1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng quản lý chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh an giang và đề xuất các biện pháp quản lý

81 960 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 2,31 MB

Nội dung

Đây chính là l do tôi chọn đề tài “Thực trạng quản lý chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang và đề xuất các biện pháp quản lý” làm đề

Trang 1

VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ – MÔI TRƯỜNG

- -

NGUYỄN HỮU TÍN

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHAI LỌ, BAO BÌ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.s TRƯƠNG ĐĂNG QUANG

GVPB: Th.s HỒ LIÊN HUÊ

Th.s BÙI THỊ MAI PHỤNG

An Giang - 5/2011

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn

đến các Thầy hướng dẫn của mình là Th.s Trương Đăng Quang và Th.s Lê Minh Thành, những người đã quan tâm giúp đỡ, cùng những ý kiến đóng góp

sâu sắc nhất cho em hoàn thành bài Luận văn tốt nghiệp này

Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến tất cả các thầy cô khoa Kỹ thuật – Công nghệ – Môi trường, trường Đại học An Giang, đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ cho em trong suốt quá trình học tập

Em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè đã động viên, cổ vũ, chia sẻ với

em những khó khăn trong thời gian học tập cũng như làm luận văn Đồng thời,

em chân thành cảm ơn những bạn đã bỏ nhiều thời gian cùng em đi điều tra phục vụ cho Luận văn tốt nghiệp

Em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Bác nông dân đã thân thiện, hợp tác

và nhiệt tình giúp đỡ em trong việc phỏng vấn, cung cấp những thông tin quý giá để em hoàn thành bài luận văn

Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người thân yêu nhất, đã giành cho em hết tình cảm và điều kiện, chia sẻ với em những lúc khó khăn nhất để em có thể hoàn thành tốt quá trình học tập 4 năm đại học và thời gian làm luận văn

Sinh viên Nguyễn Hữu Tín

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

-  -

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

…………., Ngày……tháng… năm…… Giáo viên hướng dẫn

Th.s Trương Đăng Quang

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

-  -

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

…………., Ngày……tháng… năm…… Giáo viên hướng dẫn

Th.s Lê Minh Thành

Trang 6

MỤC LỤC

Nội dung Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2

2.1 Tổng quan về rác thải nông nghiêp 2

2.1.1 Khái niệm 2

2.1.2 Nguồn gốc phát sinh 2

2.1.3 Thành phần 3

2.2 Tổng quan về chai lọ, bao bì thuốc BVTV 4

2.2.1 Khái niệm thuốc BVTV và chai lọ, bao bì thuốc BVTV 4

a Thuốc BVTV 4

b Chai lọ, bao bì thuốc BVTV 6

2.2.2 Nguồn gốc phát sinh chai lọ, bao bì thuốc BVTV 7

2.2.3 Thành phần chai lọ, bao bì thuốc BVTV 7

2.2.4 Khối lượng chai lọ, bao bì thuốc BVTV 8

a Tầm quan trọng của việc xác định khối lượng rác thải 8

b Các phương pháp tính toán khối lượng rác thải 8

2.2.5 Độc tính của thuốc BVTV còn tồn đọng trong chai lọ, bao bì 9

a Tính độc 9

b Độ độc 9

2.2.6 Ảnh hưởng môi trường từ thuốc BVTV và chai lọ, bao bì thuốc BVTV 12

a Môi trường đất 12

b Môi trường nước 12

c Môi trường không khí 12

d Cảnh quan, con người và sinh vật 13

2.2.7 Các phương pháp xử l chai lọ, bao bì thuốc B T hiện nay 13

a Phương pháp tái sử dụng (đối với chai lọ, bao bì bằng thủy tinh hoặc kim loại) 14

b Phương pháp tái chế (đối với chai lọ, bao bì bằng nhựa) 14

Trang 7

d Phương pháp thiêu đốt 15

2.3 Tình hình quản lý thuốc BVTV và chai lọ, bao bì thuốc BVTV tại Việt Nam 15

2.3.1 Tình hình sử dụng 15

2.3.2 Tình hình xử lý 17

2.4 Tổng quan về tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang 17

2.4.1 Tổng quan về tỉnh An Giang 17

a Điều kiện tự nhiên 17

b Điều kiện kinh tế - xã hội 19

2.4.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp ở tỉnh An Giang 20

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN À PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

3.1 Đối tượng nghiên cứu 24

3.2 Thời gian nghiên cứu 24

3.3 Mục tiêu nghiên cứu 24

3.4 Nội dung nghiên cứu 24

3.5 Phương tiện và vật liệu nghiên cứu 25

3.6 Phương pháp nghiên cứu 26

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 27

4.1 Tình hình sử dụng thuốc B T trên địa bàn tỉnh An Giang 27

4.2 Thực trạng quản lý chai, lọ thuốc BVTV ở tỉnh An Giang 28

4.2.1 Lượng chai lọ, bao bì thuốc BVTV phát sinh hằng năm 28

4.2.2 Dự báo lượng chai lọ, bao bì thuốc BVTV phát sinh từ 2010 -2020 31

4.2.3 Thành phần % các loại chai lọ, bao bì thuốc B T được nông dân sử dụng tính theo khối lượng 34

4.2.4 Tình hình quản lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV 35

a Nông dân 35

b Các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV 40

c Cơ quan 42

4.2.5 Những vấn đề bất cập liên quan đến việc quản lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV 43

Trang 8

4.3 Đề xuất các biện pháp xử lý và quản lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV trên

địa bàn tỉnh An Giang 44

4.3.1 Nguyên tắc lựa chọn phương pháp 44

a Cơ sở pháp lý 44

b Dựa vào các biện pháp kỹ thuật 45

c Dựa vào sự tham gia của cộng đồng 46

4.3.2 Đề xuất phương án quản lý 46

a Giải pháp trước mắt 46

b Giải pháp lâu dài (đến năm 2020) 54

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57

5.1 Kết luận 57

5.2 Kiến nghị 58

Trang 9

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Chất thải trong chăn nuôi 3

Bảng 2.2: Thành phần và lượng thải của một số cây trồng 3

Bảng 2.3: Mức độ độc của thuốc BVTV 10

Bảng 2.4: Hình tượng biểu thị độ độc của thuốc B T 11

Bảng 2.5: Tình hình nhập khẩu và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam và ước tính số lượng vỏ bao bì thải 16

Bảng 2.6: Diện tích xuống giống các loại cây trồng từng huyện/thị tỉnh An Giang 2009 (đơn vị tính Hécta) 21

Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp 22

Bảng 3.1: Vị trí phát phiếu điều tra tình hình quản lý vỏ chai lọ, bao bì thuốc BVTV của nông dân An Giang 2010-2011 25

Bảng 4.1: Tỉ lệ nông dân áp dụng và số lần phun thuốc thuốc BVTV trừ dịch hại trên cây lúa trong các mùa vụ 2010-2011 27

Bảng 4.2: Lượng thuốc BVTV phát sinh hằng năm 28

Bảng 4.3: Biến động các loại đất nông nghiệp trước và sau quy hoạch 32

Bảng 4.4: Nhận thức của nông dân về ảnh hưởng của chai lọ, bao bì thuốc BVTV 39

Trang 10

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 2.1: Nguồn gốc phát sinh rác thải nông nghiệp 2

Hình 2.2: Chai lọ, bao bì thuốc BVTV 7

Hình 2.3: Bản đồ hành chánh tỉnh An Giang 18

Hình 2.4: Biểu đồ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp năm 2000 – 2010 21

Hình 4.1: Biểu đồ so sánh lượng thuốc B T đã sử dụng giữa các vùng của tỉnh An Giang năm 2010 với toàn quốc 30

Hình 4.2: Chai lọ, bao bì thuốc BVTV vứt bừa bãi sau khi sử dụng 31

Hình 4.3: Biểu đồ quy hoạch sử dụng đất trồng lúa đến năm 2020 tỉnh An Giang 33

Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện thành phần các loại chai lọ, bao bì thuốc BVTV 34

Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện tình hình thu gom và xử lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV của nông dân – vùng không đê bao 36

Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện tình hình thu gom và xử lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV của nông dân – vùng có đê bao 37

Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện tình hình thu gom và xử lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV của nông dân – vùng cao 38

Hình 4.8: Biểu đồ so sánh nhận thức của nông dân 3 vùng vể ảnh hưởng của chai lọ, bao bì thuốc BVTV 40

Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện trình độ nghiệp vụ chuyên môn của các cơ sở kinh doanh thuốc B T trên địa bàn tỉnh An Giang 41

Hình 4.10: Điểm thu gom chai lọ, bao bì thuốc BVTV bằng tre, sắt 49

Hình 4.12: Mô hình bể chứa và thiêu hủy vỏ chai lọ, bao bì thuốc BVTV hình trụ tròn 51

Hình 4.13: Bể chứa và thiêu hủy chai lọ, bao bì thuốc BVTV của tỉnh Long An 52

Hình 4.14: Xử lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV của nhà máy xi măng Holcim

53

Trang 11

DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT

BVTV Bảo vệ thực vật

NSCT Năng suất cây trồng

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

NN-PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trang 12

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Từ xưa đến nay, nông nghiệp là một lợi thế to lớn của nước ta, với trên

9 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có hai vùng đồng bằng phì nhiêu là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng Đây là những vùng trồng lúa được xếp vào loại tốt nhất của thế giới Năm 2009, giá trị sản lượng nông nghiệp đạt 71,473 nghìn tỷ đồng (giá trị so sánh với năm 1994), tăng 1,32% so với năm 2008; nền nông nghiệp chiếm 13,85% tổng sản phẩm trong nước

(Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2009) Sản lượng nông nghiệp xuất khẩu chiếm

khoảng 30% trong năm 2005 iệc tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, đã giúp iệt Nam là nước thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo

Những năm gần đây, Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy nền nông nghiệp nước ta phát triển Trong đó phải kể đến tỉnh An Giang – tỉnh có diện tích đất nông nghiệp chiếm 84,22% tổng diện tích tự nhiên trong

năm 2009 (Sở Tài nguyên và Môi trường, 2010) Có thể nói, ngày nay khó có

nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn nào mà không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật Tuy nhiên, việc lạm dụng hoặc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng kỹ thuật cũng gây ra nhiều hệ lụy về mặt môi trường Đặc biệt, vấn đề chai lọ, bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng – một loại rác thải nguy hại – đang gây ra nhiều vấn đề về mặt môi trường ở nông thôn nước

ta nói chung cũng như ở An Giang nói riêng

Việc thu gom, xử lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV đang gặp rất nhiều khó khăn không chỉ đối với tỉnh ta, nước ta mà còn đối với nhiều nước trên thế giới Vì vậy đã đến lúc cần hiểu biết rõ hơn về thực trạng quản lý chai lọ, bao

bì thuốc B T để từ đó xem xét đến các giải pháp nhằm xử l trước lúc chúng gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường

Đây chính là l do tôi chọn đề tài “Thực trạng quản lý chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang và đề xuất các biện pháp quản lý” làm đề tài luận văn tốt nghiệp

Trang 13

CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan về rác thải nông nghiêp

2.1.1 Khái niệm

Rác thải nông nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt, thu hoạch, bảo quản và sơ chế nông sản, các chất thải ra từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa

2.1.2 Nguồn gốc phát sinh

Có nhiều cách phân loại nguồn gốc phát sinh rác thải nông nghiệp khác nhau nhưng phân loại theo cách thông thường nhất là:

– Rác thải từ nguồn trồng trọt (trồng cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả )

– Rác thải từ nguồn chăn nuôi (nuôi trâu, bò, lợn, gà, vịt, )

– Rác thải từ việc sử dụng hoá chất BVTV

Hình 2.1: Nguồn gốc phát sinh rác thải nông nghiệp

(Nguồn: Nguyễn Xuân Dũng và Trương Văn Thu, 2009)

Trồng trọt (thực vật

chết, lá cành, cỏ…)

Thu hoạch nông sản

(rơm, rạ, trấu, cám,

lõi ngô, thân ngô…)

Chăn nuôi (phân

Quá trình bón phân, kích thích tăng trưởng (bao bì đựng phân bón, phân đạm)

Thú y (chai lọ đựng thuốc thú y, dụng cụ tiêm, mổ)

RÁC THẢI NÔNG NGHIỆP

Trang 14

2.1.3 Thành phần

Thành phần rác thải nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn các thiết bị xử lý, các quá trình xử l , cũng như hoạch định các chương trình và hệ thống quản lý rác thải nông nghiệp Thành phần rác thải nông nghiệp gồm nhiều chủng loại khác nhau:

– Chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học: phân gia súc, các phế phụ phẩm trồng trọt như rơm rạ, chất thải từ chăn nuôi, giết mổ

– Các chất thải khó phân hủy và độc hại: bao bì đóng gói, chai lọ đựng thuốc BVTV, thuốc trừ sâu, các bệnh phẩm của động vật nhiễm bệnh (gà rù,

gà cúm, lợn lở mồm long móng, trâu bò điên, )

Bảng 2.1: Chất thải trong chăn nuôi

Bảng 2.2: Thành phần và lượng thải của một số cây trồng

TT Loại cây trồng Phần dư thừa,

thải bỏ

Tỷ lệ thải bỏ (% NSCT)

Mục đích sử dụng lại ở nông thôn Việt Nam

gốc cây, làm chất đốt, Lợp nhà, chuồng trại

Trang 15

4 Sắn Thân, lá 3 – 5 Làm giống, đốt, rào dậu tạm

7 Bắp cải Gốc, lá ngoài 2 – 3 Làm thức ăn cho gia súc

8 Rau cải, rau

muống và các

loại rau khác

Gốc, lá hỏng < 2 Làm thức ăn cho gia súc

(Nguồn: Trần Yêm, 2006)

2.2 Tổng quan về chai lọ, bao bì thuốc BVTV

2.2.1 Khái niệm thuốc BVTV và chai lọ, bao bì thuốc BVTV

a Thuốc BVTV

Khái niệm:

Thuốc BVTV hay còn gọi là nông dƣợc là những chất độc có nguồn gốc

từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp đƣợc dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản,

chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật

Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác

nhân khác (Bùi Thị Mai Phụng, 2009)

Thuốc BVTV gồm 2 thành phần chính là hoạt chất và chất phụ gia

– Hoạt chất là chất độc với dịch hại

– Chất phụ gia là những chất không mang tính độc với dịch hại, đƣợc pha trộn chung với hoạt chất để tạo nên thuốc BVTV Có thêm chất phụ gia sẽ làm giảm lƣợng hoạt chất trong thuốc để an toàn hơn, thuận tiện cho việc sử dụng (với lƣợng sử dụng nhiều sẽ dễ phân bố đều trên diện tích)

Thuốc B T đƣợc chia thành nhiều nhóm dựa trên đối tƣợng sinh vật hại:

– Thuốc trừ bệnh

Trang 16

– Thuốc điều hòa sinh trưởng

Theo qui định tại Điều 1, Chương 1, Điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ), ngoài tác dụng phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV còn bao gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật, các chất làm rụng lá, làm khô cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được thuận tiện (thu hoạch bông vải, khoai tây bằng máy móc,…) Những chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt Ở nhiều nước trên thế giới thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch hại Sở dĩ gọi là thuốc trừ dịch hại là vì những sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, nấm, vi khuẩn, cỏ dại,…) có một tên chung là những dịch hại, do vậy

những chất dùng để diệt trừ chúng được gọi là thuốc trừ dịch hại (Chi cục Bảo

vệ Thực vật Phú Thọ, 2009)

Các dạng thuốc BVTV:

– Thuốc ở dạng rắn khi dùng không cần hòa với nước:

 Thuốc hạt (H, G): kích thước lớn khoảng 1mm, thường dùng chất tải là cát hạt thô tương đối đồng đều có dính thuốc và phủ lớp màng keo mỏng bên ngoài Hàm lượng hoạt chất khoảng 1 – 20% Dùng để rãi vào đất

 Thuốc bột rắc (BR, D): kích thước nhỏ hơn 1mm, hàm lượng hoạt chất khoảng 10% Dùng phun lên cây, đất hoặc trộn hạt giống

– Thuốc ở thể rắn khi dùng phải hòa với nước:

 Thuốc hạt phân tán trong nước (WDG, WG, DF): dạng hạt thô, màu sắc thay đổi tùy loại

 Thuốc bột thấm nước (BTN, WP): hạt mịn, màu sắc thay đổi tùy

Trang 17

 Thuốc bột tan trong nước (SP): hạt mịn, màu sắc thay đổi tùy loại

– Thuốc ở thể lỏng khi dùng không hòa loãng với nước (ULV): thuốc có màu sắc thay đổi thùy loại Thuốc này khi dùng được phun bằng một máy bơm đặc biệt

– Thuốc ở thể lỏng khi dùng phải hòa với nước:

an toàn hơn trong dầu

 Thuốc dạng dung dịch (AS, SC): thuốc ở dạng lỏng, trong suốt, màu sắc thay đổi tùy loại

 Thuốc dạng huyền phù đậm đặc (HP, FL): thuốc dạng lỏng, sánh hoặc hơi đặc sệt, màu sắc thay đổi tùy loại

b Chai lọ, bao bì thuốc BVTV

Chai lọ, bao bì thuốc BVTV là dạng chất thải rắn độc hại, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao dùng để chứa đựng thuốc BVTV và do người nông dân chưa có thức nên sau khi sử dụng thuốc BVTV thường chai lọ, bao

bì bị vứt bỏ bừa bãi rải rác ở khắp nơi, trên mọi địa bàn từ kênh rạch, mương máng, ao hồ, đồng ruộng, rẫy, rừng; từ vùng sâu, vùng xa cho đến vùng đồng

bằng ven đô,… vì thế gây khó khăn cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý (Lê Sơn Hà, 2009)

Trang 18

Hình 2.2: Chai lọ, bao bì thuốc BVTV

2.2.2 Nguồn gốc phát sinh chai lọ, bao bì thuốc BVTV

Thuốc BVTV sau khi được sử dụng thì các vỏ chai lọ, bao bì được vứt

bỏ ở khắp mọi nơi Chủ yếu phát sinh từ các nguồn như:

– Phát sinh từ các hộ gia đình (sử dụng thuốc tại nhà, bảo vệ cây cảnh do sâu bệnh,…)

– Phát sinh từ vùng trồng cây lương thực

– Phát sinh từ vùng trồng cây ăn quả

– Phát sinh từ vùng trồng cây hoa màu

– Phát sinh từ các kho tồn trữ thuốc BVTV

2.2.3 Thành phần chai lọ, bao bì thuốc BVTV

Thuốc BVTV là loại thuốc độc hại Sau khi sử dụng thì dư lượng vẫn còn tồn đọng trên các chai lọ, bao bì nên thành phần chai lọ, bao bì thuốc BVTV cũng là loại chất thải độc hại Thành phần chủ yếu là:

Trang 19

2.2.4 Khối lượng chai lọ, bao bì thuốc BVTV

a Tầm quan trọng của việc xác định khối lượng rác thải

Xác định khối lượng rác thải phát sinh và thu gom là một trong những hoạt động quan trọng của công tác quản lý Những số liệu về tổng khối lượng phát sinh cũng như khối lượng rác thải thu hồi để tái tuần hoàn được sử dụng để:

– Hoạch định hoặc đánh giá kết quả của chương trình thu hồi tái tuần hoàn vật liệu

– Thiết kế các phương tiện, thiết bị vận chuyển và xử lý rác thải

Ví dụ: Việc thiết kế các xe chuyên dụng để thu gom các chất thải đã được

phân loại tại nguồn phụ thuộc vào khối lượng của các thành phần chất thải riêng biệt Kích thước của các phương tiện phụ thuộc vào lượng chất thải thu gom cũng như sự thay đổi của chúng theo từng giờ, từng ngày, hàng tuần, hàng tháng Tương tự, kích thước của bãi rác cũng phụ thuộc vào lượng rác thải còn lại phải đem đổ bổ sau khi đã tái sinh hoàn toàn

Đơn vị thường được sử dụng để biểu diễn khối lượng rác thải khu vực nông nghiệp: Đơn vị trọng lượng/ca kg/tấn sản phẩm, kg/ca sản xuất; kg/tấn

sản phẩm thô (Phạm Ngọc Xuân và Lê Minh Thành, 2009)

b Các phương pháp tính toán khối lượng rác thải

Phương pháp thể tích - khối lượng:

Trong phương pháp này khối lượng hoặc thể tích (hoặc cả khối lượng và thể tích) của rác thải được xác định để tính toán khối lượng rác thải Phương pháp thể tích thường có độ sai số cao

Phương pháp đếm tải:

Trong phương pháp này số lượng xe thu gom, đặc điểm và tính chất của chất thải tương ứng (loại chất thải, thể tích ước lượng) được ghi nhận trong suốt một khoảng thời gian xác định Khối lượng chất thải phát sinh trong khoảng thời gian khảo sát (gọi là khối lượng đơn vị) sẽ được tính toán bằng cách sử dụng các số liệu thu thập tại khu vực nghiên cứu trên và các số liệu đã biết trước

Trang 20

Phương pháp cân bằng vật chất:

Cách duy nhất thu được số liệu đáng tin cậy về tốc độ phát sinh và mức

độ dao động của rác thải là phân tích cân bằng vật chất một cách chi tiết đối với từng nguồn phát sinh chất thải Trong một số trường hợp, phương pháp cân bằng vật chất cần thiết để chứng minh sự phù hợp của các chương trình tái sinh chất thải

 Các phương pháp này không tiêu biểu cho tất cả các trường hợp mà phải áp

dụng nó tùy thuộc vào những trường hợp cụ thể

2.2.5 Độc tính của thuốc BVTV còn tồn đọng trong chai lọ, bao bì

Do dư lượng thuốc BVTV còn tồn đọng trong chai lọ, bao bì sau khi sử dụng Nên khi vứt bỏ thì chai lọ, bao bì thuốc BVTV vẫn còn độc tính ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân

a Tính độc

Tính độc là một đặc điểm quan trọng của chất độc Tính độc của một chất là khả năng gây độc cho cơ thể sinh vật ở một lượng nhất định của chất độc đó

Độ độc cấp tính:

Thuốc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc tức thời gọi là nhiễm độc cấp tính Độ độc cấp tính của thuốc được biểu thị qua liều gây chết trung bình, viết tắt là LD50, tức là liều thuốc ít nhất có thể gây chết cho 50% số cá thể vật thí nghiệm (thường là chuột) Mỗi loại thuốc có trị số LD50 khác nhau

Liều LD50 của thuốc đối với cơ thể còn phụ thuộc vào cách xâm nhập của thuốc vào cơ thể Cùng một loại thuốc với cùng một cơ thể, khi xâm nhập qua miệng vào đường ruột tác động có thể khác xâm nhập qua da, vì vậy liều

LD50 qua miệng cũng có thể khác liều LD50 qua da

Trang 21

Bảng 2.3: Mức độ độc của thuốc BVTV

Mức độ độc

LD 50 với chuột (mg/kg)

II – Trung bình 50 – 500 200 – 2000 100 – 1000 400 – 4000 III – Ít độc 500 – 2000 2000 – 3000 > 1000 > 4000

(Nguồn: Chi cục BVTV An Giang, 2011)

Nói chung, thuốc B T có LD50 thấp thì có độ độc cao và ngược lại Cho nên, trong khi sử dụng nhiều loại có cùng tác dụng như nhau, nên chọn loại thuốc có LD50 cao, vì an toàn hơn

Độ độc mãn tính:

Nhiều loại thuốc có khả năng tích lũy trong cơ thể người và động vật máu nóng gây đột biến tế bào, kích thích tế bào khối u ác tính phát triển, ảnh hưởng đến bào thai và gây dị dạng với các thế hệ sau Các biểu hiện tác hại này phát sinh chậm, do thuốc tích lũy dần trong cơ thể, gọi là nhiễm độc mãn tính

Biểu hiện nhiễm độc mãn tính lúc đầu có thể nhầm lẫn với các bệnh l thông thường khác như da xanh, nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ bất thường, cần phải khám bệnh và điều trị kịp thời

Phân loại nhóm độc:

Hiện nay, k hiệu màu cũng sử dụng trên chai thuốc được dùng phổ biến ạch màu được xác định dựa trên bảng phân loại của tổ chức y tế thế giới (WHO) được chia ra:

– Đối với thuốc thuộc nhóm độc Ia, Ib: vạch màu đỏ

– Đối với thuốc thuộc nhóm độc II: vạch màu vàng

Trang 22

– Đối với thuốc thuộc nhóm độc III: vạch màu xanh lam

– Đối với thuốc thuộc nhóm độc I : vạch màu xanh lá cây

Bảng 2.4: Hình tượng biểu thị độ độc của thuốc BVTV

trên nền màu trắng Xanh lam

chỉ ghi “cẩn thận” Xanh lá cây

(Nguồn: Chi cục BVTV An Giang, 2011)

Triệu chứng bị nhiễm độc:

Tất cả thuốc B T đều gây độc cho người sử dụng, tùy theo từng loại

mà mức độ độc khác nhau Triệu chứng có thể biểu hiện ngay sau khi bị nhiễm độc, hoặc sau vài giờ, vài ngày Tùy vào độc tính, liều lượng, mức độ nhiễm

và thời gian tiếp xúc với thuốc mà có biểu hiện khác nhau:

– Triệu chứng và dấu hiệu của ngộ độc nhẹ: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, rát da (mắt, mũi, họng), tiêu chảy, đổ mồ hôi, ăn không ngon (mất vị giác)

– Triệu chứng và dấu hiệu của ngộ độc trung bình: nôn mửa, mờ mắt, đau bụng dữ dội, mạch đập nhanh, khó thở, co đồng tử mắt, đổ mồ hôi nhiều, cơ (bắp thịt) run rẩy, co giật,…

Trang 23

– Triệu chứng và dấu hiệu của ngộ độc nặng: cơ bắp co giật, không thở được, mất tỉnh táo, mạch đập yếu (không bắt được mạch) Trong một vài trường hợp có thể gây tử vong

Khi tai nạn xảy ra, nạn nhân bị mê man liền, chắc chắn đã bị ngộ độc thuốc, cần có biện pháp cấp cứu kịp thời

2.2.6 Ảnh hưởng môi trường từ thuốc BVTV và chai lọ, bao bì

thuốc BVTV

a Môi trường đất

– Khi phun thuốc BVTV cho cây trồng có tới trên 50% số thuốc bị rơi

xuống đất (Phạm Văn Biên, 2000) Ở trong đất, thuốc B T được keo đất và

các chất hữu cơ giữ lại Sau đó sẽ phân tán và biến đổi theo nhiều con đường khác nhau

– Thuốc BVTV còn tồn đọng trong chai lọ, bao bì có thể để lại dư lượng trong đất cho các vụ trồng tiếp theo

b Môi trường nước

– Lượng thuốc BVTV còn sót lại trong các chai lọ, bao bì khi vứt bỏ xuông bờ ruộng, kênh mương sẽ phát tán làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người, các sinh vật thuỷ sinh, các vi sinh vật có lợi và thiên địch

– Nguồn nước ô nhiễm thuốc B T hàng năm thẩm thấu xuống tầng nước ngầm, lưu giữ trong lòng đất là tác nhân gây các bệnh hiểm nghèo cho con người

– Đặc biệt là các thuốc BVTV có gốc Hg (có khoảng 20 loại thuốc trừ nấm bệnh trong đó có 8 loại thuốc có chứa gốc Ankin Hg) Ankin Hg có thể phóng thích vào môi trường qua quá trình phân hủy Các thuốc BVTV ankin Hg có tiềm năng khuếch đại trong chuổi thức ăn Hg bị tích lũy trong lớp cặn của đáy

ao hồ Hg hóa trị 0 bị oxi hóa thành Hg hóa trị 2 Hg có thể được tuần hoàn qua con đường trao đổi chất giữa dạng methyl và khử methyl do thủy sinh vật

và vi sinh vật đất

c Môi trường không khí

– Khi pha thuốc và phun thuốc BVTV thì lượng thuốc không được cây và đất hấp thu sẽ bay mùi khắp nơi gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Trang 24

– Các kho lưu trữ thuốc BVTV cũng phát sinh mùi hôi gây ảnh hưởng đến khu vực lân cận

– Vào mùa nắng, lượng thuốc B T còn sót lại trong các vỏ chai, bao bì bốc lên mùi hôi nồng nặc, phát tán vào không khí gây mùi khó chịu cho người làm ruộng, các nhà dân xung quanh và cũng có trường hợp tử vong do hít phải

– Đối với người dân sinh sống dọc theo những con sông Nguồn nước ăn uống, tắm giặt vẫn chủ yếu là nước sông Do tình trạng nước sông bị ô nhiễm

từ thuốc B T nên nhiều người bị nhiễm bệnh

– Mặt khác các loại tôm, cá, ốc, thủy sản được người dân đánh bắt về sử dụng cũng đã bị nhiễm độc có hại cho sức khỏe

– Những loại thuốc B T có vỏ đựng là chai, lọ thuỷ tinh, sắt, nhôm thì rất nguy hiểm cho người đi làm ruộng vì khi bị giẫm đạp sẽ mang tính sát thương, nhiễm trùng rất cao Cả trâu bò cũng là nạn nhân của các loại rác này

Sinh vật:

– Mức độ độc hại tùy theo loại thuốc, tính chất của thuốc, nồng độ thuốc

– Hầu hết thuốc B T đều độc với cá, mật ong, chim, thiên địch,… ở nhiều mức độ khác nhau

2.2.7 Các phương pháp xử l chai lọ, bao bì thuốc BVTV hiện nay

Chai lọ, bao bì thuốc BVTV hiện đang là một vấn đề bức xúc: làm ô nhiễm không khí, suy thoái tài nguyên đất và làm nguồn nước bị nhiễm độc Công tác xử lý rác loại này tốn kém chưa có lợi nhuận, nên xu hướng thường

Trang 25

là chọn công nghệ nào rẻ nhất Do đó chọn phương pháp xử lý nào phù hợp là vấn đề cần thiết nhất

a Phương pháp tái sử dụng (đối với chai lọ, bao bì bằng thủy tinh hoặc kim loại)

Tái sử dụng chất thải được coi như là các hoạt động nhằm thu hồi lại các thành phần có ích, chưa bị bể gãy, còn nguyên vẹn trong rác mà chúng có thể

sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới như ban đầu bằng cách làm sạch, loại bỏ các chất độc,…

b Phương pháp tái chế (đối với chai lọ, bao bì bằng nhựa)

Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt

và sản xuất Tái chế vật liệu bao gồm các hoạt động thu gom vật liệu có thể tái chế từ dòng rác, xử lý trung gian và sử dụng vật liệu này để tái sản xuất các

sản phẩm mới hoặc sản phẩm khác (Võ Đình Long và Nguyễn Văn Sơn, 2008)

Hoạt động tái chế mang lại những lợi ích sau:

– Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bởi việc sử dụng vật liệu được tái chế thay cho vật liệu gốc

– Giảm lượng rác thông qua việc giảm chi phí đổ thải, giảm tác động môi trường do đổ thải gây ra, tiết kiệm diện tích chôn lấp

– Một lợi ích là có thể thu lợi nhuận từ hoạt động tái chế; hoạt động tái chế lúc này sẽ mang tính kinh doanh và vì thế có thể giải thích tại sao các vật liệu

có thể tái chế hiện được thu gom ngay từ nguồn phát sinh cho tới khâu xử lý

và tiêu huỷ cuối cùng

c Phương pháp chôn lấp

Đối với phương pháp chôn lấp hoàn toàn:

– Đối với các loại rác thải ít độc hại thường được thu gom vận chuyển, chuyển đến các bãi rác chứa sau đó đem đi chôn lấp Đây là phương pháp đơn giản nhất, rẻ tiền nhưng không vệ sinh dễ gây ô nhiễm các nguồn nước ngầm

và tốn diện tích đất chứa bãi rác Phương pháp này chỉ phù hợp với các nước chưa phát triển, kinh tế còn khó khăn, thường áp dụng với đô thị nhỏ trong giai đoạn trước mắt và yêu cầu địa điểm rộng, bãi rác cách xa đô thị

– Đối với các chất thải độc hại, chai lọ, bao bì thuốc B T thì đáy bãi chôn lấp phải được xử l đầm nén hoặc trải tấm lót polime đặc biệt như một

Trang 26

cái túi chứa rác, sao cho chất thải phải được chôn lấp hoàn toàn cách ly với môi trường bên ngoài Với cách này khá tốn kém, một bãi chôn lấp như vậy phải tốn phải tốn chi phí đến hàng trăm tỷ đồng

Phương pháp chôn lấp có xử lý:

Phương pháp chôn lấp có phân loại và xử lý: rác thải thu gom về được phân ra làm 2 loại vô cơ và hữu cơ Đối với rác vô cơ, độc hại đem đi chôn lấp, còn rác hữu cơ được nghiền và ủ làm phân bón Nước rỉ rác được thu gom

và xử lý riêng Các khí sinh ra trong quá trình phân hủy sẽ được thu hồi và sử

dụng cho hoạt động khác

d Phương pháp thiêu đốt

Thiêu rác để loại bỏ rác dễ cháy, tro tàn còn lại được đem đổ chung vào bãi thải rác Cách này làm giảm 80 – 90% thể tích rác Có thể thu hồi lại các kim loại, thủy tinh và nhiệt lượng sinh ra do đốt rác Đốt rác không làm ô nhiễm nước ngầm và nếu được trang bị công cụ khử bụi thì sẽ ít gây ra ô nhiễm không khí Tuy nhiên còn một số các khuyết điểm như: dù có trang bị hút bụi, số còn lại thoát ra ngoài cũng rất lớn, ngoài ra cứ 10 tấn rác thiêu thì phải giải quyết một tấn tro, loại tro này thường chứa nhiều kim loại độc và chất dioxin và có thể liệt vào loại chất thải độc hại Chi phí để loại bỏ chất thải độc hại thường cao gấp 15 lần so với bãi chôn rác tính trên mỗi tấn Mặt khác, chi phí xây dựng, bảo trì và hoạt động hệ thống này rất cao

2.3 Tình hình quản lý thuốc BVTV và chai lọ, bao bì thuốc BVTV tại Việt Nam

2.3.1 Tình hình sử dụng

Theo Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường iệt Nam vào cuối những năm 1960, chỉ có khoảng 0,48% diện tích đất canh tác sử dụng thuốc BVTV thì hiện nay là 100% với trên 1.000 chủng loại thuốc, trong đó nhiều loại thuốc

có độc tính cao (Đào Đức Thắng, 2009)

Hằng năm, nước ta sử dụng trung bình 15.000 – 25.000 tấn thuốc BVTV Bình quân 1ha gieo trồng sử dụng đến 0,4 – 0,5 kg thuốc BVTV Sử dụng không hợp l , không tuân thủ theo đúng những quy định nghiêm ngặt về quy trình sử dụng nên thuốc BVTV gây nhiều tác hại cho chính người sử dụng thuốc và người tiêu dùng nông sản và thực phẩm có chứa dư lượng thuốc

BVTV, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường sống (Đào Đức Thắng, 2009)

Trang 27

Báo cáo tổng hợp của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải nông nghiệp nguy hại, chủ yếu là thuốc BVTV, trong đó không ít loại thuốc có

độ độc cao đã bị cấm sử dụng Ngoài ra, cả nước còn khoảng 50 tấn thuốc BVTV tồn lưu tại hàng chục kho bãi; 37.000 tấn hóa chất dùng trong nông nghiệp bị tịch thu đang được lưu giữ chờ xử l Môi trường nông thôn đang

phải gánh chịu những bất lợi từ hoạt động sản xuất nông nghiệp (Đào Đức Thắng, 2009)

Bảng 2.5: Tình hình nhập khẩu và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam và ước

tính số lượng vỏ bao bì thải

(Nguồn: Lê Sơn Hà, 2009)

Khối lượng thuốc BVTV được nhập khẩu và sử dụng tăng lên hàng năm Khối lượng thuốc trên được sang chai, đóng gói trong các bao bì làm bằng nhựa, giấy tráng nhôm,… với dung tích nhỏ, thường là khoảng vài chục ml(gam) đến vài trăm ml(gam), có loại chỉ một vài gam hoặc một vài ml, vì vậy lượng chai lọ, bao bì thuốc BVTV thải ra là khá lớn (khối lượng chai lọ,

Trang 28

bao bì chiếm khoảng 14,86% tổng khối lượng thuốc BVTV) Đa số bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng đều bị vứt bỏ ra đồng ruộng, kênh mương, ao hồ…

2.3.2 Tình hình xử l

Hiện nay vẫn chưa có cơ chế thu gom, thiêu hủy chai lọ, bao bì thuốc BVTV một cách khoa học, triệt để và đảm bảo an toàn đối với môi trường và sức khỏe con người Mặc dù, có một số mô hình xây dựng các bể chứa bao bì trên đồng ruộng hoặc mô hình tự xây dựng lò đốt thủ công loại nhỏ với giá thành thấp (dưới 1 triệu đồng/lò như ở một vùng trồng chè Phú Thọ) Nhìn chung là chưa có hướng tiêu hủy (đối với các bể chứa chai lọ, bao bì) hoặc dù đốt được chai lọ, bao bì, nhưng lại không đảm bảo về môi trường vì phát sinh khói thải độc hại (đối với dạng lò đốt thủ công như ở Phú Thọ) Thậm chí một

số nơi, người dân còn thu gom chai lọ, bao bì bằng nhựa rồi bán cho người thu mua phế thải để tái sử dụng Từ đó có nguy cơ sử dụng loại rác thải nguy hại này để sản xuất các đồ nhựa gia dụng sẽ gây ra tác hại lớn đến sức khỏe con người

2.4 Tổng quan về tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang

Tỉnh An Giang có vị trí địa lý:

– Phía Tây Bắc giáp Campuchia

– Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp

– Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang

Phía Nam và Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ

Trang 29

– Địa hình đồng bằng: Đồng bằng ở đây hàng năm do sông Mêkông bồi đắp phù sa Bao gồm toàn phần các diện tích còn lại, chiếm diện tích tự nhiên

là 307 ngàn ha (chiếm 90% diện tích toàn tỉnh) à được chia làm 2 vùng: Vùng Cù Lao và vùng hữu ngạn sông Hậu thuộc Tứ Giác Long Xuyên

Mạng lưới sông ngòi và hệ thống kênh rạch

Tỉnh An Giang có 3 hệ thống sông lớn là sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao và còn có rất nhiều sông rạch nhỏ, kênh đào, hồ, và khe núi Chúng

đã tạo nên một mạng lưới sông ngòi chằn chịt cho tỉnh An Giang với tổng diện tích dài 5.500 km chiếm phần lớn diện tích của tỉnh Mật độ sông suối chung toàn tỉnh đạt 1,6 km/km2 thuộc mức cao nhất trong vùng

Trang 30

Khí hậu - khí tượng

An Giang có vĩ độ địa lý nằm trong khoảng 100

– 110 vĩ độ Bắc, tức là nằm gần vùng xích đạo, nên có quá trình diễn biến khí hậu giống như vùng xích đạo Chính vì thế tỉnh An Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc trưng

là 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa khô (kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 và có đặc trưng của gió mùa mùa Đông Bắc) và mùa mưa (kéo dài từ tháng 5 đến tháng

10 và có đặc trưng gió mùa Tây Nam) Gió mùa Tây Nam mát và ấm gây ra mùa mưa Gió mùa đông Bắc thổi vào tỉnh An Giang xuất phát từ Trung Quốc, nên có nhiệt độ cao hơn vùng băng tuyết Siberi và có độ ẩm lớn hơn, không tạo rét, mà chỉ hanh khô, có phần nắng nóng

b Điều kiện kinh tế - xã hội

Quy mô, tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

An Giang có tổng GDP trong năm là 26.506 tỷ đồng, chiếm 13,16% GDP toàn vùng ĐBSCL và 2,32% GDP cả nước (theo 2007) Tỉnh An Giang được xếp vào hạng thứ 7 so với cả nước về tổng thu nhập GDP và đứng đầu khu vực ĐBSCL

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh An Giang rất cao chiếm 7,98% (cả nước 7,23% và vùng ĐBSCL 6,07%) từ năm 1996 – 2005 Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh An Giang là 11,47% (cao hơn mức bình quân của cả nước là 10,85%, và mức bình quân của vùng ĐBSCL là 11,35%) Trong đó sự tăng trưởng của các ngành khá cao như: ngành nông – lâm – thủy sản đạt 9,36%; ngành công nghiệp xây dựng đạt mức 15,55%; và ngành dịch vụ đạt 15,8%

Tỷ trọng cơ cấu kinh tế của các ngành trong tỉnh đã có những bước chuyển biến tương đối cao (1996 – 2007) Thực hiện theo chiến lược tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, dần tiến hành giảm tỷ trọng ngành nông nghiêp Tỷ trọng khối ngành nông – lâm – thủy sản giảm 12,8%, từ 48,3% xuống còn 35,5%; tỷ trọng khối ngành công nghiệp và xây dựng giảm 0,2%, từ 12,3% xuống còn 12,1%; tỷ trọng của khối ngành dịch vụ tăng 13%,

Trang 31

Lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở các ngành nông – lâm – thủy sản (66,16%); Thương nghiệp (7,35%); Công nghiệp (5,96%); Thủy sản (4,69); Khách sạn và nhà hàng (4,29%); Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc (3,7%) Tuy nhiên nạn thất nghiệp vẫn còn tồn tại có đến 3.905 người, hoặc chỉ làm nội trợ là 203.858 người Trình độ chuyên môn và hộc vấn của lực lượng lao động tỉnh An Giang hiện còn khá thấp chỉ có 12,5% số lao động có bằng cấp, 9,31% số lao động đã tốt nghiệp trung học phổ thông

Giáo dục, văn hóa, y tế:

Trình độ học vấn của tỉnh An Giang đang từng bước được nâng cao Hiện nay tỉnh An Giang đã có những hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh,

có đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo Mạng lưới giáo dục từ mầm non cho đến sau đại học rãi khắp tỉnh: có 234 trường mẫu giáo, 392 trường tiểu học, 149 trường trung học cơ sở, 52 trường trung học phổ thông, 1 trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, 2 trường Đại học và Cao đẳng

An Giang có tới 176 cơ sở y tế với 4.480 giường bệnh, trong đó có 18 bệnh viện với 2.640 giường bệnh và 11 phòng khám đa khoa khu vực với 250 giường bệnh, và 147 trạm y tế /phường với 1.420 giường bệnh Số cán bộ Bác

sĩ và trên đại học là 842 người, y sĩ có 1.248 người, y tá 1.111 người, hộ sinh

504 người

Các hoạt động văn hóa thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình đã tập trung phục vụ tốt cho các nhiệm vụ của tỉnh Các hoạt động văn hóa đặc trưng, các ngày lễ hội của khu vực đã được thể hiện và dược đồng tình ủng hộ của chính quyền địa phương và các sở ban ngành Hàng năm các lễ hội được diễn

ra tưng bừng dể cho mọi người có thể giao lưu văn hóa với nhau và truyền thụ những kinh nghiệm sống, và gìn giữ nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Nhằm hướng tới sự phát triển bền vững về văn hóa

2.4.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp ở tỉnh An Giang

Trong 10 năm qua diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm xuống để mở rộng giới hạn đô thị Long Xuyên, Châu Đốc, các thị trấn, nâng cấp các khu trung tâm đô thị như Tân Châu, cửa khẩu Tịnh Biên, xây dựng 243 cụm, tuyến dân cư vượt lũ và đầu tư hạ tầng kỹ thuật giao thông, thủy lợi, đê bao kiểm soát lũ

Trang 32

Hình 2.6: Biểu đồ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp năm 2000 – 2010

(Nguồn:Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật TN-MT An Giang, 2010)

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển trong những năm qua với sản lượng và giá trị năm sau luôn cao hơn năm trước Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên ha tăng dần theo từng năm từ 18,64 triệu đồng/ha năm 2000 lên 31,32 triệu đồng/ha năm 2009

Bảng 2.6: Diện tích xuống giống các loại cây trồng từng huyện/thị tỉnh An

Giang 2009 (đơn vị tính Hécta)

Cây

Ngô (Bắp)

Khoai lang

Khoai

Đậu nành

1000 Hecta

Trang 33

Châu Thành 62.015 220 − − 29 3 1

(Nguồn: Cục Thống kê An Giang, 2009)

Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp

(Nguồn: Cục Thống kê An Giang, 2009)

– Lúa vẫn là cây lương thực chủ yếu, với diện tích gieo trồng 557.290 ha chiếm 90,21% diện tích các loại cây trồng Sản lượng lúa 2009 đạt 3.421, 54 ngàn tấn tăng 208 ngàn tấn so với năm 2005 và 1.137,8 ngàn tấn so với năm

2000 Năng xuất lúa năm 2010 khoảng 6,2 tấn/ha (bình quân cả nước là 5,2 tấn/ha), tổng sản lượng lương thực khoảng 3,7 triệu tấn/năm (chiếm 1/10 sản lượng cả nước), hệ số sử dụng đất đạt gần 2,4 lần (bình quân cả nước 1,82 lần) Với năng xuất, sản lượng, hệ số sử dụng đất như vậy có thể nói ngành trồng trọt đã muốn đạt đến ngưỡng về năng suất và diện tích phải có những

Trang 34

bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xen canh để nâng cao giá trị sản xuất và trồng lúa chất lượng cao

– Tiếp đến là ngô, với diện tích gieo trồng gia tăng theo từng năm và đạt năng suất ngày càng cao, năm 2000 diện tích gieo trồng là 5.674 ha, sản lượng đạt 30.530 tấn đến năm 2009 diện tích gieo trồng tăng lên 9.235 ha, sản lượng đạt 65.125 tấn Năng suất cây ngô của tỉnh đạt từ 7 – 8 tấn/ha

– Nhóm cây rau, dưa, đậu thực phẩm và các cây trồng mùa nước nổi (sen, ấu,…) có hiệu quả kinh tế cao (lãi gấp 2 – 3 lần trồng lúa) đang được khuyến khích phát triển thành vùng nguyên liệu tập trung gần các khu vực nhà máy chế biến xuất khẩu Năm 2009, diện tích gieo trồng của nhóm cây này là 32.806 ha đạt sản lượng 783.944 tấn

– Cây công nghiệp ngắn ngày khác (đậu nành, lạc mè,…); cây công nghiệp lâu năm (dừa, hồ tiêu, điều,…) cũng được phát triển

Chất lượng sản phẩm, khối lượng nông sản tuy đã được nâng lên, nhưng chất lượng gạo chưa cạnh tranh được với Thái Lan Cơ cấu nội ngành nông nghiệp đã có chuyển dịch nhưng vẫn còn chậm so với tiềm năng, trồng trọt vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn 83% (chăn nuôi 8,3% và dịch vụ nông nghiệp 8,7%).Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn, nhất là dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá,… diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tăng giá đầu vào sản xuất, thiếu nhân công thu hoạch,…Tuy nhiên, do chủ động xuống giống đúng lịch thời vụ, thực hiện tránh rầy và phòng trị kịp thời nên đã khống chế được sâu bệnh lây lan Đồng thời tích cực đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,… đã mang lại hiệu quả tích cực, năng suất lúa liên tục tăng và vượt kế hoạch qua các năm

Để nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản xuất lúa, ngành nông nghiệp

đã triển khai rộng rãi chương trình “3 giảm, 3 tăng” 2009 – 2012 với sự hỗ trợ

kỹ thuật của Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) và Bộ NN-PTNT, đã thực hiện mỗi huyện một mô hình trong vụ Hè Thu 2009 và vụ Đông Xuân

2009 – 2010 bước đầu đạt kết quả tốt Ngoài ra, mô hình sản xuất lúa theo tiên chuẩn GlobalGAP bước đầu mang lại kết quả khả quan ở 2 huyện Thoại Sơn

và Châu Phú với diện tích 65 ha được tổ chức chứng nhận SGS đánh giá đạt yêu cầu cấp giấy chứng nhận có giá trị quốc tế và được công ty ADC ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với giá cao hơn thị trường cùng thời điểm 20% Các

Trang 35

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Vấn đề quản lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh An Giang

3.2 Thời gian nghiên cứu

Từ ngày 01/12/2010 - 29/04/2011

3.3 Mục tiêu nghiên cứu

– Điều tra, khảo sát hiện trạng phát thải và xử lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV

– Đánh giá thực trạng quản lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh An Giang

– Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV tại tỉnh An Giang nhằm giảm thiểu các tác động xấu gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân

3.4 Nội dung nghiên cứu

– Tìm hiểu, xem xét các nội dung:

 Tổng quan về tỉnh An Giang: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế -

xã hội, hiện trạng môi trường

 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội năm 2020

 Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

 Tổng quan về tình hình mua bán, sử dụng thuốc B T trên địa bàn tỉnh An Giang

– Tìm hiểu về nguồn gốc, hiện trạng, hình thức thu gom, xử lý chai lọ, bao

bì thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang

– Điều tra việc sử dụng thuốc BVTV và thói quen thải bỏ chai lọ, bao bì thuốc BVTV của nông dân trồng lúa ở An Giang:

 Phân chia vùng sản xuất nông nghiệp An Giang thành 3 vùng cơ bản: vùng có bao đê, vùng không bao đê, vùng cao (Vì mỗi vùng có xu hướng

sử dụng thuốc BVTV khác nhau) Vùng có bao đê, vùng không bao đê sẽ được điều tra khoảng 50 phiếu; vùng cao sẽ được điều tra khoảng 20 phiếu (vì hầu

Trang 36

hết vùng cao chỉ trồng được 1 vụ do thiếu nước và thói quen sử dụng thuốc

B T tương đối giống nhau)

Bảng 3.1: Vị trí phát phiếu điều tra tình hình quản lý vỏ chai lọ, bao bì thuốc

BVTV của nông dân An Giang 2010-2011

 Nội dung phiếu điều tra chủ yếu tập trung vào thành phần, số lượng

và thói quen thải bỏ chai lọ, bao bì thuốc B T người nông dân sử dụng hàng

năm, theo mùa vụ, diện tích,… (Phụ chương)

– Tìm hiểu công tác quản lý của các cơ quan chức năng về vấn đề thải bỏ chai lọ, bao bì thuốc B T đã qua sử dụng

– Đề xuất các biện pháp quản lý khả thi

3.5 Phương tiện và vật liệu nghiên cứu

– Các tài liệu liên quan đến quản lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV

– Phiếu phỏng vấn

Trang 37

3.6 Phương pháp nghiên cứu

Thu thập số liệu sơ cấp:

Trong quá trình nghiên cứu, để thu thập thông tin sơ cấp tác giả sử dụng các phương pháp thu thập thông tin chính là: phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn theo bảng câu hỏi đối với người nông dân trên địa bàn tỉnh với các nội dung:

Số lần sử dụng thuốc B T để trừ dịch hại trong các vụ là bao nhiêu ?

Lượng chai lọ, bao bì thuốc B T được sử dụng trong các vụ là bao nhiêu ?

Thói quen thải bỏ chai lọ, bao bì thuốc B T như thế nào?

Nhận thức của người nông dân về mức độ ảnh hưởng của chai lọ, bao bì thuốc BVTV

Phương pháp xử lý số liệu:

Sau khi diều tra số liệu được xử lý, tính toán và vẽ đồ thị bằng phần mềm Word, Excel và SPSS

Trang 38

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh An Giang

Qua kết quả điều tra về tình hình sử dụng thuốc BVTV phòng trừ dịch hại trên lúa của bà con nông dân trong tất cả các vụ năm 2010 (Đông Xuân,

Hè Thu, vụ 3 và vụ mùa) cho thấy tỉ lệ nông dân áp dụng thuốc trừ dịch hại là 100% và số lần phun thuốc trừ dịch hại trung bình là 12 lần trên một vụ

Bảng 4.1: Tỉ lệ nông dân áp dụng và số lần phun thuốc thuốc BVTV trừ dịch

hại trên cây lúa trong các mùa vụ 2010-2011

Trang 39

Tình hình dịch hại trong những năm qua diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp đã chủ động hướng dẫn nông dân phòng trừ dịch hại có hiệu quả, giữ vững năng suất và sản lượng Nhờ việc áp dụng chương trình “3 giảm, 3 tăng”

và “1 phải, 5 giảm”, nếu không thì số lần phun thuốc trừ dịch hại hiện nay còn nhiều hơn 12 lần/vụ

4.2 Thực trạng quản lý chai, lọ thuốc BVTV ở tỉnh An Giang

4.2.1 Lượng chai lọ, bao bì thuốc BVTV phát sinh hằng năm

Tổng diện tích lúa xuống giống của tỉnh An Giang năm 2010 là 566.712

đê bao, 20 phiếu cho vùng cao) thì lượng thuốc B T được sử dụng trong các

Lượng thuốc BVTV sử dụng trên 1ha

Lượng thuốc BVTV sử dụng trong 1vụ

Xuân 234.212 5.694,9 7.745,06 1.922,06 9.667,12 2.264.155.509

Hè Thu 230.000 5.947,9 8.089,14 2.079,22 10.168,36 2.338.722.800

Trang 40

ụ 3 95.000 6.468,18 8.796,73 2.190,34 10.987,07 1.043.771.650

ụ mùa 7.500 3.550,00 4.828,00 1.355,50 6.183,50 46.376.250

Trong đó:

D (ha): diện tích đất trồng lúa của các vụ

V 1 (ml): lượng thuốc BVTV loại chai nhựa dạng lỏng được sử dụng (Phụ lục 1, 2, 3, 4)

M 1 (g): lượng thuốc BVTV loại chai nhựa được sử dụng

M 2 (g): lượng thuốc BVTV loại bịch giấy tráng nhôm được sử dụng (Phụ lục 1, 2, 3, 4)

M (g): lượng thuốc BVTV được sử dụng trên 1 ha

Mv (g): lượng thuốc BVTV được sử dụng trên 1 vụ

1,36: khối lượng riêng trung bình của thuốc BVTV (Phụ lục 5)

Tổng lượng thuốc BVTV phát sinh trong 1 năm (năm 2010)

= Đông Xuân + Hè Thu + ụ 3 + Vụ mùa

= 2.264.155.509 g + 2.338.722.800 g + 1.043.771.650 g + 46.376.250 g

= 5.693.026.209 g

Ta có khối lượng chai lọ, bao bì thuốc BVTV chiếm khoảng 14,86% tổng khối

thuốc BVTV sử dụng (Lê Sơn Hà, 2009)

Do đó, lượng chai lọ, bao bì thuốc BVTV thải ra môi trường hằng năm là (đất trồng lúa):

5.693.026.209 g * 14,86% = 845.983.694,7 g = 845,9 tấn

Ngoài ra, tại các vùng trồng màu, các loại cây khác, các hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh thuốc B T cũng phát sinh ra một lượng chai lọ, bao bì thuốc BVTV

– Vùng trồng màu: với tổng diện tích xuống giống màu trong năm 2010 là 52.200 ha và thói quen sử dụng thuốc BVTV trên màu gấp 2 – 3 lần trên lúa

Ngày đăng: 02/12/2015, 07:29

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w