 - 1650) khi ông
Trang 31phản bác lại quan niệm của Aristotle về nhận thức Cũng như Parmenides, Descartes cho rằng giác quan đã đánh lừa ta về sự thật Nhưng nếu ta đang cầm một cây bút giữa ban ngày thì làm sao ta lại nghi ngờ rằng ta đang cầm cây bút? Descartes đã bác lại sự chứng thực của giác quan bằng “luận cứ nằm
mơ”: “Thật đơn giản: bạn có thể đang nằm mơ rằng mình đang cầm một cây
bút Còn sự thật là bạn đang ngủ trên giường và đang có một loại giấc mơ khác thường: giấc mơ đang cầm bút” [34, 44] Như vậy mọi thứ điều đáng
nghi ngờ về sự tồn tại, duy chỉ có một điều ông không thể nghi ngờ, đó là sự
kiện ông đang nghi ngờ: “Cogito ergo sum” – “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại”
Một song đề khác thuộc lĩnh vực triết học siêu hình được khơi lên từ
niềm tin vào Thượng Đế Đấy không chỉ là vấn đề giữa niềm tin và sự thực chứng, giữa các nhà khoa học và những nhà duy linh vì ngay cả các khoa học gia lỗi lạc cũng vẫn tin vào sự hiện diện của Chúa trời, như Blaise Pascal, Max Born, Leon Lederman1…, mà còn là vấn đề của việc tin như thế nào Nếu các nhà khoa học tin vào Thượng đế được gọi là những “nhà tương hợp” giữa lí trí và niềm tin (với họ, càng khám phá ra các quy luật tự nhiên của thế giới, càng cho thấy có sự hiện hữu của một vị Chúa đã tạo ra những quy luật ấy) thì Friedrich Hegel (1770 - 1831) đã “giải thể” quan niệm đó bằng lập luận: Thượng đế không phải là một thực tại siêu việt ở bên ngoài chủ thể con người, mà thực chất tồn tại nội tại như là cái tự ngã tinh thần của họ, tức Chúa
và con người đều cùng tồn tại trong một thể với hai bản tính, bản tính con
người và bản tính thần linh: “Cái thần linh và cái phàm nhân có thể vươn tới
một sự tổng hợp biện chứng vì mỗi con người đều có phần “thần linh” trong mình” [35, 91] Ngược lại với quan niệm nhất nguyên về tồn tại của Chúa của Hegel và đối nghịch với cả quan niệm của các nhà tương hợp cố gắng dùng lí
1
Blaise Pascal (1623-1662) – nhà toán học, vật lí học, triết gia Pháp Max Born 1970) – nhà vật lí, toán học người Đức, Nobel Vật lí 1954 Leon Lederman (1922) – nhà vật lí người Mỹ, Nobel Vật lí 1988.
Trang 32(1882-trí để hiểu đức tin, Kierkegaard (1813 - 1855) – nhà triết học tôn giáo người Đan Mạch – đưa ra tính nhị nguyên bất khả tương hợp giữa con người và Chúa trời Kierkegaard cho rằng Chúa là siêu việt, không thể lí giải bằng duy
lí, Chúa đáng tôn thờ chính vì những điều phi lí không thể hiểu được, như câu
nói: “Credo quia absurdumest” (“ Tôi tin bởi vì nó phi lí”) [35, 79] Sự “giải
thể” của Hegel với các nhà tương hợp đã bị học thuyết của Kierkegaard “giải thể”, nhưng chính quan điểm của Kierkegaard sau này cũng bị bác bỏ bởi Friedrich Nietzsche (1844 - 1900), người nổi tiếng với tuyên bố: “Chúa đã
chết” và tự nhận mình là “kẻ phản Ki-tô” Đào sâu vào tư tưởng của các triết
gia sẽ còn nhiều điều rắc rối đáng bàn, nhưng ở đây chúng tôi chỉ muốn rút ra
một nhận định: đặt câu hỏi Thượng đế có tồn tại hay không là đặt ra một song
đề lớn để tư duy, lại hỏi tiếp Thượng đế tồn tại như thế nào còn nảy sinh dạng song đề phức tạp hơn, dẫn đến những “tranh biện” gay gắt như giữa Hegel và
Kierkegaard Một lần nữa, chân lí phổ quát (nếu có) của nhân loại lại đi vào
ngõ cụt Và song đề vẫn hiện hữu, thử thách thời gian
Tuy nhiên, không ở đâu song đề được thể hiện rõ như trong văn học,
dựa theo bốn đặc điểm mà chúng tôi đã tổng kết ở trên Gần nhất với dạng
nguyên thủy của song đề là một thể loại truyện lấy song đề làm cảm hứng và cấu trúc xuyên suốt, được đặt tên là truyện song đề (dilemma tale) Truyện
song đề hợp thành một loại truyện dân gian lớn của Châu Phi, được tìm thấy
tại nhiều nơi từ Sierra Leone và Cộng hòa Congo đến Zaire Chúng lưu truyền dưới hình thức truyện kể truyền miệng, trong đó, người kể sẽ lôi kéo người nghe vào những câu chuyện có nhiều hơn một khả năng kết thúc, liên quan đến những lựa chọn đạo đức, luân lý, luật pháp và người nghe phải tham gia
tranh luận để quyết định một chọn lựa tốt nhất Mục đích của truyện song đề
không chỉ để giải trí mà nó dạy cho khán giả kĩ năng tranh luận (như hình
thức thuật tranh biện của các học giả Hy Lạp): “Cuộc thảo luận sau truyện
Trang 33quan trọng hơn nhiều việc giải quyết thực sự tình trạng tiến thoái lưỡng nan đặt ra trong truyện” [72, 110] Các nhà nghiên cứu thường chia thành hai
hình thức truyện song đề, xét từ những câu chuyện cụ thể, ví dụ: Truyện thứ
nhất: Một người đàn ông chạy trốn khỏi làng mình và mang theo một con báo, một con dê và một củ khoai; anh chạy đến dòng sông chỉ có một chiếc xuồng, xuống quá nhỏ nên anh không thể đem theo bên mình cùng lúc nhiều hơn một
thứ trong tài sản của anh “Bây giờ làm thế nào anh thành công trong việc có
được tất cả ở bờ bên kia?” vì nếu anh để lại củ khoai với con dê hay con báo
với con dê, con dê sẽ ăn củ khoai và con báo sẽ xé xác con dê Truyện thứ hai: Một người đàn ông đã chết cách xa nhà trong khi săn một con bò để nuôi ba
người vợ của ông Người vợ thứ nhất biết được qua giấc mơ những gì đã xảy
ra với chồng mình, liền thông báo tin dữ cho hai người vợ khác; người vợ thứ hai có khả năng dẫn đường đã cùng với người vợ thứ ba tìm đến nơi ông chết;
và người vợ thứ ba có thuốc chữa bệnh thần kì đã giúp ông sống lại “Người
nào trong ba người vợ đáng được sự khen thưởng cao nhất của ông?” Cùng
là câu chuyện có kết thúc mở và kết thúc với hình thức câu hỏi để kéo người nghe vào cuộc tranh luận, nhưng giữa hai truyện, mục đích tranh luận hoàn
toàn khác nhau Theo Roger D Abrahams trong African Folk Tales, đây là hai
dạng truyện song đề với truyện đầu mang hình thức một câu đố hay một dạng
song đề toán học (logic học), còn truyện sau thuộc loại truyện song đề triết học (đạo đức) Do đó truyện song đề (dilemma tale) còn có những tên gọi
khác nhau, như: những câu đố (riddles), truyện đố (riddle stories), truyện đố
không lời giải (unanswerable riddle stories), truyện đố không thể giải quyết
(insoluble riddle tales), câu hỏi hóc búa (conundrums), câu hỏi hóc búa trong hình thức truyện ngắn (conundrums in the form of little stories), câu hỏi hóc búa và truyện có vấn đề (conundrums and problem stories), truyện có vấn đề
(problem stories), truyện ngắn có vấn đề (problem tales) và những vấn đề dân
Trang 34gian (folk problems) Trong khi đó, William R Bascom trong African
Dilemma Tales không đồng ý với cách chia này, “tôi thích thu hẹp thuật ngữ
truyện song đề vào cái sau [tức truyện song đề triết học], còn theo bất kì sự phân xử nào có những câu đố số học đều là truyện dân gian hay câu đố” [74,
12] Ông lí giải truyện song đề khác câu đố ở chỗ câu đố luôn có lời giải đáp
còn truyện song đề thì không, nếu một người đưa ra một câu trả lời cho truyện song đề thì lập tức tranh luận sẽ diễn ra và không thể đi đến đồng thuận; truyện song đề cũng khác các kiểu truyện dân gian khác vì nó không kết thúc
bằng một sự giải thoát, một sự khởi hành hay một cái chết như nhiều truyện dân gian Châu Phi Bascom đã đưa ra một sự phân loại chặt chẽ hòng làm
tăng giá trị của loại truyện này, đưa song đề thành một thể loại riêng biệt
trong văn học Châu Phi lên ngang hàng với những thể loại văn học dân gian
khác Đến nay sự phát triển của hiện tượng song đề trong văn học ngày càng trở nên phức tạp và đa màu sắc hơn, từ song đề ngoại tại chuyển vào song đề
nội tại – tồn tại trong tâm trí con người
Vào thời Baroque, thế kỷ XVII, nghệ thuật đa dạng, phong phú và bất đối xứng lên ngôi, thay thế cho nghệ thuật hài hòa thời Phục Hưng Một trong những quan niệm nổi bật của thời kì này là sự chảy trôi của thời gian, hay tính
phù du của sự vật Chính quan niệm này đã tạo nên hiện tượng song đề trong
văn học nghệ thuật thời kì này, đặc biệt là sân khấu kịch với tác gia vĩ đại: Shakespeare Shakespeare viết những vở kịch lớn nhất trong sự nghiệp vào khoảng năm 1600, như vậy ông đứng ở ngưỡng giữa thời Phục Hưng và Baroque Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông và kinh điển nhất
của kịch thế giới, cũng là tác phẩm thể hiện rõ rệt tính chất song đề mang tư tưởng thời đại, là Hamlet Xét từ phương diện nhân vật, hoàng tử Hamlet luôn sống trong tình trạng song đề kể từ khi gặp bóng ma vua cha hiện lên trên thành lũy: song đề giữa điên và tỉnh, giữa trí khôn ngoan và hành động thiếu
Trang 35dứt khoát trong mục đích trả thù Trong kịch Shakespeare luôn xuất hiện kiểu
nhân vật mang song đề này, như trong Vua Lia: vua Lia gọi gã hề bên cạnh
mình khi là “hề Điên”, có khi lại là “vị quan tòa bác học” hay “vị quân sư mưu trí” Chính những nhân vật song đề ấy lại là những người duy nhất tỉnh
táo nhận ra hiện thực đang tồn tại và bao lấy thân phận con người, một hiện
thực song đề, như lời Hamlet: Trời hỡi, ta có thể bị giam hãm trong chiếc vỏ hạt dẻ mà vẫn tự coi mình là một ông vua của bầu trời bao la vô tận, nếu nằm trong đó ta không bị những cơn ác mộng ám ảnh” [39, 201] – “Chính mơ mộng cũng chỉ là hình bóng” – “Vậy thân hình chúng ta đây chỉ là một bọn
ăn mày; các vua chúa và các anh hùng xuất chúng cũng chỉ là hình bóng của một lũ ăn mày cả” [39, 202] Đặt hiện thực vào trong mơ mộng, mơ mộng và
thực tại hòa tan bất phân định để diễn tả tính chất phù du của cuộc đời, đó là
hiện thực đậm tính song đề Tuy nhiên, quan niệm này là một chủ đề đã tồn
tại từ rất xưa trong tư tưởng Trung Hoa, khi Trang Tử (~365 - 290 tr.CN) – một bậc hiền nhân, triết gia cổ – đã nói rằng, một lần ta nằm mơ ta hóa bướm, khi tỉnh dậy ta không còn biết ta đã nằm mơ hóa bướm hay ta là một con bướm hóa thành Trang Tử trong một giấc mơ Mối liên hệ giữa thực và mộng trở thành một đề tài phổ biến về nhận thức cuộc đời, tồn tại từ Đông sang Tây,
như một minh chứng rõ rệt cho tư duy theo kiểu song đề trong văn học nhân
loại, bên cạnh những dạng thức khác từ tôn giáo và triết học
Trên đây chỉ là một vài biểu hiện của song đề từ nhiều lĩnh vực Ở mỗi lĩnh vực, hiện tượng song đề lại mang những nét biến thiên về hình thức,
phong cách, mục đích khác nhau, tùy thuộc yếu tính thời đại và tư tưởng nhân loại Vì nội hàm dung chứa nhiều phương diện như thế, nên vẫn chưa có sự
thống nhất chung trong cách dịch song đề, hay dilemma Phần nhiều dilemma
được dịch là “tình trạng tiến thoái lưỡng nan” – đây là cách dịch rõ nghĩa nhưng không thể dùng như một thuật ngữ chuyên ngành Bùi Văn Nam Sơn
Trang 36khi chuyển ngữ Hiện tượng học tinh thần của G W F Hegel đã dịch
dilemma là “song đề lưỡng nan”1
– có thể coi đây là cách dịch khả dĩ nhất vừa mang đầy đủ nội hàm của từ, vừa đảm bảo tính học thuật của một thuật
ngữ triết học Song sau khi cân nhắc lựa chọn, chúng tôi chỉ dịch dilemma là
song đề, vì những lí do liên quan trực tiếp đến nội dung của luận văn:
Thứ nhất, trong khi “lưỡng nan” hay “song đề lưỡng nan” đặt chủ thể giữa hai tình trạng đối đầu nhau, thì dạng song đề chúng tôi khai thác không
chỉ mang quan hệ đối nghịch mà còn là quan hệ chuyển dịch hay tương chiếu
Thứ hai, trong khi “lưỡng nan” hay “song đề lưỡng nan” chỉ tình trạng
của vật/đối tượng quy định lên tình trạng của chủ thể/người chọn lựa thì, theo chúng tôi, bên cạnh dạng thức song đề do tình huống tác động, thực tế có dạng song đề do chủ thể tự tạo mà chính chủ thể có thể ý thức được hay không
Thứ ba, mục đích của chúng tôi khi đặt ra song đề là đi đến sự hòa giải chứ không phải nhấn mạnh vào tính “lưỡng nan”
Từ ba lí do trên, chúng tôi đã chọn cách dịch dilemma là song đề, dù
biết rằng bản thân nội hàm từ này đã đánh rơi mất nghĩa chỉ tình thế khó khăn trong chọn lựa của thuật ngữ gốc Song để tránh sự nhầm lẫn rằng chúng tôi chỉ phân tích những tình trạng thể hiện sự tiến thoái lưỡng nan trong chọn lựa của nhân vật từ sự quy định của cảnh huống, chúng tôi đành chấp nhận sự thiếu khuyết này, xem như là một cách quy ước riêng về nội hàm thuật ngữ
Tóm lại, trong bốn đặc điểm của dilemma theo thuật ngữ gốc đã bàn đến ở
trên2, chúng tôi chỉ giữ lại nguyên đặc điểm (3), (4) và mở rộng đặc điểm (1), (2) Ở đặc điểm (1), chúng tôi xây dựng mối quan hệ giữa hai lựa chọn không
1“Ta đã biết ý thức bất hạnh bị giằng co giữa hai đối cực, đó là tính bất biến của khái niệm và tính
hữu tận, biến dịch của đối tượng Hai đối cực này không gì khác hơn là “song đề lưỡng nan” (Dilemma) quen thuộc giữa tính phổ biến và tính cá biệt” [65]
2 Xin xem lại trang 21
Trang 37chỉ có mâu thuẫn mà còn là quan hệ tương chiếu; ở đặc điểm (2), song đề
không nhất thiết phải xuất hiện trong một tình huống khách quan quy định chủ thể, tình huống ấy được chuyển vào bên trong và trở thành tình huống giả hay phi thực
1.1.2 Cội nguồn của hiện tượng song đề trong phong cách sáng tác
của James Joyce
Không phải ngẫu nhiên hiện tượng song đề lại tràn ngập trong tác phẩm
James Joyce, từ nhân vật đến cảnh huống, giọng điệu,… Dù J Joyce có tự
nhận mình là một người tự do, “một công dân thế giới” (a citizen of the
world) nhưng phong cách sáng tác của ông vẫn chịu sự chi phối nhất định từ hoàn cảnh thời đại và quan điểm dân tộc mình Không khó hiểu vì sao J
Joyce lựa chọn song đề – dù là lựa chọn vô tình hay hữu ý – khi “bản căn cước” nhân dạng của nhà văn xuất thân từ một hoàn cảnh song đề của thời đại
và từ những quan điểm song đề của quốc gia
James Joyce (1882 - 1941) sống vào thời kì chủ nghĩa hiện đại xuất hiện và nở rộ cùng với sự nghiệp thăng trầm của nhà văn Chủ nghĩa hiện đại bắt đầu bằng những sự kiện đánh dấu sự lật đổ của tri thức nhân loại: Charles Darwin với thuyết tiến hóa của mình đã lật lại nguồn gốc con người, làm nên một cuộc cách mạng kiểu Copernicus trong khoa học sinh học; thuyết tương đối của Albert Einstein đã tấn công trực diện vào nền vật lý cơ học cận đại khởi đi từ Newton từng tồn tại hai trăm năm qua; Nietzsche xây dựng một hệ thống triết học đánh đổ các học thuyết lớn của Socrate… Tất cả những điều này đã đặt nhân loại vào một tình trạng luôn hoài nghi trước nhận thức về chân lí vốn tồn tại trước đây Thật ra cái gì mới đích thực là chân lí, khi hàng ngày hàng giờ, thế giới luôn biến dịch và lại lộ diện những quy luật mới thay thế quy luật cũ? Triết thuyết duy lí của Descartes đến đây đã đổ vỡ Với Nietzsche, với Schopenhauer và những người dám lên tiếng phát biểu tư
Trang 38tưởng thời đại, thì chân lý của cuộc đời đã chuyển từ trí năng sang ý chí Con người không còn là chủ thể tổ chức vũ trụ dựa vào khoa học mà chọn đi theo những con đường khác nhau để đề cao ý chí con người Thứ nhất, họ – những nhân vật tiêu biểu của chủ nghĩa hiện đại – đi theo con đường của tôn giáo vì
sự thần bí của tôn giáo ban cho họ sức mạnh về tinh thần Thứ hai, họ trốn tránh khoa học hiện thực để quay trở về với sự minh triết khôn ngoan, đó là con đường của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa quốc gia Nhưng những con đường ấy lại vấp phải một cái “barrier” (rào chắn) chung của thời đại: nhu cầu phát triển tất yếu của lịch sử và tham vọng của loài người, khiến họ phải đối
mặt với tình huống song đề giữa lí tưởng của tự do và những giới hạn đã an
toàn, ổn định Để đạt được giá trị lí tưởng theo con đường đã chọn, tức đề cao
ý chí thay cho trí năng, họ phải hứng chịu chính “ý thức bi thảm” của thời đại
là đánh mất tự do, tan rã cá tính
Từ đây đã dẫn đến con đường thứ ba, mà nghệ thuật thường hay chọn lựa, là đề cao tự do tuyệt đối bằng cách quay trở về bản năng sơ thủy để chống lại mọi lý luận hòng tìm ra cái có ý nghĩa mang tính cá nhân đối nghịch với cái được nhất trí từ một “chân lí”, cái thật đối nghịch với cái như thật, cái ngẫu phát đối nghịch với cái suy tính, đó chính là con đường của chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực… trong văn học Song khi hướng đến tự do cá nhân, họ trở thành “những đứa con bất trị” của thời đại; vì bị thời
đại chối bỏ, họ bối rối với tự do của mình, và họ loay hoay với song đề giữa lí
tưởng của tự do và giá trị thời đại mặc nhận Trong các tác phẩm của James Joyce, những điều này được thể hiện rất rõ, từ đặc điểm tâm lí đám đông, tinh thần dân tộc cực đoan đến niềm tin tôn giáo mù quáng và sự lạc lõng trong chọn lựa tự do của nhân vật…
Nếu sự phát triển của chủ nghĩa hiện đại là nguyên nhân gián tiếp tác
động đến sự lựa chọn song đề trong phong cách sáng tác của James Joyce thì
Trang 39những quan niệm của dân tộc Ireland là nguyên nhân trực tiếp quyết định tư
tưởng song đề của nhà văn ngay từ buổi khởi đầu văn nghiệp Ireland là quốc
gia nhỏ bé bên cạnh nước Đại Anh hùng mạnh, bản sắc Ireland chịu nhiều áp
đặt từ diễn ngôn của cái Khác (the Other) – cái Khác này là ngôn ngữ, văn
hóa, chính trị Anh Nhưng dù trải qua phần lớn thời gian dài là thuộc địa của nước lớn, dù nhân dạng của Ireland ngày càng trở nên “ngoài trung tâm” (ex-centric) của chính mình, khát khao khẳng định giá trị dân tộc vẫn tồn tại Hai
tư thế này, một hướng về tương lai và tạm quên quá khứ nhọc nhằn để đưa văn hóa dân tộc hòa nhập vào văn hóa thế giới, một gọi dậy từ quá khứ những bản sắc thiêng liêng để Ireland trở lại là trung tâm của chính mình, khi song hành, khi đấu tranh gay gắt để chiếm thế thượng phong trong lòng người dân
Ireland Đó là một song đề bản sắc của dân tộc Ireland, một trong những đề
tài được các văn nghệ sĩ Ireland lấy làm chủ đạo trong suốt đời hoạt động
nghệ thuật của mình Minh chứng cụ thể cho hiện tượng song đề này chính là
hình ảnh trái ngược của hai người con rất nổi tiếng của Ireland: William B Yeats và James Joyce Trong khi Yeats là “con cưng” của Ireland thì Joyce bị xem là “đứa con ghẻ” của dân tộc, một phần vì con đường Yeats chọn là trở
về với quá khứ, Yeats là một nhà thơ bị cuốn hút bởi quá khứ, ông tin rằng lịch sử được xác định bởi chu kì lặp đi lặp lại mỗi hai ngàn năm; trong khi Joyce quyết để quá khứ lại phía sau mà hướng về hiện tại và tương lai
Quay trở về quá khứ dân tộc là một cách phục hưng lại văn hóa, đó là phản ứng nói chung của tinh thần dân tộc trước sự áp đặt từ diễn ngôn của kẻ
khác Giống như Marcel Proust – nhà văn Pháp nổi tiếng với tác phẩm Đi tìm
thời gian đã mất – luôn muốn tìm hương vị đậm đà từ quá khứ xa xưa vì chỉ
có những gì nằm trong quá khứ mới thật hiện hữu, còn hiện tại chỉ là phù du:
“Thiết nghĩ, mỗi kỉ niệm của tôi sao lại không mang trong lòng nó một chút vĩnh cửu? Tôi không biện hộ cho những lạc thú tương lai của tôi nhưng tôi
Trang 40biện hộ quyền sống vĩnh viễn của những lạc thú quá khứ” [dẫn theo 3, 167]
Cũng giống với William Faulkner muốn quay trở về quá khứ, thời con người vốn tự hào vì đức tính khiêm nhường và dũng cảm, yêu chuộng cái hoang vu
và tự do, bất khuất, thế nên ông đã để cho cậu bé Ike để lại nơi bìa rừng cái đồng hồ và chiếc địa bàn rồi một mình dấn bước vào rừng sâu, như một ước muốn ngừng lại thời gian hiện thực để đắm mình vào thời khắc sống thật của
thiên nhiên, của quá vãng (truyện vừa Con gấu của W Faulkner)… Đứng
trước lựa chọn của đa số nhà văn về vấn đề dân tộc, James Joyce đã chọn đi hướng ngược lại: J Joyce nhìn quá khứ Ireland như một rào cản đối với sự tiến bộ, chống lại quan niệm thời gian quy hồi vĩnh cửu của Yeats Joyce nhận
ra dân tộc ông đã và đang sống trong sự tưởng tượng, huyễn hoặc chính mình,
vì “mục tiêu của ký ức chưa từng là một tri thức toàn diện và cuối cùng của quá khứ hay sự bảo tồn quá khứ, mà là một tiến trình tái thương lượng tiếp nối của tính cách cá nhân trong mối quan hệ với quá khứ đó Tóm lại, kí ức là một tiến trình trực tiếp không phải hướng đến sự thấu hiểu đầy đủ và chính xác tri thức của quá khứ – những gì đã thực sự xảy ra – mà hướng đến việc cho phép xảy ra lúc này một cách chính xác những quá khứ đó” [97, 8] Như
vậy, với Joyce, quá khứ không hề tồn tại như một hiện thực khách quan vĩnh cửu, mà đã bị xử lí khi con người nhìn về quá khứ đó theo cách họ muốn, đó
là một quá khứ tưởng tượng Nếu Yeats đã sống cùng những người đương thời của mình thì Joyce chia tay với họ và hướng về tương lai theo một cách riêng Joyce khẳng định khi nào Ireland có thể “buông tha” cho quá khứ thì khi ấy nó sẽ gia nhập vào “ngôi đền” dành cho các quốc gia lớn Đến ngày
nay, tình trạng song đề về sắc tộc này vẫn tồn tại ở Ireland, nhưng đỉnh cao
xung đột của nó đã được James Joyce thể hiện trong các tác phẩm mình gần một thế kỉ trước