b. Điều kiện kinh tế xã hội
2.4.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở tỉnh An Giang
Trong 10 năm qua diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm xuống để mở rộng giới hạn đô thị Long Xuyên, Châu Đốc, các thị trấn, nâng cấp các khu trung tâm đô thị nhƣ Tân Châu, cửa khẩu Tịnh Biên, xây dựng 243 cụm, tuyến dân cƣ vƣợt lũ và đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật giao thông, thủy lợi, đê bao kiểm soát lũ.
Hình 2.6: Biểu đồsử dụng đất sản xuất nông nghiệp năm 2000 – 2010
(Nguồn:Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật TN-MT An Giang, 2010)
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển trong những năm qua với sản lƣợng và giá trị năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên ha tăng dần theo từng năm từ 18,64 triệu đồng/ha năm 2000 lên 31,32 triệu đồng/ha năm 2009.
Bảng 2.6: Diện tích xuống giống các loại cây trồng từng huyện/thị tỉnh An Giang 2009 (đơn vị tính Hécta)
Cây Địa bàn Lúa Ngô (Bắp) Khoai lang Khoai mì Đậu nành Đậu phộng Mè Long Xuyên 10.961 7 1 − 3 − 159 Châu Đốc 17.621 − − − 1 − − An Phú 28.447 3.675 2 − 278 203 35 Tân Châu 32.001 1.315 − − 45 91 35 Phú Tân 56.545 286 2 − 15 7 17 Châu Phú 83.118 24 − − 146 − 372 Tịnh Biên 35.069 36 25 445 − 80 − 280.317 257.739 240 260 280 300 2000 2010 1000 Hecta
Châu Thành 62.015 220 − − 29 3 1 Chợ Mới 49.852 3.609 77 − 58 − 455 Thoại Sơn 98.123 63 5 7 − 16 −
Tổng cộng: 557.290 9.235 125 507 575 487 1.493
(Nguồn: Cục Thống kê An Giang, 2009)
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp ĐVT 2000 2005 2009
1.Giá trị sản xuất tỷ đồng 5.519 7.461 8.385 2.Cơ cấu giá trị % 86,78 84,85 76,43 3.Sản phẩm:
- Lúa tấn 2.439.000 3.142.000 3.421.000 - Ngô (bắp) tấn 30.530 76.839 65.125 - Rau dƣa các loại tấn 234.000 569.000 784.000 - Đậu nành tấn 5.767 6.765 1.615 - Mè tấn 67 1.187 1.789
(Nguồn: Cục Thống kê An Giang, 2009)
– Lúa vẫn là cây lƣơng thực chủ yếu, với diện tích gieo trồng 557.290 ha chiếm 90,21% diện tích các loại cây trồng. Sản lƣợng lúa 2009 đạt 3.421, 54 ngàn tấn tăng 208 ngàn tấn so với năm 2005 và 1.137,8 ngàn tấn so với năm 2000. Năng xuất lúa năm 2010 khoảng 6,2 tấn/ha (bình quân cả nƣớc là 5,2 tấn/ha), tổng sản lƣợng lƣơng thực khoảng 3,7 triệu tấn/năm (chiếm 1/10 sản lƣợng cả nƣớc), hệ số sử dụng đất đạt gần 2,4 lần (bình quân cả nƣớc 1,82 lần). Với năng xuất, sản lƣợng, hệ số sử dụng đất nhƣ vậy có thể nói ngành trồng trọt đã muốn đạt đến ngƣỡng về năng suất và diện tích phải có những
bƣớc đột phá trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xen canh để nâng cao giá trị sản xuất và trồng lúa chất lƣợng cao.
– Tiếp đến là ngô, với diện tích gieo trồng gia tăng theo từng năm và đạt năng suất ngày càng cao, năm 2000 diện tích gieo trồng là 5.674 ha, sản lƣợng đạt 30.530 tấn đến năm 2009 diện tích gieo trồng tăng lên 9.235 ha, sản lƣợng đạt 65.125 tấn. Năng suất cây ngô của tỉnh đạt từ 7 – 8 tấn/ha.
– Nhóm cây rau, dƣa, đậu thực phẩm và các cây trồng mùa nƣớc nổi (sen, ấu,…) có hiệu quả kinh tế cao (lãi gấp 2 – 3 lần trồng lúa) đang đƣợc khuyến khích phát triển thành vùng nguyên liệu tập trung gần các khu vực nhà máy chế biến xuất khẩu. Năm 2009, diện tích gieo trồng của nhóm cây này là 32.806 ha đạt sản lƣợng 783.944 tấn.
– Cây công nghiệp ngắn ngày khác (đậu nành, lạc mè,…); cây công nghiệp lâu năm (dừa, hồ tiêu, điều,…) cũng đƣợc phát triển.
Chất lƣợng sản phẩm, khối lƣợng nông sản tuy đã đƣợc nâng lên, nhƣng chất lƣợng gạo chƣa cạnh tranh đƣợc với Thái Lan. Cơ cấu nội ngành nông nghiệp đã có chuyển dịch nhƣng vẫn còn chậm so với tiềm năng, trồng trọt vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn 83% (chăn nuôi 8,3% và dịch vụ nông nghiệp 8,7%).
Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn, nhất là dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá,… diễn biến phức tạp, ảnh hƣởng tăng giá đầu vào sản xuất, thiếu nhân công thu hoạch,…Tuy nhiên, do chủ động xuống giống đúng lịch thời vụ, thực hiện tránh rầy và phòng trị kịp thời nên đã khống chế đƣợc sâu bệnh lây lan. Đồng thời tích cực đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,… đã mang lại hiệu quả tích cực, năng suất lúa liên tục tăng và vƣợt kế hoạch qua các năm.
Để nâng cao chất lƣợng, giảm giá thành sản xuất lúa, ngành nông nghiệp đã triển khai rộng rãi chƣơng trình “3 giảm, 3 tăng” 2009 – 2012 với sự hỗ trợ kỹ thuật của Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) và Bộ NN-PTNT, đã thực hiện mỗi huyện một mô hình trong vụ Hè Thu 2009 và vụ Đông Xuân 2009 – 2010 bƣớc đầu đạt kết quả tốt. Ngoài ra, mô hình sản xuất lúa theo tiên chuẩn GlobalGAP bƣớc đầu mang lại kết quả khả quan ở 2 huyện Thoại Sơn và Châu Phú với diện tích 65 ha đƣợc tổ chức chứng nhận SGS đánh giá đạt yêu cầu cấp giấy chứng nhận có giá trị quốc tế và đƣợc công ty ADC ký hợp
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU