Thiêu rác để loại bỏ rác dễ cháy, tro tàn còn lại đƣợc đem đổ chung vào bãi thải rác. Cách này làm giảm 80 – 90% thể tích rác. Có thể thu hồi lại các kim loại, thủy tinh và nhiệt lƣợng sinh ra do đốt rác. Đốt rác không làm ô nhiễm nƣớc ngầm và nếu đƣợc trang bị công cụ khử bụi thì sẽ ít gây ra ô nhiễm không khí. Tuy nhiên còn một số các khuyết điểm nhƣ: dù có trang bị hút bụi, số còn lại thoát ra ngoài cũng rất lớn, ngoài ra cứ 10 tấn rác thiêu thì phải giải quyết một tấn tro, loại tro này thƣờng chứa nhiều kim loại độc và chất dioxin và có thể liệt vào loại chất thải độc hại. Chi phí để loại bỏ chất thải độc hại thƣờng cao gấp 15 lần so với bãi chôn rác tính trên mỗi tấn. Mặt khác, chi phí xây dựng, bảo trì và hoạt động hệ thống này rất cao.
2.3. Tình hình quản lý thuốc BVTV và chai lọ, bao bì thuốc BVTV tại Việt Nam Việt Nam
2.3.1. Tình hình sử dụng
Theo Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trƣờng iệt Nam vào cuối những năm 1960, chỉ có khoảng 0,48% diện tích đất canh tác sử dụng thuốc BVTV thì hiện nay là 100% với trên 1.000 chủng loại thuốc, trong đó nhiều loại thuốc có độc tính cao (Đào Đức Thắng, 2009).
Hằng năm, nƣớc ta sử dụng trung bình 15.000 – 25.000 tấn thuốc BVTV. Bình quân 1ha gieo trồng sử dụng đến 0,4 – 0,5 kg thuốc BVTV. Sử dụng không hợp l , không tuân thủ theo đúng những quy định nghiêm ngặt về quy trình sử dụng nên thuốc BVTV gây nhiều tác hại cho chính ngƣời sử dụng thuốc và ngƣời tiêu dùng nông sản và thực phẩm có chứa dƣ lƣợng thuốc BVTV, đồng thời ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống (Đào Đức Thắng, 2009).
Báo cáo tổng hợp của Tổng cục Môi trƣờng, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, mỗi năm hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải nông nghiệp nguy hại, chủ yếu là thuốc BVTV, trong đó không ít loại thuốc có độ độc cao đã bị cấm sử dụng. Ngoài ra, cả nƣớc còn khoảng 50 tấn thuốc BVTV tồn lƣu tại hàng chục kho bãi; 37.000 tấn hóa chất dùng trong nông nghiệp bị tịch thu đang đƣợc lƣu giữ chờ xử l . Môi trƣờng nông thôn đang phải gánh chịu những bất lợi từ hoạt động sản xuất nông nghiệp (Đào Đức Thắng, 2009).
Bảng 2.5: Tình hình nhập khẩu và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam và ước tính số lượng vỏ bao bì thải
Năm Khối lƣợng(tấn) Ƣớc tính khối lƣợng vỏ chai lọ, bao bì thải ra (tấn) Trƣớc 1990 13.000 – 14.000 1.931 – 2.080 1998 42.000 6.240 1999 33.715 5.010 2000 33.637 4.998 2003 36.018 5.352 2004 48.288 7.175 2006 71.345 10.602 2007 75.805 11.264 2008 110.000 16.346
(Nguồn: Lê Sơn Hà, 2009)
Khối lƣợng thuốc BVTV đƣợc nhập khẩu và sử dụng tăng lên hàng năm. Khối lƣợng thuốc trên đƣợc sang chai, đóng gói trong các bao bì làm bằng nhựa, giấy tráng nhôm,… với dung tích nhỏ, thƣờng là khoảng vài chục ml(gam) đến vài trăm ml(gam), có loại chỉ một vài gam hoặc một vài ml, vì vậy lƣợng chai lọ, bao bì thuốc BVTV thải ra là khá lớn (khối lƣợng chai lọ,
bao bì chiếm khoảng 14,86% tổng khối lƣợng thuốc BVTV). Đa số bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng đều bị vứt bỏ ra đồng ruộng, kênh mƣơng, ao hồ…
2.3.2. Tình hình xử l
Hiện nay vẫn chƣa có cơ chế thu gom, thiêu hủy chai lọ, bao bì thuốc BVTV một cách khoa học, triệt để và đảm bảo an toàn đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Mặc dù, có một số mô hình xây dựng các bể chứa bao bì trên đồng ruộng hoặc mô hình tự xây dựng lò đốt thủ công loại nhỏ với giá thành thấp (dƣới 1 triệu đồng/lò nhƣ ở một vùng trồng chè Phú Thọ). Nhìn chung là chƣa có hƣớng tiêu hủy (đối với các bể chứa chai lọ, bao bì) hoặc dù đốt đƣợc chai lọ, bao bì, nhƣng lại không đảm bảo về môi trƣờng vì phát sinh khói thải độc hại (đối với dạng lò đốt thủ công nhƣ ở Phú Thọ). Thậm chí một số nơi, ngƣời dân còn thu gom chai lọ, bao bì bằng nhựa rồi bán cho ngƣời thu mua phế thải để tái sử dụng. Từ đó có nguy cơ sử dụng loại rác thải nguy hại này để sản xuất các đồ nhựa gia dụng sẽ gây ra tác hại lớn đến sức khỏe con ngƣời.
2.4. Tổng quan về tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang Giang
2.4.1. Tổng quan về tỉnh An Giang a. Điều kiện tự nhiên a. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
An Giang là một tỉnh biên giới Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, có tổng diện tích là 353.675,89 ha chiếm 1,07% diện tích đất của cả nƣớc, xếp thứ 4 ở khu vực ĐBSCL. Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc, thị xã Tân Châu và 8 huyện là An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Tịnh Biên và Tri Tôn.
Tỉnh An Giang có vị trí địa lý:
– Phía Tây Bắc giáp Campuchia.
– Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.
Hình 2.3: Bản đồ hành chánh tỉnh An Giang
Địa hình
An Giang là tỉnh đặc biệt có đến 02 loại địa hình: địa hình đồi núi và địa hình đồng bằng.
– Địa hình đồi núi: Diện tích khoảng 33 ngàn ha (chiếm 10% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Bao gồm các phần có diện tích có độ cao từ 4m trở lên với mực nƣớc biển. Phân bố chủ yếu ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.
– Địa hình đồng bằng: Đồng bằng ở đây hàng năm do sông Mêkông bồi đắp phù sa. Bao gồm toàn phần các diện tích còn lại, chiếm diện tích tự nhiên là 307 ngàn ha (chiếm 90% diện tích toàn tỉnh). à đƣợc chia làm 2 vùng: Vùng Cù Lao và vùng hữu ngạn sông Hậu thuộc Tứ Giác Long Xuyên.
Mạng lưới sông ngòi và hệ thống kênh rạch
Tỉnh An Giang có 3 hệ thống sông lớn là sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao và còn có rất nhiều sông rạch nhỏ, kênh đào, hồ, và khe núi. Chúng đã tạo nên một mạng lƣới sông ngòi chằn chịt cho tỉnh An Giang với tổng diện tích dài 5.500 km chiếm phần lớn diện tích của tỉnh. Mật độ sông suối chung toàn tỉnh đạt 1,6 km/km2 thuộc mức cao nhất trong vùng.
Khí hậu - khí tượng
An Giang có vĩ độ địa lý nằm trong khoảng 100
– 110 vĩ độ Bắc, tức là nằm gần vùng xích đạo, nên có quá trình diễn biến khí hậu giống nhƣ vùng xích đạo. Chính vì thế tỉnh An Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc trƣng là 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa khô (kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 và có đặc trƣng của gió mùa mùa Đông Bắc) và mùa mƣa (kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và có đặc trƣng gió mùa Tây Nam). Gió mùa Tây Nam mát và ấm gây ra mùa mƣa. Gió mùa đông Bắc thổi vào tỉnh An Giang xuất phát từ Trung Quốc, nên có nhiệt độ cao hơn vùng băng tuyết Siberi và có độ ẩm lớn hơn, không tạo rét, mà chỉ hanh khô, có phần nắng nóng.
b.Điều kiện kinh tế - xã hội
Quy mô, tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
An Giang có tổng GDP trong năm là 26.506 tỷ đồng, chiếm 13,16% GDP toàn vùng ĐBSCL và 2,32% GDP cả nƣớc (theo 2007). Tỉnh An Giang đƣợc xếp vào hạng thứ 7 so với cả nƣớc về tổng thu nhập GDP và đứng đầu khu vực ĐBSCL.
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh An Giang rất cao chiếm 7,98% (cả nƣớc 7,23% và vùng ĐBSCL 6,07%) từ năm 1996 – 2005. Tốc độ tăng trƣởng GDP của tỉnh An Giang là 11,47% (cao hơn mức bình quân của cả nƣớc là 10,85%, và mức bình quân của vùng ĐBSCL là 11,35%). Trong đó sự tăng trƣởng của các ngành khá cao nhƣ: ngành nông – lâm – thủy sản đạt 9,36%; ngành công nghiệp xây dựng đạt mức 15,55%; và ngành dịch vụ đạt 15,8%.
Tỷ trọng cơ cấu kinh tế của các ngành trong tỉnh đã có những bƣớc chuyển biến tƣơng đối cao (1996 – 2007). Thực hiện theo chiến lƣợc tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, dần tiến hành giảm tỷ trọng ngành nông nghiêp. Tỷ trọng khối ngành nông – lâm – thủy sản giảm 12,8%, từ 48,3% xuống còn 35,5%; tỷ trọng khối ngành công nghiệp và xây dựng giảm 0,2%, từ 12,3% xuống còn 12,1%; tỷ trọng của khối ngành dịch vụ tăng 13%, từ 49,4% lên 52,4%.
Dân số và lao động
An Giang là tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào với tổng số dân là 2.231.062 ngƣời, với mật độ 631 ngƣời/km2
(đứng hàng thứ 3 so với ĐBSCL). Tốc độ tăng dân số tăng hàng năm là 1,03% (2000 – 2007).
Lực lƣợng lao động tập trung chủ yếu ở các ngành nông – lâm – thủy sản (66,16%); Thƣơng nghiệp (7,35%); Công nghiệp (5,96%); Thủy sản (4,69); Khách sạn và nhà hàng (4,29%); Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc (3,7%). Tuy nhiên nạn thất nghiệp vẫn còn tồn tại có đến 3.905 ngƣời, hoặc chỉ làm nội trợ là 203.858 ngƣời. Trình độ chuyên môn và hộc vấn của lực lƣợng lao động tỉnh An Giang hiện còn khá thấp chỉ có 12,5% số lao động có bằng cấp, 9,31% số lao động đã tốt nghiệp trung học phổ thông.
Giáo dục, văn hóa, y tế:
Trình độ học vấn của tỉnh An Giang đang từng bƣớc đƣợc nâng cao. Hiện nay tỉnh An Giang đã có những hệ thống giáo dục tƣơng đối hoàn chỉnh, có đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo. Mạng lƣới giáo dục từ mầm non cho đến sau đại học rãi khắp tỉnh: có 234 trƣờng mẫu giáo, 392 trƣờng tiểu học, 149 trƣờng trung học cơ sở, 52 trƣờng trung học phổ thông, 1 trƣờng trung học cơ sở và trung học phổ thông, 2 trƣờng Đại học và Cao đẳng.
An Giang có tới 176 cơ sở y tế với 4.480 giƣờng bệnh, trong đó có 18 bệnh viện với 2.640 giƣờng bệnh và 11 phòng khám đa khoa khu vực với 250 giƣờng bệnh, và 147 trạm y tế /phƣờng với 1.420 giƣờng bệnh. Số cán bộ Bác sĩ và trên đại học là 842 ngƣời, y sĩ có 1.248 ngƣời, y tá 1.111 ngƣời, hộ sinh 504 ngƣời.
Các hoạt động văn hóa thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình đã tập trung phục vụ tốt cho các nhiệm vụ của tỉnh. Các hoạt động văn hóa đặc trƣng, các ngày lễ hội của khu vực đã đƣợc thể hiện và dƣợc đồng tình ủng hộ của chính quyền địa phƣơng và các sở ban ngành. Hàng năm các lễ hội đƣợc diễn ra tƣng bừng dể cho mọi ngƣời có thể giao lƣu văn hóa với nhau và truyền thụ những kinh nghiệm sống, và gìn giữ nét văn hóa đặc trƣng của dân tộc. Nhằm hƣớng tới sự phát triển bền vững về văn hóa.
2.4.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở tỉnh An Giang
Trong 10 năm qua diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm xuống để mở rộng giới hạn đô thị Long Xuyên, Châu Đốc, các thị trấn, nâng cấp các khu trung tâm đô thị nhƣ Tân Châu, cửa khẩu Tịnh Biên, xây dựng 243 cụm, tuyến dân cƣ vƣợt lũ và đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật giao thông, thủy lợi, đê bao kiểm soát lũ.
Hình 2.6: Biểu đồsử dụng đất sản xuất nông nghiệp năm 2000 – 2010
(Nguồn:Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật TN-MT An Giang, 2010)
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển trong những năm qua với sản lƣợng và giá trị năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên ha tăng dần theo từng năm từ 18,64 triệu đồng/ha năm 2000 lên 31,32 triệu đồng/ha năm 2009.
Bảng 2.6: Diện tích xuống giống các loại cây trồng từng huyện/thị tỉnh An Giang 2009 (đơn vị tính Hécta)
Cây Địa bàn Lúa Ngô (Bắp) Khoai lang Khoai mì Đậu nành Đậu phộng Mè Long Xuyên 10.961 7 1 − 3 − 159 Châu Đốc 17.621 − − − 1 − − An Phú 28.447 3.675 2 − 278 203 35 Tân Châu 32.001 1.315 − − 45 91 35 Phú Tân 56.545 286 2 − 15 7 17 Châu Phú 83.118 24 − − 146 − 372 Tịnh Biên 35.069 36 25 445 − 80 − 280.317 257.739 240 260 280 300 2000 2010 1000 Hecta
Châu Thành 62.015 220 − − 29 3 1 Chợ Mới 49.852 3.609 77 − 58 − 455 Thoại Sơn 98.123 63 5 7 − 16 −
Tổng cộng: 557.290 9.235 125 507 575 487 1.493
(Nguồn: Cục Thống kê An Giang, 2009)
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp ĐVT 2000 2005 2009
1.Giá trị sản xuất tỷ đồng 5.519 7.461 8.385 2.Cơ cấu giá trị % 86,78 84,85 76,43 3.Sản phẩm:
- Lúa tấn 2.439.000 3.142.000 3.421.000 - Ngô (bắp) tấn 30.530 76.839 65.125 - Rau dƣa các loại tấn 234.000 569.000 784.000 - Đậu nành tấn 5.767 6.765 1.615 - Mè tấn 67 1.187 1.789
(Nguồn: Cục Thống kê An Giang, 2009)
– Lúa vẫn là cây lƣơng thực chủ yếu, với diện tích gieo trồng 557.290 ha chiếm 90,21% diện tích các loại cây trồng. Sản lƣợng lúa 2009 đạt 3.421, 54 ngàn tấn tăng 208 ngàn tấn so với năm 2005 và 1.137,8 ngàn tấn so với năm 2000. Năng xuất lúa năm 2010 khoảng 6,2 tấn/ha (bình quân cả nƣớc là 5,2 tấn/ha), tổng sản lƣợng lƣơng thực khoảng 3,7 triệu tấn/năm (chiếm 1/10 sản lƣợng cả nƣớc), hệ số sử dụng đất đạt gần 2,4 lần (bình quân cả nƣớc 1,82 lần). Với năng xuất, sản lƣợng, hệ số sử dụng đất nhƣ vậy có thể nói ngành trồng trọt đã muốn đạt đến ngƣỡng về năng suất và diện tích phải có những
bƣớc đột phá trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xen canh để nâng cao giá trị sản xuất và trồng lúa chất lƣợng cao.
– Tiếp đến là ngô, với diện tích gieo trồng gia tăng theo từng năm và đạt năng suất ngày càng cao, năm 2000 diện tích gieo trồng là 5.674 ha, sản lƣợng đạt 30.530 tấn đến năm 2009 diện tích gieo trồng tăng lên 9.235 ha, sản lƣợng đạt 65.125 tấn. Năng suất cây ngô của tỉnh đạt từ 7 – 8 tấn/ha.
– Nhóm cây rau, dƣa, đậu thực phẩm và các cây trồng mùa nƣớc nổi (sen, ấu,…) có hiệu quả kinh tế cao (lãi gấp 2 – 3 lần trồng lúa) đang đƣợc khuyến khích phát triển thành vùng nguyên liệu tập trung gần các khu vực nhà máy chế biến xuất khẩu. Năm 2009, diện tích gieo trồng của nhóm cây này là 32.806 ha đạt sản lƣợng 783.944 tấn.
– Cây công nghiệp ngắn ngày khác (đậu nành, lạc mè,…); cây công nghiệp lâu năm (dừa, hồ tiêu, điều,…) cũng đƣợc phát triển.
Chất lƣợng sản phẩm, khối lƣợng nông sản tuy đã đƣợc nâng lên, nhƣng chất lƣợng gạo chƣa cạnh tranh đƣợc với Thái Lan. Cơ cấu nội ngành nông nghiệp đã có chuyển dịch nhƣng vẫn còn chậm so với tiềm năng, trồng trọt vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn 83% (chăn nuôi 8,3% và dịch vụ nông nghiệp 8,7%).
Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn, nhất là dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá,… diễn biến phức tạp, ảnh hƣởng tăng giá đầu vào sản xuất, thiếu nhân công thu hoạch,…Tuy nhiên, do chủ động xuống giống đúng lịch thời vụ, thực hiện tránh rầy và phòng trị kịp thời nên đã khống chế đƣợc sâu bệnh lây lan. Đồng thời tích cực đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,… đã mang lại hiệu quả tích cực, năng suất lúa liên tục tăng và vƣợt kế hoạch qua các năm.
Để nâng cao chất lƣợng, giảm giá thành sản xuất lúa, ngành nông nghiệp đã triển khai rộng rãi chƣơng trình “3 giảm, 3 tăng” 2009 – 2012 với sự hỗ trợ kỹ thuật của Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) và Bộ NN-PTNT, đã thực hiện mỗi huyện một mô hình trong vụ Hè Thu 2009 và vụ Đông Xuân 2009 – 2010 bƣớc đầu đạt kết quả tốt. Ngoài ra, mô hình sản xuất lúa theo tiên chuẩn GlobalGAP bƣớc đầu mang lại kết quả khả quan ở 2 huyện Thoại Sơn và Châu Phú với diện tích 65 ha đƣợc tổ chức chứng nhận SGS đánh giá đạt yêu cầu cấp giấy chứng nhận có giá trị quốc tế và đƣợc công ty ADC ký hợp
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Vấn đề quản lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh An Giang.
3.2. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 01/12/2010 - 29/04/2011
3.3. Mục tiêu nghiên cứu
– Điều tra, khảo sát hiện trạng phát thải và xử lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV.
– Đánh giá thực trạng quản lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV trên đất trồng