Hình 3.3 Máy lọc phèn tại hồ bơi Lý Thường Kiệt (Quận Tân Bình)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý (Trang 51 - 54)

Như vậy nếu các hồ bơi chỉ lọc phèn rồi đưa vào sử dụng thì chất lượng nước ban đầu cấp cho hồ bơi đã không đạt yêu cầu.

Về phương pháp xử lý nước tại các hồ bơi: hầu hết các hồ sử dụng máy lọc tuần hoàn nước (81/84 hồ - chiếm 96,4%) và sau hai năm các hồ này mới thay nước 1 lần, điều này có thể dẫn đến sự tích tụ các chất ơ nhiễm trong hồ bơi nếu có những phụ phẩm diệt khuẩn phát sinh trong quá trình xử lý nước. 3/84 hồ (chiếm 3,6%) thay nước theo chế độ 1 tuần/lần gồm các hồ bơi: Bạch Yến (Ấp Tân Định, Xã Tân Thông Hội, Củ Chi), hồ bơi Xanh (500 đường Xuyên Á, Khu phố 6, Tổ 2, Củ Chi), hồ bơi Mỹ Anh (Củ Chi) (Hình 3.4).

Trong số 81 hồ sử dụng máy lọc - tuần hoàn nước, chỉ có 28 hồ (chiếm tỉ lệ 34,6%) sử dụng máy lọc tuần hoàn nước kết hợp với thiết bị khử trùng tự động và hệ thống điều chỉnh clo dư và pH. 53 hồ còn lại (chiếm tỉ lệ 65,4%) chỉ sử dụng các máy lọc bằng cát đơn giản, không kết hợp với thiết bị khử trùng tự động và hệ thống điều chỉnh clo dư và pH. Để điều chỉnh clo dư và pH, các hồ này châm trực tiếp hoá chất như Natrihipoclorit (NaClO), axit clohydric (HCl) hoặc Natri hidroxit (NaOH) xuống hồ. Việc châm trực tiếp những hóa chất trên xuống hồ sẽ gây tổn

thương cho mắt, mũi, họng và da của người bơi vì các hóa chất này khơng được pha lỗng đến nồng độ thích hợp. Hiện nay, các hồ khơng dùng thiết bị khử trùng tự động và hệ thống điều chỉnh clo dư và pH là do thiết bị này địi hỏi phải dùng hóa chất rất tinh khiết, nếu không chỉ một vài tháng là tắc, cháy máy bơm trong khi hóa chất tinh khiết đắt gấp 10 lần hóa chất thơng dụng.

Hình 3.4. Tỉ lệ hồ bơi thay nước và tuần hoàn nước tại TPHCM

Cách châm NaClO trực tiếp hiện đang được áp dụng tại các hồ bơi có hai hình thức: dùng NaClO dạng bột và NaClO dạng lỏng. Nếu dùng NaClO dạng bột, nhân viên xử lý nước dùng gáo múc bột NaClO, sau đó cho trực tiếp xuống các góc hồ, nơi khơng có hoặc ít có người bơi. Nếu dùng NaClO dạng lỏng, nhân viên xử lý nước hồ dùng một ít nước để hịa tan NaClO, khuấy đều sau đó dùng một dây dẫn bằng nhựa một đầu cho vào thùng chứa dung dịch NaClO, một đầu đưa thẳng xuống đáy hồ; hóa chất trong thùng từ từ theo dây dẫn chảy xuống đáy hồ. Cách châm này ảnh hưởng nhiều tới nhân viên xử lý nước và người bơi vì NaClO là một trong những hóa chất có tính oxi hố mạnh có thể gây ngạt thở, bỏng da, bỏng mắt…. 0 20 40 60 80 100 T ỉ l ệ ph ầ n t r ă m (%) Lọc tuần hoàn Thay nước

3.4. Kết quả kiểm tra chất lượng nước hồ bơi tại TPHCM 3.4.1. Kết quả khảo sát đợt 1 3.4.1. Kết quả khảo sát đợt 1

Việc khảo sát chất lượng nước hồ bơi đợt 1 được thực hiện tại 84 hồ bơi trong khoảng thời gian từ 8h – 15h các ngày từ Thứ 2 đến Thứ 6, từ 4/1/2010 đến 4/2/2010. Việc kiểm tra được thông báo trước 1 ngày cho các doanh nghiệp, chủ nhiệm các hồ bơi chuẩn bị trước. Kết quả như sau: 100% số hồ bơi được kiểm tra đạt chỉ tiêu vi sinh, 1

3 số hồ vi phạm chỉ tiêu clo dư và ½ số hồ vi phạm chỉ tiêu pH. Các hồ vi phạm thường có pH và clo dư cao hơn tiêu chuẩn (Hình 3.5). Cụ thể như sau:

Về clo dư: so với tiêu chuẩn quy định cho nồng độ clo dư là 0,4 - 0,8 ppm (Quy chế hoạt động của các hồ bơi trên điạ bàn TPHCM, 2001), thì có 56/84 hồ (chiếm 66,7%) được kiểm tra đạt tiêu chuẩn về clo dư, 11/84 hồ (chiếm 13%) có lượng clo dư dưới 0,4 ppm và 17/84 hồ (20,2%) có lượng clo dư trên 0,8 ppm.

Về pH: theo tiêu chuẩn quy định cho pH tại các hồ bơi là 7,2 – 7,6 (Hướng dẫn tạm thời, 2007), có 40/84 hồ (47,6%) đạt chỉ tiêu pH, 11/84 hồ (chiếm 13%) có pH dưới 7,2 và 33/84 hồ (chiếm 39,3%) có pH trên 7,6.

Về vi sinh: dựa theo tiêu chuẩn E.Coli trong nước sinh hoạt (TCVN 5502:2003) là 0 con/mL thì khơng có hồ nào nhiễm vi sinh trong thời điểm khảo sát.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)