Điểm Xếp loại
15 - 20 Tốt
10 - 14 Khá
< 10 Trung bình
3.7.3. Về biện pháp quản lý chất lượng nước
3.7.3.1. Xây dựng quy trình quản lý chất lượng nước tại các hồ bơi
- Sở xây dựng có nhiệm vụ giám sát việc thiết kế, xây dựng hồ bơi.
- Liên đồn thể thao dưới nước có nhiệm vụ kiểm tra an toàn và chế độ điều hành hồ bơi trước khi đưa hồ bơi vào sử dụng.
- Cơ quan quản lý chất lượng nước hồ bơi có trách nhiệm giám sát hệ thống kỹ thuật, quá trình vận hành, và đề ra các biện pháp xử lý khi hồ bơi không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước.
3.7.3.2. Ban hành tiêu chuẩn chất lượng nước cho hồ bơi và spa
- Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng nước hồ bơi, Spa nhằm thống nhất các các văn bản hướng dẫn chỉ đạo.
- Xây dựng quy định về tần suất kiểm tra nước hồ bơi trong ngày, các thông số cần kiểm tra; quy định chất lượng về nguồn nước dùng trong hồ bơi.
- Bổ sung thêm một số tiêu chuẩn về vi sinh như E.Coli hoặc Coliform, và các tiêu chuẩn kiểm soát một số trực khuẩn, vi khuẩn gây bệnh nấm da ở người như Pseudomonas aeruginosa còn gọi là trực khuẩn mủ xanh, Staphylococcus aureus còn gọi là tụ cầu vàng.
- Biên soạn các danh mục hóa chất được sử dụng trong hồ bơi, loại hóa chất, dạng hóa chất, các hành động ứng phó trong trường hợp khẩn cấp. Hướng dẫn cách tính tốn lượng chất khử trùng tuỳ theo từng loại hồ, từng mùa trong năm. Ví dụ Weil & Quentin (1975) đề nghị cách tính liều lượng clo cần dùng để khử trùng nước hồ bơi như sau:
Nồng độ clo (mg/L) cần thiết = 3 x Nồng độ clo dư (mg/L).
3.7.3.3. Ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật
- Quy định công suất, chức năng của máy lọc – tuần hoàn nước tại các hồ bơi. - Khuyến khích sử dụng các phương pháp xử lý nước hiện đại cho hồ bơi. - Thiết kế vận hành có hiệu quả hệ thống xử lý nước hồ bơi.
- Hướng dẫn cụ thể cho các chủ hồ bơi các biện pháp xử lý và kiểm sốt chất lượng nước thích hợp cho từng quy mô hồ bơi, cho từng mùa trong năm.
3.7.3.4. Chuyển đổi loại hình hồ bơi
- Đối với các hồ bơi đã xây dựng từ lâu, có cấu trúc khơng đạt chuẩn về độ dốc đáy, khơng có thanh bám thành hồ, khơng có bệ đứng thành hồ không nên mở
cửa đại trà cho tất cả loại khách bơi mà chỉ dùng cho người lớn, đã biết bơi hoặc chỉ dùng cho việc huấn luyện đội tuyển; tuyệt đối không cho trẻ em xuống bơi.
- Tư nhân hóa các hồ bơi, nâng cao tính cạnh tranh giữa các hồ bơi.
3.7.3.5. Tuyên truyền giáo dục
- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên xử lý nước hồ bơi; cập nhật kiến thức, kỹ năng xử lý hiện đại.
- Thơng tin đầy đủ, chính xác nhằm mục đích giáo dục, nâng cao ý thức cho người dân hiểu và cùng với các hồ bơi giữ gìn vệ sinh chất lượng nước hồ cho mình và mọi người xung quanh.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước hồ bơi tại TPHCM, kết quả cho thấy chất lượng nước tại các hồ bơi công cộng trên địa bàn đang ở tình trạng báo động. Cụ thể vào những ngày thường từ Thứ 2 đến Thứ 6 chỉ có ¼ số hồ đạt u cầu về chất lượng nước; 34 số hồ bơi còn lại có chỉ tiêu clo dư, pH và vi sinh chưa đạt tiêu chuẩn; đặc biệt sau 15h hầu hết các hồ có lượng clo dư dưới chuẩn 0,4 ppm, thậm chí bằng 0. Vào những ngày đơng khách như chiều Thứ 7 và Chủ Nhật, gần 100% hồ bơi vi phạm tiêu chuẩn chất lượng nước về clo dư, vi sinh và nhiệt độ.
Mặc dù trong nhiều năm qua các cơ quan chức năng như LĐTTDN/TP TTYTDP/TP và chủ nhiệm các hồ bơi đã quan tâm nhiều đến việc quản lý, đảm bảo vệ sinh, an toàn hồ bơi nhưng chất lượng nước hồ bơi vẫn chưa thực sự được cải thiện. Nguyên nhân của tình trạng này là do những yếu kém trong hệ thống quản lý, nội dung và phương pháp quản lý.
Về mặt quản lý: Sở VH-TT-DL/TP vừa là chủ sở hữu các hồ bơi vừa nắm quyền xử lý vi phạm các hồ bơi là khơng hợp lý vì điều này sẽ dẫn đến việc không minh bạch trong quá trình xử lý.
Về nội dung quản lý: hiện nay chưa có tiêu chuẩn chất lượng nước hồ bơi một cách chính thức. Các văn bản, quy định tạm thời thì chưa thống nhất với nhau, do đó các hồ bơi có thể tự do vi phạm. Các cơ quan kiểm tra không thể công bố kết quả kiểm nghiệm và không thể đánh giá, nhất là đánh giá chất lượng nước, đây cũng là nguyên nhân chính của việc chất lượng nước hồ bơi trong các năm qua gần khơng được cải thiện, và tình hình này sẽ cịn kéo dài cho đến khi có tiêu chuẩn quy định chất lượng nước hồ bơi kèm theo những chế tài thích hợp.
Về phương pháp quản lý: các cấp lãnh đạo như Sở VH-TT-DL/TP, TTTDTT các quận huyện và LĐTTDN/TP hiện nay chưa có quy định về tần suất kiểm tra nước hồ trong một ngày tuỳ theo từng mùa trong năm. Các thông số kiểm tra cịn q ít, chỉ có 3 thơng số clo dư, pH, E.Coli.
Bên cạnh đó Sở Y tế cũng chưa đưa ra những thông tin khoa học đầy đủ, cần thiết giúp người dân hiểu được vai trò quan trọng của chính mình khi tham gia bơi lội, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân.
Để cải thiện tình hình chất lượng nước hồ bơi hiện nay, đề tài đã đề xuất một số nội dung sau:
- Tư nhân hóa các hồ bơi.
- Ban hành tiêu chuẩn chất lượng nước cho hồ bơi, spa.
- Xây dựng quy trình giám sát chất lượng nước hồ bơi. Ví dụ: kiểm tra chất lượng nước trước khi mở cửa hồ bơi và sau đó cứ 3 tiếng kiểm tra lại một lần đối với mùa nắng nóng, 4 tiếng/1 lần đối với mùa mưa cho đến khi đóng cửa hồ bơi. Ghi vào sổ theo dõi, báo cáo về các cơ quan quản lý theo định kỳ 3 tháng /1 lần….
- Bổ sung thêm một số thông số kiểm tra chất lượng nước hồ bơi như cloramin, E. Coli hoặc Coliforms, và các vi khuẩn gây những bệnh nấm da ở người như Pseudomonas aeruginosa còn gọi là trực khuẩn mủ
xanh, Staphylococcus aureus còn gọi là tụ cầu vàng.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm cho người dân khi tham gia bơi lội nhằm bảo vệ sức khỏe cho mình và cộng đồng.