Dựa vào sự tham gia của cộng đồng

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh an giang và đề xuất các biện pháp quản lý (Trang 57)

Mọi vấn đề về việc quản lý CTR phải có sự đồng tình và ủng hộ của ngƣời dân. Hiện trạng thu gom và xử lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV của tỉnh An Giang chƣa đƣợc sự đồng tình của ngƣời dân, nhƣ việc xử lý vỏ chai lọ, bao bì thuốc BVTV chƣa có nhà máy xử lý rác thải nguy hại, xử lý bằng biện pháp chôn lấp, đổ đóng làm cho môi trƣờng xung quanh bị ô nhiễm. Việc thu gom thì chƣa đạt hiệu quả cao, còn hạn chế,…

4.3.2. Đề xuất phƣơng án quản lý a. Giải pháp trƣớc mắt a. Giải pháp trƣớc mắt

Từ những thực tế về chai lọ, bao bì thuốc BVTV ở An Giang nêu trên và dựa vào những nguyên tắc đề xuất quản lý CTR nguy hại một cách phù hợp và tin cậy. Tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm mục đích quản lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV và bảo vệ môi trƣờng ở tỉnh An Giang đƣợc tốt hơn.

Giải pháp tuyên truyền:

 Để ngƣời dân hiểu rõ hơn về các nguy cơ và ảnh hƣởng của chai lọ, bao bì thuốc BVTV thì cần phải nâng cao trình độ nhận thức của ngƣời dân về vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trƣờng thông qua các lớp tập huấn, phƣơng tiện thông tin đại chúng, các băng rôn, áp phích, tờ rơi và các bảng biểu. Tăng số lƣợng các bài báo, bài phóng sự về những vấn đề cấp bách của môi trƣờng tạo điều kiện để ngƣời dân đƣợc tiếp xúc và khám phá nhiều hơn về môi trƣờng xung quanh, từ đó hƣớng con ngƣời đến các hoạt động tích cực vừa mang lại lợi ích cho con ngƣời, vừa đảm bảo phát triển bền vững.

 Tăng cƣờng áp dụng chƣơng trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM: Intergrated Pest Management) trong sản xuất nông nghiệp. Áp dụng phƣơng pháp này vừa đạt năng suất ổn định vừa bảo vệ môi trƣờng sinh thái, đảm bảo đa dạng sinh học. Nội dung của phƣơng pháp khá đa dạng, áp dụng nhiều biện pháp khác nhau nhƣ: canh tác, thủ công, sinh học, hóa học và tùy vào điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng mà có phƣơng thức áp dụng các biện pháp này thích hợp. Việc áp dụng IPM cần đƣợc thực hiện trên diện rộng, riêng đối với môi trƣờng đất cần lƣu đến những biện pháp sau:

 Cải tạo đất và vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch: đây đƣợc xem là biện pháp hiệu quả nhằm tăng độ xốp và khả năng xáo trộn của các tầng đất khác nhau giúp vi sinh vật đất hoạt động tốt, làm giảm dƣ lƣợng nông dƣợc do tăng khả năng thoát khí của đất.

 Sử dụng phân bón hợp lý: chỉ sử dụng phân bón vào những giai đoạn cần thiết nhất đối với cây trồng. Cần sử dụng phân hữu cơ bổ sung sẽ tăng hoạt động của vi sinh vật đất.

 Sử dụng thuốc BVTV theo phƣơng pháp 4 đúng: đúng chủng loại, đúng liều lƣợng – nồng độ, đúng thời điểm, đúng kỹ thuật. Điều này sẽ giảm thiểu đƣợc dƣ lƣợng thuốc BVTV trong đất cũng nhƣ lƣợng chai lọ, bao bì thuốc BVTV thải ra môi trƣờng.

 Tăng cƣờng áp dụng chƣơng trình “1 phải, 5 giảm” trên đồng ruộng, theo đó chỉ sử dụng phân bón vào những giai đoạn thích hợp cho cây trồng với loại phân, liều lƣợng, cách thức bón phân hợp lý vừa đảm bảo mang hiệu quả cho cây vừa tránh thất thoát (giảm phân bón); ứng dụng biện pháp thủ công hoặc sử dụng thiên địch (giảm thuốc BVTV).

 Tăng cƣờng áp dụng chƣơng trình “3 giảm, 3 tăng”: sử dụng ít hạt giống, phân bón và thuốc BVTV.

Kết quả mong đợi: Khắc phục đƣợc thói quen vứt bỏ chai lọ, bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng của bà con nông dân; Giảm thiểu đƣợc lƣợng chai lọ, bao bì thuốc BVTV thải ra môi trƣờng.

Giải pháp thu gom:

 Các chai lọ, bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng xong phải thu gom và hoàn trả lại cho nhà sản xuất thông qua một cơ chế “đặt cọc – hoàn trả” giống nhƣ đã từng áp dụng khi mua bia chai ở các đại l để uống.

Kết quả mong đợi: Thu gom triệt để lƣợng chai lọ, bao bì thuốc BVTV sau khi bán cho bà con nông dân.

 Thành lập những điểm thu gom chai lọ, bao bì thuốc B T trên đồng ruộng.

 Mô hình:

 Hình trụ chữ nhật: 4 trụ bằng tre (tằm vong, tràm,..), rào bằng lƣới sắt đan nhỏ, mái che bằng thiết, có gắn bảng thông báo chất thải nguy hại.

 Hình trụ chữ nhật: xây hoàn toàn bằng xi măng.

 Vị trí đặt điểm thu gom phải cách xa nhà dân, nên đặt tại các đƣờng cộ (đƣờng mà mỗi khi nông dân đi ruộng phải đi qua con đƣờng này). Vị trí đặt nhƣ thế thì tỷ lệ nông dân thu gom chai lọ, bao bì thuốc B T vào điểm thu gom sẽ cao hơn.

 Chi phí dự kiến khoảng 400 – 500 nghìn đồng/điểm.

 Mô hình có tính khả thi cao do vật liệu xây dựng và cách xây dựng mô hình dễ thực hiện và áp dụng.

 Thuận lợi: Mô hình thu gom chai, lọ thuốc BVTV có diện tích nhỏ gọn, vật liệu xây dựng đơn giản rất dễ xây dựng và triển khai lắp đặt.

 Khó khăn: Phát sinh mùi hôi và ảnh hƣởng đến môi trƣờng xung quanh. Mùa mƣa gây ô nhiễm cao.

Kết quả mong đợi: Giảm đƣợc lƣợng chai lọ, bao bì thuốc B T đƣợc vứt bỏ bừa bãi khắp nơi từ bờ ruộng cho đến kênh, mƣơng; Thuận tiện cho việc thu gom để xử lý.

Hình 4.10: Điểm thu gom chai lọ, bao bì thuốc BVTV bằng tre, sắt.

Hình 4.11: Điểm thu gom chai lọ, bao bì thuốc BVTV bằng xi măng.

 Tích cực tổ chức các chiến dịch thu gom chai lọ, bao bì thuốc BVTV nhằm bảo vệ môi trƣờng nông thôn ngày một sạch hơn. Các chiến dịch này sẽ thu gom và xử lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV tại những điểm thu gom trong thời gian các tổ tự quản bảo vệ môi trƣờng cấp xã chƣa đƣợc thành lập.

Kết quả mong đợi: Tỷ lệ thu gom chai lọ, bao bì thuốc BVTV đạt hiệu quả cao; Ít gây ô nhiễm đến môi trƣờng nông thôn và sức khỏe ngƣời dân.

Giải pháp xử lý:

 Thực hiện tốt công tác xả lũ vào khu vực có đê bao theo chu kỳ nhằm vệ sinh đồng ruộng, cung cấp thêm dƣỡng chất cho đất cũng nhƣ rửa trôi các độc chất tồn tại trong môi trƣờng đất qua các mùa vụ.

 Nhà nƣớc cần khuyến khích các công ty sản xuất thuốc BVTV thay thế các loại thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học bằng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học dễ phân hủy.

Kết quả mong đợi: Giảm ô nhiễm môi trƣờng từ dƣ lƣợng thuốc BVTV và chai lọ, bao bì thuốc BVTV.

 Nhà nƣớc cần khuyến khích các công ty sản xuất thuốc BVTV tái sử dụng các chai lọ, bao bì có thể sử dụng (chai lọ bằng nhôm, thủy tinh), tái chế các chai lọ, bao bì thuốc bằng nhựa để sản xuất chai lọ, bao bì thuốc BVTV, tƣờng rào bằng nhựa, gờ giảm tốc trên đƣờng bộ,…

Kết quả mong đợi: Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bởi việc sử dụng vật liệu đƣợc tái chế thay cho vật liệu gốc; Giảm lƣợng chai lọ, bao bì thuốc BVTV, giảm tác động môi trƣờng do đổ thải gây ra, tiết kiệm diện tích chôn lấp, tiết kiệm chi phí xử lý; có thể thu lợi nhuận từ hoạt động tái chế.

 Xây dựng bể chứa và thiêu hủy chai lọ, bao bì thuốc BVTV trên đồng ruộng:

 Mô hình:

Hình 4.12: Mô hình bể chứa và thiêu hủy vỏ chai lọ, bao bì thuốc BVTV hình trụ tròn

 Hình trụ chữ nhật bằng bêtông: Cấu tạo có thể xây giống với bể hình trụ tròn nhƣng kích thƣớc là hình chữ nhật hoặc hình vuông.

 Vị trí đặt bể chứa phải xa nhà dân khoảng 100m, nên đặt ngay tại góc giao nhau giữa 2 đƣờng cộ. Ngƣời thiêu hủy nên là nhân viên y tế của các trạm y tế xã (vì có tầm hiểu biết và thành thạo về việc thiêu hủy chất thải nguy hại).

 Chi phí dự kiến khoảng 2 triệu đồng cho 1 bể.

 Mô hình có tính khả thi cao do vật liệu xây dựng và cách xây dựng mô hình dễ thực hiện và áp dụng. Rất thích hợp cho các xã vùng xâu, vùng xa.

 Thuận lợi: Mô hình thu gom và xử lý chai, lọ thuốc BVTV có Mô hình: hình trụ tròn bằng bêtông - Cao: 1,1m; - Đƣờng kính: 1,15 m - ĩ sắt đặt cách đáy 0,35m - Ống khói cao: 1,6m Cửa lò để đốt và để lấy tro Cửa bỏ chai lọ thuốc BVTV vào ĩ sắt đan thành ô vuông, hạn chế thuốc lọt xuống đáy Các lỗ thoát khí xung quanh Nắp bằng Dal- xi măng Ống khói làm bằng thiếc Đáy tráng xi măng, phẳng

đặt (hình trụ làm bằng bêtông - dạng cống thoát nƣớc, nắp bằng dal xi măng, ống khói bằng thiếc,...).

 Khó khăn: Hệ thống đốt tự nhiên, nhốm lửa bằng củi mồi dầu, nhiệt độ thấp (100 – 120oC), quá trình cháy không hoàn toàn sinh ra các khí độc trong quá trình cháy và các chất còn lại sau khi đốt tƣơng đối nhiều (< 20%), đặc biệt ảnh hƣởng đến môi trƣờng xung quanh và tác động trực tiếp đến ngƣời vận hành mô hình.

Kết quả mong đợi: Tuy mô hình không xử lý triệt để (công nghệ đốt thủ công) nhƣng làm giảm đáng kể lƣợng lƣợng chai lọ, bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng của nông dân.

 Nên có biện pháp xử lý tốt hơn khi triển khai thực hiện.

Hình 4.13:Bể chứa và thiêu hủy chai lọ, bao bì thuốc BVTV của tỉnh Long An

 Cần phối hợp với Công ty Holcim (nhà máy xi măng Holcim – Kiên Giang) để thiêu hủy chai lọ, bao bì thuốc BVTV sau khi thu gom trong khi nhà máy xử lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh An Giang chƣa đƣợc triển khai. Vì trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thì chỉ duy nhất nhà máy xi măng Holcim mới thiêu hủy triệt để chai lọ, bao bì thuốc BVTV với công nghệ lò nung ở nhiệt độ 2.000oC (Phỏng vấn trực tiếp cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang, 2011).

Kết quả mong đợi: Giải quyết đƣợc vấn đề thu gom rồi mà không có nơi để xử lý; công nghệ đốt xử lý triệt để lƣợng chai lọ, bao bì thuốc BVTV.

Hình 4.14: Xử lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV của nhà máy xi măng Holcim

Giải pháp nguồn tài chính:

Nguồn kinh phí thực hiện hoạt động quản lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV và bảo vệ môi trƣờng cần có sự hổ trợ của nhà nƣớc và có thể tìm kiếm thêm từ các nguồn sau:

– Nguồn ngân sách của nhà nƣớc (cả ngân sách địa phƣơng lẫn ngân sách Trung ƣơng).

– Tiền vận động đóng góp của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp liên doanh đóng trên địa bàn.

– Viện trợ nƣớc ngoài cho các dự án phát triển cộng động và dự án môi trƣờng…

– Tiền phạt hành chính các hành vi vi phạm kinh doanh thuốc BVTV sẽ đƣợc sử dụng vào việc tổ chức triển khai thực hiện phong trào, theo sự hƣớng dẫn của Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh An Giang.

– Xã hội hóa công tác quản lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV: với mô hình quản lý hợp lý sẽ huy động đƣợc nguồn vốn đầu tƣ của xã hội cho công tác bảo vệ môi truờng từng bƣớc giải quyết khó khăn về kinh phí tài trợ. Bên cạnh đó, xã hội hóa công tác quản lý còn thể hiện rõ vai trò hợp tác giữa nhân dân và Nhà nƣớc trong công cuộc bảo vệ môi trƣờng.

Kết quả mong đợi: Giải quyết đƣợc vấn đề về nguồn tài chính; Có thêm chi phí để thành lập các điểm thu, bể thu gom và thiêu hủy chai lọ, bao bì thuốc BVTV; Có thêm chi phí để xử lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV; Có thêm

chi phí để tổ chức các chiến dịch thu gom và thiêu hủy chai lọ, bao bì thuốc BVTV.

b.Giải pháp lâu dài (đến năm 2020)

Vấn đề quản lý chai lọ, bao bì thuốc B T trên địa bàn tỉnh An Giang về lâu dài cần có các cơ chế và quy định riêng đối với việc quản lý loại hình này. Cụ thể:

– Ủy ban nhân dân tỉnh cần ban hành văn bản, quy định về việc quản lý chai lọ, bao bì thuốc B T . Trong đó thể hiện trách nhiệm của từng đơn vị:

 Tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV:

 Thực hiện chế độ báo cáo bằng văn bản cho Chi cục BVTV về tình hình sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV hằng năm, kể cả việc thay đổi chủng loại thuốc đƣợc sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói.

 Chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật nếu hoạt động sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV của mình gây ảnh hƣởng xấu đến ngƣời, vật nuôi và môi trƣờng; chịu trách nhiệm về chất lƣợng sản phẩm của mình khi đƣa ra lƣu thông trên thị trƣờng và đã đƣợc sử dụng.

 Thu hồi chai lọ, bao bì thuốc BVTV sau khi bán.  Tái sử dụng hoặc tái chế chai lọ, bao bì thuốc BVTV.

 Chi cục BVTV:

 Tổ chức thanh tra, kiểm tra hằng năm, thanh tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV khi xét thấy cần thiết.

 Phạt tiền đối với tất cả các hành vi vi phạm về quản lý thuốc, chai lọ, bao bì thuốc BVTV.

 Chi cục BVMT:

 Phòng, chống tác hại từ chai lọ, bao bì thuốc BVTV.

 Thu gom, vận chuyển và xử lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV.

– Các chính sách đãi ngộ đối với việc thu gom và xử lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV, khuyến khích mọi ngƣời chung tay bảo vệ môi trƣờng.

 Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm, tài liệu nâng cao nhận thức, sổ tay hƣớng dẫn kỹ thuật về bảo vệ môi trƣờng.

 Địa bàn triển khai: toàn tỉnh.

 Cơ quan chịu trách nhiệm: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng An Giang.

 Giai đoạn: 2010 – 2020.

 Kinh phí dự kiến: 900 triệu đồng.

 Tổ chức chƣơng trình tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng cho cộng đồng dân cƣ (dự kiến 11 chƣơng trình).

 Địa bàn triển khai: các cơ quan ban ngành, Đoàn thể, cộng đồng dân cƣ, doanh nghiệp.

 Cơ quan chịu trách nhiệm: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng An Giang.

 Giai đoạn: 2010 – 2015.

 Kinh phí dự kiến: 1 tỷ đồng.

 Xây dựng mô hình quản lý rác thải nông thôn (Quy mô 30 xã).

 Địa bàn triển khai: toàn tỉnh.

 Cơ quan chịu trách nhiệm: Ủy ban nhân dân huyện.

 Giai đoạn: 2010 – 2012.

 Kinh phí dự kiến: 1 tỷ đồng/xã.

 Xây dựng mô hình cộng đồng bảo vệ môi trƣờng nông thôn (Thành lập các tổ tự quản về bảo vệ môi trƣờng cấp xã).

 Địa bàn triển khai: 9 huyện, thị.

 Cơ quan chịu trách nhiệm: Ủy ban nhân dân huyện, thị.

 Giai đoạn: 2015 – 2020.

 Kinh phí dự kiến: 2 tỷ đồng/huyện.

 Thu gom và vận chuyển chất thải rắn nguy hại

 Địa bàn triển khai: toàn tỉnh

 Cơ quan chịu trách nhiệm: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng An Giang.

 Nâng cao nguồn lực về quản l môi trƣờng, thu hút nhân tài để có những đề xuất mang tính khoa học và hiệu quả hơn.

 Quy hoạch cụ thể địa điểm sản xuất, gia công, kho chứa, địa điểm kinh doanh thuốc B T theo quy định quản l nhà nƣớc trong lĩnh vực thuốc B T trên địa bàn tỉnh (Ban hành kèm theo quyết định số 31/2009/QĐ- UBND ngày 17/8/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang). Thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm tra,…

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Trên kết quả đạt đƣợc của luận văn này, tôi xin có một vài kết luận nhƣ sau:

Về thực trạng quản lý:

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh an giang và đề xuất các biện pháp quản lý (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)