Tình hình quản lý chất lượng nước hồ bơi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý (Trang 31 - 34)

Hồ bơi xuất hiện đầu tiên ở Đông Dương vào năm 1928, đó là hồ La Cascade (Suối Lồ Ồ) tại Thủ Đức (cách Sài Gòn 17 km). Năm 1932, hồ bơi của Câu lạc bộ thể Thao Sài Gòn ra đời và sau đó hồ bơi được xây khắp Đông Dương, ở Hà Nội, Tam Đảo, Vinh, Huế, Trà Vinh, Vĩnh Long, Vũng Liêm, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Tây Ninh, Long Xuyên, Châu Đốc… Ở Sài Gòn, năm 1936, Hồ bơi Đô Thành Sài Gòn Chợ Lớn được khánh thành, rồi đến hồ Cứu Hỏa, hồ trường cấp I Richaud (trường Trần Văn Ơn hiện nay), hồ Neptuna (hồ Tự Do) và sau cùng là hồ của Quân đội trấn thủ Sài Gòn (hồ Nguyễn Bỉnh Khiêm). (Nguồn: www.hasa.org.vn).

Ban đầu các hồ bơi chủ yếu được dùng để tập luyện và thi đấu thể thao, sau này hồ bơi đã được đưa vào kinh doanh. Hiện tại hồ bơi ở Việt Nam được chia ra làm 2 loại là hồ kinh doanh và hồ không kinh doanh. Hồ kinh doanh bao gồm các hồ trong khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ; hồ không kinh doanh là những hồ trong trường học, hồ bơi gia đình.

Mặc dù đã ra đời được 82 năm nhưng những quy định về thiết kế, xây dựng và quản lý về hồ bơi chỉ thể hiện trong 3 văn bản đó là tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng công trình thể thao - bể bơi (TCXDVN 288: 2004), quy chế hoạt động của các hồ bơi trên địa bàn TPHCM (số 448/QĐ – TDTT, ngày 9/7/2001) và hướng dẫn tạm thời về tiêu chuẩn kỹ thuật các loại hình hoạt động của cơ sở thể dục thể thao (số 01HD/TDTT ngày 27/4/2007). Ngoài các văn bản trên thì ở Việt Nam cho đến nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào liên quan đến hồ hơi và chất lượng nước hồ bơi.

Điều đáng quan tâm hơn nữa là đến thời điểm này, tiêu chuẩn về nước hồ bơi trong các văn bản đó vẫn chưa được thống nhất (xem Bảng 1.6).

Bảng 1.6. Tiêu chuẩn nước hồ bơi tại Việt Nam Trong quy chế hoạt động (Số 448/QĐ – TDTT) Trong hướng dẫn tạm thời (Số 01 HD/TDTT) Clo dư 0,4 – 0,8 ppm 0,4 – 1,0 ppm

pH Không được dưới 7 7,2 – 7,6

Mùi vị của nước hồ bơi

Không có mùi tanh Không có mùi lạ

Độ kiềm - 50 – 100 mg/L

Độ cứng - 200 mg/L

Màu nước < 10 độ Coban < 10 độ Coban

Kali < 1% < 1% Nhiệt độ 24 – 260C 20 – 260C Mực nước cách rãnh thoát nước (đối với hồ không có máng tràn) 10 cm 10 cm

Như vậy phải chăng thực trạng chất lượng nước hồ bơi ở Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng trong những năm qua chưa được tốt là do phương pháp quản lý của chúng ta chưa phù hợp, chưa thống nhất ? Hay phương pháp xử lý nước hồ bơi của chúng ta chưa có tính khoa học ?....

Để giải đáp được các vấn đề trên, đề tài đã đi sâu nghiên cứu đánh giá hiện trạng lượng nước hồ bơi ở TPHCM, từ đó tìm ra những giải pháp trước mắt nhằm

mục đích nâng cao chất lượng nước hồ bơi ngày một tốt hơn, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người đi bơi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý (Trang 31 - 34)