Bảng 2.2 Số lượng mẫu thu thập tại 9 hồ bơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý (Trang 38 - 41)

STT Tên hồ bơi Số lượng

hồ

Số lượng mẫu thu thập

1 Hồ bơi Yết Kiêu 2 6 2 Hồ bơi Công viên Lê Văn Tám 1 3

3 Hồ bơi Cung Văn Hóa Lao Động 3 6 4 Hồ bơi Cộng Hòa 2 6

5 Hồ bơi Lý Thường Kiệt 2 6 6 Hồ bơi Phú Thọ 3 6 STT Tên hồ bơi Số Số lượng

lượng hồ

mẫu thu thập

7 Hồ bơi Lam Sơn 2 6 8 Hồ bơi Kỳ Đồng 3 6 9 Hồ bơi TTTDTT Tân Bình 2 6

TỔNG CỘNG 51 mẫu

Thơng số khảo sát: Các thông số khảo sát được chọn bao gồm clo dư, pH, cloramin, tổng coliforms và nhiệt độ. Trong các thơng số trên thì có hai thơng số clo dư và pH là trùng với thông số khảo sát của TTYTDP/TP. Ngoài ra tác giả khảo sát thêm cloramin, tổng coliforms và nhiệt độ do các nguyên nhân sau:

Về cloramin: đây là hợp chất tạo bởi clo, amoniac và những hợp chất có chứa nhóm amoni, chúng là nguyên nhân gây ra mùi, độ đục và những bệnh nguy hiểm cho người bơi và người làm việc tại hồ bơi (phần này đã được trình bày chi tiết trong phần 1.3.5), mặt khác việc xác định được nồng độ của chúng trong nước sẽ giúp cho việc xử lý nước đạt kết quả hơn.

Về tổng coliforms: Coliforms là nhóm vi sinh vật chỉ thị, số lượng hiện diện của coliforms trong nước chỉ thị khả năng hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh khác. Coliforms gồm E.Coli, Citrobacter, Clebsiella, Enterrobacter. Như vậy khảo

sát Coliforms tổng sẽ có kết quả tổng hợp hơn E.Coli.

Về nhiệt độ: đa số các hồ bơi cơng cộng hiện nay được xây dựng ngồi trời, do đó nhiệt độ được coi là yếu tố tự nhiên, khơng cần phải khảo sát vì thế các hồ bơi hầu như không quan tâm, nhưng theo tác giả đây là yếu tố quan trọng vì nhiệt độ càng cao càng tạo môi trường thuận lợi cho tảo, vi sinh và vi khuẩn phát triển mạnh. Điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của việc khử trùng và sức khỏe người bơi.

2.2.3. Phương pháp phân tích chất lượng nước

2.2.3.1. Phương pháp lấy mẫu: giống nhau ở cả hai giai đoạn. 

Các mẫu nước được lấy theo phương pháp lấy, bảo quản và vận chuyển mẫu để phân tích các tính chất hố lý cho nước thải (TCVN 4556 – 88). Các mẫu nước được lấy để thử phải ở độ sâu khoảng 45 cm dưới mặt nước, không lấy nước thử ở gần miệng ống trả nước sạch vì nước này vừa được lọc và có thể đã được xử lý clo.

Riêng đối với mẫu dùng để xét nghiệm vi sinh được lấy theo các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải (Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water 20th) về q trình làm sạch và vơ trùng, cụ thể như sau:

 Chai chứa mẫu: Thu thập mẫu để thử nghiệm vi sinh, các chai phải được rửa

sạch và tráng cẩn thận với lần tráng cuối cùng bằng nước cất và được vô trùng .

 Khử trùng mẫu: Cho vài giọt Natri thiosulfat (Na2S2O3) vào chai dùng để thu

thập mẫu, Natri thiosulfat là tác nhân khử thỏa mãn u cầu trung hịa bất kì lượng halogen dư nào và ngăn chặn sự hoạt động liên tục của vi sinh vật trong quá trình lưu chuyển mẫu. Thử nghiệm sau đó sẽ chỉ thị chính xác hơn lượng vi sinh có trong mẫu tại thời điểm lấy mẫu.

 Thu thập mẫu: Khi mẫu được thu thập, chừa một khoảng trống khơng khí bên trong chai (ít nhất 2,5 cm) để thích hợp cho việc khuấy trộn trước khi phân tích. Mở nút chai, khơng để nhiễm bẩn mặt bên trong nút chặn và nắp cũng như cổ chai. Lấy nước đến 2/3 chai, không cần tráng rửa. Đậy nút chặn và nắp ngay lập tức.

 Bảo quản, lưu trữ và vận chuyển mẫu: mẫu phải được lưu trữ và làm lạnh, đưa đến phịng thí nghiệm

 Thời gian lưu trữ: tất cả mẫu vi sinh phải được tiến hành kiểm tra trong vòng

24 giờ.

2.2.3.2. Phương pháp đo đạc: giống nhau ở cả hai giai đoạn.

Các thông số clo dư, pH, nhiệt độ, cloramin được xác định tại hiện trường bằng bộ test – kit kiểm tra nhanh chất lượng nước hồ bơi. Coliforms tổng được xác

định bằng phương pháp đếm đĩa chuẩn (Most Probable Number – MPN). Phương pháp đo đạc dựa trên các nguyên tắc sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)