1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý

110 1,7K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Do đó việc nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố Hồ Chí Minh TPHCM hiện nay là một nhiệm vụ cần thiết nhằm góp phần giúp các nhà quản lý hồ bơi, người dân tham gia bơi

Trang 1

VŨ HOÀI NAM

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC

HỒ BƠI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỀ XUẤT

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

Chuyên ngành: Quản Lý Môi Trường

Mã số: 60 85 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học:

TS TÔ THỊ HIỀN

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2010

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc nhất đến Cô hướng dẫn,

TS Tô Thị Hiền – cô đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt

quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Môi Trường, trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên đã cho em những ý kiến quý báu trong quá trình em thực hiện đề tài

Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Liên đoàn thể thao dưới nước TPHCM, Trung tâm y tế dự phòng TPHCM và ban chủ nhiệm các hồ bơi được chọn làm điểm khảo sát đã cung cấp cho em nhiều nguồn tư liệu hữu ích và tạo điều kiện thuận lợi cho em được nghiên cứu, hoàn thành luận văn

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên, trường Đại học Sài Gòn, gia đình và các bạn trong lớp cao học Quản lý môi trường khóa 17 thuộc trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên TPHCM – những người đã luôn ở bên em, động viên, giúp đỡ em trong lúc khó khăn nhất

Dù đã có rất nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Kính mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn

Trang 3

TÓM TẮT

Chất lượng nước hồ bơi là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bơi và quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của một hồ bơi Chất lượng nước hồ bơi không đạt yêu cầu, người bơi có thể bị viêm đường hô hấp, đường tiêu hoá, da, mắt Do đó việc nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) hiện nay là một nhiệm vụ cần thiết nhằm góp phần giúp các nhà quản lý hồ bơi, người dân tham gia bơi lội có một cái nhìn khái quát hơn về tình hình chất lượng nước và phương pháp xử lý nước hồ bơi hiện nay ở TPHCM; từ đó có thể phát triển thêm nhiều nghiên cứu khoa học về lĩnh vực

hồ bơi và chất lượng nước hồ bơi tại Việt Nam Đề tài đã được thực hiện từ tháng 8/2009 đến tháng 6/2010 tại 84 hồ bơi ở TPHCM Mục đích của đề tài là tìm hiểu hiện trạng quản lý, hiện trạng chất lượng nước tại các hồ bơi công cộng từ đó đề xuất biện pháp quản lý thích hợp 84 hồ bơi được lấy mẫu nước từ Thứ 2 đến Thứ 6, trong đó có 9 hồ được khảo sát thêm vào các ngày cuối tuần để kiểm tra các thông

số clo dư, pH, Cloramin, tổng Coliforms và nhiệt độ Kết quả cho thấy có 100% hồ không đạt tiêu chuẩn về nhiệt độ và clo dư trong nước; 71 - 77% hồ vi phạm chỉ tiêu pH; 29 - 35% hồ có nồng độ cloramin cao hơn 0,2 ppm; 82 – 100% hồ nhiễm vi sinh vào Thứ 7, Chủ Nhật Từ kết quả trên tác giả đã đề xuất một số biện pháp quản

lý nhằm cải thiện chất lượng nước hồ bơi ở TPHCM hiện nay

Từ khóa: hồ bơi, chất lượng nước, TPHCM

Trang 4

ABSTRACT

Pool water quality is one of the factors that affect directly to swimmer’s health and decide the success or failure in the business of a pool Pool water quality is not satisfactory, swimmer may be infected some diseases on respiratory, digestive, skin, eyes Therefore the studying and evaluating the quality of pool water in Ho Chi Minh city (HCM City) is now a necessary task to help the pool managers and swimmers more understanding on the quality and the treatment of pool water in HCM City today, since it can develop more scientific research in the field of swimming pools and water quality in Vietnam This study was carried out from August 2009 to June 2010 in 84 swimming pools in the HCM city The purpose of the study was to investigate the current status of water quality, management of water quality at public pools and propose appropriate management methods All swimming pool water samples were taken from Monday to Friday, of which 9 pools were more surveyed on the weekends, to analysis carefully for chlorine - residue,

pH, chloramine, temperature, and total Coliforms Results showed that 100% pool violated in temperature and residual chlorine, 71 - 77% pool violated in pH indicators; 29 - 35% pool had chloramine concentration over 0,2 ppm and 82 - 100% pool were contaminated by micro-organisms on the weekends From the above results the authors proposed some management methods to improve water

quality in public swimming pools in HCM City

Key words: swimming pool, water quality, HCM City

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu _ 1

3 Nội dung nghiên cứu 2

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài _ 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1 Thành phần nước hồ bơi 3 1.2 Ô nhiễm nước hồ bơi _ 4 1.3 Xử lý nước hồ bơi 6

1.3.1 Lọc tuần hoàn 6 1.3.2 Pha loãng _ 8 1.3.3 Kết tủa – tạo bông 8 1.3.4 Điều chỉnh pH _ 8 1.3.5 Sử dụng chất khử trùng 8

1.3.5.1 Các phản ứng của clo trong nước _ 9

Trang 6

1.3.5.2 Ảnh hưởng của pH _ 13

1.4 Các sản phẩm phụ của quá trình xử lý và vấn đề sức khỏe người bơi _ 15 1.5 Tình hình quản lý chất lượng nước hồ bơi trên thế giới 16 1.6 Tình hình quản lý chất lượng nước hồ bơi ở Việt Nam _ 20 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU _ 23 2.1 Phương pháp điều tra phỏng vấn 23 2.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm _ 23

2.2.1 Giai đoạn 1: Nghiên cứu chất lượng nước hồ bơi trong trường hợp kiểm tra

có báo trước _ 23 2.2.2 Giai đoạn 2: Nghiên cứu chất lượng nước hồ bơi trong trường hợp kiểm tra đột xuất _ 24 2.2.3 Phương pháp phân tích chất lượng nước 29

2.2.3.1 Phương pháp lấy mẫu _ 29 2.2.3.2 Phương pháp đo đạc 29

2.2.4 Phương pháp đánh giá chất lượng nước hồ bơi _ 32

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33 3.1 Hệ thống hồ bơi ở TPHCM _ 33 3.2 Hiện trạng quản lý hồ bơi tại TPHCM 33

3.2.1 Hệ thống quản lý hồ bơi tại TPHCM _ 33 3.2.2 Nội dung quản lý 35 3.2.3 Phương pháp kiểm tra đánh giá xếp loại hồ bơi 36

3.2.3.1 Phương pháp kiểm tra 36 3.2.3.2 Đánh giá _ 36 3.2.3.3 Xếp loại hồ bơi 36

Trang 7

3.3 Hiện trạng xử lý nước hồ bơi ở TPHCM 38 3.4 Kết quả kiểm tra chất lượng nước hồ bơi tại TPHCM _ 42

3.4.1 Kết quả khảo sát đợt 1 42 3.4.2 Kết quả khảo sát đợt 2 46

3.5 Kết quả khảo sát lấy ý kiến người dân 50 3.6 Nhận xét chung 52

3.6.1 Quy định về quản lý 52 3.6.2 Về nội dung kiểm tra chất lượng nước 53 3.6.3 Về phương pháp kiểm tra, đánh giá và xếp loại hồ bơi _ 53 3.6.4 Về biện pháp quản lý chất lượng nước _ 53 3.6.5 Ý thức của người sử dụng hồ bơi 54

3.7 Đề xuất các giải pháp quản lý khả thi 55

3.7.1 Về hệ thống quản lý 55 3.7.2 Về phương pháp kiểm tra, đánh giá, xếp loại hồ bơi _ 55 3.7.3 Về biện pháp quản lý chất lượng nước _ 56

3.7.3.1 Xây dựng quy trình quản lý chất lượng nước tại các hồ bơi _ 56 3.7.3.2 Ban hành tiêu chuẩn chất lượng nước cho hồ bơi, spa _ 57 3.7.3.3 Ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật _ 57 3.7.3.4 Chuyển đổi loại hình hồ bơi 57 3.7.3.5 Tuyên truyền giáo dục _ 58

KẾT LUẬN _ 59 PHỤ LỤC 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO _ 94

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DBPs Disinfection by products – phụ phẩm diệt khuẩn

LĐTTDN/TP Liên đoàn thể thao dưới nước thành phố

NTU Nephelometric Turbidity unit – đơn vị đo độ đục

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

SMEWW Standard Methods for the Examination of Water and

Waste Water - Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải

TCU True color unit – đơn vị đo màu sắc

TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TTTDTT Trung tâm thể dục thể thao

TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh

TTYTDP/TP Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hồ Chí Minh

VH-TT-DL/TP Văn hóa – Thể thao – Du lịch thành phố Hồ Chí Minh WHO World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Giới hạn các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt thông thường 3 Bảng 1.2 Chất khử trùng và dư lượng chất khử trùng (mg/L) trong hồ bơi _ 9

Bảng 1.3 Ảnh hưởng của pH trong nước hồ bơi 14

Bảng 1.4 Tiêu chuẩn chất lượng nước hồ bơi tại Canada _ 17 Bảng 1.5 Tiêu chuẩn nước hồ bơi ở Nam Carolina 18 Bảng 1.6 Tiêu chuẩn nước hồ bơi tại Việt Nam _ 21 Bảng 2.1 Các hồ bơi được khảo sát từ 15/4 đến 15/5/2010 26 Bảng 2.2 Số lượng mẫu thu thập tại 9 hồ bơi 27 Bảng 3.1 Quy định xếp loại hồ bơi _ 36 Bảng 3.2 Bảng xếp loại một số hồ bơi 37 Bảng 3.3 Số hồ không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước qua các đợt kiểm tra 44 Bảng 3.4 So sánh giữa kiểm tra đột xuất và kiểm tra có báo trước 50 Bảng 3.5 Kết quả khảo sát người dân 51 Bảng 3.6 Một số khuyết điểm trong nội dung quy định về chất lượng nước hồ bơi hiện tại _ 53 Bảng 3.7 Quy định chấm điểm chất lượng nước và vệ sinh hồ bơi (thang điểm đề xuất) _ 56 Bảng 3.8 Quy định xếp loại hồ bơi (đề xuất) _ 56

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ làm việc của thiết bị lọc tuần hoàn có kèm bộ phận châm hóa chất

và hệ thống điều chỉnh nhiệt _ 7 Hình 1.2 Mối liên hệ giữa pH và sự hình thành cloramin trong hồ bơi _ 11 Hình 1.3 Hiện tượng clo hóa trong nước hồ bơi _ 12 Hình 1.4 Những phản ứng của clo trong nước hồ bơi 13 Hình 1.5 Ảnh hưởng của pH đến sự phân ly HClO và ClO - 14 Hình 2.1 Sơ đồ vị trí lấy mẫu _ 25 Hình 2.2 Sơ đồ phản ứng của DPD với clo 30 Hình 3.1 Hệ thống quản lý các hồ bơi tại TPHCM 33 Hình 3.2 Nguồn nước sử dụng cho hồ bơi _ 39 Hình 3.3 Máy lọc phèn tại hồ bơi Lý Thường Kiệt (Quận Tân Bình) _ 40 Hình 3.4 Tỉ lệ hồ bơi thay nước và tuần hoàn nước tại TPHCM 41 Hình 3.5 Lượng hồ bơi đạt tiêu chuẩn về clo dư, pH, vi sinh trong đợt khảo sát lần

1 43 Hình 3.6 Đồ thị biểu diễn khoảng dao động của clo dư và pH tại 84 hồ bơi trong trường hợp kiểm tra có báo trước 43 Hình 3.7 Tỉ lệ các chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước qua các đợt kiểm tra _ 44 Hình 3.8 Chất lượng nước hồ bơi vào các ngày Thứ 4, Thứ 7 và Chủ Nhật _ 47 Hình 3.9 Đồ thị biểu diễn khoảng dao động của clo dư và pH tại 9 hồ bơi trong trường hợp kiểm tra đột xuất 48

Trang 11

Hình 3.10 Lượng clo dư trung bình và vi sinh trung bình trong 34 mẫu nước hồ bơi khảo sát cuối tuần 49 Hình 3.11 Hệ thống quản lý hành chính các hồ bơi (mô hình đề xuất) _ 55

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bơi lội là một trong những hoạt động vui chơi giải trí, thư giãn và rèn luyện sức khỏe được nhiều người ưa thích vì không giống như tập tạ, chạy bộ hay bất cứ các môn vận động trên cạn khác, bơi lội là một môn thể thao dưới nước, phù hợp với mọi lứa tuổi Bơi lội mang tới những lợi ích cho toàn thân, và nhanh chóng cải thiện thể lực tổng thể Mặt khác, trong những thời điểm chuyển giao mùa, bơi lội góp phần rèn luyện hệ thống điều hòa thân nhiệt nên đỡ bị cảm nóng và nâng cao sức đề kháng trước sự thay đổi của thời tiết (Nguồn: www.hasa.org.vn)

Tuy nhiên, tham gia bơi lội cũng có thể gặp một vài rủi ro phát sinh như chấn thương, chết đuối hoặc nếu nước hồ bơi không sạch, người bơi có thể mắc một số bệnh như: bệnh hen suyễn, bệnh nấm kẽ chân, các bệnh ngoài da, bệnh não mô cầu, bệnh viêm giác mạc mắt, viêm tai ngoài, các loại bệnh phụ khoa, bệnh lậu, và các loại bệnh tiêu chảy (G P Fitzerald and M.E Dervartanian, 1996)

Chính vì thế vấn đề vệ sinh và an toàn hồ bơi là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý hồ bơi cũng như người dân tham gia bơi lội Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chưa có một tài liệu tổng hợp nào viết về hồ bơi, những vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn hồ bơi Như vậy các hồ bơi ở Việt Nam hiện nay xử lý nước như thế nào? Chất lượng nước hồ bơi hiện nay có an toàn cho người sử dụng

không? Để tìm hiểu vấn đề này, học viên đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất biện pháp quản lý”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước tại các hồ bơi công cộng tại TPHCM, từ

đó đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng nước hồ bơi, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người đi bơi

Trang 13

3 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra hiện trạng quản lý và công tác quản lý các hồ bơi tại TPHCM: bao gồm hệ thống quản lý, nội dung quản lý, các biện pháp xử lý vi phạm

- Điều tra hiện trạng chất lượng nước tại các hồ bơi ở TPHCM

- Đề xuất biện pháp quản lý

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: chất lượng nuớc trong các hồ bơi công cộng

- Phạm vi: Thành phố Hồ Chí Minh

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi và đề xuất biện pháp quản

lý là một đề tài hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay ở TPHCM, khi mà hệ thống quản lý hồ bơi cũng như chất lượng nước hồ bơi luôn là tâm điểm chú ý của nhiều người nhất là vào mùa nắng nóng

Kết quả của đề tài góp phần tổng hợp lại các vấn đề liên quan đến chất lượng nước hồ bơi, bước đầu giúp các nhà quản lý, người dân tham gia bơi lội có một cái nhìn khái quát hơn về tình hình chất lượng nước và phương pháp xử lý nước hồ bơi hiện nay ở TPHCM từ đó có thể phát triển thêm nhiều nghiên cứu khoa học về lĩnh vực hồ bơi và chất lượng nước hồ bơi tại Việt Nam

Trang 14

Chương 1 ‐ TỔNG QUAN 

1.1 Thành phần nước hồ bơi

Nước sử dụng cho hồ bơi thường là nước sinh hoạt, ở những vùng không có hệ thống cấp nước sinh hoạt thì có thể dùng nước ngầm hoặc nước mưa nhưng phải đảm bảo một số chỉ tiêu chất lượng theo quy định của từng vùng, từng quốc gia Chẳng hạn ở Việt Nam, giới hạn các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt thông thường được quy định theo Quy chuẩn Việt Nam 02:2009 của Bộ Y Tế (Bảng 1.1)

Bảng 1.1 Giới hạn các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt thông thường (QCVN

Trang 15

Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước

Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với hình thức tự khai thác nước của

cá nhân, hộ gia đình (giếng khoan, giếng đào, bể nước mưa)

Ngoài ra, trong nước hồ bơi còn có một số chất khử trùng như clo, brôm, axit xyanuric, hoặc các chất khử trùng khác như vôi, đồng sunfat; izo xyanurat - chất ổn định clo; nhôm sunfat – chất lắng cặn; poly đialyl đimetyl amoni clorit – chất làm

hồ bơi trong vắt và óng ánh; Soda ash (NaHCO3) – dùng để kiểm soát tổng lượng kiềm, điều chỉnh pH (Queensland, 2006) Việc sử dụng những hóa chất này tùy theo quy định của mỗi quốc gia và mỗi hồ bơi sao cho nước hồ phải cân bằng, không ảnh hưởng đến sức khỏe người bơi, không làm hư hỏng các trang thiết bị trong hồ và quan trọng hơn hết là phải đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng nước hồ bơi theo quy

định của từng khu vực, quốc gia

Thành phần của nước hồ bơi không ổn định mà thường xuyên thay đổi do tác động của môi trường xung quanh như mưa, nắng, gió, bụi, nguồn nước sử dụng…

và đặc biệt là do tác động mạnh mẽ của người bơi Nước hồ bơi được gọi là ô nhiễm nếu thành phần và tính chất của nước thay đổi vượt quá những tiêu chuẩn cho phép,

gây ảnh hưởng đến hoạt động sống của người bơi và người làm việc tại hồ bơi 1.2 Ô nhiễm nước hồ bơi

Nước hồ bơi là môi trường rất dễ bị ô nhiễm vì phần lớn các hồ bơi thường được xây dựng ngoài trời, bị ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố tự nhiên như mưa, nắng, gió Mặt khác hồ bơi phục vụ cho nhiều người, nhiều đối tượng khác nhau do

đó nước hồ bơi còn hòa tan nhiều loại chất bẩn từ người bơi thải ra, những chất này làm cho nước mau bị đục, rong tảo, vi khuẩn phát triển… Như vậy nguồn gốc gây

Trang 16

ô nhiễm nước hồ bơi có thể chia thành hai loại: ô nhiễm do nguyên nhân khách quan và ô nhiễm do nguyên nhân chủ quan

Sự ô nhiễm do nguyên nhân khách quan bắt nguồn từ nguồn nước sử dụng hoặc từ môi trường xung quanh Nước sử dụng trong hồ bơi được lấy từ nguồn nước sinh hoạt, nước ngầm, hay nước mưa; nếu các nguồn nước này không được xử

lý tốt thì chúng có thể ảnh hưởng đến sự an toàn cho người sử dụng Nguồn nước máy có thể chứa những sản phẩm phụ của quá trình xử lý nước, vôi và những chất kiềm, photphat….Nguồn nước ngầm có thể chứa kim loại nặng và vi sinh (WHO, 2006)

Môi trường xung quanh như mưa, nắng, gió tác động khá nhiều đến chất lượng nước hồ bơi Khi trời mưa, nước mưa mang theo nhiều bụi bẩn từ không khí hoặc khu vực xung quanh xuống hồ Khi trời nắng, nhiệt độ tăng cao là môi trường tốt giúp cho vi khuẩn, vi sinh phát triển nhanh hơn Theo tính toán nếu nhiệt độ nước trong hồ tăng 100C thì lượng vi khuẩn sẽ tăng gấp đôi (Gillian Bullock, 2003) Mặt khác, nhiệt độ tăng cao cũng làm giảm khả năng hòa tan của khí, điều này dẫn đến việc bốc thoát hơi nước, clo vào không khí, làm giảm nồng độ clo dư trong nước, giảm khả năng khử trùng, ảnh hưởng đến chất lượng nước Khi nhiệt độ tăng cao còn làm mất đi lượng CO2 trong nước, pH tăng lên gây ảnh hưởng đến khả năng

khử trùng của clo và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bơi Ngoài ra một số con vật như chim, thằn lằn có thể chết khi chúng uống nước hồ bơi

Sự ô nhiễm có nguồn gốc chủ quan như thiếu nguồn kinh phí đầu tư cho máy móc, thiết bị sử dụng cho việc lọc – tuần hoàn nước, thiếu kinh nghiệm trong việc

xử lý nước hồ bơi; việc quản lý chất lượng nước hồ bơi chưa đạt hiệu quả, và đặc biệt là sự tác động mạnh mẽ của người bơi Người bơi có thể mang theo xuống hồ

vô số vi khuẩn tích tụ trên da, hoặc có trong nước bọt Theo ước tính mỗi người bơi mang xuống hồ từ 50 đến 600 000 vi khuẩn (Powick, 1989), một số vi khuẩn có thể gây nên những bệnh như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy khi người bơi nuốt phải Ngoài ra, những chất bài tiết từ người bơi có chứa những hợp chất khó phân hủy, khi tan vào nước có chứa chất khử trùng như clo, những chất này nhanh chóng kết

Trang 17

hợp với clo tạo thành những sản phẩm phụ của quá trình diệt trùng gọi tắt là DBPs (Disinfection - by - products) có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bơi (xem phần 1.4)

Chính vì vậy, để giữ được chất lượng nước hồ bơi, đảm bảo sức khỏe cho người bơi, các hồ bơi bắt buộc phải tiến hành việc xử lý nước thường xuyên

1.3 Xử lý nước hồ bơi

Mục đích của việc xử lý nước hồ bơi là loại bỏ những chất ô nhiễm, khống chế

sự phát sinh mầm bệnh, tiêu diệt vi khuẩn, vi sinh có trong nước; giữ cân bằng nước, đem lại sự thoải mái, an toàn cho người bơi

Có nhiều phương pháp khác nhau để xử lý nước hồ bơi, tuy nhiên hiện nay đa

số các nước trên thế giới vẫn sử dụng những phương pháp xử lý nước cơ bản như lọc tuần hoàn, kết tủa – tạo bông, pha loãng, điều chỉnh pH, và sử dụng hóa chất khử trùng

có kèm theo thiết bị châm hóa chất tự động và hệ thống điều chỉnh nhiệt thì nước sẽ được xử lý theo 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Nước trong hồ sẽ được hút đa tầng thông qua hệ thống đường

ống và hệ thống tuần hoàn nước

- Đầu thu nước đáy đặt ở tầng đáy dùng để thu các chất bẩn, cặn nặng nằm dưới đáy

- Mắt thu nước thành hồ đặt tại tầng giữa dùng để thu các chất bẩn nằm lơ lửng giữa hồ

Trang 18

- Hộp gạn rác bề mặt đặt ở tầng mặt dùng để thu các chất bẩn nổi trên mặt hồ

và các chất bẩn trong hệ thống máng tràn

Giai đoạn 2: Nước thông qua hệ thống đường ống sẽ chạy qua hệ thống lọc,

tiến trình lọc sẽ được bắt đầu

- Các chất bẩn dưới dạng vi trùng sẽ bị tiêu diệt bằng các loại hóa chất chuyên dùng, đã được châm vào trong hồ bằng các thiết bị châm hóa chất tự động Xác các loại vi trùng này sẽ được các loại hóa chất làm kết tủa, liên kết lại với nhau và được hút vào hệ thống lọc

- Các chất bẩn dạng rắn, xác vi trùng… sẽ được giữ lại trong buồng lọc sau một thời gian sẽ bị thải ra ngoài khi tiến hành súc bộ lọc

- Các chất bẩn dưới dạng lỏng như nước tiểu, mồ hôi… sẽ đi qua thiết bị khử trùng tự động và chuyển hóa thành nước sạch

Giai đoạn 3: Phần nước sau khi lọc sẽ được chạy qua hệ thống châm hóa chất

khử trùng, sau đó sẽ được đưa qua hệ thống điều chỉnh nhiệt, điều chỉnh đến nhiệt

độ thích hợp và trả vào hồ thông qua các đầu trả nước

Sơ đồ làm việc của thiết bị lọc tuần hoàn trên được mô tả qua Hình 1.1

Hệ thống thu nước tầng giữa

Hệ thống thu nước tầng đáy NƯỚC HỒ BƠI

Hệ thống điều

chỉnh nhiệt

Hình 1.1 Sơ đồ làm việc của thiết bị lọc tuần hoàn có kèm bộ phận

châm hóa chất và hệ thống điều chỉnh nhiệt

Trang 19

1.3.2 Pha loãng

Pha loãng là một yếu tố cần thiết để giảm bớt nồng độ chất ô nhiễm hòa tan trong hồ nhằm đảm bảo an toàn cho người bơi Sự pha loãng ở mỗi hồ tùy thuộc vào kích cỡ của hồ và tính năng sử dụng Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì lượng nước cần thêm vào để pha loãng được tính theo số lượng người bơi, cụ thể cần thêm 30 lít/ người

1.3.3 Kết tủa – tạo bông

Nước hồ bơi thường chứa các loại cặn lơ lửng có nguồn gốc và thành phần rất khác nhau Đối với các loại cặn có kích thước lớn hơn 0,1 µm có thể dùng biện pháp xử lý cơ học như lắng, lọc để loại bỏ chúng Còn các hạt có kích thước nhỏ hơn 0,1 µm không thể tự lắng được mà luôn tồn tại ở trạng thái lơ lửng Muốn xử lý các cặn này phải dùng biện pháp cơ học kết hợp với biện pháp hoá học, tức là cho vào nước cần xử lý các chất phản ứng để tạo ra các hạt keo có khả năng dính kết lại với nhau và dính kết các cặn lơ lửng có trong nước, tạo thành những bông cặn lớn hơn và có trọng lượng đáng kể lắng xuống đáy

1.3.4 Điều chỉnh pH

Độ pH của nước hồ bơi là một chỉ số rất quan trọng ảnh hưởng tới tác dụng khử trùng của clo, an toàn về sức khỏe, tạo sự thoải mái cho người bơi và độ bền của thiết bị Theo tiêu chuẩn chất lượng nước hồ bơi của hầu hết các nước trên thế giới, pH phải nằm trong khoảng 7,2 – 7,6

1.3.5 Sử dụng chất khử trùng

Chất khử trùng là những hóa chất có tính oxi hóa mạnh như clo, brôm, clo dioxit, ozôn, các hypoclorit và các muối của nó Cơ sở của phương pháp khử trùng bằng hóa chất là sử dụng chất oxi hóa mạnh hơn để oxi hóa tế bào vi sinh vật, khống chế hoạt động sống và tiêu diệt chúng Việc lựa chọn hóa chất khử trùng cũng như liều lượng, cách sử dụng và những chỉ tiêu cho phép về nồng độ chất khử

Trang 20

trùng có trong nước hồ bơi tùy thuộc vào các quốc gia, các vùng lãnh thổ khác nhau (xem Bảng 1.2)

Bảng 1.2 Chất khử trùng và dư lượng chất khử trùng (mg/L) trong hồ bơi (WHO,

Nhìn chung, hiện nay có hơn 50% các quốc gia trên thế giới sử dụng clo và hợp chất muối của clo để khử trùng (WHO, 2000b) vì clo và các hợp chất của clo

rẻ, dễ mua, dễ sử dụng, có tính năng khử trùng trong phạm vi rộng

1.3.5.1 Các phản ứng của clo trong nước

Khi cho Clo vào nước, clo sẽ phản ứng ngay với nước hình thành axit

hipocloro (HClO) theo phương trình:

Cl2 + H2O  HClO + H+ + Cl-

Trang 21

Sau đó lượng HClO nhanh chóng tác dụng với những hợp chất chứa nitơ có sẵn trong nước như amoniac hoặc hợp chất có chứa nhóm amoni (American Public Health Association/American Water Works Association/Water Environment Federation, 1999), sinh ra các hợp chất monocloramin, dicloramin theo các phản ứng sau:

Trang 22

Nguồn: Palin, 1950

Hình 1.2 Mối liên hệ giữa pH và sự hình thành cloramin trong hồ bơi

Công trình nghiên cứu bởi Weil và Morris (1949) đã xác định được dicloramin

và tricloramin bắt đầu hình thành ở tỉ lệ Cl : N = 5 : 1 Dicloramin và monocloramin cũng có tính khử trùng, nhưng khả năng khử trùng của chúng rất yếu; dicloramin có tính khử trùng mạnh hơn monocloramin khoảng 2 - 3 lần, nhưng yếu hơn clo từ 20 – 25 lần Mặt khác, các cloramin là những chất độc gây chứng bệnh hen suyễn cho những người thường xuyên tiếp xúc, chúng có mùi rất khó chịu, làm đục nước hồ, cay mắt người bơi… Tuy nhiên nếu tỉ lệ Cl : N = 9 : 1 thì các cloramin bắt đầu bị phân hủy, tạo thành N2O, NO2-, N2 và NO3- Điểm cloramin bắt đầu bị phân hủy được gọi là điểm clo hóa hay điểm tới hạn (xem Hình 1.3)

Trang 23

Hình 1.3 Hiện tượng clo hóa trong nước hồ bơi

Xác định được điểm clo hóa là một yếu tố rất quan trọng trong việc xử lý nước hồ bơi vì chỉ sau khi các cloramin bị oxi hóa hết bởi clo thì lượng clo thêm vào hồ mới trở thành lượng clo dư theo phương trình:

Cl2 + H2O  HClO + H+ + ClHClO  ClO- + H+Lượng HClO, ClO- và Cl2 có trong nước được gọi chung là clo dư hay clo hữu dụng Lượng clo dư trong hồ phải luôn luôn lớn hơn 0,2 mg/L, nếu nồng độ này nhỏ hơn 0,2 mg/L thì clo không còn khả năng diệt khuẩn nữa và lúc này cloramin sẽ nhanh chóng hình thành (Keenan & Heymann, 1978)

-Sau khi nghiên cứu các phản ứng của clo trong nước hồ bơi thì Weil & Quentin (1975) đã đưa ra sơ đồ sau (xem Hình 1.4):

Trang 24

Hình 1.4 Những phản ứng của clo trong nước hồ bơi

Từ đó Weil & Quentin đề nghị cách tính liều lượng clo cần dùng để khử trùng nước hồ bơi như sau: Nồng độ clo (mg/L) = 3 x Nồng độ clo dư (mg/L)

Ngoài ra còn có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khử trùng nước bằng clo như pH, nhiệt độ, thời gian, lượng người bơi; trong đó yếu tố quan trọng nhất phải kể đến là pH

bị bằng kim loại có trong hồ bơi

Khi pH > 8, nước hồ bơi sẽ bị đục, hiệu quả khử trùng giảm vì 90% lượng HClO có trong nước hồ sẽ chuyển ngay thành dạng ClO- Khoảng pH thích hợp cho

Trang 25

người sử dụng và an toàn cho các trang thiết bị trong hồ bơi được xác định là từ 7,2 đến 7,6 (xem Bảng 1.3)

Bảng 1.3 Ảnh hưởng của pH trong nước hồ bơi

(Nguồn: www.education.tas.gov.au)

Sự phụ thuộc của HClO và ClO- vào pH được thể hiện qua Hình 1.5

0 20 40 60 80 100

0 20 40 60 80 100

Hình 1.5 Ảnh hưởng của pH đến sự phân ly HClO và ClO

Trang 26

-1.4 Các sản phẩm phụ của quá trình xử lý và vấn đề sức khỏe người bơi

Quy trình khử trùng nước bằng clo, các hợp chất chứa clo, brôm, ozôn đã tạo

ra một hợp chất trong nước gọi là phụ phẩm diệt khuẩn (DBPs) (Leao, 1981) Các DBPs phát sinh từ quy trình xử lý nước bằng clo bao gồm các chất như trihalometan, axit haloaxetic, haloaxeton nitrin, haloxeton, tricloaxetandehit, triclonitrometan, xyanua clorit, clorat và cloramin (WHO, 2000)

Theo nhà di truyền học Michael Plewa tại đại học Illinois (Mỹ), trong hồ bơi, DBPs được tạo ra do thành phần diệt khuẩn phản ứng với chất hữu cơ do con người thải ra như mồ hôi, kem chống nắng, các loại mỹ phẩm tan trong nước, nước tiểu, tóc rụng….Mặt khác nếu hồ bơi không thay nước thường xuyên mà chỉ lọc tuần hoàn thì nồng độ phụ phẩm sẽ ngày càng tích tụ và có thể cao gấp mười lần so với nước uống (University of Illinois at Urbana Champain, 2009)

Trong các DBPs có một số hợp chất độc hại, một số có thể gây hư bào thai, một số gây hại cho gen thông qua phá hủy ADN và một số còn gây ung thư Plewa cho biết mức độ mắc ung thư bàng quang và hen suyễn ở những người thường xuyên bơi lội, các vận động viên bơi chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư khá cao do những người này tiếp xúc nhiều và lâu dài với các hóa chất độc hại khiến họ bị phơi nhiễm qua da và qua đường hô hấp (Plewa và cộng sự, 2008) Plewa bày tỏ lo ngại rằng DBPs đặc biệt nguy hiểm với các trẻ nhỏ thường tắm trong các hồ bơi công cộng bởi vì trẻ em và nhất là trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương ADN bởi cơ thể chúng đang diễn ra quá trình phát triển và tái tạo ADN rất mạnh

Hiện nay tại các hồ bơi công cộng, hàm lượng clo trong nước thường cao nhằm khống chế vi khuẩn và mầm bệnh Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá mức độ nguy hại do các DBPs sinh ra, Plewa khuyến cáo các hồ bơi phải tuân thủ quy trình khử trùng như với nước uống nhưng sau đó cần sử dụng các công cụ

kĩ thuật nhằm giảm các phụ phẩm nhiễm độc Từ đó cho thấy công nghệ khử trùng bằng clo phải được xem xét lại và tìm cách thay thế bằng các công nghệ khác, mạnh hơn, an toàn hơn hoặc phải có biện pháp quản lý chất lượng nước ngày càng chặt chẽ hơn

Trang 27

Theo Plewa, cho tới khi các công nghệ mới được đưa vào khử trùng nước an toàn trong các hồ bơi công cộng, cần giáo dục, khuyến khích mọi người tắm trước khi vào hồ bơi công cộng để giảm nồng độ chất hữu cơ hòa tan, từ đó giảm lượng DBPs

1.5 Tình hình quản lý chất lượng nước hồ bơi trên thế giới

Bơi lội đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới Tại Nhật Bản, môn bơi lội được giảng dạy tại trường học từ thời Hoàng đế Go-Yozei (1586 – 1611) vào năm 1603, nhưng các cuộc thi đấu được biết đến từ năm 36 trước Công nguyên (Guinness thể thao quốc tế, 1993)

Hồ bơi đầu tiên được sử dụng vào năm 1660, tại Searborough, New York, Mỹ

Hồ bơi hoàn chỉnh mở ra tại Pearless, phía Bắc London, Anh vào năm 1743 Tại Anh, cuộc thi đấu bơi lội đầu tiên diễn ra vào năm 1793 Cho đến nay ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Úc, Canada… hồ bơi đã trở thành một ngành kinh doanh kiếm được khá nhiều lợi nhuận Năm 2001, ở Anh đã có 1770 hồ bơi công cộng với

tỉ số doanh thu đạt được là 488 triệu bảng (Mintel, 2002) Không chỉ nổi tiếng ở Anh mà ở Đức cũng có khoảng 0,32 triệu hồ và ở Pháp có khoảng 0,5 triệu hồ bơi công cộng và tư nhân Ở Mỹ ước tính cũng có khoảng 4,2 triệu hồ bơi, doanh thu tại các hồ bơi này đạt khoảng 3,1 tỉ USD/năm (Pool and Spa Marketing, 2003) Chính

vì vậy ở các nước này, những quy định về tiêu chuẩn chất lượng nước hồ bơi đã có

từ rất lâu (Baltimore, 1976) và hiện nay đa số áp dụng tiêu chuẩn chung của Châu

Âu (EN 13451) Việc áp dụng các tiêu chuẩn này được Sở Y tế quận hoặc thành phố trực thuộc quản lý rất chặt chẽ Cụ thể ở Mỹ quy định các hồ bơi công cộng phải kiểm tra chất lượng nước trước khi mở cửa hồ bơi, và sau đó cứ 4 tiếng phải kiểm tra lại một lần; tất cả các thông số kiểm tra phải được ghi lại, các phương pháp xử lý sau kiểm tra cũng phải trình bày rõ ràng và sau 1 tháng phải nộp báo cáo này về Sở

Y tế quận hoặc thành phố trực thuộc (The Nebraska, 2008) Đối với các hồ bơi tư nhân phải đăng ký với Sở Y tế của quận, quận sẽ cử nhân viên 1 tháng/1 lần xuống

Trang 28

vệ sinh, kiểm tra nước hồ, hướng dẫn cách xử lý khi gặp sự cố…, mọi chi phí kiểm tra, chủ nhà phải chi trả

Một vài những quy định về tiêu chuẩn chất lượng nước được ghi trong các Bảng 1.4 và 1.5

Bảng 1.4 Tiêu chuẩn chất lượng nước hồ bơi tại Canada

Các tiêu chuẩn Cấp độ Loại hồ

Trong nhà Ngoài trời

Trang 29

E Coli A, B 0 vi khuẩn/100 mL 0 vi khuẩn/100 mL

Trực khuẩn mủ xanh A, B 0 trực khuẩn/100 mL 0 trực khuẩn/100 mL

Trong đó: A là hồ bơi công cộng; B là Spa và các hồ bơi có hệ thống xoáy nước

(Nguồn Department of Health, 2002)

Tiêu chuẩn trên quy định về các loại vi sinh, phương pháp kiểm tra vi sinh rất

chặt chẽ, nhưng cũng có tiêu chuẩn cũng không quy định chỉ tiêu vi sinh mà quy

định chỉ tiêu cloramin như tiêu chuẩn ở Nam Carolina (Mỹ) (Bảng 1.5)

Bảng 1.5 Tiêu chuẩn nước hồ bơi ở Nam Carolina (Mỹ)

Tiêu chuẩn về hóa chất khử trùng

Trang 30

Các tiêu chuẩn Tối thiểu Yêu cầu Tối đa

Mặc dù mỗi quốc gia khác nhau có những tiêu chuẩn khác nhau, nhưng đa số

các nước trên thế giới vẫn có chung một vài thông số phải lưu ý đó là loại chất khử

trùng được sử dụng (clo, brôm), chỉ tiêu pH, độ kiềm, độ cứng và những độc chất

khác như kim loại nặng, cloramin hay vi sinh

Hiện nay điều quan tâm của các nước này là việc phát sinh những phụ phẩm

diệt khuẩn trong quá trình xử lý, do đó các hướng nghiên cứu hiện nay tập trung vào

việc tìm ra các phương pháp xử lý khác nhằm giảm thiểu tác hại cho người bơi và

tiến tới việc không dùng hóa chất khử trùng hồ bơi nữa

Trang 31

1.6 Tình hình quản lý chất lượng nước hồ bơi ở Việt Nam

Hồ bơi xuất hiện đầu tiên ở Đông Dương vào năm 1928, đó là hồ La Cascade (Suối Lồ Ồ) tại Thủ Đức (cách Sài Gòn 17 km) Năm 1932, hồ bơi của Câu lạc bộ thể Thao Sài Gòn ra đời và sau đó hồ bơi được xây khắp Đông Dương, ở Hà Nội, Tam Đảo, Vinh, Huế, Trà Vinh, Vĩnh Long, Vũng Liêm, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Tây Ninh, Long Xuyên, Châu Đốc… Ở Sài Gòn, năm 1936, Hồ bơi Đô Thành Sài Gòn Chợ Lớn được khánh thành, rồi đến hồ Cứu Hỏa, hồ trường cấp I Richaud (trường Trần Văn Ơn hiện nay), hồ Neptuna (hồ Tự Do) và sau cùng là hồ của Quân đội trấn thủ Sài Gòn (hồ Nguyễn Bỉnh Khiêm) (Nguồn: www.hasa.org.vn)

Ban đầu các hồ bơi chủ yếu được dùng để tập luyện và thi đấu thể thao, sau này hồ bơi đã được đưa vào kinh doanh Hiện tại hồ bơi ở Việt Nam được chia ra làm 2 loại là hồ kinh doanh và hồ không kinh doanh Hồ kinh doanh bao gồm các

hồ trong khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ; hồ không kinh doanh là những hồ trong trường học, hồ bơi gia đình

Mặc dù đã ra đời được 82 năm nhưng những quy định về thiết kế, xây dựng và quản lý về hồ bơi chỉ thể hiện trong 3 văn bản đó là tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng công trình thể thao - bể bơi (TCXDVN 288: 2004), quy chế hoạt động của các hồ bơi trên địa bàn TPHCM (số 448/QĐ – TDTT, ngày 9/7/2001) và hướng dẫn tạm thời về tiêu chuẩn kỹ thuật các loại hình hoạt động của cơ sở thể dục thể thao (số 01HD/TDTT ngày 27/4/2007) Ngoài các văn bản trên thì ở Việt Nam cho đến nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào liên quan đến hồ hơi và chất lượng nước hồ bơi

Điều đáng quan tâm hơn nữa là đến thời điểm này, tiêu chuẩn về nước hồ bơi trong các văn bản đó vẫn chưa được thống nhất (xem Bảng 1.6)

Trang 32

Bảng 1.6 Tiêu chuẩn nước hồ bơi tại Việt Nam

Trong quy chế hoạt động (Số 448/QĐ – TDTT)

Trong hướng dẫn tạm thời (Số 01 HD/TDTT)

Mùi vị của nước hồ

Như vậy phải chăng thực trạng chất lượng nước hồ bơi ở Việt Nam nói chung

và TPHCM nói riêng trong những năm qua chưa được tốt là do phương pháp quản

lý của chúng ta chưa phù hợp, chưa thống nhất ? Hay phương pháp xử lý nước hồ

bơi của chúng ta chưa có tính khoa học ?

Để giải đáp được các vấn đề trên, đề tài đã đi sâu nghiên cứu đánh giá hiện

trạng lượng nước hồ bơi ở TPHCM, từ đó tìm ra những giải pháp trước mắt nhằm

Trang 33

mục đích nâng cao chất lượng nước hồ bơi ngày một tốt hơn, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người đi bơi

Trang 34

Chương 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp điều tra, phỏng vấn

Để thực hiện được nội dung nghiên cứu về hiện trạng quản lý các hồ bơi trên địa bàn TPHCM, các phương pháp xử lý nước tại các hồ bơi, và đề xuất biện pháp quản lý, đề tài đã áp dụng phương pháp điều tra phỏng vấn với các đối tượng sau: Các cán bộ quản lý tại Liên đoàn thể thao dưới nước thành phố (LĐTTDN/TP)

và Trung tâm y tế dự phòng TPHCM (TTYTDP/TP) Mục đích của việc phỏng vấn

là để thu thập những thông tin về số lượng hồ bơi, cách phân loại hồ bơi, hệ thống quản lý, nội dung quản lý, các phương pháp kiểm tra, đánh giá, xếp loại hồ bơi và biện pháp xử lý vi phạm hiện đang áp dụng cho các hồ bơi trên địa bàn TPHCM

- Chủ nhiệm các hồ bơi và nhân viên xử lý nước tại các hồ bơi nhằm tìm hiểu

về các phương pháp xử lý nước, hóa chất xử lý, cách châm hóa chất vào hồ bơi

- Lấy ý kiến người dân để xem xét độ tuổi, thời gian thường đi bơi, những tiêu chí lựa chọn hồ bơi và ý thức của người dân khi tham gia bơi lội

Để thực hiện các cuộc phỏng vấn này tác giả đã thiết kế các bảng câu hỏi có cấu trúc khác nhau tuỳ theo mục đích điều tra (phụ lục 1 và 2) và tiến hành điều tra

ở 84 hồ bơi trong hai đợt: đợt 1 từ 4/1/2010 đến 4/2/2010 và đợt 2 từ 15/4 đến 15/5/2010

2.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

Việc nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành qua hai giai đoạn:

2.2.1 Giai đoạn 1: Nghiên cứu chất lượng nước hồ bơi trong trường hợp kiểm tra có báo trước

Việc khảo sát chất lượng nước được thực hiện tại 84 hồ bơi trên địa bàn thành phố, thời gian từ 8h đến 15h các ngày từ Thứ 2 đến Thứ 6, từ 4/1 đến 4/2/2010 Việc kiểm tra đã được báo trước cho các chủ hồ bơi biết trước một ngày Các thông

số khảo sát gồm chỉ tiêu clo dư, pH, E.Coli

Trang 35

Tên của các hồ bơi được khảo sát và kết quả kiểm tra chất lượng nước tại 84

hồ bơi được trình bày ở phụ lục 4 và phụ lục 5

Từ kết quả của đợt khảo sát trên, tác giả có một số nhận xét sau:

- Việc kiểm tra được báo trước một ngày cho các hồ chuẩn bị có thể dẫn đến tình trạng đối phó; khi biết có đoàn kiểm tra đến thì các hồ bơi chú ý làm vệ sinh sạch sẽ, thực hiện kiểm tra chất lượng nước theo quy định để giữ chất lượng nước theo đúng tiêu chuẩn, còn khi không có đoàn kiểm tra thì các hồ có thể lơ là trong việc giữ gìn vệ sinh, không kiểm tra chất lượng nước theo quy định, điều chỉnh cân bằng nước hồ dựa trên kinh nghiệm

- Thời gian kiểm tra từ Thứ 2 đến Thứ 6 trong tuần, từ 8h đến 15h; khoảng thời gian này đa số người dân bận đi học, đi làm do đó hồ bơi rất vắng khách Điều này dẫn đến kết quả kiểm tra không phản ánh được chính xác chất lượng nước hồ bơi

Do đó, để có một kết quả đánh giá chất lượng nước hồ bơi toàn diện và chính xác hơn, giúp các nhà quản lý và người dân hiểu biết thêm về chất lượng nước hồ bơi hiện tại, tác giả tiến hành kiểm tra đột xuất tại một số hồ bơi trong và ngoài giờ hành chính nhằm so sánh chất lượng nước giữa việc kiểm tra có báo trước và kiểm tra đột xuất, giữa các ngày vắng khách và ngày đông khách

2.2.2 Giai đoạn 2: Nghiên cứu chất lượng nước hồ bơi trong trường hợp kiểm tra đột xuất

Việc khảo sát được thực hiện tại 9 hồ bơi gồm hồ bơi Công viên Lê Văn Tám, Yết Kiêu và Lao Động (quận 1); hồ bơi Kỳ Đồng (quận 3), hồ bơi Trung tâm thể dục thể thao (TTTDTT) Tân Bình (quận Tân Bình), hồ bơi Phú Thọ (quận 11), hồ bơi Lam Sơn (quận 5), hồ bơi Cộng Hòa (quận Tân Bình) và hồ bơi Lý Thường Kiệt (quận Tân Bình) Các hồ như Yết Kiêu, Kỳ Đồng, Lam Sơn, Phú Thọ, TTTDTT Tân Bình là những hồ đứng đầu tại các quận 1, 3, 5, 11, Tân Bình và hai

hồ được xếp loại khá là hồ Cộng Hòa, Hồ Lý Thường Kiệt trong đợt kiểm tra lần 1/2010 diễn ra từ ngày 4/1 đến 4/2/2010 Sơ đồ vị trí các hồ bơi được thể hiện qua Hình 2.1

Trang 36

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí lấy mẫu 

Thời gian khảo sát: Thứ 4, Thứ 7 và Chủ Nhật hàng tuần trong khoảng thời

gian từ 15/4/2010 đến 15/5/2010

Với mục đích so sánh chất lượng nước trong trường hợp kiểm tra được báo trước và kiểm tra đột xuất, tác giả đã chọn Thứ 4 là ngày giữa tuần, chất lượng nước nghiên cứu có mức độ phản ánh chính xác hơn Ngoài ra để so sánh chất lượng nước giữa các ngày vắng khách và ngày đông khách, tác giả đã khảo sát thêm chất lượng nước vào hai ngày nghỉ cuối tuần là Thứ 7 và Chủ Nhật

Thời gian khảo sát và vị trí khảo sát được ghi cụ thể trong Bảng 2.1

Trang 37

Bảng 2.1 Các hồ bơi được khảo sát từ 15/4 đến 15/5/2010

Vị trí khảo sát Thời gian khảo sát

1 Hồ bơi Yết Kiêu 1 Nguyễn Thị Minh

10h00’ 16h30’ 16h30’

2 Hồ bơi Công viên

Lê Văn Tám

200 Hai Bà Trưng, quận 1

4

7

CN

21/4/2010 24/4/2010 25/4/2010

14h00’ 15h30’ 15h30’

3 Hồ bơi Cung Văn

Hóa Lao Động

55 B Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1

4

7

CN

21/4/2010 24/4/2010 25/4/2010

9h30’ 17h30’ 17h30’

4 Hồ bơi Cộng Hòa 364 Cách Mạng

Tháng Tám, quận Tân Bình

4

7

CN

28/4/2010 1/5/2010 2/5/2010

9h40’ 15h00’ 15h00’

5 Hồ bơi Lý thường

Kiệt

52/1 An Tôn, quận Tân Bình

4

7

CN

28/4/2010 1/5/2010 2/5/2010

13h30’ 15h30’ 15h30’

10h00’ 16h30’ 16h10’

Vị trí khảo sát Thời gian khảo sát

Trang 38

7 Hồ bơi Lam Sơn 242 Trần Bình

11h10’

15h00’ 15h00’

9h30’

15h30’ 15h30’

9 Hồ bơi TTTDTT

Tân Bình

448 Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình

4

7

CN

5/5/2010 8/5/2010 9/5/2010

14h00’ 16h00’ 16h00’

Số lượng mẫu được thu thập tại các hồ được khảo sát được ghi lại trong Bảng

2 Hồ bơi Công viên Lê Văn Tám 1 3

3 Hồ bơi Cung Văn Hóa Lao Động 3 6

Trang 39

lượng

hồ mẫu thu thập

Thông số khảo sát: Các thông số khảo sát được chọn bao gồm clo dư, pH,

cloramin, tổng coliforms và nhiệt độ Trong các thông số trên thì có hai thông số clo

dư và pH là trùng với thông số khảo sát của TTYTDP/TP Ngoài ra tác giả khảo sát

thêm cloramin, tổng coliforms và nhiệt độ do các nguyên nhân sau:

Về cloramin: đây là hợp chất tạo bởi clo, amoniac và những hợp chất có chứa

nhóm amoni, chúng là nguyên nhân gây ra mùi, độ đục và những bệnh nguy hiểm

cho người bơi và người làm việc tại hồ bơi (phần này đã được trình bày chi tiết

trong phần 1.3.5), mặt khác việc xác định được nồng độ của chúng trong nước sẽ

giúp cho việc xử lý nước đạt kết quả hơn

Về tổng coliforms: Coliforms là nhóm vi sinh vật chỉ thị, số lượng hiện diện

của coliforms trong nước chỉ thị khả năng hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh

khác Coliforms gồm E.Coli, Citrobacter, Clebsiella, Enterrobacter Như vậy khảo

sát Coliforms tổng sẽ có kết quả tổng hợp hơn E.Coli

Về nhiệt độ: đa số các hồ bơi công cộng hiện nay được xây dựng ngoài trời, do

đó nhiệt độ được coi là yếu tố tự nhiên, không cần phải khảo sát vì thế các hồ bơi

hầu như không quan tâm, nhưng theo tác giả đây là yếu tố quan trọng vì nhiệt độ

càng cao càng tạo môi trường thuận lợi cho tảo, vi sinh và vi khuẩn phát triển

mạnh Điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của việc khử trùng và sức khỏe người

bơi

Trang 40

2.2.3 Phương pháp phân tích chất lượng nước

2.2.3.1 Phương pháp lấy mẫu:  giống nhau ở cả hai giai đoạn. 

Các mẫu nước được lấy theo phương pháp lấy, bảo quản và vận chuyển mẫu

để phân tích các tính chất hoá lý cho nước thải (TCVN 4556 – 88) Các mẫu nước được lấy để thử phải ở độ sâu khoảng 45 cm dưới mặt nước, không lấy nước thử ở gần miệng ống trả nước sạch vì nước này vừa được lọc và có thể đã được xử lý clo Riêng đối với mẫu dùng để xét nghiệm vi sinh được lấy theo các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải (Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water 20th) về quá trình làm sạch và vô trùng, cụ thể như sau:

 Chai chứa mẫu: Thu thập mẫu để thử nghiệm vi sinh, các chai phải được rửa

sạch và tráng cẩn thận với lần tráng cuối cùng bằng nước cất và được vô trùng

 Khử trùng mẫu: Cho vài giọt Natri thiosulfat (Na2S2O3) vào chai dùng để thu thập mẫu, Natri thiosulfat là tác nhân khử thỏa mãn yêu cầu trung hòa bất kì lượng halogen dư nào và ngăn chặn sự hoạt động liên tục của vi sinh vật trong quá trình lưu chuyển mẫu Thử nghiệm sau đó sẽ chỉ thị chính xác hơn lượng vi sinh có trong mẫu tại thời điểm lấy mẫu

 Thu thập mẫu: Khi mẫu được thu thập, chừa một khoảng trống không khí

bên trong chai (ít nhất 2,5 cm) để thích hợp cho việc khuấy trộn trước khi phân tích

Mở nút chai, không để nhiễm bẩn mặt bên trong nút chặn và nắp cũng như cổ chai Lấy nước đến 2/3 chai, không cần tráng rửa Đậy nút chặn và nắp ngay lập tức

 Bảo quản, lưu trữ và vận chuyển mẫu: mẫu phải được lưu trữ và làm lạnh,

đưa đến phòng thí nghiệm

 Thời gian lưu trữ: tất cả mẫu vi sinh phải được tiến hành kiểm tra trong vòng

24 giờ

2.2.3.2 Phương pháp đo đạc: giống nhau ở cả hai giai đoạn

Các thông số clo dư, pH, nhiệt độ, cloramin được xác định tại hiện trường bằng bộ test – kit kiểm tra nhanh chất lượng nước hồ bơi Coliforms tổng được xác

Ngày đăng: 09/10/2014, 21:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Sở thể dục thể thao (2001), Quy chế hoạt động của các hồ bơi trên địa bàn thành phố, TpHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế hoạt động của các hồ bơi trên địa bàn thành phố
Tác giả: Sở thể dục thể thao
Năm: 2001
[5] Sở xây dựng (2004), Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 288:2004, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 288:2004
Tác giả: Sở xây dựng
Năm: 2004
[6] Trần Linh Thước (2003), Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm. Nhà xuất bản giáo dục.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm
Tác giả: Trần Linh Thước
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục. Tiếng Anh
Năm: 2003
[1] Act Department of health and community care (1997), A code of practice to minimise the public health risk from swimming/ spa pools, Autralia Sách, tạp chí
Tiêu đề: A code of practice to minimise the public health risk from swimming/ spa pools
Tác giả: Act Department of health and community care
Năm: 1997
[2] Aiking, H., Vanecker, M.B., Scholten, R.J.P., Feenstra, J.F.,Valkenburg, H.A (1994), Swimming pool chlorination: a health hazard? Toxicology Letter 72, 375–380 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Swimming pool chlorination: a health hazard
Tác giả: Aiking, H., Vanecker, M.B., Scholten, R.J.P., Feenstra, J.F.,Valkenburg, H.A
Năm: 1994
[3] Alaska department of education (1997), Swimming pool guidelines, Juneau, Alaska Sách, tạp chí
Tiêu đề: Swimming pool guidelines
Tác giả: Alaska department of education
Năm: 1997
[7] Black, S. (1997) Disinfection by- product Formation from swimming pool water Disinfection. PhD thesis, Cranfield University, England Sách, tạp chí
Tiêu đề: Disinfection by- product Formation from swimming pool water Disinfection
[8] Daniel, F.B., Ringhand, H.P., Robinson, M., Stober, J.A., Olson, G.R. and Page, N.P. (1991) Comparative subchronic toxicity of chlorine and monochloramine in the B6C3F1 mouse. Journal American Water Works Association 83, 63 -75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ) Comparative subchronic toxicity of chlorine and monochloramine in the B6C3F1 mouse
[9] Gillian Bullock (2003) Disinfection of swimming pool water. PhD thesis, Cranfield University, England Sách, tạp chí
Tiêu đề: Disinfection of swimming pool water
[11] Griffin, A.E. and Chamberlin, N.S. (1941) Some chemical aspects of breakpoint chlorination. Journal New England Water Works Association 55, 371 – 383 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Some chemical aspects of breakpoint chlorination
[12] Keenan J.D. (1978) Chlorination and oznation in water and wastewater treatment. Chemossphere 1, 9 -28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chlorination and oznation in water and wastewater treatment
[13] Jafvert, C.T and Valentine, R.L. (1992) Reaction scheme for the chlorination of Amoniacal water. Environmental Science and Technology 26, 577 – 586 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Reaction scheme for the chlorination of Amoniacal water
[14] Judd, S. and Black, S. (2000) Disinfection by – product formation in swimming pool waters: a simple mass balance. Water research 34, 1611 – 1619 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Disinfection by – product formation in swimming pool waters: a simple mass balance
[15] Leao, S.F. (1981) Kinetics for combine chlorine: reactions of subtitution and redox. PhD. Dissertation. University of Calofornia, Berkeley Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinetics for combine chlorine: reactions of subtitution and redox
[16] Lifesaving Society (2004), Semi-public swimming pool safety standards, Alberta, Canada Sách, tạp chí
Tiêu đề: Semi-public swimming pool safety standards
Tác giả: Lifesaving Society
Năm: 2004
[17] Palin, A.T. (1950), A study of the chloro-derivatives of ammonia and related compounds with special reference to their formation an the chlorination of natural and polluted waters. Water and water enginerring 54, 151 – 256 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A study of the chloro-derivatives of ammonia and related compounds with special reference to their formation an the chlorination of natural and polluted waters
Tác giả: Palin, A.T
Năm: 1950
[18] Palin, A.T. (1957), The determination of free anf combined chlorine in water by the use of diethyl-p-phenylene diamine. Journal of the American Water Works Association 49, 873 – 880 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The determination of free anf combined chlorine in water by the use of diethyl-p-phenylene diamine
Tác giả: Palin, A.T
Năm: 1957
[19] Philip H Perkins (2000), Swimming pool 4 th edition, E & FN Spon, London and New york Sách, tạp chí
Tiêu đề: Swimming pool 4"th" edition
Tác giả: Philip H Perkins
Năm: 2000
[22] Powick, D.E.J (1989) Swimming pool – Brief outline of water treatment and management. Water Science and technology 21, 151- 160 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Swimming pool – Brief outline of water treatment and management
[23] Queensland health (2004), Swimming and spa pool water quality and operational guidelines, Queenland government Sách, tạp chí
Tiêu đề: Swimming and spa pool water quality and operational guidelines
Tác giả: Queensland health
Năm: 2004

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Giới hạn các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt thông thường (QCVN - Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý
Bảng 1.1. Giới hạn các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt thông thường (QCVN (Trang 14)
Sơ đồ làm việc của thiết bị lọc tuần hoàn trên được mô tả qua Hình 1.1. - Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý
Sơ đồ l àm việc của thiết bị lọc tuần hoàn trên được mô tả qua Hình 1.1 (Trang 18)
Bảng 1.2. Chất khử trùng và dư lượng chất khử trùng (mg/L) trong hồ bơi  (WHO, - Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý
Bảng 1.2. Chất khử trùng và dư lượng chất khử trùng (mg/L) trong hồ bơi (WHO, (Trang 20)
Hình 1.2.  Mối liên hệ giữa pH và sự hình thành cloramin trong hồ bơi. - Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý
Hình 1.2. Mối liên hệ giữa pH và sự hình thành cloramin trong hồ bơi (Trang 22)
Hình 1.3.   Hiện tượng clo hóa trong nước hồ bơi. - Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý
Hình 1.3. Hiện tượng clo hóa trong nước hồ bơi (Trang 23)
Hình 1.4.    Những phản ứng của clo trong nước hồ bơi. - Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý
Hình 1.4. Những phản ứng của clo trong nước hồ bơi (Trang 24)
Hình 1.5.  Ảnh hưởng của pH đến sự  phân ly HClO và ClO - - Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý
Hình 1.5. Ảnh hưởng của pH đến sự phân ly HClO và ClO - (Trang 25)
Bảng 1.3.  Ảnh hưởng của pH trong nước hồ bơi - Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý
Bảng 1.3. Ảnh hưởng của pH trong nước hồ bơi (Trang 25)
Bảng 1.5. Tiêu chuẩn nước hồ bơi ở Nam Carolina (Mỹ) - Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý
Bảng 1.5. Tiêu chuẩn nước hồ bơi ở Nam Carolina (Mỹ) (Trang 29)
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu - Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu (Trang 36)
Bảng 2.1. Các hồ bơi được khảo sát từ 15/4 đến 15/5/2010. - Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý
Bảng 2.1. Các hồ bơi được khảo sát từ 15/4 đến 15/5/2010 (Trang 37)
Bảng 2.2.  Số lượng mẫu thu thập tại 9 hồ bơi - Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý
Bảng 2.2. Số lượng mẫu thu thập tại 9 hồ bơi (Trang 38)
Hình 2.2.   Sơ đồ phản ứng của DPD với clo - Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý
Hình 2.2. Sơ đồ phản ứng của DPD với clo (Trang 41)
Hình 3.1.  Hệ thống quản lý các hồ bơi tại TPHCM. - Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý
Hình 3.1. Hệ thống quản lý các hồ bơi tại TPHCM (Trang 44)
Hình 3.2. Nguồn nước sử dụng cho hồ bơi - Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý
Hình 3.2. Nguồn nước sử dụng cho hồ bơi (Trang 50)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w